Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SỨC MẠNH của sự HOÀI NIỆM TRONG QUẢNG cáo (4000 từ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.29 KB, 13 trang )

PHẦN TIỂU LUẬN
Chủ đề 2: Sức mạnh của sự hoài niệm trong quảng cáo (The power of
nostalgia in advertising.)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ký ức, sự hoài niệm về quá khứ, về những gì xưa cũ luôn là điều tuyệt vời nhất
với mỗi người. Hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng về ngày đầu tiên đi học,
món quà đầu tiên dành cho bố mẹ, về kỳ nghỉ xa nhà đầu tiên... Những ký ức đó
có thể sinh động rõ nét, có thể đã mờ nhạt bởi thời gian, nhưng chỉ cần vài giây
hồi ức tái hiện cũng có thể khiến tâm hồn phút chốc trở nên thư thái, dễ chịu,
tựa như một dòng chảy tươi mát len lỏi trong từng tế bào cảm xúc.
Dù cho không phải là những kỷ niệm về “lần đầu tiên”, thì sự hoài niệm vẫn
luôn là thứ gợi nhắc cho con người nhiều cảm xúc. Bởi những gì đã qua sẽ mãi


mãi chẳng thể quay trở lại. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, nỗi nhớ là
một trạng thái tâm lý mạnh mẽ, có thể gợi lên nhiều dạng xúc cảm khác nhau ở
mỗi người. Nhưng hầu hết là cảm xúc tích cực như sự hân hoan, hưng phấn.
Nỗi nhớ, ký ức xưa cũ hay gọi chung là sự hoài niệm có liên quan trực tiếp đến
hành vi mua sắm của khách hàng. Nếu các nhà quảng cáo và nhà marketing khai
thác và tận dụng được đặc điểm này sẽ đạt được hiệu quả rất tích cực.
Đề tài về “Sức mạnh của sự hoài niệm trong quảng cáo” là một đề tài khá khó,
khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. Song, đây lại
là một đề tài rất thú vị nên em quyết định lựa chọn và theo đuổi.

B. NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Sự hoài niệm trong quảng cáo được hiểu như thế nào?
Trước khi đi sâu vào phân tích, cùng tìm hiểu về những nhận định của các nhà
Quảng cáo, Marketing trên thế giới về “sự hoài niệm trong quảng cáo”.
Yếu tố hoài niệm, nỗi nhớ lần đầu tiên được đặt ra bởi Johannes Hofer vào năm
1688. Ông mô tả nỗi nhớ giống như một “dạng khao khát để lấy về nhà và khao


khát quá khứ”. (He described nostalgia as a longing to retrieve home and a
yearning for the past)


Đến năm 1992, Baumgartner đã đưa thêm yếu tố cảm xúc và nhận thức song
song cùng với nỗi nhớ. Nhiệm vụ của các nhà quảng cáo là cố gắng gợi ý một
cách có ý thức những ký ức và cảm xúc để tạo ra những trải nghiệm cho khách
hàng.
Năm 2011, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng: “
những kỷ niệm thời thơ ấu có thể đưa chúng ta vào một khung suy nghĩ vị tha
và từ thiện hơn, việc gợi lên những ký ức vui vẻ làm cho chúng ta hạnh phúc”.
Theo Darrel D. Muehling- Giáo sư, Chủ tịch của Phòng Marketing và Kinh
doanh Quốc tế WSU Carson thuộc tập đoàn WSU nói rằng: “ Quảng cáo hoài cổ
có thể là một công cụ thành công và mạnh mẽ cho các công ty nếu được thực
hiện đúng. [...] Sự thành công của quảng cáo hoài cổ phụ thuộc vào cảm xúc có
liên quan đến những kỷ niệm, và các nhà quảng cáo phải làm những gì có thể để
đảm bảo kết quả tích cực”.
Tổng hợp từ nhận định của các chuyên gia và hiểu biết của bản thân trong quá
trình nghiên cứu, có thể rút ra một “định nghĩa” cơ bản nhất về sự hoài niệm
trong quảng cáo như sau:
“Sự hoài niệm trong quảng cáo là việc sử dụng các yếu tố mang tính hoài
niệm, xưa cũ để gợi nhắc cho khách hàng nhớ đến những ký ức tươi đẹp
trong quá khứ, nhằm tạo ra những cảm xúc tích cực, yêu mến của khách
hàng đối với sản phẩm và kích thích mua hàng”.
Như vậy, yếu tố hoài niệm có sự gắn bó, ràng buộc mật thiết với yếu tố cảm xúc
của khách hàng, và là sự gắn bó cực kỳ quan trọng mà bất cứ nhà quảng cáo nào
cũng nên tìm cách kích thích, tác động để “ráp nối” chúng lại với nhau.
Tại sao nên làm điều này? Bởi nghiên cứu hành vi khách hàng đã chỉ ra rằng:
hầu hết các quyết định mua hàng của con người đều do cảm xúc chi phối. Nếu
khơi gợi được những xúc cảm tích cực thì các nhà làm quảng cáo, marketing

