Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân – Thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ BÌNH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG
TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC DÂN – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ BÌNH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG
TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC DÂN – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN



Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
7. Bố cục đề tài.................................................................................................................. 4
8. Tổng quan tài iệu nghiên cứu ............................................................................... 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN
DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ....................................................................................... 7
1.1. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM .. 7
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng ............................................................... 7
1.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng trong tín dụng KH cá nhân ........................ 9

1.1.3 Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân ................................... 11

1.2. CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHCN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................. 15
1.2.1. Mục đích công tác XHTDNB KHCN của NHTM ............................ 15
1.2.2. Nội dung công tác XHTDNB KHCN của NHTM ............................ 18
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác XHTDNB KHCN ............... 23
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác XHTDNB KHCN của
NHTM ............................................................................................................ 25

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................... 29


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC DÂN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG............................................ 30
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................................................................... 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Dân Chi nhánh Đà Nẵng ........................................................................................ 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản ý của Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh
Đà Nẵng .......................................................................................................... 31
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi
nhánh Đà Nẵng trong thời gian qua .............................................................. 34

2.2. TÌNH HÌNH TÍN DỤNG KHCN CỦA NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC DÂN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .............................................. 41
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................................................................... 44
2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của Ngân

hàng TMCP Quốc Dân ................................................................................................ 44
2.3.2. Công tác XHTDNB KHCN của Ngân hàng TMCP Quốc Dân –
Chi nhánh Đà Nẵng ....................................................................................................... 52

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN - CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG...................................................................................................... 62
2.4.1. Thành công ........................................................................................... 62
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 63

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................... 68


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG
TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUỐC DÂN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .................. 69
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
XHTDNB KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................................................................... 69
3.1.1. Định hƣớng của NCB – CN Đà Nẵng trong hoạt động tín dụng
Khách hàng cá nhân ....................................................................................... 69
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác XHTDNB KHCN tại NCB – Chi
nhánh Đà Nẵng ............................................................................................... 70

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XHTDNB KHCN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ........... 71
3.2.1. Tăng cƣờng quản ý công tác XHTDNB KHCN .............................. 71
3.2.2. Tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng của KHCN ........ 73
3.2.3. Vận dụng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng KHCN
dựa trên kết quả XHTDNB............................................................................ 75

3.2.4. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với công tác XHTDNB
KHCN ............................................................................................................. 79
3.2.5. Giải pháp bổ trợ khác........................................................................... 80

3.3 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 82
3.3.1 Kiến nghị đối với Hội Sở Ngân hàng TMCP Quốc Dân ................... 82
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và các bộ ngành có iên
quan ................................................................................................................. 85

KẾT LUẬN ............................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

CBNV

Cán bộ nhân viên

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng nhà nƣớc
Việt Nam

CV.QHKH


Chuyên viên quan hệ khách hàng

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

NCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ ph n Quốc Dân

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

PGD

Phòng giao dịch




Quyết định

QHKH

Quan hệ khách hàng

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ ph n

VND

Việt Nam Đồng

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

T n bảng

Trang

Tình hình hoạt động huy động vốn tại NCB – Chi nhánh

36

bảng
2.1

Đà Nẵng từ năm 2013 đến năm 2015
2.2

Dƣ nợ cho vay tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng từ năm

38

2013 đến năm 2015
2.3

Dƣ nợ phân theo nhóm của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng

39

từ năm 2013 đến năm 2015
2.4


Kết quả tài chính của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng từ

40

năm 2013 đến năm 2015
2.5

Số ƣợng KHCN vay vốn tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng

41

từ năm 2013 đến năm 2015
2.6

Dƣ nợ cho vay KHCN tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng từ

42

năm 2013 đến năm 2015
2.7

Trọng số các chỉ tiêu thông tin cá nhân trong hệ thống

46

XHTDNB KHCN của NCB
2.8

Trọng số các chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng trong hệ


47

thống XHTDNB KHCN của NCB
2.9

Thang hạng khách hàng cá nhân của hệ thống XHTDHB

47

KHCN tại NCB
2.10

Kết quả XHTDNB KHCN tại NCB – Chi nhánh Đà

59

Nẵng từ năm 2013 đến năm 2015
2.11

Số ƣợng KHCN phát sinh nợ xấu theo hạng khách hàng

60

tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2013 đến năm 2015
2.12

Số ƣợng KHCN đƣợc xếp hạng và dƣ nợ xấu KHCN tại
NCB – Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2013 đến năm 2015


