Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TÂY DU KÍ CỦA NGÔ THỪA ÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.16 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Tác phẩm ‘’ Tây Du Ký ‘’ từ lâu đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời
sống văn hóa các dân tộc Đông Nam Á , là bộ tiểu thuyết thần thoại
thành công nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Nhắc đến ‘’ Tây Du Ký
’’ , người ta nghĩ ngay đến Đường Tăng , Tề Thiên Đại Thánh, Trư
Bát Giới, Sa Tăng. ‘’ Tây Du Ký’’ từ khi ra đời đến nay đã được đông
đảo người đọc đồng tình và mến mộ. Hình tượng các nhân vật trong
tác phẩm với những phép biến hóa màu nhiệm “đi mây về gió, thoắt
biến thoắt hiện – rẽ nước xuống Long cung - đại náo thiên cung ”
luôn thu hút sự thích thú, gợi cảm giác thư giãn cho mọi tầng lớp,
mọi đối tượng độc giả. Tác phẩm ảnh hưởng to lớn tới đời sau, hàng
trăm năm nay luôn là cội nguồn của tác phẩm văn học nhi đồng, tác
phẩm phim ảnh và kịch. Đặc biệt, góp phần tạo nên ý nghĩa và
thành cơng của tác phẩm chính là triết lý nhân sinh được Ngô Thừa
Ân gởi gắm một cách ý nhị, kín đáo và thật sâu lắng trong tác
phẩm .

I. Cơ sở lý luận :
1.1.Khái quát chung :
1.1.1. Triết lý là gì ?
1


Triết lý là những điều được rút ra bởi sự trải nghiệm, như một
quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận ra điều gì đó
( nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử ) được phát
biểu ngắn gọn, xúc tích . Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho
cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng
đồng.

1.1.2. Triết lý nhân sinh là gì ?



Triết lý nhân sinh là phần cơ bản trong đạo Phật , chính là những
triết lý về sinh mệnh , nhân tính của con người và xã hội. Qua đó
con người có thể cảm nhận , học tập , rút ra kinh ngiệm sống cho
bản thân để vươn tới sự hoàn thiện cho chính mình.
Triết lý nhân sinh tự vấn con người sống để làm gì? Đời sống con
người có giá trị và có ý nghĩa gì khơng? Đời sống có đáng sống hay
khơng? Tự giải thốt ra khỏi cuộc đời hay dấn thân vào cuộc đời, đó
là hai thái độ căn bản của con người trước đời sống.
Cụ thể ví dụ như có người ví cuộc đời con người giống như một vở
kịch, trong vở kịch ấy, chúng ta có thể tự mình lựa chọn vai diễn cho
bản thân. Có đơi khi, nhìn vào những trí tuệ, ân huệ và cảnh ngộ về
cuộc đời của người khác, chúng ta có thể cảm thụ được chúng, ít
nhất cũng làm thay đổi quan niệm sống của mình.

1.2 . Ảnh hưởng của Phật giáo , nho giáo , đạo giáo đến văn hóa
Trung Quốc :

- Phật giáo :
Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ , ngay từ những năm đầu
công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc,
lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Phật
giáo dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc.
Phật giáo du nhập vào Trung Quốc bằng con đường hồ bình tự thân
“hữu xạ tự nhiên hương” với tư tưởng: khổ, không, vô thường, vô
ngã, niết bàn, luân hồi, báo ứng... chiếm một vị trí trong đời sống
văn hoa mang đậm màu sắc nhân sinh.
Nhìn từ mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển làm
giàu nền văn hóa truyền thống Trung Quốc . Phật giáo đã trở thành

một trong ba bộ phận không thể thiếu được kết hợp nên nền văn
hóa Trung Hoa.

- Nho Giáo :
2


Trung Quốc là trung tâm văn hoá lớn của nhân loại trong thời
kỳ cổ trung đại trãi qua gần bốn mươi thế kỷ phát triển liên tục. Nho
giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc
thời cổ đại đó là những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức. Do Khổng
Tử có cơng đầu trong việc phát triển tư tưởng của Chu Cơng, hệ
thống hóa lại và truyền bá nên ông được xem là người sáng lập Nho
giáo. Nho giáo từ Khổng Tử đến Mạnh Tử được coi là giai đoạn hình
thành, giai đoạn này được coi là Nho giáo nguyên thuỷ.
Do đó từ đời Hán Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính
thống chi phối văn hoá Trung Quốc và làm nền tảng cho việc xây
dựng và bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai ngàn năm
lịch sử.
Ba cương lĩnh cơ bản của Nho giáo (Tam cương ) là:
- Đạo vua tôi (quân thần)
- Đạo cha con (phụ tử)
- Đạo vợ chồng (phu phụ)
Năm phép ứng xử luân lý và đạo đức (Ngũ thường ) Nhân, Nghĩa, Lễ,
Trí, Tín
Hạt nhân tư tưởng của triết học Nho giáo là Nhân và Lễ.
Nho giáo coi chữ Nhân là đạo đức hoàn thiện nhất “Nhân dã, Nhân
giả” (kẻ có nhân ấy, ấy là con người vậy) “nhân giả ái nhân” (người
có nhân thì u con người). Đặc biệt Nho giáo coi thường người phụ
nữ, đã quy định trói buộc người phụ nữ vào người đàn ông (coi trọng

nam khinh nữ).
-

Đạo Giáo :

Từ thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, Đạo giáo và đạo Phật bắt đầu
có ảnh hưởng rất lớn.
Đạo giáo đã nảy sinh ngay trên đất Trung Quốc. Nhiều tư tưởng tôn
giáo của đạo này, cũng như các vị thần trong đạo được tôn sùng
hàng ngàn năm nay, đã thâm nhập vào dân gian và trở thành phong
tục tập quán. Chẳng hạn như Ngọc Hoàng Thượng Dế, Thần Tài...
được dân chúng tôn thờ, vốn dĩ đều là những vị thần được những
người theo Đạo giáo tôn trọng thờ cúng.

