BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======
NGUYỄN KIỀU TRANG
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC MỚI TẠI VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
======
NGUYỄN KIỀU TRANG
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC MỚI TẠI VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Đính
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy: PGS.TS. Nguyễn
Văn Đính, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo khoa
Sau Đại học và khoa Sinh học - KTNN - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin cảm trại sản xuất giống cây trồng Mai Nham, đặc biệt là gia đình
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Kiều Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Kiều Trang
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
PHẦN 2. NỘI DUNG ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Nguồn gốc và đặc điểm nông sinh học của cây lạc............................. 4
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam .............................. 5
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới .................................................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam .................................................. 6
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc tại Vĩnh Phúc ............................................... 7
1.3. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây trồng .. 9
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây trồng . 9
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây lạc . 10
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 14
2.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 16
2.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................. 16
2.3.2. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu [2]:.......................................... 17
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu thí nghiệm............................................ 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 22
3.1. Thời gian sinh trƣởng của lạc ............................................................ 22
3.2. Một số đặc điểm sinh trƣởng của các giống lạc thí nghiệm ............ 24
3.2.1. Chiều cao và số cành cấp 1 của các giống lạc thí nghiệm ............. 24
3.2.2. Đặc điểm dạng cây và màu hạt của các giống lạc thí nghiệm ........ 27
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................... 28
3.3.1. Số quả/cây và số quả chắc/cây của các giống lạc thí nghiệm ........ 28
3.3.2. Khối lượng 100 quả và 100 hạt của các giống lạc thí nghiệm ....... 31
3.3.3. Năng suất thực thu của các các giống lạc thí nghiệm .................... 34
3.4. Các chỉ tiêu chất lƣợng ....................................................................... 37
3.4.1. Tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt và độ đồng đều quả của các giống lạc thí
nghiệm ......................................................................................................... 37
3.4.2. Hàm lƣợng protein, lipit trong hạt các giống lạc thí nghiệm ...... 38
3.5. Khả năng nhiễm bệnh của các giống lạc khảo nghiệm ................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 42
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 42
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 50
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHKTNN:
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
CS:
Cộng sự
TNHHMTV:
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
ĐC:
Đối chứng
NXB:
Nhà xuất bản
KH & KT:
Khoa học và kỹ thuật
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc tỉnh Vĩnh Phúc .................... 8
Bảng 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................... 14
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu [2] .......................................................... 15
Bảng 3.1. Thời gian sinh trƣởng của các giống lạc thí nghiệm ................. 22
Bảng 3.2. Chiều cao và số cành cấp 1 của các giống lạc thí nghiệm......... 25
Bảng 3.3. Đặc điểm dạng cây, màu hạt của các giống lạc thí nghiệm ...... 27
Bảng 3.4. Số quả/cây và số quả chắc/cây của các giống lạc thí nghiệm ... 28
Bảng 3.5. Khối lƣợng 100 quả và 100 hạt của các giống lạc thí nghiệm .. 31
Bảng 3.6. Năng suất thực thu của các các giống lạc thí nghiệm ............... 34
Bảng 3.7. Tỷ lệ quả 1 hạt, 3 hạt và độ đồng đều quả của các giống lạc thí
nghiệm ............................................................................................................. 37
Bảng 3.8. Hàm lƣợng protein, lipit trong hạt các giống lạc thí nghiệm ... 39
Bảng 3.9. Khả năng kháng một số bệnh của các giống lạc thí nghiệm .... 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm trong vụ xuân
và vụ đông ...................................................................................................... 26
Hình 3.2: số quả/cây của các giống lạc thí nghiệm trong vụ xuân và
vụ đông ........................................................................................................... 29
Hình 3.3: số quả chắc/cây của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
xuân và vụ đông ............................................................................................. 30
Hình 3.4: khối lƣợng 100 quả của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
xuân và vụ đông ............................................................................................. 32
Hình 3.5: khối lƣợng 100 hạt của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
xuân và vụ đông ............................................................................................. 33
Hình 3.6: năng suất thực thu của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
xuân và vụ đông ............................................................................................. 35
Hình 3.7: hàm lƣợng protein và lipit trong hạt các giống lạc thí
nghiệm ............................................................................................................ 40
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản xuất ở Việt Nam
thì cây lạc có một vị trí rất quan trọng. Cây lạc, còn được gọi là đậu phộng
hay đậu phụng (tên khoa học là Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm
thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Lạc là cây lấy lipit có giá
trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến.
