BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ
GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN
TRÊN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG TẠI TRẠI THỰC
NGHIỆM NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01
Người thực hiện:
Lê Hữu Tiệp
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Quang Phổ
ii
VINH - 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài tơi đã nhận rất nhiều được sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên của thầy cô, bạn
bè và người thân. Qua bản luận văn tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- PGS.TS Nguyễn Quang Phổ là Người đã trực tiếp hướng dẫn tơi một
cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hồn chỉnh bản
luận văn.
- Các Thầy Cơ trong khoa Nơng – Lâm – Ngư trường Đại học Vinh đã
đóng góp những ý kiến hết sức qúy báu cho tôi để hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học trường Đại học Vinh,
gia đình, người thân, bản bè đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Nghệ An, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Lê Hữu Tiệp
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. FAO
Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
2. KL
Khối lượng
3. ICRISAT (International Crops Reseash Institute for the Semi-Arid Tropics).
4. LA
Diện tích lá (Leaf area)
5. LAI
Chỉ số diện tích lá (Leaf area index)
6. NAR
Hiệu suất quang hợp thuần (Net assimilation rate)
7. NSCT
Năng suất cá thể
8. NSLT
Năng suất lí thuyết
9. NXB
Nhà xuất bản
10. SLW
Khối lượng diện tích lá (Square leaf weight)
11. Tr
Trang
iii
DANH MỤC BẢNG
Số
bảng
Tên bảng
Tr
1.1
Diện tích, NS, sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2000 - 2008
13
1.2
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc tại Việt Nam từ năm 1997-2008
20
2.1
Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết trong các tháng thí nghiệm
3.1
Chiều cao thân chính của các giống
37
3.2
Số cành và chiều dài cành của các giống
39
3.3
Số lá trên thân chính của các giống
41
3.4
Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các giống
43
3.5
Khối lượng diện tích lá của các giống
44
3.6
Khối lượng chất khô ở các thời kỳ sinh trưởng
46
3.7
Khả năng ra hoa của các giống
48
3.8
Độ ẩm đất cây héo và cường độ thoát hơi nước ở các giống lạc
51
3.9
Độ dài rễ và khối lượng bộ rễ của các giống lạc
54
33
3.10 Một số đặc điểm hình thái của các giống lạc
56
3.11 Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các giống lạc
58
3.12 Năng suất của các giống lạc
60
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ii
DANH MỤC BẢNG
iii
MỤC LỤC
iv
MỞ ĐẦU
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2. Mục tiêu của đề tài
2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
1.3.1. Ý nghĩa Khoa học
2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
3
1.4. Phạm vi nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1
4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây lạc
4
1.2. Vai trị và vị trí của cây lạc
5
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của lạc
5
1.2.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống nông nghiệp
5
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
6
1.3.1. Nhiệt độ
6
1.3.2. Ánh sáng
8
1.3.3. Yêu cầu về nước
9
1.3.4. Yêu cầu đất và phân bón cho lạc
9
1.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
10
1.4.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới
13
v
1.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam
16
1.4.4. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam
19
1.5. Tính chịu hạn ở thực vật
23
1.5.1. Hạn và các hình thức hạn ảnh hưởng đến cây trồng
23
1.5.2. Tác hại của hạn lên thực vật
24
1.5.3. Cơ sở sinh lý, sinh hóa và di truyền của tính chịu hạn ở thực vật
26
CHƯƠNG 2
29
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
2.1. Đối tượng nghiên cứu
29
2.2. Nội dung nghiên cứu
29
2.3. Phương pháp nghiên cứu
29
2.3.1. Phương pháp bố trí ruộng thí nghiệm
29
2.3.2. Quy mơ thí nghiệm đồng ruộng
29
2.4. Các biện pháp kỹ thuật
30
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
30
2.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng
30
2.5.2. Các chỉ tiêu sinh lý
31
2.5.3. Một số chỉ tiêu về hạn và khả năng chịu hạn của các giống lạc