3


Đời Hán chỉ tơn thờ một mình đạo Nho và đã định ra "tam cương
ngũ thường", coi đó là hạt nhân của Nho học mới. Nhưng cơ sở tư
tưởng của "tam cương ngũ thường" lại là khái niệm "đạo" của Đạo
giáo. Trong lịch sử văn hóa tư tưởng vài ngàn năm sau đó, Đạo giáo
vẫn là yếu tố bổ sung cho Nho giáo.
Đạo giáo coi trọng tự nhiên, đề cao tư tưởng thanh tịnh vơ vi, và
bao giờ cũng có địa vị quan trọng trong văn học cổ đại. Người sáng
lập ra giáo phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương và các đệ tử của
ông cũng làm những bài thơ và bài từ rất hay. Đạo giáo và Phật giáo
cũng cảnh hưởng hết sức to lớn đối với văn học và nghệ thuật Cổ đại
Trung Quốc.

1.3 .Tác giả,tác phẩm:


1.3.1.Giới thiệu tác giả:
Ngô Thừa Ân (1500- 1581) tự là Nhữ Trung, hiệu là Xạ Dương Sơn
Nhân, người phủ Hoài An, huyện Sơn Dương, tỉnh Giang Tơ. Ơng sinh
tại Hồi An, tỉnh Giang Tô. . Tương truyền từ nhỏ Ngô Thừa Ân đã say
mê những truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm ông từng trốn
cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ đọc. Lớn lên ơng tỏ ra
là người khảng khái, những câu nói lúc bấy giờ của ông thể hiện tính
cách của ông “không để người đời thương hại”, “ trong lòng mài mãi
dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức ”.
Ngô Thừa Ân nổi tiếng với văn hay, chữ tốt và rất thích hài kịch.
Ơng từng viết nhiều tập kí lừng danh một thời. Tuy là người đa tài
nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ông thi nhiều lần
nhưng không đỗ, mãi đến năm 43 tuổi mới đỗ tuế cống sinh. Sau đó,
ơng cịn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi vì cảnh nhà
quẫn bách ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thuế không có nơi
nương tựa nên khơng toại nguyện. Mãi đến năm 67 tuổi ông đến Bắc
Kinh để tuyển dụng làm quan và ông được bổ nhiệm làm một chức
quan nhỏ (huyện thừa) ở Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì khơng
chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về. Ngô Thừa Ân còn được cử
vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc
và văn thơ, nhưng được ba năm thì từ quan về nhà. Lúc đó ơng đã 70
tuổi. Từ đây, Ngơ Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn
mười năm thì mất.
Thuở nhỏ Ngô Thừa Ân theo bố đến chùa cổ và rừng cây ở ngoại ơ
lân cận Hồi An chơi, cứ đến một chỗ bố lại kể chuyện thần thoại của
địa phương cho ơng nghe. Từ nhỏ ơng có sở thích nghe những chuyện
lạ lùng, theo tuổi tác lớn lên sở thích này có tăng khơng giảm. Sau 30
tuổi ơng thu thập được rất nhiều chuyện lạ lùng và có kế hoạch sáng


4


tác. Lúc 50 tuổi ông viết được mười mấy hồi đầu của cuốn “Tây du
kí”, sau đó vì một số nguyên nhân sáng tác của ông bị gián đoạn
nhiều năm, cho đến khi ông tuổi già từ chức quan và trở về q
hương ơng mới hồn thành tiểu thuyết “Tây du kí”.

1.3.2 . Tóm tắt Tác phẩm :
Tây Du Kí ra đời vào khoảng giữa những năm Gia Tĩnh (15221567) và Vạn Lịch (1567- 1619) đời Minh.
Tác phẩm Tây Du Ký của Ngơ Thừa Ân bao gồm 100 hồi, có thể
chia làm bốn phần chính: Phần 1: Giới thiệu lai lịch Tôn Ngộ Không ;
Phần 2: Giới thiệu lai lịch Huyền Trang cùng các đồ đệ và giải thích
nguyên do việc đi thỉnh kinh ; Phần 3: Thuật lại quá trình đi thỉnh
kinh ; Phần 4: Thầy trị Đường Tăng thỉnh được chân kinh trở về .
Trong tiểu thuyết , Đường Tam Tạng được Quan Âm Bồ Tát bảo
đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo
ông là ba đệ tử - Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh - họ
đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang
cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì cơng của Tơn Ngộ Khơng, từ
khi ra đời từ một hịn đá ở biển Đông,xưng vương ở Hoa Quả Sơn,
tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt
nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm.
Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được
hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hồng đế thốt chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường
Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị
Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác
muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Họ phải trải qua

81 kiếp nạn. Tôn Ngộ Không sử dụng phép thuật và quan hệ của
mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù
nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công
chúa...Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải hối lộ mới
nhận được kinh thật.

1.3.3 . Vị trí của Tây du ký trong văn học Trung Quốc :
‘’ Tây du kí” tuy được Ngơ Thừa Ân viết lúc tuổi già, nhưng ông đã
chuẩn bị cả cuộc đời. Đây cũng là một trong ‘’ Tứ đại danh tác ‘’
của nền văn học Trung Quốc ( cùng ‘’ Tam Quốc Diễn Nghĩa ‘’

5


của La Quán Trung, ‘’ Thủy Hử ‘’ của Thi Nại Am và Hồng Lâu
Mộng của Tào Tuyết Cần)
Tác phẩm được ra mắt lần đầu tiên vào khoảng năm 1590. Đến
ngày nay, ‘’ Tây du ký ‘’ là tác phẩm dễ hiểu , dễ được lòng người
đọc và gây ấn tượng nhất.