gần như đã thành công một nửa trong công cuộc chinh phục khách hàng.
Như vậy, sự hoài niệm trong quảng cáo có vai trò rất quan trọng, liên quan đến
yếu tố cảm xúc (emotional appeal)- một trong 7 yếu tố kích thích, thu hút sự
quan tâm của khách hàng (the seven advertising appeals).
Phần tiếp theo sẽ tìm hiểu sâu hơn về tác động cũng như mức độ ảnh hưởng của
sự hoài niệm trong quảng cáo tới khách hàng. Trả lời cho câu hỏi: yếu tố hoài
niệm tác động ra sao?
2. Tác động tích cực của sự hoài niệm trong quảng cáo tới khách hàng
a. Tác động đến cảm xúc của khách hàng


Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học cũng đã từng nghiên cứu về “lỗ
hổng lý ức” và đưa ra các giả thuyết khác nhau về sự mất dần những đoạn ký ức
trong vỏ não đã từng trải qua trong quá khứ của con người nếu không có sự kết
nối, gợi nhắc.
Chính vì vậy, có thể so sánh sự hoài niệm ở đây được gợi lại giống như một tấm
vé khứ hồi, cho phép con người quay lại quá khứ, làm sống dậy những phần ký
ức đã qua. Lắng nghe lại một bài hát xưa cũ, một hình ảnh trong bộ phim đã
từng dành tất cả thời gian để xem là một trải nghiệm tuyệt vời.
Bởi khi phần ký ức được kết nối lại, những gì hiện ra không chỉ là là câu từ bài
hát, là hình ảnh diễn viên, mà hơn hết là hình ảnh của chính bạn trong đó, là
cảm giác từ hiện tại được soi lại những “cô gái, chàng trai năm ấy” vào thời
điểm đó đã từng làm những điều ngốc nghếch gì, đã có những ước mơ khát
vọng ra sao. Từ phần ký ức này liên tưởng tới phần ký ức khác tạo thành một
chuỗi dài liên tiếp cực kỳ sống động.
Theo một lẽ tự nhiên, dù trải nghiệm cảm xúc của khách hàng với cùng một
quảng cáo có chứa yếu tố hoài niệm là khác nhau. Song chúng đều trải qua
nhiều cung bậc và mang trạng thái tích cực: từ bồi hồi, xúc động cho đến vui vẻ,
thoải mái. Cảm xúc chung nhất chính là sự dễ chịu.
 Chiến dịch quảng cáo: “Bring Happiness Home 2016 - The Monkey

King Family” của PepsiCo


Hãy nhớ lại chiến dịch quảng cáo xuất sắc đã tận dụng sức mạnh của yếu tố
hoài niệm, đó là “Bring Happiness Home 2016 - The Monkey King Family” của
Pepsico. Xuất hiện vào cuối thập niên tại Trung Quốc, “The Monkey King” đã
tạo thành một cơn sốt không chỉ tại Trung Quốc mà lan sang cả các nước lân
cận, trong đó có Việt Nam.
Bộ phim “Tây Du Ký” là phần ký ức sống động tồn tại gần như ở mọi thế hệ
người Việt, được chiếu đi chiếu lại suốt gần một thập kỷ và cho đến bây giờ vẫn
đang tiếp tục. Hãy khoan nói đến sự thành công của chiến dịch này tại Trung
Quốc.
Ở Việt Nam, quảng cáo này đã được chia sẻ rất nhiều bởi hầu hết mọi người đều
nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, hay chính xác hơn là những ký ức, kỷ
niệm đẹp về “ngày xưa”.
Khi Pepsi đem yếu tố hoài niệm kết nối thành công với mảng ký ức, thứ mà mỗi
người cảm nhận được không chỉ là những đoạn phim về Mỹ hầu vương, về sự
nỗ lực tuyệt vời của nghệ sĩ Zhang Jinlai- người thủ vai nhân vật Tề thiên đại