Ngoài ra, cây lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn
nốt sần sống cộng sinh trên rễ. Đồng thời cũng là cây có khả năng tạo tính đa
dạng hóa cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen
canh, trồng nối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và che phủ
bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi.
Hạt lạc chứa từ 40% đến 50% chất béo, 24% đến 27% protein và nhiều
khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn cùng với một lượng vitamin lớn, đặc biệt là
vitamin B [20]. Lipit của hạt lạc chủ yếu là axit béo chưa no (thành phần chủ
yếu là axit béo Oleic, axit Linoleic) giúp cơ thể người hấp thụ và hạn chế
Cholesteron trong máu. Vì thế ngoài thức ăn giàu năng lượng, đủ protein
người ta còn quan tâm đến tác dụng chữa bệnh của hạt lạc. Ngoài tiêu dùng
nội địa, sản phẩm của cây lạc còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao,
mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn thu về 65-120 triệu USD
[38].
Cây lạc được trồng phổ biến ở 115 nước trên thế giới với 25,6 triệu ha. Ở
Việt Nam, diện tích trồng lạc khoảng 216,3 nghìn ha (năm 2013), phân bố ở
nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhưng chủ yếu ở đồng bằng
Sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
trung [28]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, sản lượng lạc năm
2013 của Việt Nam đã tăng 5% đạt 492 nghìn tấn. Sự gia tăng này có được
2
nhờ việc nâng cao năng suất, tăng 6,5% so với cùng kì năm trước đó mặc dù
diện tích canh tác có giảm 1,4% so với năm 2012. Trong hơn 100 nước trồng
lạc trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 10 về diện tích và trong 25 nước trồng
lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích gieo trồng sau Ấn Độ, Trung
Quốc, Myanma, Indonesia [14].
Tuy nhiên, năng suất cây lạc ở Việt Nam còn thấp (ở Việt Nam năng suất
bình quân 2,09 tấn/ha, Isarael 6,8 tấn/ha, Iran 3,5 tấn/ha, Mỹ 2,8 tấn/ha – năm
2008) [4]. Chính vì vậy việc chọn ra các giống lạc có năng suất cao, thích
nghi với các điều kiện sinh thái trên các vùng đất cụ thể để đưa vào sản xuất
là việc làm hết sức cần thiết.
Tại Vĩnh Phúc hiện nay đang trồng một số giống lạc như giống L14 là
giống nhập nội từ Trung Quốc được Viện KHKTNN Việt Nam đã tiến hành
khảo nghiệm và chọn lọc từ năm 1996, được công nhận vào năm 2002. Giống
lạc L18 do viện Khoa Học Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo. Giống sen lai
(75/23) là giống lạc được công nhận giống Quốc gia năm 1990,…nhưng vẫn
chưa cho năng suất thỏa mãn nhu cầu của người nông dân cũng như người
tiêu dùng. Do đó các nhà khoa học, các trung tâm giống cây trồng chọn tạo ra
được một số giống lạc mới, triển vọng và có thể phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác sản xuất tại Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Đánh giá đặc điểm
sinh lý của một số giống lạc mới tại Vĩnh Phúc” nhằm chọn được một
giống lạc phù hợp để khuyến cáo sản xuất.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học (hình thái; chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển; các yếu tố cấu thành năng suất; khả năng chống chịu với
một số bệnh của 9 giống lạc mới.
3
- Xác định được giống có khả năng cho năng suất cao phù hợp với điều
kiện tại Vĩnh Phúc nhằm khuyến cáo cho người sản xuất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của 9 giống lạc mới lấy giống
L14 làm đối chứng dựa vào 15 chỉ tiêu sau:
1
2
3
4
5
6
Ngày mọc
Ngày ra hoa
Chiều cao cây
Số cành cấp 1
Thời gian sinh trưởng
Số quả/cây
8
9
10
11
12
13
7
Số quả chắc/cây
14
15
Tỉ lệ quả 1 hạt
Tỉ lệ quả 3 hạt
Khối lượng 100 quả
Khối lượng 100 hạt
Độ đồng đều của hạt
Chỉ tiêu chất lượng (hàm lượng
protein, lipit)
Mức độ nhiễm sâu bệnh
Năng suất của các giống
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thêm những dẫn liệu về đặc điểm nông sinh học, năng suất của
một số giống lạc mới cần được khảo nghiệm, đánh giá.