32
2.5.4. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
35
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
35
CHƯƠNG 3
36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
36
3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành của các giống lạc
36
3.1.1. Chiều cao thân chính của các giống lạc
36
3.1.2. Số cành và chiều dài cành của các giống lạc
38
3.2. Số lá xanh trên thân chính của các giống lạc
40
3.3. Diện tích lá, chỉ số diện tích lá và khối lượng diện tích lá của các giống
42
vi
3.4. Sự tích lũy chất khơ của các giống
46
3.5. Khả năng ra hoa của các giống lạc
48
3.6. Độ ẩm đất cây héo, Cường độ thoát hơi nước ở các giống lạc
50
3.7. Độ dài và trọng lượng rễ của các giống lạc
53
3.8. Một số chỉ tiêu về hình thái của các giống lạc
55
3.9. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc 56
KẾT LUẬN
61
1. Kết luận
61
2. Đề nghị
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
62
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc là một mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao cho
nhiều nước trên thế giới, diện tích trồng lạc trong những năm qua không
ngừng gia tăng và mở rộng. Riêng đối với nước ta cây lạc đang là thế mạnh
trong sản xuất, đặc biệt đối với một số vùng như duyên hải Bắc Trung Bộ, cây
lạc được xem là “thương hiệu” của vùng . Và khi, sự biến đồi khí hậu tồn
cầu được dự báo ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nơng nghiệp thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng thì lạc là một trong số những cây trồng tiềm
năng được khuyến cáo sử dụng.
Lạc (Arachis hypogaea L.) là loại cây cơng nghiệp ngắn ngày. Sản
phẩm chính của cây lạc là hạt – có giá trị kinh tế cao với hàm lượng dầu biến
động từ 40-57%, protein từ 20-37,5%, gluxit khoảng 15,5%... Ngồi ra hạt lạc
cịn chứa đầy đủ khống chất, các axít amin khơng thay thế được và các loại
vitamin B1, B2, B6, PP, E… Do vậy, hạt lạc là loại thực phẩm quan trọng,
được dùng nhiều trong cơng nghiệp thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Mặt
khác, cây lạc cịn có tác dụng cải tạo đất, tăng thêm độ phì nhiêu của đất và
dùng làm cây luân canh, xen canh với cây trồng khác, nhất là các loại cây
trồng cần sử dụng nhiều đạm. Vì bộ rễ của lạc có chứa vi khuẩn Rhizobium
có khả năng cố định đạm tự do trong khơng khí trở thành đạm dễ tiêu.
Cây lạc thuộc nhóm cây đậu đỗ có khả năng chịu hạn kém. So với
nhiều cây trồng khác cây lạc có nhu cầu đặc biệt về nước bởi rễ lạc khơng có
lơng hút, quả lạc hình thành dưới đất. Kết quả thống kê cho thấy, ở nước ta
sản xuất lạc chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất gieo trồng các loại cây
công nghiệp ngắn ngày, trong đó có 2/3 diện tích trồng lạc cịn phụ thuộc vào
nước trời và chỉ có 1/3 diện tích trồng lạc đã chủ động được nguồn nước tưới.
Đối với nhiều địa phương cây lạc là cây trồng chính, tuy nhiên việc đầu tư
2
phát triển ngành sản xuất lạc được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng
vốn có của nó.
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, đây được xem là
“thủ phủ” của cây lạc. Trong những năm gần đây, để nâng cao năng suất lạc,
người dân đã sử dụng nhiều giống mới cho năng suất cao cũng như ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất. Tuy nhiên, việc năng
suất, chất lượng lạc giảm do điều kiện hạn kéo dài và nhiệt độ cao vượt quá
ngưỡng chịu đựng làm cho quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn lại chưa
được ai quan tâm đến. Nhằm góp phần cải thiện năng suất, chất lượng Lạc
trong những vụ trồng gặp điều kiện hạn hán bất thường hay điều chỉnh vụ
trồng sao cho thích hợp cũng như tìm ra giống lạc có khả năng chịu hạn phù
hợp với điều kiện của vùng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng
chịu hạn của một số giống lạc trong điều kiện vụ Xuân trên đất cát nội
đồng tại trại thực nghiệm Nông học, Trường Đại Học Vinh, Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Góp phần vào sự đánh giá bằng các cơ sở khoa học để chọn ra những
giống lạc có khả năng chịu hạn tốt nhất đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát
triển an toàn hơn của cây trồng trong điều kiện khô hạn bất thuờng xảy ra, đặc
biệt là vào giai đoạn thời tiết cuối vụ xuân đầu vụ hè.
