Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của rươi (nereidae tylorrhuynchus SP ) ở vùng ven biển thái bình và nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------Chuyên ngành: Sinh thái
học
Mã số: 60 42 01 20

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VŨ ĐỨC MẠNH

Người hướng dẫn khoa học: GS. Vũ Quang Mạnh

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC
CỦA RƯƠI (NEREIDAE: TYLORRHYNCHUS SP.)
Ở VÙNG VEN BIỂN
HÀ NỘI, 2016
THÁI BÌNH VÀ NAM ĐỊNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Chuyên ngành: Sinh thái học

1. Lý do chọn đề tài

Mã số: 60 42 01 20

2. Mục đích nghiên cứu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4. Đóng góp mới LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Người
hướng
dẫncứu
khoa
học:
GS.
1.1.
Tình hình
nghiên
Rươi
trên
thếTSKH.
giới Vũ Quang Mạnh
1.2.

Tình hình nghiên cứu Rươi tại Việt Nam

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phạm vi nghiên cứu
HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm ơn GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh, GVCC Khoa sinh
học ĐHSP Hà Nội, thầy giáo hướng dẫn nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN trường Đại học Sư
phạm Hà Nội II; Trung tâm nghiên cứu giáo dục đa dạng sinh học (CEBRED)

trường Đại học Sư phạm Hà Nội; NCS. Nguyễn Thị Hà Phòng nghiên cứu Thủy
sinh học (NCS). Hồ Thị Loan Phòng nghiên cứu Di truyền phân tử, Viện Sinh thái
và TNSV Viện HLKH-CN Việt Nam; và Đề tài KH&CN Bộ GD&ĐT mã số
B2016-SPH-24 đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trường. đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên, khích lệ
của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân
trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2017
Tác giả


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của Luận văn, tôi xin cam đoan:
Luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của rươi (Nereidae
Tylorrhynchus sp.) ở vùng ven biển Nam Định và Thái Bình” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TSKH. Vũ
Quang Mạnh. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.

Tác giả


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………………..………………….. .... 1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………….…………… ..... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………….…………….. ..... 2
4. Đóng góp mới…………………………………………….……………... ..... 3
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………… ....... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu Rươi trên thế giới……………………………. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu Rươi tại Việt Nam…………………………… 4
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………..… …........... 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………….. …….. ......... 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………..………... ........ 7
2.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………….………..….. .... 13
2.4. Vật liệu nghiên cứu………………...………………………..… …… ........ 7
2.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu……………………..…… ........ 7
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU.….… .... 14
3.1. Vị trí địa lý, địa hình…………………………………………….….… .... 14
3.2. Điều kiện khí hậu……………………………………………….….…. .... 17
3.3. Đất đai thổ nhưỡng…………………………………………….……... .... 20
3.4. Thuỷ văn……………………………………………………………… .... 20
3.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………….….. .... 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………..…...... 25
4.1. Đặc điểm phân loại hình thái học của Rươi tại vùng nghiên cứu…..…. ... 25
4.1.1. Đặc điểm phân loại hình thái học của Rươi…………………………25
4.1.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu phân loại hình thái học của Rươi tại
vùng nghiên cứu………………………………………………………………...... 30


4.2. Đặc điểm phân loại di truyền học phân tử ADN của Rươi tại vùng nghiên

cứu………………………………………………………………………………33
4.2.1. Kết quả PCR………………………………………………………....33
4.2.2. Kết quả giải trình tự mẫu………………………………………….…34
4.2.3. Phân tích kết quả giải trình tự…………………………………….…36
4.3. Đặc điểm sinh thái học môi trường và sinh học phát triển của Rươi tại
vùng nghiên cứu………………………………………………………………..41
4.3.1. Đặc điểm sinh thái học môi trường của Rươi tại vùng nghiên cứu….41
4.3.1.1. Đặc điểm sinh thái môi trường nước mặt tại vùng nghiên cứu…….41
4.3.1.2. Đặc điểm sinh thái môi trường nước dưới đất tại vùng nghiên cứu…48
4.3.1.3. Đặc điểm sinh thái môi trường đất tại vùng nghiên cứu…………….49
4.3.2. Đặc điểm sinh học phát triển của Rươi tại vùng nghiên cứu………….51
4.3.3. Vai trò của Rươi tại vùng nghiên cứu……………………………….54
4.3.4. Kết quả khảo sát mô hình chăn nuôi Rươi tại vùng nghiên cứu………55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………59
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..61
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………..62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục: Bảng
Phụ lục: Ảnh


DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam định
Hình 3.2. Bản đồ vệ tinh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 3.3. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình
Hình 3.4. Bản đồ vệ tinh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Hình 4.1. Đầu của mẫu Rươi
Hình 4.2. Chi bên phần trước của mẫu Rươi (nhìn qua kính lúp)
Hình 4.3. Chi bên phần sau của mẫu Rươi (nhìn qua kính lúp)
Hình 4.4. Chi bên đốt XXX ở phần trước cơ thể

