Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đô thị sinh thái - xu hướng ứng phó với biến đổi khí hậu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.7 KB, 3 trang )

Đô thị sinh thái - xu hướng ứng phó với biến đổi
khí hậu
Quy hoạch kém - biến đổi khí hậu càng nghiêm trọng
Hệ thống đô thị Việt Nam tập trung ở vùng ven biển và các vùng đồng bằng, luôn
đứng trước nguy cơ của bão, lũ lụt và nước biển dâng. Trong khi đó, các đô thị
miền núi và trung du cũng thường chịu nhiểu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất,
cháy rừng và hạn hán. Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt trên mọi
miền đất nước.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng, nước biển dâng, lượng mưa
tăng giảm một cách tiêu cực, từ đó tác động lên cơ sở hạ tầng, đời sống người dân.
Thực tế cho thấy, nếu quy hoạch đô thị kém thì các tác động này ngày càng
nghiêm trọng.
Có thể lấy tình trạng ngập úng tái diễn thường xuyên nhiều năm qua ở TP. Hồ Chí
Minh làm một minh chứng.
Thực tế, trong những năm gần đây TP.HCM đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình xây
dựng cho hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường, số điểm ngập do mưa đã
giảm. Tuy nhiên, ngập còn tái diễn là bởi quá trình đô thị hóa không hợp lý, quản
lý đô thị còn hạn chế.
phía Nam thành phố là nơi có nền đất yếu và thấp nhưng lại được đầu tư mạnh mẽ,
phát triển tự phát tại hai bên sông Sài Gòn về phía thượng lưu khiến cho hàng
nghìn héc ta diện tích chứa nước bị biến mất, phần lớn ruộng vùng ven đô biến
thành đô thị… Cùng với đó là sự biến mất của 47 con kênh (16,4ha), 7,4ha hồ
Bình Tiên (một trong những hồ chứa nước quan trọng nhất của khu vực) cũng
khiến cho thành phố bị ngập lụt khi triều cường lên hoặc khi mưa nhiều hay do lũ
từ lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn trực tiếp đổ về.
Trong vòng 8 năm (2002 - 2009), hệ thống chứa nước của hồ, ao và vùng ngập
nước trong TP đã giảm gần 10 lần. Từ năm 1989 - 2006, hệ thống bê tông hóa tăng
từ hơn 6 nghìn ha lên 24.500ha (305,5%). Việc bê tông hóa này không chỉ làm cho
giảm khả năng thấm, giảm lượng nước ngầm và gây lún cho đô thị mà còn tạo nên
sự đảo nhiệt khiến cho số lượng và quy mô những cơn mưa tăng lên. Trong khi đó,
hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa và diện tích cây xanh tại các


công viên nội đô giảm gần 50%…
Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, để có thể giảm thiểu
các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các thảm họa thiên
nhiên khác, các đô thị Việt Nam đứng trước thách thức phải có những giải pháp
quyết liệt để nâng cao khả năng thích ứng, dự báo trước những kịch bản biến đổi
khí hậu, ứng phó với các tác động cấp bách trước mắt cũng như tiềm ẩn lâu dài.
Việc tập trung nghiên cứu, đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo các
mục tiêu phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
Phát triển đô thị ít cacbon - lựa chọn không hối tiếc
Theo chuyên gia của Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc, phát triển đô thị ít
cacbon là một lựa chọn không hối tiếc trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
TS.KTS Lê Thị Bích Thuận - Chủ tịch hội KTS, Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị
và nông thôn đưa ra là chọn lối kiến trúc dân gian Việt Nam với ao hồ, cây xanh
để xây nhà ở đô thị.
Theo KTS Thuận, nhà ở phải đón gió mát vào mùa hè và tránh gió rét về mùa
đông, do đó nhà phải quay mặt về hướng Nam hay Đông Nam. Bên cạnh đó, cách
bố trí không gian sân vườn hợp lý, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên sẽ làm ngôi
nhà dịu mát, chủ nhân cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu.
"Từ những kinh nghiệm tổ chức nhà sân vườn này, tổ tiên người Việt đã áp dụng
vào ngôi nhà ống phố cổ và ngày nay đã được các nhà quy hoạch, thiết kế vận
dụng sáng tạo trong nhà ở có giếng trời, góp phần nâng cao tiện nghi sống cũng
như tiết kiệm trong sử dụng năng lượng cho người dân đô thị", KTS Lê Thị Bích
Thuận nói.
Tuy nhiên trong điều kiện đất chất người đông, việc lựa chọn hướng nhà hay thêm
diện tích cho ao hồ, cây xanh khó có điều kiện triển khai rộng rãi. Một đô thị xanh
còn cần tính tới chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng năng
lượng tái tạo, xây dựng các kế hoạch hành động vừa giảm thiểu rủi ro khí hậu vừa
hạn chế giảm phát thải như mô hình hành lang thoát lũ đồng thời là đường dành
cho xe đạp đã được thực hiện trên thế giới.
Một trong những vấn đề xã hội cần giải quyết ở đô thị đó là hỗ trợ cộng đồng

người nhập cư và người nghèo để tăng khả năng phục hồi khi biến đổi khí hậu

×