Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

YẾU TỐ VĂN HÓA, CON NGƯỜI, NGẪU NHIÊN TRONG TRUYỆN TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.16 KB, 27 trang )

DANH SÁCH NHÓM 9

STT

HỌ VÀ TÊN

1

Nguyễn Thị Nhật Lệ

2

Nguyễn Thị Trang

3

Nguyễn Thùy Linh

4

Nguyễn Thị Khánh My

5

Nguyễn Thị Triều

NHIỆM VỤ

KẾT
QUẢ
HOÀN


THÀNH


XÁC
NHẬN


MỤC LỤC

1

Mở đầu
Trong thần thoại Visnu Purana, người Ấn đã kể về dân tộc mình thông qua mấy
vần thơ cổ:
“ Xứ sở nằm phía Bắc đại dương
Và Nam dãy núi phủ tuyết
Có tên gọi là Bharata
Con cháu của Bharata sống ở đấy ”
Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hi Mã
Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới ,mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông.
Với kiến tạo rạch ròi ấy đã tạo ra một Ấn Độ có diện mạo địa lí đặc trưng . Ấn
Độ là xứ sở của tăng lữ và vũ nữ này đã trải qua mấy nghìn năm tôi luyện hòa
hợp , kết tụ và phát triển . Ấn Độ dẫu lúc thăng trầm hay ồn ào lúc đau thương
và yên bình , vẫn mãi ko thôi chuyển mình thay da lột xác
Ấn Độ trở thành đối tượng nghiện cứu đầy cuốn hút , đặc biệt nhất là trên hai
bình diện văn hóa và Văn học
Tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột là tác phẩm đầu tay của Vikas Swasrup , tác
giả văn học đương đại Ấn Độ . Tác phẩm đã giành giải thưởng Prix Grand Pulic
tại hội chợ sách Paris năm 2007, được bình chọn cho giải sách đầu tay hay nhất
của Commonwealth Writers Prize (giải thưởng giành cho các tác giả) và con

được bình chọn là cuốn sách ảnh hưởng nhất năm 2008 tại Đài Loan . Năm
2009 , Triệu phú khu ổ Triệu phú khu ổ chuột đã được đọc giả chào đón và khen
ngợi. Những thành công về nghệ thuật , đặc biệt là cách khai thác yêu tố ngẫu

nhiên đã góp phần tạo nên tiếng vang cho tác phẩm này .
2 Giới thiệu chung
1 Tác giả
Vikas Swarup sinh năm 1963 tại Allahabad, Ấn Độ, trong một gia đình trung
lưu. Ông nội và cha mẹ của Vikas Swarup đều là luật sư. Ông đã lớn lên giữa


những cuộc nói chuyện quanh
bàn ăn về các thẩm phán, các
vụ xét xử tại tòa và rất hiểu biết
về pháp luật. Khi còn nhỏ,
Vikas thường ao ước được trở
thành phi công hoặc nhà du
hành vũ trụ, vì mẹ ông đã loại
bỏ khả năng nối nghiệp gia
đình bằng một tối hậu thư ngắn
gọn: “Trong ba đứa con trai của
tôi, đứa nào trở thành luật sư là
tôi tống cổ ra khỏi nhà ngay.”
Vikas Swarup đã theo
học trường trung học và cao đẳng ở Allahabad và tiếp tục theo đuổi việc nghiên cứu
tâm lý học, triết học và lịch sử tại đại học Allahabad. Năm 1986, ông tốt nghiệp và
nhận công tác tại bộ ngoại giao Ấn Độ từ đó đến nay.
Không những thuận lợi trong con đường sự nghiệp, Vikas Swarup có một gia
đình rất êm ấm. Cuộc sống đã ban tặng cho ông một cuộc đời trải đầy hoa hồng.
Nhưng trái tim nhạy cảm và ý thức về lẽ công bằng vốn ăn sâu trong máu của một

người xuất thân từ gia đình có truyền thống luật, đã như một ngọn hải đăng soi
đường để ngòi bút Vikas Swarup có thể tỏa sáng trên những trang văn chứa chan
lòng yêu thương con người. Ông đạt được rất nhiều thành tựu trong con đường sự
nghiệp. Nhưng Vikas vẫn luôn tự coi mình là một nhà ngoại giao viết văn, một nhà
văn may mắn.
2

