Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

DHTCĐ CN8 HKI;16 17 TH dụng cụ bảo vệ ATĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.39 KB, 12 trang )

Trường THCS Trương Văn Trì.
Tổ: Lý- TD- MT- ÂN.
MÔN CÔNG NGHỆ. LỚP 8.
Tên chủ đề.
Thực hành:
DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN VÀ
CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
TỔNG SỐ TIẾT: 02 (Tiết: 31;32 theo PPCT)
1) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
1. Kiến thức:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bút thử
điện khi kiểm tra, sửa chữa điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ an toàn điện như: ủng cách điện, găng tay
cao su, thảm cách điện, gậy cao su, kìm điện…
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện khi bị điện giật và sơ cứu
nạn nhân.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bút thử điện kiểm tra được an toàn điện đối với một số thiết bị và
đồ dùng điện.
- Biết sơ cứu nạn nhân bị điện giật khi đã tách ra khỏi vật mang điện.
3. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa
chữa điện.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và
sửa chữa điện.
2) Lập bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong
chủ đề
Nội
Loại câu
Vận dụng
Vận dụng


Nhận biết
Thông hiểu
dung
hỏi
thấp
cao
1.Tìm
Câu
Nhận biết
Hiểu và giải thích
Sử dụng
Sử dụng
hiểu các hỏi/bài tập được đặc điểm,
được đặc điểm,
được một số được dụng
dụng cụ định
công dụng của
công dụng của các dụng cụ bảo cụ an toàn
bảo vệ
tính/thực các dụng cụ bảo
dụng cụ bảo vệ an vệ an toàn
điện trong
an toàn
hành
vệ an toàn điện.
toàn điện: giày
điện (3.1)
điều kiện
điện.
(1.1)

cách điện, găng tay
thực tế.
1


cao su, thảm cách
điện, gậy cao su,
kìm điện… (2.1)
2.Tìm
hiểu bút
thử điện.

3. Tách
nạn nhân
ra khỏi
nguồn
điện.
4. Sơ
cứu nạn
nhân.

Mô tả được cấu
Giải thích được
tạo bút thử điện
nguyên lí làm việc
(1.2)
và cách sử dụng bút
thử điện khi kiểm
tra, sửa chữa điện.
(2.2) (2.3)

Biết được các
bước cứu người
Câu
bị tai nạn điện.
hỏi/bài tập
(1.3)
định
tính/thực
hành

Giải thích được
vì sao phải nhanh
chóng tách nạn
nhân ra khỏi nguồn
điện khi bị điện
giật. (2.4)

(4.1)

Sử dụng
bút thử điện
để kiểm tra
được an
toàn điện
(3.2)

Biết xử
lý một số
tình huống
khi sử dụng

bút thử
điện. (4.2)

Thực
hiện được
các thao tác
cứu người
bị tai nạn
điện an
toàn. (3.3)

Xử lý
được tình
huống tai
nạn về điện
(4.3)

3) Hệ thống câu hỏi theo bảng mô tả.
Mức 1. Nhận biết
Câu 1.1: Trong các dụng cụ bảo vệ an toàn điện sau đây dụng cụ nào dùng để
kiểm tra an toàn điện ?
A. Thảm cách điện .
B. Găng tay cao su
C. Kìm điện.
D. Bút thử điện
Câu 1.2: Em hãy cho biết trong bút thử điện bộ phận nào dùng để giảm dòng
điện qua người để không gây nguy hiểm.
A. Lò xo
B. Kẹp kim loại và nắp bút
C. Điện trở

D. Đèn led
Câu 1.3: Hãy nêu các bước cứu người bị tay nạn điện?
Đáp án:
- Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- Sơ cứu nạn nhân
- Đưa nạn nhân đến chạm y tế gần nhất hoặc gọi nhân viên y tế
Mức 2: Thông hiểu
Câu 2.1: Trong gia đình bạn An phát hiện 2 dây điện chập mạch và cháy nổ.
Nếu là em sử dụng phương án nào sau đây để tách 2 dây điện đó ra an toàn nhất.
A. Đi chân đất dùng gậy cao su để tách ra.
B. Đi trên thảm cách điện dùng tay để tách ra
2


