Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

độc lập tư do gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn của đảng và nhân dân ta. đồng chí hãy phân tích cơ sở khách quan và chứng minh luận điểm đó của đảng ta trong quá trình cách mạng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.66 KB, 12 trang )

Độc lập t do gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất,
đúng đắn của Đảng và nhân dân ta. Đồng chí hãy phân tích cơ sở khách
quan và chứng minh luận điểm đó của Đảng ta trong quá trình cách mạng
Việt Nam
Dõn tc Vit Nam di s lónh o ca ng v Ch tch H Chớ Minh
kiờn nh phn u cho c lp dõn tc gn lin vi ch ngha xó hi. Theo t
tng H Chớ Minh, gii phúng dõn tc gn lin vi gii phúng xó hi, gii
phúng con ngi. c lp dõn tc gn lin vi t do ca con ngi. Nc c
c lp m dõn khụng cú t do, khụng cú cm n, ỏo mc, khụng c hc hnh
thỡ c lp cú ý ngha gỡ. Phi a t nc quỏ i lờn ch ngha xó hi thỡ
mi gi vng c nn c lp dõn tc v em li t do, hnh phỳc cho con
ngi, bo m quyn con ngi. S kiờn nh mc tiờu c lp dõn tc gn lin
vi ch ngha xó hi Vit Nam, chớnh l kiờn nh phn u vỡ quyn con
ngi. Sự gắn kết của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là con đờng tất
yếu khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nớc, hợp lòng ngời
Nhỡn ra bờn ngoi v nhỡn li lch s Vit Nam trong th k XX va qua,
chỳng ta cng thy rng s la chn ca ng ta, ca nhõn dõn ta l hon ton
chớnh xỏc. Nh chỳng ta ó bit, dõn tc ta cú truyn thng yờu nc, anh dng
bt khut, ó tng chin thng nhiu quc phong kin hung hón. T khi thc
dõn Phỏp xõm lc nc ta, phong tro yờu nc ó dy lờn ht sc mnh m.
Liờn tip n ra cỏc cuc ni dy trờn khp mi min t nc thu hỳt ụng o
cỏc tng lp nhõn dõn, cỏc bc s phu, k c mt b phn quan li phong kin.
Cỏc phong tro Cn Vng, khi ngha Yờn Th; cỏc phong tro Duy Tõn,
ụng Du, khi ngha Yờn Bỏi v hng chc cuc u tranh khỏc na u b thc
dõn Phỏp thng tay n ỏp v tht bi. iu ú chng t rng, vn l nhõn dõn
giu lũng yờu nc, cú truyn thng chng gic ngoi xõm, sn sng ng h v
tham gia cỏc phong tro yờu nc; cũn cỏc bc s phu, cỏc nh lónh o cỏc
phong tro chng thc dõn Phỏp u cú tha trớ dng, khụng thiu quyt tõm
nhng h, c giai cp phong kin v i din cho ch phong kin, c giai cp
t sn v i din cho th lc t sn khi ú u khụng gii quyt c vn
c lp dõn tc nc ta.