- Đề tài sẽ góp phần bổ xung cơ sở lý luận cho việc phát triển các giống
lạc mới ở vụ đông và vụ xuân ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá, lựa chọn và bổ xung được các giống lạc có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái ở
Vĩnh Phúc và các vùng sinh thái tương tự.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho người
sản xuất lạc lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất và là nguồn tài
liệu bổ sung cho công tác giảng dạy về đặc điểm nông sinh học của các giống
lạc khác nhau.
4
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và đặc điểm nông sinh học của cây lạc
Cây lạc có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng từ 400
vĩ độ Bắc đến 400 vĩ độ Nam. Ngày nay, lạc được trồng ở hơn 100 nước trên
thế giới. Lạc đứng hàng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích và sản lượng
trên thế giới.
Cây lạc có mặt ở nước ta vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII. Theo Tổng cục
thống kê năm 2009 [34], Việt Nam có chiều dài hơn 3000 km, trải dọc từ
8027’ đến 23023’ vĩ độ Bắc đây là vùng có các điều kiện khí hậu phù hợp với
cây lạc. Vì vây, cây lạc được trồng ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp
của cả nước.
Cây lạc mọc từ hạt, sự phát triển của cây lạc chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm…Ở điều kiện nhiệt độ từ 250C đến 300C,
độ ẩm 50-60% là môi trường rất thích hợp cho sự nảy mầm và phát triển cây
lạc [7].
Cây lạc trưởng thành gồm có một thân chính mọc từ đốt cuối trụ trên lá
mầm, có độ cao từ 12cm đến 65cm và các nhanh. Hệ rễ của cây lạc gồm 1 rễ
cọc và các rễ con. Bộ rễ cây lạc phát triển mạnh ở độ sâu từ 5cm đến 35cm,
lan rộng khoảng 12 - 14cm. Trên đất cát pha, bộ rễ có thể dài 90 - 130cm.
Trên rễ cây lạc có thể có các nốt sần chứa các vi sinh vật thuộc chủng
Rhizobium làm nhiệm vụ cố định đạm. Vì vậy, việc trồng lạc vừa đem lại
nguồn kinh tế có giá trị vừa có tác dụng cải tạo đất [14].
Cây lạc bắt đầu có hoa khoảng từ 20 ngày đến 30 ngày sau khi nảy mầm.
Hoa lạc tự thụ phấn (thụ phấn chéo chỉ khoảng 1,0% - 3,9%). Hoa thường nở
vào thời điểm có ánh sáng, khi thời tiết lạnh, ẩm ướt hoa có thể nở muộn hơn.
5
Trước khi hoa nở 7- 8 giờ, bao phấn nứt ra, nhụy chỉ tiếp nhận hạt phấn trước
24 giờ và sau 12 giờ khi hoa nở. Khi thụ phấn được khoảng 6 giờ thì sự thụ
tinh diễn ra hoàn toàn và sau khi thụ tinh, noãn phát triển xuyên qua hoa để lộ
ra tia củ dài, tia củ phát triển đâm xuống đất 2cm mới phát triển thành quả.
Nếu sự phát triển của tia củ đã dài tới 15cm mà không tiếp xúc được với đất
sẽ héo ngay. Từ khi hoa lạc thụ tinh đến khi quả chín khoảng 60 ngày [14],
[7].
Đối với cây lạc, sinh trưởng là một đặc điểm của kiểu gen mặc dù chịu
ảnh hưởng rất lớn của mùa vụ và môi trường [7]. Những ảnh hưởng rõ rệt của
sự thiếu nước đến cây lạc có thể dễ dàng quan sát như: thiếu nước làm giảm
diện tích lá, thiếu nước làm cho cây có ngọn nhỏ hơn, cành và hoa ít hơn...[7],
[43]. Ngoài ra, các yếu tố môi trường khác như: đất, mùa vụ, khí hậu, … cũng
ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng của lạc.
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy lipit có giá trị kinh tế cao. Cây
lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do được
gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử dụng
rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp [7].
