Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

nghi luan xa hoi dung co gang tro thanh nguoi noi tieng ma truoc het hay la nguoi co ich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.98 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nghị luận xã hội: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là
người có ích
DÀN Ý I
1. Giải thích ý kiến
- Người nổi tiếng được khâm phục, được mọi người biết đến về tài năng và sự thành
công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tất đẹp cho xã
hộỉ bằng những việc làm cụ thể của mình.
- Về thực chất ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua đống
góp của họ đối với gia đình và xã hội.
2. Bàn luận về ý kiến
- Luận bàn về môi quan hệ giữa hai mệnh đề: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng
mà trước hết hãy là người có ích.
- Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng
lực, tố chất và điều kiện để đạt được.
- Nếu cố gắng bằng mọi cách để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về
bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội.
- Mỗi cá nhân bằng suy nghĩ và việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được
giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội
nổi tiếng. Tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi
tiếng thì hãy là người sống có ích.
- Những người bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì
cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng thành người nổi tiếng.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng
định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
- Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Bài văn mẫu 1



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Trở thành một ca sĩ nhạc pop nổi tiếng như Michael Jackson? Trở thành một cầu thủ
bóng đá huyền thoại như Maradona hay giàu có như Bill Gates? Nếu có ai đặt ra câu hỏi
đó cho chúng ta, tôi dám chắc ít ai không mơ ước mình được nổi tiếng như vậy. Trong
cuộc sống có rất nhiều quan niệm sống và cũng có rất nhiều mơ ước khác nhau. Có
người mơ ước mình trở thành nhà khoa học nổi tiếng. Có người mơ ước mình trở thành
một doanh nhân. Tôi cũng không ngoại lệ, tôi cũng từng mơ ước mình trở thành một nhà
văn nổi tiếng. Và chỉ khi đọc được câu nói “ Đừng cố gắng để trở thành người nổi tiếng
mà trước hết hãy làngười có ích” tôi mới thấy cần phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề
này.
Vậy người nổi tiếng là gì mà ai cũng mong muốn trở thành người nổi tiếng? Người nổi
tiếng là những người có công danh sự nghiệp - Là người thành công trong cuộc sống,
trong công việc hay một lĩnh vực nào đó được nhiều người biết đến, yêu mến, kính trọng.
Trên thế giới ai cũng biết Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ,nhà từ thiện, tác giả và
chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã
sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. Hay
như giáo sư toán học Ngô Bảo Châu - Người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Fields toán học
- một giải thưởng danh giá trên thế giới mà không phải nhà toán học nào cũng có thể đạt
được. Giáo sư Ngô Bảo Châu không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học mà còn là một
trong những giảng viên danh tiếng ở các trường Đại học nổi tiếng của Mĩ và thế giới. GS
Ngô Bảo Châu chính là niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam trên thế giới. Và nữa, nghệ sĩ
Đặng Thái Sơn - một tài năng xuất chúng về âm nhạc. Những buổi biểu diễn của Đặng
Thái Sơn là sự chờ đợi của biết bao người yêu nhạc ở Việt Nam và trên thế giới. Những
khán phòng chật cứng, những nhà hát đông nghịt. Hàng triệu con tim như đang rung lên
theo từng âm thanh của vũ điệu bàn tay tài hoa trên phím đàn. Đặng Thái Sơn chẳng phải
là một thiên tài âm nhạc đó sao…
Trở thành người nổi tiếng là một mơ ước mà ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng nếu
như không thể trở thành người nổi tiếng bạn cũng đừng buồn bởi chúng ta vẫn có thể
sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng như một số bạn

trẻ bằng cách bắt chước người này, người khác cách ăn mặc, đầu tóc kì dị hay có những
hành động đặc biệt gây sự chú ý để nổi tiếng. Cái giá mà bạn phải trả cho sự nổi tiếng
đôi khi là quá đắt. Có những bạn trẻ muốn được nổi tiếng trong mắt bạn bè, người yêu đã
thể hiện mình là một tay đua trên xa lộ bằng những trận quyết đấu với tử thần để rồi có


