Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de kiem tra 1 tiet vat ly 12 chuong 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.8 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA MÔN: VẬT LÝ.

Gv :Đặng Phú Truyền

Thời gian: 50 phút.
Câu 1: Mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường là 40 dB. Nếu cường độ âm tăng 10 lần thì mức
cường độ âm tại điểm đó có giá tri
A. 50 dB.
B. 45 dB.
C. 60 dB.
D. 80 dB.
Câu 2: Trên dây đàn hồi xuất hiện sóng dừng, kết luận nào đúng?
A. Tất cả các điểm trên dây đều đứng yên.
B. Tất cả các điểm trên dây đều dao động.
C. Tất cả các điểm trên dây dao động cùng biên độ.
D. Không kể các nút, tất cả các điểm dao động cùng chu kì.
Câu 3: Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 11 cm dao động cùng pha. Điểm M dao động với biên độ
cực đại có: MA – MB = 5 cm. Giữa M và đường trung trực của AB có hai đường cực tiểu. Số điểm dao động
với biên độ cực đại giữa A và B là
A. 11.
B. 9.
C. 13.
D. 15.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Một sóng cơ học lan truyền trong môi trường vật chất tại điểm cách nguồn x (m) có phương tŕnh
sóng: u = 4cos(πt/3 - 2πx/3) cm. Vận tốc trong môi trường đó có giá tri
A. 0,5 m/s.
B. 1 m/s.
C. 0,5 cm/s.
D. 1 cm/s.


…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ a, bước sóng là 8 cm.
Điểm M trên mặt nước cách A; B lần lượt là 25 cm và 5 cm sẽ dao động với biên độ là
A. 2a.
B. a.
C. 0,5a.
D. 0.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Chọn câu đúng khi nói về âm cơ bản và họa âm thứ hai do cùng một nhạc cụ phát ra.
A. Họa âm thứ hai có cường độ lớn gấp đôi cường độ âm cơ bản.
B. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm thứ hai.
C. Tốc độ của họa âm thứ hai lớn gấp đôi tốc độ của âm cơ bản.
D. Chu kỳ âm cơ bản lớn gấp đôi chu kỳ họa âm thứ hai.
Câu 7: Mức cường độ âm tại hai điểm A, B trong môi trường không hấp thụ âm có giá tri lần lượt là 40 dB
và 60 dB. Tỉ số cường độ tại A và B có giá tri
A. 100.
B. 1/100.
C. 20.
D. 1/20.
Câu 8: Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng
pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó
trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ bằng
A. 2a.
B. 0.
C. a/2.
D. a.
Câu 9: Sóng dừng trên dây AB, khi đầu A rung với tần số 40 Hz, đầu B cố đinh thì trên dây có 4 bụng sóng.
Vận tốc truyền sóng không đổi. Để đầu B tự do và số bụng không đổi thì dây rung với tần số
A. 45 Hz.
B. 40 Hz.

C. 35 Hz.
D. 48 Hz.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai
nguồn dao động
A. cùng tần số, cùng phương.
B. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
D. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 11: Trên dây đàn hồi dài 44 cm, đầu dây rung với tần số 75 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 12 m/s.
Sóng dừng thuộc loại
A. hai đầu cố đinh, có 6 bụng.
B. một đầu cố đinh, đầu tự do, có 6 bụng.
C. một đầu cố đinh, đầu tự do, có 5 nút.
D. hai đầu cố đinh, có 5 bụng.
Trang 1


…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Cho cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. Mức cường độ âm ứng với cường độ âm 10 -8 W/m2 có giá
tri
A. 50 dB.
B. 60 dB.
C. 36 dB.
D. 40 dB.
Câu 13: Điều kiện xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi một đầu cố đinh, một đầu tự do là chiều
dài dây bằng
A. số nguyên lần nửa bước sóng.
B. số bán nguyên lần bước sóng.