Hình 4.5. Chi bên đốt XXV ở phần sau cơ thể
Hình 4.6. Phần đuôi của mẫu Rươi
Hình 4.7. Các dạng tơ khác nhau của nhánh bụng chi bên ở phần trước cơ thể
Hình 4.8. Tơ bơi ở phần sau cơ thể
Hình 4.9. Ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR của 5 mẫu trên gel Agarose 1%; M:
DNA ladder 1 kb plus (Invitrogen)
Hình 4.10. Cây phát sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Likelihood hệ số
bootstrap 1000
Hình 4.11: Các bãi gây nuôi và thu hoạch Rươi tại Kiến Xương – Thái Bình nhìn
từ trên xuống
Hình 4.12: Vị trí bãi gây nuôi tại Kiến Xương – Thái Bình
Hình 4.13: Mô hình gây nuôi và thu hoạch Rươi của ông Đặng Công Triền (Trà
Giang – Kiến Xương – Thái Bình)
Hình 4.14: Xâm nhập mặn đầu năm 2012
Hình 4.15. Mô hình nuôi Rươi tại Trà Giang – Kiến Xương – Thái Bình


Biểu đồ 3.1. Lượng mưa các tháng năm 2009, tỉnh Nam Định
Biểu đồ 3.2. Số giờ nắng các tháng trong năm 2009, tỉnh Nam Định
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định năm 2009
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu kinh tế theo ngành qua các năm tỉnh Nam Định
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Bình qua các năm
Bảng 4.1. Chỉ tiêu hình thái Rươi tại Nam Định
Bảng 4.2. Chỉ tiêu hình thái Rươi tại Thái Bình
Bảng 4.3. Danh sách các trình tự tham khảo GenBank
Bảng 4.4. Thành phần PCR
Bảng 4.5. Chu trình PCR
Bảng 4.6. Thành phần phản ứng giải trình tự
Bảng 4.7. Chu trình phản ứng giải trình tự



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bao giờ cho đến tháng mười
Bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy.
Từ lâu, rươi đã là một món ăn đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, không
phải vùng nào cũng có và mùa nào cũng có. Rươi còn được dân gian gọi là rồng
đất, một phần bởi ngoại hình khá giống rồng nhưng lại sống ở trong lòng đất và
còn vì sự bí ẩn của loài rươi.
Rươi cho thu hoạch thương phẩm chủ yếu ở một số hệ sinh thái nước lợ hay
vùng đồng trũng ở một vài tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Nổi tiếng nhất
vẫn là rươi ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mỗi năm, người dân xã
An Thanh thu hoạch tổng cộng khoảng 7-8 tấn đặc sản rươi, trung bình khoảng
300.000-500.000 đồng/kg. Xã An Thanh là một xã nằm ven sông Thái Bình, tập
trung chủ yếu ở hai thôn là An Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông có
môi trường thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển. Trong đó, riêng thôn An
Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Từ lâu người dân trong thôn
đã biết bắt đầu thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỉ trước. Khi nhận thấy
được những lợi ích mang lại từ việc nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ
cấy lúa một vụ trong năm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học,
đồng thời cấy các giống lúa truyền thống và chuyển sang sử dụng các loại phân
bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài
rươi sinh trưởng tự nhiên. Nhờ mô hình nuôi rươi bán hoang dã đã giúp cho số
lượng rươi ở đây sinh trưởng rất thuận lợi. Người dân thu hoạch rươi bằng cách
chủ động điều tiết nước. Rươi là sản vật có giá trị kinh tế rất cao, với thị trường
tiêu thụ rươi ngày càng mở rộng.
Ngoài ra, còn có một số vùng tại Thái Bình (Kiến Xương), Nam Định (Hải
Hậu), Hải Phòng (Tiên Lãng), Quảng Ninh (Đông Triều) cũng là những vùng phát
triển nuôi trồng rươi, nhưng không bằng Hải Dương về cả số lượng và chất lượng.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu cơ bản và

chuyên sâu nào khảo sát về sinh thái và sinh thái học phát triển của nhóm giun đốt
nhiều tơ trong đó có loài rươi. Mặc dù với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, cùng
hệ thống cửa sông dày đặc và khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho Việt Nam nói
chung và miền Bắc nói riêng có hệ sinh thái ven biển và cửa sông rất đặc trưng và
có năng suất sinh học cao.
Vì vậy, để góp phần phát triển, bảo tồn nuôi trồng, phát triển kinh tế về rươi tại
các vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cần so sánh hình thái, giải phẫu cũng như sinh
thái các vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên
1


