Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Bình Minh tại Mỹ Đức Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.8 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH LUÂN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤTSINH SẢN CỦA LỢN NÁI NUÔI TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI BÌNH MINH MỸ ĐỨC - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn Nuôi Thú Y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH LUÂN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤTSINH SẢN CỦA LỢN NÁI TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI BÌNH MINHMỸ ĐỨC- HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn Nuôi Thú Y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Lớp :

K45 – CNTY - NO1

Khóa học:

2013 – 2017

Giảng viên HD:


PGS TS. Nguyễn Hƣng Quang

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này đầu tiên tôi xin chân thành các
thầy cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên,
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong những năm học
vừa qua.
Lời cảm ơn sâu sắc đến đến thầy giáo PGS TS. Nguyễn Hƣng
Quanggiảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi tròn xuất quá trình thực tập
Qua đây tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã
Phù Lưu Tế, Huyện mỹ- Tỉnh Hà Nội, chủ trại chăn nuôi Nguyễn Sỹ Bình Mỹ Đức - Hà Nội, và các cán bộ kỹ thuật của công ty cổ phần chăn nuôi CP
Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, Tháng 6 năm 2017
Sinh Viên

Nguyễn Thành Luân


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành”, “ lấy lý thuyết gắn liền

với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của chương
trình đào tạo ở trường đại học Nông Lâm Thái nguyên nói riêng và các
trường đại học nói chung. Giai đoạn thực tập đóng vai trò rất quan trọng đối
với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên
củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học, đồng thời làm quen với phương
pháp nghiên cứu khoa học và tiếp cận với thực tiễn sản xuất. Qua đó, giúp
sinh viên nâng cao lý luận chuyên môn và kinh nghiệm bản thân.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường trường đại học Nông
Lâm Thái nguyên, Ban chủ nghiệm khoa chăn nuôi thú y, giảng viên hướng
dẫn PGS TS. Nguyễn Hưng Quang và sự tiếp nhận của ông Nguyễn Sỹ Bình
chủ trang trại lợn gia công cho công ty CP Việt Nam tại xã Phù Lưu Tế,
huyện Mỹ đức, thành phố Hà Nội. Tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá năng
suất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Bình Minh tại Mỹ Đức Hà
Nội”.
Do bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên bản
khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Tôi kính mong được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, Tháng 6 năm 2017
Sinh Viên

Nguyễn Thành Luân


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii

MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................... vi
Phần 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập.............................................................................. 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển trại chăn nuôi Bình Minh ................... 3
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 5
3.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
3.1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 6
3.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 22
3.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 22
3.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 24
Phần 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 27


iv

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27
Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29

4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 29
4.1.1. Công tác thú y ....................................................................................... 29
4.1.2. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 32
4.2. Kết quả thực hiện đề tài ........................................................................... 37
4.2.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn nái của trại chăn nuôi
Bình Minh ............................................................................................... 37
4.2.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái nuôi tại trại .................... 38
4.2.3. Năng suất sinh sản của lợn nái nuôi tại trại .......................................... 40
4.2.4. Nghiên cứu các chỉ tiêu về lợn con ....................................................... 42
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Tồn tại và đề nghị ..................................................................................... 44
5.2.1 Tồn tại .................................................................................................... 44
5.2.2 Đề nghị ................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAMKHẢO ............................................................................. 45


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Lịch vệ sinh khử trùng tại cơ sở chăn nuôi ................................... 31
Bảng 4.2: Quy trình sử dụng vắc xin và các chế phẩm thú y phòng bệnh
cho đàn lợn của Trại........................................................................ 32
Bảng 4.3: Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái chửa ........................ 34
Bảng 4.4: Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 35
Bảng 4.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập .......... 36
Bảng 4.6. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của ................................................ 37
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại (n
=50) ................................................................................................. 38
Bảng 4.8: Mộtsốtínhtrạngsinhsảncủađànlợnnái giai đoạn theo dõi ................ 40

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu về lợn con của lợn nái CP 909 ................................... 42


