Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 59 trang )

[Type text]
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................8
BẢNG PHỤ LỤC HÌNH ....................................................................................9
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI........................................................................9
1.1 Cơ sở pháp lý, xuất xứ của đề tài..........................................................................................................9
1.2 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................10
1.3. Đối tương, phạm vi và nội dung thực hiện.........................................................................................12
1.4. Phương pháp thực hiện......................................................................................................................14
1.5. Các kết quả đạt được.........................................................................................................................14
PHẦN II: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP TRUYỀN
THÔNG TÍCH HỢP.........................................................................................15
2.1 Tìm hiểu về công nghệ truyền thông tích hợp....................................................................................15
2.2 Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam trong việc triển khai giải pháp công nghệ truyền
thông tích hợp...........................................................................................................................................17
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai giải pháp công nghệ truyền thông tích hợp.....................17
2.2.2 Thực trạng Việt Nam trong triển khai giải pháp công nghệ truyền thông tích hợp.....................18
2.3 Phân tích và so sánh một số giải pháp truyền thông tích hợp phổ biến.............................................19
2.3.1 Giải pháp truyền thông tích hợp dựa trên giao thức SIP..............................................................19
2.3.2 Giải pháp truyền thông tích hợp dựa trên giao thức H.232..........................................................23
2.4 Nghiên cứu hệ thống tại Bộ Công Thương..........................................................................................24
2.4.1 Hệ thống máy tính chủ....................................................................................................................24
PHẦN III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ TRIỂN KHAI................................30
3.1 Đề xuất áp dụng công nghệ truyền thông tích hợp tại Bộ Công Thương, áp dụng phần mềm Office
Communicator Servers 2007.....................................................................................................................30
3.2 Phân tích, đánh giá và triển khai hệ ứng dụng hội nghị trên hệ thống tại Bộ Công Thương..............35
3.2.1 Sự đáp ứng về mặt ứng dụng:..........................................................................................................35
3.2.2 Sự đáp ứng về mặt phần cứng thiết bị:............................................................................................35
3.3 Đánh giá khả năng tích hợp với các ứng dụng khác đã có tại Bộ Công Thương.................................36
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 1


[Type text]
3.3.1 Khả năng tích hợp đối với Active Directory:.....................................................................................36
3.3.2 Khả năng tích hợp đối với Email Exchange:......................................................................................37
3.3.3 Khả năng tích hợp đối với hệ thống cơ sở dữ liệu SQL Server 2005:...............................................37
3.3.4 Khả năng tích hợp với hệ thống Hội nghị truyền hình Polycom: .....................................................38
3.3.5 Khả năng tích hợp với ứng dụng Live meeting:................................................................................38
3.3.6 Triển khai thực tế trên hệ thống mạng Bộ Công Thương:...............................................................39
3.4 Kiến nghị..............................................................................................................................................42
KẾT LUẬN........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................44
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 2
[Type text]
MỞ ĐẦU
Thế giới trong những năm gần đây đang chứng kiến những thành tựu rực rỡ
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, trong đó, công nghệ thông tin
(CNTT), một trong những ngành phát triển nhanh nhất và ngày càng có ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các nước. Cuộc cách mạng thông tin đã tác
động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và làm tăng
năng suất lao động. Cuộc cách mạng thông tin đã tạo ra sự chuyển biến về chất
của nền văn minh, xã hội loài người: chuyển biến từ một nền văn minh công
nghiệp tiên tiến sang nền văn minh thông tin và trí tuệ, từ nền kinh tế công
nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin, dẫn tới sự hình thành một tổng
thể kinh tế, xã hội thông tin toàn cầu. Dựa trên cơ sở hạ tầng về CNTT, các hệ
thống mạng ra đời và đã trở thành những công cụ đắc lực hỗ trợ việc thu thập,
xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.
Không nằm ngoài sự tác động của CNTT, nước ta sau hơn 20 năm đổi đã có
rất nhiều chuyển biến, Đảng và Chính Phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết,
Chỉ thị nhằm đẩy nhanh triển khai và ứng dụng CNTT. Kết quả là nước ta đã đạt
được khá nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Đến nay, hệ thống mạng máy tính
đã được xây dựng ở nhiều cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp. Đặc biệt là đã

xuất hiện khá nhiều mạng diện rộng, kết nối giữa các cơ quan với nhau nhằm
chia sẻ thông tin và điều hành tác nghiệp.
Dưới sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin trong nước cũng
như thế giới, việc áp dụng Công nghệ thông tin vào việc điều hành tác nghiệp,
quản lý công việc là hết sức cần thiết nhằm tiết kiệm tối đa công sức và chi phí
cho việc đi lại, việc tổ chức cuộc họp. Nổi bật lên trên tất cả hiện nay là công
nghệ truyền thông. Nói tới công nghệ truyền thông ở đây nhóm tác giá muốn đề
cập tới công nghệ truyền thông tích hợp hay còn gọi là công nghệ truyền thông
hợp nhất. Công nghệ truyền thông hợp nhất (Unified Communications) được
định nghĩa là một quá trình mà trong đó tất cả các phương tiện truyền thông, các
thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại chúng được tích hợp lại với nhau,
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 3
[Type text]
cho phép người sử dụng có thể liên lạc với bất cứ ai, khi họ ở bất cứ nơi đâu, và
theo thời gian thực. Mục tiêu của công nghệ truyền thông tích hợp là nhằm tối
ưu hóa các quy trình kinh doanh và thúc đẩy hoạt động giao tiếp của con người
bằng việc đơn giản hóa các tiến trình.
Như chúng ta đã biết, việc áp dụng công nghệ thông tin ứng dụng vào công
tác điều hành quản lý tại cơ quan nhà nước nói chung và Bộ Công Thương nói
riêng là hết sức cần thiết và hiệu quả. Một trong những ứng dụng công nghệ
thông tin áp dụng cho Bộ Công Thương được nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu
dưới đây là ứng dụng công nghệ truyền thông tích hợp vào trong công tác điều
hành của Bộ Công Thương. Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Tin học đã
triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và
đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương”. Đề tài được nghiên cứu
triển khai sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc quản lý công việc, điều hành tác
nghiệp cho các cán bộ công chức đang công tác và làm việc tại Bộ Công
Thương. Mục tiêu chính của đề tài trên nhóm tác giả muốn đạt được là nghiên
cứu tổng thể công nghệ truyền thông tích hợp trong đó có lựa chọn một công
nghệ truyền thông phù hợp, một số ứng dụng có tính thực tế cao để áp dụng vào