cứu một số đặc điểm sinh thái học của rươi (Nereidae: Tylorrhynchus sp.) ở
vùng ven biển Thái Bình và Nam Định”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được đặc điểm hình thái phân loại, một số đặc điểm sinh
thái – sinh học phát triển của rươi (Nereidae: Tylorrhynchus sp.), nhằm góp phần
quản lý bền vững nguồn lợi rươi ở hệ sinh thái đất vùng ven biển hai tỉnh Thái
Bình và Nam Định.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành Sinh thái học và là cơ sở
khoa học cho những nghiên cứu về tài nguyên động vật đất, tài nguyên sinh vật
biển và đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần trực tiếp vào việc phát triển bền vững
Rươi (Nereidae: Tylorrhynchus sp.) tại khu vực nghiên cứu.
4. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đặc điểm hình phân loại hình thái, đặc điểm phân loại di truyền
phân tử ADN, đặc điểm sinh thái và sinh học, góp phần bổ sung dữ liệu cho
chuyên ngành sinh thái học của loài rươi (Nereidae: Tylorrhynchus.sp) tại 2 vùng

Thái Bình, Nam Định.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu Rươi trên thế giới
Nhóm rươi là đối tượng thường được nhiều nhà khoa học khảo sát nghiên cứu
về tập tính sinh sản và chuỗi dinh dưỡng (Fidalgoe Costa 1998, Lawrence, Soame
2004). Chúng là nhóm được nghiên cứu nhiều về vai trò như một mắt xích quan
trọng trong cấu trúc dinh dưỡng của quần xã sinh vật đáy biển, vùng đất ngập thủy
triều và cửa sông khác (Fowler 1999, Nordström et al. 2006, Rosa et al. 2008).
Do thuộc nhóm động vật đáy biển và vùng cửa sông, có đời sống di cư và gắn
liền với môi trường nước, đất nền và đáy cát nên Rươi là nhóm ưu thế được khảo
sát và nghiên cứu như yếu tố chỉ thị sinh học (Bioindicator), góp phần đánh giá
chất lượng môi trường nước biển, môi trường vùng đất ngập nước, vùng cửa sông
và biến đổi khí hậu (Lawrence ; Soame 2004, Burlinson ; Lawrence 2007, Durou
et al. 2007, 2008, Galloway 2008, Lewis et al.2008).
Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu về nhóm giun đốt
nhiều tơ rươi (Nereidae: Tylorrhynchus sp.) như một thành phần quan trọng và
không thể thay thế trong cấu trúc quần xã động vật của hệ sinh thái vùng đất ven
biển và cửa sông, và đặc biệt như là một đối tượng cần bảo tồn gây nuôi và làm
nguồn thực phẩm cho con người (Vũ Quang Mạnh 1995 & 2003, Paramor &
Hughes 2007, Marine errant polychaetes in Hongkong 2004, Hughes 2007, Rosa et
al. 2008, Vinagre & Cabral 2008).
1. Tình hình nghiên cứu Rươi tại Việt Nam
Dawydofd (1929) lần đầu tiên đã phát hiện và mô tả 2 loài mới ở Việt Nam, là
Alentia annamita và Nereis tort, thu từ Nha Trang và vùng biển lân cận. Năm
1937, Serene đã mô tả thêm 2 loài rươi mới thuộc họ Nereidae, thu được từ dọc bờ

biển Việt Nam. Fauvel (1939) phát hiện thêm 2 loài mới là Syllis aberrans và
Glycera albaadspersa. Dawydofd (1952) đã tập hợp và giới thiệu các loài giun
nhiều tơ ở biển bao gồm nhóm Rươi, thuộc hai nhóm Errantia và nhóm Sedentaria.
Trong các năm 1959-1962, các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc đã công bố
danh mục khoảng 360 loài giun nhiều tơ bao gồm nhóm Rươi, được ghi nhận ngoài
biển khơi Việt Nam.
Từ năm 1977, Nguyễn Xuân Dục và ctv đã tiến hành khảo sát tại vùng triều
Hải Phòng, và đã phát hiện được 110 loài giun nhiều tơ, bao gồm cả nhóm rươi.
Tác giả nêu trên đã đề cập ảnh hưởng của yếu tố môi trường khí hậu, đến đặc điểm
3