C. Mang giày cao su dùng gậy cao su để tách ra.
D. Dùng tay nắm trực tiếp kéo dây điện ra.
Câu 2.2: Tại sao khi sử dụng bút thử điện tay phải chạm vào kẹp kim loại và
chân phải chạm đất?
Đáp án:
Khi thử điện tay chạm vào kẹp kim loại để tạo thành một mạch kín đèn phát
sáng, khi tay không chạm vào mạch hở đèn không sáng
Câu 2.3: Trong các dụng cụ điện sử dụng ở gia đình. Sau một thời gian
thường có hiện tượng bị rò điện, em dùng dụng cụ gì để kiểm tra các dụng cụ trên.
Nêu cách thực hiện.
Đáp án:
Dùng bút thử điện. Ta cắm đầu bút thử điện vào lớp vỏ kim loại bên ngoài
vật cần kiểm tra và tay phải chạm vào kẹp kim loại. Nếu thấy đèn của bút thử điện
sáng thì chứng tỏ dụng cụ điện đó bị rò điện.
Mức 3. Vận dụng thấp
Câu 3.1: Cha bạn Hồng là thợ sửa chửa điện, có lần bạn thấy cha chỉ dùng

kìm cắt dây điện để nối dây mà không ngắt điện nhưng vẫn không bị điện giật. Em
hãy giải thích vì sao?
Đáp án:
Vì cha bạn Hồng dùng kìm cắt điện có vỏ bọc cách điện và trong quá trình
thực hiện tay không chạm vào phần lõi của dây dẫn điện.
Câu 3.2: Tại sao khi thử điện bằng bút thử điện ở ổ cắm điện có một bên lỗ ổ
cắm đèn bút thử điện không sáng còn một bên đèn sáng?
Đáp án:
Nguyên tắc thử điện phải cho dòng điện chạy qua người. Một bên ổ cắm điện
nối dây trung tính có cùng điện thế với người đèn không sáng, một bên có điện thế
cao hơn người nên có dòng điện chạy qua người mạch kín đèn sáng.
Câu 3.3: Trên đường đi học về em gặp Bác hàng xóm đang cầm phích cắm
ghim vào ổ điện, bất ngờ do tay ướt Bác hàng xóm bị điện giật văng ra bất tỉnh. Em
phải nhanh chóng cứu Bác ấy, em sẽ làm gì và thực hiện sơ cứu như thế nào?
Đáp án:
- Hô lên cho mọi người cùng biết.
- Tiến hành sơ cứu:
+ Trường hợp Bác hàng xóm còn tỉnh: Để bác ấy nằm nghỉ, gọi người
lớn đến đưa Bác ấy đi cấp cứu (không cho Bác ấy ăn uống gì).
+ Trường hợp Bác hàng xóm bị ngất, không thở đều, co giật và run:
Tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc ép lồng ngực cho đến khi thở được và tỉnh lại. Đưa
bác ấy đến trạm y tế gần nhất (không cho ăn uống bất cứ thứ gì)
Mức 4. Vận dụng cao
Câu 4.1: Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho
người sử dụng?
3


Đáp án:
Trong bút thử điện, bóng đèn mắc nối tiếp với điện trở có trị số lớn khoảng 1

triệu ôm, nên khi dùng bút thử điện để kiểm tra HĐT dưới 220V, dòng điện qua
người nhỏ, không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Câu 4.2: Em dùng bút thử điện để kiểm tra sự rò điện của bàn là điện nhưng
chân lại mang dép cao su. Vậy kết quả kiểm tra có chính xác không? Giải thích.
Đáp án:
Vì chân mang dép cao su nên chân có thể cách điện với đất làm đèn không
sáng. Do đó không xác định được vật có mang điện hay không.
Câu 4.3: Khi gặp một người dùng thang leo lên tường nhà để sửa chữa điện,
bị điện giật dính lên tường. Em sẽ thực hiện phương án nào để cứu người bị tai nạn
điện trên, lập quy trình?
Đáp án:
Tùy theo trường hợp học sinh giải thích hợp lý, an toàn
4) Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề
(Thu nhận và sử dụng thông tin/sử dụng ngôn ngữ môn học/phát hiện và giải
quyết vấn đề)
- Năng lực nhận biết và sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Năng lực lựa chọn, đánh giá các giải pháp về an toàn điện trong cuộc sống.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cụ thể trong thực tiễn.
5) Đề xuất phương pháp dạy học
Để hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực như trên trong dạy
học chủ đề dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện có thể sử dụng
một số hình thức và phương pháp như sau:
- Dạy học thực hành.
- Dạy học theo trải nghiệm.

