Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp trường năm học 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.46 KB, 9 trang )

UBND QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ và tên GV:……………………………
Dạy lớp ( môn ):………………….

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI
NĂM HỌC 2016-2017
PHẦN THI LÝ THUYẾT
Thời gian làm bài: 50 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 20 phút )
B.
Câu 1. Một trong những tiêu chí theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về Chấp hành
quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động là:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
b) Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách
nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công (*)
c) Chấp hành các quy định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu
vực
d) Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương
Câu 2. Các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thuộc lĩnh vực kiến thức là:
a) Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. Kiến thức phổ
thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin,
ngoại ngữ, tiếng dân tộc (*)
b) Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Kiến thức địa
phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
c) Kiến thức cơ bản
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 3. Các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học bao gồm các lĩnh vực:
a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm.(*)
b. Đạo đức, nhân cách, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm.


c. Đạo đức; kiến thức; kĩ năng sư phạm.
d. Cả 3 ý trên sai.
Câu 4. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học:
a. Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình
thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói
quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
b.Tạo cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất , trí
tuệ, tinh thần và đạo đức.
c. Câu a và b đúng (*)
d. Câu a và b sai.
Câu 5. Năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo:
a. Kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh.
b. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (*)
c. Trình độ đào tạo
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 6 Những hoạt động dạy học nào sau đây phát huy tính tích cực học sinh ?
a. Diễn giải, đọc cho học sinh chép bài; kết hợp đàm thoại.
b. Thực hành, trao đổi thảo luận nhóm, tổ chức các trò chơi.
c. Đàm thoại, đặt câu hỏi gợi mở, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tư duy; tổ chức thực hành,
thảo luận nhóm; tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và
tự đánh giá kết quả học tập của mình.(*)
d. Tất cả ý trên đều đúng.


Câu 7. Trách nhiệm của giáo viên không làm công tác chủ nhiệm (Ban hành kèm theo Thông
tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
là:
a. Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối
với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học

tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục.
b. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học
tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục
học sinh.
c. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong
lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất
lượng giáo dục học sinh;
d. Đủ 2 ý a,b (*)
e. Cả 3 ý a,b,c
Câu 8 . Để thực hiện tốt phương pháp đàm thoại, giáo viên cần chú ý khâu quan trọng
nhất đó là:
a. Hiểu và gần gũi với học sinh.
b. Thiết kế hệ thống câu hỏi. (*)
c. Gây hứng thú học tập.
d. Tạo điều kiện để học sinh giao tiếp.
Câu 9. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:
a. Những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với giáo viên tiểu học.
b. Các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu
chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học.
c. Hệ thống các yêu cầu cơ bản về chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.(*)
d. Tất cả các ý trên.
Câu 10. Một nguyên tắc cơ bản trong đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014BGDĐT là :
a. Học sinh tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác.
b. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với học sinh ở 3 nội dung
c. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh (*)
d. Không dùng điểm số để đánh giá học sinh
Câu 11. Mục đích của việc dạy học bài mới ở môn Toán là:
a. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
b. Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài

mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
c. Giúp học sinh nhận ra các kiến thức đã học trong một số kiến thức mới trong nội dung các bài
tập đa dạng và phong phú.
d. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Tạo điều kiện cho học sinh
củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu tự
chiếm lĩnh kiến thức mới..(*)
Câu 12. Tiến trình dạy học của phương pháp Bàn tay nặn bột:
a. Tình huống xuất phát – tiến hành các hoạt động nghiên cứu – hình thành biểu tượng ban
đầu - đặt câu hỏi – hình thành kiến thức mới.
b. Tình huống xuất phát – đặt câu hỏi – hình thành kiến thức mới – tiến hành các hoạt động
nghiên cứu.