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

L

Landrace

Y

Yorkshire

KLCS

Khối lượng cai sữa

KLSS

Khối lượng sơ sinh

TTTA

Tiêu tốn thức ăn


SCĐR

Số con đẻ ra

SCĐRCS

Số con để ra còn sống

NXB

Nhà xuất bản


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong khoảng hai thập kỷ vừa qua, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có
những thay đổi quan trọng cả về năng suất, chất lượng, quy mô cũng như hình
thức chăn nuôi. Tổng đàn lợn tằn từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 27,3 triệu
con năm 2010. Đặc biệt là sản lượng thịt tăng nhanh hơn số lượng đầu con, từ
1,51 triệu tấn năm 2001 tăng lên 3,02 triệu tấn năm 2010. Tỷ lệ thịt lạc từ 4042% năm 2001 lên trên 46% năm 2006. Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta tăng
trưởng nhanh so về tổng đàn, chất lượng đàn cũng theo như quy mô sản xuất..
Tuy nhiên so với với yêu cầu và khả năng thì kết quả này cũng khiêm tốn và
phần lớn lượng sản xuất được tiêu thụ ở từ nội địa từ 98 – 99%. Từ năm 2001
– 2006 bình quân mỗi năm nước ta chiếm khoảng 1 – 3% tổng sản lượng thịt
lợn sản xuất trong đó sản phẩm chủ yếu là thịt sữa và thịt lợn choai. Tuy
nhiên do khối lượng đáp ứng không ổn định cơ cấu giống lợn nước ta chủ yếu

vẫn là lợn địa phương, lợn năng suất thấp tỉ lệ mỡ cao cho nên sản phẩm của
chúng ta không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các cơ sở cung cấp
giống lợn ngoại, lợn tốt chưa đảm bảo đủ yêu cầu. Với quy mô chăn nuôi nhỏ
như hiện nay thì càng khó để chúng ta phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn
lớn mạnh đáp ứng đủ yêu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. có rất
nhiều giải pháp để giải quyết vẫn đề trên, một trong những biện pháp đó nâng
cao năng suất sinh sản của lợn nái để cho ra những đàn lợn nái để cho ra
những đàn lợn con tốt nhất với số lượng nhiều nhất, để cung cấp đủ số lượng
thịt cho thị trường. Từ nhu cầu cần thiết trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Bình Minh tại
Mỹ Đức Hà Nội”


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
- “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Bình Minh
tại Mỹ Đức Hà Nội”
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị bổ
sung thêm những hiểu biết về một số đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
sinh sản
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn giúp người chăn nuôi biết được
quá trình sinh sản của lợn nái từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm giảm
thiệt hại trong chăn nuôi và có chế độ chăm sóc hợp lý mang lại hiệu quả cao
trong chăn nuôi.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển trại chăn nuôi Bình Minh
2.1.1.1. Qúa trình thành lập
Trang trại chăn nuôi lợn Bình Minh nằm trên địa phận xã Phù Lưu Tế,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Trại được thành lập năm 2008, là trại lợn
gia công của công ty chăn nuôi CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen
Pokphand Việt Nam). Trại lợn được hoạt động theo phương thức chủ trại xây
dựng cơ sởvật chất, thuê công nhân, công ty đưa tới giống lợn, thức ăn, thuốc
thú y, cánbộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Sỹ Bình làm chủ
trại, cán bộkỹ thuật của công ty chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm
giám sát mọihoạt động của trại.
2.1.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại
Trại lợn có khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho
công nhân, bếp ăn các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động
khác của trại.
Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng
trại cho 5400 lợn hậu bị bao gồm: 9 chuồng mỗi chuồng có 9 ô, 8 ô kích
thước 7m × 7m/ô, 1 ô khích thức 3m × 7m/ô. Hệ thống chuồng trại cho 1200
nái bao gồm: 6 chuồng đẻ mỗi chuồng có 56 ô kích thước 2,4m × 1,6m/ô, 2
chuồng bầu mỗi chuồng có 560 ô kích thước 2,4m × 0,65m/ô, 3 chuồng cách
ly, 1 chuồng đực giống. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi
như: Kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc…Hệ thống
chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát,
cuối chuồng có 6 quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi
cửa sổ có diện tích 1,5m², cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 40cm. Trên



