Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản trị nguyên vật liệu của nhà máy tinh bột sắn Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.32 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHẠM BÁ SỸ

QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN DAKLAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHẠM BÁ SỸ

QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN DAKLAK
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG HỒNG TRÌNH

Đà Nẵng, năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

PHẠM BÁ SỸ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Ðối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2
5. Kết cấu của luận văn........................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu ............................................................................... 3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
NGUYÊN VẬT LIỆU ..................................................................................... 7
1.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU ............... 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu trong sản xuất.............. 7
1.1.2. Quản trị nguyên vật liệu ............................................................. 12
1.2. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU........................... 14
1.2.1. Lập kế hoạch nguyên vật liệu ..................................................... 14
1.2.2. Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận nguyên vật liệu ......................... 27
1.2.3. Sử dụng và thanh quyết toán nguyên vật liệu............................. 29
1.2.4. Quản lý tồn kho........................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT

LIỆU CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN DAKLAK ................................ 34
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN DAKLAK ................. 34
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy......................... 34
2.1.2. Chức năng của Nhà máy............................................................. 36
2.1.3. Nhiệm vụ của Nhà máy .............................................................. 36
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Nhà máy ......................................... 37
2.2. NGUỒN LỰC VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH ...................................... 38


2.2.1. Nguồn nhân lực của Nhà máy..................................................... 38
2.2.2. Kết quả kinh doanh của Nhà máy qua 03 năm 2012-2014......... 38
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy ......................................... 39
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ qua ba năm 2012 – 2013 - 2014 40
2.2.5. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của Nhà máy.................................................................................................... 41
2.2.6. Đặc điểm của nguyên liệu và việc đảm bảo nguyên liệu cho sản
xuất trong các Nhà máy ngành chế biến tinh bột sắn ..................................... 43
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA
NHÀ MÁY...................................................................................................... 45
2.3.1. Đặc điểm và phân loại NVL của Nhà máy tinh bộ sắn Daklak.. 45
2.3.2. Lập kế hoạch, xây dựng định mức và tổ chức mua nguyên vật
liệu ................................................................................................................... 45
2.3.3. Sử dụng, thanh quyết toán nguyên vật liệu ................................ 62
2.2.4. Quản lý tồn kho........................................................................... 71
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG............................................................................... 71
2.4.1. Thành công đạt được .................................................................. 71
2.4.2 Tồn tại yếu kém ........................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................... 73
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................................. 75

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................... 75
3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển cây sắn tại Đắk Lắk .......... 75
3.1.2. Dự báo thị trường tiêu thụ tinh bột sắn....................................... 76
3.1.3. Chiến lược, mục tiêu kinh doanh của Nhà máy.......................... 76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU.. 76
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Nhà máy .......................... 77


3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức vận chuyển, tiếp nhận nguyên vật
liệu. .................................................................................................................. 82
3.2.3. Hoàn thiện công tác cấp phát, sử dụng và thanh quyết toán ...... 83
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý tồn kho ........................................... 83
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỔ TRỢ .............................................................. 85
3.3.1. Đầu tư nâng công suất Nhà máy................................................. 85
3.3.2. Đầu tưphát triển vùng nguyên liệu ............................................ 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NVL

: Nguyên Vật liệu

CBNV

: Cán bộ nhân viên


CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

GTSX

: Giá trị sản xuất

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

SXKD


: Sản xuất kinh doanh

BKS

: Ban kiểm soát

DT

: Doanh thu

LN

: Lợi nhuận

TTNDN

: Thuế thu nhập doanh nghiệp

NLSX

: Năng lực sản xuất

CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

USD

: Đô la Mỹ


VNĐ

: Việt Nam đồng.