61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng à hoạt động cơ bản nhất của các NHTM. Rủi ro tín
dụng cũng à điều khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM,
nó có thể xảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vào kết quả của công tác quản trị rủi
ro tín dụng của các NHTM. Hiện nay, thu nhập của các NHTM chủ yếu đến
từ hoạt động tín dụng, chiếm trung bình trên 70% tổng thu nhập của các đơn
vị này
Và theo định hƣớng của h u hết các NHTM Việt Nam hiện nay à chú
trọng vào mảng ngân hàng bán ẻ, trong đó khách hàng cá nhân à phân khúc
quan trọng nhất. Tuy nhiên với việc tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
ngày càng phát triển thì cũng tạo ra nhiều rủi ro phát sinh từ oại hình cho vay
này, nợ xấu trong thời gian g n đây có xu hƣớng tăng trở ại, do tập trung
tăng trƣởng tín dụng và ợi nhuận mà bỏ qua một số tiêu chí xét duyệt cho
vay, đặc biệt à các tiêu chí đánh giá về khả năng trả nợ của ngƣời vay, trong
đó ít quan tâm đến công tác XHTDNB àm cơ sở để ra quyết định cho vay.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân cũng đã xây dựng hệ thống XHTDNB cho
đối tƣợng khách hàng cá nhân, xem nhƣ một cách thức đánh giá khi xét cấp
tín dụng. Đến nay, công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của
NCB đã đƣợc thực hiện hơn 9 năm qua và đã có nhiều đóng góp tích cực vào
hoạt động tín dụng, cũng nhƣ trong quản ý rủi ro tín dụng của NCB theo
chuẩn mực của Việt Nam và quốc tế.
Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện, công tác XHTDNB đối với
khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc Dân Thành phố
Đà Nẵng đã bộc ộ một số hạn chế và bất cập. Vì vậy, nhằm hoàn thiện công

tác quản ý rủi ro tín dụng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, sự thay đổi


2

của thị trƣờng, của cơ chế chính sách của NHNN và Hội sở NCB cũng nhƣ
thực tiễn hoạt động của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng, tác giả quyết định chọn
để tài “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại
chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại Cổ ph n Quốc Dân – Thành Phố Đà Nẵng”
nghiên cứu àm uận văn tốt nghiệp.
2. Mục ti u nghi n cứu
Mục đích của uận văn nhằm nghiên cứu các vấn đề sau:
• Hệ thống hóa các vấn đề ý uận cơ bản về công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại.
• Phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng, xác định những kết quả đạt
đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân.
• Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội
bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghi n cứu
Câu hỏi 1: Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
cá nhân của ngân hàng thƣơng mại bao gồm những vấn đề gì ?
Câu hỏi 2: Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại
NCB - Chi nhánh Đà Nẵng nhƣ thế nào? Tồn tại những bất cập gì trong công
tác này? Vì sao?
Câu hỏi 3: NCB – Chi nhánh Đà Nẵng c n thực hiện các giải pháp nào
để hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu
• Đối tƣợng nghiên cứu: Lý uận về XHTDNB KHCN của NHTM và
thực tiễn công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của NCB –

Chi nhánh Đà Nẵng.


3

• Phạm vi nghiên cứu:
-Về nội dung nghiên cứu: công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
cá nhân.
- Về không gian: Nghiên cứu tại của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng trong khoảng thời gian 2013 –
2015
5. Phƣơng pháp nghi n cứu
Dựa trên cơ sở nền tảng ý uận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng cá nhân tại NHTM; kế thừa và phát triển một số nội dung của các
đề tài nghiên cứu có iên quan đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng cá nhân tại NHTM để đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đề xuất các
giải pháp mang tình thực tiễn cao nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.
Trong quá trình nghiên cứu, uận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp:
phƣơng pháp ịch sử xem xét nhận định trong bối cảnh hiện thời, phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích diễn giải, v.v…
để hệ thống hóa ý uận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề ý uận cơ bản về công tác xếp hạng tín
dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại NHTM.
- Đánh giá và nhận diện những hạn chế của công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm hoàn
thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi

nhánh Đà Nẵng trong thời gian đến.