4

trần được lắp hệ thống chống nóng.Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa
các chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng.Hệ
thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn
được cấp từ một bể lớn, đầu mỗi chuồng có 1 bể riêng để pha thuốc cho lợn
uống phòng khi lợn ốm. Nước tắm, nước phục vụ cho công tác khác được bố
trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:01 chủ trại, 01 quản lý trại, 03
quản lý kỹ thuật, 01 kế toán, 01 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
của trại và 10 công nhân và 19 sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên,
trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau ở các khuvực chăn nuôi khác nhau
như khu lợn nái, khu hậu bị, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình chăn
nuôi, đều đượckhoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc
đẩy sự phát triển của trại.
2.1.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Công tác chăn nuôi
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất lợn con giống, nuôi lợn thịt và
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao,
được công ty chăn nuôi CP Việt Nam cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
* Công tác thú y
Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty
chăn nuôi CP Việt Nam.
- Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh
chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong



5

trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.Công nhân, kỹ sư, khách tham
quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước
khi thay quần áo bảo hộ lao động.
- Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các
chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi
bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng
vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở đây đều được cho
uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn
nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe
mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm và
các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%.
- Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm
tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được
kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh
nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không
gâythiệt hại lớn về số lượng đàn lợn.
2.1.2.Thuận lợi và khó khăn
2.1.2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã tạo điều kiện cho sự phát
triển của trại.Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã
hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và
công nhân.



6

Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình
và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất.
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép
kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.
2.1.2.2. Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh
lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh
hưởng đến công tác sản xuất.
Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý
nước thải của trại còn nhiều khó khăn
3.1. Cơ sở khoa học
3.1.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
3.2.1.1. Một số đặc điểm của cơ quan sinh dục và sinh lý sinh dục lợn cái
Một số đặc điểm của cơ quan sinh dục lợn cái
Theo Đặng Quang Nam (2002) [9], cơ quan sinh dục cái có các bộ phận
sau: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và các cơ quan sinh dục
bên ngoài. Cơ quan sinh dục bên trong được đỡ bằng dây chằng rộng. Dây
chằng này gồm những màng treo buồng trứng (đỡ buồng trứng), màng treo
ống dẫn trứng (đỡ ống dẫn trứng) và màng treo tử cung (đỡ tử cung).
Buồng trứng được bọc ở ngoài bởi màng liên kết sợi chắc, bên trong
chia làm 2 phần, cả 2 phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo
nên một loạt chất đệm. Dưới lớp màng liên kết của buồng trứng có nhiều tế
bào trứng non phát triển dần thành nang trứng nguyên thủy, sau đó phát
triển thành nang trứng sơ cấp và cuối cùng phát triển thành bao noãn chín.
Dưới tác dụng của kích tố đặc biệt là kích tố sinh dục tuyến yên, trứng chín

sẽ rụng. Như vậy, buồng trứng có 2 chức năng là sản sinh ra tế bào trứng


7

và tiết ra hormone sinh dục có ảnh hưởng tới tính biệt, tới chức năng tử cung
(đặc tính thứ cấp của con cái).
- Ống dẫn trứng (Oviductus): Ống dẫn trứng dài 15-20cm, uốn khúc nằm
ở cạnh trước dây chằng rộng. Ống dẫn trứng bắt đầu ở bên cạnh buồng trứng
đến đầu tử cung và được chia làm 2 phần: Phần trước tự do có hình phễu loe
ra gọi là loa vòi (loa kèn) có tác dụng hứng tế bào trứng chín rụng, phần sau
thon nhỏ có đường kính dài 0,2-0,3cm nối với sừng tử cung. Cấu tạo ống dẫn
trứng xếp từ ngoài vào trong gồm có: Màng tương mạc đến từ dây chằng
rộng, lớp cơ (2 lớp: Cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài), lớp niêm mạc trong
cùng có nhiều gấp nếp chạy dọc và không có tuyến..
Sinh lý sinh dục lợn cái.
* Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục
và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục
đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt
đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục. Khi
đó, con cái các noãn bào chín và rụng trứng (lần đầu. Đối với các giống gia
súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính cũng khác nhau, ở lợn nội
thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại (180 - 210 ngày).
Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như giống,
chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá thể,…
Giống: Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần.
Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55
kg.


Lợn

ngoạiđộngdụclầnđầumuộnhơnsovớilợnlaivàolúc6-

7thángtuổi,khilợncókhốilượng65-68kg.Cònđốivớilợnnộituổithànhthụcvềtínhtừ45thángtuổi.