bộ phận người dùng tại Bộ Công Thương. Từ đó có thể nghiên cứu, đánh giá
tính hiệu quả để phát triển tiếp các ứng dụng còn lại trong công nghệ truyền
thông tích hợp trên phạm vi rộng Bộ Công Thương
Công nghệ truyền thông tích hợp là một công nghệ đã được phát triển mạnh
mẽ trên thế giới. Người sử dụng công nghệ này có thể sử dụng mọi tiện ích của
thế giới số hiện nay như gọi điện thoại, nhắn tin, chat, gửi email, quay và truyền
video thông qua mạng Lan hay mạng Internet.... Chính vì vậy, truyền thông tích
hợp mang lại rất nhiều thuận tiện cho người sử dụng như: tiết kiệm thời gian,
tiết kiệm chi phí đi lại cũng như mang lại nhiều lợi ích khác. Các công ty đầu
ngành về Công nghệ thông tin trên thế giới đã chọn hướng đi này là chủ đạo, ví
dụ như Skype, Yahoo, MSN, AOL, Microsoft... Các tập đoàn trên đã triển khai
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 4
[Type text]
ứng dụng cho toàn bộ nhân viên của mình sử dụng, và dần dần hoàn thiện phần
mềm của mình với đầy đủ các tính năng như:
- Khả năng hỗ trợ liên đoàn, đây là tính năng cho phép một đơn vị này có thể
kết nối chéo một cách an toàn với hệ thống Instant Message đơn vị của nó với hệ
thống của các đơn vị khác sử dụng cùng phần mềm hoặc với các phần mềm khác
được hỗ trợ.
- Truy cập Internet vào các hệ thống Instant Message của công ty từ nhà hay
từ xa mà không cần đến các kết nối VPN, tạo đường hầm thông qua giao thức
HTTP.
- Hỗ trợ cho thoại hội nghị và video, mở rộng thêm các chức năng của Voi
over IP. Qua đó, người sử dụng có thể làm việc thông qua tường lửa mà không
cần đến mạng riêng ảo.
- Hệ thống có thể kết nối đến các hệ thống truyền thông khác qua việc đăng
ký sử dụng hỗ trợ liên đoàn. Nhờ đó người sử dụng có thể trao đổi trạng thái
hiện diện và Instant Message với các hệ thống khác mà vẫn duy trì được sự nhận
dạng, bảo mật và tính năng lưu trữ riêng của công ty.
Ở Việt Nam, việc áp dụng truyền thông tích hợp đã bước đầu được triển

khai và mang lại rất nhiều thuận tiện cho người dùng. Đã có nhiều công ty đầu
ngành về Công nghệ thông tin ở Việt Nam đã phát triển theo hướng truyền
thông tích hợp và đã mang lại nhiều hiệu quả: về năng suất lao động, về tiết
kiệm chi phí và công nghệ.
Do lượng đối tác và các thành viên lớn, có nhiều chi nhánh hoạt động phân
tán, do vậy, việc tổ chức các cuộc họp, các cuộc hội thảo giữa các chi nhánh là
hết sức cần thiết trong việc quản lý điều hành tác nghiệp của các công ty, Tổng
công ty, Tập đoàn...Một số mô hình thành công và điển hình ở Việt Nam hiện
nay là của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về quản lý các chi nhánh hoạt động điện
lực toàn quốc, Tổng công ty Xăng dầu miền Bắc Petrolimex với mô hình kết nối
với các tổ chức quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ truyền thông tích hợp.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 5
[Type text]
Cùng với sự phát triển của Đất nước thì Công nghệ Thông tin cũng phát triển
trở thành công cụ hỗ trợ trong quản lý điều hành. Sự phát triển Công nghệ
Thông tin trong các Bộ, Ngành kéo theo nhu cầu công nghệ mới. Và truyền
thông tích hợp là một trong những lĩnh vực mới mà các đơn vị Bộ, Ngành đang
chú ý và phát triển. Hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và doanh
nghiệp đang chú trọng rất nhiều về ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý
công việc, nó là một công cụ tiện lợi, hiệu quả và mang lại lợi ích về thời gian
cũng như quan trọng là tiếp cận được các nền văn minh của thế giới. Với việc
ứng dụng truyền thông tích hợp. Cụ thể là sử dụng các ứng dụng trong truyền
thông đa phương tiện, các dịch vụ tiện ích trong công việc như email,
messaging, và truyền hình đã được áp dụng tại rất nhiều cơ quan và doanh
nghiệp. Với các hệ thống thư điện tử cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh
nhất và hiệu quả, với việc sử dụng các tiện ích trao đổi trực tuyến, trao đổi qua
hình ảnh mà cụ thể là hội nghị truyền hình, đã phần nào đánh gía được sự phát
triển và ứng dụng hệ thống Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, Bộ ngành
trong nước.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu thập nhiều tài liệu, nghiên