4

7. Bố cục đề tài
Ngoài ph n mở đ u, kết uận và tài iệu tham khảo, kết cấu của uận văn
gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở ý uận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng cá nhân của NHTM.
Chƣơng 2: Thực trạng trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.
8. Tổng quan tài iệu nghi n cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng đã tham khảo và kế thừa
một số nội dung từ nghiên cứu đi trƣớc liên quan, để từ đó rút ra những định
hƣớng và phƣơng pháp nghiên cứu cho phù hợp với đề tài của mình. Cụ thể:
a. Đề tài: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá
nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank Lâm Đồng”. Tác Giả: Nguyễn
Quang Vũ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia
Hà Nội (2012).
Tác giả đã nêu đƣợc thực trạng về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại
Agribank Lâm Đồng. Qua đó tác giả đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản để
hoàn thiện XHTDNB KHCN, hộ gia đình tại Agibank Lâm Đồng.
Tuy nhiên các giải pháp còn mang tính chung chung, chƣa có những giải
pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của Agribank Lâm Đồng.
b. Đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank”.
Tác Giả: Nguyễn Thành Huyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh Tế
TP. Hồ Chí Minh (2008).

Luận văn đã hệ thống hóa các nội dung ý uận cơ bản có iên quan đến
chủ đề nghiên cứu, nhất à các vấn đề về các chỉ tiêu phản ánh kết quả


5

XHTDNB của NHTM. Qua đó, tác giải đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản để
hoàn thiện XHTDNB tại các NHTM nhƣ: hoàn thiện phƣơng pháp xếp hạng,
giám sát và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng, ....
Nội dung đề tài chỉ mang tính khái quát, chƣa đƣa ra những giải pháp cụ
thể về phƣơng pháp xếp hạng, tiêu chí xếp hạng ...
c. Đề tài: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đ u tƣ và Phát triển
Quảng Bình”. Tác Giả: Vũ Thị Hằng Nga, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Đà Nẵng(2014).
Bài viết đƣa ra nền tảng cho việc hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng
nội bộ của Ngân hàng TMCP Đ u tƣ và Phát triển Quảng Bình nói chung và
khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Luận văn đã chỉ ra quy trình cụ thể cho
công tác xếp hạng tín dụng, những nhiệm vụ và phòng ban iên quan trong
quá trình tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụng cũng nhƣ những nhân tố ảnh
hƣởng đến công tác xếp hạng tín dụng KHDN.
d. Đề tài: “ Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Ngũ
Hanh Sơn”. Tác Giả: Trương Thị Duy Tiên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại
học Đà Nẵng (2013).
Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các vấn đề ý uận iên quan
đến công tác XHTD nội bộ của NHTM, đồng thời phân tích, đánh giá thực
trạng công tác XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại NH TMCP
Công thƣơng – CN Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng

doanh nghiệp tại đơn vị.
Tuy nhiên đề tài còn có một số vấn đề chƣa đề cập đủ sâu, chẳng hạn
nhƣ các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ.


6

e. Đề tài: “ Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh
nghiệp tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam –
Chi nhánh Tỉnh Gia ai”. Tác Giả: Tr n Vũ Tƣờng Linh, Luận văn thạc sỹ,
Trƣờng Đại học Đà Nẵng (2012).
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ doanh
nghiệp tại Agribank – Chi nhánh Gia Lai, tác giả đã đề xuất các nhóm giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp tại
Agribank – Chi nhánh Gia Lai.
Tuy nhiên một số giải pháp của đề tài còn mang tính chung chung, chƣa
thể áp dụng thực tiễn cho công tác XHTDNB tại đơn vị.
f. Đề tài: “ Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng – Chi
nhánh Đà Nẵng”. Tác Giả: Trƣơng Thị Hoàng Yến, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng
Đại học Đà Nẵng (2013).
Đề tài phân tích về thực cong tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại SaiGon Bank – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện công tác công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại
SaiGon Bank – Chi nhánh Đà Nẵng.
Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong công tác XHTDNB tại SaiGon Bank
– Chi nhánh Đà Nẵng chƣa đƣợc tác giả giải quyết một các triệt để.
Trên cơ sở nghiên cứu ý uận, các văn bản về công tác xếp hạng tín
dụng của Ngân Hàng TMCP Quốc Dân và kế thừa, đúc kết các nghiên cứu
của những tác giả trên, tác giả đã đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín

dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng và mạnh dạn
đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, thực tiễn nhằm giúp hoàn thiện hơn
nữa công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân tại NCB – Chi
nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
a. Tín dụng ngân hàng
Hoạt động ngân hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá
của xã hội đã phát triển ở mức độ cao, và cùng với thời gian, hệ thống ngân
hàng đã đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế,
của cuộc sống. Ngày nay, các ngân hàng hiện đại có thể àm thoả mãn mọi đối
tƣợng khách hàng à cá nhân hay doanh nghiệp bởi một danh mục các dịch vụ
rất đa dạng và phong phú bao gồm nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, bảo
ãnh, uỷ thác đ u tƣ, dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ đối ngoại, dịch vụ bảo quản và
ký gửi tài sản… Song dù các ngân hàng có mở rộng và đa dạng hoá các dịch
vụ cung ứng đến thế nào, nó cũng không thể tách rời hoạt động tín dụng, bởi
hoạt động tín dụng à vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng trên thị trƣờng, chiếm một tỷ ệ ớn trong nghiệp vụ sử dụng vốn
và mang ại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.
Có thể hiểu tín dụng ngân hàng à một giao dịch về tài sản (tiền hay hàng
hóa), giữa bên cho vay ( à ngân hàng) với bên đi vay ( à các cá nhân, doanh

nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó, Ngân hàng chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận. Bên đi
vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và ãi cho Ngân hàng khi
đến hạn thanh toán.
Theo quan niệm thông ệ thì hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng à
việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho


8

phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo ãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Từ khái niệm trên ta có thể nhận thấy tín dụng ngân hàng có các đặc
điểm đặc trƣng nhƣ sau:
Thứ nhất, hàng hóa giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng chủ yếu
à tiền tệ.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng à sự chuyển nhƣợng tạm thời trong một
thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc và ãi đúng hạn nên nó có tính
thời hạn. Đây à yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng, à ý do mà
ngân hàng phải thực hiện phân tích kỹ ƣỡng trƣớc khi quyết định cho vay.
Thứ ba, giá trị hoàn trả thông thƣờng ớn hơn giá trị úc cho vay, ph n
chênh ệch mà ngƣời đi vay trả cho ngƣời cho vay à giá của việc đƣợc quyền
sử dụng vốn của ngƣời khác. Vì vậy, giá này phải vừa đủ hấp dẫn ngƣời vay
và vừa đủ trả các chi phí của ngƣời cho vay.
Thứ tƣ, uôn có rủi ro trong hoạt động tín dụng. Rủi ro đó có thể xuất
phát từ phía ngân hàng và khách hàng, hoặc từ những nguyên nhân khác nhƣ:
sự biến động của kinh tế thị trƣờng, suy thoái kinh tế, sự thay đổi các chính
sách nhà nƣớc
b. Tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân là một cá nhân, một hộ gia đình có nhu c u sử dụng
các dịch vụ tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, trong đó có nhu c u tín dụng; đƣợc
NH cấp một khoản tiền hoặc một cam kết cấp tín dụng để phục vụ cho các
nhu c u của mình.
Tín dụng ngân hàng đối với cá nhân à quan hệ tín dụng ngân hàng phát
sinh giữa các ngân hàng với các đối tác à các cá nhân trong một thời hạn nhất
định với một khoản chi phí nhất định.