Về diện tích: Diện tích trồng lạc toàn thế giới dao động từ 20,27 – 20,99
triệu ha/năm. Trong đó, khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á
Phi (ở Châu Á 60% và châu Phi 30%). Các nước có diện tích trồng lạc lớn là
Ấn Độ với diện tích trồng từ 5,91 – 6,30 triệu ha/năm, Trung Quốc với diện
tích trồng từ 3,8 – 3,9 triệu ha/năm, Nigiêria có diện tích trồng từ 1,24 – 1,25
triệu ha/năm [45].
Về năng suất: Năng suất lạc trung bình của thế giới đạt từ 15,1 – 15,9
tạ/ha. Nước có năng suất lạc cao nhất là Mỹ năng suất trung bình đạt 32,1 –
6
35,7 tạ/ha, tiếp đến là Trung Quốc năng suất trung bình đạt 33,5 – 34,9 tạ/ha.
Nhìn chung, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất thấp và
mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Một số nước sản xuất
lạc chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 13%, Xênêgan,
Trung Quốc năng suất hầu như không tăng. Tình trạng chênh lệch năng suất
giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Ixraen trong 20 năm
vẫn luôn ổn định ở mức trên dưới 35 tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt tới 65tạ/ha)
thì nhiều nước ở châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5 – 6 tạ/ha [7].
Về sản lƣợng: Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất lạc
chính, gồm: Trung Quốc chiếm khoảng 18,58%, Ấn Độ 30,01%, Mỹ
2,90%,Nigiêria 5,96%, Inđônêxia 3,57 %. Các nước sản xuất lạc còn lại chỉ
chiếm dưới 40% sản lượng lạc của toàn thế giới [45].
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam
Trước đây Việt Nam còn thiếu về lương thực nên trong sản xuất nông
nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất lương thực, vì thế cây lạc chưa được
quan tâm chú trọng đúng, năng suất, sản lượng lạc thấp. Những năm gần đây
do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất hàng hóa đã góp phần thúc
đẩy tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc. Lạc là cây thực phẩm ngắn
ngày có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho con người, là
thức ăn chăn nuôi, đồng thời là cây cải tạo đất, là mặt hàng nông sản xuất
khẩu đem lại lợi nhuận cao. Vì vậy, cây lạc là một trong 10 chương trình ưu
tiên phát triển của nước ta.
Tỉnh có sản lượng lạc cao nhất là Tây Ninh (73.900 tấn) tiếp đến là Nghệ
An (52.100 tấn), Hà Tĩnh (44.600 tấn), Thanh Hoá (28.800 tấn)..
Theo Đường Hồng Dật (2007) [8], những năm 1960 diện tích lạc miền
Bắc là 41400 ha và năng suất lạc đạt 9,4 tạ/ha; các tỉnh phía Nam 28440 ha,
7
năng suất 8,61 ta/ha. Nhưng đến năm 1974 diện tích lạc miền Bắc là 37260
ha, năng suất đạt 8,59 tạ/ha, miền Nam là 39200 ha với năng suất 11,30 tạ/ha.
Những năm gần đây, nhà nước ta có chủ trương phát triển mạnh cây lạc,
cho nên diện tích trồng lạc tăng lên đáng kể. Năm 2008, diện tích trồng lạc
của cả nước đạt 256000 ha, Năng suất lạc cũng tăng nhiều đạt 20,09 tạ/ha, với
sản lượng đạt 533800 tấn.
Cho đến nay, diện tích trồng lạc ở nước ta vẫn khá phân tán, diện tích
manh mún, rải rác ở các hộ, cho nên sản lượng lạc không có điều kiện tập
trung thành khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng không đồng đều. Ở một số
địa phương đã hình thành một vài vùng trồng lạc tập trung như Diễn châu
(Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh Hoá), Hiệp Hoà, Lục Nam (Bắc Giang). Trong
cả nước chỉ có khoảng 5 - 6 tỉnh có diện tích trồng lạc trên 10.000 ha.
Trong thời gian tới, lạc vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây
trồng nước ta, đem lại hiệu quả kinh tế cao và có nhiều giá trị đa dạng. Để
nâng cao hiệu quả kinh tế cây lạc, phải tạo ra vùng sản xuất tập trung để nâng
cao tỉ lệ lạc thương phẩm và phấn đấu nâng cao năng suất. Cùng với việc hợp
tác quốc tế, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cần được chú trọng để làm
tăng và ổn định năng suất lạc.
