Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÂN TÍCH HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ CHỨNG MINH QUA CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.67 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI NGÔN NGỮ...............................2
1.1.

Khái niệm hành vi ngôn ngữ.....................................................................................................2

1.2.

Phân loại hành vi ngôn ngữ......................................................................................................2

1.2.1.

Hành vi tạo lời.........................................................................................................................2

1.2.2.

Hành vi tại lời (hành vi ở lời)................................................................................................3

1.2.3.

Hành vi mượn lời....................................................................................................................3

1.3.

Điều kiện sử dụng hành vi tại lời theo Searle.........................................................................3

1.3.1.

Điều kiện nội dung mệnh đề..................................................................................................3

1.3.2.



Điều kiện chuẩn bị..................................................................................................................4

1.3.3.

Điều kiện chân thành.............................................................................................................4

1.3.4.

Điều kiện căn bản thiết yếu....................................................................................................5

1.4.

Phân loại hành vi tại lời.............................................................................................................5

1.4.1.

Các tiêu chí phân loại.............................................................................................................5

1.4.2.

Các loại (lớp) hành vi tại lời theo Searle...............................................................................6

1.5.

Hành vi tại lời gián tiếp.............................................................................................................7

1.5.1.

Khái niệm và điều kiện nhận diện hành vi tại lời gián tiếp.................................................7


1.5.2.

Cơ chế hình thành hành vi tại lời gián tiếp..........................................................................8

1.5.3.

Một vài đặc điểm của hành vi tại lời gián tiếp......................................................................8

1.5.4.

Một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp........................................................................................8

CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG ĐOẠN TRÍCH “DẾ
MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” – TÔ HOÀI............................................................................................10
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................14


MỞ ĐẦU
Nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với người sử dụng (Ngữ dụng học)
là một hướng tiếp cận mới mẻ của ngôn ngữ học hiện đại, trong đó người nghiên
cứu hướng tới việc lí giải cơ chế vận hành và thực hiện chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ. Trong những năm gần đây, một loạt vấn đề quan trọng của Ngữ dụng
học đã được tập trung nghiên cứu như: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, tiền giả
định và hàm ý, chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái, mục đích
phát ngôn, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại…Trong số đó, hành vi ngôn ngữ
luôn luôn được xem là một trong những vấn đề cơ bản và cốt lõi. Việc phát hiện ra
bản chất hành vi của việc nói năng của con người đã giúp Ngữ dụng học có thể trả
lời những câu hỏi như: Mục đích thực sự của một câu nói là gì? Chúng ta làm gì

khi chúng ta nói? Chúng ta thực sự nói gì khi chúng ta nói?
Và đặc biệt trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác
nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa
dạng nhưng đều được gọi chung là hành vi. Mối liên hệ giữa ngôn ngữ – hành vi
con người là hiển nhiên trong nghiên cứu ngữ dụng học.
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của hành vi ngôn ngữ, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu và khảo sát hành vi ngôn ngữ trên tác phẩm cụ thể “Dế mèn bênh vực
kẻ yếu” – Tô Hoài. Nếu đề tài thành công, chúng tôi sẽ có được những hiểu biết
sâu hơn về hành vi ngôn ngữ, nó sẽ là kiến thức bổ ích trong quá trình dạy – học
sau này.

1


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI NGÔN
NGỮ
1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Những năm 60 của thế kỷ XX, J. Austin và J. Searle đề xuất lí thuyết hành
động ngôn từ (speech act).
“Hành vi ngôn ngữ (speech act) (còn được gọi là hành động ngôn ngữ, hành
động ngôn từ, hành động nói,…) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương
tiện ngôn ngữ. Theo J.Austin, khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là đồng thời
thực hiện ba hành vi: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi mượn lời
(perlocutionary act) và hành vi tại lời (illocutionary act)”. Theo đó, “J.Austin đã
chia hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm gồm: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày,
ứng xử”. “J Searle đã tiến hành xây dựng một bộ tiêu chí dựa trên 12 điểm khác
biệt giữa các hành vi ngôn ngữ để phân loại hành vi ngôn ngữ.” [3, tr.9]
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm “hành động ngôn ngữ là hành động
thực hiện khi tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp. Hành
động ngôn ngữ đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và

quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của con người có ý thức”.[1,
tr.55]
Từ những quan điểm ở trên của các tác giả, trong đề tài nghiên cứu này nhóm
chúng tôi xin tiếp thu và đưa ra cách hiểu “Hành vi ngôn ngữ là loại hành động đặc
biệt mà phương tiện là ngôn ngữ, được thực hiện khi ta nói năng”.
Ví dụ: Bạn Lan phải làm bài tập tiểu luận cuối kỳ và bạn đang cần một cuốn
sách để tham khảo. Nhưng cuốn sách đó lại không được bán trên thị trường nữa.
Bạn Mai có cuốn sách đó và đã cho bạn Lan mượn. Khi này, bạn Lan cảm ơn bạn
Mai có thể dùng:
- Hành động vật lý như dẫn bạn đi uống nước, tặng cho bạn một món quà,
hoặc dẫn bạn Mai đi ăn,...
- Dùng thái độ tươi cười, vui vẻ,...
- Dùng lời nói: “Mình cảm ơn bạn rất nhiều.” Như vậy qua ví dụ trên “cảm
ơn” đã được thể hiện bằng ngôn ngữ, được thực hiện ngay trong diễn ngôn, ta gọi
đó là hành vi ngôn ngữ, hành vi cảm ơn.
1.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ
1.2.1. Hành vi tạo lời

2


Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ và các qui tắc
hoạt động của chúng để tạo ra một phát ngôn có hình thức và nội dung. Nói một
cách đơn giản, hành vi tạo lời là hành động nói ra một điều gì đó.
Ví dụ: Để có phát ngôn “Cháu đi học đây ạ!” ta phải tạo ra nó bằng cách
phát âm ra (nói ra).
1.2.2. Hành vi tại lời (hành vi ở lời)
Là hành vi được thực hiện ngay khi nói năng.
Ví dụ: - Ba khuyên con nên nghiêm túc với việc học hơn.
Hành vi khuyên được thực hiện bằng lời nói. Nói xong phát ngôn trên, chủ

thể đã thực hiện được hành động khuyên đối với người nghe và có tác động trực
tiếp đến người nghe, đặt người nghe vào nghĩa vụ cần phải thực hiện.
- Mẹ cấm con ra đường vào giờ này.
- Tôi thề tôi không làm chuyện này.
Hành vi tại lời (ở lời) đặt người nói và người nghe vào những quyền lợi và
nghĩa vụ mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó.
1.2.3. Hành vi mượn lời
Là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ hay đúng hơn là mượn phát
ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận
hoặc chính người nói.
Ví dụ: Các em lấy giấy ra kiểm tra 15 phút.
Khi nghe câu này, người nghe – ở đây là các em học sinh sẽ có phản ứng lo
lắng, hoang mang; một bên thì lấy giấy ra để làm bài nhưng mặt khác sẽ có hành
động hỏi nhau hoặc hỏi cô tại sao lại làm kiểm tra vào lúc này. Như vậy, câu này đã
có tác động, gây ra phản ứng của người nghe. Cô giáo nói câu “Các em lấy giấy ra
kiểm tra 15 phút” đã thực hiện một hành động mượn lời.
Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán được. Hiệu quả
mượn lời có thể có chủ ý hoặc không có chủ ý.
1.3. Điều kiện sử dụng hành vi tại lời theo Searle
1.3.1. Điều kiện nội dung mệnh đề
Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là 1 hành
động của người nói (như hứa hẹn) hay 1 hành động của người nghe (lệnh, yêu
cầu).
Ví dụ: (1) Em hứa sẽ học giỏi
Sẽ học giỏi: là nội dung mệnh đề, ở đây là hành động hứa hẹn của
người nói, kí hiệu là P.
(2) Mời em đứng dậy

