Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu hệ thống truyền hình di động DVB-H

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... iv
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H .... 1
1.1. Truyền hình di động. ....................................................................................... 1
1.2. Tổng quan về hệ thống truyền hình di động DVB-H. ..................................... 1
Chương 2. KIẾN TRÚC VÀ CÁC LỚP LIÊN KẾT CỦA HỆ THỐNG DVB-H ..... 4
2.1. Kiến trúc của DVB-H...................................................................................... 4
2.1.1. Kiến trúc hệ thống.................................................................................... 4
2.1.2. Kiến trúc phân lớp. .................................................................................. 5
2.2. Các lớp liên kết của DVB-H. .......................................................................... 6
2.2.1. Lớp liên kết dữ liệu. ................................................................................. 6
2.2.2. Lớp liên kết vật lý. ................................................................................... 9
Chương 3. CÁC MẠNG TRUYỀN DẪN DVB-H .................................................. 15
3.1. Hệ thống DVB-H sử dụng IP datacasting. .................................................... 15
3.2. Bộ mã hóa cho truyền hình di động. ............................................................. 15
3.3. Các cấu hình mạng DVB-H. ......................................................................... 16
3.3.1. Mạng dùng chung DVB-H (dùng chung bộ ghép MPEG-2). ................ 16
3.3.2. Mạng phân cấp DVB-H (chia sẻ mạng DVB-T theo phân cấp). ........... 17
3.3.3. Mạng chuyên dụng (dành riêng) DVB-H. ............................................. 18
3.4. Các mạng máy phát DVB-H. ........................................................................ 19
3.4.1. Ô phủ vùng DVB-H. .............................................................................. 19
3.4.2. Mạng đơn tần số SFN. ........................................................................... 19
3.4.3. Mạng đa tần số SFN............................................................................... 19
3.5. Thiết bị đầu cuối DVB-H. ............................................................................. 19
Chương 4. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ DVB-H.............................. 21
1.1. Trên thế giới. ................................................................................................. 21
4.2. Tại Việt Nam. ................................................................................................ 21
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 25


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
COFDM

Coded Orthogonal Frequency Division Multiplex

DVB-H

Digital Video Broadcasting-Handheld

DVB-T

Digital Video Broadcasting-Terrestrial

H.264/AVC

Standard H.264 (MPEG-4) for Advanced Video Coding

HDTV

High-definition Television

IPDC

Internet Protocol Datacasting


ISDB-T

Integrated Services Digital Broadcasting - Terrestrial

MPE-FEC

Multiprotocol Encapsulation – Forward Error Correction

OFDM

Orthogonal Frequency Division Multiplex

PDA

Personal Digital Assistance

QAM

Quadrature Amplitude Modulation

QPSK

Quadrature Phase Shift Keying

SFN

Single Frequency Network

TPS


Transmission Parameter Signalling

ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hệ thống DVB-H ........................................................................................ 4
Hình 2.2. Chồng ngăn xếp giao thức DVB-H ............................................................ 5
Hình 2.3. Truyền các dịch vụ song song trong DVB-T ............................................. 6
Hình 2.4. Cách truyền các dịch vụ DVB-H trong time slicing .................................. 7
Hình 2.5. Cắt lát thời gian cho mỗi dịch vụ DVB-H .................................................. 7
Hình 2.6. Sơ lược cấu trúc khung MPE-FEC ............................................................. 9
Hình 2.7. Vị trí các loại sóng mang trong 1 symbol OFDM .................................... 10

Hình 3.1 Hệ thống IPDC điển hình .......................................................................... 15
Hình 3.2. DVB-H chia sẻ bộ ghép kênh với DVB-T ............................................... 16
Hình 3.3. Hệ thống truyền dẫn Mobile TV sử dụng DVB-H ................................... 17
Hình 3.4. Mạng DVB-H dành riêng ......................................................................... 18
Hình 3.5. Sơ đồ khối máy thu ................................................................................... 20

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thông số các chế độ phát trong OFDM ................................................... 10
Bảng 2.2. Cách hoán vị bit trong mode 4K .............................................................. 12
Bảng 2.3. Bảng định dạng các bit TPS ..................................................................... 13
Bảng 2.4. Hai bít của TPS DVB-T được sử dụng cho báo hiệu DVB-H ................. 14

iii



MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của nhân loại thì trong lĩnh vực truyền hình cũng
có những bước phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong cuộc sống hiện nay, truyền hình có vai trò to lớn trong đời sống con
người từ việc truyền tin tức thời sự mới nhất trong ngày, quảng bá các thông tin về
kinh tế, chính trị, khoa học giáo dục, văn hoá xã hội, thông tin dich vụ cho mọi tầng
lớp nhân dân trong xã hội và đặc biệt là đối với nghành Công an chúng ta truyền hình
có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, phổ biến các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước. Để đáp ứng các nhu cầu đó của con người thì hiện
nay với sự hội tụ về công nghệ, truyền hình đang trở thành chủ đề nghiên cứu của
nhiều nhà khai thác trên thế giới và đặc biệt là dịch vụ truyền hình di động. Dịch vụ
truyền hình di động là một dịch vụ hội tụ giữa truyền hình và di động, dịch vụ này
mở ra nhiều cơ hội lợi nhuận mới cho các nhà khai thác quảng bá, khai thác di
động,các nhà khai thác nội dung và cả những nhà kinh doanh thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, một số nhà khai thác đang thử nghiệm và đưa vào sử dụng vài
dịch vụ truyền hình di động như công nghệ truyền hình di động T-DMB hay dịch vụ
truyền hình di động số bằng công nghệ DBV-H...
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt công nghệ là vấn đề cần
thiết nên nhóm đã thực hiện báo cáo chuyên đề “Truyền hình di động sử dụng công
nghệ DVB-H”
Để hiểu rõ hơn về công nghệ truyền hình theo chuẩn DVB-H, trong khuôn khổ
báo cáo nhóm chúng em xin được giới dịch vụ truyền hình theo chuẩn DVB-H theo
các nội dung:
- Tổng quan về hệ thống truyền hình di động DVB-H.
- Kiến trúc và các lớp liên kết của hệ thống DVB-H.
- Các mạng truyền dẫn DVB-H.
- Tình hình triển khai công nghệ DVB-H trên thế giới và t ại Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, dù đã phát huy hết sức tinh thần tự học, tự nghiên
cưu, tuy nhiên trình độ kiến thức của các thành viên trong nhóm còn hạn hẹp, vì vậy
báo cáo này chắc chắn còn có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các