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc tại Vĩnh Phúc
Là một tỉnh đồng bằng ở đỉnh tam giác châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
nhưng Vĩnh Phúc lại có đầy đủ 3 vùng địa hình là: Đồng bằng, trung du và
miền núi. Diện tích đất canh tác toàn tỉnh là 53978,51 ha, bằng 57,83% diện
tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích các loại đất được xếp vào loại có vấn đề
(gồm các loại đất: Đất cát, đất loang lổ chua bạc màu, đất xám bạc màu)
15722,8 ha, bằng 29,13%. Các nhóm đất này có đặc điểm chung là: Đất có
thành phần cơ giới nhẹ; đất chua; chất hữu cơ, đạm, lân tổng số từ nghèo đến
8
trung bình; lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo; tổng Ca và Mg trao
đổi rất thấp; dung tích hấp thu thấp [14].
Hiện nay, trong cơ cấu cây trồng của tỉnh thì cây lạc vẫn đóng một vai
trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là
với các địa phương vùng trung du và miền núi, nhờ vậy diện tích, năng suất,
sản lượng lạc của tỉnh vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây [6].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc tỉnh Vĩnh Phúc
(giai đoạn 2008 - 2014)
Năng suất lạc ở
Năng suất lạc trung
Vĩnh Phúc
bình cả nước
(tạ/ha)
(tạ/ha)
8,2
17,8
20,8
3,7
6,8
17,2
20,9
2010
3,6
6,5
17,3
21,1
2011
3,6
6,9
16,8
20,9
2012
3,3
6,3
18,6
21,4
2013
3,4
6,1
18,2`
22,7
2014
3,2
5,9
18,2
21,7
Diện tích
Sản lượng
(nghìn ha)
(nghìn tấn)
2008
4,6
2009
Năm
Nguồn />
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn của vùng
Đồng bằng Sông Hồng. Theo số liệu thống kê từ năm 2008 đến 2014, diện
tích tích trồng lạc toàn tỉnh từ 3,2 đến 4,6 nghìn ha. Sản lượng đạt từ 5,9 đến
8,2 nghìn tấn. Năng suất trung bình từ 16,8 tạ/ha đến 18,6 tạ/ha. So với năng
suất trung bình của cả nước (từ 20,8 tạ/ha đến 22,7 tạ/ha) thì năng suất lạc ở
Vĩnh Phúc còn thấp. Nguyên nhân chính là do chưa có bộ giống tốt và trình
độ thâm cành của người dân còn hạn chế [5].
9
1.3. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây trồng
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây trồng
Nhằm tìm ra các giống cây trồng mới có khả năng thích nghi tốt với
điều kiện môi trường từng vùng nói chung và có cho năng suất cũng như chất
lượng hiệu quả để khuyến khích trồng trên diện tích rộng thì hiện nay các nhà
khoa học và các nhà chọn tạo giống không ngừng nghiên cứu để chọn tạo ra
được những giống loài phù hợp.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh và CS (2013) [17]
với mục đích xác định các giống cà chua có khả năng chống chịu nóng, thích
hợp trồng trên nhiều vùng đất, có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng cao,
khắc phục được một số nhược điểm của các giống nhập nội (chất lượng chưa
cao, thời gian sinh trưởng dài,…) đã xác định các giống cà chua thích hợp để
trồng ở các tỉnh miền Bắc vụ thu đông là T10, T12, T18, T19 và vụ xuân hè là
T12, T16, T19, T26.
Nguyễn Thị Phương và CS (2015) [23] đã tiến hành khảo nghiệm, đánh
giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh học của 4 giống thanh
long ruột đỏ và 1 giống thanh long ruột trắng trồng tại miền Bắc Việt Nam
cho thấy các giống đều có tỷ lệ bật chồi cao, khả năng sinh trưởng tốt ở năm
đầu tiên và đã chọn ra được 4 giống TL4, LĐ1, Đ-ĐL, T-TQ đều có tỉ lệ sống
đạt 100%.