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thể sẽ nổi tiếng những đó là sự nổi tiếng mà những người thân yêu của họ sẽ mãi mãi
đau đớn khôn nguôi.
Câu nói trên thực sự đã làm tôi suy nghĩ lại giấc mơ trở thành người nổi tiếng của mình.
Mỗi chúng ta đều có thể trở thành những người nổi tiếng nếu như có tài năng thật sự
nhưng trước hết chúng ta hãy sống thật tốt để làm một con người có ích. Xã hội rất cần
những người nổi tiếng nhưng còn cần hơn những người có ích. Hãy làm cho cuộc sống
của chúng ta tốt đẹp hơn bởi những việc làm có ích, bởi những con người có ích.
Câu nói “Đừng cố gắng….” quả thực đã để lại cho mỗi chúng ta một bài học nhận thức
về ý nghĩa cuộc sống và quan niệm sống. Tôi nhớ một câu nói của một văn hào nổi tiếng:
“Có thể trong cuộc đời này không ai biết đến tên tuổi bạn, nhưng những việc bạn làm lại
không thể thiếu được với cuộc đời họ”. Tất nhiên, bạn hãy cứ mơ ước mình sẽ trở thành
một người nổi tiếng. Biết đâu, bằng những cố gắng và tài năng của mình, một ngày
không xa bạn sẽ nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó. Nhưng phải chăng, câu nói trên
cũng là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta khi bước vào cuộc sống.
DÀN Ý II
- Giới thiệu ý kiến của đề bài: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy
là người có ích.
- Giải thích :
+ Người nổi tiếng là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.
+ Người có ích là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cần thiết và có giá trị đối
với người khác, gia đình, xã hội.
+ Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người : Hãy sống

với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy
quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người.
- Phân tích chứng minh:
+ Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :
Tiếng tăm, danh vọng thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.
Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào
tội lỗi.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính,
sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa.
+ Trước hết, hãy là người có ích :
Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.
Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.
Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị,
có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người
xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất
của hành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ).
- Bình luận :
+ Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có
tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội.
+ Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều
đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành
động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương.
+ Làm sao để là người có ích :
Hãy sống có lý tưởng;
Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;
Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng;

+ Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con
người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực,
người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.
- Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyên rất có tính
thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm
sự nổi tiếng bằng mọi giá.
Bài văn mẫu 2
Nghị luận xã hội câu nói: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết
hãy là người có ích


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phải sống như thế nào cho hợp lòng người, cho đúng đạo lí, để trở thành người nổi
tiếng hay người có ích?
Đây là một ý kiến khá xác đáng, từng được nhiều người nhắc đến để làm phương châm
ứng xử, hành động trong suốt cuộc đời: "Dừng cố gắng trở thành người nổi tiến ạ mà
trước hết hãy là người có ích".
Vậy, thế nào là người nổi tiếng? là người có ích?
Người nổi tiếng là người có tiếng đồn xa, được rất nhiều người nhắc đến, biết đến.
Đồng nghĩa với nổi tiếng là nổi danh, lừng danh, nức danh, nức tiếng. Người nổi tiếng
có thể là người được cộng đồng tôn vinh về tài đức, cũng có thể là người ''cộm cán", bị
tai tiếng.
Ví dụ, thầy giáo Nguyền Ngọc Kí bị tàn tật bẩm sinh mà dùng đôi chân để viết, vẽ ...
nổi tiếng gần xa, được hàng triệu học sinh Tiểu học yêu quý. Trần Đăng Khoa là nhà
thơ thần đồng nổi tiếng từ năm lên 9 - 10 tuổi. Trái lại, tướng cướp Năm Cam "nổi
tiếng" đâm chém, giết người cướp của một thời! Nhân vật Sở Khanh cũng là người "nổi
tiếng":
"Bạc tình nôi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung".

(Truyện Kiều)
Còn người có ích là người đem lại điều có lợi, đem lại hiệu quả tốt cho gia đình hoặc xã
hội trên tinh thần phục vụ và cống hiến. Nhân dân lao động là những người có ích,
được xã hội ghi nhớ công ơn: "Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớtìì cấy cày
cho chăng?". Đồng nghĩa với người có ích là /Igười hữu ích', trái nghĩa với người có ích
là ke’ vô dụng, vô tích sự.
Câu nói trên đây nhắc nhở mỗi chúng ta phải sống thiết thực, phải tùy theo tài, đức của
mình để phấn đấu: "trước hết là người cố ích", coi việc hiến dàng, phục vụ gia đình, đất
nước là nghĩa vụ, là niềm vui hạnh phúc trong suốt cuộc đời.
Muốn trở thành người nổi tiếng thì phải có đức trọng tài cao, làm nên công danh sự
nghiệp. Nếu chỉ là người bình thường, "một phó thường dân" thì làm sao mà thành
người nổi tiếng được? "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng" vì chỉ là mơ hồ, hão
huyền. Câu tục ngữ: "Liệu cơm gắp mắm" nhắc nhở mọi người phải có đầu óc thực tế,