thầy cô trong Khoa Điện tử - Viễn thông để báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

iv


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H
1.1. Truyền hình di động.
Truyền hình di động là truyền các chương trình truyền hình hoặc video cho
một loạt thiết bị vô tuyến từ các máy điện thoại di động có khả năng truyền hình di
động tới các PDA (Personal Digital Assistant: Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) và
các thiết bị đa phương tiện vô tuyến.
Truyền hình di động là một công nghệ được thiết kế đặc biệt để phù hợp với
thế giới di động - thế giới với băng thông và nguồn cung cấp bị giới hạn, các màn
hình nhỏ và ngoài ra còn thêm vào các tính chất mới như tương tác qua mạng tế bào.
Ưu điểm của truyền hình di động là kích thước màn hình nhỏ, số lượng điểm ảnh cần
thiết được giảm xuống bằng một phần tư so với truyền hình có độ nét chuẩn.
Truyền hình di động được thiết kế để các máy điện thoại tế bào nhận được, về
cơ bản các máy điện thoại này có hệ điều hành riêng và các gói phần mềm ứng dụng.
Các công nghệ cung cấp dịch vụ truyền hình di động:
- Truyền hình di động sử dụng nền tảng mạng di động 3G.
- Truyền hình di động sử dụng các mạng truyền hình quảng bá mặt đất:
+ DVB-H và T-DMB.
+ ISDB-T (dùng ở Nhật Bản).
+ MediaFLO (sử dụng ở Mỹ và Canada).
- Truyền hình di động sử dụng phát thanh vệ tinh.
- Truyền hình di động sử dụng các công nghệ khác như WiMAX hay
WiBro.
1.2. Tổng quan về hệ thống truyền hình di động DVB-H.
DVB-H (Digital Video Broadcasting for Handheld) là tiêu chuẩn công nghệ

truyền hình kĩ thuật số cho các thiết bị cầm tay được ra đời tại châu Âu vào năm 2002
dựa trên tiêu chuẩn quốc tế DVB. Công nghệ này cho phép truyền tải đồng thời nhiều
chương trình truyền hình, phát thanh hay dữ liệu dạng IP khác nhau tới những thiết
bị cầm tay di động như điện thoại di động, PDA…
Được công bố trong chuẩn EN 302 304 của ETSI vào tháng 11/2004, đây là
các đặc điểm kĩ thuật lớp vật lí được thiết kế cho phép chuyển giao dữ liệu đóng gói
dạng IP qua các mạng trên mặt đất 1 cách hiệu quả.

1


Tiêu chuẩn DVB-H được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn truyền hình kĩ thuật số
mặt đất DVB-T, hay thực chất là chuẩn DVB-T đã được thêm vào một số chức năng
cần thiết để đảm bảo thu tín hiệu tốt trong môi trường di động.
Do công nghệ DVB-H được xây dựng dựa trên chuẩn truyền hình số mặt đất
DVB-T nên đặc điểm kỹ thuật của DVB-H giống như của DVB-T. Trong khi DVBT được sản xuất chủ yếu để tiếp sóng qua anten, mạng DVB-H lại được thiết kế cho
các thiết bị cầm tay tiếp nhận sóng ngay cả khi ở trong nhà. So với chuẩn DVB-T,
DVB-H chủ yếu nhắm vào thiết bị thu, nhằm giảm năng lượng tiêu thụ ở đầu thu, giải
điều chế ở đầu thu cũng như gia tăng cường độ của tín hiệu truyền bằng cơ chế sửa
lỗi trước (forward error correction) trong môi trường di động.
Đặc điểm của DVB-H là chất lượng hình ảnh và âm thanh sẽ không bị ảnh
hưởng bởi địa hình, hay khi di chuyển với tốc độ cao.
Công nghệ DBV-H sử dụng IP Multicast tại lớp mạng là do một địa chỉ
Multicast cho phép phân phối dữ liệu tới một tập hợp các host đã được cấu hình như
những thành viên của một nhóm Multicast trong các mạng con phân tán khác nhau.
Đây là phương pháp truyền dẫn đa điểm, trong đó chỉ các host có nhu cầu nhận dữ
liệu mới tham gia vào nhóm. Điều này hạn chế tối đa sự lãng phí băng thông trên
mạng, hơn nữa còn nhờ cơ chế gửi gói dữ liệu Multicast mà băng thông được tiết
kiệm triệt để. Ưu điểm vượt trội khi sử dụng phương thức truyền Multicast là :
- Tiết kiệm băng thông và tài nguyên mạng một cách hiệu quả.

- Giảm gánh nặng xử lý cho các server.
- Dịch vụ dễ dàng được mở rộng khi số lượng máy thu tăng lên.
- Người sử dụng có thể thoái mái xem các kênh theo yêu cầu cùng một lúc với
tốc độ cao.
- Phân phối thông tin đến mọi nơi một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H sẽ mang đến cho người dùng
nhiều tiện ích lớn nhờ những tính năng ưu việt mà hệ thống hỗ trợ:
- Là một chuẩn mở với nhiều hỗ trợ và giải pháp từ hơn 60 nhà sản xuất.
- Tiêu thụ công suất thấp với một thông lượng dữ liệu cao, một dịch vụ DVBH có thể chuyển giao 20-40 kênh hoặc nhiều hơn (phụ thuộc vào tốc độ bit), lên tới
11 Mbps trong 1 bộ ghép kênh DVB-H. Khả năng tiết kiệm năng lượng một cách tối
đa cho thiết bị cầm tay, đây là một yêu cầu cấp thiết của dịch vụ truyền hình di động