Phạm Thị Ngọc và CS (2014) [21] khi đánh giá đặc điểm nông sinh học
của các mẫu giống đậu cô ve nhập nội từ Mỹ trong hai vụ Xuân Hè và vụ
Đông năm 2012 tại Gia Lâm, Hà Nội cho thấy: Các mẫu giống đều có thời
gian sinh trưởng ngắn ngày phù hợp với công thức luân canh 3 vụ ở đồng
bằng sông Hồng. Có 4 mẫu giống có khả năng chịu nóng là CV44, CV54,
CV59 và CV79. Một số mẫu giống có năng suất cao ở vụ Đông là CV56,
CV65, CV67.
10
Nhằm tìm ra một số giống lúa chất lượng, khuyến cáo đưa vào sản xuất
trên đất phù sa có tầng đỏ vàng tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện
Biên, các nhà chọn tạo giống đã tìm ra giống HT6 cho năng suất cao, sức
chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chống đổ tốt, hiệu quả kinh tế cao, có hàm
lượng amylose thấp, độ bền gel lớn, đặc biệt chất lượng cơm tốt, có mùi thơm
đặc trưng, ăn rất ngon và cơm có vị đậm (Hoàng Công Mệnh và CS (2013)
[16]).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thọ [27] về đặc điểm nông sinh
học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
cho thấy: Giống bưởi diễn có khả năng sinh trưởng tốt tại vùng sinh thái Thái
Nguyên, để điều chỉnh thời gian ra hoa cho giống bưởi Diễn vào tháng 11
hàng năm người ta áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như khoanh vỏ, thụ
phấn bổ sung hoặc trồng bổ sung giống bưởi khác trong vườn, ngoài ra phun
bổ sung GA3 ở nồng độ 50ppm ở thời điểm trước ra hoa, hoa nở rộ, sau khi
hoa nở rộ và rụng quả sinh lý lần một sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao nhất.
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính và CS từ năm 2003 đến
2004 [9], [10], [11], [12] trên các giống khoai tây trồng trên nên đất Vĩnh
Phúc cho thấy: Trong 12 giống khoai tây nghiên cứu thì giống KT3 có khả
năng sinh trưởng, trao đổi nước và quang hợp tốt nhất vì vậy giống KT3 cũng
cho năng suất thực thu cao nhất.
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây lạc
Để khắc phục các yếu tố hạn chế, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng lạc
trên thế giới trong những thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu về đặc
điểm nông sinh học cũng như chọn tạo các giống mới và các biện pháp kỹ
thuật trồng lạc đã được thực hiện và đạt được kết quả tốt.
Các giống lạc đã được nhiều nước và các tổ chức quốc tế thu thập, bảo
tồn nguồn gen và để đánh giá năng suất chất lượng giống, qua đó chọn tạo ra
11
được các giống mới có khả năng kháng được sâu bệnh và cho năng suất cao
như: Ở Mỹ thu thập được 29.000 lượt mẫu giống (Banks, 1976) [32],
Australia đã thu thập được 6.290 lượt giống (Arora R. K., 1989) [31].
ICRISAT là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về cây lạc, tại đây các nhà khoa học đã
thu thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 89 nước khác nhau trên thế giới.
đồng thời thu thập được 301 lượt mẫu giống lạc thuộc 35 loài dại của chi
Arachis, đây là nguồn gen có giá trị trong công tác cải tiến giống theo hướng
chống bệnh và chịu được môi trường đất bất lợi. Cùng với thu thập đánh giá
các giống lạc ICRISAT đã cung cấp 107.710 lượt mẫu giống lạc cho nhiều
nước để làm nguyên liệu nghiên cứu chọn tạo giống mới (Mengesha,1993)
[37]. Nhờ vậy mà ICRISAT đã chọn tạo ra được nhiều giống mới có năng
suất cao như: ICGV-SM 83005 [40], ICGV 89214, ICGV 91098, ICGV
88438, [36]; các giống lạc chín sớm ICGV 86015 [41], ICGV 86062, ICGS
(E) [30]... Nhờ nguồn vật liệu của ICRISAT, các nước đã tuyển chọn được
các giống lạc phù hợp với điều kiện khí hậu của nước mình kháng được sâu
bệnh hại cho năng suất cao như: Ấn Độ đã tạo được giống lạc ICGV 86014
(Sudhakar, 1995) [42], ICGV 86143 cho năng suất đạt 20 tạ/ha, khối lượng
100 hạt đạt 56g, hàm lượng lipit đạt 469g/kg hạt, protêin đạt 250g/kg hạt
(Upadhyaya và cộng sự, 1997) [44]... Theo Duan Shufen (1998) [33] tính đến
năm 1991 Trung Quốc đã tạo ra được hơn 200 giống lạc có năng suất cao,
trong đó có 50 giống được trồng phổ biến như giống Fushuasheng và Baisha
106 là hai giống chín sớm có năng suất cao đạt 10,33 tạ/ha…
Mỹ là nước luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và đã tạo ra
được nhiều giống có năng suất cao phẩm chất tốt, kháng được sâu bệnh như
giống Florigant năng suất trung bình đạt 56,0 - 88,0 tạ/ha (Florkowski W.