Trong bi cnh ú, cha bao gi nh lỳc by gi, c lp dõn tc cng tr
nờn l yờu cu c bn, khỏch quan ca xó hi Vit Nam - xó hi thuc a, na
phong kin. Cụng cuc gii phúng dõn tc Vit Nam khi y trong "tỡnh hỡnh
en ti nh khụng cú ng ra". Bng con ng no v giai cp no cú kh
nng gỏnh vỏc s mnh trng i ú ?
Nhng ri chớnh lch s li cú li gii ỏp. Ch ngha Mỏc ra i ó vch ra
cỏi tt yu tng b che lp bi mn sng mự trong lch s. Ch ngha Mỏc
khng nh : ch ngha t bn nht nh b thay th bng mt ch tt p hn
- ch cng sn ch ngha khụng cú ngi búc lt ngi v ngi o huyt
chụn ch ngha t bn chớnh l giai cp cụng nhõn - sn phm ca nn i cụng
nghip t bn ch ngha. ú l mt ting sột trong lũng ch ngha t bn vo
1
thời thịnh trị, sau khi nó chiến thắng các chế độ chuyên chế phong kiến, và đã
bành trướng ra khắp thế giới. Các nước tư bản phát triển khi ấy đang trở thành
"trung tâm vũ trụ", chi phối và làm mưa làm gió mọi mặt đời sống xã hội loài
người.
Nhưng chính thời điểm mà chủ nghĩa tư bản tưởng như đang cực thịnh ấy, thì
Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra. Sự đột phá Tháng Mười mở đầu cho một xu
thế phát triển mới của lịch sử thế giới. Nếu trước Cách mạng Tháng Mười, chế
độ tư bản chủ nghĩa phát triển đến mức người ta rêu rao như một "định mệnh",
như một "trật tự vĩnh hằng", thì sau Tháng Mười - 1917, không ai không thấy,
cái "then" hãm thế giới ấy đã bị bẻ gẫy, điều định mệnh ấy thành ảo tưởng, cái
trật tự ấy bị lật nhào, tạo ra phản ứng dây chuyền của hàng loạt cuộc đấu tranh
giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa từng thấy trong lịch
sử nhân loại.
Rõ ràng, tới những năm 20 của thế kỷ XX với những biến động to lớn và
sâu sắc, đặc biệt với Cách mạng Tháng Mười Nga "rung chuyển thế giới", đã
làm cho tính chất thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại thay đổi, vai
trò lãnh đạo cách mạng cũng thay đổi; vì vậy con đường để giải quyết mâu
thuẫn của xã hội, lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng cũng thay

đổi.
Toàn bộ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và thấm sâu
trong mảnh đất Việt Nam - nơi mà chính "sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã
chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt của
công cuộc giải phóng nữa thôi". Hơn ai hết, chính Nguyễn Ái Quốc là người
gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến
với chủ nghĩa xã hội. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bản lĩnh và tố
chất đặc biệt Việt Nam đã "bắt gặp" chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đã chung đúc nên
tư tưởng Hồ Chí Minh. Với kỳ công của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lê-
nin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam chuyển
hóa thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại : năm 1930, Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân
tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong
bản chất của Đảng. Vừa ra đời, Đảng tuyên bố : "Chủ trương tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Lời tuyên bố ấy
cũng đồng nghĩa với lời bác bỏ thẳng thừng chế độ phong kiến và chế độ tư bản
chủ nghĩa; và nhìn rộng hơn, cũng bác bỏ bất cứ một thứ chủ nghĩa nào khác,
bất cứ một con đường nào khác. Một cách tự nhiên là, ngay sau lời tuyên bố ấy
của Đảng, chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc
đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã
và đang đi từ đó dọc thế kỷ XX, và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ;
chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng,
2
bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hòa
bình, hạnh phúc của con người. Rõ ràng, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc
gắn chặt với chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về lôgíc là một tất
yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách

mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về nhu cầu, là hoàn toàn
xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện
vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá
trị cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam ta hôm nay và
mai sau.
Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc
theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và
chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế
bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị các chế độ ấy - những hình thái kinh tế
- xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng
giai cấp.
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề
độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn
liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo
lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là : Độc
lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Độc
lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của
dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc
lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia - dân tộc phải do
quốc gia - dân tộc đó giải quyết không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa
bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xóa bỏ cơ sở kinh tế sinh ra
ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức
và tư tưởng.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện độc lập dân tộc để mở đường đưa dân tộc tới sự
phát triển phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hóa, tinh
thần, sự thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. Chỉ với chủ nghĩa xã
hội, độc lập dân tộc mới đạt tới chân giá trị của nó ở chỗ nó hướng tới phục vụ

lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng
đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự có cuộc sống vật chất ngày càng đầy
đủ và cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú. Chính điều đó làm cho nền tảng
của sự độc lập tự chủ càng thêm vững chắc, khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc
càng đầy đủ và mạnh mẽ.
Sự phát triển thực chất và bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng
những khả năng và điều kiện bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ,
phụ thuộc, bị áp bức bóc lột và nô dịch. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua
3
tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác
trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng
trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc
này với cộng đồng dân tộc khác.
Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm đó chỉ có thể được tìm thấy và giải
quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng,
trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là cái lôgíc phát triển lịch sử của dân tộc
Việt Nam, 78 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, làm nên cốt cách Việt
Nam, bản lĩnh Việt Nam và vị thế Việt Nam trước thế giới.
Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, Đảng ta đã
lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, một điển hình trong các
dân tộc thuộc địa, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn toàn không cân
sức với "hai đế quốc to", mở ra thời kỳ phi thực dân sau Việt Nam cho cả hệ
thống thuộc địa và các nước phụ thuộc trên thế giới.
Qua nửa thế kỷ giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt 22 năm đổi mới, với hệ giá trị đó, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính
sách đối nội và đối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày một cao hơn, đưa đất
nước và dân tộc lên vị thế mới trong khu vực và thế giới.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục tiêu,
là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của
dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Như thế, đối với Việt Nam ta,
độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một
sức bật mới; là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay
và mai sau.
Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động,
cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng
quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn
cầu hóa, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi
những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lư tưởng,
là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sớm nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
4
Vấn đề dân tộc bao giờ cũng mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp đều có quan
điểm riêng về vấn đề dân tộc. Vào những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, dân tộc gắn
với giai cấp tư sản. Lúc đó, giai cấp tư sản giương cao ngọn cờ dân tộc chống
chế độ phong kiến lỗi thời. Thắng lợi của phong trào dân tộc lúc đó là thắng lợi
của chủ nghĩa dân tộc tư sản, thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. Khi chủ nghĩa tư
bản chuyển sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản chẳng những là kẻ
bóc lột nhân dân trong nước, mà còn là kẻ thống trị, áp bức, bóc lột lớn nhất đối
với nhiều dân tộc trên thế giới. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười,

giai cấp công nhân, đại biểu cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản
xuất xã hội chủ nghĩa, là giai cấp duy nhất có khả nǎng giải quyết vấn đề dân
tộc, kết hợp đúng đắn lợi ích giai cấp với lợi ích chân chính của dân tộc. Ngày
nay, dân tộc gắn liền với giai cấp công nhân, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Nước ta cũng chịu sự tác động của xu thế chung đó. Xác định đúng địa vị
lịch sử của giai cấp công nhân là điều kiện cốt yếu để kết hợp yếu tố dân tộc với
yếu tố giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sớm điều đó. Trong bài báo Cuộc
kháng Pháp, Người viết: Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng
được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa
cộng sản và của cách mạng thế giới".
Vào những nǎm 20 của thế kỷ này, ở Việt Nam đã có cuộc đấu tranh giữa
tổ chức tiền thân của Đảng với phong trào yêu nước mang tư tưởng quốc gia về
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Nhận rõ nguyên nhân thất bại của các
phong trào yêu nước chống Pháp dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các lãnh tụ
nông dân, biết những hạn chế của những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, hơn
nữa với sức mạnh thuyết phục của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách
mạng kiểu mới, qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc
gia, phần lớn hội viên, đảng viên của Tâm Tâm Xã, Tân Việt đã hǎng hái tiếp
thu tư tưởng cứu nước của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Vì vậy, phong trào công
nhân nhanh chóng trở thành phong trào chính trị độc lập và phong trào yêu nước
với nội dung mới đã phát triển mạnh mẽ vào nǎm 1929 dẫn đến sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 nǎm 1930. Đảng của giai cấp công nhân Việt
Nam ra đời là biểu hiện đầy đủ về sự thống nhất giữa xu hướng phát triển chung
của thời đại và của riêng nước ta; đáp ứng đúng đòi hỏi của tư tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau, đồng thời là lực lượng duy nhất có
khả nǎng lãnh đạo thực hiện thắng lợi tư tưởng đó. Ngay sau khi ra đời, trong
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, tiếp đó là Luận cương chính trị , Đảng
đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: trước
hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ

qua giai đoạn phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích cuối cùng của
Đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng luôn luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, vì vậy đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam
và đã giành được những thắng lợi vĩ đại.
5
Đường lối nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng
đã khắc phục những hạn chế của nhiều nhà yêu nước trước đây là chưa thấy rõ
con đường tiến lên của dân tộc. Chính hạn chế đó là một trong những nguyên
nhân dẫn đến thất bại của phong trào giải phóng dân tộc kiểu cũ ở nước ta.
Nhiệm vụ dân tộc dân chủ được giải quyết càng triệt để thì những điều kiện để
đi lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Bởi vì, như Lênin nói, "không
thể có một chủ nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn,
giai cấp vô sản cũng không thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản được
nếu nó không tiến hành một cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và cách mạng để
giành dân chủ".
Giải quyết mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng là một vấn đề quan
trọng nhưng chưa phải là vấn đề khó nhất. Việc giải quyết mối quan hệ giữa
nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến để có thể phát huy cao
độ yếu tố dân tộc mới là vấn đề phức tạp. Đảng phải mất một thời gian tương
đối dài mới đạt được sự nhất trí cao.
Về mặt chiến lược, nhiều vǎn kiện của Đảng viết: Dưới thời Pháp thuộc, xã
hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa
đế quốc và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa
chủ phong kiến.
Cụ thể hơn, Đảng nhận định nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm
hơn 90% số dân, chủ nghĩa đế quốc dựa vào chế độ phong kiến để bóc lột nhân
dân, chủ yếu là bóc lột nông dân. Nguyện vọng tha thiết và trực tiếp của nông
dân là dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Từ sự phân tích trên, Đảng vạch rõ
cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: đánh đuổi bọn đế quốc xâm

lược và thống trị, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ phong kiến giành ruộng
đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ đó phải được tiến hành khǎng khít với nhau,
không được tách rời. Đó là tư tưởng đúng đắn.
Về chỉ đạo chiến lược, Đảng phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu, với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết" để phát huy cao độ sức mạnh dân tộc
nhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ dân chủ.
Trong các vǎn kiện có tính chất cương lĩnh, chỉ có Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo là đáp ứng được điều đó.
Trong khi không xa rời mục tiêu chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương
tập trung lực lượng toàn dân chống đế quốc và đại địa chủ, còn đối với "trung
tiểu địa chủ thì phải lợi dụng, chí ít làm cho họ trung lập". Về sau, Đảng còn
thu hẹp hơn diện đấu tranh để thực hiện sách lược thêm bạn, bớt thù.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đúng mâu thuẫn chủ yếu nhất
của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với chủ nghĩa đế
quốc và tay sai. Tư tưởng đó đã đáp ứng yêu cầu nắm vững ngọn cờ dân tộc để
tập hợp lực lượng đánh mạnh vào âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc, sử
dụng chủ nghĩa quốc gia chia rẽ dân tộc, chống lại đường lối đại đoàn kết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đúng đắn và sáng tạo nói trên của Chủ tịch Hồ
6
Chí Minh bắt nguồn từ việc khéo kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp để
xem xét vấn đề xã hội. Sự ra đời một tư duy mới thường gặp trắc trở. Trong mấy
nǎm đầu của lịch sử Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không được
nhiều đồng chí ở trong cũng như ở ngoài nước chấp nhận và bị thay thế bằng
một đường lối "cứng rắn" dựa trên cơ sở đơn thuần vận dụng hay quá nhấn
mạnh lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Thực tiễn ngày càng chỉ rõ quan
điểm "cứng rắn" đó không phù hợp với lý luận và thực tiễn của cách mạng nước
ta. Vừa mới ra đời, Đảng đã có thành tích lớn là phát động được cao trào cách
mạng của công - nông trong cả nước kéo dài hơn một nǎm, nhưng cao trào đó
cũng bộc lộ tính hẹp hòi, "tả" khuynh trong công tác vận động cách mạng.
Từ nǎm 1939 trở đi, tư tưởng chiến lược cách mạng trên đây của Chủ tịch Hồ