8

Chếđộdinhdưỡng:Ảnhhưởngrấtlớnđếntuổithànhthụcvềtínhcủalợnnái.Th
ườngnhữnglợnđượcchămsócvànuôidưỡngtốtthìtuổithànhthụcvềtínhsớmhơnnh
ữnglợnđượcnuôitrongđiềukiệndinhdưỡngkém.Lợncáiđượcnuôitrongđiềukiệnd
inhdưỡngtốtsẽthànhthụcởđộtuổitrungbình188,5ngày(6thángtuổi)vớikhốilượng
cơthểlà80kgvànếuhạnchếthứcănthìsựthànhthụcvềtínhsẽxuấthiệnlúc234,8ngày(tr
ên7thángtuổi)vàkhốilượngcơthểlà48,4kg.
Dinhdưỡngthiếulàmchậmsựthànhthụcvềtínhlàdosựtácđộngxấulêntuyếny
ênvàsựtiếtkíchtốsinhdục,nếuthừadinhdưỡngcũngảnhhưởngkhôngtốttớisựthànht
hục,làdosựtíchlũymỡxungquanhbuồngtrứngvàcơquansinhdụclàmgiảmchứcnăn
gbìnhthườngcủachúng.Mặtkhác,dobéoquáảnhhưởngtới

các

hormone

oestrogen và progesterone trong máu, làm cho hàm lượng của chúng trong cơ
thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục.
+ Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới
tuổi động dục. Mùa Hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa Thu Đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền
với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức.
+ Ngoài các nhân tố trên, chu kỳ động dục còn chịu tác động của

một số nhân tố khác như: Nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromone, tiếng kêu của
con đực.
Chu kỳ tính dục: Ở gia súc, việc giao phối bị hạn chế trong khoảng thời
gian chịu đực, trùng hợp với thời gian rụng trứng, vì vậy việc nghiên cứu chu
kỳ tính dục sẽ giúp cho chúng ta xác định được thời điểm phối giống thích
hợp, nâng cao được năng suất sinh sản của con cái. Trung bình ở lợn chu kỳ
động đực: 19 - 20 ngày, thời gian chịu đực: 48 - 72 giờ, thời điểm rụng trứng:
35 - 45 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực. Cho phối giống quá sớm hay quá
muộn, đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra /ổ (Hoàng Văn
Tiến và cs (1995) [20].


9

Đối với lợn nái có thể cho phối kép, tức là phối hai lần với hai lợn đực
giống khác nhau, khoảng cách giữa hai lần phối giống từ 12 - 14 giờ đối với lợn
nái cơ bản. Đối với lợn nái hậu bị thì thời gian giữa hai lần phối là 10 - 12 giờ.
Cơ chế động dục: Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [10], cơ chế động
dục của lợn nái: Khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích
bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, pheromone của con đực và các
kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm, đến vỏ đại não qua vùng dưới
đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác
dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH, làm cho bao noãn phát dục nhanh
chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục,thượng bì bao noãn
tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn nái có biểu hiện
động dục ra bên ngoài.
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [11]: Chu kỳ động dục
của gia súc được chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trước động dục: Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống
dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến

trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone estrogen. Thay đổi của
đường sinh dục: Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết.
+ Giai đoạn động dục: Bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng
trứng. Bao noãn tiết nhiều estrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh
dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: Hưng
phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích
nhảy lên lưng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực.
Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ
đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn. Cuối giai đoạn này thì trứng rụng.
+ Giai đoạn sau động dục: Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra
progesteron có tác dụng ức chế sự co bóp của đường sinh dục. Niêm mạc tử


10

cung vẫn còn phát triển, các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử
cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài. Biểu
hiện hành vi về sinh dục: Con vật không muốn gần con đực, không muốn cho
con khác nhảy lên, và dần trở lại trạng thái bình thường.
+ Giai đoạn yên tĩnh: Thể vàng teo dần đi, con vật trở lại trạng thái
bình thường, biểu hiện hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi,
yên tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng để chuẩn bị
cho chu kỳ động dục tiếp theo.
3.2.1.2. Các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái
Để đánh giá một cách đúng đắn năng suất sinh sản của lợn cái cần phải
xác định được các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng, lấy đó làm cơ sở, thước đo để
định ra thời gian sử dụng lợn cái hiệu quả. Các chỉ tiêu này cần phải được tính
chung trong toàn bộ thời gian sử dụng lợn cái từ lứa đẻ đầu tiên đến lứa đẻ
cuối cùng.
Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [15] cho rằng khi khảo sát và đánh giá