3



Đứng dậy: là nội dung mệnh đề, ở đây là hành động yêu cầu của
người nghe, kí hiệu là P.
1.3.2. Điều kiện chuẩn bị
Gồm những hiểu biết của người phát ngôn: năng lực, lợi ích, ý định của người
nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe.
Ví dụ: (1) Với hành vi hỏi: Nhà mình cất vàng ở đâu?
Có 2 điều kiện chuẩn bị sau:
- Người nói và người nghe có quan hệ thân thiết trong gia đình.
- Người nghe có khả năng biết vàng cất ở đâu.
(2) Với hành vi tuyên bố: Đi lau sàn đi.
Có 2 điều kiện chuẩn bị sau:
- Người nói có địa vị xã hội cao hơn người nghe.
- Người nghe có khả năng lau sàn.
1.3.3. Điều kiện chân thành
Chỉ ra trạng thái tâm lí của người phát ngôn. Với:
- Lời hứa, người nói phải có ý định thực sự sẽ thực hiện việc đã hứa và tin
rằng mình có khả năng thực hiện được việc đã hứa.
Ví dụ: Chị hứa sẽ mua quà cho em.
Người nói (Chị) có ý định sẽ mua quà cho em, và tin rằng mình có khả năng
thực hiện lời hứa: có tiền, có thời gian,…
- Thông báo cho người khác thì phải tin điều mình nói là đúng.
Ví dụ: Mai 7h cả lớp đến trường tham gia lễ ra quân bảo vệ môi trường.
Người thông báo tin này thường là ban cán sự , ban chấp hành của lớp, nên
thông tin phải chính xác như kế hoạch nhà trường đã thông báo.
- Ra lệnh thì phải thực sự mong muốn người nhận lệnh chấp hành.
Ví dụ: Trung đội 1 bước đều bước.
Chỉ huy ra lệnh với mong muốn trung đội 1 chấp hành lệnh.
- Hỏi thông tin thì phải thực sự chưa biết thông tin đó.
Ví dụ: Ở đây có nhà vệ sinh không?

Người hỏi thực sự cần biết thông tin về nhà vệ sinh ở đâu, có thể trong trường
hợp đến với một nơi xa lạ và có nhu cầu đi vệ sinh.
- Khen ngợi thì phải thực sự đánh giá cao điều mà người được khen đã thực
hiện.
Ví dụ: Hôm nay em tiến bộ lắm!
Người khen đánh giá cao sự tiến bộ của người được khen.
1.3.4. Điều kiện căn bản thiết yếu
Đưa ra trách nhiệm mà người nói và người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở
lời đó phát ra.
4


Ví dụ: (1) Đã hứa là phải làm không thể thất tín.
(2) Đã sai thì phải xin lỗi.
1.4. Phân loại hành vi tại lời
1.4.1. Các tiêu chí phân loại
Theo Searle thì có bốn tiêu chí phân loại hành vi tại lời:
a. Đích tại lời:
Nếu chúng ta hỏi đích của một mệnh lệnh ban ra thì câu trả lời đại loại sẽ là
“để một ai đó làm một việc gì” hoặc “để một ai đó không làm một việc gì hoặc
dừng một công việc gì lại”. Đó là “đích tại lời” của hành vi mệnh lệnh. Đích tại lời
của một hành vi miêu tả là trình bày một hiện thực nào đó.
Đích tại lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích của hành vi đó. Đích tại
lời của hành vi hứa hẹn là tự gán trách nhiệm tinh thần về sự thực hiện việc gì. Đó
là điều kiện thiết yếu của hành vi hứa hẹn. Đích tại lời không trùng với hiệu lực tại
lời. Nó chỉ là một bộ phận của hiệu lực tại lời. Hai hành vi khác nhau có thể có
cùng một đích tại lời nhưng hiệu lực tại lời khác nhau. Chẳng hạn, Searle nêu ví
dụ: “người nghe sẽ nhận thực hiện (hoặc không thực hiện) một hành động”. Nhưng
hiệu lực tại lời thì khác nhau: một đằng là bắt buộc, một đằng là kêu gọi sự thiện
chí. [2,tr.29]

b. Hướng khớp ghép:
Là sự ăn khớp giữa lời nói và hiện thực theo hai chiều:
- Từ ngôn ngữ đến hiện thực: hành vi ngôn ngữ xảy ra trước, hiện thực xảy ra
sau đúng như thế (hướng khớp ghép: lời – hiện thực).
Ví dụ: Hành vi ra lệnh “mở cửa ra” xảy ra trước, sau đó một người sẽ đến gần
cửa và mở cửa ra.
- Từ hiện thực tới ngôn ngữ: hiện thực xảy ra trước, hành vi ngôn ngữ xảy ra
sau.
Ví dụ: Hiện thực “cơn mưa” xảy ra trước, hành vi miêu tả “cơn mưa chiều
nay đã làm ướt hết cả một kho thóc” xảy ra sau.
c. Trạng thái tâm lí được biểu hiện:
Là điều kiện chân thành của hành vi tại lời. Khi thực hiện một hành vi, người
ta có thể biểu hiện lòng tin, lòng mong muốn, ý định, điều đáng tiếc, điều ăn năn...
Tiêu chuẩn này cho phép ta nhìn nhận nhiều hành vi khác nhau về bề ngoài dưới
cùng một góc độ.
d. Tiêu chí nội dung mệnh đề: tương ứng với điều kiện nội dung mệnh đề.
1.4.2. Các loại (lớp) hành vi tại lời theo Searle
1.4.2.1. Tái hiện (xác tín – Searle)
Gồm các hành vi khẳng định, tường thuật, miêu tả, thông tin, giải thích, ...
5