NDT

: Nhân dân tệ ( tiền Trung Quốc)

KTVT

: Kỹ thuật Vật Tư

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KH

: Kế hoạch

TSP

: Tấn sản phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng

Trang

2.1

Bảng cơ cấu lao động của Nhà máy

38

2.2

Tình hình tài chính Nhà máy năm 2012-2013-2014

39

2.3

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và kết quả kinh doanh

40

2.4

Định mức tiêu hao một số NVL trong 3 năm liền kề

48

2.5
2.6

2.7
2.8
2.9
2.10

Thực hiện định mức tiêu hao một số NVL trong 3 năm
liền kề
Kế hoạch cung ứng NVL vụ sx 2013-2014 cho 65,000
tấn tinh bột
Tình hình diện tích, sản lượng 2013-2014

48
50
54

Tình hình diện tích, sản lượng trong 3 năm 2012-20132014
Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua NVL và sản
lượng vụ 2014
Tình thực hiện định mức NVL vụ 2014

62
69


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

1.1

Dòng luân chuyển Nguyên vật liệu

12

1.2

Mô hình quản trị Nguyên vật liệu

14

2.1

Qui trình mua sắm NVL

52

2.2

Qui trình thu mua, thanh toán

59


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế cạnh tranh khốc liệt của các Nhà máy sản xuất tinh bột
sắn trong nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Nhà máy tinh bột sắn Daklak
cần phải tìm cho mình hướng đi sao cho phù hợp với xu thế của thị trường,
phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận và phát
triển hơn nữa trong tương lai.
Thực tế cho thấy rằng nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá
trình sản xuất: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, nguyên vật
liệu chiếm tới trên 75% giá thành sản phẩm, do đó nguồn nguyên vật liệu dù
thiếu hay thừa cũng đều gây tổn thất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Nhà máy.
Nếu thiếu nguyên liệu sẽ dẫn tới tình trạng đình trệ trong hoạt động
sản xuất từ đó gây thiệt hại cho Nhà máy do không khai thác hết nguồn lực,
máy móc thiết bị, nhân lực, Nhưng thừa nguồn nguyên nhiên liệu cũng phát
sinh các chi phí như chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí ứ đọng vốn,
hao hụt chất lượng. Như vậy việc xác định chính xác lượng nguyên vật liệu
cần thiết để tổ chức mua sắm là rất quan trọng đối với Nhà máy.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một
doanh nghiệp nào, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải được ưu
tiên hàng đầu. Do vậy cần có một kế hoạch đảm bảo nguồn nguyên vật liệu
cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, cung cấp đúng,
đủ số lượng, quy cách, chủng loại nguyên vật liệu... chỉ trên cơ sở đó mới
nâng cao được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mới có lãi
và doanh nghiệp mới có thể tồn tại được trên thương trường.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: "Quản trị Nguyên vật liệu


2

của Nhà máy tinh bột sắn Daklak”

2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp sản xuất.
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và công tác quản trị nguyên
vật liệu của Nhà máy tinh bột sắn Daklak trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng
nguyên vật liệu của Nhà máy tinh bột sắn Daklak.
3. Ðối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc quản trị nguyên
vật liệu Nhà máy tinh bột sắn Daklak. Khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các nhiệm vụ của quản trị nguyên vật liệu, tập trung là quản trị
nguyên vật liệu chính trong hệ thống sản xuất ra sản phẩm là tinh bột sắn.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung, đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan
đến việc quản trị nguyên vật liệu đầu vào là nguyên liệu củ sắn tươi.
- Về thời gian, giải pháp có liên quan được đề xuất trong đề tài chỉ có ý
nghĩa trong thời gian trước mắt. Sử dụng phân tích đánh giá các số liệu đã qua
03 năm là 2012, 2013, 2014.
- Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn
thiện tốt hơn công tác quản trị nguyên vật liệu của Nhà máy tinh bột sắn
Daklak.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này: Khảo sát, thống
kê, phân tích và dự báo. Sử dụng các mô hình hệ thống, kỹ thuật phân tích,
bên cạnh đó có tham khảo ý kiến của các chuyên gia để nghiên cứu.


3
Dựa trên lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu làm cơ sở nghiên cứu.

Nêu lên tầm quan trọng của cơ sở lý luận và đặc biệt là khả năng nắm bắt,
ứng dụng vào thực tiễn công tác quản trị sản xuất nói chung và quản trị
nguyên vật liệu nói riêng. Nhà máy thực hiện tốt công tác quản trị nguyên vât
liệu sẽ giảm được chi phí, giảm giá thành sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, tăng lợi nhuận của Nhà máy.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nguyên vật liệu
Chương 2:Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu của Nhà máy
tinh bột sắn Daklak.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguyên vật
liệu.