năng suất sinh sản của lợn nái cần chú ý các chỉ tiêu: tuổi thành thục sinh dục,
chu kỳ động dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian mang thai và số con đẻ
ra/lứa. Tuy nhiên, Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996) [14] cho rằng số
lợn con cai sữa/nái/năm là chỉ tiêu thể hiện sự đánh giá đúng đắn và chính xác
nhất về năng suất sinh sản của lợn nái. Cũng theo Legault (1985) [34], các chỉ
tiêu ảnh hưởng đến số lợn con cai sữa/nái/năm bao gồm: số con đẻ ra, tỷ lệ
chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu, thời
gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau.
Qua nghiên cứu của Harmond (1994) (trích theo Đỗ Thị Thoa, 1998)
[18] cho thấy các chỉ tiêu quan trọng với lợn nái sinh sản gồm: tuổi đẻ lứa đầu,
số con đẻ ra còn sống/ổ, khoảng cách lứa đẻ, thời gian cai sữa. Kết quả đó cũng


11

cho thấy số con cai sữa/nái/năm của lợn Large White là 21,2 con và của lợn
Landrace Bỉ nuôi tại Pháp là 17,9 con.
Ở Việt Nam vào những giai đoạn khác nhau, đã có những tiêu chuẩn
khác nhau để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái như: số con đẻ ra còn
sống/lứa, khối lượng cai sữa/lứa, tuổi đẻ lứa đầu với nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ với lợn đẻ từ lứa thứ 2 trở đi. Trong điều kiện chăn nuôi
hiện nay dù là chăn nuôi lợn nái ở bất cứ khu vực nào thì thời gian cho con bú
của lợn nái cũng thấp hơn 60 ngày, thậm chí có những trang trại chăn nuôi với
quy mô trung bình và nhỏ cũng đã thực hiện được việc tách con vào 21 ngày
tuổi. Đó cũng là một giải pháp góp phần tăng năng suất sinh sản của lợn nái.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2002) [19],khả năng sản xuất của lợn nái chủ
yếu được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Từ đó cho
thấy số lợn con cai sữa/nái/năm phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con đẻ ra và số
lứa đẻ/nái/năm.
Ngoài các chỉ tiêu quan trọng trên thì chỉ tiêu về số con đẻ ra còn sống

cũng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan tro ̣ng trong chăn nuôi lợn nái . Chỉ tiêu
này được tính cho số con còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng,
không tính những con có khối lượng dưới 0,2 kg đối với lợn nội; 0,5 kg đối
với lợn lai và lợn ngoại. Chỉ tiêu này cho biết khả năng đẻ nhiều hay ít con
của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa, kỹ thuật thụ tinh
nhân tạo và chất lượng tinh dịch của lợn đực giống.
Tỷ lệ sống đến 24 giờ sau đẻ: tỷ lệ này không đảm bảo đạt 100% do
nhiều nguyên nhân khác nhau như lợn con chết ngay khi đẻ ra, thai gỗ, thai non.
Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều
hay ít của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không
đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục hoàn


12

toàn, dị dạng… thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh, chưa nhanh
nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết.
Số lợn con cai sữa/lứa: đây là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện trình độ
chăn nuôi lợn nái sinh sản. Nó quyết định năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả kinh tế của quá trình chăn nuôi lợn nái. Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào
trình độ chăn nuôi bao gồm kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng
chống dịch bệnh. Số lợn con cai sữa/lứa đẻ tuỳ thuộc kỹ thuật chăn nuôi lợn cái
nuôi con, kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ cũng như khả năng tiết sữa của
lợn mẹ và sức đề kháng và khả năng phòng chống bệnh của lợn con (Vũ Đình
Tôn, Võ Trọng Thành, (2006) [21].
Mặt khác số con cai sữa/lứa phụ thuộc vào số con để nuôi. Người ta có
thể tiêu chuẩn hoá số con để nuôi/lứa là từ 8 - 10 con. Nếu số con nhiều hoặc
ít khi đẻ. Đơn giản nhất là chuyển lợn từ ổ đông con sang ổ ít hơn 8 con, cần
ghi rõ số hiệu của mẹ nuôi. Khi lợn đạt 21 ngày tuổi cần ghi chép số con nuôi