Đích tại lời: miêu tả một sự tình đang được nói đến.
Hướng khớp ghép: từ hiện thực tới lời nói.
Trạng thái tâm lý được biểu hiện: tin vào điều mình tái hiện.
Nội dung mệnh đề: một mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai,
lôgic.
Ví dụ: Bầu trời về đêm mang màu đen huyền bí cùng những vì sao lấp lánh
như bức tranh dải ngân hà tuyệt đẹp.
 Hành vi miêu tả.

1.4.2.2. Điều kiện
Gồm các hành vi ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, thách thức,…
Đích tại lời: đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương
lai
Hướng khớp ghép: từ lời nói đến hiện thực.
Trạng thái tâm lí được biểu hiện: ý chí, mong muốn, nguyện vọng... của SP1.
Nội dung mệnh đề: hành động tương lai của SP2.
Ví dụ: Con hãy bỏ điện thoại xuống và đi học bài ngay.
Hành vi ra lệnh.
1.4.2.3. Cam kết
Gồm các hành vi cam đoan, thề, hứa hẹn, tặng, biếu,…
Đích tại lời: trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà SP1 bị ràng
buộc.
Hướng khớp ghép: từ lời nói đến hiện thực.
Trạng thái tâm lí được biểu hiện: ý định của SP1.
Nội dung mệnh đề: hành động tương lai của SP1.
Ví dụ: Em xin hứa sẽ không nói chuyện nữa.
 Hành vi hứa hẹn.
1.4.2.4. Biểu cảm
Gồm các hành vi khen ngợi, chúc mừng, cảm ơn, bộc lộ mong muốn, ruồng
rẫy, than phiền,…
Đích tại lời: bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời (vui thích, khó
chịu, mong muốn, rẫy bỏ …).
Hướng khớp ghép: từ lời nói đến hiện thực hoặc hiện thực đến lời nói.
Trạng thái tâm lí được biểu hiện: thay đổi tùy theo từng loại hành vi.
Nội dung mệnh đề: là một hành động hay một tính chất của SP1 hay SP2.
Ví dụ: Tôi rất vui khi cậu đã đem về một hợp đồng tốt cho công ty.
 Hành vi vui mừng.
1.4.2.5. Tuyên bố
Gồm các hành vi tuyên bố, buộc tội, từ chức, khai trừ, …

Đích tại lời: nhằm tác động đến nội dung của hành vi.
6


Hướng khớp ghép: vừa là lời nói đến hiện thực vừa là hiện thực đến lời nói
(nói xong hiện thưc xảy ra ngay).
Trạng thái tâm lý được biểu hiện: không có đặc trưng khái quát.
Nội dung mệnh đề: là một mệnh đề.
Ví dụ: Hắn ta là kẻ đã đánh con tôi.
 Hành vi buộc tội.
1.5. Hành vi tại lời gián tiếp
1.5.1. Khái niệm và điều kiện nhận diện hành vi tại lời gián tiếp
1.5.1.1. Khái niệm về hành vi tại lời gián tiếp
Hành vi tại lời gián tiếp là hành vi được thực hiện gián tiếp thông qua một
hành vi tại lời khác.
Ví dụ: Con đã chịu học bài chưa?
Trực tiếp: Hỏi  Gián tiếp: yêu cầu con học bài.
1.5.1.2. Điều kiện nhận diện
- Hành vi tại lời gián tiếp phụ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh
Ví dụ: Quả ổi trên cây kia nhìn ngon quá anh ạ!
HVTL Trực tiếp: khen ngợi  HVTL gián tiếp: bộc lộ mong muốn “Em
muốn ăn quả ổi đó”.
Hành vi bộc lộ mong muốn trong ví dụ trên có thể đạt được hiệu quả tại lời
trong một ngữ cảnh nhất định: người nói là một cô gái hoặc một đứa trẻ, người
nghe là một nam giới khoẻ mạnh.
- Ngữ nghĩa của các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ
vi trực tiếp càng gắn với các nhân tố của ngữ cảnh bao nhiêu, đặc biệt với người
nói hay người nghe thì càng có khả năng thực hiện các hành vi tại lời bấy nhiêu.
- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp bị quy định bởi lí thuyết lập luận, các phương
châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết, quy tắc hội thoại và logic.