2


do thiết bị này sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là dựa vào pin sẵn có trong thiết
bị.
- Việc xem truyền hình với chuẩn DVB-H không phụ thuộc vào tài nguyên
mạng điện thoại di động. Đây là chuẩn được nghiên cứu, phát triển dựa trên chuẩn
DVB-T (truyền hình số mặt đất). Những nước đã có mạng DVB-T sẵn sẽ nâng cấp
để cung cấp dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H rất dễ dàng. Nguyên lí
hoạt động là tín hiệu truyền hình được phát đi quảng bá từ anten truyền hình với bán
kính phủ sóng lên tới hàng chục km.
- Tất cả máy thu tích hợp bộ thu truyền hình nằm trong vùng phủ sóng đều có
thể thu được tín hiệu, giải mã và hiển thị trên màn hình. Do vậy, sẽ không hạn chế số
người xem đồng thời, miễn là họ nằm trong vùng phủ sóng.
- Truyền hình theo cách này cũng không cần phải có tần số riêng. Kênh thông
tin trên công nghệ truyền hình 3G có tính chất hai chiều nhưng là kênh truyền dữ liệu
được trạm thu phát gốc BTS cấp cho thuê bao. Như vậy mỗi thuê bao sẽ chiếm 1 phần
tài nguyên thông tin của trạm BTS khi họ sử dụng dịch vụ, vì vậy sẽ hạn chế số người

dùng cùng lúc. Khi lượng người dùng lớn, để có thể phục vụ tốt cho người sử dụng
dịch vụ, bắt buộc nhà khai thác mạng phải nâng cấp hệ thống dẫn đến chi phí đầu tư
sẽ tăng, cũng đồng nghĩa với chi phí dịch vụ cao. DVB-H thì không cần tăng chi phí
đầu tư khi tăng số lượng người dùng nên chi phí dịch vụ sẽ rẻ hơn.
- Chất lượng dịch vụ ổn định, không bị trễ hình hoặc không xem được chương
trình khi mạng nghẽn.
- Khả năng di chuyển với tốc độ rất cao (có thể di chuyển với tốc độ lên tới
trên 200 km/h). Do vậy, người dùng có thể sử dụng dịch vụ truyền hình di động (xem
các chương trình truyền hình, thực hiện các chức năng tương tác trực tiếp…) trên
thiết bị của mình ngay cả khi ngồi trên các phương tiện giao thông như ôtô, tàu hỏa,
xe buýt… mà chất lượng không hề bị suy giảm.
- Sử dụng công nghệ nén tiên tiến: truyền hình di động theo tiêu chuẩn DVBH sử dụng công nghệ nén H.264/AVC, vừa giúp tiết kiệm băng thông mà vừa giữ
được chất lượng hình ảnh, âm thanh tương đương với chuẩn truyền hình độ phân giải
cao HDTV.
- Do người dùng thường sử dụng dịch vụ trong môi trường di động hoặc các
khu đô thị nên công nghệ DVB-H đã hỗ trợ khả năng chống lỗi và sửa lỗi ở nhiều cấp
độ khác nhau giúp cho tín hiệu đến người dùng hầu như không xảy ra lỗi hoặc nếu có
thì tỷ lệ lỗi là rất thấp.

3


Chương 2. KIẾN TRÚC VÀ CÁC LỚP LIÊN KẾT CỦA HỆ THỐNG DVB-H
2.1. Kiến trúc của DVB-H.
2.1.1. Kiến trúc hệ thống.
Do công nghệ DVB-H được xây dựng dựa trên nền tảng của công nghệ
DVB-T nên để phù hợp yêu cầu thu sóng truyền hình di động, hệ thống DVB-H
được trang bị thêm 1 số thành phần chức năng khác so với DVB-T như: cắt lát thời
gian (time-slice), đóng gói đa giao thức và sửa lỗi hướng tới (MPE-FEC), điều chế
COFDM sóng mang kiểu 4k và báo hiệu DVB-TPS.

a) Phía phát

b) Phía thu

Hình 2.1. Hệ thống DVB-H
Mô hình này thể hiện sự lắp ghép xen giữa hệ thống DVB-T và DVB-H.
Bên máy phát: Đầu tiên, nội dung các chương trình TV hoặc các dịch vụ khác
được đưa vào để đóng gói theo chuẩn nén tiên tiến mới H.264/AVC. Sau đó các gói
tin này tiếp tục được đóng gói thêm các tính năng mới để có thể truyền trên môi
trường mạng và cuối cùng là định dạng IP được đưa ra khỏi khối này. Các gói IP này
sau đó sẽ được đưa vào bộ đóng gói IP của DVB-H, tại đây các gói IP tiếp tục được

4


đóng gói lại theo sự đóng gói đa giao thức MPE và có thêm phần sửa lỗi FEC để có
thể sửa lỗi cho dữ liệu xảy ra trên đường truyền. Khung MPE-FEC tiếp đó sẽ được
đặt vào các khe thời gian khác nhau nhờ kĩ thuật cắt lát thời gian (time slice). Ngõ ra
bộ đóng gói IP sau khi ra khỏi phần time slice có thể đưa trực tiếp tới bộ điều chế
COFDM của DVB-H với các sóng mang 4K hoặc 8K (hay chính là bộ điều chế DVBT được thêm vào 1 số phần như DVB-H TPS và mode 4K) hoặc chúng có thể ghép
xen với những dịch vụ MPEG-2 khác của DVB-T rồi mới đưa ra bộ điều chế. Tín
hiệu sau đó được khuếch đại rồi đưa ra anten phát quảng bá.
Bên máy thu: tín hiệu sẽ được giải ra theo cách ngược lại.
2.1.2. Kiến trúc phân lớp.
DVB-H là một hệ thống truyền dẫn đa phương tiện cung cấp nhiều ứng dụng
và nhiều khuôn dạng file như: Truyền tải dòng âm thanh và video, truyền file, hướng
dẫn dịch vụ điện tử, dữ liệu HTML hoặc XML. Do đó tiêu chuẩn được thiết kế với
cấu trúc giao thức được phân lớp phù hợp để truyền tải các ứng dụng qua lớp IP
datacasting. Chồng ngăn xếp giao thức DVB-H gồm một số lớp được mô tả ở Hình
dưới.


Hình 2.2. Chồng ngăn xếp giao thức DVB-H
Lớp vật lý cung cấp truyền tải MPEG-2 và truyền dẫn nội dung dựa trên
COFDM, các đặc tả này được định nghĩa bởi tiêu chuẩn ETSI EN 302 304.