sống/ổ, khối lượng toàn ổ kể cả những con nuôi ghép. Việc “chuẩn hoá” số
con cho mỗi nái có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lợn nái sinh sản.
Số lượng lợn con/ổ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chính các con đó
sau này. Những lợn nái từng được nuôi trong ổ đông con sau này sẽ đẻ ra
những con cái nhẹ cân hơn, ảnh hưởng này có ý nghĩa kinh tế lớn hơn các ổ
đẻ trên 10 con. Việc tiêu chuẩn hoá số con đẻ ra/ổ là 8 - 10 con sẽ giảm bớt
ảnh hưởng tiêu cực đó, giúp cho việc xác định giá trị giống chính xác hơn, vì
sau khi được chuẩn hoá và được nuôi dưỡng trong cùng một môi trường nên
khả năng làm mẹ, tiết sữa nuôi con của lợn nái được đánh giá chính xác hơn
qua khối lượng của lợn con lúc 21 ngày tuổi.
Số con cai sữa/lứa phụ thuộc tỷ lệ nuôi sống: tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh
đến cai sữa chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như ỉa chảy 10,8%; bệnh đã
biết 9,8%; bệnh chưa biết 13,1%; bị đói 19,9%; bị mẹ đè 43,2%; nguyên nhân


13

khác 3,2%. Lợn con trước cai sữa thường bị chết với các nguyên nhân và tỷ lệ
khác nhau như di truyền 4,5%; nhiễm khuẩn 11,1%; mẹ đè, thiếu sữa 50%;
dinh dưỡng kém 8%; nguyên nhân khác 26,4%. Theo Nguyễn Khắc Tích
(2002) [19] tỷ lệ lợn con chết sau khi sinh ở mỗi giai đoạn có sự khác nhau:
ngày 1 là 28%; ngày 2: 24%; ngày 3: 11%; từ ngày 4 - 7: 10%; từ ngày 8 - 14:
15%; từ ngày 15 - 21: 6%; từ ngày 22 trở đi: 6%.
Số con đẻ/nái/năm: chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng rất nhiều vào thời gian
nuôi con và số ngày bị hao hụt (thời gian chờ phối, mang thai, sảy thai, chết
thai...). Trước kia ở Việt Nam thời gian lơ ̣n nái nuôi con trung bình

60 ngày,

hiện nay tuỳ điều kiện cụ thể số ngày cho con bú đã rút ngắn còn từ 21 - 45 ngày.

Thực tế nên cai sữa lợn con vào 21, 28, 35, 45 ngày tuổi thì các bệnh đã biết
gây chết 9,8% lợn trước cai sữa; bệnh chưa biết gây chết 13,1% và bệnh ỉa
chảy lợn con gây chết 10,8%. Những tỷ lệ này thường ít xảy ra ở lợn dưới 21
ngày tuổi. Nếu cai sữa trước 22 ngày tuổi sẽ khắc phục được những nguyên
nhân trên đến 33,35% số lợn con chết trước cai sữa (Nguyễn Khắc Tích,
2002) [19]. Nếu áp dụng các biện pháp để tăng số lợn con cai sữa/lứa và số
lứa đẻ/nái/năm sẽ tăng được số con cai sữa/nái/năm, kết hợp với chỉ tiêu khối
lượng cai sữa/ổ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đàn lợn con: chất lượng của đàn lợn
con nói lên chất lượng của lợn nái đồng thời phản ánh trình độ chăn nuôi của
cơ sở hoặc người chăn nuôi. Các chỉ tiêu đó bao gồm:
+ Khối lượng sơ sinh toàn ổ: khối lượng đàn con cân được sau khi đỡ
đẻ xong, chưa cho con bú sữa đầu. Đây là khối lượng của tất cả lợn con đẻ ra
còn sống, phát dục bình thường. Chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình
phát triển sau này của đàn con.