- Đảm bảo an toàn kế hoạch sản xuất lạc hàng năm trong điều kiện khô
hạn bất thường và kéo dài diễn ra.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa Khoa học
- Kết quả nghiên cứu bổ sung các vật liệu có khả năng chịu hạn cho
việc lai tạo giống lạc chịu hạn trồng trên đất cát nội đồng ven biển ở Nghệ An
và các vùng có điều kiện tương tự.
3
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để bố trí thời vụ của giống thích hợp
tránh tác hại của điều kiện khô hạn bất thường xẩy ra hàng năm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá khả năng chịu hạn của cây lạc ở các giai đoạn khác nhau
trong suốt quá trình sinh trưởng, giúp địa phương tuyển chọn được các giống
lạc có khả năng chịu hạn tốt, ổn định, năng suất cao trong điều kiện sinh thái
khô hạn hàng năm.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số giống lạc có triển
vọng ở Nghệ An.
- Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm cây trồng, khoa Nông Lâm
Ngư, Trường Đại Học Vinh, Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân năm 2012
- Đặc điểm đất trồng: đất cát nội đồng ven biển
- Quy trình kỹ thuật: áp dụng quy trình kỹ thuật trồng lạc chung (của
Bộ Nông nghiệp).
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây lạc
Cây lạc (Arachis Hypogaea L.) được trồng rộng rãi từ vĩ độ 40 Bắc đến
vĩ độ 40 Nam. Cây lạc có nguồn gốc ở Châu Mỹ sau khi Skiê (E.G Squier)
tìm thấy những quả lạc đựợc chôn trong các ngôi mộ cổ tại thủ đô của Pêru
vào năm 1897. Các nhà khảo cổ học đã xác định được niên đại của các ngôi
mộ cổ này ở niên đại từ 1500 - 1200 năm trước công nguyên [37].
Krapovickas (1968) cho rằng lạc được đưa từ bờ biển phía Tây Peru tới
Mexico sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thuyền Tây Ban Nha tới
Philipin và các vùng thuộc Châu Á Thái Bình Duơng.
Theo Gregory(1979 - 1980) thì tất cả các lồi hoang dại thuộc chi
Arachis chỉ tìm thấy ở Nam Mỹ và phân bố ở vùng Đông Bắc Braxin đến Tây
Nam Achentina và từ biển Nam Uruquay đến Tây Bắc Mato Grosso [38].
Theo Engen thì lạc được trồng các đây khoảng 3800 năm, thuộc thời kỳ
tiền đồ gốm ở Las Haidas, theo các nhà sử học, người Inca - thổ dân Nam Mỹ
đã trồng lạc như một loại cây thực phẩm dọc vùng ven biển của Peru với tên
(ynchis), còn Garcilaso de la vega (1969), là người Tây Ban Nha thì gọi
những cây lạc được trồng ở Peru là “mani”.
Những bằng chứng đều chứng minh cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ,
sau đó được trồng phổ biến ở Châu Âu, tới vùng biển Châu Phi, Châu Á, tới
quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ theo
nhiều con đường khác nhau.
Tại Việt Nam cây lạc chưa được xác định xuất xứ bắt đầu, cây lạc ở
Việt Nam có thể từ được du nhập từ Trung Quốc khoảng thế kỷ XVII, XVIII
(theo tài liệu dẫn của Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn,1979) [18].
5
Hiện nay lạc được trồng nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,
Senegan, Indonesia, Nigeria, Myanma, Braxin, Achentina, Thái Lan, Việt Nam
trong đó Ấn Độ là nước có diện tích lạc lớn nhất sau đó đến Trung Quốc.