5


Lớp IP datacasting cho phép nội dung được phân phát ở dạng gói qua mạng
vật lý DVB-H. Lớp này sử dụng UDP/IP ở lớp mạng và MPE ở lớp liên kết dữ liệu.
Datacasting trong DVB-H được định nghĩa dựa trên IPv6. Điều này cung cấp tính
linh hoạt trong việc quản lý các ứng dụng và tương thích với các yêu cầu trong tương
lai của các ứng dụng IP.
2.2. Các lớp liên kết của DVB-H.
2.2.1. Lớp liên kết dữ liệu.
2.2.1.1. Cơ chế cắt lát thời gian Time-slicing.
Trong DVB-T, 1 số kênh truyền cũng được ghép với nhau (như 6-8 dịch vụ
trong 1 bộ ghép kênh 8 MHz). Tuy nhiên, ở mức ghép kênh, các gói của các kênh
khác nhau sẽ đi cùng nhau thành 1 dãy liên tục (hay nói cách khác là song song nhau).
Kết quả là ở tốc độ dữ liệu rất cao, máy thu mỗi kênh cần ở trạng thái tích cực trong
suốt thời gian các gói đến.

Hình 2.3. Truyền các dịch vụ song song trong DVB-T
Còn với DVB-H, bộ đóng gói IP giúp cho bộ ghép kênh có đủ dung lượng
chứa dữ liệu trong 1 khoảng thời gian giới hạn cho 1 kênh. Do đó, tất cả các gói trong
kênh đó đều đến thành 1 cụm, cụm sau nối tiếp cụm trước. Trong khi khe thời gian
này được chỉ định cho kênh truyền này thì sẽ không có gói nào đến từ các kênh khác.
Điều này cho phép máy thu (nếu chỉ có nhu cầu xem 1 kênh) chỉ vào trạng thái tích

6



cực khi các gói trên khe thời gian trong kênh truyền được nhóm lại với nhau (tức là
máy thu sẽ vào trạng thái tích cực trong suốt khe thời gian được chỉ định cho kênh
truyền này). Tại các thời điểm khác, máy thu (tuner) có thể tắt không thu nữa để tiết
kiệm nguồn. Và máy thu cần bật lên ngay trước khi khe thời gian kế tiếp của kênh
truyền được chỉ định tiếp theo.
Các cụm đi vào máy thu phải được đệm và đọc ra khỏi bộ đệm ở tốc độ dữ
liệu của dịch vụ. Nói 1 cách khác, trong time-slicing, dữ liệu của 1 dịch vụ đưa đến
thiết bị cầm tay được cắt ra thành từng đoạn theo thời gian (khoảng 200 ms), khi đó
thiết bị di động sẽ thu phần dịch vụ của mình trong khoảng thời gian đó rồi ngừng
không thu nữa và đợi đến hết 1 chu kì các dịch vụ (khoảng 4s) thì lại “bật” lên để thu
tiếp dịch vụ của mình.

Hình 2.4. Cách truyền các dịch vụ DVB-H trong time slicing
Như vậy máy thu được “tắt” trong những khoảng thời gian nào đó, còn máy
phát thì không, dẫn đến tiết kiệm năng lượng trong bộ thu có thể đến 90% hoặc cao
hơn. Tuy nhiên, người sử dụng sẽ không biết được hoạt động thu hoặc không thu do
các cụm dữ liệu đều được lưu trữ trong bộ nhớ máy thu và được lấy ra (play out) liên
tục.

Hình 2.5. Cắt lát thời gian cho mỗi dịch vụ DVB-H

7


Chú ý rằng trong thời gian máy thu ở trạng thái ngừng thu, máy phát quảng bá
vẫn hoạt động tích cực tại mọi thời điểm, gởi 1 loạt các cụm dữ liệu dạng time-sliced
của mỗi dịch vụ theo chuỗi. Và có thể đặt các dịch vụ được cắt lát thời gian (như
DVB-H) và không cắt lát thời gian (như DVB-T) vào cùng 1 bộ ghép kênh.

Để thông báo cho máy thu biết bắt đầu cụm kế tiếp, thời gian bắt đầu cho cụm
kế tiếp sẽ được mang trong cụm (giá trị t sẽ đề cập ở phần sau). Thời gian giữa các
cụm không dùng để truyền cho luồng đang sử dụng sẽ được dùng để truyền các luồng
khác trên vùng băng thông được cấp phát.
Lượng dữ liệu được gửi đi trong 1 cụm bằng với 1 khung MPE-FEC, có thể
là 1-5 Mb. Các segment dữ liệu khoảng 1-5s được chuyển giao trong 1 cụm đơn.
Nếu tốc độ dữ liệu của kênh truyền là 1 Mbps chẳng hạn thì máy thu cần bộ đệm 5
Mb dữ liệu cho 1 khoảng thời gian tắt không thu tín hiệu là 5s.
2.2.1.2. MPE-FEC.
Quá trình thu ở các thiết bị cầm tay rất khác với quá trình này ở các anten thu
sóng mặt đất cố định:
- Thứ nhất, tự bản thân anten rất nhỏ và có hệ số tăng ích thấp.
- Thứ hai, thiết bị cầm tay ở trong môi trường di dộng, tín hiệu thu được có thể
trải qua sự dao động mạnh về công suất thu.
Mặc dù lớp vật lý mạnh sử dụng truyền dần OFDM đã làm giảm fading chọn
lọc được giảm bớt ảnh hưởng và dù sử dụng các mạng đơn tần và các tín hiệu thu
được tăng cường từ tất cả các nguồn phản xạ và trực tiếp thì vẫn cần tới một quá trình
bảo vệ bổ sung dưới dạng chuẩn hoá lỗi chuyển tiếp.
Dữ liệu âm thanh và hình ảnh trong một môi trường DVB-H được phát đi bằng
quảng bá IP. Có nghĩa rằng dữ liệu được đóng gói với các tiêu đề IP và được phát
giống như nó được truyền qua qua Internet. Tuy vậy, môi trường vô tuyến không thân
thiện như Internet và phải chịu một tỷ lệ lỗi cao do sự thay đổi các mức tín hiệu, nhiễu
và các hiệu ứng truyền dẫn khác. Do đó dữ liệu cần được bảo vệ tốt.
Bảo vệ dữ liệu được thực hiện trong trường hợp DVB-H sử dụng công nghệ
sửa lỗi chuyển tiếp. Các bộ đóng gói IP thực hiện thêm các chức năng của MPE-FEC.
FEC được thực hiện ở mức liên kết (ví dụ trước khi dữ liệu được mã hoá). Cần biết
rằng DVB-H sử dụng lớp vật lý của DVB-T (có nghĩa điều chế COFDM). COFDM
rất vững chắc và cung cấp thu tốt ngay cả dưới điều kiện truyền dần đa đường. MPEFEC cung cấp mức độ bảo vệ xa hơn và trên cả COFDM.