Giáo án dạy học theo chủ đề:
4


Thực hành:

DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN VÀ
CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
1. Kiến thức:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bút thử
điện khi kiểm tra, sửa chữa điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ an toàn điện như: ủng cách điện, găng tay
cao su, thảm cách điện, gậy cao su, kìm điện…
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện khi bị điện giật và sơ cứu
nạn nhân.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bút thử điện kiểm tra được an toàn điện đối với một số thiết bị và
đồ dùng điện.
- Biết sơ cứu nạn nhân bị điện giật khi đã tách ra khỏi vật mang điện.
3. Thái độ:
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa
chữa điện.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và
sửa chữa điện.

Bài 1 ( tiết 31):

Thực hành:
DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bút thử
điện khi kiểm tra, sửa chữa điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: ủng cách điện, găng
tay cao su, thảm cách điện, gậy cao su, kìm điện…

2. Kỹ năng :
- Sử dụng bút thử điện kiểm tra được an toàn điện đối với một số thiết bị và
đồ dùng điện.
3. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa
chữa điện.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và
sửa chữa điện.
5


II. CHUẨN BỊ.
GV: - Dụng cụ: Bút thử điện, kìm điện, tua vít .
- Đồ dùng: ấm điện bị rò điện.
HS: - Xem trước bài 34 SGK.
- Mẫu báo cáo thực hành.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1.Ổn định lớp: ( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?
- Để phòng ngừa tai nạn điện, chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn
điện gì?
3. Tiến hành bài học: (35 phút)
Nội dung
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài thực hành (5 phút)
a) Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động:
- Các nhóm trưởng kiểm tra - GV: Chia lớp thành các nhóm

dụng cụ thực hành của từng nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4-5 học
thành viên, mẫu báo cáo
sinh.
thực hành.
- HS: Thảo luận nhóm về
- GV: Chỉ định vài nhóm phát
mục tiêu cần đạt được của
biểu và bổ xung
bài thực hành.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. (10 phút)
a) Phương pháp giảng dạy: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động:
1. Tìm hiểu các dụng
cụ bảo vệ an toàn
điện.
-HS (thảo luận nhóm) trả
-Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo
Thảm cách điện, găng lời.
của dụng cụ đó.
tay cao su, ủng cao su, -HS (thảo luận nhóm) trả
? Phần cách điện được chế tạo
kìm điện, tua vít,…
lời.
bằng vật liệu gì? cách sử dụng.
- GV chốt lại.
-HS ghi vào mục 1 báo cáo -Yêu cầu HS ghi kết quả vào
thực hành.
mục 1 báo cáo thực hành.
Câu 3.1( trong XDCĐDH)
Câu 1.1( trong XDCĐDH)

Thảm cách điện, găng tay cao
su, ủng cao su là vật lót cách
điện. Kìm điện, tua vít là dụng
6


cụ sửa chữa điện.
- HS quan sát thí nghiệm - GV dùng một ấm điện bị rò
của GV và nhận xét.
điện và một ấm điện không bị
rò điện. Tiến hành làm thí
nghiệm dùng bút thử điện kiểm
tra sự rò điện cho HS quan sát
và nêu nhận xét.
- GV: Tại sao mỗi gia đình cần
có một bút thửi điện?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu và sử dụng bút thử điện. ( 20 phút )
a) Phương pháp giảng dạy: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động.
2. Tìm hiểu bút thử
điện.
-HS quan sát bút thử điện.
- GV: Cho học sinh quan sát
a. Cấu tạo bút thử
bút thửi điện khi chưa tháo dời
điện
từng bộ phận.
Đầu bút thử điện,
-HS thực hành cẩn thận,
- GV: Hướng dẫn học sinh quy