1.2. Vai trị và vị trí của cây lạc
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của lạc
Trong cây lạc thì hạt lạc là sản phẩm được sử dụng chủ yếu, hạt lạc có
chứa nhiều chất dinh dưỡng có gía trị cao như Protein (26 -34%), Lipit chiếm
(40 - 60%). Con người đã sử dụng lạc làm thực phẩm từ rất lâu đời với nhiều
cách chế biến khác nhau, ngoài việc sử dụng cho cuộc sống hàng ngày, thì lạc
cịn được sử dụng trong công nhiệp thực phẩm để tạo ra những sản phẩm có
giá trị như dầu ăn, bơ, sữa lạc, bánh kẹo…phục vụ cho nhu cầu của con
người. Hạt lạc có khả năng cung cấp năng lượng lớn do hàm lượng các chất
béo cao. Trong 100gam hạt lạc, cung cấp 590 calo trong khi trị số này ở đậu
tương là 411, gạo tẻ 353, trứng 189…ngồi ra trong hạt lạc cịn chứa 6 - 22%
Gluxit, 2- 4,5% Xenlulo, 8 -10% nước. Trong chăn ni khơ dầu lạc đóng vai
trị quan trọng do có tới 25 - 30% Protein (Nguyễn Thế Cơn và CS,1996 ) [3].
Ngồi sản phẩm chính là hạt lạc thì thân lá lạc là nguồn thức ăn giàu
đạm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Vỏ lạc chiếm 25 - 30%
khối lượng quả, và chứa nhiều chất dinh dưỡng do đó có thể nghiền vỏ lạc hoặc
kết hợp với các nông sản khô khác để chế biến thức ăn chăn nuôi rất tốt [4].
1.2.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống nơng nghiệp
Ngồi giá trị to lớn trong cơng nghiệp, chăn ni...cây lạc cịn có ý
nghĩa to lớn đối với việc cải tạo đất.
Cây lạc là cây có khả năng cố định đạm do rễ lạc có thể hình thành nốt
sần nhờ sự cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm là Rhizobium vigna. Trong
điều kiện thuận lợi có thể cố định được lượng đạm tương đối lớn 200 - 260kg
N/ha/vụ (Williams,1979) [66]. Chính vì khả năng cố định đạm này mà tính
6
chất vật lý thành phần hóa tính của đất sau khi trồng lạc được cải thiện rõ rệt,
đất tơi xốp thống khí, lượng đạm trong đất tăng…lạc là đối tuợng cây trồng
được sử dụng nhiều trong các công thức luân canh. Tuy nhiên, các nghiên cứu
của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đều cho thấy nếu trồng lạc liên tục 4 - 5 năm,
năng suất lạc có thể giảm 12 - 60%. Ở nước ta canh tác lạc liên tục nhiều
năm, sẽ dẫn đến năng suất lạc giảm sút tới 20 - 38% (Đặng Ưng Định, Đăng
Phú) [17]. Do vậy, đối với vùng sản xuất lạc việc chọn một chế độ luân canh
phù hợp là rất cần thiết.
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
Sự phân bố lạc trên thế giới được quyết định bởi các yếu tố khí hậu.
Trong đó nhiệt độ và chế độ nước có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc.
1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có liên quan đến thời gian sinh
trưởng của cây lạc. Cây lạc ưa nhiệt độ là cây có nguồn gốc nhiệt đới. Tuy
nhiên tùy theo nguồn gốc của từng giống mà yêu cầu của chúng với điều kiện
nhiệt độ cũng khác nhau. Tổng tích ơn hữu hiệu đối với các giống lạc loại
hình Valencia là 3200 - 35000C, với các loại giống loại hình Spanish có thời
gian sinh trưởng gắn hơn trị số này đạt 2800 - 32000C.
Nhiệt độ là một trong hai yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ
mọc mầm của hạt lạc (nhiệt độ, ẩm độ).
Thời kỳ mọc mầm cần tổng tích ơn từ 250 - 320 0C nhiệt độ trung bình
thích hợp ở thời kỳ này là 25 - 300C, tốc độ mọc mầm nhanh nhất ở nhiệt độ
32 - 340C. Nếu nhiệt độ cao hơn thì sức sống của hạt giảm và hạt mất sức nảy
mầm ở nhiệt độ 540C. Nhiệt độ tối thấp là 12 – 13 0C, nhiệt độ thấp sẽ kéo dài
thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm kém [3].
7
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng tổng tích ơn u cầu 700 - 1000 0C.