thánh mà còn làm sống lại những khoảnh khắc mọi người trong gia đình quây
quần chờ tới giờ xem “Tây du ký” ra sao, những người bạn ngày xưa từng chơi
trò đóng vai thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh bây giờ thế nào.

Trích lời của nhân vật đại diện hãng PepsiCo về chiến dịch này: “Đối với một số
người, những quảng cáo gợi lên ký ức. Đối với những người khác, nó phản ánh
về những gì nhiều người ở Trung Quốc đã lãng quên trong suốt những năm
bùng nổ kinh tế - đó là di sản, nghề thủ công. Và hình ảnh chú khỉ nổi loạn cũng
rất phù hợp với thông điệp thương hiệu của Pepsi - đó là tuổi trẻ và khát khao
khám phá trải nghiệm những điều mới mẻ”.

Như vậy, dù ký ức xuất hiện ở mỗi người là khác nhau. Song có thể nói Pepsico
đã rất thành công trong chiến dịch này nhờ tận dụng sức mạnh của sự hoài
niệm- thứ luôn tồn tại trong mỗi con người và luôn chờ các nhà làm quảng cáo,
marketing đến đánh thức.
 Chiến dịch quảng cáo “New Hovis ad depicting the last 122 years”
của Hovis Premier Foods
Một thương hiệu khác trên thế giới cũng khá thành công sau khi tận dụng được
sức mạnh của sự hoài niệm trong quảng cáo. Hãng Hovis Premier Foodsthương hiệu bán đồ ăn nhanh ở Anh cũng đã gợi nhắc và khơi dậy những hoài
niệm, cảm xúc cực kỳ tốt cho người xem qua đoạn quảng cáo dài 122 giây, kỷ
niệm 122 năm kể từ ngày thành lập.
Xuyên suốt đoạn clip là hình ảnh một cậu bé mang theo túi bánh mì của Hovis
và chạy mãi theo từng cảnh quay thay đổi liên tục: từ Thế chiến thứ Nhất, Thế
chiến thứ Hai cho đến các giai đoạn lịch sử nổi bật ở Anh và kết thúc bằng hình
ảnh cậu bé ở thời hiện đại mở một chiếc bánh mì còn nóng hổi và ăn ngon lành.


Sức mạnh của yếu tố hoài niệm, xưa cũ đã giúp hãng Premier Foods “tăng thị
phần lên 3,5%, tương đương với doanh số bán hàng thêm 63 triệu bảng”- theo
như hãng công bố sau chiến dịch này.
Việc sử dụng sự hoài niệm trong quảng cáo tác động đến cảm xúc của khách
hàng không chỉ làm “thỏa mãn” khách hàng đó, mà còn là chìa khóa để quảng
cáo đó tiếp cận tới nhiều người khác. Bởi rất ít quảng cáo nhắm vào mọi đối
tượng khách hàng mà chỉ tập trung trong một phân khúc khách hàng nhất định.
Do đó, nếu làm tốt, gợi nhắc tốt sự hoài niệm, rất có thể quảng cáo, hay chính là
thương hiệu sẽ được truyền đi một cách tự nhiên, thậm chí theo cấp số nhân nếu
xét trong thời điểm mạng xã hội bùng nổ như hiện tại.
Ví dụ về quảng cáo về thời bao cấp xưa nhắm đến khách hàng mục tiêu là
những ông bố, bà mẹ thời 6x, 7x. Khi sức mạnh của sự hoài niệm được tận
dụng, họ thấy được hình ảnh của chính mình trong đó và tự xuất hiện cảm giác
thôi thúc muốn được chia sẻ cho bạn bè của họ, cho con cái của họ về quảng

cáo này. Một cách tự nhiên, quảng cáo đã được lan truyền theo cách đó. Cảm
xúc càng mạnh thì sự hiệu quả, thành công của chiến dịch quảng cáo càng cao.