14

+ Khối lượng 21 ngày toàn ổ: được sử dụng để đánh giá khả năng tiết
sữa của lợn mẹ và khả năng tăng trọng của đàn con. Tại 21 ngày sau đẻ khả
năng tiết sữa của lợn mẹ đạt đỉnh cao về số lượng và chất lượng sau đó giảm
dần. Đây chính là cơ sở của việc vận dụng để cai sữa sớm cho lợn con ở ngày
tuổi thứ 21.
+ Khối lượng cai sữa toàn ổ: khối lượng cai sữa toàn đàn còn có quan
hệ khăng khít với khối lượng sơ sinh và đây chính là cơ sở cho khối lượng
xuất chuồng sau này. Ngày nay thời gian cai sữa ngày càng được rút ngắn
nhưng khối lượng lợn con ở thời điểm cai sữa sớm chỉ có ý nghĩa trong việc
định mức dinh dưỡng cho chúng ở giai đoạn tiếp theo chứ không cho phép
đánh giá thành tích của lợn nái. Năng suất của lợn nái phải được xác định dựa

trên cơ sở đàn con với khối lượng ở 60 ngày tuổi.
+ Độ đồng đều của đàn lợn con: được thể hiện qua tỷ lệ đồng đều,
cho phép đánh giá được khả năng nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc
phòng bệnh cho lợn con. Nếu sự chênh lệch giữa cá thể có khối lượng nhỏ
nhất trong đàn so với cá thể có khối lượng lớn nhất càng thấp thì độ đồng
đều càng cao.
+ Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ: sau khi mang thai, đẻ, nuôi con lợn mẹ
có sự thay đổi về khối lượng, nếu gầy sút quá sẽ ảnh hưởng tới thời gian
động dục trở lại sau cai sữa và ảnh hưởng tới năng suất của lứa tiếp theo.
Nếu lợn nái có chất lượng, số lượng sữa tốt thì nhất định sẽ bị hao mòn thể
trạng. Tỷ lệ hao mòn trung bình là 15 - 16%. Sự hao mòn lợn mẹ thay đổi
theo các lứa, lớn nhất ở lứa đẻ thứ 5 tới 43 kg. So với lứa 1, lứa 2 là 29 và
33 kg; sau đó giảm dần ở các lứa thứ 6, thứ 7 (42 và 31 kg). Lợn mẹ hao
mòn có ảnh hưởng tới số lượng trứng rụng ở chu kỳ sau, nếu hao mòn 20
kg thì trứng rụng lần sau chỉ là 5 so với rụng 20 trứng khi lợn mẹ hao mòn
5 kg. Nếu lợn mẹ hao mòn dưới 15 kg thì sẽ động dục trở lại trong vòng 10


15

ngày, từ 22 - 35 kg thì thời gian đó sẽ là 15 - 20 ngày ở lợn nái béo và 15 30 ngày ở lợn nái gầy (Nguyễn Khắc Tích, 2002) [19].
+ Khoảng cách lứa đẻ: là số ngày tính từ ngày đẻ lứa trước đến ngày
đẻ lứa tiếp theo gồm: thời gian chờ động dục trở lại sau cai sữa và phối
giống có chửa; thời gian chửa; thời gian nuôi con. Nếu khoảng cách lứa đẻ
ngắn thì số lứa đẻ của nái/năm tăng lên. Trong các yếu tố cấu thành khoảng
cách lứa đẻ thì thời gian có chửa không thể rút ngắn được, vấn đề đặt ra là
cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn khoảng thời gian
còn lại. Hiện nay đã áp dụng cai sữa sớm cho lợn con ở 21 ngày tuổi và cho
lợn nái ăn theo chế độ phù hợp nhằm rút ngắn thời gian động dục trở lại
sau cai sữa. Khi nuôi con cho lợn nái ăn 3 kg/ngày thời gian chờ phối là 8

ngày, còn nếu cho ăn 7 kg/ngày thì sẽ là 5,5 ngày (Nguyễn Khắc Tích,
2002) [19].
Khả năng tiết sữa (kg)
Trịnh Văn Thịnh (1978) [17] cho rằng: Thức ăn đầu tiên của lợn con là
sữa đầu. Sữa đầu có màu trong hơi vàng và đặc, tiết ra trong 2 - 3 ngày đầu
khi đẻ. Trong sữa đầu, các thành phần hoá học đều đặc hơn sữa thường như:
lượng protein gấp 3 lần sữa thường (17 - 18 % so với 5 - 6 %). Trên 50 %
protein của sữa đầu là globulin, đặc biệt là



- globulin. Hàm lượng

globulin giảm rất nhanh, sau 12 giờ đã giảm đi 3/4,





-

- globulin là thành phần

quan trọng tạo nên sức đề kháng chống đỡ bệnh tật của lợn con sơ sinh.
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [7], nhất thiết lợn con sơ sinh cần phải
được bú sữa đầu giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu
có albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là các chất chủ yếu giúp cho lợn
con có sức đề kháng. Vì thế cần cho lợn con bú sữa trong ba ngày đầu, đảm bảo
toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ.