II. Biểu hiện tính triết lý nhân sinh trong Tây Du Ký :
2.1 . Những tư tưởng chủ đạo :
2.1.1. Tinh thần hướng thiện :
Trong suốt bộ Tây Du Ký ln ln có sự xung đột triền miên giữa
thiện và ác. Tiên Phật là tiêu biểu cho điều Thiện . Yêu quái là “ác” ,
là tà . Phái “ Thiện” phải thắng “Ác”, đó là luận điểm của Tây Du Ký.
Chính vì vậy, dọc đường thỉnh kinh, Thầy trị Tam Tạng sẵn sàng
liều thân cứu giúp những kẻ gặp nguy khốn, đánh yêu ma chính là
để binh vực cho điều thiện. Hay như Đường Tam Tạng, dù trong
hoàn cảnh nào cũng ln giữ lịng thanh tịnh, vàng bạc khơng màng,

sắc dục không ham “ Là người xuất gia, ăn hối lộ một sợi tóc thì
mn kiếp khơng tu được”.
Chuyện Bồ Tát thử lòng thầy trò Tam Tạng là một minh chứng.
Chuyện kể: “Người đàn bà nói:
‘’ - May có trưởng lão quá bộ giáng lâm, thầy trò bốn vị, nhà tôi mẹ
con bốn người, ý muốn cưới chồng, vừa chẵn cả bốn, ý ngài thế
nào? ‘’
Tam Tạng nghe nói, vờ câm điếc, nhắm chặt mắt lại, im lặng không
đáp.
Người đàn bà lại nói : ‘’ -Thầy trị nhà ngài mà biết thay lòng đổi
dạ, sẽ được tự do tự tại, hưởng vinh hoa, còn hơn đi sang Tây Thiên
vất vả khổ sở ư ?... Nếu các ngài chịu bỏ hồi bão cũ, để tóc dài, sẽ
làm gia trưởng nhà này, ăn sung mặc sướng, chẳng hơn bát đàn áo
thâm, giầy rơm nón lá ư? ‘’
Tam Tạng đáp :
‘’ - Chúng ta là người xuất gia, há lại để cho mồi phú q động lịng,
vẻ u kiều mê trí, cịn làm được gì nữa?”
Xem thế đủ biết, truyện Tây Du luôn coi trọng việc hướng thiện, từ
bỏ nhục dục . Hạnh phúc thật sự nằm trong tâm ta, không thể quan
niệm bằng tài sản, quyền thế danh vọng hay sự chinh phục, chiếm

6


đoạt bằng bạo lực. Dục lạc, luyến ái, mê lầm tất sẽ không tránh khỏi
sa vào sự lôi kéo của nhục dục. Diệt dục vọng, vượt lên mọi luyến ái,
ảo vọng với cái tâm thanh tịnh mới là hạnh phúc cao thượng. Đó
cũng là một triết lý nhân sinh chủ đạo của tác phẩm Tây Du Ký.
Không những thế, Tây Du còn khuyên chúng sanh nên làm việc
thiện, tránh điều ác, một việc thiện nhỏ cũng không từ, một điều ác

ít cũng khơng làm.

2.1.2. Luật nhân quả :
Chuyện nhân quả báo ứng gần như tồn tại trong hầu hết các sự kiện
của tác phẩm. Ta thấy các nhân vật trong truyện Tây Du Ký ( trừ Tề
Thiên ) đều có một tiền kiếp. Kiếp này họ bị đày ải, phải làm yêu quái
cũng vì kiếp trước phạm lỗi . Từ người phàm tới thần linh, ai cũng có
một số mệnh khó vượt qua được .
Con tiểu long, vốn là thái tử, con của Long Vương Ngao Nhuận phạm
tôi bị đày, chờ ngày xử trảm. Được Quan Âm xin cho rồi hóa phép
thành con ngựa đổ gót người đi thỉnh kinh.
Bát Giới, ngun là Thiên Bồng ngun sối, vì chọc ghẹo nàng
Hằng Nga mà bị đày xuống trần gian làm quái đầu lớn, được Quan Âm
quy ỵ, và đặt pháp danh là Ngộ Năng.
Tam Tạng thu phục đệ tử thứ ba là Sa Tăng, đặt pháp danh là Ngộ
Tĩnh, Ngộ Tĩnh chính là vị đại tướng lo việc cuốn rèm cho Thượng đế,
vì tay làm vỡ đèn lưu li trong hội bàn đào mà bị đày làm quỷ trên
sông Lưu Sa.
Tam Tạng vốn là Kim Thuyền Tử đầu thai, là đồ đệ thứ hai của Phật
Tổ, vì phạm lỗi mà phải xuống trần gian tu luyện cho thành chánh
quả ( vì Tam Tạng không nghe giảng Pháp, khinh mạn lời giảng Đạo
của Phật Tổ, nên bị đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ . )
Ngay cả các yêu quái cản đường cũng có nguồn gốc rõ ràng, chúng
xuống trần gian quấy rối Đường Tăng chỉ vì đó bắt buộc phải thế, bởi
Đường Tăng phải trải qua đúng 81 kiếp nạn.
Hay khi Quốc Vương nước Ô Kê bị yêu quái nhốt vào trong giếng
sâu ngập nước 3 năm và cướp mất giang sơn, ngai vàng; Sau may
mắn được thầy trò Đường Tăng là người tu hành cứu giúp diệt trừ yêu
quái và khôi phục lại vinh hoa phú quý. Nhưng phàm mọi sự đều có
nhân quả ; u qi này bản thân khơng phải là u qi, nó chính là

con sư tử xanh của bồ tát, nó xuống hạ giới do Phật chỉ của Như Lai
để trừng phạt quốc vương nước Ô Kê vì đã phạm phải một tội lớn.

