Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

de kiem tra chat luong giao vien truong tieu hoc phuc thuan 3 nam 2016 2017 danh cho giao vien 9 mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.71 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT PHỔ YÊN

Thứ ..... ngày.....tháng.... năm 2016

TRƯỜNG TH PHÚC THUẬN III

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN
(Dành cho giáo viên 9 môn)
Năm học 2016 - 2017
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Họ và tên giáo viên:……………………………………………………………………
Điểm

Lời phê

I. PHẦN CHUNG: (3 điểm)
1) Theo Thông tư 22/2016 học sinh được đánh giá định kì về học tập; Đánh giá định kì về
năng lực, phẩm chất vào thời điểm nào và đánh giá như thế nào? (2 điểm)
2) Đồng chí hiểu thế nào là hoạt động TNST trong môn học? ( 1 điểm)
II. PHẦN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Câu thơ
“Măt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Cả hai ý trên đều đúng


Câu 2: (1 điểm) Cho đoạn văn:
Xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn
ngoèo, có khúc trườn dài.
b) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Câu 3: (2 điểm) Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:
Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi
Theo đồng chí, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương
như thế nào?


Câu 4: (2 điểm)
Có 18 giáo viên đi thi năng lực trước khi vào phòng thi họ đều bắt tay lẫn nhau và chúc
nhau đạt kết quả tốt. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay? Biết rằng: mỗi cái bắt tay cần có 02
người và không lặp lại.
Câu 5: (1 điểm) Tìm X:
(X + 1) + (X + 2) + (X + 3) + ... + (X + 9) + (X + 10) = 240.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN THI CHẤT LƯỢNG ( ĐỐI VỚI GV 9 MÔN)
I. Phần chung:
Câu 1: Theo thông tư 22/2016 Học sinh được Đánh giá định kì về học tập; Đánh giá định
kì về năng lực, phẩm chất:
1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập,
rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn
kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự
hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kì về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào
quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với
từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử
và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa
học kì I và giữa học kì II;
c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng
lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách
hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc,
tương tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra
những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho
điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra
định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra


cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất
với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học
tập của học sinh.
3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn
cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá
thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh,
tổng hợp theo các mức sau:

a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.”
Câu 2: Hoạt động TNST trong từng môn học được hiểu là sự vận dụng kiến thức đã học
và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào đó, giúp
học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả. Các
hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểm nào
phù hợp.
II. Phần chuyên môn:
Câu 1: (1 điểm C, Cả hai ý trên đều đúng
Câu 2: (1 điểm mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc
TN

CN

VN 1

ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
VN2

VN3

b) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
TN

CN

Câu 3: (2 điểm)

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện
với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!") tả những chiếc lá cọ
vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở dòng thơ cuối không
chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xòe những cánh nhỏ dài


trong xa như mặt trời đang tỏa những tia nắng xanh) mà còn bộc rõ tình cảm yêu mến và
tự hào của tác giả về rừng cọ quê hương.
Câu 4: (2 điểm)
Bài giải:
Mỗi người cần giơ tay ra để bắt tay với 17 người còn lại. Số lần giơ tay ra là:
18 x 17 = 306 ( lần)
Số cái bắt tay là:
306 : 2 = 153 ( cái)
Đáp số: 135 cái
Câu 5: (1 điểm)
(X + 1) + (X + 2) + (X + 3) + ... + (X + 9) + (X + 10) = 240.
X x 10 + 55 = 240
X x 10 = 240 - 55
X x 10 = 185
X = 185 : 10
X = 18,5



×