cứu các giải pháp truyền thông tích hợp của các hãng nổi tiếng đồng thời triển
khai thử nghiệm một số giải pháp. Qua đó nhóm tác giả đã chọn giải pháp truyền
thông tích hợp Office Communicator Server 2007 của tập đoàn công nghệ thông
tin nổi tiếng thế giới Microsoft để cài đặt và áp dụng ứng dụng cho cán bộ công
chức tại trụ sở chính 54 Hai Bà Trưng. Trong quá trình nghiên cứu và triển khai
đề tài, nhóm tác giả đã gặp một số khó khăn về kinh nghiệm triển khai và ứng
dụng thực tế, nhưng do kế hoạch nghiên cứu được đặt ra rõ ràng và trong quá
trình làm việc nghiêm túc nên đến này đề tài nghiên cứu đã được thực hiện hoàn
chỉnh. Kết quả của quá trình nghiên cứu nhóm thực hiện đề tài đã triển khai
thành công phần mềm Office Communicator Server 2007 tại Trung tâm tích hợp
dữ liệu của Bộ. Toàn bộ kết quả thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tập hợp thành
một báo cáo ngắn gọn, xúc tích.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 6
[Type text]
Báo cáo gồm 3 phần, trong đó phần 1 tập trung vào giới thiệu tổng quan về sự
cần thiết phải nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối
tượng áp dụng và nội dung công việc. Phần 2 đi vào nghiên cứu các hệ thống
truyền thông tích hợp đang được áp dụng và hiện trạng của hệ thống máy tính
chủ của Bộ. Phần 3 giới thiệu về phần mềm Office Communicator Server 2007
của Microsoft, cách triển khai và các đề xuất, kiến nghị.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 7
[Type text]
CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Diễn giải
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 OCS Office Communications Server
3 VOIP Voice over IP
4 SIP Session Initiation Protocol
5 VPN Virtual Private Network
6 OSI Open Systems Interconnection

7 MCU Multipoint Control Unit
8 TTTHDL Trung tâm tích hợp dữ liệu
9 HD High-definition
10 TLS
Transport Layer Security
11 MTLS Mutual Transport Layer Security
12 AD Active Directory
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 8
[Type text]
BẢNG PHỤ LỤC HÌNH
STT Hình Diễn giải
1 Bảng 2.1 Phiên trao đổi message
2 Bảng 2.2 Đặc điểm các giao thức
3
Bảng 2.3
Hiện trạng các dịch vụ hệ thống trên
mạng của Bộ Công Thương
4 Bảng.2.4
Thông số hệ thống máy tính chủ tại trung
tâm tích hợp dữ liệu
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở pháp lý, xuất xứ của đề tài
Hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Công Thương hiện nay ứng dụng hầu
hết trên công nghệ nền tảng của Microsoft trong đó các ứng dụng đã được triển
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 9
[Type text]
khai phát huy tính hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý công việc. Có thể
liệt kê một số ứng dụng nổi bật là ứng dụng thư điện tử và ứng dụng trang thông
tin điều hành tác nghiệp của Bộ Công Thương.
Trong quá trình nghiên cứu các ứng dụng áp dụng cho Bộ Công Thương,

nhóm tác giả đã hướng tới một công nghệ sao cho có thể tích hợp với các công
nghệ hiện có tại Bộ Công Thương, có thể ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, tiết
kiệm chi phí về kinh tế và thời gian. Qua đó nhóm tác giả đã lựa chọn, đề xuất
công nghệ truyền thông tích hợp và cụ thể là công nghệ truyền thông tích hợp
của Microsft trong đó triển khai một số ứng dụng truyền thông tại Bộ Công
Thương.
Đề tài “ Nghiên cứu công nghệ truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp
áp dụng tại Bộ Công Thương” được thực hiện căn cứ theo Căn cứ Quyết định
số 6228/QĐ-BCT, ngày 10 tháng 12 năm 2009 về việc đặt hàng thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2010.
1.2 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài: ngày nay CNTT đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc
lực trong mọi công việc, đặc biệt trong quản lý nhà nước. Triển khai ứng dụng
CNTT đã mang lại hiệu quả cao và đặc biệt là tiết kiệm chi phí. Với sự phát
triển nhanh chóng của CNTT đặt ra một vấn đề là vấn đề là làm sao nắm bắt
được những công nghệ mới để nâng cao hiệu xuất công việc. Với người quản trị
hệ thống, một thách thức mới được đặt ra là phải làm chủ được những công nghệ
mới, áp dụng những công nghệ đó vào việc quản lý, điều hành tác nghiệp của
các cán bộ công chức Bộ Công Thương.
Hiện tại, việc điều hành tác nghiệp của hầu hết các cán bộ công chức Bộ
Công Thương đều có thể thực hiện thường xuyên qua hệ thống quản lý công
văn, điện thoại, thư thoại, email, fax. Đối với những việc quan trọng, cấp bách,
cần trực tiếp trao đổi, bàn bạc kịp thời công việc thì việc tổ chức cuộc họp là yêu
cầu bắt buộc. Tuy nhiên việc tổ chức các cuộc họp thường tốn kinh phí tổ chức
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 10
[Type text]
và thời gian đi lại… Nhằm hạn chế tối đa sự lãng phí trong việc tổ chức và thời
gian đi lại của các cán bộ công viên chức trong việc tham gia cuộc họp, trao đổi
công việc, việc nghiên cứu tìm giải pháp truyền thông tích hợp được đặt ra. câu
hỏi là làm sao tìm được một giải pháp, hay một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc

trao đổi công việc như đã đề cập ở trên.
Microsoft là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới về công nghệ thông
tin đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới áp dụng cho cơ quan
nhà nước. Mục tiêu hướng tới là giảm tối đa về thời gian và tiết kiệm chi phí,
mặt khác phải mang lại hiệu quả thực sự cho công tác điều hành quản lý công
việc. Trên cơ sở đó, hãng đã đưa ra bộ phần mềm truyền thông tích hợp Office
Communications Server 2007 (OCS 2007) và Office Communicator 2007 nhằm
hỗ trợ tối đa việc điều hành, tác nghiệp cho các tổ chức, các doanh nghiệp, đơn
vị.
Với Office Communicator 2007, người dùng có thể hiển thị trạng thái sẵn
sàng giao tiếp của mình tuỳ theo tầm quan trọng của đối tác, đồng nghiệp một
cách thuận tiện và dễ dàng. Đặc biệt, mức độ hiệu quả về nghiệp vụ và kết nối
trong một công ty, tổ chức được nâng cao nhờ sự dễ dàng và thuận tiện dù bằng
bất kỳ hình thức nào vốn đã quen thuộc với người dùng Microsoft Office như
lịch làm việc, tin nhắn (Instant Messaging), VoIP, hội nghị video và qua web.
Qua đó cần phải nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp OCS 2007 để triển
khai trên hệ thống máy chủ của Trung tâm tích hợp dữ liệu Bộ Công Thương.
Mục tiêu của đề tài: đề tài nghiên cứu đặt ra 3 mục tiêu chính:
1. Mục tiêu về nghiên cứu triển khai đề tài:
- Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp của Microsoft, áp dụng
phần mềm Office Communicator Servers 2007;
- Triển khai hệ ứng dụng hội nghị trên hệ thống tại Bộ Công Thương;
- Đánh giá khả năng tích hợp với các ứng dụng khác đã có tại Bộ Công
Thương;
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 11
[Type text]
- Lập báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
2. Mục tiêu về kinh tế - xã hội:
- Giải pháp công nghệ truyền thông tích hợp giúp các doanh nghiệp,
các tổ chức, các cơ quan chính phủ có thể trao đổi thông tin từ xa, tạo

thuận lợi trong công tác quản lý điều hành tại các doanh nghiệp, đồng
thời tiết kiệm được các chi phí đi lại, chi phí tổ chức cuộc họp…
- Thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các cán bộ, nhân viên trong cơ
quan, đẩy mạnh công tác điều hành tác nghiệp
3. Mục tiêu khoa học công nghệ:
- Đây là công nghệ được phát triển từ lâu trên thế giới, được áp dụng
rộng rãi ở nhiều nước, nhiều tập đoàn đa quốc gia và đã thu gặt được
thành công. Tuy nhiên chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là
một số cơ quan hành chính nhà nước.
- Từ trước đến nay, đã có một số các ứng dụng truyền thông được áp
dụng. Tuy nhiên chủ yếu là sử dụng các ứng dụng sẵn có, mang tính
cộng đồng, chưa đáp ứng được yêu cầu về việc bảo mật thông tin hoặc
tích hợp với hệ thống mạng của các cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, việc
triển khai công nghệ truyền thông tích hợp sẽ là một bước đi, tạo điều
kiện thuận lợi trong việc quản lý, điều hành tại các cơ quan, các tổ chức,
đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính phủ.
1.3. Đối tương, phạm vi và nội dung thực hiện
Đối tượng được nhóm tác giả nghiên cứu áp dụng trong đề tài là hệ thống
công nghệ thông tin của Bộ Công Thương trong đó đưa một số ứng dụng trong
công nghệ truyền thông tích hợp tới người dùng cơ quan Bộ.
Về phạm vi thực hiện: nhóm tác giả đề xuất nghiên cứu một số ứng dụng
sẵn có và có thể áp dụng ngay tại cơ quan Bộ Công Thương sao cho không thay
đổi quá nhiều hệ thống và thói quen người sử dụng tại cơ quan Bộ.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 12
[Type text]
Nội dung thực hiện: nhóm tác giả tập trung vào các nội dung dưới đây,
ngoài ra, nhóm tác giả cũng đưa ra các ứng dụng lõi trong công nghệ truyền
thông, nghiên cứu đề xuất tính khả thi, đánh giá tính hiệu quả việc triển khai các
ứng dụng lõi trong công nghệ truyền thông như Voip, hội nghị trực tuyến:
- Nghiên cứu kiến trúc, mô hình, công nghệ truyền thông tích hợp được

ứng dụng trong nước và trên thế giới.
- Nghiên cứu các hệ thống truyền thông tích hợp hiện có trên thế giới, áp
dụng phần mềm Office Communicator Servers 2007 của Microsoft.
- Đề xuất triển khai hệ ứng dụng hội nghị trên hệ thống tại Bộ Công
Thương
- Đánh giá khả năng tích hợp với các ứng dụng khác đã có tại Bộ Công
Thương.
Để đạt được những nội dung đã nêu ở trên, nhóm tác giả thực hiện những
phân đoạn cụ thể theo một trình tự nhất định được đặt ra từ trước sau:
• Đánh giá hệ thống hiện hành.
• Nghiên cứu, so sánh các phương pháp áp dụng cho hệ thống tại Bộ Công
Thương để từ đó đưa ra được phương án tối ưu nhất.
• Phân loại các máy chủ chức năng.
• Kiểm tra yêu cầu phần cứng.
• Cài đặt triển khai trên hệ thống máy chủ.
• Cài đặt ứng dụng tại một số máy trạm thí điểm, sử dụng thử nghiệm hệ
thống.
• Cài đặt ứng dụng cho toàn bộ máy trạm tại Bộ Công Thương. Đưa hệ
thống vào hoạt động.
• Kiểm tra và đưa ra quy trình giám sát và khắc phục sự cố.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 13
[Type text]
1.4. Phương pháp thực hiện
Để triển khai hệ thống truyền thông tích hợp thì nhóm thực hiện để tài phải
nắm bắt công nghệ và hiểu rõ hệ thống máy chủ tại cơ quan Bộ Công Thương.
Rà soát, đánh giá tình trạng hệ thống hiện tại, đồng thời phân loại rõ ràng các
chức năng của từng máy chủ. Thống kê chi tiết cấu hình phần cứng và các phần
mềm đang sử dụng trên từng máy chủ. Vẽ lại mô hình máy chủ một cách tổng
quan và đưa ra phương án cài đặt hệ thống truyền thông tích hợp cụ thể.
1.5. Các kết quả đạt được