6. Tổng quan tài liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã sưu tầm và tìm đọc các tài
liệu từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.Từ đó, tiến hành đánh giá và sàng lọc
một số tài liệu phù hợp với mục đích sử dụng cho đề tài.
Tác giả đã tìm đọc các tài liệu liên quan đến quản trị nguyên vật liệu.
- Khái niệm nguyên vật liệu
- Đặc điểm chung của nguyên vật liệu
- Vai trò của nguyên vật liệu
- Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
- Một số luận văn đã bảo vệ các năm trước.
Về đề tài “Quản trị nguyên vật liệu của Nhà máy tinh bột sắn
Daklak”, từ trước đến nay chưa có học viên nào thực hiện nghiên cứu đề tài
này, để tiến hành viết luận văn mà chỉ có một số báo cáo thực tập tốt nghiệp
đề tài về công tác hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm, đây là một đề


4

tài mới tại Nhà máy, nhưng được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của giáo
viên hướng dẫn khoa học TS. Trương Hồng Trình Đại học kinh tế Đà nẵng,
tác giả đã chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Vì đề tài này chưa có nghiên cứu tại Nhà máy tinh bột sắn Daklak nên
để có cơ sở lý luận thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tham khảo các tài liệu,
giáo trình chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà cụ thể là các Giáo trình
Quản trị sản xuất giảng dạy tại Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng, trường Đại
học Đà Lạt, cùng một sách do Nhà Xuất bản Tài chính, Nhà xuất bản Giáo
dục phát hành, Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông, Quản trị
Marketing Định hướng giá trị - PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Xuân Lãn,
Th.S Võ Quang Trí, Th.S Đinh Thị Lệ Trâm, Th.S Phạm Ngọc Ái (2011) –
NXB Tài chính. Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng - Cao Hồng Đức (2010) Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, Quản lý chuỗi cung ứng – Th.S Nguyễn
Thị Kim Anh (2006) - Đại học Mở TP. HCM và một số tài liệu truy cập trên
mạng Internet.
Trong những tài liệu trên các tác giả đã nêu nội dung của công tác quản
trị sản xuất nói chung, quản trị vật liệu nói riêng, các phương pháp tính toán,
ví dụ cụ thể để so sánh và từ đó rút ra những ưu nhược điểm, đánh giá những
mạnh, điểm yếu của các phương pháp áp dụng, tìm ra những giải pháp tối ưu
nhằm hoàn thiện công tác Quản trị sản xuất, quản trị vật liệu tại doanh nghiệp.
Trong chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản quản trị nguyên vật liệu
Tác giả đã tham khảo và trích dẫn từ một số tài liệu, cụ thể nguồn:
- Từ sách giáo trình giảng dạy, chủ yếu tham khảo giáo trình từ
TrườngĐại học kinh tế Đà Nẵng do tập thể tác giả giảng viên của trường Đại
học kinh tế Đà Nẵng biên soạn dùng để giảng dạy, như Giáo trình Quản trị
sản xuất của Đại học kinh tế Đà Nẵng; Sách Quản trị sản xuất do TS. Nguyễn


5
Thanh Liêm (chủ biên), TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ThS. Nguyễn Hữu Hiền,Nhà
xuất bản Tài chính (2006); Sách Bài tập Quản trị sản xuất do TS.Nguyễn