9

1.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng trong tín dụng KH cá nhân
a. Khái niệm
Rủi ro à sự không chắc chắn và à khả năng xảy ra kết quả không mong
muốn; trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đƣa đến kết quả
không mong muốn; và kết quả này có thể đem ại tổn thất hay thiệt hại cho
đối tƣợng gặp rủi ro. Đối với ngân hàng, rủi ro à những biến cố không mong
đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút ợi
nhuận thực tế so với dự kiến hoặc à việc ngân hàng phải bỏ thêm một khoản
chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỷ
trọng ớn nhất trong danh mục tài sản có, nguy cơ phát triển tín dụng nóng
vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn hữu hiệu, kinh doanh tín dụng à hoạt động tạo ra
thu nhập chủ yếu của các Ngân hàng trong khi đó môi trƣờng kinh doanh tín
dụng còn nhiều rủi ro. Do đó, rủi ro ớn nhất mà các NHTM Việt Nam gặp
phải chính à rủi ro tín dụng.
Theo điều 2 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân oại nợ,
trích ập và sử dụng dự phòng để xử ý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của TCTD thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng
mại à khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do

khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng rủi ro tín dụng à kết quả của mối quan hệ tín
dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trƣng cơ bản của tín dụng. Cụ thể hơn,
rủi ro tín dụng à khả năng khách hàng không trả đƣợc nợ theo cam kết với
Ngân hàng xét trên cả hai khía cạnh: số ƣợng và thời gian. Do đó, rủi ro tín
dụng có thể đƣợc phân thành:
+ Rủi ro mất vốn: à rủi ro không thu hồi đƣợc một ph n hay toàn bộ nợ
gốc và ãi.


10

+ Rủi ro bị đọng vốn: à rủi ro không thu hồi đƣợc nợ và lãi đúng hạn.
b. Hậu quả
Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hƣởng xấu tới bản thân ngân hàng mà còn
ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế, đối với khách hàng cá nhân và để ại
những hậu quả nghiêm trọng.
- Đối với ngân hàng:
Ngân hàng phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn tự có,
vay ngân hàng khác… nhƣng chủ yếu à huy động từ tiền nhàn rỗi của ngƣời
dân để có đƣợc vốn cho khách hàng vay. Và khi khách hàng không hoàn trả
đ y đủ và đụng hạn nợ gốc và ãi vay theo cam kết có nghĩa à rủi ro tín dụng
xảy ra. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ mất cân đối thu chi, sẽ
không có nguồn tiền để trả ại cho ngân hàng khác đã cho vay cũng nhƣ ngƣời
dân gửi tiền. Khi đó, ngân hàng có thể sẽ mất thanh khoản. Hậu quả à ngân
hàng sẽ mất òng tin của ngƣời gửi tiền, kinh doanh không hiệu quả, giảm ợi
nhuận, có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản và nếu rủi ro tín
dụng xảy ra ớn, ngân hàng có thể phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.
- Đối với khách hàng cá nhân:

Một khi đã không thể hoàn trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng theo
đúng cam kết, các khoản nợ của KHCN sẽ bị đƣa vào diện nợ quá hạn thì
KHCN có nhiều khả năng mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng và các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng, sẽ bỏ ỡ cơ hội kinh doanh do không có nguồn vốn,
tài sản sẽ bị ngân hàng khởi kiện để thu hồi nợ và sẽ đứng trƣớc nguy cơ phá
sản.
- Đối với nền kinh tế:
Hệ thống ngân hàng nhƣ à mạch máu của nền kinh tế và hoạt động ngân
hàng mang tính chất dây chuyền, khi một ngân hàng gặp khó khăn sẽ gây ảnh
hƣởng đến các ngân hàng khác. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra ớn àm cho rủi ro


11

thanh khoản của hệ thống ngân hàng xảy ra, sự hoản oạn của thị trƣờng sẽ
khiến dòng tiền uận chuyển trong nền kinh tế bị ảnh hƣởng thậm chí có thể bị
ngừng ại. Khi đó nền kinh tế sẽ thiếu vốn nghiêm trọng, sản xuất kinh doanh
bị đình trệ, thị trƣờng tài chính bị ũng đoạn và nghiêm trọng hơn à sẽ àm
nền kinh tế bị suy thoái. Đây à một hậu quả rất ớn khi có rủi ro tín dụng ớn
xảy ra.
1.1.3 Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân
a. Khái niệm và bản chất
Hiện nay có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng để chị việc thực hiện đánh
giá, xếp hạng khách hàng vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại nhƣ: xếp hạng
ngƣời vay, xếp hạng rủi ro ngƣời vay, xếp hạng rủi ro tín dụng, xếp hạng tín
dụng, và xếp oại khách hàng ..... Về mặt bản chất thì những thuật ngữ này
đều giống nhau và đƣợc sử dụng để chỉ một quá trình gồm 2 công đoạn: phân
tích, đánh giá để chấm điểm và xếp hạng khách hàng.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều ngân hàng thƣơng mại cùng dùng thuật
ngữ “xếp hạng tín dụng” để gọi quá trình này vì nó thể hiện đƣợc bản chất của

