Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

de thi thang mon ngu van lop 11 truong thpt ngo si lien bac giang nam 2015 2016 lan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.84 KB, 7 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)

Phần 1 - ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Vụ khủng bố Paris hôm 13/11/2015 đã khiến cho nhân dân trên toàn thế
giới bàng hoàng và đau đớn. Không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm
người, vụ tấn công liên hoàn còn trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và
phủ một bóng đen mây mù bao trùm lên thành phố Paris đầy thơ mộng.
Sau đây là cuộc phỏng vấn ngắn của phóng viên Le Petit Journal - hãng
truyền thông Le Petit Journal với 2 bố con người gốc Việt trong buổi tưởng
niệm các nạn nhân vụ khủng bố Paris, em hãy đọc rồi trả lời câu hỏi:
Phóng viên: Cháu có biết chuyện gì đã xảy ra không? Cháu có biết tại sao họ lại
làm vậy không?
Bé trai: Vâng ạ, tại vì họ là người rất rất rất xấu. Những người xấu không tử tế
chút nào. Và chúng ta phải thật cẩn thận vì sẽ phải dọn nhà.
Bố: Ồ không, đừng lo con ạ. Chúng ta không cần dọn nhà đi đâu hết, nước Pháp
là nhà của chúng ta.
Bé trai: Nhưng ở đây có người xấu mà bố.
Bố: Ừ, nhưng ở đâu cũng có người xấu con ạ.
Bé: Họ có súng, họ sẽ bắn chúng ta vì họ là người xấu đấy bố.
Bố: Không sao đâu con, họ có súng thì chúng ta có hoa.
Bé: Nhưng hoa thì đâu làm gì được. Hoa là để...để...


Bố: Con xem kìa, ai cũng đến đặt hoa đấy! Hoa là để chiến đấu với súng đạn.
Bé: Là để bảo vệ sao ạ?
Bố: Đúng rồi.
Bé: Nến cũng vậy sao?
Bố: Là để tưởng nhớ những người đã ra đi.
Bé: À! Hoa với nến là để bảo vệ chúng ta!
Câu 1: Thái độ, tâm trạng của câu bé như thế nào khi trả lời phóng viên: Những
người xấu không tử tế chút nào. Và chúng ta phải thật cẩn thận vì sẽ phải dọn
nhà.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 2: Thái độ, tình cảm của người cha khi nói với con: Ồ không, đừng lo con ạ.
Chúng ta không cần dọn nhà đi đâu hết, nước Pháp là nhà của chúng ta.
Câu 3: Trong câu nói của cậu bé: Họ có súng, họ sẽ bắn chúng ta vì họ là
người xấu đấy bố, từ súng được hiểu là gì? Trong câu trả lời của người bố: Con
xem kìa, ai cũng đến đặt hoa đấy! Hoa là để chiến đấu với súng đạn, các từ
hoa, súng đạn được hiểu là gì?
Câu 4: Theo em, thông điệp mà bài phỏng vấn muốn truyền đến bạn đọc là gì ?
Phần 2 - LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (3 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Đại văn hào người Trung Hoa,
Lỗ Tấn:
Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.
Câu 2: Nghị luận văn học (4 điểm)
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Trong
hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng
và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một
thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô

bồ”.
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích nhân vật viên quản ngục
để làm sáng tỏ nhận định đó.

----------- Hết -------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ
KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN 11

PHẦN CÂU
YÊU CẦU CẦN ĐAT
Đọc
Câu 1 Thái độ, tâm trạng của cậu bé khi trả lớì phóng viên: Những
hiểu
người xấu không tử tế chút nào. Và chúng ta phải thật cẩn
thận vì sẽ phải dọn nhà.
- Phê phán những người xấu đã làm việc xấu đồng thời cũng
biểu lộ nỗi lo sợ (mỗi ý đúng được 0,25 đ)
Câu 2 Thái độ, tình cảm của người cha khi nói với con: Ồ không,
đừng lo con ạ. Chúng ta không cần dọn nhà đi đâu hết, nước
Pháp là nhà của chúng ta.
- Động viên, trấn an con; thách thức bọn khủng bố, tin tưởng
vào đất nước nhân dân mình (nước Pháp)