phân bố của giun nhiều tơ, và cho rằng, nhiệt độ và độ mặn có ảnh hưởng quan
trọng đến phân bố của chúng. Phạm Văn Miên (1979) đã khảo sát nhóm rươi, như
một chỉ thị sinh học góp phần đánh giá chất lượng lớp nước mặt. Theo Phạm Đình
Trọng (1995), thành phần loài giun nhiều tơ gồm rươi thay đổi theo đặc điểm hệ
sinh thái vùng ngập nước mặn ven bờ biển như sau: rừng ngập mặn có 103 loài,
vùng triều có 138 loài, rạn san hô ở Cát Bà có 76 loài, vùng dưới triều Hải Phòng –
Quảng Ninh có 119 loài, và Vùng biển Nha Trang có 185 loài. Theo tác giả này,
thì loài Nereis capensis cùng một loài thuộc họ Capitellidae sử dụng thảm lá rụng
vùng ngập nước biển làm thức ăn, góp phần quan trọng vào chuỗi thức ăn với mắt
xích cuối cùng là cá kinh tế.
Cho đến các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Chung (1994), Bộ thủy sản
(1996), Phạm Đình Trọng (1999), Vũ Quang Mạnh et al. (1990, 2000), đã có một
số điều tra sơ bộ về nhóm giun đốt nhiều tơ bao gồm Rươi (Polychaeta: Nereidae:).
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cơ bản và đầy đủ, khảo sát về quần xã động vật
Rươi (Nereidae: Tylorrhynchus sp.) ở hệ sinh thái đất ven biển miền Bắc Việt
Nam.
Số liệu của đề tài nghiên cứu “Thống kê tư liệu sinh vật biển KC 09-01” (20032004)” đã ghi nhận được 475 loài giun nhiều tơ bao gồm nhóm rươi tại vùng biển
Việt Nam nói chung. Khu hệ động vật giun nhiều tơ ở vùng biển ngoài khơi và đáy

biển sâu rất phong phú, đến nay đã ghi nhận được hơn 700 loài. Có thể kể một
nghiên cứu về sinh thái và sinh học phát triển của rươi của Phạm Đình Trọng
(2003), nghiên cứu về “Một số đặc trưng phân bố và sinh thái của giun nhiều tơ
loài Dendronereis aestuarina ở vùng nước lợ ven biển Việt Nam”, giới thiệu một số
kết quả nuôi loài này trong các ao nuôi tôm, cá nước lợ ở Đình Vũ, thành phố Hải
Phòng.
Năm 2005, việc nhân nuôi thử nghiệm một số loài giun nhiều tơ trong đó có
rươi bước đầu đã được thực hiện tại Viện Hải dương học và Đại học Nha Trang,
tỉnh Nha Trang. Thử nghiệm nhân nuôi rươi loài Perinereis nuntia brevicirris trong
phòng thí nghiệm đã được thử nghiệm và bước đầu cho kết quả đáng khích lệ. Trần
Hữu Huy (2005) đã nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của giun nhiều tơ
(Polychaeta) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Gần
đây nhất, Phan Hồng Dũng (2007) và Nguyễn Quang Chương (2008) có một số
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và giá trị nguồn lợi của rươi ở một
số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Như vậy, trong các năm gần đây, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu cơ bản
và chuyên sâu nào khảo sát về sinh thái và sinh học phát triển của nhóm giun đốt
nhiều tơ Rươi (Polychaeta: Nereidae:) như một nhóm trong cấu trúc quần xã động
4


vật đất cỡ trung bình (Mesofauna), và là cư dân của hệ sinh thái đất vùng ven biển
và cửa sông Việt Nam. Ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc bộ, rươi đã và
đang trở thành món đặc sản ngon và nhiều chất dinh dưỡng, chủ yếu được khai
thác theo phương thức tự nhiên, và nếu không được quy hoạch khai thác và bảo tồn
sẽ có khả năng cạn kiệt trong tương lai không xa.

5



CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Rươi (Nereidae: Tylorrhynchus sp.), Họ Nereidae, Bộ Nereidimorpha, Phân
lớp Errantia, Lớp giun nhiều tơ (Polycheata), thuộc Ngành giun đốt (Annelida).
2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ sinh thái đất đại diện vùng ven biển miền bắc Việt Nam thuộc 2 tỉnh: Thái
Bình và Nam Định.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Đặc điểm phân loại học của Rươi (Nereidae: Tylorrhynchus.sp) ở hệ sinh
thái đất của vùng ven biển hai tỉnh Thái Bình và Nam Định
- Đặc điểm phân loại và hình thái học của rươi ở vùng nghiên cứu: (1) cá thể
Đực, (2) cá thể Cái và con non/ ấu trùng.
- Bước đầu áp dụng di truyền phân tử ADN trong phân loại rươi ở vùng nghiên
cứu
3.2. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh thái môi trường và sinh học phát
triển của rươi tại mô hình khảo sát
- Một số điều kiện sinh thái môi trường sống của Rươi tại mô hình khảo sát
- Một số đặc điểm phát triển của Rươi tại mô hình khảo sát
4. Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Túi nilong đựng mẫu, bút dạ không xóa, dụng
cụ đào đất, hộp nhựa chứa mẫu đất và mẫu nước, sổ ghi chép,… máy xác định tọa
độ địa lí GPS là thiết bị thu và xử lí tín hiệu từ các vệ tinh địa tĩnh để xác định tọa
độ địa lí của bất kì địa điểm nào trên trái đất.
Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: đĩa petri, lam kính, lamen, bút
tách mẫu, giấy thâm, bông, kính lúp, cân, thước,…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thực địa: Tìm hiểu khu vực, địa điểm mà người dân gây nuôi
Rươi tại Thái Bình và Nam Định. Đến địa điểm gây nuôi, khảo sát các phương
pháp thu mẫu từ người dân, thu mua mẫu từ người dân địa phương, khảo sát mô