Thanh Liêm (chủ biên), Nhà xuất bản Tài chính (2007); Tập bài giảng Giáo
trình Quản trị chuỗi cung ứng, Tập thể tác giả, Đại học kinh tế Đà Nẵng
(2011); Sách Quản trị Marketing Định hướng giá trị - PGS.TS Lê Thế Giới,
TS. Nguyễn Xuân Lãn, Th.S Võ Quang Trí, Th.S Đinh Thị Lệ Trâm, Th.S
Phạm Ngọc Ái (2011) - NXB Tài chính. Sách Công nghệ Quản trị kinh doanh
và Quản trị kinh doanh dịch vụ của Doanh nghiệp do GS.TS Ngô Đình Giao
(chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục (1997); Sách Quản trị sản xuất và tác
nghiệp do MBA. Nguyễn Văn Dung viết, Nhà xuất bản Tài chính (2009).Tinh
hoa quản trị chuỗi cung ứng do Cao Hồng Đức (2010) biên dịch – Nhà xuất
bản Tổng hợp TP. HCM, Quản lý chuỗi cung ứng - Th.S Nguyễn Thị Kim
Anh (2006) - Đại học Mở TP. HCM. Báo cáo Tài chính 2012, 2013, 2014
Nhà máy tinh bột sắn Daklak
- Tham khảo từ một số tài liệu nước ngoài:
Strategic OperationsManagement (Second Edition) của các tác giả
Steve Brown, Richard Lamming, John Bessant and Peter Jones do nhà xuất
bản Elsevier Butterworth Heinemann (2005); Operations Management, S.
Anil Kumar, N Suresh do nhà xuất bản New Age International (P) Limited,
Publishers (2005).- Tham khảo một số tài liệu khác trên Internet.
Ở chương 2.Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu của Nhà máy
tinh bột sắn Daklak.
Để trình bày về thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà
máy tinh bột sắn Daklak ở chương này, tác giả đã giả giới thiệu khái quát về
Nhà máy tinh bột sắn Daklak, nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguyên
vật Nhà máy tinh bột sắn Daklak; thống kê và phân tích số liệu trong Báo cáo
tài chính (từ năm 2012-2014), các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà


6
máy nói chung và phân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguyên vật
liệu của Nhà máy, từ đó đưa ra đánh giá nhận xét. Qua công tác quản trị

nguyên vật liệu tại Nhà máy nhất là khâu dự đoán, lập kế hoạch, hoạch định
nhu cầu nguyên vật liệu, mua sắm, cấp phát sử dụng, kiểm soát vật liệu và
quản trị tồn kho cũng như sự phối hợp, điều chỉnh các hoạt động trên, tác giả
sẽ phân tích đánh giá hiệu quả của công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà
máy để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị
nguyên vật liệu của Nhà máy tinh bột sắn Daklak.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguyên vật
liệu Nhà máy tinh bột sắn Daklak
Trên cơ sở lý luận về quản trị nguyên vật liệu ở Chương 1 và phân tích
đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu của Nhà máy tinh bột sắn
Daklak ở Chương 2, trong Chương 3, tác giả nêu ra một số giải pháp làm cơ
sở cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu của Nhà máy
tinh bột sắn Daklak
Tác giả đưa ra một số giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch.
- Tổ chức tốt công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
- Tổ chức tốt công tác mua sắm, quản trị tồn kho hiệu quả.
- Làm tốt công tác cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu.
- Kiểm soát tốt quản lý tồn kho.


7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu trong sản xuất
a. Khái niệm
Nguyên vật liệu (NVL) là đối tượng lao động đã được con người khai

thác hoặc sản xuất, thường được sử dụng trực tiếp để tạo nên sản phẩm, là
một bộ phận trọng yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó chỉ tham gia vào
một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ nguyên vật liệu được
chuyển hết vào chi phí kinh doanh.
NVL là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một
trong ba yếu tố cơ bản của quá trình, nó là một trong những thành phần chủ
yếu (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp cấu tạo
nên thực thể của sản phẩm.
b. Phân loại nguyên vật liệu
Phân loại nguyên vật liệu là sắp xếp nguyên vật liệu theo từng loại,
từng nhóm khác nhau căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại nhất định. Căn cứ vào
đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất
kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được
phân loại thành:
Phân loại NVL theo nội dung kinh tế và yêu cầu của quản trị doanh
nghiệp:
Nguyên vật liệu chính:
Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành
thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm sản
xuất của mỗi ngành khác nhau nguyên vật liệu chính có thể là sản phẩm đã