c. Tình huống xuất phát – hình thành biểu tượng ban đầu - đặt câu hỏi – tiến hành các hoạt
động nghiên cứu – hình thành kiến thức mới.
d. Đặt câu hỏi – tình huống xuất phát – hình thành biểu tượng ban đầu - tiến hành các hoạt
động nghiên cứu –hình thành kiến thức mới.
Câu 13. Các phương án điều chỉnh chương trình dạy học trong quá trình dạy học hoà
nhập trẻ khuyết tật là:
a. Đồng loạt, đa trình độ, trùng lặp, đa dạng hoá các hoạt động trong giờ học.
b. Đồng loạt, đa trình độ, thay thế, đa dạng hoá các hoạt động trong giờ học.
c. Đa trình độ, trùng lặp giáo án, thay thế, đa dạng hoá các hoạt động trong giờ học.
d. Đồng loạt, đa trình độ, trùng lặp giáo án, thay thế.(*)
Câu 14. Theo Thông tư số 30/2014-BGDĐT, học sinh được đánh giá thường xuyên ở nội
dung nào?
a. Hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng
môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
b. Sự hình thành và phát triển năng lực
c. Sự hình thành và phát triển phẩm chất
d. Tất cả các nội dung trên (*)

Câu 15. Thông tư số 30/2014-BGDĐT quy định trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong
việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học là :
a. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh
trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu bàn
giao chất lượng giáo dục học sinh
b. Thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho
cha mẹ học sinh vào cuối học kì I, cuối năm học
c. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện
hàng tháng
d.
Cả a, b, c (*)
Câu 16. Khi giao nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, giáo viên thường sử dụng câu hỏi mở
với mục đích nào dưới đây?
a. Để khuyến khích các hoạt động của học sinh.
b. Để kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh.
c. Để học sinh tập trung vào việc thảo luận.(*)
d. Để theo dõi sự hợp tác của học sinh trong nhóm.
Câu 17. Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh cần chú ý điều gì ?
a. Coi trọng việc tổ chức các hoạt động của học sinh
b. Tạo điều kiện để học sinh tìm tòi tiếp nhận tri thức, chủ động chiếm lĩnh tri thức
c. Hình thành khả năng tự học của học sinh
d. Cả a, b, c (*)
Câu 18. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp gồm các mức độ sau:
a. Xuất sắc; khá; trung bình; kém.(*)
b. Tốt; khá; trung bình; kém.
c. Tốt; khá; trung bình; chưa đạt yêu cầu.
d. Xuất sắc, tốt, khá, trung bình
Câu 19. Cac yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học thuộc lĩnh vực kĩ
năng sư phạm là:
a) Kĩ năng lập kế hoạch và soạn bài. Kĩ năng tổ chức dạy học trên lớp

b) Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp


c) Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Kĩ năng lập, bảo quản, sử dụng hồ sơ giáo dục, giảng dạy
d) Cả a,b,c (*)
Câu 25. Khi tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy tính tích năng
động sáng tạo của học sinh, giáo viên cần đảm bảo những tiêu chí gì?
a. Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh.
b. Có sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm hoặc có ứng dụng phầm
mềm dạy học…
c. Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ
động tong việc học của học sinh.
d. Tất cả ý trên đều đúng. (*)
B. PHẦN TỰ LUẬN ( 30 phút )
Câu 1. Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41//2010/QĐ-BGDĐT ngày 30
tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên có những nhiệm
vụ gì ?
Câu 2. Ở lớp anh ( chị ) dạy, có một học sinh rất lười học, ít hoạt động, hay ngồi một chỗ. Khi
các bạn khác học tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên thì học sinh này không thực hiện, chỉ
ngồi chơi và chọc ghẹo bạn. Với nhiệm vụ công tác của mình, anh ( chị ) giải quyết vấn đề
này như thế nào ?