Tác phẩm
1 Hoàn cảnh ra đời

Cảm hứng được tác giả bộc bạch và dành trọn cho tiểu thuyết này là một
loạt khoảnh khắc bừng ngộ. Vikas Swarup muốn viết một cái gì đó khác thường,
muốn viết một thiên tiểu thuyết gia đình nhiều thế hệ hay một câu chuyện ngụ


ngôn mang tính hiện thực huyền ảo với
những con khỉ biết nói. Và rồi ông chợt
nảy ra ý nghĩ: Sao mình không khai thác
trò chơi hỏi đáp trên truyền hình đang
trở thành hiện tượng toàn cầu nhỉ? Suy
cho cùng “Ai là triệu phú” cũng là
chương trình truyền hình hàng đầu ở
nhiều nước trên thế giới trong đó có Ấn
Độ. Vấn đề được đặt ra là: Ai sẽ là
người chơi của ông. Lại đúng vào thời
điểm đó ở Anh có một vụ bê bối liên
quan đến một vị đại tá. Người này đã
giành được một triệu bảng trong một
chương trình trò chơi trên truyền hình
nhưng bị buộc tội gian lận. Vikas Swarup thầm nghĩ, nếu một người có giáo dục

như một sĩ quan Anh mà còn có thể chơi gian lận thì tại sao ông lại không thể có
một người chơi rành rành bị buộc tội gian lận. lại có một sự tình cờ nữa, ông đọc
được tin trẻ em đường phố tại một khu ổ chuột ở Ấn Độ đã bắt đầu tự mình học
cách sử dụng dịch vụ gọi điện thoại miễn phí qua Internet. Thế là dưới ngòi bút
tinh tế của ông, sự kết hợp hai chủ đề - về một trò chơi truyền hình và về một
người chơi không được học hành bài bản, chỉ có những kiến thức “đường phố” –
trái ngược với những kiến thức “sách vở” được nhen nhóm trong ông. “Triệu
phú khu ổ chuột” được ra đời theo cách đó.
“Triệu phú khu ổ chuột” là tác phẩm đầu tay của ông. Ngay sau khi ra đời
và xuất bản năm 2005, tiểu thuyết này đã thu hút được sự chú ý từ phía độc giả,
báo giới với nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước như: gaiir thưởng
Prix Grand Public tại hội chợ sách Paris năm 2007, được bình chọn cho giải
sách đầu tay hay nhất của Common Wealth Writers – Prize. Cuốn sách được
dịch ra 41 thứ tiếng.


Không dừng lại ở đó, tác phẩm còn đượcc chuyển thể thành phim năm
2008, và đặt được 8 giải Oscar, Quả cầu vàng, Bafta…

2

Tóm tắt

SƠ ĐỒ CỐT TRUYỆN
1000

Cái chết của một người hùng

Diễn viên Armaan.


2000

Salim – bạn thân nhất của Ram, mê
phim và thần tượng diễn viên Armaan
nhưng lại bị chính thần tượng đồng
tính lạm dụng.

Gánh nặng của một linh mục

Tổ chức FBI nhưng được hoán đổi
thành INRI (kí hiệu trên cây thánh
giá).

Khoảng thời gian Ram sống cùng cha
Timothy tại nhà thờ và nguồn gốc của
cái tên Ram Mohamet Thomas.


5000

Lời hứa của một người em trai

Hành tinh nhỏ nhất.

Cuộc sống của Ram và Salim tại khu
ổ chuột và một người hàng xóm là
thiên văn. Vì vậy mà ram vô
được tên hành tinh nhỏ nhất.

nhà

tình nghe
10000

Sự quan tâm dành cho trẻ em tàn tật

Các bài hát bhajan.

50000

Khoảng thời gian Ram và Salim được
sống ở trại trẻ mồ côi và sau được
nhận về trại trẻ khuyết tật nhưng thực
chất là trại bóc lột trẻ. Và tại đây anh
biết được Surdas – người sùng kính vị
thánh Krishma.
Học giọng nói Australia

Persona grata – nhà ngoại giao
không được chấp nhận.

cậu có câu
100000

Hãy giữ lấy cúc áo của cậu

Thủ đô của Papua New Guinea.

vài
có đáp án
200000


Một câu chuyện của người đàn ông
trong quán bar mà Ram làm việc đã
giúp cậu biết được thủ đô của một
nước. Từ đó cậu loại trừ và
đúng.