1.5.2. Cơ chế hình thành hành vi tại lời gián tiếp
Searle cho rằng cơ chế hình thành hành vi tại lời gián tiếp là các điều kiện sử
dụng của các hành vi tại lời.
1.5.3. Một vài đặc điểm của hành vi tại lời gián tiếp
- Một HVGT có thể được thực hiện qua những HVTL khác nhau.
Ví dụ: Đề nghị được giảm giá hàng mua.
- Tiệm kia bán rẻ hơn
- Cái này đắt quá
- Hàng này không có khuyến mãi à?
- Cùng một HVTL có thể tạo ra những HVGT khác nhau.
Ví dụ: Trời đã tạnh mưa.
- Nói với bạn: Trời đã đẹp chúng ta có thể đi chơi.  Hành vi đề nghị.
7


- Nói với người làm: Đã tạnh mưa, phải tiếp tục làm việc.  Hành vi
yêu cầu.
1.5.4. Một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Giáo sư người Pháp C.Kerabrat Oreechioni đã đưa ra một số trường hợp sau:
- Trực tiếp: miêu tả - Gián tiếp: mệnh lệnh.
Ví dụ: Ở đây người ta không có đậu xe.
Trực tiếp miêu tả  Gián tiếp: ra lệnh/ yêu cầu.
- Trực tiếp: miêu tả, thông báo - Gián tiếp: mong muốn.
Ví dụ: Mẹ cái Hoa mới mua cho nó một chiếc áo ấm đẹp lắm.
Trực tiếp thông báo  Gián tiếp: mong muốn có một chiếc áo
ấm như thế.
- Trực tiếp: miêu tả, thông báo - Gián tiếp: hỏi.
Ví dụ: Bác Phương đã cai thuốc rồi!
Trực tiếp thông báo  Gián tiếp: hỏi “Còn anh thế nào, anh có
cai thuốc chưa?”

- Trực tiếp: mong muốn - Gián tiếp: yêu cầu, lệnh. (vai nói cao hơn vai
nghe)
Ví dụ: Bố muốn con biết vâng lời hơn.
Trực tiếp mong muốn  Gián tiếp: lệnh “Hãy vâng lời bố hơn”.
- Trực tiếp: hỏi - Gián tiếp: lệnh, xin.
Ví dụ:
Bạn có giấy vở không? (trong giờ kiểm tra)
Trực tiếp hỏi  Gián tiếp: xin “Cho mình một đôi giấy”.
- Trực tiếp: hỏi - Gián tiếp: khẳng định.
Ví dụ:Ngày mai là hạn cuối phải không? (Giảng viên A hỏi học sinh).
Trực tiếp hỏi  Gián tiếp: Ngày mai các em sẽ nộp bài.

8


CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HÀNH VI NGÔN NGỮ
TRONG ĐOẠN TRÍCH “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” – TÔ HOÀI
1. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
2. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
3. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
4. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh
bướm non, lại ngắn chùn chùn.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
5. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay
được xa.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
6. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
7. Nức nở mãi, chị mới kể:
9


Trực tiếp: Hành vi thông tin thuộc lớp tái hiện.
8. Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn
nhện.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
9. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
10. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
11. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
Gián tiếp: Hành vi than thở thuộc lớp biểu cảm.
12. Mấy bận bọn nhện đã đánh em.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
13.Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn
thịt em.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
14. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
15. Em đừng sợ.
Trực tiếp: Hành vi khuyên thuộc lớp biểu cảm.
16. Hãy trở về cùng với tôi đây.
Trực tiếp: Hành vi yêu cầu thuộc lớp điều khiển.
17. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Trực tiếp: Hành vi khẳng định thuộc lớp tái hiện.
18. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.

Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
19. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
20. Lại thêm sừng sững giữa lối đi 1 anh nhện gộc.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
21. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
22. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
23. Tôi cất tiếng hỏi lớn.
Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
24. Ai đứng chóp bu bọn này?
Trực tiếp: Hành vi nghi vấn thuộc lớp điều khiển.
25. Ra đây ta nói chuyện.
10


Trực tiếp: Hành vi ra lệnh thuộc lớp điều khiển.
26. Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện
vách nhảy kèm.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
27. Dáng đây là một vị chúa trùm nhà nhện.
Trực tiếp: Hành vi thông tin thuộc lớp tái hiện.
Gián tiếp: Hành vi khen ngợi thuộc lớp biểu cảm.
28. Nom cũng đanh đá, nặc nộ lắm.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
Gián tiếp: Hành vi chê bai thuộc lớp biểu cảm.
29. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
30. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.

Trực tiếp: Hành vi tường thuật thuộc lớp tái hiện.
31. Tôi thét
Trực tiếp: Hành vi thông báo thuộc lớp tái hiện.
32. Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ
đã mấy đời rồi.
Trực tiếp: Hành vi chê bai thuộc lớp biểu cảm.
33. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này.
Trực tiếp: Hành vi chê bai thuộc lớp biểu cảm.
34. Thật đáng xấu hổ!
Trực tiếp: Hành vi chê bai thuộc lớp biểu cảm.
35. Có phá hết các vòng vây đi không?
Trực tiếp: Hành vi hỏi thuộc lớp điều khiển.
Gián tiếp: Hành vi ra lệnh thuộc lớp điều khiển.
36. Bọn nhện sợ hãi cùng dạ ran.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
37. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.
38. Con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn.
Trực tiếp: Hành vi miêu tả thuộc lớp tái hiện.

11


KẾT LUẬN
Những kiến thức về lí thuyết của hành vi ngôn ngữ như khái niệm, điều kiện
sử dụng, cách phân loại cùng với những ví dụ minh họa và văn bản tiến hành khảo
sát được đưa ra trong bài làm của nhóm sẽ là những cơ sở tài liệu tham khảo quan
trọng, góp phần vào việc làm rõ hơn một khía cạnh ứng dụng của ngôn ngữ. Qua
đó ta thấy được những đặc điểm, đặc trưng cũng như cách thức nhận biết các hành
vi ngôn ngữ trong đời sống giao tiếp và trong nghiên cứu văn học.

Từ việc tiếp nhận những tri thức liên quan đến hành vi ngôn ngữ sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho người học, người nghiên cứu có cái nhìn cụ thể, chính xác và
chuyên sâu về vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả trong tiến trình giao tiếp, đối
thoại hay nghiên cứu văn học. Hành vi ngôn ngữ là một vấn đề cơ bản và trọng tâm
của bộ môn Ngữ dụng học nói riêng và đối với chuyên ngành ngôn ngữ nói chung,
nó có tính ứng dụng cao và có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ giao tiếp và ngôn
ngữ trong văn học, nhờ có hành vi ngôn ngữ mà con người trong đời sống xã hội
và trong văn học có điều kiện để bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, thái độ,..của
mình. Do đó, vấn đề này luôn là một phương diện nghiên cứu cần được quan tâm,
khai thác và làm rõ để mang lại những tri thức thiết thực, hiệu quả cao cho người
tiếp nhận.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb. ĐHSP.
2. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học – Tập 1, Nxb.Giáo dục.
3. Phạm Thị Hà (2013), “Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp Tiếng Việt qua
hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen”.

13


NHÓM 2 – LỚP 15SNV
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

HỌ VÀ TÊN
Lê Thị Kim Oanh
Nguyễn Thị Minh Phương
Phan Nguyễn Như Phương
Nguyễn Thanh Tân
Nguyễn Ngọc Thái
Lê Thị Thanh Thảo
Trần Văn Thiên
Đào Hồng Thủy
Nguyễn Thị Kim Thúy
Nguyễn Thị Thủy Tiên

HIỆU QUẢ
90%
100%
100%
90%
95%
95%
90%
95%
100%
90%


ĐIỂM

Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Kim Thúy

14



×