Chí Minh được toàn Đảng chấp nhận và phát triển thêm. Hội nghị Trung ương
tháng 5-1941, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đưa ra một luận
điểm mới: "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể
quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được".
Từ đây, Mặt trận Việt Minh được thành lập, Mặt trận có lực lượng lớn và
ảnh hưởng mạnh, đã góp phần quan trọng vào việc phát động cuộc Tổng khởi
nghĩa mang tính toàn dân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tiếp đến
Mặt trận Liên Việt, một trong những lực lượng bảo vệ thắng lợi chính quyền
non trẻ và là cơ sở của cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn chống thực dân Pháp
xâm lược.
Để phản ánh đúng tư tưởng chiến lược về tính không tách rời của hai nhiệm
vụ chống đế quốc và phong kiến, phản ánh nhận thức của Đảng muốn giữ quyền
lãnh đạo dân tộc phải thực hiện những yêu cầu dân chủ đối với nông dân, Đại
hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã định rõ "nhiệm vụ giải phóng dân
tộc bao gồm nhiệm vụ phản phong kiến", và thay khái niệm "cách mạng tư sản
dân quyền" bằng khái niệm "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân". Nhận thức
của Đảng đã rõ ràng. Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện, Đảng đã phạm sai
lầm hữu khuynh, có lúc quá chú trọng tranh thủ tầng lớp trên, coi nhẹ phát triển
lực lượng công nhân, và sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng đất.
Từ những thành công cũng như sai lầm nghiêm trọng dù là tạm thời, Đảng
đã rút ra bài học quan trọng về mối quan hệ giữa chiến lược và sự chỉ đạo chiến
lược. Đó là: "nắm vững và giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ với hai khẩu
hiệu chiến lược "dân tộc độc lập" và "người cày có ruộng", Đảng ta đã lôi cuốn
được đông đảo nông dân đi theo giai cấp công nhân, động viên được các tầng
lớp nhân dân khác cùng với công, nông bước lên trận tuyến cách mạng chống đế
quốc và phong kiến. Trong quá trình cách mạng, những nhiệm vụ chiến lược đó
đã được cụ thể hoá bằng những mục tiêu thích hợp với từng thời kỳ, dựa trên sự
phân tích những mối quan hệ giai cấp cụ thể và khả nǎng phân hoá hàng ngũ kẻ