- Trong câu nói cũng thể hiện tình yêu, sự gắn bó với tổ quốc,
ngôi nhà lớn của mình
(mỗi ý đúng được 0,25 đ)
Câu 3 - Trong câu nói của cậu bé: Họ có súng, họ sẽ bắn chúng ta vì
họ là người xấu đấy bố, từ súng được hiểu theo nghĩa gốc
(nghĩa đen): một loại vũ khí.
- Trong câu trả lời của người bố: Con xem kìa, ai cũng đến đặt
hoa đấy! Hoa là để chiến đấu với súng đạn, các từ hoa và
súng đạn được hiểu theo nghĩa chuyển (nghĩa bóng): Hoa là
tình thương yêu, sự đồng cảm, sẻ chia; là tinh thần đoàn kết.

Làm
văn

ĐIỂM

0,5 đ

0,5 đ

0,5đ

0,5 đ

Câu 4 Thông điệp mà bài phỏng vấn muốn truyền đến bạn đọc là:
Trong đau thương mất mát con người phải biết yêu thương chia
sẻ đoàn kết với nhau. Điều ấy sẽ làm dịu nỗi đau và quan trọng
hơn là nó sẽ tạo nên sức mạnh, sự can đảm để người ta có thể
1,0 đ
đương đầu và chiến thắng cái ác, cái xấu, sự bạo tàn.

(Cũng có thể phát biểu ngắn gọn mà thể hiện đúng tinh thần của
văn bản: Tình yêu thương, tinh thần đoàn kết là sức mạnh để
chống lại cái ác, sự bạo tàn…)
Câu 1 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội, dạng
bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bố cục bài hợp lí, diễn


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

đạt chính xác, lưu loát, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được
một số ý chính như sau:
a. Dẫn dắt giới thệu được vấn đề của bài viết:
Lười biếng là một trong những thói xấu của con người. Lười
biếng không những chẳng làm được việc gì nên chuyện mà còn
là gốc rễ của mọi thói xấu khác. Nhà văn Lỗ Tấn đã đúc kết
chân lý: “Trên đường thành công không có vết chân của người
lười biếng”.
b. Triển khai nội dung bài viết
*. Giải thích:
- Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao
động và làm việc.
- Thành công là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi,
công sức, thời gian, trí tuệ, thậm chí phải nếm trải những thất
bại mới có được
Câu nói của Lỗ Tấn là khẳng định chác nịch như một chân lí:
Người lười biếng không bao giờ gặt hái được thànhcông. Chân
lí này hoàn toàn có cơ sở:
- Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy

khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa. Để đạt đến
một kết quả nhất định nào đó, con người phải học tập, lao động,
nghiên cứu, sáng tạo không ngừng; điều này đòi hỏi con người
phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới
thành. Không có một thành công, thành quả nào mà không phải
đổ mồ hôi, công sức.
* Chứng minh:
Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương:
“Ai ơi… Phần”.
- Một công trình khoa học, một sáng chế ra đời là cả một quá
trình nghiên cứu, lao động miệt mài, khó nhọc của người kỹ sư
mới có được.
- Để trở thành một giáo viên, một bác sĩ giỏi, một nhà văn nổi
tiếng được mọi người kính trọng, ngưỡng mộ, họ phải đổi bằng
cả tâm huyết cuộc đời cho sự nghiệp.
- Một học sinh giỏi, có ước mơ, hoài bão cao đẹp không phải là
một người “Há miệng chờ sung”, “Ôm cây đợi thỏ”……
* Bàn luận:
- Lười biếng là một thói xấu, lười biếng dẫn người ta đến bần
cùng, đói nghèo, buồn chán và là nguyên nhân của mọi thói hư
tật xấu khác. Hơn nữa lười biếng còn làm mòn trí tuệ, thân thể
và nhân cách.