Nhiệt độ tối thích cho thời kỳ này là 250C, nếu nhiệt độ quá cao 30 - 350C thì
thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng bị rút ngắn dẫn đến làm giảm số hoa và chất
khô tĩch lũy trên cây, do đó làm giảm số qủa và trọng lượng hạt [3].
Q trình ra hoa của lạc địi hỏi nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ ảnh
huởng đến cường độ ra hoa và nó cũng là yếu tố quyết định độ dài của thời
gian hình thành và nở những hoa đầu tiên. Sinh trưởng sinh thực của lạc mạnh
nhất trong khoảng nhiệt độ 24 - 270C. Nếu nhiệt độ cao hơn 330C trong thời
gian dài làm ảnh hướng đến sức sống của hạt phấn (theo tài liệu trích dẫn,
Nguyễn Thị Ngọc Lan) [28].
Thời kỳ ra hoa kết quả là thời kỳ yêu cầu nhiệt độ cao nhất, thời kỳ này
chiếm 1/3 chu kỳ sinh trưởng của lạc, nhưng địi hỏi tích ơn bằng 2/3 tổng
tích ơn của cả đời sống cây lạc. Nhiệt độ tối thấp sinh vật học cho sự hình
thành các cơ quan sinh thực của lạc là 15 - 200C [3].
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng xấu đối với quá trình ra hoa. Biên độ nhiệt độ
ngày đêm lớn cũng ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và thời gian xuất hiện hoa
đầu tiên. Hệ số hoa có ích cao nhất 21% khi nhiệt độ ban ngày là 29 0C ban
đêm là 230C (theo tài liệu dẫn của Lê Song Dự, 1979) [17]. Tốc độ hình thành
quả tăng từ 19 - 230C, nhiệt độ tối thích cho quả phát triển nằm trong khoảng
từ 30 - 340C (theo tài liệu trích dẫn của Nguyễn Thị Ngọc Lan) [28] nhiệt độ
quá cao làm hạt lạc bị teo và bé đi.
Thời kỳ chín địi hỏi nhiệt độ giảm hơn so với thời kỳ trước đó. Nhiệt độ
thích hợp cho thời kỳ này vào khoảng 25 - 280C, sự chênh lệch nhiệt độ ngày
đêm khoảng 8 - 100C có lợi cho quá trình vận chuyển vật chất vào hạt [16].
8
1.3.2. Ánh sáng
Lạc là cây trồng C3, ánh sáng có ảnh hưởng tới quang hợp và hô hấp.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc thông qua hai
chỉ tiêu là cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày.
Phản ứng quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp
cây lạc có phản ứng trung tính với quang chu kỳ [2]; Nhưng khi được trồng
trong điều kiện ngày ngắn, cây lạc ra hoa chậm hơn và nở ít hoa hơn so với
khi trồng trong điều kiện ngày dài (Wynne và Emery,1974) [28].
Cường độ ánh sáng yếu trong giai đoạn sinh trưởng làm tăng nhanh
chiều cao cây nhưng giảm số lượng lá và hoa (Theo tài liệu trích dẫn, Lê
Minh Tân) [32]. Sự ra hoa của lạc rất nhạy cảm khi cường độ ánh sáng giảm,
nếu cường độ ánh sáng giảm trước thời kỳ ra hoa sẽ gây nên rụng hoa. Nếu
nhiệt độ thấp ở thời kỳ đâm tia, hình thành quả thí số quả giảm đi một cách có
ý nghĩa, đồng thời khối lượng quả cũng giảm theo [32].
Forestier (1957) cho rằng việc ra hoa không phụ thuộc vào quang chu
kỳ, nhưng sự phân hóa mầm hoa và tổng số hoa hình thành qủa phụ thuộc rất
nhiều vào ánh sáng [28].
Số giờ nắng trong ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng, phát dục
của cây lạc, quá trình nở hoa khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Do
vậy ở các tỉnh phía Bắc, trong điều kiện vụ xuân nên bố trí thời vụ để lạc ra
hoa vào tháng tư, nếu lạc ra hoa sớm hơn, số giờ nắng thấp làm giảm số hoa
nở/ngày kéo dài thời gian ra hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp [25]. Điều này
cũng thể hiện rằng lạc được trồng trong thời vụ thích hợp, sẽ có mối tương
quan thuận với tỷ lệ hoa hữu hiệu, thơng qua đó làm tăng số quả/cây và năng
suất của lạc.