điện trở, đèn báo, thân đúng quy trình.
trình tháo bút thử điện, cách để
bút, lò xo, nắp bút,
thứ tự từng bộ phận để khi lắp
kẹp kim loại.
vào khỏi thiếu và nhanh chóng.
+ Quy trình lắp ngược với quy
trình tháo.
Câu 1.2( trong XDCĐDH)
-GV quan sát HS tháo, lắp và
kiểm tra lại bút thử điện.
b. Nguyên lý làm việc - HS thảo luận nhóm.
? Tại sao khi sử dụng bút thử
-Khi để tay vào kẹp
điện, bắt buộc phải để tay vào
kim loại và chạm đầu
kẹp kim loại ở nắp bút?
bút thử điện vào vật
Vì dòng điện đi từ vật bị rò ? Vì sao đèn bút thử điện sáng
mang điện, dòng điện điện qua đèn báo và cơ thể
khi chạm đầu bút vào vật bị rò
đi từ vật mang điện
điện?
người rồi xuống đất.
qua đèn báo và cơ thể Trong bút thử điện, bóng
người rồi xuống đất
? Tại sao dòng điện qua bút thử
đèn mắc nối tiếp với điện
tạo mạch điện kín, đèn trở có trị số khoảng 1 triệu
điện lại không gây nguy hiểm

báo sáng.
cho người sử dụng?
ôm, nên khi dùng bút thử
điện để kiểm tra HĐT dưới Câu 2.2( trong XDCĐDH)
220V, dòng điện qua người Câu 3.2( trong XDCĐDH)
Câu 4.1( trong XDCĐDH)
nhỏ, không gây nguy hiểm
Câu 4.2( trong XDCĐDH)
cho người sử dụng.
c. Sử dụng bút thử

- GV: Sử dụng bút thử điện

- HS trả lời
7


điện
-Khi thử, tay cầm bút
chạm vào kẹp kim loại
ở nắp bút. Chạm đầu
bút vào chỗ cần thử
điện, nếu bóng đèn
báo sáng là điểm đó có
điện.

người ta thường sử dụng như
thế nào?
Câu 2.3( trong XDCĐDH)
-GV giới thiệu thêm:

+Điện áp dưới 40V, thì đèn
không sáng( đây là điện áp an
toàn).
+Điện áp 220V, trị số dòng
điện qua người là:
I

U 220V

R 106 

=>Trị số dòng điện này đảm
bảo an toàn cho người sử
dụng.
?Để đảm bảo an toàn về điện thì
-HS trả lời.
trong quá trình thực hành các em
cần phải làm gì?
3. Báo cáo thực hành -HS tiến hành thực hành
-GV cho HS thực hành.
-GV để lẫn lộn đồ dùng điện bị
(hoạt động nhóm).
rò điện và không bị rò điện,
yêu cầu HS dùng bút thử điện
tìm ra đồ dùng điện bị rò điện.
-GV lưu ý HS thực hành phải
đảm bảo an toàn điện.
-Ghi vào báo cáo thực hành. -Yêu cầu HS ghi các nội dung
vào báo cáo thực hành.
*Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài thực hành (5 phút)

a) Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động.
1. Tổng kết và đánh giá.
- GV: Yêu cầu học sinh dừng thực hành, thu dọn dụng cụ- thiết bị thực hành,
làm vệ sinh nơi thực hành.
- GV: Nhận xét tiết thực hành: về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn
lao động, tinh thần, thái độ làm việc của từng cá nhân (nhóm)…
2. Hướng dẫn học tập .
- Về xem lại bài thực hành.
- Xem trước bài 35 SGK « thực hành : cứu người bị tai nạn điện »
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ tiết sau thực hành.
Bài 2 ( tiết 2):

Thực hành:
CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
8


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Sơ cứu được nạn nhân.
2. Kỹ năng :
Tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện an toàn và sơ cứu nạn nhân đúng
phương pháp.
3. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa
chữa điện.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và
sửa chữa điện.

II. CHUẨN BỊ.
GV: - Vật liệu: gậy gỗ khô, vải khô, tấm nilon, dây điện, bàn GV (thay tủ lạnh).
- Tranh về người bị điện giật ( hình 35.1; 35.2 SGK).
HS: - Mẫu báo cáo thực hành.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Nhận xét bài thực hành của HS ( bài 34 SGK )
3. Tiến hành bài học: (35 phút)
Nội dung
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài thực hành (5 phút)
a) Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động:
- Các nhóm trưởng kiểm
- GV: Chia lớp thành các
tra dụng cụ thực hành của nhóm nhỏ, mỗi nhóm
từng thành viên, mẫu báo khoảng 4-5 học sinh.
cáo thực hành.
- HS: Thảo luận nhóm về - GV: Chỉ định vài nhóm
mục tiêu cần đạt được của phát biểu và bổ xung
bài thực hành.
* Hoạt động 2: Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. ( 10 phút)
a) Phương pháp giảng dạy: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động:
* Cứu người bị điện giật -HS trả lời cá nhân.
-Cứu người bị điện giật cần
thực hiện theo 3 bước
theo những bước nào?