8



Hình 2.6. Sơ lược cấu trúc khung MPE-FEC
Dữ liệu đến từ bộ mã hóa được đặt vào khung FEC, khung FEC sẵn sàng với
sử dụng mã RS(255.191). Khung bao gồm 1.024 hàng. Mỗi hàng có 191 cột (mỗi cột
là một byte) dữ liệu IP và 64 cột dữ liệu FEC từ các mẫu tương đương các byte. Như
vậy mỗi hàng đại diện cho 191 byte dữ liệu IP, dữ liệu này được chuyển đổi bổ sung
thành phần phần sửa lỗi chuyển tiếp thành 255byte. Nếu 1024 hàng được sử dụng
trong khung, thì một khung bao gồm 191kB dữ liệu IP và 255kB dữ liệu phát. Nó
cũng được biểu diễn như 1.528Mbit/s dữ liệu IP và 2.040Mbit/s dữ liệu phát.
Với một bộ mã hoá chạy ở tốc độ 384kbit/s (48kB/s),một khung FEC có thể
mang 3,97s dữ liệu, nó được phát như một chùm. Nó bao gồm khoảng 100 khung ở
tốc độ mã hoá 25khung/s. Việc sử dụng FEC làm giảm tỉ số tín hiệu trên nhiễu cần
thiết để thu tín hiệu với hệ số lên tới 7dB, đưa ra khả năng phục hồi đáng kể cho các
thiết bị cầm tay trong việc thu tín hiệu truyền dần DVB-H.
2.2.2. Lớp liên kết vật lý.
2.2.2.1. Chế độ phát 4K và các bộ chèn theo độ sâu.
a) Chế độ phát 4K.
Chế độ phát 4K được giới thiệu lần đầu tiên trong ISDB-T (Nakahara et al.,
1999) nhằm cung cấp thêm 1 sự cân bằng giữa kích thước các cell SFN và hiệu suất
thu di động, đem lại thêm 1 mức độ linh hoạt cho thiết kế mạng. Chế độ này chỉ có
trong các mạng DVB-H dùng riêng (máy phát số DVB-T chỉ có chế độ phát 2K và
8K).

9


Với chế độ 4K, các ưu điểm từ 2K và 8K vẫn được duy trì, vừa có thể dùng 1
mạng đơn tần vùng phủ sóng rộng vừa có thể đạt tốc độ đầu cuối đáng kể do cung
cấp hiệu suất cao hơn 8K nhưng vẫn duy trì khoảng bảo vệ đủ dài dùng trong các cell

SFN lớn để chống nhiễu. Chế độ 4K dùng 3409 sóng mang trong 1 symbol OFDM,
trong đó có 3024 sóng mang dữ liệu, 34 sóng mang tham số phát TPS và 351 các
pilot.
Bảng 2.1. Thông số các chế độ phát trong OFDM
Thông số OFDM

2K

4K

8K

Tổng số sóng mang

2048

4096

8192

Sóng mang trong 1 symbol

1705

3409

6817

Sóng mang dữ liệu


1512

3024

6048

Thời gian truyền 1 symbol OFDM
224
(μs)

448

896

Khoảng thời gian bảo vệ (μs)

7,14,28,56

14,28,56,112

28,56,112,224

Độ rộng sóng mang (kHz)

4.464

2.232

1.116


Khoảng cách truyền tối đa (km)

23

50

100

Hình 2.7. Vị trí các loại sóng mang trong 1 symbol OFDM

10


DVB-H chủ yếu là 1 hệ thống truyền dẫn cho phép thu thông tin quảng bá trên
các thiết bị di động cầm tay có anten đơn. Trong hệ thống DVB-T, mode truyền 2K
là để cung cấp hiệu suất thu di động tốt hơn mode 8K. Tuy nhiên, khoảng thời gian
của các symbol OFDM mode 2K ngắn và do đó, các khoảng thời gian bảo vệ rất ngắn.
Điều này làm cho mode 2K chỉ phù hợp với các SFN nhỏ, gây khó khăn cho việc
thiết kế mạng để xây dựng các mạng hiệu quả. Có thể thấy rằng 1 symbol OFDM 4K
có 1 khoảng thời gian dài hơn và vì vậy có 1 khoảng bảo vệ dài hơn 1 symbol OFDM
2K, cho phép xây dựng các mạng SFN vừa chống nhiễu ISI, dịch Doppler và nhiễu
giữa các sóng mang. Điều này mang lại cho việc thiết kế mạng 1 cách tối ưu mạng
SFN tốt hơn.
b) Bộ ghép xen theo độ sâu symbol (in-depth interleaver).
Kĩ thuật ghép xen là kĩ thuật trong đó các từ dữ liệu liên tiếp hoặc các gói dữ
liệu được trải dọc ra thành nhiều cụm dữ liệu truyền dẫn khác nhau. Bằng cách này,
nếu 1 cụm hay 1 nhóm truyền đi bị mất do nhiễu hoặc 1 số cụm khác bị rớt ra thì chỉ
1 tỷ lệ nhỏ dữ liệu trong mỗi từ mã cũ hoặc gói dữ liệu cũ bị mất và nó có thể được
tái tạo lại bằng bộ dò tìm lỗi và kĩ thuật sửa lỗi.
Chế độ ghép xen cơ bản dùng cho DVB-T và cũng có sẵn cho DVB-H là 1 bộ

ghép xen native, ghép xen các bit trong 1 symbol OFDM. Tuy nhiên, DVB-H cung
cấp thêm 1 bộ ghép xen theo độ sâu in-depth giúp ghép xen các bit trong 2 symbol
OFDM (cho mode 4K) và 4 symbol (cho mode 2K).
Dùng bộ ghép xen in-depth cho phép tăng hiệu suất chống nhiễu của mode 2K
và 4K và nó cũng cải thiện cường độ tín hiệu thu nhận trong truyền dẫn trong môi
trường di động.
Bộ ghép xen symbol in-depth chỉ dùng cho mode 2K và 4K. Tuy nhiên, khi
hoạt động thì dựa trên các khối của 6048 symbol dữ liệu (bất kể sử dụng mode nào).
Do đó, vector Y’= ( y'0 , y'1 , y'2 ,…, y'6047 ) lấy từ 48 nhóm 126 bit dữ liệu ở ngõ ra bộ
ghép xen bit.
Vector được ghép xen Y = ( y 0 , y1 , y 2 ,…, y N max 1 ) tính bởi:

y H ( q ) = y'q cho các vector được ghép xen chẵn với q = 0, …, Nmax 1

y q = y'H ( q ) cho các vector được ghép xen lẻ với q = 0, …, Nmax 1
Trong đó, N max = 6048 luôn dùng cho các bộ ghép xen in-depth (kể cả mode
2K và 4K).