việc đánh giá, xếp hạng rủi ro của khách hàng trong quan hệ tín dụng với
NHTM.
Chúng ta có thể điểm qua một số định nghĩa về xếp hạng tín dụng nhƣ
sau:
- Theo Bohn, John A viết trong cuốn “phân tích rủi ro trên các thị trƣờng
đang chuyển đổi” thì “xếp hạng tín dụng à sự đánh giá về khả năng một nhà
phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và ãi đối với một oại chứng
khoán trong suốt thời gian tồn tại của nó”.
- Theo định nghĩa của công ty chứng khoán Merri Lynch thì “xếp hạng
tín dụng à đánh giá hiện thời của công ty xếp hạng tín dụng về chất ƣợng tín
dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói


12

khác đi, đó à cách đánh giá hiện thời về chất ƣợng tín dụng đang đƣợc xem
xét trong hoàn cảnh hƣớng về tƣơng ai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng
nhà phát hành có thể thanh toán gốc và ãi đúng hạn. Trong kết quả xếp hạng
tín dụng chứa đựng cả ý kiến chủ quan của chuyên gia xếp hạng tín dụng”.
- Theo công ty Moody’s thì “xếp hạng tín dụng à ý kiến về khả năng và
sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một
khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ”.
- Theo tự điển thị trƣờng chứng khoán thì “xếp hạng tín dụng à cách ƣớc
tính chính thức tín dụng từ trƣớc đến nay của cá nhân hay công ty về khả
năng chi trả bao gồm tất cả các số iệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ ƣu trữ về
khả năng trách nhiệm tín dụng của cá nhân và công ty kinh doanh”.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về XHTD nhƣng nhìn chung các
quan điểm này đều có một điểm chung: xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
cá nhân à đánh giá năng ực tài chính tài chính hiện tại, uy tín và triển vọng
phát triển trong tƣơng ai của cá nhân đƣợc xếp hạng từ đó xác định đƣợc

mức độ rủi ro không trả đƣợc nợ và khả năng trả nợ trong tƣơng ai của khách
hàng cá nhân.
Bản chất của XHTDNB KHCN chính là cách thức để đo ƣờng khả năng
rủi ro tín dụng của từng KHCN có thể xảy ra với Ngân hàng thƣơng mại.
XHTDNB KHCN à một công cụ để đánh giá mức độ rủi ro của KHCN.
Chính kết quả XHTDNB KHCN sẽ giúp phân oại các mức độ rủi ro, khách
hàng nào tốt sẽ có mức XHTDNB cao, khách hàng có mức XHTDNB thấp thì
khách hàng đó sẽ à các khách hàng c n phải đƣợc chú trọng về mức độ rủi ro
có thể gây ra cho ngân hàng.
b. Đặc điểm XHTDNB KHCN
Xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, XHTDNB chỉ thực hiện chức năng độc ập à đánh giá mức độ


13

rủi ro tín dụng của một khách hàng cá nhân đƣợc xếp hạng.
Thứ hai, nguồn thông tin để XHTDNB KHCN thƣờng không đ y đủ và
khó đánh giá mức độ tin cậy.
Thứ ba, kết quả XHTDNB chỉ à một tiêu chí đƣa ra các quyết định và
có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhƣ vậy, XHTDNB à một nhân tố quan trọng, nhƣng không thể thay
thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của khách hàng cá
nhân đƣợc xếp hạng.
c. Nội dung hệ thống XHTDNB KHCN
Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ ở Việt nam, các NHTM sử dụng các hệ
thống XHTDNB khác nhau trên cơ sở phù hợp với tiêu chí xếp hạng tín dụng
và mục tiêu, đặc điểm của ngân hàng mình.
H u hết các hệ thống XHTDNB KHCN gồm có các nội dung nhƣ sau:
- Đối tƣợng xếp hạng

