Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giới Thiệu Chung Về Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.56 KB, 8 trang )

Là ngôn ngữ duy nhất của một dân tộc sinh sống trên khắp quần đảo, tiếng Nhật
là một thí dụ hiếm có của mối tương quan dân tộc-lãnh thổ-ngôn ngữ rõ nét và
đơn nhất. Mặc dù có những khác nhau nhỏ giữa các tiếng địa phương nhưng xét
trên toàn cục, về mặt ngôn ngữ học, có sự thống nhất ở những điểm chủ yếu.
Tuy người Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với người nước
ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy tắc văn phạm
khá linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học hơn so với một số ngôn ngữ
khác, ít nhất là cho mục đích hội thoại, dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ
viết khác gây khó khăn cho việc đọc và viết.
Về nguồn gốc ngữ văn của ngôn ngữ, các học giả có những nhìn nhận rất khác
nhau. Một số học giả cho rằng tiếng Nhật thuộc họ Ural-Altaic ở phương Bắc
cùng với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên, trong khi đó một số học giả lại khẳng
định rằng nó là một thành viên của họ Tây Tạng-Miến Điện hoặc Mã lai-Polynexia
ở phương Nam và những người khác lại khẳng định rằng nó có xuất xứ từ sự
pha trộn của cả hai.
Từ vựng tiếng Nhật đã được làm giàu bằng cách vay mượn từ các ngôn ngữ
khác: của Trung Quốc thời xưa, của Bồ Đào Nha và Hà Lan trong những thế kỷ
gần đây, và của các ngôn ngữ phương Tây từ thời Minh Trị khi nước Nhật tiếp
xúc nhiều với thế giới phương Tây. Việc Nhật hoá đã cho ra đời nhiều từ mới từ
những từ vay mượn và xu hướng này đang tăng mạnh trong những năm gần
đây.
Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác đối với các
phạm trù như lúa gạo, thực vật, cá và thời tiết. Điều này dường như bắt nguồn từ
ý thức đã ăn sâu và bền chặt về các nguồn thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống
trong điều kiện khí hậu gió mùa. Ngược lại, những từ liên quan đến các thiên thể,
đặc biệt là các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân sống ở đảo nhưng lại
không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.
Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau
tuỳ theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc
kính trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào
các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn


hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan
trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và
nữ.
Hệ thống chữ viết của Trung Quốc dường như được đưa đầu tiên vào Nhật Bản
qua Triều Tiên, có thể vào khoảng thế kỷ III, sau hệ thống chữ cái Latinh được
đưa vào Anh hai hoặc ba thế kỷ. Người Nhật đã chọn loại chữ viết tượng hình
này để biểu đạt ngôn ngữ của mình. Điều này có thể thực hiện được vì chữ
tượng hình, như tên gọi của nó, biểu hiện ý nghĩa hơn là âm thanh. Do âm của
các từ tiếng Nhật không giống như âm của các từ tiếng Trung Quốc có cùng
nghĩa nên cần phải xác lập phương pháp thể hiện âm tiếng Nhật. Việc này được
thực hiện bằng cách tạo nên những mẫu chữ cái đơn giản trên cơ sở sao chép
hoặc sửa đổi một số chữ tượng hình và gán cho mỗi chữ cái một âm cố định.

×