11


Với mode 2K, các vector sau ghép xen sẽ được sắp xếp lên 4 symbol OFDM
liên tiếp. Các vector chẵn sẽ bắt đầu với symbol thứ 0, 8, 16, 24, … và các vector lẻ
sẽ bắt đầu với các symbol 4, 12, 20, 28,… trong mỗi đa khung.
Với mode 4K, các vector sau ghép xen sẽ được sắp xếp lên 2 symbol OFDM
liên tiếp. Các vector chẵn sẽ bắt đầu với symbol thứ 0, 4, 8, 12, … và các vector lẻ sẽ
bắt đầu với các symbol 2, 6, 10, 14,… trong mỗi đa khung.
*) Hàm hoán vị H(q)
H(q) là 1 hàm hoán vị ñược ñịnh nghĩa như sau: cho 1 từ mã nhị phân R'i có
( N r -1) bit, với N r = log 2 M max . Trong mode 4K, Mmax = 4096 và R'i nhận các giá

trị sau:
i = 0,1:

R'i [ N r -2, N r -3, …, 1, 0] = 0, 0, …, 0, 0

i = 2:

R'i [ N r -2, N r -3, …, 1, 0] = 0, 0, …, 0, 1

2mode 4K: R'i [10] = R'i1 [0] ⊕ R'i1 [2]}
Với mode 4K, một vector R i lấy từ vector R'i bằng cách hoán vị bit như trong
bảng sau:
Bảng 2.2. Cách hoán vị bit trong mode 4K
Vị trí bit R'i

10

9

8

7

6

5

4


3

2

1

0

Vị trí bit R i

7

10

5

8

1

2

4

9

0

3


6

2.2.2.2. Báo hiệu thông số bên phát TPS.
Các sóng mang TPS dùng cho mục đích báo hiệu các thông số liên quan đến
kiểu truyền dẫn, nghĩa là để mã hóa kênh và điều chế. TPS được truyền song song
trên 17 sóng mang TPS với chế độ 2K, trên 68 sóng mang với chế độ 8K và trên 34
sóng mang với chế độ 4K. Các sóng mang TPS chứa:
- Thông tin về việc điều chế gồm giá trị α của kiểu chòm sao QAM.
- Thông tin phân lớp
- Khoảng thời gian bảo vệ
- Tốc độ mã nội

12


- Mode truyền (2K, 4K hay 8K)
- Số thứ tự khung trong 1 đa khung
- Cell_id
TPS được định nghĩa thông qua 68 symbol OFDM liên tục làm thành 1 khung
OFDM, 4 khung OFDM liên tiếp tương ứng với 1 đa khung OFDM.
Chuỗi tham khảo tương ứng với các sóng mang TPS của symbol đầu tiên của
mỗi khung OFDM dùng để khởi tạo bộ điều chế TPS trên mỗi sóng mang TPS.
Mỗi symbol OFDM mang 1 bit TPS. Mỗi khối TPS (tương ứng với 1 khung
OFDM) gồm 68 bit chứa:
- 1 bit khởi tạo
- 16 bit đồng bộ
- 37 bit thông tin
- 14 bit dự phòng để bảo vệ chống lỗi
Với DVB-H, trong 37 bit thông tin thì dùng 33 bit, 4 bit còn lại sẽ được thiết
lập là 0.

Định dạng các bit TPS:
Bảng 2.3. Bảng định dạng các bit TPS
Số thứ tự bit

Mục đích/ Nội dung

s0

Bit khởi tạo

s1 - s16

Từ đồng bộ

s17 - s22

Chỉ thị chiều dài

s23 , s24

Số thứ tự khung

s25 , s26

Kiểu điều chế

s27 , s28 , s29

Thông tin phân cấp


s30 , s31 , s32

Tốc độ mã (CR) luồng HP

s33 , s34 , s35

Tốc độ mã (CR) luồng LP

s36 , s37

Khoảng bảo vệ

13


s38 , s39

Mode truyền dẫn

s40 - s47

Chỉ số cell (cell_id)

s48 , s49

Báo hiệu DVB-H

s50 - s53

Thiết lập là 0


s54 - s67

Bảo vệ chống lỗi

Hai bit S48 và S49 trong số 6 bit tự do của TPS DVB-T được sử dụng cho
báo hiệu DVB-H như bảng dưới dây:
Bảng 2.4. Hai bít của TPS DVB-T được sử dụng cho báo hiệu DVB-H

s 48

s 49

0

X

Time-Slicing không được sử dụng

1

X

Time-Slicing được sử dụng bằng DVB-H*

X

0

MPE-FEC không được sử dụng


X

1

MPE-FEC được sử dụng *

Báo hiệu DVB-H

Ký hiệu (*) có nghĩa là có ít nhất trong một dòng cơ sở.

14


Chương 3. CÁC MẠNG TRUYỀN DẪN DVB-H
3.1. Hệ thống DVB-H sử dụng IP datacasting.
Một hệ thống IPDC (IP Datacast) bao gồm các thành phần khác nhau của hệ
thống. Hệ thống dịch vụ được sử dụng để cung cấp các dòng IP khác nhau (ví dụ như
các dòng video) tới mạng. Các dòng IP này được phân phối qua mạng multicast
intranet tới các bộ đóng gói IP, đầu ra các bộ đóng gói này là các dòng truyền tải
DVB-H sử dụng kỹ thuật cắt lát thời gian và mã sửa lỗi MPE-FEC. Các dòng truyền
tải TS này sau đó được phân phối tới các máy phát DVB-T/H của mạng quảng bá. Hệ
thống IPDC có thể gồm các chức năng khác như tương tác với các mạng GPRS hay
UMTS.