8
qua chế biến của ngành khác, hoặc tồn tại dưới dạng quặng thô, hoặc do lao
động của con người tạo ra... Như quặng sắt nguyên liệu chính của Nhà máy
luyện thép, thép là nguyên liệu của Nhà máy cơ khí; củ sắn tươi là nguyên
liệu chính của Nhà máy chế biến tinh bột sắn...
Nguyên vật liệu phụ :
Là những loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, khi tham
gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm

nhưng kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên
ngoài, tăng thêm chất lượng sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế
tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công
nghệ, kỹ thuật bảo quản, đóng gói .
Nhiên liệu :
Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh
diễn ra bình thường, như : xăng, dầu, chất đốt tự nhiên ...
- Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư dùng để thay thế sữa chữa
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ sản xuất ..
Vật liệu bao gói : Là những loại bao gói chứa đựng thành phẩm sau khi
sản xuất nhằm làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, và bảo quản sản phẩm
không bị ảnh bởi tác động của môi trường.
Phế liệu: Gồm những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hay
thanh lý tài sản có thể thu hồi lại một phần giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất,
như: bã sắn, vỏ lụa, cùi sắn...
Tác dụng của việc phân loại: để kiểm tra, theo dõi, xây dựng các kế
hoạch về NVL cho sản xuất và dự trữ được thuận tiện.
c. Đặc điểm NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh
Mỗi loại NVL cụ thể có những đặc tính tự nhiên rất khác nhau song đặc


9
điểm chung nhất là mọi loại nguyên vật liệu chỉ tham gia một lần vào quá
trình sản xuất sản phẩm (dịch vụ)... Toàn bộ giá trị của mọi loại NVL không
bị mất đi mà kết tinh vào giá trị sản phẩm (dịch vụ) được đưa vào sản xuất.
Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng NVL theo ý muốn của
con người. Ví dụ như củ sắn tươi được đưa vào dây chuyền sản xuất để trở
thành tinh bột. Nguyên vật liệu cũng có thể tiêu biến đi về mặt vật chất...
chẳng hạn như xăng đưa vào làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.

Nguyên vật liệu là một bộ phận của vốn kinh doanh, khi tham gia vào
quá trình sản xuất NVL chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào giá
trị sản xuất kinh doanh trong kỳ. Mặt khác, trong doanh nghiệp sản xuất chi
phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm.
Về mặt kỹ thuật, NVL là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau, phức tạp về tính chất lý hoá nên dễ bị tác động của thời tiết, khí
hậu và môi trường xung quanh.
Nguyên vật liệu là loại tài sản thường xuyên biến động nên doanh
nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua và dự trữ nguyên vật liệu.
Trong sản xuất sản phẩm tinh bột trên thế giới cũng như ở nước ta hiện
nay, nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm tinh bột là củ sắn tươi – nguyên
liệu thay thế chiếm rất ít và không phổ biến chỉ ở một vài quốc gia. Đặc điểm
của củ sắn tươi là nguyên liệu tươi nên sau khi thu hoạch đưa ngay vào sản
xuất . Nếu để củ sắn sau khi thu hoạch quá 72 giờ trở lên mà không đưa vào
chế biến thì hàm lượng tinh bột có trong sắn sẽ giảm thậm chí hư hỏng không
sử dụng được cho sản xuất. Trung bình sau khi thu hoạch, cứ mỗi ngày lượng
tinh bột trong sắn giảm đi 0,25%, cá biệt có giống giảm 0,51%. Như vậy sắn
thu hoạch xong nếu được chế biến ngay sẽ tận thu được hàm lượng bột trong
sắn, giảm chi phí NVL trên một tấn tinh bột, hiệu quả sản xuất inh bột tăng


10
lên. Mặt khác nguyên liệu sắn thường cồng kềnh và khối lượng tiêu hao
nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm tạo ra lớn hơn so với các sản phẩm chế
biến nông sản khác, bình quân để sản xuất ra một tấn tinh bột cần 3,4 tấn củ
sắn tươi nên so với các loại nguyên liệu khác như cà phê, điều, lúa..., chi phí
thu mua, vận chuyển NVL thường cao hơn.
Trong sản xuất tinh bột ngoài sản phẩm chính là tinh bột, phụ phẩm thu
được trong sản xuất còn là nguyên liệu cho các sản phẩm khác như:

+ Bã sắn : chiếm từ 25 – 30% trọng lượng củ sắn nguyên liệu. Bã sắn
được dùng làm nguyên liệu làm thức ăn gia súc.
+ Võ cùi: Chiếm 3 – 5% trọng lượng nguyên liệu sản xuất, được thu
gom làm phân bón cải tạo đất.
Việc quản lý tốt các phụ phẩm thu được trong sản xuất góp phần làm
giảm giá thành sản phẩm .
Trong sản xuất nông nghiệp, sắn là cây trồng mang tính thời vụ. Thời
gian bắt đầu vụ thường khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 7 năm sau. Thời
gian vào vụ sản xuất cũng là thời gian thu hoạch sắn cho nên Nhà máy phải
bố trí các giống sắn có thời gian thu hoạch khác nhau hay phân bổ trên các
vùng đầu tư có điều kiện thời tiết khác nhau, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong
quá trình sản xuất. Dựa vào đặc tính nông nghiệp và công nghiệp của cây sắn
Nhà máy lên kế hoạch đầu tư giống sắn theo đặc thù thổ nhưỡng khí hậu của
từng vùng để thu mua cho phù hợp với công suất của Nhà máy và tránh gây
thiệt hại cho nông dân. Như bố trí giống sắn có thời gian hoạch sớm thu mua
trước, đạt chữ bột sau thì thu mua sau.
d. Vai trò của nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất không thể thiếu nhân tố nguyên vật liệu vì
thiếu nó quá trình sản xuất sẽ không thể thực hiện được hoặc sản xuất bị gián
đoạn.


11
Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm, nếu NL kém chất lượng thì không thể có sản phẩm chất lượng tốt. Do
vậy cần có một kế hoạch đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản
xuất được diễn ra thường xuyên liên tục, cung cấp đúng, đủ số lượng, quy
cách, chủng loại nguyên vật liệu... chỉ trên cơ sở đó mới nâng cao được các
chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, sản xuất kinh doanh mới có lãi và doanh nghiệp mới
có thể tồn tại được trên thương trường.

NVL là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh do đó cung ứng
NVL kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. NVL là một trong những yếu tố
không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào, là một bộ
phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy quản lý NVL là quản lý
vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.
e. Sự luân chuyển của dòng nguyên vật liệu
Nắm bắt được sự luân chuyển của dòng vật liệu sẽ giúp cho nhà quản
trị nhận biết được xu hướng vận động, các giai đoạn di chuyển của dòng
nguyên vật liệu để có biện pháp quản lý một cách tốt nhất.
Các vật liệu dịch chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác khi các
yếu tố đầu vào được chuyển thành các đầu ra thông qua quá trình chế biến.
Trong một hệ thống sản xuất mà đầu ra là các sản phẩm hữu hình, quá
trình chuyển hóa là một chuyển dịch vật chất qua các công đoạn của quá trình
tác động cơ, hóa, quá trình sinh học... chuyển hóa thành các sản phẩm đầu ra.
Ở đầu vào của luồng vật liệu gồm các hoạt động cần thiết: mua sắm,
vận chuyển, giao nhận...
Ở đầu ra của luồng vật liệu gồm: bao gói, xếp dỡ hàng...
Với nội dung trên ta có thể khái quát dòng luân chuyển NVL trong
doanh nghiệp theo sơ đồ sau:


12

Sơ đồ 1.1. Dòng luân chuyển nguyên vật liệu [9, tr172]
Qua sơ đồ trên ta thấy, phần đầu vào của dòng vật liệu kéo theo những
hoạt động như mua, kiểm soát, vận chuyển và giao nhận. Các hoạt động liên
quan tới nguyên vật liệu và cung ứng nguyên vật liệu trong phạm vi doanh
nghiệp có thể bao gồm kiểm tra quá trình sản xuất, kiểm soát tồn kho và quản
lý vật liệu. Các hoạt động liên quan đến đầu ra có thể bao gồm đóng gói, vận