0,25 đ

1,0 đ

0,5 đ

1,0 đ



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Lười biếng sẽ gây ra bao tác hại cho xã hội.
- Khẳng định: Bất cứ sự thành công nào cũng có sự cần cù,
chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại, ngại khó, ngại
khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.
- Phê phán thói lười biếng đã có bao câu nói:
LaBruye “Sự buồn chán bước vào thời gian qua cửa lười
biếng”,
B.Phraukhin “Lười biếng làm mòn trí tuệ và thân thể”,
Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét (V.HuyGo).
c. Khái quát đánh giá lại vấn đề, liên hệ rút ra bài học cho 0,25 đ
bản thân
- Hãy xây dựng ước mơ, hoài bão và nhân cách của mình bằng
sự lao động, sự cần cù chăm chỉ. Cần cù chăm chỉ mới trở thành
người tài đức, mới dẫn đến thành công, cuộc sống mới ấm no,
hạnh phúc.
Câu 2 1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài
0, 25
hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.
- Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù, nhân vật viên quản ngục
và trích dẫn ý kiến
2. Thân bài
a. Nêu cách hiểu về nhận định: Bằng cách nói so sánh, nhận
định trên khẳng định một cách khái quát vẻ đẹp của ngục quan: 0,5
Nhà văn dùng hình ảnh bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn
xô bồ để nói về môi trường sống tàn nhẫn, lừa lọc, rộng hơn ra

là hiện thực xã hội xấu xa, đen tối đương thời; dùng hình ảnh
thanh âm trong trẻo để nói về vẻ đẹp của ngục quan. Sự đối lập
giữa thanh âm trong trẻo và bản đàn nhạc luật xô bồ cho thấy
vẻ đẹp của ngục quan là đáng quí song nó cũng lẻ loi, đơn độc,
một vẻ đẹp khuất lấp, khó thấy, khó phát hiện, nó dễ bị cái xô
bồ, hỗn loạn che lấp. Điều này cũng phần nào thể hiện quan
niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
b. Phân tích nhân vật quản ngục để làm rõ nhận định:
*Hoàn cảnh sống và làm việc của quản ngục
- Làm quan coi tù nơi đề lao - nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn,
lừa lọc".
0,5
- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói
"tiểu nhân thị oai".
- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, nhưng


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

viên quản ngục vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, tâm hồn trong
sáng.
*Quản ngục có sở thích, sở nguyện cao quý:
- Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà riêng mình
một đôi câu đối do Huấn Cao viết.
- Sở nguyện đó trở thành một ao ước cháy bỏng và quản ngục
coi chữ của Huấn Cao là vật báu ở trên đời, nếu không xin được
chữ sẽ ân hận suốt đời
*Quản ngục có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”: Do yêu quý cái
đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp là Huấn Cao.
Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:

- Khi biết tin người tử tù là Huấn Cao sẽ đến nhà lao của mình:
(Phân tích thái độ, tâm trạng quản ngục)
- Khi nhận tù: (Phân tích thái độ, tâm trạng quản ngục)
- Trong những ngày Huấn Cao ở trong đề lao:
+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù
Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách,
những hành vi liều lĩnh
+ Ông nhún nhường trước người tử tù, khi bị xua đuổi, khinh
miệt vẫn không tức giận chỉ lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh
y".
+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở
nguyện xin chữ của Huấn Cao.
- Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận
chữ. Đó là hành động cúi lạy hoa mai.
Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô
bồ", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".
=> nhân vật quản ngục đúng là "một thanh âm trong trẻo giữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ". Ở đây Nguyễn
Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với
những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương trong sáng.
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Đặt nhân vật trong tình huống độc đáo, có kịch tính.
- Ngôn ngữ, hình ảnh gợi không khí cổ kính của một thời vang
bóng
- Bút pháp tương phản, đối lập, phóng đại và những thủ pháp
nghệ thuật của hội họa, điêu khắc điện ảnh... được sử dụng để
xây dựng hình tượng nhân vật Quản ngục

0,5


0,5
0,25
0,5

0.25

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

0,25
3. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của hình tượng nhân vật QN: Đó là hình
tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm
lòng "trọng nghĩa liên tài".
- Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã
góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của
Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh
của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước
thầm kín của Nguyễn Tuân.

Hết



×