Vụ giết người trên chuyến tàu miền Tây

Người phát minh ra súng lục.
nhà

Khoảng thời gian Ram làm việc cho
gia đình đại tá Taylor và học được
tiếng Australia. Câu chuyện xảy ra
trong thời gian ấy đã giúp
trả lời.

Trên chuyến tàu đi Mumbai , sau khi
nhận được khoản tiền công lớn từ
ông Taylor, Ram và những vị


hành
hiếp. Để
chết đám
Từ đó
hỏi trên.

500000


khách bị những tên cướp uy
cứu nguy, cậu vô tình giết
cướp ấy bằng một khẩu súng.
cậu biết câu trả lời cho câu

Chuyện một người lính

Phần thưởng dành cho các lực lượng
vũ trang Ấn Độ.

1000000

Quyền giết người

Cầu thủ cricket – Sachin Malvanhar.

câu
mà Ram
cricket.
10000000

Giai đoạn chiến tranh, Ram đã được
ở cùng với một cựu chiến binh. Ông ta
đã nói về phần thưởng cao quý nhất
cho Ram biết.

Một lần tình cờ, Ram gặp lại Salim.
Khi đó Salim đã trở thành sinh viên
của trường điện ảnh. Salim kể lại

chuyện của cậu ấy. Nhờ đó
biết được chi tiết về cầu thủ

Nữ hoàng phim bi kịch

Xuất hiện câu hỏi riêng giữa người
dẫn chương trình và Ram nhằm
đánh lừa cậu. Sau đó đã đổi lại câu

Sau khi Ram và Salim thoát khỏi trại
bóc lột trẻ em thì Ram đã xin làm việc
tại nhà nữ diễn viên này. Nhờ đó mà


về nữ diễn viên Neelima Kumari.
Kumari.

100000000

X gkrz opknu (hay Một chuyện tình)

Nhân vật Costard trong vở kịch
nào của Shakespeare. Ram đã
không biết câu trả lời của câu hỏi
này. Cậu đã gọi cho Chatterjee.
Tin vào Chatterjee, Ram đã trả lời
đúng.

nào
1000000000


cậu biết về cuộc đời của Neelima

Sau chuyện giết người trên tàu, Ram
xuống tàu ở Arga. Cậu gặp Shakar và
được cậu bé giúp cho nơi ở. Nhưng
sau đó Shakar chết. Số tiền mua thuốc
cho Shakar không thể dùng và cậu đã
giúp cho Chatterjee – một ông bố có
con đang bị dại. Sau đó, ông trả ơn
bằng cách đưa số điện thoại, khi
cần thì gọi.

Câu hỏi thứ mười ba

Tên của bố Mumtaz Mahal.

cậu

Sau câu hỏi thứ 12, Ram đã trả lời
đúng nhưng tại trường quay cho đó
là tình huống quảng cáo để xóa bỏ
giải thưởng. Câu hỏi trị giá 1 tỷ
rupi là câu hỏi về nhạc cổ điển.
Trong giờ giải lao, Prem Kumar
cùng Ram đi vào nhà vệ sinh. Và

Trong thời gian ở Arga, Ram đi làm
hướng dẫn viên du lịch tại lăng Taj
Mahal hai năm. Chính vì thế mà

có đáp án cho câu trả lời.

Thời gian ở Arga, Ram đã đi phố đèn
đỏ. Cậu gặp Nita – gái ở nhà chứa và
nảy sinh tình cảm với cô. Nguyên
nhân chính của Ram đến với chương
trình bởi vì Prem Kumar đã hủy hoại
Neelima Kumari và Nita bị bỏng bằng
điếu thuốc đang cháy.