chuyển và kho tàng.
1.1.2. Quản trị nguyên vật liệu
a. Khái niệm quản trị nguyên vật liệu
Quản trị vật liệu được định nghĩa như “Chức năng chịu trách nhiệm về
sự phối hợp của các hoạt động: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, mua sắm,
vận chuyển, dự trữ và kiểm soát nguyên vật liệu một cách tối ưu với chi phí
thấp nhất trước khi quyết định đáp ứng nhu cầu của khách hang”. [18, tr. 161]
Quản trị nguyên vật liệu là một chức năng chịu trách nhiệm lên kế
hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và kiểm soát nguyên vật liệu nhằm sử
dụng tốt nhất các nguồn lực cho việc phục vụ khách hàng đáp ứng mục tiêu
của Nhà máy. Thuật ngữ quản trị nguyên vật liệu sử dụng để chỉ một nhóm
lớn các hoạt động, ngay cả khi trách nhiệm có thể chia cho nhiều bộ phận theo
cơ cấu tổ chức. [6, tr. 167]


13
b. Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu
Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu là phải giữ nguyên vật liệu ở mức
hợp lý và tiếp nhận hay sản xuất của giá trị này vào thời điểm thích hợp. [9,
tr.171+172]
Quản trị nguyên vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cho
sản xuất trên cơ sở có đúng chủng loại nơi nó cần và thời gian nó được yêu
cầu.
+ Có tất cả chủng loại nguyên vật liệu khi doanh nghiệp cần tới.
+ Đảm bảo sự ăn khớp của dòng NVL để làm cho chúng có sẵn khi cần
đến.
+ Mục tiêu chung là để có dòng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp
đến Nhà máy mà không có sự chậm trễ hoặc chi phí không được điều chỉnh.
Nhiệm vụ của công tác quản trị NVL là đáp ứng các yêu cầu sau: đảm
bảo tình hình cung cấp về tổng khối lượng, về chủng loại, khai thác tốt các

nguồn NVL.
- Vai trò của quản trị nguyên vật liệu
Quản trị nguyên vật liệu tốt sẽ tạo cho điều kiện cho hoạt động sản xuất
diễn ra một cách liên tục, không bị gián đoạn góp. Một vai trò rất quan trọng
nữa của quản trị nguyên vật liệu đó là nó góp phần làm giảm chi phí kinh
doanh, giảm giá thành sản phẩm do đó tạo điều kiện nâng sức cạnh tranh của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
+ “Quản trị vật liệu là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đảm bảo hoạt
động sản xuất diễn ra một cách hiệu quả. Trong các tổ chức vật liệu luôn dịch
chuyển, sự dịch chuyển như vậy có ý nghĩa lớn đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh”. [9, tr. 188]


14

Phân tích, dự báo

Người Cung cấp, vận chuyển

Xây dựng định mức

Lập kế hoạch mua sắm, sử
dụng, dự trữ

Thanh quyết toán

Tiếp nhận

Cấp phát


Dự trữ, lưu kho

Quán trình sản xuất

Sơ đồ 1.2. Mô hình quản trị nguyên vật liệu
1.2. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1. Lập kế hoạch nguyên vật liệu
a. Khái niệm về cầu nguyên vật liệu và kế hoạch cầu nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất, bản thân việc thực hiện tốt công tác
mua sắm nguyên vật liệu đã chứa đựng một bộ phận tạo ra lợi nhuận trong
toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong các doanh
nghiệp thương mại hoạt động mua sắm càng có ý nghĩa lớn hơn. Để có cơ sở
tiến hành mua sắm nguyên vật liệu phải xác định số lượng nguyên vật liệu cần
thiết cho toàn bộ thời kỳ nào đó và cho từng thời điểm mua sắm trong thời kỳ
đó cũng như xác định chính xác giá cả nguyên vật liệu trong từng thời điểm
mua sắm.
Người ta gọi số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng thời kỳ mua
sắm ( tháng, quý, năm) là số cầu nguyên vật liệu của thời kỳ đó.