Sau khi việc triển khai hệ thống truyền thông tích hợp được đưa vào sử
dụng, cần đạt được những kết quả như sau:
• Đối với hệ thống cài đặt máy chủ, các service cần hoạt động ổn định,
• Hệ thống Cơ sở dữ liệu
• Đối với ứng dụng tại máy trạm, các chức năng cơ bản như chat, chat
voice, hội thảo, họp trực tuyến, share desktop, control, … sử dụng được
tốt.
• Mở rộng bằng việc chat qua web, tích hợp với hệ thống hội nghị truyền
hình hiện có của Bộ Công Thương.
Kết quả cần đạt được: Xây dựng và đề xuất triển khai giải pháp hệ thống
truyền thông tích hợp ứng dụng trong nội bộ Bộ Công Thương.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 14
[Type text]
PHẦN II: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP
TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP
2.1 Tìm hiểu về công nghệ truyền thông tích hợp
Công nghệ Truyền thông Tích hợp hay còn gọi là Truyền thông Hợp nhất
(Unified Communications) được định nghĩa là một quá trình mà trong đó tất cả
các phương tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại
chúng được tích hợp lại với nhau, cho phép người sử dụng có thể liên lạc với bất
cứ ai, khi họ ở bất cứ nơi đâu, và theo thời gian thực.
Mục tiêu của công nghệ Truyền thông Hợp nhất là nhằm tối ưu hóa các
quy trình quản lý, điều hành công việc và thúc đẩy hoạt động giao tiếp của con
người bằng việc đơn giản hóa các tiến trình.
Sự ra đời của công nghệ truyền thông hợp nhất báo hiệu sự bắt đầu hội tụ
của hệ thống điện thoại VOIP, thư điện tử, tin nhắn, thông tin di động và các hội
nghị qua mạng vào cùng một nền tảng có khả năng chia sẻ thư mục và các công
cụ phát triển phổ biến. Công nghệ truyền thông hợp nhất cũng tận dụng tối đa
những nghi thức giao tiếp chuẩn như: SIP (Session Initiation Protocol) để định
tuyến thông tin đến đúng người sử dụng và đúng thiết bị.

Dựa vào những chuẩn mực truyền thông này, Microsoft hiện đang tung ra
một công nghệ thông tin liên lạc hợp nhất giúp tạo ra nền tảng cho các công việc
truyền thông lấy con người là trọng tâm trong khắp phạm vi làm việc và hệ
thống thiết bị. Kết quả là một phương thức tiếp cận đến truyền thông hợp nhất
như sau:
Mang tính cá nhân và trực giác: Một trong những mục tiêu quan trọng
nhất là truyền tải thông tin liền mạch, không ngắt quãng cho dù bạn đang ở đâu
và đang sử dụng thiết bị nào. Sự xuất hiện của công nghệ này, cho phép bạn có
thể liên lạc đến đúng đối tượng mà bạn cần ngay từ lần thử đầu tiên. Phần mềm
thông tin này có thể hiểu bạn thích giao tiếp như thế nào, giúp bạn có thể quản lí
người liên lạc với bạn bằng bất cứ thiết bị nào và tại bất kì thời điểm nào. Tiêu
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 15
[Type text]
chuẩn SIP và công nghệ quản lí cuộc gọi bằng phần mềm sẽ làm cho việc thông
tin liên lạc phong phú hơn và mang tính trực giác hơn, đồng thời nó cũng cung
cấp sự chuyển hóa liền mạch từ chế độ thông tin này đến chế độ thông tin tiếp
theo.
Tiện ích và tích hợp: Ngày nay, khi bạn liên lạc với một đồng nghiệp,
bạn có thể chuyển đổi từ ứng dụng mà bạn đang làm thành một quyển sổ ghi địa
chỉ hay một thiết bị (như một chiếc điện thoại), hoặc ứng dụng khác (ví dụ như
thư điện tử). Công nghệ thông tin liên lạc hợp nhất của Microsoft sẽ giúp bạn có
thể liên kết trực tiếp từ ứng dụng này, tại nơi mà bạn đang làm việc. Sự hợp nhất
với Microsoft Office biến Microsoft Outlook thành trung tâm cho tất cả các loại
thông tin và cung cấp truy cập liền mạch đến những công cụ hợp tác với nhau
như SharePoint. Bằng việc cung cấp một nền tảng dựa trên tiêu chí chuẩn mực,
Microsoft sẽ giúp hội tụ thông tin vào ứng dụng để tạo ra những giá trị lớn hơn,
thuận tiện cũng như mạnh mẽ hơn.
Tính linh động và độ tin cậy: Công nghệ truyền thông hợp nhất cho phép
các tổ chức củng cố hệ thống thông tin liên lạc của mình thành nền tảng tích hợp
để có thể sử dụng đặc tính riêng cho từng đối tượng cũng như cung cấp các thiết

