Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

nhung dieu can tranh khi de nghi tang luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.69 KB, 4 trang )

Những điều cần tránh khi đề nghị tăng lương
Đề nghị tăng lương là một vấn đề nhạy cảm. Nó đòi hỏi bạn phải thật khéo léo và biết
cách thuyết phục vì chỉ cần một sai sót nhỏ, bạn không chỉ thất bại mà còn có thể gặp
trục trặc trong mối quan hệ với những người khác.
Để không rơi vào tình huống đó, bạn nên tránh một số sai lầm sau khi đề nghị tăng lương:
1. Không biết mức lương của những người ở vị trí tương đương
Một nguyên tắc chung trong công việc là không được hỏi hay tiết lộ trực tiếp mức lương vì đó
là bí mật của mỗi nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể biết được
mức lương của đồng nghiệp. Có nhiều nguồn khác nhau để bạn tham khảo như trên Internet,
người quen…
Nếu không tìm hiểu trước mức lương của những người ở vị trí tương đương, bạn khó có thể
thành công khi thương lượng lương với sếp.

2. Thực hiện một "cuộc tấn công" bất ngờ
Đột ngột lao tới phòng sếp và yêu cầu tăng lương trong khi anh/cô ấy đang thưởng thức một
tách cà phê buổi sáng hay tập trung làm việc sẽ khiến sếp khó chịu. Hãy nhớ không bao giờ


được làm phiền sếp một cách bất ngờ vì những vấn đề cá nhân.
Bạn nên đề nghị một cuộc hẹn trước với sếp trong khoảng 30 phút để thuyết phục anh/cô ấy về
lợi ích của bạn.
3. Khăng khăng rằng bạn xứng đáng được tăng lương
Những lý do như bạn đã làm việc cho công ty vài năm hay vừa đạt được thành công đầu
tiên… vẫn chưa đủ sức thuyết phục sếp ký quyết định tăng lương cho bạn. Bạn chỉ xứng đáng
khi đã mang lại một số thành công nhất định cho công ty hoặc do điều kiện khách quan thay
đổi, giá cả sinh hoạt tăng cao...
4. Hạ thấp đồng nghiệp để tự nâng cao giá trị bản thân
Bạn kể cho sếp nghe những chuyện không hay về đồng nghiệp nhằm thuyết phục rằng chỉ một
người "không điều tiếng" như bạn xứng đáng được tăng lương. Đừng hành động nông nổi như
vậy bởi sếp có thể coi bạn là một kẻ buôn chuyện.
Hơn thế, mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt khi những câu


chuyện của bạn được chứng tỏ là không đúng sự thật.
5. Cầu xin sự thương hại của sếp
Dù cần tiền đến mức nào, bạn cũng không nên đánh mất lòng tự trọng của mình, bởi sếp và
đồng nghiệp có thể coi thường bạn. Có nhiều cách khác để kiếm thêm tiền thay vì phải qụy lụy,
cầu xin sự thương hại của người khác.
6. Bạn "đánh tiếng" rằng có nhiều công ty khác đang muốn tuyển bạn
Nếu bạn cư xử như vậy, sếp có thể đánh giá bạn là người kiêu căng, không trung thành, chưa
kể là bạn sẽ lâm vào tình thế "dở khóc dở cười" nếu sau đó bạn không được tăng lương và
cũng không chuyển đến công ty khác.
7. Quên đi những lợi ích khác
Sếp có thể không muốn tăng lương do tình hình tài chính khó khăn nhưng bạn vẫn có nhiều sự
lựa chọn khác như thương lượng thời gian làm việc linh hoạt hơn, kỳ nghỉ dài hơn hoặc các
khoản trợ cấp…
8. Đừng hy vọng sếp sẽ đồng ý ngay khi bạn đề nghị
Thường thì ban đầu sếp sẽ từ chối đề nghị của bạn. Hãy nói với ông ấy bạn vẫn thấy thoải mái
với câu trả lời “không” và bạn muốn ông ta cũng thấy thoải mái khi từ chối đề nghị của bạn.
Điều này sẽ làm ông ta thấy dễ chịu và không khí không bị căng thẳng.
9. Tránh bị cảm xúc chi phối


Hãy để tâm trí bạn thanh thản. Không mong đợi, hy vọng hay sợ hãi gì cả. Sự mất tự chủ sẽ
phá hỏng kế hoạch của bạn. Hãy tự nhủ có được tăng lương hay không bạn vẫn sống tốt, điều
này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn.
10. Đừng bắt đầu khi chưa chuẩn bị kỹ
Hãy nghiên cứu xem những người cùng vị trí như bạn được trả bao nhiêu. Tìm xem trở ngại
nào cản đường bạn. Có phải công ty bạn đang làm vừa mới sa thải nhân viên? Có phải công ty
đang áp dụng cách quản lý mới chưa thực tế lắm? Những chuyện này có thể khiến sếp chú ý
đến đề nghị của bạn. Nói rõ từng vấn đề thật rành mạch và hỏi sếp cách giải quyết.
11. Tránh gây ấn tượng với sếp
Thay vào đó, hãy làm cho ông ấy hoàn toàn thấy dễ chịu, thậm chí cả một chút tự cao. Đừng

bao giờ gây ấn tượng bằng cách ăn mặc, khoe khoang khoác lác hay tự phụ.
12. Không nên diễn thuyết
Hãy nói càng ngắn gọn càng tốt. Hỏi sếp nhiều câu hỏi để bạn có thể thấy quan điểm, thái độ,
những vấn đề, mối quan tâm, nhu cầu và mục tiêu của ông ấy.
13. Đừng hỏi những câu hỏi trả lời có hay không
Hãy làm cho sếp để lọt tin tức ra bằng cách bắt đầu những câu hỏi bằng: ai, cái gì, khi nào, ở
đâu, bằng cách nào, tại sao.
14. Đừng nghĩ đến kết quả
Không nghĩ đến kết quả, không hy vọng vào kết quả hay kế hoạch để được tăng lương. Chỉ
cần tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát: cách cư xử của bạn trong suốt cuộc thương
lượng.
15. Đừng nghĩ rằng mục tiêu của bạn là kiếm được nhiều tiền hơn
Nhiệm vụ và mục đích của bạn trong cuộc nói chuyện là làm thoả mãn những mục tiêu và nhu
cầu của sếp trong công việc. Mọi quyết định của bạn trong quá trình thương lượng nên tập
trung vào việc để sếp thấy rõ cho bạn tăng lương hay thăng chức cũng có lợi cho mục tiêu
công việc của ông ấy.
16. Không nên bày tỏ sự bất mãn với lương và vị trí hiện nay của bạn
Thay vào đó hãy coi mình là cách giải quyết. Đừng e ngại đưa ra những dẫn chứng về các thử
thách bạn đã đối đầu và cách bạn đã chiến thắng. Nên phân tích và thảo luận những nhiệm vụ
đặc biệt làm hài lòng sếp. Đưa càng nhiều dẫn chứng càng tốt.
17. Tránh đưa tối hậu thư


Hãy tiếp tục thương lượng, đừng nghĩ đến nhu cầu nào cả. Đừng bao giờ đe dọa hay đặt ra cho
sếp sự lựa chọn nếu không thỏa hiệp được thì sẽ bỏ việc. Hãy nói bằng giọng bình tĩnh và
chậm rãi. Nêu ra những vấn đề một cách rõ ràng và đừng ngại ngần khi đề nghị những gì bạn
cần để giải quyết những vấn đề đó. Bạn càng tỏ ra tinh tế và nhạy bén về những lo lắng của
sếp bao nhiêu càng tốt.




×