7


Tôn Ngộ Không: “Bồ Tát, đây là con sư tử xanh thành tinh mà bà lại
khơng thu phục nó về?”
Bồ Tát: “ Ngươi khơng biết, quốc vương Ơ Kê vốn là người tốt nên
phật sai ta đến đưa về trời. Nhưng vì ta khơng thể xuất hiện dưới hình
thức này nên đã biến thành một nhà sư đến gặp quốc vương. Nhưng
khi mới nghe mấy lời, quốc vương đã cho ta là người khơng tốt, đã
cho người trói ta lại và dìm xuống sơng 3 ngày 3 đêm. May có Lục
Giáp đích thân đến cứu ta. Khi Như Lai biết chuyện đã hạ lệnh cho
quốc vương xuống giếng 3 năm, để đền tội việc này”. Đây là hình
phạt của thần linh với những người phàm ngu muội.
Truyện kể về mười tám tầng địa ngục: “ Ngục Ma Nhai...rách da nát
thịt , rạch miệng bẻ răng, đó là vì hay thay lịng đổi dạ, chẳng cơng
bằng, múa lưỡi khua mơi ngầm ám hại. Ngục Huyết Trì... lột da róc
xương, bẻ cẳng rút gân cũng vì giết người cướp của, giết hại súc sinh,
đày đọa mn đời khơng giải thốt, trầm ln trọn kiếp khó quay
mình…’’
Cịn người tốt thì ‘’ Người nào làm thiện thì được hóa lên đường
tiên, người tận trung siêu sinh vào đường quý, người có hiếu tái sinh
vào đường phúc, người công bằng lại sinh vào đường người, người tích
đức chuyển sinh vào đường giàu ‘’. Phải nói rằng tác giả kể chuyện
nhân quả rất thực và ấn tượng.

2.1.3 . Tư tưởng phản kháng :
Trong Tây Du Ký tuy ít xuất hiện những người nơng dân áo vải,

nhưng qua việc đại náo thiên cung, đã ẩn hiện rõ nét hình bóng người
anh hùng ngày đêm quyết chí ra tay quét sạch mọi thế lực đen tối,
phản kháng những đè nén đương thời.
Tôn Ngộ Không bằng tài nghệ của mình, náo động long cung, chiếm
lấy cây “gậy như ý bằng vàng”, đánh xuống âm phủ “làm cho quỷ
đầu trâu kia sợ phải trốn đông trốn tây, quỷ mặt ngựa kia sợ phải
chạy nam chạy bắc”. Ngay cả vua Diêm vương cũng phải sợ hãi lên
tiếng “xin thượng tiên cho biết tên!”, phải đem sổ sinh tử ra để Tơn
xóa tên tuổi lồi khỉ trong ấy.
Rõ là Tơn Ngộ Khơng phản kháng bất cứ sự cưỡng bách nào, Tôn
khiêu chiến một cách táo bạo với số mệnh. Rõ ràng đó chính là ước
mơ lí tưởng của nhân dân, muốn thốt khỏi sự ràng buộc, áp bức của
thế lực phong kiến.
Trong lời Tề Thiên nói với Như Lai: “Kẻ mạnh là cao quý, phải
nhường cho ta: anh hùng chỉ thế đấy ai dám tranh hơn!” rõ ràng đến
đây tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không phát triển lên đến tột

8


cùng, lật đổ uy quyền thống trị của thiên đình, thật sung sướng ngất
trời!
Trên đường thỉnh kinh, Ngộ Không cũng không hề quỳ lạy trước một
vị vua nào đã phản ánh rõ nét sự khinh miệt của nhân dân lao động
đối với người những kẻ quyền quý trong xã hội phong kiến, phản ánh
yêu cầu và nguyện vọng bình đẳng của họ.
Tây Du Ký khơng chỉ đả phá triều đình phong kiến mà mà cịn bài
xích, phê phán những quan niệm mê tín, phục tùng số mệnh. Ngơ
Thừa Ân muốn phản kháng lại cái tư tưởng gởi thác số mệnh của mình
ở trời Phật. Thật vậy, trên đường sang Tây Thiên, tuy Đường Tăng có

Quan Thế âm Bồ Tát giúp sức, nhưng thử hỏi nếu khơng có Tơn Ngộ
Khơng trổ tài thì liệu Đường Tăng làm được trị trống gì? Chính vì lẽ
đó, ta thấy Ngộ Khơng ln ln tranh đấu cho sự tồn tại của mình,
chống lại tất cả các thế lực thần quyền, yêu ma lẫn tự nhiên, Tôn điều
khiển cả thiên binh thiên tướng, sơn thần, thổ địa tứ hải long vương
cơng tào trực nhật. Thậm trí Ngọc Hồng, Như Lai cũng thành người
để Ngộ Khơng sai khiến.
Như vậy, bên cạnh những mặt còn hạn chế do ảnh hưởng của thời
đại, rõ ràng tác phẩm Tây Du Ký đã có một tinh thần phản kháng cao
độ với ước muốn đạp đổ mọi thế lực đè nén, xem con người là chủ
đạo, vươn lên chế ngự cả thiên nhiên, thần thánh. Điều này tự bản
thân nó đã mang một tính triết lý sâu sắc, rất đáng để chúng ta suy
ngẫm.

2.2. Thể hiện ở các Nhân vật :

2.2.1. Tôn Ngộ Không và sự ra đời:
Sự ra đời của Tôn Ngộ Khơng mang đầy vẻ huyền bí. Ngộ Khơng là
một đứa trẻ tự nhiên, do một khối đá sinh ra: Chính nhờ lịng dũng
cảm và trí tuệ phi thường mà nó được làm vua bầy khỉ. Dưới xã hội
phong kiến, đây là một tư tưởng khá tiến bộ. Để thành đạt, phải dựa
vào tài năng của chính mình chứ khơng có chuyện “con vua thì lại
làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Trong suốt cuộc hành trình,
mặc dù Ngộ Không nhiều khi cũng phải nhờ cậy các thế lực thần tiên,
nhưng trước đó, Hành Giả ln tự thân vận động để đạt mục đích của
mình.
Theo thuyết ln hồi quả báo của nhà Phật, vạn vật trên đời đều
có tiền kiếp, số phận cuộc đời trong kiếp này sẽ do nghiệp chướng
kiếp trước quyết định. Thế nhưng Ngộ Không lại là một con khỉ được
sinh ra từ một tiên thai trong đá, vì vậy Ngộ Khơng khơng hề có tiền

kiếp, cũng khơng có cha mẹ, vì vậy những hành vi của Ngộ Không sẽ
không bị một thế lực nào ràng buộc, do đó vận mệnh của Ngộ Khơng
sẽ do Ngộ Không nắm lấy.