hình gây nuôi và một số đặc điểm sinh học phát triển.
5.2. Nhóm phương pháp phân loại học hình thái nhóm Rươi: Rươi là nhóm
động vật đơn tính có kích thước vừa và nhỏ, cơ quan chuyển vận là chi bên
(Parapoda), phát triển qua ấu trùng Trochophora. Cơ thể có nhiều đốt, bao gồm
phần như sau: (1) Thùy đầu (Prostomium), (2) Thân (Metastomium) gồm tất cả các

6


đốt tiếp theo, và (3) Đuôi (Pygidium) là đốt cuối cùng. Phân tích định loại hình thái
thực hiện qua cá thể trưởng thành.
5.3. Nhóm phương pháp phân tích và định loại theo đặc điểm hình thái được sử
dụng trong định loại Rươi. Mẫu Rươi được làm sạch và định hình trong cồn 70 0 sẽ
đem tiến hành phân tích, định loại theo Pierre Fauvel 1953, Norse 1993, Uschakov
1995, Wu Baoling 2003.
- Sau khi thu mẫu thực địa tại 2 vùng nghiên cứu Nam Định và Thái Bình,
Rươi được ngâm trong dung dịch cồn 90 để bảo tồn nguyên vẹn mẫu trong 10
ngày.
Quá trình ngâm cồn, để Rươi không bị vỡ, đầu tiên ngâm Rươi trong nước
hòa với cồn, với tỉ lệ khoảng 10 % cồn. Qua 1 tiếng đầu tiên, tăng tỉ lệ cồn lên 20
%. Qua 2 tiếng, tăng tỉ lệ cồn lên 40 %. Qua 4 tiếng, tăng tỉ lệ cồn lên 60%. Qua 6
tiếng, tăng tỉ lệ cồn lên 80%. Qua 8 tiếng, ngâm Rươi trong dung dịch cồn 90 độ.
- Rươi được mang về bảo quản trong phòng nghiên cứu 10 ngày trước khi được
sử dụng để đo đạc tính toán các chỉ tiêu hình thái.
- Trước khi đo đạc tính toán các chỉ tiêu hình thái, Rươi được vớt từ dung dịch
cồn ra và để trên giấy thấm 30 phút.
- Chiều dài Rươi được tính từ đỉnh phần đầu (tính cả hàm kitin) đến hết phần
lông của đốt cuối cùng.
- Chiều rộng Rươi được tính là chiều rộng phần cơ thể lớn nhất.
- Cân nặng Rươi được tính sau khi Rươi được để trên giấy thấm 30 phút trong

môi trường phòng thí nghiệm.
- Số đốt Rươi được tính bắt đầu từ đốt nối đến đốt cuối cùng.
- Giới tính đực hoặc cái được xét bằng cách lấy một phần trong cơ thể soi trên
kính hiển vi để xem xét trứng hoặc tinh trùng.
5.4. Nhóm phương pháp phân loại học di truyền phân tử ADN nhóm rươi
* Nguyên liệu
2 mẫu rươi gồm:
STT
01
02

Ký hiệu mẫu gửi
Rươi 3 NĐ
Rươi 4 TB

Ký hiệu mẫu di truyền
R3
R4

7


Bảng 4.3: Danh sách các trình tự tham khảo GenBank
STT
01
02
03

Loài
Tylorrhynchus heterochaetus

Tylorrhynchus heterochaetus
Arenicola defodiens

Genbank Code
KM111507.1
NC 025561.1
KM042101.1

* Phương pháp nghiên cứu AND
- Lựa chọn locus, thiết kế mồi và điều kiện thí nghiệm
Qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố về rươi, khảo sát dữ liệu trình
tự DNA của các loài thuộc giống Tylorrhynchus và giống có quan hệ gần gũi như
giống Arenicola đã được công bố trên Genbank chúng tôi nhận thấy trình tự gen
cytochrome oxidase subunit I (COI), thuộc hệ gen ty thể mang thông tin thích hợp
để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Đoạn gen đích được lựa chọn là một phần trình
tự gen cytochrome oxidase subunit I có chiều dài gần 700bp.
+ Tách chiết DNA tổng số từ lông của các mẫu vật, sử dụng Dneasy blood and
tissue kit (Qiagen, Đức) theo quy trình được đưa ra bởi nhà sản xuất.
+ Nhân bản đoạn trình tự đích bằng kỹ thuật PCR với thành phần chuẩn bị cho
một ống phản ứng thể hiện trong bảng 1.1 và chu trình phản ứng thể hiện trong
bảng 1.2
Bảng 4.4: Thành phần PCR
TT
01
02
03
04
05
Tổng