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

phải sống thiết thực! Thành ngữ “hữu danh vô thực" châm biếm, mỉa mai những kẻ “có
danh" mà vô tích sự đầy rẫy trong xã hội, nhan nhản trong đời!
Vị thế xã hội của mỗi người có thể khác nhau, người lãnh đạo/ thường dân; giàu sang
phú quý/ nghèo khổ; trí thức/ lao động chân tay; trẻ con/ người lớn,... ai cũng cần học
tập, lao động, tu dưỡng thành người có ích. Người có ích là người cao quý, là người vẻ
vang vì đã làm nên bao thành quả ích nước, lợi nhà. Đúng vậy, "người hoàn thiện nhất
là người hữu ích nhất cho xã hội" (Kinh Coran).
Thiếu niên, nhi đồng "tuổi nhỏ làm việc nhỏ...", chăm ngoan, học giỏi. Các cụ già:
"Sống khỏe, sống vui, sống có ích". Công nhàn, nông dân ra sức sản xuất vì dân giàu,
nước mạnh. Thầy cô giáo, kĩ sư, bác sĩ... đem tài năng hiến dâng cho sự nghiệp hiện đại
hóa, công nghiệp hóa đất nước. Anh bộ đội nắm chắc tay súng, bảo vệ lãnh thổ, chủ
quyền của Tổ quốc, bảo vệ, giữ vững hòa bình của đất nước.
Sống phải có ước mơ, luôn luôn có ý thức vươn lên xây dựng cho bản thân một sự

nghiệp. Không được mơ mộng hão huyền, nhưng cũng không nên an phận thủ thường.
Câu khẩu hiệu: “Đáu cần thanh niên có, đâu khố cố thanh niên” luôn luôn nhắc nhở tuổi
trẻ chúng ta biết sống đẹp, phấn đấu trở thành người có ích, có ích cho gia đình, có ích
cho Tổ quốc.
Bài văn mẫu 3
“Đừng cố gắng làm người nổi tiếng mà trước hết hãy làm người có ích” và “Biết tự hào
về bản thân là tốt nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn” là 2 câu hỏi nghị luận trong
đề thi Văn khối C và D trong kì thi Đại học (ĐH) năm 2011.
Hai câu hỏi này khá khó, và cũng khá hay, theo đánh giá của rất nhiều các thí sinh dự
thi ĐH và của đông đảo các bậc phụ huynh. Hai câu hỏi trong đề thi này cũng khiến rất
nhiều người quan tâm và suy ngẫm nghiêm túc bởi 2 vấn đề đặt ra là rất ý nghĩa. Đó là
câu chuyện “Nhà nghèo cũng phải cho Tèo đi thi đại học”, và bên cạnh Tèo, có lẽ cũng
nên cho một cơ số ngôi sao đi thi ĐH.
Một anh bạn của tôi đã thốt lên rằng: “Đừng cố gắng làm người nổi tiếng mà trước hết
hãy làm người có ích, câu này rất đúng với một cơ số các hot-girl bây giờ, tôi thấy hình
như ngoài khoe ngực, khoe thân thì họ chẳng làm được một cái gì khác thì phải”.
Trước tiên, cần phải hiểu rõ với nhau rằng, là một ngôi sao giải trí thì hoàn toàn khác


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

với chuyện là một người nổi tiếng, bởi cái sự nổi tiếng ở ta bây giờ nhiều khi không đến
từ sự lao động, đóng góp nghiêm túc cho nghệ thuật mà nổi tiếng theo kiểu tai tiếng.
Nhà biên đạo múa Lê Vũ Long từng nói một câu thế này: “Cái sự nổi tiếng ở ta giờ dễ
dãi quá, một cô hot-girl khoe ngực, khoe thân và trở nên nổi tiếng, còn những người lao
động nghệ thuật nghiêm túc thì cứ âm thầm làm việc”. Thế mới có chuyện một đứa bé
từng nói với mẹ rằng “Cô Elly Trần chỉ có cái… to, còn đóng phim còn chưa bằng các
bạn ở lớp con diễn kịch”.
Sau thảm họa của V-Pop, sau khi một cơ số các chân dài với giọng hát karaoke cấp
phường thi nhau bức tử nhạc Việt, thì lại vẫn có một số các chân hơi dài, mặt chỉ trên