9


Ngộ Không theo Đường Tăng đi thỉnh kinh. Tôn quy y Phật pháp,
trở thành người đệ tử đắc lực hết lòng bảo vệ Đường Tăng sang Tây
Thiên lấy kinh. Ở Tôn luôn là thái độ kiêu hãnh của người anh hùng,
không bao giờ cúi đầu xu nịnh. Mỗi lần gặp Ngọc Hồng, Tơn chỉ chào
to: “Chào lão quan, phiền, phiền ngài!”. Đối với các vị thánh thần,
Tôn vẫn luôn luôn thẳng thắn , có lần Ngộ Khơng mắng cả Bồ Tát rất
nặng nề: “Cái bà Bồ Tát này thực chẳng ra sao! Khi xưa giải nạn cho
Lão Tôn bảo phải đừà Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, ta đã nói
đường lối gian khơng có chồng!”
Tác giả đã xây dựng hình tượng Tề Thiên hết sức chói lọi. Tơn đã
dũng cảm làm theo lý tưởng của mình, đạp đổ mọi sự áp bức thống
trị, đặc biệt là rất tự tin vào sức mình. Tơn đã dùng sức mạnh thần kỳ
của mình làm náo động ba giới trời, bể, đất. Thiên đình, cái nơi được
coi là thần thánh bất khả xâm phạm, đứng trước sự tấn công dũng
mãnh của Tôn Ngộ Khơng đã hồn tồn bộc lộ sự mục rã ở bên trong.
Chính tính cách anh hùng xuất chúng của Tơn đã làm nổi bật giá
trị nhân sinh của tác phẩm. Từ đầu đến cuối trước sau Tôn vẫn không
sợ trời sợ đất. Tôn bền bỉ dẻo dai, lạc quan hăng hái, không nhu
nhược như Đường Tăng; không dao động, bi quan như Trư Bát Giới.
Tác phẩm chứa đựng giá trị triết lý nhân sinh, con người muốn
tồn tại phải biết vượt lên tự khẳng định mình, vạch trần rõ bản chất
các triều đại phong kiến lúc bấy giờ, chỉ là một con hổ già bằng giấy,
ngồi thì ra vẻ oai nghiêm mà trong thì mềm yếu. Đó là bóng dáng

của các cuộc khởi nghĩa nông dân,những anh hùng vùng vẫy một
thời.

2.2.2. Trần Huyền Trang
Đường Tăng được xem là một vị tu hành với tấm lòng đầy cao
thượng, đầy lòng từ thiện và ln giữ gìn nghiêm ngặt giới luật.
Ngay khi cịn nhỏ, Đường Tăng đã ln làm việc thiện và tơn trọng
những điều cao thượng. Việc giữ gìn giới luật của Đường Tăng đã
được thể hiện hầu như trong suốt cuộc thỉnh kinh, nó có một giá trị
nhấn sinh rất lớn. Bởi vậy Đường Tăng thường dạy đệ tử: “Người
xuất gia nghĩ điều gì cũng khơng rời khỏi thiện tâm, quét nhà sợ hại
mạng sâu kiến, con thiêu thân sa đèn còn thương tiếc...”.
Điều đáng quý nhất ở Đường Tăng chính là một nghị lực sắt đá.
Bác Hồ cũng từng nói “Huyền Trang là một con người có lập trường
vơ cùng kiên định”. Việc Đường Tăng không quản trăm cay nghi
đắng cùng Ngộ Khơng vượt bao nhiêu trờ ngại khó khăn, trèo đèo lội
suối sang tận Tây Thiên để lấy kinh , Phật trở về Đông Thổ là điều
đáng được khẳng định.

10


Tuy nhiên, do hạn chế của tư tưởng phong kiến và đạo Phật,
Đường Tăng ln có quan niệm cao q, bần tiện, sang hèn, giàu
nghèo là những điều đã định trong xã hội, mọi người phải răm rắp
phục tùng, không thể vượt khỏi khn khổ đó. Vì vậy, dù là lãnh đạo
đồn thỉnh kinh, nhưng hình tượng nhân vật Đường Tăng không để
lại cho độc giả những ấn tượng sâu sắc bằng Tơn Ngộ Khơng, Trư Bát
Giới. Có cảm giác rằng Đường Tăng là con người nhu nhược, yêu
đuối, vô tài, bất lực, quan liêu với người dưới, khuất phục kẻ trên,

mang nặng quan niệm đẳng cấp truyền thống của tư tưởng phong
kiến. Đường Tăng cũng là tuyên truyền viên tích cực của tơn ti trật
tự, lễ giáo phong kiến. Bất cứ nơi nào, chốn nào, gặp thần Phật nào,
đường Tăng cũng cúi đầu lạy tạ, gặp ông vua nước nào, Đường Tăng
cũng cung kính chắp tay, tung hơ vạn tuế, Đường Tăng quả là người
ủng hộ tích cực cho chế độ đẳng cấp phong kiến nhất. Trước khó
khăn, Đường Tăng chỉ biết cúi đầu khóc lóc thở than “nhăn mày,
rịng rịng sa đơi hàng lệ”, hễ thấy u ma là hết hồn hết vía, đến
nỗi: “ngồi khơng vững trên yên ngựa đẹp đẽ, ngã lộn nhào tứ trên
lưng ngựa trắng xuống”, hễ rời Tơn Ngộ Khơng ra thì khơng đi được
nửa bước, thậm chí cả cơm ăn cũng khơng nuốt được.
Tuy tác giả có nhiều đoạn phê phán Đường Tăng như vậy, nhưng
lại mô tả Đường Tăng là nhân vật chính diện. Trong tác phẩm,
Đường Tăng khơng phải là người ác, Đường Tăng khơng quản trăm
đắng nghìn cay, trèo đèo lội suối, để sang Tây Thiên lấy kinh; chính
vì thế Tôn Ngộ Không bao lần bị đuổi vẫn lại có thể cùng Đường
Tăng đi thỉnh kinh, , Đường Tăng là con người có lịng từ bi, nhân
hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua trăm ngàn cám dỗ...