Điều đ u tiên các ngân hàng thƣơng mại c n phải xác định đó à đối
tƣợng c n xếp hạng. Thông thƣờng, các NHTM sẽ thực hiện xếp hạng tất cả
các khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng và đang có nhu c u thiết ập
quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây à những đối tƣợng trong quan hệ tín
dụng, có khả năng phát sinh rủi ro với ngân hàng.
- Nguyên tắc xếp hạng
Xếp hạng tín dụng ra đời từ đ u thế kỷ 20 với mục tiêu cơ bản à dự
đoán khả năng vỡ nợ và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả
năng vỡ nợ. Việc phân tích dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định ƣợng
Các dữ iệu định ƣợng: Là những quan sát đƣợc, đo ƣờng bằng số, các
dữ iệu ấy đƣợc nhƣ thông tin cá nhân qua hồ sơ nhân thân, thông tin về thu
nhập qua các xác nhận ƣơng, thu nhập ...


14

Các dữ iệu định tính: Đó à những quan sát không đo ƣờng đƣợc bằng
số. Trong các chỉ tiêu định tính, mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu oại
nào đó. Ví dụ nhƣ uy tín của bản thân khách hàng và gia đình, ý thức trả nợ
của khách hàng ....
Nguyên tắc 2: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so
sánh. Các chỉ tiêu đƣợc cho điểm, sau đó tổng hợp ại và phản ánh qua các ký
hiệu xếp hạng.
- Chỉ tiêu xếp hạng
H u hết các NHTM tại Việt Nam đề sử dụng mô hình chấm điểm trong
việc XHTDNB KHCN với nhóm chỉ tiêu về thông tin cá nhân, gia đình và
nhóm chỉ tiêu về ịch sử quan hệ tín dụng với các ngân hàng.
Đối với nhóm chỉ tiêu thông tin cá nhân:
Đây à các chỉ tiêu định ƣợng, ấy trực tiếp từ hồ sơ nhân thân cũng nhƣ

hồ sơ về nguồn thu nhập, tài chính, công việc, các khoản nợ của khách hàng
hiện tại. Cụ thể gồm các nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu về tuổi, tình trạng hôn
nhân gia đình; nhóm chỉ tiêu về công việc, chức vụ; nhóm chỉ tiêu về thu
nhập, các khoản nợ. Các chỉ tiêu này cho ta thấy một các nhìn tổng quan về
khả năng tài chính, khả năng trả nợ vay cũng nhƣ hoàn cảnh bản thân, gia
đình của khách hàng cá nhân c n xếp hạng.
Đối với nhóm chỉ tiêu về ịch sử quan hệ với ngân hàng:
Nhóm chỉ tiêu này nói ên uy tín, ý thức trả nợ của của khách hàng đối
với ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu này một ph n yêu c u cán bộ xếp hạng tín dụng
phải có trình độ nhất định để phân tích, đánh giá về khách hàng.
- Cách thức chấm điểm và tổng hợp điểm
Ngƣời xếp hạng căn cứ vào thông tin thu thập đƣợc của KHCN và đối
chiếu với thang điểm của hệ thống XHTDNB KHCN để tiến hành chấm điểm
từng chỉ tiêu. Sau đó căn cứ vào trọng số điểm của từng chỉ tiêu theo thang


15

điểm để đƣa ra số điểm tổng hợp.
- Thang điểm chấm và thang điểm tổng hợp
Mỗi hệ thống XHTDNB KHCN đều có những chỉ tiêu riêng. Và tƣơng
ứng với những chỉ tiêu đó à các tiêu chí điểm khác nhau, phổ biến thấp nhất
à 1 điểm và cao nhất à 5 điểm. Trên thang điểm tổng hợp sẽ có trọng số
điểm của từng chỉ tiêu khác nhau với tổng trọng số của tất cả các chỉ tiêu à
100% và tƣơng ứng với từng khoản điểm tổng hợp sẽ à kết quả xếp hạng của
khách hàng, phổ biến thấp nhất à C và cao nhất à AA.
- Quy trình xếp hạng
Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân đƣợc triển khai
từng bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Xác định KHCN c n xếp hạng.