bị phù hợp và hệ thống quản lí chung. Điều này cũng sẽ giúp bộ phận công nghệ
thông tin của công ty nâng cao khả năng giao tiếp và cộng tác, trong khi vẫn
giảm được tính phức tạp và chi phí cho công ty. Công nghệ thông tin hợp nhất
này được xây dựng trên một nền tảng tích hợp sẽ đảm bảo được độ an toàn và ổn
định cao, bên cạnh đó, nó cũng giúp các công ty hàng đầu đạt được nhiều thành
công nhất định. Ví dụ Ebay đã giảm được 70% chi phí cho việc sử dụng hộp thư
của nhân việc. Tại Nissan, công nghệ cộng tác cũng đã giúp cho công ty tiết
kiệm hơn 135 triệu đôla. Hay Siemens, đã hợp nhất thông tin của 130 bộ phận
kinh doanh vào một Thư mục.
Có rất nhiều các sản phẩm truyền thông hợp nhất được cho xuất xưởng để
đáp ứng các yêu cầu của người dùng. Ví dụ như hãng Microsoft đã cho ra hàng
loạt các ứng dụng như: Microsoft Office Communications Server 2007,
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 16
[Type text]
Microsoft Office Communicator 2007, Microsoft Office Live Meeting 2007,
Microsoft Communicator phones và Microsoft Office RoundTable, những sản
phẩm này cho phép các công ty tạo ra các hạ tầng cơ sở thích hợp để các công ty
có thể chuyển đổi phương thức quản lý của mình hiệu quả hơn.
2.2 Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam trong việc triển khai
giải pháp công nghệ truyền thông tích hợp
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai giải pháp công nghệ truyền thông
tích hợp
Công nghệ truyền thông tích hợp đã được phát triển mạnh mẽ trên thế
giới. Người sử dụng công nghệ này có thể dùng mọi tiện ích của thế giới số hiện
nay như gọi điện thoại, nhắn tin, chat, gửi email, quay và truyền video thông qua
mạng Lan hay mạng Internet.... Chính vì vậy, truyền thông tích hợp mang lại rất
nhiều thuận tiện cho người sử dụng như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đi
lại cũng như mang lại nhiều lợi ích khác. Các công ty đầu ngành về Công nghệ
thông tin trên thế giới đã chọn hướng đi này là chủ đạo, ví dụ như Skype,
Yahoo, MSN, AOL, Microsoft... Các tập đoàn trên đã triển khai ứng dụng cho

toàn bộ nhân viên của mình sử dụng, và dần dần hoàn thiện phần mềm của mình
với đầy đủ các tính năng như:
- Hỗ trợ liên đoàn, đây là tính năng cho phép một đơn vị này có thể kết nối chéo
một cách an toàn với hệ thống Instant Message các đơn vị khác sử dụng cùng
phần mềm hoặc các phần mềm khác nhau được hỗ trợ kết nối.
- Truy cập Internet vào các hệ thống Instant Message của công ty từ nhà hay từ
xa mà không cần đến các kết nối VPN, tạo đường hầm thông qua giao thức
HTTP.
- Hỗ trợ cho thoại hội nghị và video, mở rộng thêm các chức năng của VoIP để
có thể làm việc thông qua tường lửa mà không cần đến các mạng riêng ảo.
- Hệ thống có thể kết nối đến các hệ thống truyền thông khác qua việc đăng ký
sử dụng hỗ trợ liên đoàn. Nhờ đó người sử dụng có thể trao đổi trạng thái hiện
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 17
[Type text]
diện và Instant Message với các hệ thống khác mà vẫn duy trì được sự nhận
dạng, bảo mật và tính năng lưu trữ riêng của công ty.
2.2.2 Thực trạng Việt Nam trong triển khai giải pháp công nghệ truyền
thông tích hợp
Ở Việt Nam, việc áp dụng truyền thông tích hợp đã bước đầu được triển
khai và nó mang lại rất nhiều thuận tiện cho người dùng. Đã có nhiều công ty
đầu ngành về Công nghệ thông tin ở Việt Nam đã phát triển theo hướng truyền
thông tích hợp và đã mang lại nhiều hiệu quả: về năng suất lao động, về tiết
kiệm chi phí và công nghệ.
Do số lương đối tác và các thành viên lớn, có nhiều chi nhánh hoạt động
phân tán, do vậy, việc tổ chức các cuộc họp, các cuộc hội thảo giữa các chi
nhánh là hết sức cần thiết trong việc quản lý điều hành tác nghiệp của các công
ty, Tổng công ty, Tập đoàn...
Một số mô hình thành công và điển hình ở Việt Nam hiện nay là của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam về quản lý các chi nhánh hoạt động điện lực toàn quốc,
Tổng công ty Xăng dầu miền Bắc Petrolimex với mô hình kết nối với các tổ