2.2.3. Trư Bát Giới :
Khi Trư Bát Giới xuất hiện tuy vẫn cịn là một u khí nhưng
chúng ta cũng nhận ra được đó là một con người u thích sự lao
động. Sau khi được làm đồ đệ cho Đường Tăng, chưa sẵn sàng ra tay
cùng Tôn Ngộ Không diệt trừ yêu quái trên đường đi sang Tây
Phương. Trư Bát Giới ít can đảm , sợ khó khăn, tuy nhiều lần bị yêu
ma bắt được nhưng đáng quý là không thỏa hiệp đầu hàng mà vẫn
một lòng một dạ với sự nghiệp đi Tây Phương, chỉ cần có Tơn Ngộ
Khơng bên cạnh thì Trư Bát Giới phấn chấn tinh thần dũng cảm tiến
lên. Tính Trư Bát Giới rất ngây thơ, thẳng thắn và lạc quan. Qua đó
ta thấy được Trư Bát Giới thật sự rất đáng yêu.

Tuy nhiên bên cạnh đó Trư Bát Giới cũng có nhiều khuyết điểm
nghiêm trọng là hình ảnh của một người ham ăn, háo sắc, lười biếng,
mê ngủ - hình ảnh đó là sự tổng hợp các bản năng rất tầm thường và

11


đầy dục vọng của con người. Và đúng vậy, con người khơng chỉ có
tài, có đức, có trí tuệ mà trong mỗi bản thân họ cịn có cả dục vọng.
Chính những dục vọng đó đẩy con người ta rơi vào những tai họa và
tai ương khủng khiếp. Trư Bát Giới thấy việc khó thì nản lịng, dễ dao
động, mọi hành vi tâm lý đều đầy toan tính nhỏ bé cho sự tồn tại của
bản thân mình. Có thể nói Trư Bát Giới đại diện cho những con người
có lịng khơng vững tâm không tịnh, hắn đã không khỏi hoang mang
và ln tính đường lùi: “Bố hãy trơng nom nhà con cho cẩn thận, hễ
khơng lấy được kinh trở về hồn toàn con lại trở về nhà bố ở rể và
làm ăn như trước”. Chưa hề bước bước nào trên con đường lấy kinh
mà lòng chàng Bát Giới đã muốn quay về với nhà với vợ.Những toan
tính ấy khiến cho Trư Bát Giới trở thành con người ích kỷ, khơng lúc
nào yên, hoang mang bấtt định khác hẳn với thái độ kiên quyết
mạnh mẻ của Tơn Ngộ Khơng.
Chính cách xây dựng nhân vật này đã cho ta thấy sự đối lập giữa
một Trư Bát Giới nhát gan, ngốc nghếch với một Tơn Ngộ Khơng
mạnh mẽ và tài trí. Điều đó cũng minh chứng một phần rằng con
người trên đường đời không chỉ chiến đấu với mọi khó khăn gian khổ
mà cịn phải vượt qua mọi dục vọng, những cám dỗ trong lịng mình
để đi tới hồn thiện bản thân hơn. Như vậy Trư Bát Giới cũng là một
nhân vật chính diện, là một người tốt nhưng khơng thể là mẫu hình
cho con người học tập. Chính hình tượng của Trư Bát Giới đã điểm tơ
thêm hình tượng Tơn Ngộ Khơng thêm rực rỡ đó là sự đối lập giữa hai

nhân vật.

2.2.4. Sa Tăng và Long Mã.
Muốn thành cơng khơng chỉ có ý chí lịng tin, sức mạnh tài trí và
vượt qua những dục vọng mà con người còn phải kiên nhẫn, nhẫn nại
đó là hình ảnh của Sa Tăng và Long Mã – đồ đệ của Đường Tăng cùng
đồng cam cộng khổ trên đường đi thỉnh kinh. Anh ta nhận vai gánh
đồ và dắt ngựa, không nề hà gian khổ, nhẫn nại dốc một lòng hướng
thiện. Điều quan trọng là Sa Tăng luôn làm êm ấm lại những mâu
thuẫn xung đột giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát giới. Tuy võ nghệ
không bằng hai sư huynh song Sa Tăng vẫn chiến đấu ngoan cường,
dũng cảm phối hợp cùng diệt ma với hai sư huynh. Trên con đường
thỉnh kinh ấy Sa Tăng khơng hề nóng giận, yếu lịng mà có thể thấy
đó là sự kiên nhẫn bền bỉ trong mỗi tính cách của mỗi con người.
Hình ảnh Sa Tăng là hình ảnh của một con người làm việc âm thầm,
cần cù, trung kiên trong suốt hành trình của mình. Dù Tơn Ngộ Khơng
có bỏ về Liêm Động, Bát Giới địi chia của, mạnh ai đường nấy thì Sa
Tăng khơng một lời rút lui, khơng thay đổi lịng dạ của mình vẫn cịn
sư phụ tiến tới. Hình ảnh của Sa Tăng suốt dọc đường thỉnh kinh

12


không chỉ là một con người âm thầm gánh hành lý, không hề tranh
quyền đoạt lợi như bát giới, không hờn lẫy cãi thầy như Tôn Ngộ
Không. Ở Sa Tăng có một cái gì đó tuy chậm chạp nhưng vững vàng
mà chắc chắn thật thà. Chí đã định rồi thì khơng thay đổi, lịng đã
quyết rồi thì chẳng chịu lay.
Phải chăng Sa Tăng và Long Mã là tượng trưng cho con người hiện
thực ở cuộc đời kiên nhẫn chịu đựng dù có trãi qua bao gian truân

sóng gió vất vả của cuộc đời thì họ vẫn thầm lặng khơng hề nói một
tiếng nào. Điều đó được thể hiện qua việc : khi qua sông Hắc Thủy
Đường Tăng và Bát Giới bị yêu quái lừa bắt, Sa Tăng liền bảo Ngộ
Không: “ Anh hãy trông coi hành lý để tôi xuống nước đi tìm”. Tơn
Ngộ Khơng thấy nước đen ngầm tỏ ý lo ngại cho Sa Tăng nhưng Sa
Tăng vẫn khẳng khái đi để cứu giúp sư phụ và huynh đệ của mình.
Như vậy ta có thể thấy được rằng Sa Tăng theo đồn thỉnh kinh
khơng chỉ là gánh vát hành lý mà cịn ra tay góp sức trong việc trừ
u.
Cịn đối với Long mã đây không hẳn là một con ngựa chỉ để gánh
vát hành lý mà khi khơng có ba đồ đệ bên Đường Tăng Long Mã đã
liền ra tay cứu giúp. Như vậy rõ ràng là Sa Tăng và Long Mã có đóng
góp khơng hề nhỏ trong cuộc hành trình gian truân vất vả ấy với biết
bao thầm lặng mà khơng nói một tiếng nào.