câu chuyện trả thù Prem Kumar là
lí do để Ram đến chương trình này.
Cuộc thương lượng diễn ra, Prem
Kumar đã đưa câu trả lời chính
xác cho Ram.
3. Những vấn đề khái quát về yếu tố ngẫu nhiên
Từ ngẫu nhiên xuất hiện rất phổ biến trong ngôn ngữ đời thường và là một thuật ngữ khoa
học.
Trong đời sống hằng ngày ,ta thường bắt gặp những sự việc xảy ra hết sức ngẫu nhiên, nó đến
một cách bất ngờ và trùng hợp đến lạ lùng.Có những người xa lạ nhưng lại sinh cùng ngày
,cùng tháng , cùng năm.Tổ chức lễ cưới cùng ngày,mọi sự kiện trong đời đều diễn ra cùng
ngày.Thậm chí còn chết cùng ngày.Mọi thứ diễn ra một cách bất ngờ mà không ai có thể đoán
trước được.Những điều bất ngờ ấy người ta thường cho là: Chuyện ngẫu nhiên.
Không những thế mà dường như yếu tố ngẫu nhiên đã dần trở thành một lĩnh vực nghiên cứu
thú vị và mang tính lí luận cao.
3.1.Yếu tố ngẫu nhiên trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Ân Độ:
Ân Độ là một quốc gia đa tôn giáo. Mỗi người dân của Ân Độ họ luôn cho rằng :Bất kì một
thần linh nào đó đều có thế giúp đỡ họ và đến với họ những lúc họ tuyệt vọng nhất.Vì vâỵ, dù
ít hay nhiều về mặt tâm linh trong họ luôn tồn tại.Kinh Veda,Bhagavad-Gita, mặc dù không

kết thành một hệ thống tri thức riêng biệt ,nhưng vẫn thừa nhận cái gọi là ngẫu nhiên trong
đời sống .Trong Phật giáo Ân Độ, yếu tố ngẫu nhiên đã được khái quát thành những tri thức
tâm linh có tính hệ thống như:duyên,nghiệp báo và luân hồi.
Sau đây là một vài nội dung trong Phật giáo Ân Độ đã thừa nhận sự tồn tại của yếu tố ngẫu
nhiên:
Thứ nhất,Đạo lí Phật giáo nhìn mọi việc dưới góc độ chữ ‘duyên’,duyên khởi,duyên tận và
nhân duyên.
“Duyên thì có rất nhiều thứ.Duyên lành đối với Tam Bảo ,đối với chánh pháp.Tương duyên
đối với người khác chung quanh mình, và duyên đối với nhiều nguyên tắc liên quan đến việc
tụ tập...”Nơi nào , duyên ấy,theo cách hiểu này ,cái duyên của Đạo Phật là sự tổng kết xác
thực những sự kiện của đời sống.Mọi việc bắt đầu và kết thúc đều là cái duyên và Phật cho
điều đó là hết sức ngẫu nhiên.
Phật giáo nói về nhân duyên:
“Sinh mệnh là do những yếu tố phi vật chất ,tinh thần thường được gọi là sắc,những yếu tố
phi vật chất,tinh thần thường gọi là danh kết hợp thành .Sự kết hợp giữa sắc và danh đó
thường gọi là mối quan hệ nhân duyên”.Sự kết hợp ấy được hiểu là sự hợp thành ngẫu nhiên
của nhiều yếu tố.Hay là việc luân hồi của con người trong Phật giáo cũng được gọi là yếu tố
ngẫu nhiên.


Như vậy, duyên tận,duyên khởi hay nhân duyên trong Phật giáo đều thừa nhận sự tồn tại và
ảnh hưởng của thế giới thực tại.Thế giới thực tại ấy được gói gọn trong cái được gọi là yếu tố
ngẫu nhiên.
Thứ hai,trong học thuyết của Phật giáo ,Phật có kể đến 3 nỗi khổ:”Khổ phải gần với cái mình
ghét”,”Khổ vì phải xa với cái mình yêu”,”Khổ vì muốn mà không đạt được”.Con người suy
cho cùng cũng không thể tránh khỏi 3 cái nỗi khổ ấy.Điều này đã chứng tỏ rằng: yếu tố ngẫu
nhiên đã trở thành một vấn đề không nhỏ trong việc hình thành giảng giải và tiếp cận Phật
giáo.
3.2.Yếu tố ngẫu nhiên trong văn học và tài năng người nghệ sĩ:
Yếu tố ngẫu nhiên là một phần hết sức quan trọng trong những tác phẩm có yếu tố tự sự,kể