Hình 3.1 Hệ thống IPDC điển hình
3.2. Bộ mã hóa cho truyền hình di động.
Video được mã hóa bằng bộ mã hóa MPEG-4/H.264, chuyển đổi sang phân
giải tiêu chuẩn CIF hay QCIF.
Thường thì bộ mã hóa thời gian thực được sử dụng cho các ứng dụng truyền

hình di dộng DVB-H là môi trường truyền dẫn có khả năng mã hóa QCIF hoặc độ
phân giải cao nhất thành MPEG-4 và cung cấp đầu ra ở dạng IP cho bộ đóng gói IP
tiếp theo. Một ví dụ là bộ mã hóa MPEG-4/DVEN 1000 từ các hệ thống băng rộng
duy nhất.

15


Bộ mã hóa MPEG-4/H.264 được sử dụng cho mã hóa theo thời gian thực và
phát quảng bá âm thanh và hình ảnh trực tiếp hay các tín hiệu âm thanh tương tự
thành luồng đã mã hóa MPEG-4/H.264. Bộ mã hóa có thể được dùng rộng rãi trong
các ứng dụng từ mã hóa file và tạo luồng nội dung ghi từ trước tới mã hóa theo thời
gian thực và phát quảng bá các nguồn video trực tiếp. Nó có thể phuc vụ thành luồng
đơn hướng/đa hướng, ghi thành tệp tin và tạo luồng các nội dung đã mã hóa trước.
Một vài ví dụ của các phương thức dựng cấu hình:
- Hai kênh, CIF, 30/25 khung/s, 340-500kbit/s.
- Hai kênh, 720 x 480, 30 khung/s, 2Mbit/s.
- Một kênh, 1280 x 720 HDTV, 20 khung/s, 2Mbit/s.
3.3. Các cấu hình mạng DVB-H.
Công nghệ DVB-H được thiết kế để dùng chung hạ tầng DVB-T có sẵn, hạ
tầng này đã được triển khai cho truyền hình số. Hơn nữa việc dùng chung mạng DVBT đã dẫn đến xem xét đặc biệt trong khung cơ sở các yêu cầu kỹ thuật.
3.3.1. Mạng dùng chung DVB-H (dùng chung bộ ghép MPEG-2).
Mạng DVB-H dùng chung là một mạng gồm các máy phát DVB-T phục vụ cả
các thiết bị đầu cuối DVB-H và thiết bị đầu cuối DVB-T. Mạng DVB-T hiện tại phải
được thiết kế đảm bảo sự thu được tín hiệu trong nhà, do đó DVB-T có thể cung cấp
cường độ tín hiệu đủ lớn cho các máy cầm tay di động trong một vùng phục vụ nào
đó. Sự thay đổi được yêu cầu ở máy phát chỉ là bổ sung các bit báo hiệu DVB-H và
các bit mô tả tế bào (Cell ID) vào thông tin TPS của máy phát.

Hình 3.2. DVB-H chia sẻ bộ ghép kênh với DVB-T


16


Trong mạng DVB-H dùng chung, các kênh Mobile TV sau khi được đóng gói
bởi bộ đóng gói IP (IPE) (MPE của dữ liệu IP, cắt lát thời gian và mã sửa lỗi MPEFEC được thực hiện) sẽ chia sẻ bộ ghép kênh DVB-T với các chương trình truyền
hình mặt đất khác. Các chương trình truyền hình mặt đất được mã hoá MPEG-2, trong
khi đó các chương trình truyền hình di động được mã hoá MPEG-4 và đưa tới bộ IPE.
Bộ ghép kênh sẽ kết hợp các chương trình này thành một dòng phát đơn và dòng tín
hiệu này được phát sau khi thực hiện điều chế.
3.3.2. Mạng phân cấp DVB-H (chia sẻ mạng DVB-T theo phân cấp).

Hình 3.3. Hệ thống truyền dẫn Mobile TV sử dụng DVB-H
Với DVB-H, các dịch vụ truyền hình và âm thanh được mã hoá bởi các bộ mã
hoá khác nhau. Các bộ mã hoá được kết nối qua một chuyển mạch IP tới bộ đóng gói
IP (IPE). IPE kết hợp tất cả các dịch vụ âm thanh và video cùng với phần mô tả dịch
vụ như hướng dẫn dịch vụ điện tử (EPG), các tín hiệu thông tin dịch vụ (SI) thành
các khung IP. IPE sau đó biến đổi các dòng IP thành dòng truyền tải DVB-H sử dụng
đóng gói đa giao thức (MPE), thực hiện kỹ thuật cắt lát thời gian và sử dụng mã sửa
lỗi MPE-FEC khi cần thiết. Đầu ra của IPE sau đó được điều chế bởi bộ điều chế
COFDM với các sóng mang 4K hoặc 8K. Tiêu chuẩn DVB-T cung cấp chế độ 2K và
8K khi điều chế COFDM. Ở mạng phân cấp, bộ điều chế được phân cấp với hai dòng
truyền tải DVB-H và DVB-T, đầu ra của bộ điều chế là giống nhau. Tín hiệu DVBT được điều chế như là dòng truyền tải có mức ưu tiên thấp và tín hiệu DVB-H được

17


điều chế như là dòng truyền tải có mức ưu tiên cao. Ở mức ưu tiên cao, các sơ đồ điều
chế có khả năng chống lỗi tốt hơn sẽ được sử dụng, ví dụ như QPSK; còn ở mức ưu
tiên thấp, sơ đồ điều chế như 16QAM sẽ được sử dụng.

3.3.3. Mạng chuyên dụng (dành riêng) DVB-H.
Mạng DVB-H dành riêng được thiết kế bởi các nhà khai thác mới chưa có cơ
sở hạ tầng mạng quảng bá số mặt đất.

Hình 3.4. Mạng DVB-H dành riêng
Mạng gồm một số vùng mạng đơn tần (SFN), mỗi vùng SFN được phân bổ
tần số riêng. Kích thước cực đại của một vùng SFN phụ thuộc vào kích thước FFT,
khoảng bảo vệ và tính chất địa lý của vùng trong mạng, bán kính điển hình có thể là
vài chục km. Mỗi vùng SFN có một số máy phát được đồng bộ-GPS được hỗ trợ bởi
một số bộ lặp để phủ sóng tới các khu vực nhỏ hơn. Bởi vì cường độ trường tín hiệu
yêu cầu trong mạng DVB-H là tương đối cao và công suất nhiễu tổng cộng được cho
phép bị giới hạn, vì vậy số lượng máy phát chính được đồng bộ nên nhiều và công
suất máy phát, độ cao anten nên thấp hơn so với ởmạng DVB-T truyền thống. Mạng
này được gọi là mạng SFN dày đặc. Chi phíthiết kế mạng DVB-H dành riêng sẽ cao
hơn so với việc chia sẻ với mạng DVB-T truyền thống, nhưng số dịch vụ trong một
bộ ghép kênh sẽ nhiều hơn khoảng 10 lần so với ở mạng DVB-T.