J.,1994) [35].
12
Ngoài ra các nước nước có trồng lạc cũng đã tạo ra được nhiều giống lạc
có năng suất cao như Hàn Quốc chọn tạo được giống lạc ICGS35 có năng
suất trung bình là 56,0 tạ/ha (Nig và cs 1994) [39]. Pakistan đã chọn được
giống lạc thuộc nhóm chín sớm và có khả năng thích ứng tốt như BG1, BG2,
BG3...
Tiến hành thí nghiệm với 10 giống lạc địa phương trong vụ xuân năm
2009 tại Gia Lâm Hà Nội. Kết quả thu được khá khả quan với: giống Bắc
Ninh, Trốc Sư thích hợp làm vật liệu khởi đầu trong tạo giống chống bệnh và
chọn giống có hàm lượng protein cao, giống Ninh Bình có hàm lượng đường
cao thích hợp làm món ăn trực tiếp trong bữa ăn hằng ngày hoặc quà điểm
tâm [25].
Nguyễn Thị Thanh Hải và CS (2011) [13] đã tiến hành đánh giá khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của 6 giống lạc nhập nội và 3 dòng lạc lai
được trồng trong vụ xuân và vụ thu từ năm 2008-2010 trên đất Gia Lâm - Hà
Nội cho thấy: Các giống thí nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt, các chỉ tiêu
sinh lý đạt cao, khối lượng chất khô tích lũy lớn, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh.
Trong đó, ba giống S12, TB25, L08 là những giống có năng suất ổn định và
cao nhất.
Lê Văn Trọng và CS (2016) [29] đã nghiên một số chỉ tiêu sinh lí của một
số giống lạc năng suất cao và thấp trồng tại Triệu Sơn Thanh Hóa cho thấy:
Nhóm giống lạc có năng suất cao: L26 (3,67 tấn/ha, giống TB25: 3,50 tấn/ha).
Tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tiến hành thí nghiệm bón phân liều
lượng hợp lí và chọn ra được giống lạc L20 có năng suất thực thu cao nhất so
với các dòng cùng khảo nghiệm (46,66 tạ/ha) [18]. Giống 4329 được chọn tạo
từ xử lý đột biến gen trên giống Hoa17 bằng tia 5000r, chín trung bình, có
năng suất trung bình 25 tạ/ha, khối lượng 100 hạt 50 – 55g, tỉ lệ nhân đạt 70 –
72%, thích hợp cho vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ (Trần Đình Long, 2005)
[19].
13
Theo Nguyễn Thị Chính (2006) [3] Giống MD7 có khối lượng 100 hạt
đạt 60 - 65 g, tỉ lệ nhân đạt 70 - 75%, có tính thích ứng rộng được trồng phổ
biến ở nhiều vùng sinh thái của Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Long và CS (2005) [19] cho thấy
giống lạc VD1 chín sớm năng suất cao, kháng được nhiều sâu bệnh thích hợp
cho các tỉnh phía Nam.
Dương Thế Phùng, Dương Thị Thanh Hà (2006) [22] kết quả khảo
nghiệm một số giống lạc mới trong vụ xuân tại huyện Phú Bình, Thái
Nguyên, từ kết quả thí nghiệm các tác giả đã tìm ra được hai giống lạc là L14
và LVT có năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đại của huyện
Phú Bình và được nhiều bà con nông dân lựa chọn với năng suất cao nhất là
17,55tạ/ha.