15
Việc xác định cầu về nguyên vật liệu cho một thời kỳ kế hoạch là kế
hoạch hoá về cầu nguyên vật liệu.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát kế hoạch hoá mua sắm là việc
xác định một cách có kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu nhằm thoả mãn
cầu đã xác định. Dựa trên cơ sở năng lực kho tàng, chi phí kinh doanh cho
việc lưu kho... nên về nguyên tắc cầu của một thời kỳ không được đáp ứng
toàn bộ một lần mà phải chia nhỏ đáp ứng từng phần nên kế hoạch hoá mua
sắm đòi hỏi phải xác định cả các lượng cung cấp cá biệt, thời điểm cung cấp
và người cung cấp.

b. Mục đích và nội dung xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu
Giúp doanh nghiệp giảm được lượng hàng tồn kho. Vì kế hoạch cầu
nguyên vật liệu xác định bao nhiêu loại vật tư được cần tới với số lượng bao
nhiêu và khi nào theo tiến độ quản lý sản xuất. Kế hoạch cầu nguyên vật liệu
nhờ đó có thể giúp nhà quản lý biết mua những loại vật liệu đó khi nào, với số
lượng là bao nhiêu khi nó cần tới, do đó tránh được chi phí cho dự trữ quá
mức.
- Giúp cho doanh nghiệp giảm được thời gian đặt hàng và phân phối: kế
hoạch cầu về nguyên vật liệu giúp cho xác định các loại vật liệu, số lượng các
loại bộ phận thời gian, tính sẵn có của việc mua và các hoạt động sản xuất yêu
cầu để đáp ứng thời gian phân phối đúng hạn. Bằng cách phối hợp các hoạt
động tồn kho, mua và sản xuất, nó giúp cho doanh nghiệp có thể tránh được
sự chậm trễ trong sản xuất nhờ việc thiết lập trật tự các hoạt động thông qua
việc đặt thời gian đến hạn nên các công việc theo đơn đặt hàng của khách
hàng để thiết lập việc cung ứng.
- Nó đảm bảo tính hiện thực của các cam kết của doanh nghiệp đối với
khách hàng nhờ đó có thể gây ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng đối
với hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.


16
- Giúp cho việc tăng hiệu quả sản xuất: kế hoạch cầu nguyên vật liệu
tạo ra khả năng kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp khi các
sản phẩm đi qua các bộ phận đó. Đảm bảo cho doanh nghiệp có sẵn những
thứ mà nó cần và thời gian theo tiến độ thích hợp. Do vậy tạo ra khả năng tiết
kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
c. Một số yêu cầu khi xây dựng kế hoạch cầu nguyên vật liệu
Việc xây dựng kế hoạch cầu nguyên vật liệu là một nội dung rất quan
trọng trong quản trị nguyên vật liệu. Một kế hoạch cầu nguyên vật liệu tốt cần
phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Doanh nghiệp phải lập được lịch tiến độ sản xuất. Lịch tiến độ sản xuất
sẽ khẳng định:
+ Doanh nghiệp sẽ sản xuất những mặt hàng nào.
+ Khi nào thì các sản phẩm đó được chế tạo.
+ Lịch tiến độ sản xuất phải phù hợp với kế hoạch sản xuất. Kế hoạch
sản xuất sẽ thiết lập mục tiêu tổng quát của các yếu tố đầu vào: các loại sản
phẩm, tiêu chuẩn thời gian, giá trị của từng loại sản phẩm...
Có thể khẳng định rằng, muốn xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật
liệu chính xác cần phải xác định chính xác tính khả thi của lịch tiến độ trong
mối quan hệ công suất máy móc thiết bị.
- Phải lập được hoá đơn nguyên vật liệu.
Muốn lập được hoá đơn nguyên vật liệu trước tiên phải hoàn chỉnh các
bản vẽ thiết kế sản phẩm. Nếu các bản vẽ thiết kế sản phẩm chưa hoàn chỉnh
thì những sai lệch trong kỹ thuật hay thiết kế sản phẩm sẽ làm thay đổi quy
trình công nghệ và đương nhiên sẽ kéo theo việc thay đổi nhu cầu nguyên vật
liệu.
Các sản phẩm được sản xuất thường được cấu tạo bằng nhiều chi tiết,
bộ phận để xác định đầy đủ chủng loại, số lượng của từng chủng loại cấu


×