chuyện .Tác phẩm tự sự càng lớn,tần số xuất hiện yếu tố ngẫu nhiên càng cao.
Trong Thuật xử thế Ân Độ , yếu tố ngẫu nhiên tồn tại như phần tản mạn,ngoại đề ,bắt đầu
bằng: Người ta nói, người ta thường nói, vậy mới nói,...Phần tản mạn này thường cung cấp
thông tin , hoặc lời nói có tính triết lí.
Trong vở kịch Lôi Vu của tác giả Tào Ngu, yếu tố ngẫu nhiên chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng .Sự li kì hấp dẫn của câu chuyện ba mươi năm được dồn nén trong một vở kịch bốn hồi
và hai màn tự mặc,vĩ thanh.
Câu chuyện xảy ra trong gia đình Chu Phát Viên. Khi còn là cậu ấm trong một gia đình quyền
thế, hắn đã dan díu với người hầu gái xinh đẹp tên Thị Bình, sinh ra đứa con trai tên Chu
Bình. Khi Thị Bình mang thai đứa con thứ hai, gia đình Phát Viên đuổi cô đi để cưới vợ cho
hắn. Đó là Phồn Y, trẻ đẹp, giàu có và tuổi ngang với Chu Bình. Do xa cách về tuổi tác lại
quen thói chuyên quyền, Phồn Y không ngần ngại nảy sinh quan hệ bất chính với Chu Bình.
Thị Bình sau khi rời khỏi nhà họ Chu đã nhảy sông tự trầm nhưng được người dân cứu. Sau
khi bình tâm, bà lên khu mỏ làm việc, sinh con đặt tên là Lỗ Đại Hải. Lúc ấy bà đã kết hôn
cùng Lỗ Quý, sau sinh thêm Tứ Phượng. Lỗ Quý và Tứ Phượng đều đi ở đợ cho nhà Chu
Phát Viên. Tứ Phượng và Chu Bình yêu nhau. Chu Xung - con của Phát Viên và Phồn Y cũng đem lòng yêu Tứ Phượng. Tại khu mỏ, Đại Hải đã trở thành người lãnh đạo công nhân
chống lại Phát Viên. Vì ghen tuông, Phồn Y kêu mẹ của Tứ Phượng đến đem con gái mình
về. Đến nơi, Thị Bình mới biết con gái mình đang ở nơi không nên ở, khủng khiếp hơn là việc
biết tin con trai và con gái mình yêu nhau. Sự việc được phơi bày, Tứ Phượng chạy ra trời
mưa gió, nhảy vào dây điện quyên sinh, Chu Xung cứu cô nên cũng chết theo. Chu Bình rút
súng tự sát.
Ở vở kịch này, ta bắt gặp những điều ngẫu nhiên đến kinh ngạc: người vợ lớn bị hắt hủi khi
đang mang thai đứa con thứ hai bỏ đi và sau lại kết hôn với người đày tớ của chồng cũ; người
vợ kế có tư tình với người con trai cả; con gái đi làm tôi tớ cho gia đình chồng cũ của mẹ và
được hai người anh trai cùng mẹ khác cha yêu; con trai lãnh đạo phong trào công nhân chống
lại cha ruột của mình; xảy ra hai bi kịch loạn luân ở một gia đình: dì ghẻ sinh con với con
chồng, anh trai em gái yêu nhau.
Sự dồn nén cái ngẫu nhiên đến nghẹt thở trong tác phẩm đã nhận được ý kiến phê bình đánh
giá khác nhau.Yếu tố ngẫu nhiên tham gia vào cốt truyện như một cách sáng tạo tình huống
nhân sinh đắc sắc của tác giả nhằm thử rthách nhân vật . Yếu tố ngẫu nhiên có thể đẩy nhanh

nhân vật vào bi kịch hoặc cứu vớt kịp thời .Nếu không biết tới yếu tố ngẫu nhiên , thật khó
hình dung được lôgic của tác phẩm bất kì.