sau:
Câu 1.3( trong XDCĐDH)
-Nhanh chóng tách nạn
nhân ra khỏi dòng điện
9


-Sơ cứu nạn nhân
-Đưa nạn nhân đến trạm
y tế gần nhất hoặc gọi
nhân viên y tế đến.
1. Tách nạn nhân ra
khỏi nguồn điện.
-HS quan sát tình huống 1
hình 35.1 SGK.

- GV: Cho học sinh quan
sát tình huống 1 hình 35.1
SGK
TH1: Một người đang
đứng dưới đất, tay chạm
vào tủ lạnh bị rỏ điện. Em
phải làm gì để tách nạn
nhân ra khỏi nguồn điệ

-HS trả lời cá nhân.

Em hãy chọn một trong
những cách sử lý hay nhất.
- GV: Cho học sinh quan

sát tình huống 2 hình 35.2
SGK.
TH2: Trên đường đi học
về, em và các bạn bất chợt
gặp một người bị dây điện
trần của lưới điện hạ áp
220V đè lên người. Em làm
gì để tách nạn nhân ra khỏi
nguồn điện.

TH1:
Cắt cầu dao, rút phích
cắm điện, tắt công tác
hay gở cầu chì nơi gần
nhất.

-HS quan sát tình huống 2
hình 35.2 SGK.
TH2:
Đứng trên ván gỗ khô,
dùng sào tre khô, gậy gỗ
khô gạt dây điện ra khỏi
người nạn nhân.

10


Em hãy chọn một trong
những cách sử lý hay nhất
-HS trả lời cá nhân.

Câu 2.1( trong XDCĐDH)
* Hoạt động 3: Thực hành sơ cứu nạn nhân ( 20 phút)
a) Phương pháp giảng dạy: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động:
2. Sơ cứu nạn nhân
a) Phương pháp1:
-HS quan sát hình 35.3
- GV: Cho học sinh quan
Phương pháp nằm sấp.
SGK.
sát hình 35.3 phương pháp
- Động tác 1: Đẩy hơi ra.
nằm sấp
- Động tác 2: Hút khí
-HS quan sát hình 35.4
- GV: Cho học sinh quan
vào.
SGK.
sát hình 35.4 hà hơi thổi
a) Phương pháp 2: Hà
ngạt.
hơi thổi ngạt.
-HS quan sát và làm theo. - GV: Hướng dẫn làm mẫu
- Thổi vào mũi.
-Đại diện từng nhóm thực học sinh quan sát và làm
- Thổi vào mồm.
hành.
theo.
- Xoa bóp tim ngoài
- GV: Chọn phương pháp

lồng ngực.
phù hợp với giới tính của
học sinh để thực hành.
*GV lưu ý: Xoa bóp tim
3. Báo cáo thực hành.
ngoài lồng ngực được sử
dụng trong nhiều trường
hợp nạn nhân bị ngất do:
đuối nước, ngạt khói,...
Câu 3.3( trong XDCĐDH)
Câu 4.3( trong XDCĐDH)
-GV nhận xét HS thực
hành, nêu lên những điểm
HS còn sai.
-Yêu cầu HS về thực hành
11


lại.
*Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài thực hành (5 phút)
a) Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, hoạt động nhóm.
b) Các bước của hoạt động.
1. Tổng kết và đánh giá.
- GV: Yêu cầu học sinh dừng thực hành, thu dọn dụng cụ thực hành, làm vệ
sinh nơi thực hành.
- GV: Nhận xét tiết thực hành: về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an
toàn lao động, tinh thần, thái độ làm việc của từng cá nhân (nhóm)…
2. Hướng dẫn học tập.
- Về ôn lại các thao tác “ cứu người bị tai nạn điện”.
- Xem trước bài 36 SGK “ vật liệu kĩ thuật điện”

- Sưu tầm các mẫu vật liệu: dẫn điện, cách điện, dẫn từ.

Phước Hảo, ngày 21 tháng 10 năm 2016
Duyệt của BGH

Duyệt của Tổ trưởng

Giáo viên thực hiện

Trương Hoài Phong.

12



×