18


3.4. Các mạng máy phát DVB-H.
3.4.1. Ô phủ vùng DVB-H.
Một thị trấn nhỏ có thể được phủ sóng bằng một tế bào DVB-H gồm một máy
phát và 10-20 bộ lặp. Các bộ lặp được yêu cầu để phủ sóng các vùng bóng dâm do
địa hình địa lý. Một bộ lặp là một máy phát nhỏ với anten có độ tăng ích cao để thu
các tín hiệu từ máy phát chính. Số lượng bộ lặp trong một tế bào DVB-H được quyết
định bởi công suất của máy phát chính cũng như độ cao tháp anten.
3.4.2. Mạng đơn tần số SFN.
Các khu vực lớn như các thành phố có bán kính khoảng 50 km có thể được
phủ sóng bằng cách sử dụng một mạng đơn tần SFN. Mạng SFN gồm một số tế bào

DVB-H, mỗi tế bào có một máy phát và một số bộ lặp. Các máy phát thu tín hiệu ở
dạng dòng truyền tải MPEG-2 từ IPE. Ở mỗi máy phát, bộ điều chế COFDM đồng
bộ tín hiệu sử dụng tham chiếu thời gian GPS để tất cả máy phát phát tín hiệu được
đồng bộ thời gian mặc dù vị trí địa lý của chúng là khác nhau.
3.4.3. Mạng đa tần số SFN.
Khi kích thước vùng phủ sóng lớn (bán kính vài trăm km) thì việc phát nguồn
tín hiệu từ một IPE đơn lẻ trở nên không thực tế do các trễ thời gian trong việc phân
phát tín hiệu tới tất cả máy phát, nên ta phải phân phối tín hiệu sử dụng vệ tinh sao
cho để hàng trăm máy phát có thể được phủ sóng, bao gồm cả các khu vực ở xa.
3.5. Thiết bị đầu cuối DVB-H.
Thiết bị đầu cuối gồm 2 phần:
- Một bộ giải điều chế DVB-H (gồm khối điều chế DVB-T, mođun Time
Slicing, modul MPE-FEC).
- Một đầu cuối DVB-H.
Tín hiệu vào là tín hiệu DVB-T. Khối điều chế DVB-T thu lại các gói dòng
truyền tải MPEG-2, tín hiệu này cung cấp các mode truyền dẫn (2K, 8K và 4K) với
các tín hiệu mang thông số truyền dẫn –TPS tương ứng. Modul Time Slicing giúp tiết
kiệm công suất tiêu thụ và hỗ trợ việc chuyển giao mạng linh hoạt hơn. Modul MPEFEC cung cấp mã sửa lỗi tiến cho phép bộ thu có thể đương đầu với các điều kiện thu
đặc biệt khó khăn.

19


Hình 3.5. Sơ đồ khối máy thu

Tín hiệu ra khỏi giải điều chế DVB-H có dạng các gói của dòng truyền tải TS
hoặc các IP Datagrams (khi thu tín hiệu DVB-H). Đầu cuối DVB-H giải mã các IP
Datagrams, hiển thị nội dung của các chương trình DVB-H.

20



Chương 4. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ DVB-H
1.1. Trên thế giới.
Một số dự án thương mại DVB-H thí điểm đã được phát triển trên thế giới.
DVB-H thử nghiệm ở Châu Âu, Bắc Mỹ, đã thu được các kết quả khả quan.
Bắc Mỹ:
Nhà điều hành mạng Crown Castle phát triển DVB-H dùng kênh 5MHz, Band
L ở Pittsburgh, Mỹ. Việc chuẩn DVB-H được lựa chọn để cung cấp dịch vụ truyền
hình cho thiết bị di động cầm tay ở Mỹ (quốc gia dùng chuẩn ATSC) cho thấy khả
năng triển khai rộng của DVB-H.
Châu Âu:
Dự án BMCO (Broadcast Mobile Convergence) gần đây đã triển khai thí điểm
xong ở Berlin, Đức. Các công ty Nokia, Philips, Universal Studios Networks
Germany, và Vodafone đã thử nghiệm các dịch vụ DVB-H trên mạng truyền hình số
mặt đất. Thử nghiệm thu các dịch vụ DVB-H đã thành công vào 4/5/2004 với thiết bị
thu của Nokia model 7700. Philips cũng đã có sẵn một số model máy thu cho dịch vụ
này.
Ở Hà Lan, thử nghiệm DVB-H đã thành công với hỗ trợ của Nokia và nhà điều
hành mạng quảng bá Nozema Services. Trong thử nghiệm này, các chương trình
truyền hình được truyền với tốc độ 200kbit/s cho chất lượng hình ảnh tốt với những
màn hình nhỏ (đường chéo màn hình khoảng 10cm).
4.2. Tại Việt Nam.
Tại Việt Nam đã cung cấp các loại dịch vụ truyền hình di động như CMB và
tiến tới MBMS dựa trên mạng 3G tại Vinaphone, Mobifone và Viettel. Tháng 1/2007,
công ty VTC ra mắt dịch vụ truyền hình di động theo chuẩn DVB-H, vào thời điểm
đó VTC kỳ vọng phát triển được ít nhất 80.000 thuê bao trong năm đầu tiên, song sau
8 tháng mới chỉ có 5.000 thuê bao. So với truyền hình di động của mạng 3G là
VinaPhone, MobiFone và Viettel, dịch vụ truyền hình di động của VTC có cước thấp
hơn nhiều bởi sử dụng kênh vô tuyến riêng so với sử dụng kênh data của 3G-UTMS.

Tuy nhiên, các thiết bị điện thoại di động cần có hệ thống giải mã DVB-H mà khi đó
tại Việt Nam chỉ có 3 dòng điện thoại của Nokia có khả năng thực hiện là N77, N92
và N96 (chủng loại ít, giá cao) nên đã hạn chế sự phát triển của mạng so với các nước
trên thế giới như Hàn Quốc và Nhật Bản. Do vậy, sau hơn 2 năm cung cấp dịch vụ
truyền hình di động, ngày 3/2/2010, tổng công ty VTC chính thức khởi động lại dịch

21


×