Thành phần
Taq PCR Mastermix
Mồi xuôi F
Mồi ngược R
DNA tổng số
Nước tinh khiết

Nồng độ
2X
5 mM
5 mM
10 ng/µl
-

8

Thể tích (µl)
10
1
1
1
7
20


Bảng 4.5. Chu trình PCR
Bước
Biến tính ban đầu
Biến tính
Bắt cặp mồi

Kéo dài
Hoàn thiện
Giữ mẫu

Nhiệt độ ( ᵒC)
95
95
56
72
72
4

Thời gian (giây)
120
25
25
60
180
Đến khi lấy mẫu

Số chu kì
1

35
1

+ Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1,5% trong đệm TBE 1x, nhuộm
EtBr và hiện kết quả trên đèn tử ngoại (ở bước sóng 302 nm). Vạch sản phẩm
DNA nhân bản được (có kích thước như thiết kế) được cắt, tinh sạch bằng
Qiaquick gel extraction kit (Qiagen, Đức) theo quy trình được đưa ra bởi nhà sản

xuất kit.
+ Thực hiện phản ứng giải trình tự DNA với thành phần chuẩn bị cho một ống
phản ứng thể hiện trong bảng 1.3 và chu trình phản ứng thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 4.6. Thành phần phản ứng giải trình tự
TT
01
02
03
04
Tổng

Thành phần
Sản phẩm PCR
Mồi xuôi F
BigDye
Nước tinh khiết

Nồng độ
20 ng/µl
3 mM
2,5X
-

Thể tích (µl)
1
1
4
4
10


Bảng 4.7. Chu trình phản ứng giải trình tự
Bước

Nhiệt độ (ᵒC)

Biến tính ban đầu
Biến tính
Gắn mồi
Kéo dài
Giữ mẫu

96
96
50
60
04

Thời
gian Số chu kì
(giây)
60
1
10
25
05
90
Đến khi lấy mẫu

9



+ Tinh sạch sản phẩm phản ứng giải trình tự bằng sắc kí lọc gel (cột Sephadex
G50) theo quy trình:
1. Hydrat hóa gel sephadex trong 2 – 4 giờ.
2. Ly tâm 2000 x g trong 1 phút, bỏ dịch qua.
3. Cho toàn bộ sản phẩm phản ứng giải trình tự DNA lên cột, ly tâm 2000 x g
trong 1 phút.
4. Làm khô sản phẩm sau lọc gel bằng thiết bị cô quay chân không.
5. Đọc trình tự trên máy ABI 3100 – Avant Genetic Analyzer (Applied
Biosystems, Mỹ).
*Phân tích kết quả
Trình tự DNA thu được sẽ được hiệu chỉnh, đối chiếu với các trình tự tương
đồng trên ngân hàng trình tự DNA (Genbbank) bằng công cụ trực tuyến là BLAST.
Các trình tự DNA chính xác được so sánh bằng phần mềm BioEdit 7.0.0
Thompson et al. (1997)
Các trình tự DNA sẽ được khảo sát phân bố nucleotide, kiểm tra các giả thuyết
và thử mô hình tiến hóa. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng làm tham số đầu vào để
tính toán ma trận khoảng cách di truyền và xây dựng cây phát sinh chủng loại theo
các phương pháp: Tiến hóa tối thiểu (ME), Tiết kiệm tối đa (MP), Xác suất tối đa
(ML) bằng các phần mềm MEGA 6.0.6 (Tamura et al.,2007).
2.5.5. Nhóm phương pháp toán học phân tích số liệu, áp dụng các phương pháp
nghiên cứu điều tra cơ bản và thực nghiệm tương ứng và phù hợp với điều kiền
nghiên cứu: Sinh thái học và sinh học phát triển nhóm Rươi, nhằm đề xuất cơ sở
khoa học và xây dựng bước đầu mô hình bảo tồn và gây nuôi Rươi. Áp dụng các
phương pháp nghiên phân tích số liệu: Đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của Rươi ở
hệ sinh thái đất vùng ven biển.