16

Khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm rõ rệt sau 3 tuần tiết sữa nuôi con.
Đồng thời, hàm lượng các chất khoáng đặc biệt là sắt và canxi còn rất ít, không
đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con. Lúc này mâu thuẫn giữa khả năng
cung cấp sữa của lợn mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của lợn con nảy sinh. Đó cũng
là lúc ta cần bổ sung thức ăn sớm cho lợn con (Từ Quang Hiển và cs, 2001)[7].
Để lợi dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta thường cho lợn con cai sữa
sớm vào ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28, hoặc ngày thứ 42… tuỳ theo trình độ
chăn nuôi của từng cơ sở.
Qua theo dõi, sản lượng và chất lượng sữa ở các vị trí vú khác nhau
cũng không giống nhau. Các vú ở phía trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm
chất tốt còn các vú phía sau nhìn chung thấp. Theo Trương Lăng (2003) [8]
thì vú trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Trong chu kỳ tiết sữa, lợn con bú vú
sau được 32 - 39 kg sữa thì lợn con bú vú trước được khoảng 36 - 45 kg sữa,
vì oxytoxin theo máu đến tuyến vú phía trước sớm hơn, kéo dài hơn nên vú
trước nhiều sữa hơn.
Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn,
chăm sóc nuôi dưỡng… Vì vậy, trong giai đoạn lợn mẹ nuôi con thì thức ăn
cho lợn mẹ cần đủ chất dinh dưỡng. Chăm sóc lợn mẹ ăn với khẩu phần đầy
đủ chất dinh dưỡng không ngừng nâng cao sản lượng sữa mà còn giảm tỷ lệ
hao mòn của lợn mẹ.
Như vậy, các tác giả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái đều
thống nhất rằng hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng
số lợn con cai sữa (số lợn con có khả năng chăn nuôi/nái/năm). Chỉ tiêu này
lại phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra,
số lứa đẻ/năm, tỷ lệ nuôi sống. Giữa các chỉ tiêu trên có mối quan hệ với nhau



17

3.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc
vào 2 yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính
con giống, các giống lợn khác nhau thì có tính năng sản xuất khác nhau. Yếu
tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại. Mặt
khác năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: số
trứng rụng, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa/lứa, thời gian
chờ phối... Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng chịu sự tác động
mạnh mẽ của các điều kiện ngoại cảnh.
+ Yếu tố di truyền: Ở lợn nái các tính trạng năng suất sinh sản của lợn
cái đều có hệ số di truyền thấp. Với những tính trạng có hệ số di truyền thấp
để cải tiến năng suất có hiệu quả cần sử dụng biện pháp lai (Đặng Vũ Bình,
2002) [2]. Số trứng rụng/chu kỳ đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong
đánh giá năng suất của lợn cái. Nó chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố là di truyền,
tuổi nái và chế độ dinh dưỡng.
+ Yếu tố giống: có ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất sinh sản của nái,
đặc biệt là sự khác biệt giữa giống nội và giống ngoại. Theo nghiên cứu của
Đặng Vũ Bình (1999) [1] một số chỉ tiêu năng suất sinh sản phân biệt rõ
nét qua giống: Tương ứng qua các giống Móng Cái, Yorkshire và Landrace
có tuổi đẻ lần lượt là: 272,3 ngày; 418,5 ngày và 409,3 ngày; số con đẻ ra/ổ
là 10,6; 9,8 và 9,9 con và khối lượng sơ sinh trung bình/con là 0,58; 1,2 và
1,2 kg
+ Phương thức chăn nuôi và trình độ kỹ thuật: có ảnh hưởng tới quá
trình phát triển sinh dục của lợn cái. Ở lợn hậu bị nếu nuôi nhốt và cách ly lợn
đực thì tuổi thành thục sinh dục sẽ dài hơn. Trong quy trình chăn nuôi lợn cái
hậu bị đã đặt ra vấn đề tiếp xúc với lợn đực giống hàng ngày. Theo Hughes và
Jemes (1996) [31] thì có đến 83% lợn cái hậu bị có khối lượng cơ thể trên 90



×