b. Tăng sự yêu thích và độ thiện cảm với sản phẩm
Cơ hội “trở lại tuổi thơ” là một thứ gì đó rất hấp dẫn đối với tất cả mọi người.
Xu hướng này đã xuất hiện trên cả lĩnh vực phim ảnh, sách truyện. Tại Việt
Nam, thời gian gần đây những mô típ phim dạng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh” đã gặt hái được rất nhiều thành công cũng nhờ vào xu hướng tận dụng
sức mạnh của sự hoài niệm, của sự khao khát sâu thẳm muốn trở lại tuổi thơ
luôn tồn tại trong mỗi người.
Vì thế, khi xem một đoạn quảng cáo mà đem lại cho một người cơ hội quay trở
về quá khứ, sống lại với những miền ký ức thì người đó sẽ nhớ lâu hơn đến
quảng cáo này. Không chỉ có vậy, người đó còn có xu hướng đi chia sẻ với
người khác, bởi yếu tố liên quan đến thời gian, quá khứ luôn là thứ hấp dẫn đối
với tất cả mọi người.


Tiếp nối phần đã chia sẻ ở trên, có thể thấy rằng, một quảng cáo nếu tận dụng
được sự hoài niệm và có khả năng gợi nhắc, khơi dậy cảm xúc thì sẽ làm tăng
sự yêu thích và độ thiện cảm đối với sản phẩm.
Khi sử dụng yếu tố hoài niệm, điều quan trọng nhất đối với các nhà tiếp thị là
tìm ra âm nhạc và hình ảnh phù hợp, dù đôi khi không liên quan trực tiếp đến
sản phẩm. Song những đoạn âm nhạc, hình ảnh đó phải có khả năng khuấy
động, gợi lên những xúc cảm ấm áp. Cảm xúc ấm áp, thoải mái dễ chịu sẽ rất dễ
tạo ra sự thiện cảm với sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá của
khách hàng về quảng cáo, về thương hiệu, về sản phẩm xuất hiện trong quảng
cáo đó.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Khi người tiêu dùng được trải nghiệm về nỗi nhớ
trong một tình huống tiêu dùng như khi đang đi mua sắm, họ sẽ có khả năng

mua hàng cao hơn đối với các sản phẩm được quảng cáo và đặc biệt là các sản
phẩm có liên quan tới hoài bão, ước mơ.
Bởi sự hoài niệm khiến cho chúng ta luôn có cảm giác trân trọng hiện tại, khiến
cho bản thân cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Chính từ điều này đã cảm ra một
loại cảm giác dễ hài lòng, dễ dàng gật đầu đồng ý trước mọi lời mời gọi mua
hàng từ hãng đó, thậm chí là tự nảy sinh cảm giác muốn sở hữu sản phẩm đó, dù
nó không liên quan tới sự hoài niệm mà khách hàng đang nhớ về.
 Chiến dịch quảng cáo “Magic of Flying” của British Airways

Chiến dịch quảng cáo xuất sắc “Magic of Flying”- “Bay là điều kỳ diệu” do
OgilvyOne London thực hiện cho hãng British Airways đã chứng minh được
sức mạnh của sự hoài niệm trong thời đại số, là sự kết hợp của đỉnh cao công
nghệ hoà cùng sức mạnh cảm xúc.