mức xấu (dù đã dao kéo tùm lum) khác tiếp tục đưa ra những tuyên bố khiến những
người hiểu thế nào là âm nhạc thực sự phải nơm nớp lo sợ: “Em sẽ dấn thân vào âm
nhạc, em quyết tâm trở thành ca sĩ”. Hai cô mẫu Vy Oanh rồi Maria Đinh nào đó sau
vài tấm ảnh hở hang cũng liền “dọa” rằng “Em sẽ đi hát, sẽ làm ca sĩ, sẽ đóng phim”.
Những người đẹp ở ta giỏi thật, người đẹp nào cũng làm người mẫu, rồi đóng phim, rồi
hát, dám chắc rắc mấy người đẹp này có đứng trước hai câu hỏi trên chưa chắc viết nổi
200 chữ đúng ngữ pháp, chứ không nói đến chuyện viết được bài văn 600 chữ cho có
đầu có đuôi. Bởi nếu các người đẹp có tri thức thực sự, nếu đã học giỏi được môn văn –
môn học của tâm hồn, thì các cô đã không “thò chân” vào nghệ thuật theo những cách
phản cảm như vậy. “Phi Thanh Vân – em tự hào về làn da nâu của em, về sắc đẹp của
em, em là phụ nữ, không ai cấm em nghĩ mình đẹp cả, nhưng xin em hãy biết rằng “biết
xấu hổ còn quan trọng hơn”, xin em đừng hát và đừng tuyên bố gì nữa” – Một độc giả
có tên Ngọc Quang đã thốt lên như vậy!
“Đừng cố gắng làm người nổi tiếng mà trước hết hãy làm người có ích”, giá mà một cơ
số các ngôi sao, sao đã có tiếng và “sao xẹt” nghĩ được điều này. Vừa rồi có câu chuyện
về cô “hốt-gơn” nào đó được mệnh danh là “yêu nữ đồ hiệu” chả hiểu tầm nhận thức và
văn hóa tới đâu lên tiếng “cạnh khóe” Mỹ Linh. Nữ ca sĩ đàn chị đã quá chính xác và
cũng chẳng quá lời khi nhận xét “âm nhạc có tinh hoa thì cũng có rác”. Cố nổi tiếng
bằng sự phô trương những thứ vật chất tầm thường, và tiếp theo có những phát ngôn
cho thấy một tầm nhận thức và văn hóa thấp kém, có bao giờ em nghĩ được như bao thí
sinh ngoại tỉnh đổ mồ hôi về Hà Nội dự thi rằng “trước hết hãy làm một người có ích
cho xã hội”.
Một anh chàng ca sĩ chuyên hát dăm ba bài hát nhạc sến rẻ tiền não tình, khi anh cưới


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

được một cô hot-girl trẻ tuổi, dễ thương, cũng có nhiều người mừng cho anh. Nhưng
ngay sau đó, anh chụp ảnh khoe vợ tràn làn quá lố, rồi tiếp theo có vài bài viết rằng có
“tin đồn” anh sắp làm bố. Xin lỗi, nhưng giữa thời bão giá khó khăn này, chẳng ai còn

thừa hơi đi tung tin đồn anh làm bố, chẳng ai thừa thời gian đi quan tâm vợ anh có bầu
hay chưa. Hạnh phúc của anh, anh hãy giữ lấy, cùng cái sự nghiệp ca hát chẳng biết là
có còn không của anh, giá mà anh chàng ca sĩ già này nghĩ được rằng “Biết tự hào về
bản thân là tốt nhưng biết xấu hổ còn tốt hơn”. Với vô số nhưng thứ nói không quá lời
là rác rưởi, nhảm nhí đang diễn ra với âm nhạc, với nền giải trí hiện nay, có lẽ nên cho
một cơ số những người “nổi tiếng” đi thi ĐH, với đề thi chỉ bao gồm hai câu hỏi nghị
luận nói trên. Hi vọng đến lúc đó thì chúng ta sẽ bớt đi được một cơ số những cái được
gọi là… thảm họa.



×