Bƣớc 2: Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin khách hàng c n xếp
hạng.
Bƣớc 3: Thực hiện chấp điểm theo hệ thống các chỉ tiêu và tổng hợp kết
quả chấm điểm.
Bƣớc 4: Hoàn thiện báo cáo kết quả xếp hạng khách hàng và phê duyệt
kết quả xếp hạng.
Đây à những bƣớc cơ bản trong quá trình xếp hạng tín dụng khách hàng
cá nhân nói chung, tùy đặc điểm mục đích và hệ thống của từng ngân hàng
khác nhau sẽ có những quy trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ riêng.
1.2. CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHCN CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Mục đích công tác XHTDNB KHCN của NHTM
a. Đo lường mức độ rủi ro tín dụng của từng KHCN
Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng à một trong những
hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Trong đó rủi ro tín dụng đƣợc xem


16

nhƣ à yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động của ngân hàng thƣơng
mại trên thị trƣờng. Các NHTM uôn tìm cách tối đa hóa ợi nhuận qua việc
tìm kiếm những ợi tức cao nhất có thể có ở các món vay nhƣng đồng thời
cung cố gắn giảm thiểu rủi ro iên quan đến hoạt động cho vay. Rủi ro trong
cho vay còn đƣợc nhân ên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng
chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu
những rủi ro do khách hàng gây ra.
Rủi ro tín dụng uôn gắn iền với hoạt động cho vay của ngân hàng.
Việc đánh giá rủi ro này à trách nhiệm của ngân hàng. Tuy áp dụng nhiều
cách nhƣ sàng ọc và giám sát khách hàng vay, thiết ập mối quan hệ khách
hàng âu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp….nhƣng không

một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đoán hết đƣợc những rủi
ro tín dụng có thể xảy ra.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày
một ớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để
bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống NHTM. Trong xu thế đó XHTDNB
KHCN à một kỹ thuật ngày càng đƣợc chú ý rộng rãi trong hoạt động tín
dụng ngân hàng. Vì kết quả xếp hạng tín nhiệm đã cho thấy ph n nào mức độ
rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng
ớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro các NHTM thƣờng ựa chọn những khách
hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ nào đó.
b. Góp phần ra quyết định cho vay hợp lý đối với KHCN
Lƣạ chọn khách hàng cho vay uôn à một quyết định quan trọng trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đƣa ra quyết định ựa chọn không phù
hợp có thể dẫn đến rủi ro rất ớn do khách hàng không trả đƣợc nợ. Dựa vào
cơ sở nào để ngân hàng quyết định cho vay hay từ chối cho vay? Khi xem xét
quyết định cho vay ngân hàng thƣờng căn cứ vào tài sản đảm bảo, tình hình


17

tài chính, khả năng trả nợ… Tuy nhiên khi đã có hệ thống XHTDNB KHCN,
ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả xếp hạng tín nhiệm để ựa chọn khách
hàng đặt quan hệ. Chỉ những khách hàng có kết quả xếp hạng từ một mức rủi
ro nào đó ngân hàng mới xem xét cho vay.
c. Cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng
KHCN
Chính sách khách hàng của ngân hàng trong hoạt động tín dụng KHCN
sẽ đƣợc áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng tín
dụng nội bộ của chính ngân hàng mình. Chính sách khách hàng trong hoạt
động tín dụng KHCN bao gồm:

- Chính sách cấp tín dụng
Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của doanh nghiệp mà ngân hàng có thể
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách
hàng có thứ hạng cao sẽ đƣợc ngân hàng cung cấp không giới hạn các sản
phẩm tín dụng nhƣ cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn,
cho vay tín chấp…. Đồng thời các điều kiện trong việc cấp tín dụng cũng sẽ
tốt hơn các khách hàng có xếp hạng thấp, nhƣ điều kiện về tỷ ệ vốn đối ứng
của khách hàng đối với từng khoản vay, điều kiện giải ngân vốn vay v.v….
- Chính sách ãi suất và phí dịch vụ iên quan
Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các mức ãi
suất khác nhau. Đây chính à việc xác định tỷ ệ ph n bù rủi ro trong ãi suất
cho vay. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao đồng nghĩa với rủi ro
đối với ngân hàng thấp dẫn đến ph n bù rủi ro trong cho vay cũng thấp hơn.
Vì vậy sẽ đƣợc những mức ãi suấtí ƣu đãi hơn so với những khách hàng có
thứ hạng xếp hạng thấp.


×