10



CHƯƠNG III: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1. Vị trí địa lý, địa hình
Nam Định và Thái Bình là hai tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí địa
lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
1.1. Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Nam Định
Nam Định có tọa độ địa lý từ 19̊ 52’ đến 20̊ 30’ vĩ độ Bắc và từ 105̊ 55’ đến
106̊ 35’ kinh đô Đông. Tổng diện tích của tỉnh là 1.652,29 km².
Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam.
Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Phía Nam giáp với biển Đông.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng
khoảng 90 km.
Vị trí địa lý tỉnh Nam Định có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
xã hội. Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 41,2 km với 6 ga, rất thuận lợi cho
việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Quốc lộ 10, quốc lộ 21 qua tỉnh dài 108
km đã và đang tiếp tục được đầu tư cải tạo nâng cấp.

11


Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Ninh cơ chảy qua địa phận tỉnh với
chiều dài trên 251 km, cùng hệ thống cảng sông Nam Định và cảng biển Thịnh
Long thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, vận tải thủy.
Ngoài ra, với 72 km đường bờ biển, Nam Định có điều kiện thuận lợi cho
khai thác , nuôi trồng thủy, hải sản và phát triển dịch vụ du lịch.
Địa hình Nam Định khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam, có thể chia thành vùng chính là vùng đồng bằng và vùng ven
biển. Vùng đồng bằng gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, thành phố Nam
Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn
diện tích đất tự nhiên của tỉnh, với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Vùng ven biển
gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ có địa hình tương đối bằng
phẳng, với bờ biển dài 72 km song bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn là
cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và
cửa Hà Lạn (sông Sò). Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng
tàu, du lịch biển...
(theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010” )

Hình 3.2. Bản đồ vệ tinh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Trong đó, huyện Nghĩa Hưng có diện tích 250,27 km². Địa hình đồng bằng, đất
phù sa màu mỡ. Sông Ninh cơ, sông Đáy chảy qua. Có chiều dài bờ biển 12 km ở
phía Nam huyện.

12


1.2. Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có
ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển, vị trí tọa độ 20̊ 17’ đến 20̊44’ vĩ độ Bắc và
106 ̊ 06’ đến 106̊ 39’ kinh độ Đông. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống
Nam dài 49 km.
Phía Đông giáp Vinh Bắc Bộ
Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam
Phía Nam giáp tỉnh Nam Định
Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.


Hình 3.3. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình
Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh; hành lang Hải Phòng – Hà Nội – Lang Sơn – Nam
Ninh và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có đường bờ biển và hệ thống sống ngòi
thuận lợi cho giao lưu kinh tế, cách thủ đô Hà Nội 100 km, cách thành phố cảng
Hải Phòng 70 km là hai thị trường lớn để giao lưu.
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung
bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m.
13


Nhìn chung địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, sự chia cắt ít, đất đai
được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý do
đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.
Địa hình tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 – 2 m. (theo “Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Thái Bình năm 2010)
Trong đó, huyện Kiến Xương nằm phía Nam của tỉnh. Phía Tây giáp huyện Vũ
Thư và thành phố Thái Bình. Phía Tây Bắc giáp huyện Đông Hưng, Đông Bắc giáp
huyện Thái Thụy. Phía Đông giáp huyện Tiền Hải. Phía Nam giáp tỉnh Nam Định
(ranh giới là sông Hồng). Diện tích huyện 199,21 km². Huyện Kiến Xương có
nhiều sông ngòi chảy qua, như sông Hồng, sông Trà Lý,...

Hình 3.4. Bản đồ vệ tinh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
(nguồn google maps)
2. Đặc điểm khí hậu
2.1. Đặc trưng khí hậu Nam Định
14



Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của kiểu khí hậu vùng đồng bằng
sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông).
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23̊ - 25̊, số tháng có nhiệt độ trung
bình lớn hơn 20̊ C từ 8 đến 9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9̊ C, tháng
lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27̊ C, tháng nóng
nhất là tháng 7 và tháng 8.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 – 85%, giữa
tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao
nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 73% (tháng 11).
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500 – 1.800 mm. Lượng
mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần
80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9/ Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là
tháng 12, 1, 2. Thậm chí có tháng hầu như không có mưa.

Biểu đồ 3.1. Lượng mưa các tháng năm 2009, tỉnh Nam Định
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1240 –
1450 giờ.

15


Biểu đồ 3.2. Số giờ nắng các tháng trong năm 2009, tỉnh Nam Định
Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là
2 – 2,3 m/s. Mùa đông có hướng gió thịnh hành là gió đông bắc, tốc độ trung bình
2,4 – 2,6 m/s. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, tốc độ gió trung bình
1,9 – 2,2 m/s, tốc độ gió cực đai (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất
hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng. Ngoài ra vùng ven

biển còn chịu ảnh hưởng của gió đất (hướng thịnh hành là tây và tây nam), gió biển
(hướng thịnh hành là đông nam).
Bão: Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình
quân từ 4 – 6 cơn/ năm.
(theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010”)
2.2. Đặc trưng khí hậu Thái Bình
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với
tổng bức xạ trên 100 kca/cm²/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1600 – 1800 giờ/
năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.500̊ C, nhiệt độ trung bình trong năm
từ 23 - 24̊ C, lượng mưa trung bình trong năm 1.500 – 1.900 mm, độ ẩm từ 80 – 90
%.
- Mùa hè: Bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10.
Mưa: Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, mưa mùa hè có cường
dộ rất lớn 200 – 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xảy ra trong ngày có bão và dông,
mưa mùa này không ổn định, có khi cả tháng không mưa, có khi mưa suốt tuần nên
trong mùa này có thể gặp cả úng lẫn hạn.