Lê Văn Quang, Nguyễn Thị Lan (2007) [24] xác định liều lượng lân, kali
bón cho lạc xuân trên đất cát huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, theo tác giả trên
đất cát huyện Nghi Xuân bón 10 tấn phân chuồng + 30 kg N và 800 kg vôi
bột/ha cho lạc Sen lai vụ xuân thì mức bón có lãi nhất là 90 kg P2O5 + 60 kg
K2O/ha. Năng suất lạc có thể đạt từ 23,02 - 24,92 tạ/ha.
Vũ Ngọc Thắng, Vũ Đình Chính (2007) [26] ảnh hưởng của một số vật
liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14 trong
điều kiện vụ thu trên đất Gia Lâm - Hà Nội, theo tác giả những công thức che
phủ nilon có tổng số quả đạt cao nhất so với che phủ bằng trấu và thấp nhất là
không che phủ.
14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
* Đối tƣợng thực vật
Trong đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu 9 giống lạc mới và 1 giống
đối chứng được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
STT Tên giống
Nguồn gốc
1
L14
Đối chứng
2
SVL1
Công ty TNHHMTV giống cây trồng Quảng Bình
3
L28
Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ
4
L29
Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ
5
ĐM1
Viện di truyền nông nghiệp
6
ĐM2
Viện di truyền nông nghiệp
7
ĐM3
Viện di truyền nông nghiệp
8
ĐM4
Viện di truyền nông nghiệp
9
LCM1
Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ
10
LCM2
Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ
- Giống L14 (đối chứng) Do Trung tâm Nghiên cứu đậu đỗ - Viện
khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo được công nhận giống
năm 2002. Có thể gieo trồng ở cả 2 vụ: vụ xuân và vụ thu đông.
+ Thời gian sinh trưởng từ 120 – 125 ngày ở vụ xuân, 105 – 110 ngày
trong vụ thu đông.
+ Thân đứng không màu, góc phân cành hẹp, lá dày màu xanh đậm, lá
hình elíp
+ Năng suất quả 35 – 45 tạ/ha, có khối lượng 100 quả đạt 160 – 165
gam, khối lượng 100 hạt đạt 56 – 60 gam. Tỷ lệ hạt/quả 70 – 72%.
15
+ L14 có hàm lượng lipit 52,4%, hàm lượng prôtêin 31,2%, vỏ lụa màu
hồng, hạt căng đều.
+ L14 kháng bệnh lá và bệnh héo xanh vi khuẩn khá cao.
* Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
Cân cơ học, máy đo độ ẩm, máy phân tích hàm lượng chất v.v.
2.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu 15 chỉ tiêu của 9 giống
lạc mới trồng 2 vụ (Vụ xuân và vụ đông) trên đất Tam Dương – Vĩnh Phúc
được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
1
Ngày mọc
8
Tỉ lệ quả 1 hạt
2
Ngày ra hoa
9
Tỉ lệ quả 3 hạt
3
Chiều cao cây
10
Khối lượng 100 quả
4
Số cành cấp 1
11
Khối lượng 100 hạt
5
Thời gian sinh trưởng
12
Độ đồng đều của hạt
6
Số quả/cây
13
Chỉ tiêu chất lượng (hàm lượng
protein, lipit)
7
Số quả chắc/cây
14
Mức độ nhiễm sâu bệnh
15
Năng suất của các giống
* Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 2 thời vụ
+ Vụ Xuân: tháng 2 đến tháng 6/2016
+ Vụ Đông: tháng 9/2016 đến tháng 1/2017
- Địa điểm nghiên cứu: trại sản suất giống cây trồng Mai Nham, Tam
Dương, Vĩnh Phúc.
16
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
- Theo quy chuẩn “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống Lạc” QCVN01-57:2011/BNNPTNT [2].Thí
nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Trồng không che phủ
nilon. Diện tích ô 7,5m2 (5m x 1,5m), mặt luống rộng 1,2m; rãnh 0,3m; xung
quanh thí nghiệm có một luống bảo vệ. Số lần nhắc lại: 03. Mật độ khoảng cách
trồng: 27 cây/m2. Sơ đồ thí nghiệm:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảo
vệ
Bảo vệ
Bảo vệ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
8
6
5
9
7
3
2
1
10
4
9
8
7
10
3
2
1
4
6
5
Bảo vệ
Ghi chú: các giống lạc khảo nghiệm cơ bản:
1
L14
6
ĐM2
2
SVL1
7
ĐM3
3
L28
8
ĐM4
4
L29
9
LCM1
5
ĐM1
10
LCM2