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐÁP ÁN :
PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1:
- Nêu định nghĩa phòng chống trừng phạt trẻ em, giáo dục kỷ luật tích cực : (1 điểm)
Phòng chống trừng phạt trẻ em là công việc thường xuyên của toàn xã hội nhằm ngăn
chặn, xóa bỏ các hành vi thô bạo có hại cho sự phát triển của trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần
Giáo dục kỷ luật tích cực là hình thức giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của
trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thoả thuận giữa người lớn – trẻ
em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Nêu được một số biện pháp để thực hiện giáo dục tích cực và phòng chống trừng phạt trẻ
em (3điểm)
+ Hiểu trẻ và hiểu mình, quan tâm đến những khó khăn của trẻ
+ Lắng nghe tích cực : Khi có vấn đề xảy ra, nên lắng nghe trẻ và thực sự chú ý xem xét vấn đề
từ phía học sinh, Lắng nghe tất cả những gì các em nói và cũng cần biểu lộ sự cảm thông qua nét
mặt , ánh mắt, cử chỉ.. Sự lắng nghe tích cực của giáo viên giúp trẻ thấy mình đang được quan
tâm, được tôn trọng. Lắng nghe trẻ còn giúp giáo viên tránh được thái độ hấp tấp vội vàng khi
đưa ra những lời chỉ trích học sinh mà chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân. Hãy giúp học sinh tìm
hiểu nguyên nhân và cùng với các em tìm ra giải pháp phù hợp.


+ Luôn khuyến khích , động viên tích cực và khích lệ trẻ, nâng cao lòng tự tin, thúc đẩy trẻ tiến
bộ, vươn lên
Có nhiều cách khuyến khích, động viên học sinh. Một số gợi ý về các hình thức khen
thưởng, động viên học sinh:
- Khen thưởng học sinh tiêu biểu trong tuần, trong tháng
- Phiếu khen
- Hoa khen

+ Xử phạt học sinh cần chú ý:
- Khi áp dụng các hình thức xử phạt nên nói rõ sai phạm của học sinh, mục đích là giúp cho
học sinh biết rằng sự lựa chọn cách xử lý đó không phải là sự lựa chọn đúng đắn
- Không phạt học sinh vì những quy định chưa thỏa thuận trước
- Tuyệt đối không sử dụng những hình thức phạt mang tính bạo lực, gây tổn thương cho trẻ.
Tránh có thái độ quá nóng nảy, gây căng thẳng đối với học sinh.
+Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xây dựng nội quy lớp học:
Cần khuyến khích, gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận để xây dựng nội quy lớp học một
cách phù hợp. Khi tham gia vào việc xây dựng nội quy lớp học, trẻ sẽ tự giác và tích cực hơn
trong việc thực hiện tốt nội quy.
- Nêu được hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực: (2 điểm)
 Đối với học sinh:
- Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
- Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
- Tự tin trước mọi người, khả năng của trẻ được phát huy.
 Đối với giáo viên:
- Giảm được áp lực quản lí học sinh vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó, giáo
viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến.
- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
- Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất cao trong lớp học.
- Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
 Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội:
- Nhà trường có môi trường sư phạm thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin với phụ huynh, xã
hội.
- Xã hội có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội
trong tương lai.
- Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, nạn bạo hành, bạo lực.
- Giảm các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình trẻ sẽ được dành để phục vụ,
nâng cao đời sống cộng đồng, xã hội.

- Gia đình được hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
Câu 2: 4 điểm
Nêu tóm tắt một số nội dung chính về thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học
và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Công văn 707/
PGD ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học.
- Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
- Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục
đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh
- Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt,
đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học
của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh.


- Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường;
ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng
chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục.
- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Sử dụng các phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát
triển năng lực học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo yêu cầu làm cho lớp
học vui, học sinh thích học, biết cách học . Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột và các
phương pháp dạy học tích cực khác trong giảng dạy các môn.
- Áp dụng từng phần của mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) với các nội dung:
+ Tổ chức quản lí lớp học: tổ chức và hoạt động có hiệu quả Hội đồng tự quản của học
sinh; xây dựng và hỗ trợ học tập có hiệu quả các Góc học tập, Thư viện lớp học, Góc cộng đồng
và Bản đồ cộng đồng.
+ Tổ chức hoạt động dạy học – hoạt động giáo dục: Trong quá trình dạy học, giáo viên
tăng cường các hoạt động học cho học sinh. Chú ý hướng dẫn cách học cho học sinh, tạo cho
các em thói quen tự học, tự khám phá kiến thức mới. Tận dụng mọi cơ hội để học sinh được

tương tác với các bạn cùng lớp trong quá trình học tập.
- Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014-BGDĐT về Đánh giá học sinh tiểu học
(thay thế Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GD&ĐT về Đánh giá và xếp loại
học sinh tiểu học)



×