16


Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 26̊ C, cao nhất là 39,2̊ C. Trong mùa hè
thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào.
Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 25̊ C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên
tới 39,2̊ C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo.
Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 – 4 m/s. Vào
mùa này thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn
phá ghê gớm. Bình quân mỗi năm có từ 2 – 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn
bão.
Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới
90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%).

- Mùa đông lạnh: Bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3.
Mưa: chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng
12 và 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ
mưa phùn và ẩm ướt. Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng trong năm không
đều.
Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng hay gây
ra lạnh đột ngột.
Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốc hơi cao, thường xuất
hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này hay gặp hạn nhưng có điều kiện làm ải đất.
Ngày thời tiết nồm thường xảy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm
lớn trên 90%.
Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa: Đông Bắc
(mùa đông) và Tây Nam (mùa hè). Do có các đặc tính khí tượng, thời tiết không ổn
định. Song hai mùa chuyển tiếp thời tiết có tính chất gần như mùa hè. Như vậy đặc
trưng là khí hậu gió mùa nhiệt đới ẩm rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, tính biến động mạnh mẽ với điều kiện thời tiết như bão, dông, gió Tây
Nam, gió bấc,... đòi hỏi phải có biển pháp phòng tránh úng, bão, hạn lụt. (theo
“Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2010)
3. Đất đai, thổ nhưỡng
3.1. Đất đai, thổ nhưỡng tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định được hình thành trong một thời gian lịch sử địa chất – kiến tạo
lâu dài. Các hệ tầng địa chất bao gồm: Hệ tầng Thái Ninh, Hệ tầng Vĩnh Bảo, Hệ
tầng Thái Thụy, Hệ tầng Hải Hưng, Hệ tầng Thái Bình. (nguồn: “Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010”)
Đất đai tỉnh Nam Định có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông Hồng bao
gồm các loại đất cồn, bãi cát ven biển ven sông, đất mặn, đất phù sa, đất fralit, đất

17



sỏi đá và đất mới biến đổi. (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định từ năm
2005 – 2009)
3.2. Đất đai, thổ nhưỡng tỉnh Thái Bình
Tỉnh Thái Bình có 4 nhóm đất chính: Đất cát, đất phù sa nhiễm mặn, đất phèn
và đất phù sa. (nguồn: “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm
2010”)
4. Thủy văn
4.1. Thủy văn tỉnh Nam Định
- Hệ thống sông ngòi: Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày với mật độ
khoảng 0,6 – 0,9 km/km². Do đặc điểm địa hình, các dòng sông chảy theo hướng
Bắc – Nam và đồ ra biển. Các sông lớn chảy qua địa phận Nam Định đều thuộc hạ
lưu nên lòng sông thường rộng và có độ sâu thấp, tốc độ chảy chậm hơn phía
thượng lưu và có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông.
Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn,
khi gặp mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ
bị ngập lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng
lớn của thủy triều, khiên cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống sông nội đồng với tổng chiều dài
279km, phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá rất thuận lợi
cho hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thủy,…
- Thủy triều: Thủy triều tại vùng biển Nam Định, thuộc loại nhật triều, biên độ
triều trung bình từ 1,6 – 1,7m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m. Thông qua hệ
thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều giúp quá trình thau chua, rửa mặn
trên đồng ruộng. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật
triều đã bồi tụ vùng cửa 2 sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện
Giao Thủy và Cồn Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng. (nguồn: “Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010”)
4.2. Thủy văn tỉnh Thái Bình
Thái Bình có 4 con sông lớn chảy qua: Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hoá

chảy qua địa phận ranh giới tỉnh có chiều dài 38 km; phía Bắc và Tây Bắc có sông
Luộc chảy qua địa phận ranh giới dài 53 km; phía Nam và Tây Nam có sông Hồng
chảy qua dài 77 km; giữa tỉnh có sông Trà Lý, phân nhánh của sông Hồng dài 67
km. Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các sông trục nằm trong đê sông, đê biển dài trên
2.820 km. Đặc điểm chung là các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và
đổ ra biển với độ dốc mặt nước nhỏ, thoát nước chậm. Do đó về mùa mưa lũ mực
nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê.
18


×