Nhân vật Jean Valjean (Những người khốn khổ - Victor Hugo) đã trải qua những
khúc quanh của cuộc đời với sự hoạch định bằng ngẫu nhiên. Câu chuyện về đời của người tù
khổ sai, vinh quang với lương tri, nghị lực và khốn cùng với sự truy đuổi của tên mật thám,
được tác giả Victor Hugo dàn dựng công phu, logic và thuyết phục. Ông đã đặt ra hai thế lực
tương phản, song hành:
những người khốn khổ, cố sức vươn lên và lực lượng mật thám, bọn tay rình rập, áp bức,
ngoan cố. Đấy là một bức tranh rộng lớn của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong
thế kỷ XIX. Lựa chọn yếu tố ngẫu nhiên hay tất yếu, nhìn chung đều phụ thuộc vào quan
niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Ở những cây bút già dặn, yếu tố ngẫu nhiên có
vai trò quan trọng trong việc biểu hiện cái logic bên trong của hành động. Trong Những người
khốn khổ, tác giả đã đặt ra những tình huống ngẫu nhiên và giải quyết chúng bằng biện pháp
tình thương. Những biến cố trong cuộc đời Jean Valjean và cách giải quyết của hắn - dưới bàn
tay đạo diễn của tác giả - là một cách để nhận diện chủ nghĩa lãng mạn trong tinh thần sáng
tác của Victor Hugo.
Tóm lại yếu tố ngẫu nhiên là một phần quan trọng cấu thành tác phẩm tự sự. Nó tạo
nên tính bất ngờ lôi cuốn của tác phẩm , là những bước ngoặt đẩy ngoạn mục trong cuộc đời
nhân vật.Yếu tố ngẫu nhiên trong tác phẩm đã được chọn lựa kĩ càng tromg yêu cầu của tính
lôgic.Việc lựa chọn yếu tố ngẫu nhiên thể hiện tài năng nhân sinh quan của tác giả.
4. Yếu tố ngẫu nhiên qua tình tiết cốt truyện

4.1: Khái niệm tình tiết và cốt truyện:
4.1.1: Tình tiết và tình tiết ngẫu nhiên:
“ Tình tiết ” được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ đời thường và trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Đặc biệt nhất là trong lĩnh vực Văn học, tình tiết luôn là một khái
niệm bàn luận rất kĩ.
Vậy “tình tiết” là gì? Theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì tình tiết được hiểu là: Sự việc nhỏ

trong quá trình diễn biến của sự kiện, tâm trạng. Vậy, sự kiện là kết quả của các tình tiết liên
kết lại với nhau. Tình tiết sẽ được sắp xếp có trật tự, nhằm làm nên diễn biến có liên hoàn, lôgic với nhau, tạo nên những câu chuyện li kì, hấp dẫn.
“Tình tiết ngẫu nhiên” là như thế nào? Trong quá trình sáng tác, người nghệ sĩ sẽ có quyền
chọn lựa một tình tiết nào đấy trong vô vàn các tình tiết có thể chọn. Việc nhà văn chọn tình
tiết A trong tổng thể A, B, C,...luôn có mục đích của họ, chính là đẩy sự việc đi tới. Nó sẽ làm
thay đổi hiện tại của nhân vật và đặc biệt hơn là gây bất ngờ với người đọc, tạo cho họ sự
hứng thú hơn. Như vậy, tình tiết ngẫu nhiên không phải là tình tiết buông lơi, tùy tiện mà phải
là một tình tiết bất ngờ và phải phù hợp cho việc tạo ra một thực tại mới.
Lấy dẫn chứng trong “Triệu phú khu ổ chuột” . Nhân vật Salim có một chiếc máy ảnh dùng
một lần với cuộn phim chụp được 30 tấm ảnh. Cậu đã dùng hết 26 tấm và cậu đã không muốn
phí phạm 4 tấm còn lại nên cậu đã quyết định xách máy đi rong chụp một vài nơi trước khi
đem máy ảnh đi rửa. Nếu như mà sự việc chỉ có vậy thì quá ư là đơn thuần của một tình tiết.
Tác giả có thể cho xuất hiện một cái gì đó thật đẹp và sinh động trong bức ảnh cưới, hoặc một
khoảnh khắc ấn tượng nào đó. Thế nhưng, tác giả đã cho xuất hiện trong bức ảnh cuối cùng là
Maman , cái tên chăn dắt trẻ em lâu nay cố gắng truy đuổi Salim và Ram. Hai người họ nhận
ra nhau, một bên thì tức giận rượt đuổi, còn bên kia thì hoảng sợ bỏ chạy thật nhanh.