C. số bán nguyên lần nửa bước sóng.
D. số bán nguyên lần một phần tư bước sóng.
Câu 14: Trên mặt nước, hai nguồn sóng A, B cách nhau 8 cm, có cùng phương trình: u = 4cos(40πt – π)
mm. Tốc độ truyền sóng là 1 m/s. Điểm M trên mặt nước thuộc trên đường trung trực AB dao động cùng
pha với hai nguồn cách đoạn AB một khoảng ngắn nhất là
A. 2 cm.
B. 2,8 cm.
C. 2,4 cm.
D. 3 cm.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Nguồn âm có công suất 1 W phát ra âm trong môi trường không hấp thụ âm. Cường độ âm tại điểm
M cách nguồn 10 m có giá tri
A. 8 mW/m2.
B. 0,8 W/m2.
C. 8 W/m2.
D. 0,8 mW/m2.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 16: Trên dây đàn hồi xuất hiện sóng dừng, không kể các nút sóng, kết luận nào sai? Các điểm trên dây
A. cùng dao động.
B. dao động cùng phương.
C. dao động cùng biên độ.
D. dao động cùng tần số.
Câu 17: Hai điểm M, N trên cùng phương truyền sóng cách nhau một đoạn λ/4. Thời điểm phần tử tại M có
li độ + 2 cm thì li độ tại N là – 2 cm. Sóng có biên độ là
A. 4 cm.
B. 2 cm.
C. 2 2 cm.
D. 2,5 cm.
…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 18: Sóng dừng trên dây đàn hồi dài 65 cm. Khi một đầu dây rung với tần số 45 Hz trên dây có tất cả 14
nút và bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 9,00 m/s.
B. 7,80 m/s.
C. 8,35 m/s.
D. 9,75 m/s.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 19: Tại điểm A cách nguồn âm O một đoạn 1 m có mức cường độ âm là 90 dB. Mức cường độ âm tại
điểm B cách nguồn một khoảng 10 m có giá tri
A. 9 dB.
B. 70 dB.
C. 50 dB.
D. 65 dB.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 20: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ?
A. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. Sóng truyền trong môi trường rắn luôn là sóng ngang
D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
Câu 21: Trên mặt nước tại hai điểm A, B cách nhau 10 cm có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha, tần số 40
Hz. Tốc độ truyền sóng là 1,2 m/s. Số đường cong cực đại quan sát được là
A. 5.
B. 7.
C. 6.
D. 3.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 22: Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố đinh, đầu dưới của dây để tự do. Người
ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để có sóng dừng trên dây phải tăng tần số tối thiểu đến giá
f2

tri f2. Tỉ số
là
f1
A. 2.
B. 3.
C. 2,5.
D. 1,5.
…………………………………………………………………………………………………………………
Trang 2


Câu 23: Sóng cơ lan truyền từ nguồn O có vận tốc 1 m/s, tần số 10 Hz, biên độ không đổi 4 mm và pha ban
đầu bằng 0. Điểm cách nguồn một đoạn 5 cm có phương trình
A. uA = 4cos(20πt + π/2) mm.
B. uA = 4cos(20πt - π/2) mm.
C. uA = 4cos(10πt + π/2) mm.
D. uA = 4cos(20πt - π) mm.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 24: Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi dài 0,9 m với hai đầu cố đinh, người ta
quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố đinh còn có ba điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời
gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,025 s. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 16 m/s.
B. 18 m/s.
C. 12 m/s.
D. 9 m/s.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 25: Hai điểm trên cùng phương truyền sóng cách nhau một phần sáu bước sóng, có độ lệch pha của hai
sóng là
π


π

A. rad.
B.
rad.
C.
rad.
D.
rad.
3
3
6
6
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 26: Chọn phát biểu sai về sóng âm?
A. Sóng âm truyền trong nước với tốc độ lớn hơn trong không khí.
B. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng tăng.
C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất của môi trường và nhiệt độ.
D. Tốc độ truyền âm trong không khí xấp xỉ bằng tốc độ truyền âm trong chân không.
Câu 27: Trên dây đàn hồi rất dài, đầu dây gắn với cần rung dao động với tần số f. Biết tốc độ truyền sóng
12 m/s. Hai điểm trên dây cách nhau 50 cm luôn dao động vuông pha. Giá tri f không thể nhận giá tri nào?
A. 42 Hz.
B. 54 Hz.
C. 68 Hz.
D. 78 Hz.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 28: Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 19 cm dao động ngược pha. Hai gợn hyperbol (cùng
loại) thứ k và k + 3 có hiệu đường đi lần lượt là 10 cm và 22 cm. Số điểm dao động cực tiểu trong khoảng
AB là
A. 10.