Ký ức trong tuổi thơ của mỗi người đều đã từng xuất hiện hình ảnh của những
chiếc máy bay. Kỷ niệm tuổi thơ là những lần nghe thấy tiếng “ù ù” của máy
bay là ngước mắt lên bầu trời rộng lớn, háo hức dõi theo hay thậm chí là chạy
theo từng chuyển động cho đến chiếc máy bay mất hút trong khoảng không, bị
che lấp bởi những đám mây trắng bồng bềnh. Chiếc máy bay khi ấy là nỗi mong
mỏi, chờ đợi của rất nhiều tâm hồn trẻ thơ, chở theo khát vọng một ngày được
đặt chân đến những vùng đất mới.
Nhưng khi cuộc sống hiện tại đã đáp ứng được khát vọng năm xưa thì niềm vui,
nỗi mong mỏi ngày nào đã mất dần, thay bằng cảm xúc ám ảnh, sợ hãi, lo lắng
bởi những yếu tố an ninh, tai nạn hi hữu.
Với chiến dịch “Magic of Flying”, British Airways đã xóa tan những lo lắng, sợ
hãi đó, đánh thức những mảng ký ức tuyệt vời ngày bé thơ trong tâm trí mỗi
người, khiến họ tìm lại được cảm xúc ấm áp, yêu thương trên mỗi chuyến bay
với British Airways.
Bà Abigail Comber- người đứng đầu trong dự án Marketing này của British

Airways chia sẻ: “Hãy thừa nhận là, khi nhìn lên trời và thấy máy bay, đôi khi
chúng ta tự hỏi chúng đang bay đi đâu và rồi mơ về một ngày không xa mình
cũng được 'xách ba lô lên và đi' đến những nơi thú vị, tuyệt vời trên thế giới.
Với insight đó, chúng tôi tạo ra một quảng cáo - tận dụng sức mạnh của công
nghệ để làm cho hình ảnh và thông tin chuyến bay trở nên gần gũi và thân thiện
hơn mới mọi người, giúp họ trả lời câu hỏi đó. Chúng tôi hy vọng qua quảng
cáo này, mọi người sẽ cảm thấy bay là một điều tuyệt vời, thấy thế giới trở nên
nhỏ bé trong tầm tay của bất kỳ ai”.
Ý tưởng của chiến dịch là giúp mọi người hoài niệm về thời ấu thơ bằng việc
mô phỏng lại cảnh tượng dõi theo những chuyến bay ngày nào của những đứa
trẻ.
Hai bảng quảng cáo ngoài trời được đặt ở gần đường đến sân bay Heathrow.
Điều kỳ diệu nhất đó mỗi khi có một chiếc máy bay bay ngang qua sẽ xuất hiện
hình ảnh một đứa trẻ sẽ đứng dậy chỉ tay và thích thú chạy theo cho đến khi
máy bay bay khuất.
Điều này thực sự chạm đến được phần ký ức sâu thẳm, gợi lên những xúc cảm
mãnh liệt trong trái tim mỗi người, nhắc họ nhớ về thời thơ ấu – thời điểm
những chuyến bay thực sự lung linh và diệu kỳ trong mắt họ. Điều kỳ diệu này
thực hiện được thông qua một loại ăngten ADSB đặc biệt được đặt trên những
toà nhà gần nơi đặt bảng quảng cáo giúp các kỹ sư đọc được những dữ liệu tiếp
sóng của máy bay trong khoảng cách 200km.


Chiến dịch này đã tận dụng được sức mạnh của sự hoài niệm trong quảng cáo
và đạt được sự thành công vang dội, bao gồm: giải Grand Prix hạng mục Direct,
cùng 2 giải Sư tử Vàng và Sư tử Bạc tại hạng mục Cyber tại Cannes Lions năm
2014.
3. Tác động tiêu cực của sự hoài niệm trong quảng cáo tới khách hàng
Dù đem lại những hiệu quả tích cực, song nếu sử dụng sai cách, sự hoài niệm
đôi khi cũng đem lại những tác động tiêu cực tới khách hàng.