chức quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ truyền thông tích hợp.
Cùng với sự phát triển của Đất nước thì Công nghệ Thông tin cũng phát triển trở
thành công cụ hỗ trợ trong quản lý điều hành. Sự phát triển Công nghệ Thông
tin trong các Bộ, Ngành kéo theo nhu cầu công nghệ mới. Và truyền thông tích
hợp là một trong những lĩnh vực mới mà các đơn vị Bộ, Ngành đang chú ý và
phát triển. Hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp đang
chú trọng rất nhiều về ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý công việc,
nó là một công cụ tiện lợi và hiệu quả, nó mang lại lợi ích về thời gian và quan
trọng là tiếp cận được các nền văn minh của thế giới. Với việc ứng dụng truyền
thông tích hợp mà cụ thể là sử dụng các ứng dụng trong truyền thông đa phương
tịên, các dịch vụ tiện ích trong công việc như email, messaging, và truyền hình
đã được áp dụng tại rất nhiều cơ quan và doanh nghiệp. Với các hệ thống thư
điện tử cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả, với việc sử
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 18
[Type text]
dụng các tiện ích trao đổi trực tuyến, trao đổi qua hình ảnh mà cụ thể là hội nghị
truyền hình, đã phần nào đánh giá được sự phát triển và ứng dụng hệ thống
Công nghệ Thông tin tại các doanh nghiệp, Bộ ngành trong nước.
Theo như nhóm tác giả nghiên cứu và khảo sát, hiện nay có một số đơn
vị, doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ truyền thông tích
hợp áp dụng vào trong quản lý, trao đổi công việc, điển hình như:
1. Trung tâm an ninh mạng Việt Nam
2. Công ty fpt
3. Microsoft Việt Nam...
Việc áp dụng công nghệ truyền thông tích hợp tại các đơn vị trên đã mạng
lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và tiết kiệm thời gian. Trong đó, các đơn vị có thể
tự phát triển công nghệ truyền thông của mình: Trung tâm an ninh mạng Việt
Nam và cũng có thể ứng dụng các công nghệ sẵn có: Microsoft Việt Nam. Các
đơn vị cũng có thể ứng dụng toàn bộ các tính năng trong công nghệ truyền thông
tích hợp hoặc ứng dụng một phần nào đó phù hợp với mô hình tổ chức, phù hợp

với tính chất công việc của đơn vị mình.
2.3 Phân tích và so sánh một số giải pháp truyền thông tích hợp phổ biến.
2.3.1 Giải pháp truyền thông tích hợp dựa trên giao thức SIP
Giao thức SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức điều khiển và
đã được chuẩn hóa bởi IETF. Nhiệm vụ của nó là thiết lập, hiệu chỉnh và xóa
các phiên làm việc giữa người dùng. Các phiên làm việc cũng có thể là hội nghị
đa phương tiên, Cuộc gọi điện thoại điểm-điểm,….SIP được sử dụng kết hợp
với các chuẩn giao thức IETF khác như là SAP, SDP và MGCP (MEGACO) để
cung cấp một lĩnh vực rộng hơn cho các dịch vụ VoIP. Cấu trúc của SIP tương
tự với cấu trúc của HTTP (giao thức client-server). Nó bao gồm các yêu cầu
được gởi đến từ người sử dụng SIP client đến SIP server. Server xử lý các yêu
cầu và đáp ứng đến client. Một thông điệp yêu cầu, cùng với các thông điệp đáp
ứng tạo nên sự thực thi SIP.
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 19
[Type text]
Kiến trúc của SIP: mô hình OSI 7 lớp thì SIP là một giao thức nằm ở cả 3
lớp trên cùng tức application/presentation/session.
Trong lập trình triển khai SIP thì người ta xem SIP thuộc cả 3 lớp trên để dễ lập
trình, dễ integration và dễ sử dụng trong các communication software.
Hệ thống SIP bao gồm 5 thành phần (thực thể). 5 loại thực thể chính ấy là:
- User Agent (UA) đóng vai trò của thiết bị đầu cuối trong báo hiệu SIP. UA
bao gồm hai loại User Agent Client (UAC) và User Agent Server (UAS). UAC
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 20
[Type text]
khởi tạo cuộc gọi và UAS trả lời cuộc gọi. Điều này cho phép thực hiện cuộc gọi
ngang hàng thông qua mô hình client-server.
- Redirect Server tiếp nhận yêu cầu từ UA, kiểm tra tên username của địa
chỉ cần gọi, tìm địa chỉ tương ứng với username ấy thông qua location server, rồi
gửi địa chỉ đó ngược về lại UA để UA thực hiện cuộc gọi.
- Location server: Nó cũng giống như chức năng của một DNS server:

chứa thông tin vị trí/địa chỉ của các UA trên mạng SIP. Đầu tiên thì UA báo vị trí
của nó về registrar server ( thường được tích hợp vào trong proxy server hay
redirect server), tiếp theo thì registrar server sẽ lưu thông tin này trên location
server.
- Proxy Server tiếp nhận các yêu cầu, quyết định nơi gửi đến và chuyển
chúng sang server kế tiếp (sử dụng nguyên tắc định tuyến next hop).
- Registrar server tiếp nhận đăng ký từ các UA để cập nhật thông tin về vị
trí của chúng.
Chức năng chính của SIP:
- Mời người dùng tham gia vào một phiên liên lạc (communication session
hay còn gọi là transaction). Để làm được điều đó, nó phải có khả năng biết
người dùng online/offline, biết khả năng của thiết bị của
ngườidùng(terminalcapacity);
Thiết lập phiên (chuyển tải thông tin liên quan đến phiên liên lạc -
sessiondescription);
- Quản lý phiên liên lạc;
- Thay đổi các đặc tính liên quan đến phiên liên lạc;
- Kết thúc phiên.
Đặc điểm ưu việt của SIP:
- Việc tạo lập phiên là out of band
- SIP đơn giản và rất giống với HTTP
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 21
[Type text]
- Địa chỉ SIP có dạng URL sip: …
- Support liên lạc với thời gian thực
Hạn chế của SIP
- Dựa trên địa chỉ IP: gặp vấn đề nếu mạng dùng NAT. Tuy nhiên có thể giải
quyết được nhờ vào cơ chế client-server như STUN, hoặc sử dụng SIP cùng với
Jabber.
- Bên cạnh SIP còn có H323 (cái này sắp biến mất để nhường chổ cho SIP), và