9
1.3.3. Yêu cầu về nước
Nước là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến q trình sinh trưởng,
phát triển và tạo năng suất lạc. Lạc là cây trồng chịu hạn song lạc chỉ chịu
được ở một số giai đoạn nhất định. Lạc không chịu được đông giá và úng
nuớc. Nếu thiếu nước ở một số thời kỳ cần thiết như thời kỳ ra hoa rộ, đâm
tia, hình thành quả và hạt đều ảnh hưởng xấu đến năng suất lạc [3]
Tổng nhu cầu về nước của lạc trong suốt thời kỳ sinh trưởng vào
khoảng 450 - 700mm. Nhu cầu này tùy thuộc vào giống và thời kỳ sinh
trưởng khác nhau [40].
Theo John (1949) [32] thì lượng mưa lý tưởng để trồng lạc đạt năng
suất cao nằm trong khoảng 80 - 120mm trước khi gieo để dễ dàng làm đất,
khoảng 100 - 120mm khi gieo, đây là lượng mưa cần thiết để cho lạc mọc
mầm tốt và bảo đảm mật độ. Khoảng 200mm từ khi lạc bắt đầu ra hoa đến khi
tia lạc đâm xuống đất, khoảng 200 mm từ khi quả bắt đầu lớn đến khi quả
chín.
Thời kỳ cây lạc cần ít nước nhất và đây cũng là thời kỳ cây lạc chịu hạn
tốt nhất là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Tuy nhiên nếu hạn kéo dài cũng
ảnh hưởng xấu đến năng suất của lạc. Khi hạn xảy ra thì chiều cao cây giảm
rõ rệt, lá nhỏ và dày, cứng hơn so với điều kiện bình thường.
1.3.4. Yêu cầu đất và phân bón cho lạc
Lạc khơng u cầu khắt khe về độ phì của đất, với đặc điểm sinh lý của
lạc thì đất thích hợp cho trồng lạc là đất luôn phải tơi xốp nhằm giúp bộ rễ
phát triển, tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật cố định đam, thuận lợi cho
quá trình hình thành quả và thu hoạch. Vì vậy mà đất trồng lạc phải là đất thịt
nhẹ, tỷ lệ đất cát thô nhiều hơn đất sét [30].
10
Theo Nguyễn Thị Chinh (2005) lạc yêu cầu pH hơi chua, gần trung tính
(pH từ 5,5 - 7,0) là thích hợp. Tuy nhiên khả năng chịu với pH đất của lạc là
rất cao, lạc có thể chịu pH đất từ 4,5 - 8,9 [11].
Ngồi ra lạc cịn u cầu một hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali,
canxi và các nguyên tố vi lượng đầy đủ và cân đối. Với đạm u cầu bón cho
lạc khơng cao, thường bón sớm khi lạc có 2 - 3 lá thật, bón với lượng tùy theo
đất đai khác nhau thường bón từ 20 - 40 kg N/ha [44]; Việc bón lân cho lạc
rất được coi trọng và bón với lượng lớn, chủ yếu được bón lót (ủ với phân
chuồng, phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân lân) và trên thực tế lạc được
bón từ 60 - 120 kg P2O5/ha dưới dạng Supe lân, phân lân nung chảy… [24].
Trong khi đó kali có vai trò làm tăng khả năng chống chịu của cây, tăng khả
năng đậu hoa đậu quả nên thường được bón thúc cùng thời gian với đạm với
lượng 30 - 60 kg K2O/ha dưới dạng Cloruakali hoặc Sulfatkali [19]. Một điều
cần chú ý là khác với các cây họ đậu và cây trồng khác yếu tố canxi bón cho
lạc ngồi ý nghĩa làm trung hòa độ pH của đất trong điều kiện đất chua thì vai
trị canxi cịn như một một loại phân bón cho lạc làm tăng độ chắc, độ mẩy
quả, vai trò xây dựng cấu trúc vỏ quả, do đó thường 50% lượng canxi (vơi
bột) bón vào thời kỳ đâm tia của lạc. Ngoài ra 2 yếu tố vi lượng quan trọng
làm tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả của lạc là Bo và Molipden amon, nên 2 loại
phân này thường được bón vào thời kỳ lạc ra hoa rộ, phun từ 1 - 2 lần cho cây
(phun qua lá) và có thể kết hợp với các loại thuốc trừ sâu bệnh phun cho lạc
vào thời kỳ này, làm tăng năng suất lạc từ 15 - 20% [14],[15].