Muehling, Sprott & Sprott, (2004) đã phát hiện ra rằng những tình huống sử
dụng yếu tố hoài niệm trong quảng cáo nếu không đáp ứng được mong đợi có
thể làm giảm cảm xúc tích cực, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực của khách
hàng đối với thương hiệu đó, tác động trực tiếp tới hành vi của khách hàng.
Trên thực tế, sự hoài niệm gắn với cảm xúc cá nhân sẽ mang lại nhiều thành
công hơn là một sự hoài niệm chung chung. Song không phải lúc nào các nhà
quảng cáo cũng có thể tìm ra một sự hoài niệm phổ biến có trong hầu hết mọi
ký ức (như ví dụ về bộ phim Tây Du Ký). Vì vậy, đôi khi việc sử dụng sự hoài
niệm trong quảng cáo có thể mang đến những phản ứng trái ngược.
Bởi không phải cá nhân nào cũng có ký ức tuổi thơ giống nhau. Ví dụ về cảnh
quay người bà chơi cùng đứa cháu nhỏ. Cảnh quay này có thể sẽ mang lại cảm
giác hạnh phúc với đa số mọi người. Nhưng ở những người chưa từng biết đến
cảm giác đó trong quá khứ sẽ hình thành cảm xúc buồn bã, tiếc nuối vì đã bỏ lỡ,
vô tình cảm xúc buồn bã này đã tác động đến thương hiệu.
Như vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, ngoài nghiên cứu khách hàng mục tiêu,
các nhà quảng cáo nên nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng tiềm năng, nhằm
đưa ra những chiến lược phù hợp nhất: tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng
nhưng tránh tạo ra cảm xúc tiêu cực cho các cá nhân đơn lẻ.
Nên chọn những dữ kiện về sự hoài niệm nhấn mạnh về cảm xúc gắn với nhiều
người (dạng tập thể) như lớp học, bạn bè, ngày lễ, sự kiện đáng nhớ của gia
đình là cách tiếp cận an toàn và hiệu quả nhất khi nhà quảng cáo muốn tận dụng
sức mạnh của sự hoài niệm trong các sản phẩm quảng cáo của mình.
4. Cách kích hoạt cảm xúc, sự hoài niệm
Con người thường có xuất hiện cảm xúc khi được tác động tới hệ thống cảm
giác, thông qua hầu hết mọi giác quan. Trong đó, tác động đến thị giác, thính
giác, vị giác là một trong những cách hiệu quả nhất.
Tương tự như vậy, để tận dụng sức mạnh của sự hoài niệm trong quảng cáo, thì
âm nhạc (các bài hát), mùi vị và hình ảnh sẽ hỗ trợ, phát huy được sức mạnh



này một cách tối đa. Để kích hoạt được cảm xúc, sự hoài niệm ở một người, nên
bắt đầu bằng việc tạo cho người đó cảm giác thân thuộc, gợi nhắc lại qua một
bài hát, một mùi hương hoặc một hình ảnh đặc biệt.

Hãy thử để ý đến các trào lưu, các “trend” thu hút được nhiều người quan tâm
thường là gợi nhắc lại những hình ảnh, bài hát xưa cũ. Ví dụ như “bộ ảnh tuổi
thơ” có hình ảnh lũ trẻ tắm mưa, thả diều là hình ảnh được nhiều chia sẻ nhất,
bởi mỗi người tự thấy được hình ảnh của chính mình trong đó, gợi nhắc đến tuổi
thơ của mình.
Những bài hát, những bộ phim thuộc hàng “kinh điển” tựa như phim “Tây du
ký” cũng được nhiều người biết đến như: “Hoàn châu cách cách, Bao Thanh
Thiên” đều có khả năng kích hoạt cảm xúc người xem, đem đến cho họ những
trải nghiệm về sự hoài niệm nhất định, mang lại cảm giác nhung nhớ, bồi hồiloại cảm xúc cực kỳ “có lợi” trong quá trình tiêu dùng mà nhà quảng cáo cũng
như nhà cung cấp dịch vụ đều mong tất cả các khách hàng của mình có được.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nghiên cứu của em về đề tài: “ Sức mạnh của sự hoài niệm
trong quảng cáo”. Đây là một đề tài thú vị và hấp dẫn. Nếu khai thác tốt sẽ
phát huy được sức mạnh tuyệt vời của sự hoài niệm- những vùng ký ức bị lãng


quên vô tình được gợi nhắc lại thông qua các sản phẩm quẩng cáo. Đây chính là
kỳ vọng, mong muốn của mọi nhà quảng cáo cũng như nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó, nếu lạm dụng hoặc tiến hành sai cách
sẽ gây ra những tác dụng ngược. Do đó, các nhà làm quảng cáo cần nghiên cứu
kỹ lưỡng và nghiêm túc đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng
tiềm năng để đạt hiệu quả cao nhất.
[ Tài liệu tham khảo]
/> /> /> /> /> /> /> /> /> />



×