những giao thức riêng như trường hợp Skype.
- SIP gặp những hạn chế trong việc quản lý sự "presence" (online/offline) cũng
như IM. Cái này có thể khắc phục nếu dùng kèm với Jabber.
Còn dưới đây là những message trao đổi giữa A và B để thiết lập một phiên
Bảng 2.1 Phiên trao đổi message
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 22
[Type text]
2.3.2 Giải pháp truyền thông tích hợp dựa trên giao thức H.232
H.323 là chuẩn mở được ITU-T phát triển cho việc điều khiển cuộc gọi
ngang hàng, dựa trên cơ sở của H.320 và ISDN Q.931. H.323 là một cấu trúc
chặt chẽ, phức tạp và phù hợp với việc thực thi các đặc tính thoại truyền thống.
Tiêu chuẩn H.323 thiết kế cho truyền audio, video và dữ liệu qua mạng IP bao
gồm Internet. Tiêu chuẩn H.323 bao gồm báo hiệu và điều khiển cuộc gọi,
truyền và điều khiển đa phương tiện và điều khiển băng thông cho hội nghị điểm
– điểm và đa điểm. Tiêu chuẩn H.323 bao gồm các giao thức được liệt kê như
sau:
Đặc điểm Giao thức
Báo hệu cuộc gọi(call signaling) H.225
Điều khiển phương tiện(Media control) H.245
Bộ codec âm thanh (audio codec) G.711,G722,G.723.1,
G728,G.729
Bộ codec video (video codec) H.261,H.263
Chia sẻ dữ liệu (data sharing) T.120
truyền tải phương tiện RTP/RTCP
Bảng 2.2 Đặc điểm các giao thức
Các thành phần cơ bản trong hệ thống H.323 bao gồm các đầu cuối, cổng
kết nối, thiết bị điều khiển cổng nối (gatekeeper) và khối điều khiển đa điểm
(MCU).
- Thiết bị đầu cuối cung cấp thông tin điểm điểm và đa điểm với các thiết bị
đầu cuối khác. Đầu cuối H.323 bao gồm các khối như điều khiển hệ thống,

khối truyền tải phương tiện, mã hoá audio và giao diện với mạng IP. Phần
thiết kế bị tùy chọn có thể là mã hoá video và thiết bị truyền dữ liệu;
- Thiết bị điều khiển cổng kết nối là tùy chọn, có thể sử dụng hoặc không.
Thiết bị điều khiển cổng nối cung cấp các dịch vụ trước khi diễn ra cuộc
gọi và dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối H.323. Tuy nhiên nếu
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 23
[Type text]
thiết bị điều khiển cổng nối có mặt trong mạng nó sẽ có nhiệm vụ: biên
dịch địa chỉ, điều khiển chấp nhận, điều khiển băng thông và quản lý vùng;
- Các chức năng tùy chọn của thiết bị điều khiển cổng nối bao gồm: báo
hiệu điều khiển cuộc gọi, xác thực cuộc gọi, quản lý băng thông, quản lý
cuộc gọi;
- Khối điều khiển đa điểm là điểm cuối (endpoint) hỗ trợ hội nghị ba thành
viên hoặc nhiều hơn. MCU điển hình bao gồm bộ điều khiển đa điểm (MC)
và một hoặc nhiều bộ xử lý đa điểm (MP). MC xử lý điều khiển và báo
hiệu để hỗ trợ hội nghị trong khi MP nhận dữ liệu audio, video và luồng dữ
liệu, xử lý và phân bố chúng đến các điểm cuối trong thành viên hội nghị
đa điểm;
- Bộ giao thức H.323 bao gồm nhiều giao thức. Bộ giao thức hỗ trợ chấp
nhận cuộc gọi, thiết lập trạng thái, giải phóng, luồng phương tiện và các
bản tin trong hệ thống H.323. Các giao thức được hỗ trợ cả cơ chế truyền
đưa ra gói tin cậy và không tin cậy qua mạng IP.
2.4 Nghiên cứu hệ thống tại Bộ Công Thương.
2.4.1 Hệ thống máy tính chủ
Hệ thống máy tính chủ thực chất là hệ thống bao gồm các máy chủ chức
năng được tích hợp với nhau. Mỗi máy tính chủ có thể đảm nhiệm một chức
năng riêng biệt hoặc có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Các máy
tính chủ hoạt động theo mô hình thống nhất và có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hệ thống máy tính chủ tại TTTHDL - Bộ Công Thương là một hệ thống
máy chủ tương đối nhiều chức năng. Các ứng dụng được triển khai trên hệ thống

tương đối đa dạng như hệ thống thư hệ thống thư tín điện tử, hệ thống kết nối
internet, hệ thống Website, hệ thống database, hệ thống quản lý công văn..... và
rất nhiều ứng dụng khác. Hiện tại, hệ thống máy chủ được phân thành một số
nhóm máy chủ chức năng sau :
• Nhóm máy chủ thư điện tử (E-Mail).
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 24
[Type text]
• Nhóm máy chủ Internet.
• Nhóm máy chủ cơ sở dữ liệu.
• Nhóm máy chủ tài nguyên mạng.
• Nhóm máy chủ trang thông tin điện tử (Website).
• Nhóm máy chủ bảo mật (Firewall, Virus).
• Nhóm máy chủ quản lý tài khoản người dùng và máy tính (Active
Directory).
Nghiên cứu hệ thống truyền thông tích hợp và đề xuất giải pháp áp dụng cho Bộ Công Thương Trang 25

×