2.2.5. u tinh và thánh thần :
Các nhân vât yêu tinh trong Tây Du Ký có một ý nghĩa nhân sinh
sâu sắc và rõ rệt. Đó là những nhân vật đại diện cho những việc làm
xấu, luôn cản đường, ngăn lối cho việc thỉnh kinh của thầy trị đường
tăng. Và đặc biệt đó là những nhân vật đại diện cho những thói hư tật
xấu của chúng ta. Việc đấu tranh trừ yêu của thầy trị Đường Tăng là
hình ảnh ẩn dụ cho con người luôn luôn đương đầu với cái xấu, cái
ác, những tác động từ nghịch cảnh bên ngoài vào bản thân. Những
tác động ấy trên con đường tìm đạo con người phải thật nghị lực,
dũng mảnh bước qua chướng ngại vật để tìm được chân lý, con
đường hướng đạo của bản thân. Khơng vì một mục đích , một lý do
nào mà khoan nhượng bỏ qua. Đồng thời triết lý nhân sinh cịn thể
hiện qua hình ảnh của những con u qi bị Tề Thiên đập chết
nhưng được Phật ra tay cứu giúp, tha mạng để rồi chẳng may thành
tinh xuống trần ức hiếp dân lành. Hình ảnh đó cho ta thấy được rằng

những cái ác cái xấu những chướng ngại ngăn cản đâu đó vẫn cịn
trong chính con người chúng ta, một phần của ta nên khơng thể nào
xóa bỏ được.

13


Đối lập với các loại yêu quái là những thánh thần từ long cung tới
diêm la. Những con người phàm trần như chúng ta khơng thể tiếp
xúc được, chỉ có Tơn Ngộ Khơng với phép thần thơng biến hóa của
mình mới gặp được những vị thần ấy. tuy nhiên những vị thần ấy
không khác người phàm là mấy bởi họ cũng biết yêu biết ghét và biết
sợ hãi trước sức mạnh và tài năng của Tề Thiên, Long vương chỉ biết
nhượng bộ ,mặc dù rất căm giận trong lòng bởi ông luôn sợ sức mạnh
và quyền tài biến hóa của Tơn Ngộ Khơng nền đành im lặng. Ngồi
Long Vương và Diêm Vương, trong tách phầm còn nhiều vị thần tiên,
được miêu tả rõ qua cuộc trận chiến giữa họ và Tơn Ngộ Khơng. Dù là
thần tiên trên thiên đình hay bồ tát chúa phật tại Tây Thiên thì Ngộ
Khơng chưa bao giờ e sợ các vị cả. và có thể thấy một điều rằng khi
nói năng với Ngọc Hồng Tề Thiên ln biểu hiện sư bất kính, đó là
sự biểu hiện thái độ miệt thị của nhân dân lao động đối chế độ đẳng
cấp và bọn quyền quý, thể hiện yêu cầu bình đẳng của nhân dân.
Như vậy qua hình tượng các nhân vật mang nhiều tính chất
triết lý nhân sinh sâu sắc, gợi cho người đọc chúng ta những suy nghĩ
cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, về nhân tính thế thái trong xã hội.
Tính triết lý của tác phẩm gắn liền với các hình ảnh của các nhân vật
trong truyện, mỗi nhân vật trong truyên như đang hiện hữu với từng
hành động diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong xã hội.

2.3. Thể hiện ở các sự kiện, hành động :


2.3.1. Ngộ không chăn ngựa :

Truyện kể : “Xong việc, khi Mộc Đức Tỉnh Quân về cung, Ngộ
Không vội hội họp tất cả giám thừa, giám mã, ... lại kiểm tra công
việc. Ngộ Không xét lại sổ sách điểm rõ số ngựa trong sở này, điền
ba giữ việc mua rơm cỏ, lực sĩ coi việc tắm cho ngựa, cho ngựa ăn,
cho ngựa uống. Giám thừa giám phó giữ việc thơi đốc. Bật Mã Ơn
ngày đêm khơng ngủ trơng nom ngựa. Ban ngày cịn chơi đùa được,
ban đêm thì chăm sóc ân cần, như ngựa ngủ thì đánh thức dậy cho
ăn cỏ, ngựa chạy quanh thì bắt đem về chuồng. Những con thiên mã
thấy Bật Mã Ôn là chổng tại giậm cẳng, nhưng ngược lại chúng được
nuôi nấng béo tốt”.
Ngộ Không vốn ham bay nhảy, vậy mà sẵn sàng ngày đêm chăm
sóc bầy ngựa, khơng một chút lơi lỏng. Câu chuyện có một giá trị
nhân sinh rất cao, có thể nói hình ảnh những con thiên mã cúi đầu
phục tùng Ngộ Khơng là hình ảnh đầy thú vị và rất có ý nghĩa. Do
đâu vậy? Đó là vì chúng được ni dưỡng rất tận tình , rất là béo tốt.
Ở đời cũng vậy, để người ta phục không phải chỉ ra uy là đủ mà còn
phải biết thi ân. Ân đi liền với uy thì mới thâu phục được nhân tâm

2.3.2. Cứu vớt chúng sinh :
14


Những cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không không chỉ để khử trừ
những tai họa trên đường mà còn chủ yếu để cứu giúp con người. Có
khá nhiều tai nạn xảy ra cho Đoàn thỉnh kinh, mà chủ yếu là xảy ra
đối với Đường Tăng, bất cứ tai nạn nào, các đệ tử cũng hết lòng
giải,cứu cho sư phụ và mỗi khi thấy bất cứ ai vướng nạn tai, Đường