thù đế quốc và phong kiến, nhằm tập trung ngọn lửa cách mạng vào kẻ thù nguy
hại nhất trong từng lúc một. Song, dù ở bất cứ thời kỳ nào, những mục tiêu và
7
nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra, về cơ bản đều bao hàm cả hai nội dung
dân tộc và dân chủ, về cơ bản đều gắn liền hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến".
Từ nǎm 1954, hoà bình được lập lại, đặc điểm lớn nhất của nước ta là tạm
thời bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị đối lập. Đảng ta nhận định
rằng nếu trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, việc kết hợp
đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến có tác dụng
góp phần quyết định thắng lợi, thì trong thời kỳ mới, việc kết hợp đúng đắn giữa
nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và nhiệm vụ chống Mỹ, cứu
nước cũng có tác dụng quyết định đến thắng lợi của cách mạng miền Nam.
Đảng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng ở hai
miền trong lúc trên thế giới chưa có tiền lệ giải quyết thành công vấn đề này. Đó
cũng là vấn đề quan hệ giữa hoà bình và cách mạng nổi lên thành vấn đề lý luận
và thực tiễn nóng hổi, trong lúc chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc đang làm
cho tình hình thêm phức tạp. Bên cạnh những khó khǎn, cách mạng Việt Nam
cũng có nhiều thuận lợi cơ bản: cách mạng nước ta đang ở thế thắng, phong trào
giải phóng dân tộc đã đánh đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc; lúc đó hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang là lực lượng hùng
mạnh. Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, với
lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Đảng ta đã từng bước giải quyết mối quan hệ
giữa cách mạng hai miền.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã quyết định
đường lối cách mạng chung của cả nước:
"Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay
sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả
nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng
thúc đẩy lẫn nhau".
Về vị trí chiến lược cách mạng của từng miền, Đảng ta xác định miền
Bắc xã hội chủ nghĩa giữ vai trò quyết định nhất của sự nghiệp cách mạng cả
nước và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, còn cách mạng miền Nam giữ
vai trò quyết định trực tiếp đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai. Thông qua thực hiện
nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền mà góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả
nước là hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước. Đường lối trên biểu hiện tinh
thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta. Lý luận cũng như thực tiễn chứng
minh đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai
miền là đúng đắn. Hai chiến lược đó chẳng những không mâu thuẫn mà còn hỗ
trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Quá trình chỉ đạo cách mạng ở hai miền cũng
là quá trình Đảng ta cụ thể hoá thêm tư tưởng chiến lược của Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III.
8
Trong khi đề ra nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
Đảng không chỉ cǎn cứ vào tình hình miền Bắc, mà còn cǎn cứ cả vào tình hình
miền Nam. Đảng đề ra những chủ trương chẳng những đáp ứng nguyện vọng
của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam, mà còn tranh thủ được sự đồng
tình ủng hộ của tầng lớp trên ở miền Nam có tinh thần dân tộc, mở rộng mặt trận
dân tộc giải phóng. Bằng công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở miền Bắc, vừa
bảo đảm đời sống cho nhân dân miền Bắc, vừa tǎng cường lực lượng làm hậu
thuẫn và chi viện cho cách mạng miền Nam.
Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc phối hợp với nhân dân miền Nam đấu
tranh chống những thủ đoạn xâm lược, chiến tranh chống phá của đế quốc Mỹ ở
miền Nam và cả ở miền Bắc. Đảng giáo dục nhân dân miền Nam nhận rõ vị trí
quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là: trực tiếp làm thất bại
mọi chính sách xâm lược và nô dịch của đế quốc Mỹ và góp phần tích cực bảo
vệ miền Bắc, bảo vệ cǎn cứ địa cách mạng của cả nước, tạo điều kiện cho miền
Bắc giữ được hoà bình để tiến hành thắng lợi sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Tiến lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng mọi mặt của miền Bắc sẽ
được tǎng cường nhanh chóng. Đảng có thể lãnh đạo nền kinh tế theo hướng giải
quyết khéo mâu thuẫn giữa sức người, sức của có hạn với yêu cầu ngày càng lớn
của sự nghiệp cách mạng của hai miền. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa có lực lượng
vững mạnh mới đủ sức làm tròn nhiệm vụ cǎn cứ địa của cả nước, đủ sức tự bảo
vệ, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, có đủ
điều kiện chi viện cho cách mạng miền Nam, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc
tế đối với hai nước Lào và Campuchia anh em.
Sự gắn bó chặt chẽ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách
mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam làm cho thế và lực của cách mạng cả nước
cũng như của miền Nam không ngừng tǎng lên. Nhờ vậy, cách mạng miền Nam
đã sử dụng được sức mạnh tổng hợp của cả nước để tiến công địch, đánh bại
mọi chiến lược, chiến thuật của đế quốc Mỹ và tay sai. Kẻ địch cũng thấy được
mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Chúng đánh phá miền Bắc, đặc biệt là
đánh vào các đường giao thông, các cơ sở kinh tế; xuyên tạc và lu loa rằng miền
Bắc "xâm lược miền Nam", v.v. chính là vì chúng nhận rõ vai trò của miền Bắc
xã hội chủ nghĩa và chúng phải đối phó trong thế thua ở miền Nam. Đảng nhận
định rằng, âm mưu và hành động phá hoại miền Bắc của địch chỉ có thể chấm
dứt chừng nào miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Nhờ nhận định đúng đắn
đó, Đảng ta luôn luôn sáng suốt, chủ động trong mọi tình huống.
Trong quá trình chỉ đạo cách mạng, Đảng đưa ra nhiều nhận định, thể hiện
sâu sắc nhất việc Đảng nắm vững mối quan hệ giữa cách mạng hai miền:
Một là,tháng 3-1964, trong Hội nghị chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã kêu gọi: "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào
miền Nam ruột thịt".
Hai là, cuối nǎm 1965, khi quân viễn chinh Mỹ ồ ạt vào miền Nam, Nghị
quyết lần thứ 12 của Trung ương Đảng nêu cao quyết tâm giữ vững chiến lược
9
tiến công, giữ thế chủ động trên chiến trường và nhất là kiềm chế và thắng địch
ở miền Nam.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho phép Đảng ta rút
ra những kết luận quan trọng: "Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước là thắng lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và
kết hợp chặt chẽ với nhau"; cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm
vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước
ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đảng khẳng định: "Không thể nào có
thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền
Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu nǎm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm
hai nhiệm vụ chiến lược".
Đảng cũng kết luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có
tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ
và tay sai.
Đi đôi với việc coi trọng củng cố và bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc,
nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh, Đảng hết sức coi
trọng việc xây dựng và phát triển thực lực cách mạng ở miền Nam. Nhờ đường
lối cứu nước đúng đắn, tinh thần hy sinh anh dũng của đông đảo cán bộ, đảng
viên và nhân dân, Đảng ta đã phát huy cao độ nghị lực chiến đấu phi thường và
sức sáng tạo vô tận của nhân dân ta, khai thác những tinh hoa trong truyền thống
bốn nghìn nǎm của dân tộc.
Từ việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng,
Đảng ta đã giải quyết sáng tạo một loạt vấn đề lớn như đẩy mạnh cách mạng và
bảo vệ hoà bình thế giới, ở khu vực và hoà bình tương đối ở ngay miền Bắc;
giữa tiến công và bảo vệ ; bác bỏ những quan điểm hữu khuynh và phiêu lưu.
Đảng ta có khả nǎng và có điều kiện giải quyết vấn đề trên do đã từng hoạt
động trong những hoàn cảnh đặc biệt. "Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước
tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác
nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ
tháng 7 nǎm 1954 đến tháng 5 nǎm 1975".
Cách mạng Việt Nam đã chứng minh một tư tưởng lớn của thời đại ngày
nay là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau và bằng kinh