1.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ lạc trên
thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
Mặc dù lạc đã có từ rất lâu đời nhưng vai trò kinh tế của lạc chỉ được xác
định trên 100 năm trở lại đây. Trên thế giới, hiện nay nhu cầu sử dụng và tiêu
11
thụ lạc ngày càng tăng và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản
xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc
trên thế giới có xu hướng tăng, diện tích trung bình 9 năm gần đây 2000 - 2008
là 22,91 triệu ha, tăng so với những năm 70 của thế kỷ trước là 25%, so với
những năm 90 là 8,8%. Năm 2008, diện tích trồng lạc của thế giới đạt 21,26
triệu ha, năng suất bình quân đạt 16,2 tạ/ha và sản lượng đạt 34,44 triệu tấn. So
với năm 2000, năm 2008 năng suất lạc thế giới tăng 11,17%, nên mặc dù diện
tích giảm 11,79% diện tích, nhưng sản lượng chỉ giảm 1,32% [Bảng 2.1].
Theo thống kê của FAO châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới
(chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới - năm 2005).
Trong đó, diện tích khu vực Đơng Á tăng mạnh nhất từ 2,0 triệu ha lên 3,7
triệu ha, khu vực Đông Nam Á tăng 15,5%, Tây Á tăng 14,1% [1].
Bảng 1.1. Diện tích, NS, sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 2000 - 2008
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
2000
24,10
14,50
34,90
2001
24,04
15,00
36,08
2002
24,10
13,48
33,30
2003
26,46
14,03
35,66
2004
22,73
14,71
33,45
2005
21,62
15,20
36,49
2006
21,04
15,40
32,40
2007
20,87
15,50
32,34
2008
21,26
16,20
34,44
Năm
Nguồn: FAOSTAT
12
Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất trên thế giới. Do lạc
chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc
rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới. Năm 1995, diện tích
trồng lạc của Ấn Độ là 7,8 triệu ha, chiếm 37% diện tích trồng lạc trên thế
giới, năng suất đạt 9,5 tạ/ha và sản lượng đạt 7,3 triệu tấn [1].
Theo thống kê của USDA từ năm 2005-2008 diện tích lạc trung bình
hàng năm của Ấn độ là 6,4 triệu ha (chiếm 30,1% diện tích lạc thế giới), năng
suất trung bình là 9,8 tạ/ha, sản lượng đạt 6,3 triệu tấn [số tài liệu cùng
USDA- Agricultural statistic (2000-2008)].
Trung Quốc là nước đứng thứ hai về diện tích trồng lạc. Những năm
gần đây trung bình diện tích trồng lạc hàng năm của Trung Quốc là 4,3 triệu
ha, chiếm 20% tổng diện tích lạc tồn thế giới. Năng suất lạc trung bình là
32,0 tạ/ha, cao gần gấp đơi năng suất lạc trung bình của tồn thế giới. Sản
lượng là 13,76 triệu tấn, chiếm gần 40% tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới.
[ USDA- Agricultural statistic (2000-2008] Tỉnh Sơn Đơng là tỉnh có diện
tích trồng lạc lớn nhất Trung Quốc, chiếm 23% diện tích, 33,3% tổng sản
lượng lạc của cả nước, năng suất lạc trung bình ở Sơn Đơng cao hơn năng
suất trung bình của cả nước là 34%. Có được những thành tựu này là do
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều năm qua [10].
Có được những thành tựu này là do Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến
công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều
năm qua [10].
Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn định, sản lượng đứng thứ
ba sau Trung Quốc và Ấn độ. Những năm 90 của thế kỷ 20, diện tích lạc hàng
năm của Mỹ là 0,57 triệu ha, năng suất là 27,9 tạ/ha [2].