B. 11.
C. 12.
D. 9.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 29: Điều kiện xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi một đầu cố đinh, một đầu tự do là chiều
dài dây bằng
A. số nguyên lần bước sóng.
B. số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng.
C. số nguyên lần nửa bước sóng.
D. số nguyên lần một phần tư bước sóng.
Câu 30: Sóng cơ lan truyền từ nguồn O có vận tốc 2 m/s. Điểm A cách nguồn một đoạn 2,5 cm có phương
trình: uA = 4cos(40πt) cm. Phương trình sóng tại O là
A. uO = 4cos(40πt + π/2) cm.
B. uO = 4cos(40πt - π/2) cm.
C. uO = 4cos(40πt + π/6) cm.
D. uO = 4cos(40πt + π/3) cm.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 31: Hai nguồn sóng cùng pha A, B cách nhau 16 cm, tần số 25 Hz, tốc độ truyền sóng 80 cm/s. Xét các
điểm nằm trong vùng giao thoa trên đường thẳng vuông góc với AB tại B dao động với biên độ cực đại.
Điểm M cách B gần nhất và xa nhất lần lượt là
A. 39,6 cm; 3,6 cm.
B. 38,4 cm; 1,69 cm.
C. 38,4 cm; 3,6 cm.
D. 79,2 cm; 1,69 cm.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 32: Nhận đinh nào sau đây về sóng cơ học là sai?
A. Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì chu kỳ, tần số và bước sóng không đổi
B. Bước sóng là quãng đường sóng lan truyền được trong một chu kỳ

C. Lan truyền sóng là lan truyền trạng thái dao động hay lan truyền pha dao động
D. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
Trang 3


Câu 33: Sóng dừng trên dây với hai đầu cố đinh. Khi dây rung với tần số 42 Hz trên dây có 7 nút sóng. Để
trên dây có 9 nút sóng thì dây rung với tần số
A. 50 Hz.
B. 56 Hz.
C. 54 Hz.
D. 60 Hz.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 34: Trong phòng thu âm, tại một điểm nào đó trong phòng mức cường độ âm nghe được trực tiếp từ
nguồn âm phát ra có giá tri 84 dB, còn mức cường độ âm tạo từ sự phản xạ âm qua các bức tường là 78 dB.
Khi đó mức cường độ âm mà người nghe cảm nhận được trong phòng có giá tri gần nhất là
A. 85 dB.
B. 84 dB.
C. 86 dB.
D. 87 dB.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 35: Con lắc lò xo gồm quả cầu 50 g, lò xo có độ cứng 20 N/m dao động không ma sát theo phương
thẳng đứng tại nơi có g = 10 m/s 2. Kích thích cho con lắc dao động với tốc độ cực đại là 1 m/s. Trong quá
trình dao động, độ lớn lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất có giá tri lần lượt là
A. 1,5 N; 0,5 N.
B. 1,5 N; 0.
C. 2,5 N; 0.
D. 2,5 N; 0,5 N.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 36: Con lắc lò xo dao động điều hòa, gốc thế năng ở vi trí cân bằng. Cứ sau khoảng thời gian Δt = π/8 s

thì động năng lặp lại bằng thế năng. Ở thời điểm t: con lắc có li độ 8 cm và đang tăng. Sau thời gian t’ = t +
Δt: con lắc có li độ 6 cm. Vận tốc của con lắc ở thời điểm t’ có giá tri
A. 32 cm/s.
B. 40 cm/s.
C. – 40 cm/s.
D. – 32 cm/s.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 37: Một chất điểm dao động điều hoà có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp là t 1 = 2,2 s và t2
= 2,9 s. Tính từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t2 chất điểm đã đi qua vi trí cân bằng
A. 6 lần.
B. 5 lần.
C. 4 lần.
D. 3 lần.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 38: Một lò xo nhẹ có độ cứng 12 N/m. Cắt lò xo thành hai đoạn có chiều dài gấp đôi đoạn kia. Hai lò
xo mới có độ cứng là
A. 4 N/m; 8 N/m.
B. 4 N/m; 2 N/m.
C. 36 N/m; 18 N/m.
D. 24 N/m; 36 N/m.
…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 39: Con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc 4 rad/s. Gốc tọa độ ở vi trí cân bằng. Ở thời điểm
tốc độ con lắc là 0,3 m/s thì lực kéo về có độ lớn 1,6 N. Biên độ dao động của con lắc là
A. 15 cm.
B. 12,5 cm.
C. 5 2 cm.
D. 10 cm.

…………………………………………………………………………………………………………………
Câu 40: Thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước tại hai nguồn A, B cùng pha, cách nhau 12 cm. Điểm M trên
mặt nước thuộc nửa đường thẳng By vuông góc AB có biên độ cực đại cách B một đoạn lớn nhất là 47,25
cm. Điểm N thuộc By có biên độ cực đại cách B một đoạn ngắn nhất là
A. 1,12 cm.
B. 1,22 cm.
C. 1,52 cm.
D. 1,61 cm.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Gv :Đặng Phú Truyền

Trang 4



×