Tăng đều khiến đệ tử cứu giúp.
Ngộ Không quả là một con khỉ giàu nhân tính. Trên đường đến Xa
Trì quốc, gặp cảnh ngang trái của năm trăm vị hòa thượng bị bọn
đạo sĩ hành xác, Tôn lập tức cứu nguy cho họ ngay. Khơng chỉ cứu
giúp lần đó mà Tơn còn truy tận gốc nỗi tai ương của họ là do ba tên
đạo sĩ giả dạng, tơn liền tìm cách tiêu diệt chúng. Cuộc đấu trí của
Tơn với ba tên u qi đó thật hấp dẫn.
Đại Tiên cầu mưa khơng lên, Tôn Ngộ Không lập tức cầu ngay
giúp mùa màng nhân dân với những phép biến hóa diệu kỳ. Những
việc làm của Tôn Ngộ Không bao giờ cũng mang lại lợi ích cho chúng
sinh. Tơn Ngộ Khơng đã biến từ con rết, con bọ mát đến việc mọc
được đầu khi bị chém, chuyển nước mát thành nước sôi bỏng để
chiến thắng từ Hổ Tiên, Hổ Lực đến Lộc Lực và Dương Lực, nguyên là
những con hổ, con hươu, con dê chuyên làm hại các nhà sư và dân
lành.

2.3.3. Tam tạng bao lần mù quáng

Tam Tạng bao lần mù quáng vì sự cả tin và lịng thiện khơng
đúng chỗ khiến tình cảm thầy trò bao lần bị thử thách , sẵn sàng
mắng nhiếc khi Ngộ Không ra tay giết bọn cướp, người đọc nào
cũng thấy bất nhẫn.
Có lần Ngộ Khơng đánh chết hai tên cướp, Tam Tạng liền đọc kinh
cầu siêu cho chúng, Đường Tăng cịn đọc chú Cẩn Cơ nhi rồi đuổi
Tơn Ngộ Khơng khỏi đồn, nhưng người đồ đệ tình nghĩa này vẫn
muốn theo thầy. Ấy vậy mà sư phụ Đường Tăng lại nói những lời :
“Ta đi được hay không đi được, không bận chi đến mi! xéo ngay! xéo
ngay! Nhà ngươi hơi chậm một tí, ta sẽ đọc chú, lần này đọc không
ngừng miệng, thắt cho mi vãi óc ra!”.
Chỉ vì tâm thiện và mù qng theo kinh Phật mà Tam Tạng chẳng

kể chi cơng lao khó nhọc của đệ tử bảo vệ mình mà sẵn sàng mắng
nhiếc khi Ngộ Không ra tay giết bọn cướp. Đọc những hồi này, người
đọc nào cũng thấy bất nhẫn, nhưng sự đời là thế, có lẽ như Đường
Tăng có sẵn lòng từ bi với hết thảy mọi người, những kẻ khơng giúp
gì cho Tam Tạng cả nhưng lại rất hẹp hịi với Tề Thiên, kẻ vào sinh ra
tử vì mình
Bao lần gặp yêu ma giả nạn kêu cứu liền bắt học trò cứu nguy.
Như trường hợp con yêu Địa dũng phu nhân (nguyên là con nuôi Lý
thiên vương, em nuôi Na Tra). Phải đánh đến hai ba lần với con u
nay ở động Vơ Đề của nó, nhưng Tơn Ngộ Không vẫn không thắng
được. Lần cuối, Tôn Ngộ Không vào thẳng động đánh nó để cứu sư
phụ Đường Tăng thì phát hiện nguồn gốc của nó qua bài vị thờ còn
để lại. Nhờ trực giác về quan hệ nguồn gốc này, mà Tôn đã thắng
được con yêu Địa dũng phu nhân cứu được Tam Tạng. Có thể nói

15


phần lớn tai nạn xảy ra với đoàn thỉnh kinh là do sự tin người mù
qng, lịng thương người khơng biết soi xét của Tam Tạng.

KẾT LUẬN
Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đã phản ánh triết lý nhân sinh một
cách sâu sắc đầy ý nghĩa. Đây là một câu chuyện rất gần gũi với
cuộc sống và suy nghĩ của con người. Lồng vào đó, chính tác giả
Ngơ thừa Ân đưa ra những tư tưởng triết lý chủ đạo của mình; đó là
luật nhân quả, tư tưởng phản kháng và tinh thần hướng thiện ...
Những tư tưởng triết lý được Ngơ Thừa Ân đưa ra cũng chính là
những tư tưởng sống phổ biến ở xã hội đương thời, mà giá trị của nó
vẫn cịn ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Tơn Ngộ Khơng, nhân vật ln có ước muốn vươn lên, khơng hài
lịng với thực tại với hồn cảnh tù túng tầm thường, muốn vượt lên
giới hạn của nhân loại. Tây Du Ký mang tâm hồn của thời đại về một
lý tưởng anh hùng, muốn hòa vào cuộc sống với niềm vui và nỗi lo
toan của một khát vọng lớn, khát vọng tự do. Tôn Ngộ không với cây
gậy Như ý trong tay muốn phá tung những sơị dây trói buộc của thời
đại. Muốn tìm đến cuộc sống mới mẻ, khát khao những hiểu biết,
khám phá mới, tin tưởng mãnh liệt vào lý trí, trí tuệ con người, biết
hịa nhập cùng đồn thỉnh kinh, tích lũy những kinh nghiệm trong
cuộc sống.
Mỗi sự kiện, mỗi hành động của từng nhân vật, đều gợi cho người
đọc những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, về nhân tình thế
thái trong xã hội. Đặc biệt tính triết lý của tác phẩm được gắn liền
với tính cách của Đường Tăng, Tơn Ngộ Khơng, Trư Bát Giới, Sa Tăng.
Chính vì vậy, qua việc phân tích triết lý nhân sinh trong tác phẩm
Tây Du Ký chúng ta càng thấy rõ sự đóng góp to lớn của tác giả góp phần củng cố và làm sáng rõ những thành cơng vốn có của tiểu
thuyết Tây Du Ký.

16



×