nghiệm của mình, cách mạng nước ta đã góp phần làm giàu thêm nội dung kết
luận trên.
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học quan
trọng của Đảng. Đảng tiếp tục quán triệt bài học đó trong giai đoạn lịch sử mới.
Thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng đã xác định cả
nước chuyển sang giai đoạn mới. Việc chuyển giai đoạn cách mạng có tầm quan
trọng đặc biệt. Nhưng việc làm đó không đơn giản. Mỗi nước có cách giải quyết
riêng, không có một khuôn mẫu định trước. Tất cả tuỳ thuộc vào tương quan lực
lượng giữa cách mạng và các thế lực cản trở.
10
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin, dựa vào thực tiễn cách mạng
nước ta, Đảng nhận định: "Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ
vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch
sử của chuyên chính vô sản ".
Những nǎm gần đây, tình hình quốc tế chuyển biến rất phức tạp. Trước sau
như một, Đảng ta và nhân dân ta kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa và nắm
vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới.
Đại hội lần thứ VII của Đảng nêu quyết tâm: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục
nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Bởi vì: "Độc lập dân
tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là
cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc". Để thực hiện quyết tâm đó, việc
làm đầu tiên của Đảng là đánh giá một cách khách quan những thuận lợi và khó
khǎn của tình hình đất nước và tình hình thế giới. Đảng phải mất một thời gian
mới đi đến những nhận định tương đối đầy đủ.
Sức mạnh của thời đại trong giai đoạn hiện nay là sức mạnh của quy luật
tiến hoá lịch sử; là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; là xu thế

quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới; là các lực lượng đấu tranh cho hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, v.v Loài người cuối cùng nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, dù lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh
co. Sức mạnh của dân tộc là: chính quyền thuộc về nhân dân; nước nhà đi vào
giai đoạn hoà bình xây dựng; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn
lên mãnh liệt, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng
tạo; chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu; tài nguyên thiên
nhiên nước ta tương đối phong phú, đa dạng; nước ta ở vào khu vực phát triển
kinh tế nǎng động, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng.
Đại hội lần thứ VII của Đảng đã xác định mục tiêu và giải pháp chiến lược,
những điều kiện tiên quyết để biến tiềm nǎng thành hiện thực, trong đó có nhiều
điểm đổi mới phải quán triệt. Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo,
kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng. Xoá bỏ triệt để cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Kết
hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế
trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn
luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ chính quyền và các thành quả cách mạng. Xây dựng một nền
vǎn hoá mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội
dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm
11
công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, kết hợp tốt giữa các lợi ích: cá
nhân, tập thể và xã hội. Hình thành một cộng đồng xã hội Việt Nam, trong đó
các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng. Không
ngừng củng cố, tǎng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân,
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm

quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện chính sách đối ngoại nhằm tạo điều
kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ
nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và giải quyết nhiều vấn đề
khác có lợi ích toàn cầu
Đường lối kết hợp giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
là một bài học lớn của Đảng ta. Với đường lối đó, Đảng ta góp phần bảo vệ tính
trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân
tộc sôvanh. Nhờ lực lượng hùng hậu do đường lối này đưa lại, quân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân. Ngày nay, tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội với nội dung mới, Đảng sẽ tiếp tục tạo ra lực lượng lớn mạnh bảo
đảm cho Đảng làm tròn nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn cách mạng hiện nay là
xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
12

×