Bằng việc lựa chọn đó , tình tiết này được cho là tình tiết ngẫu nhiên, đầy bất ngờ trong diễn
biến câu chuyện.
4.1.2: Cốt truyện và cốt truyện ngẫu nhiên:
Cốt truyện không phải là tất yếu cho tất cả các loại tác phẩm Văn học mà chỉ tồn tại trong tác
phẩm thuộc loại tự sự, kí và các tác phẩm kịch. Nhưng trong một số tác phẩm thuộc loại kí thì
không có yêu cầu xây dựng cốt truyện một cách chặt chẽ. Cốt truyện là tất cả các hành động,
biến cố được phát triển trong quá trình kể chuyện . Khi mà ta thuật lại một câu chuyện, ta có
thể kể lại có trình tự biến cố ấy theo một trình tự lô-gic mà người nghe, người đọc có thể hiểu
được.
Có thể ví: tình tiết tạo nên biến cố, sự kiện trong tác phẩm văn học tương đồng với nguyên tử
tạo nên phân tử cấu thành vật chất trong khái niệm của Hóa học hay Vật lí. Tình tiết chính là
các hạt vật chất nhỏ, li ti tạo nên một vật chất trọn vẹn, lớn hơn, đó chính là toàn bộ cốt

truyện, nội dung câu chuyện, cái mà sẽ được viết ra, kể lại. Tương ưng với mỗi tình tiết ngẫu
nhiên sẽ hình thành nên một cốt truyện ngẫu nhiên tương ứng.

4.2.1. Ngẫu nhiên gặp gỡ và gặp lại
4.2.1.1. Hồi ức và 12 câu hỏi
Trong một bài phỏng vấn của một nhà báo, đã có câu hỏi cho tác giả Triệu phú khu ổ chuột
rằng : Khoảnh khắc đặc biệt nào đã gợi cảm hứng cho ông viết cuốn tiểu thuyết này?
Và ông trả lời:
- Đó là một loạt khoảnh khắc bừng ngộ. Tôi muốn viết một cái gì đó khác thường. Tôi không
muốn viết một thiên tiểu thuyết gia đình nhiều thế hệ hay một chuyện ngụ ngôn mang tính
hiện thực huyền ảo với những con khỉ biết nói. Và rồi tôi chợt nảy ra ý nghĩ: Sao mình không
khai thác trò chơi hỏi đáp trên truyền hình đang trở thành hiện tượng toàn cầu nhỉ? Suy cho
cùng Ai là triệu phú cũng là chương trình truyền hình hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới
trong đó có Ấn Độ. Vấn đề là: Ai sẽ là người chơi của tôi? Đúng thời điểm đó ở Anh có một
vụ bê bối liên quan đến một vị đại tá. Người này giành được một triệu bảng trong một chương
trình trò chơi trên truyền hình nhưng lại bị buộc tội gian lận. Tôi thầm nghĩ, nếu một người có
giáo dục như một sĩ quan Anh mà còn có thể chơi gian lận thì tại sao tôi lại không thể có một
người chơi rành rành bị buộc tội gian lận? Tình cờ tôi cũng đọc được tin trẻ em đường phố tại
một khu ổ chuột ở Ấn Độ đã bắt đầu tự mình học cách sử dụng dịch vụ gọi điện thoại miễn
phí qua Internet. Vậy là tôi quyết định kết hợp hai chủ đề - về một trò chơi truyền hình và về
một người chơi không được học hành bài bản, chỉ có những kiến thức “đường phố” trái ngược
với những kiến thức “sách vở”. Q&A đã ra đời theo cách đó.
Chính nhờ sự kết hợp đó, mà đã tạo nên một tình tiết ngẫu nhiên độc đáo: trong 12 câu hỏi, có
9 câu ứng với 9 tình tiết đã xảy ra trong đời nhân vật chính, 3 câu hỏi nhắc đến 3 tình tiết mà
nhân vật chính được nghe kể trực tiếp. Ram Thomas Mohammad trở thành người đầu tiên
trong lịch sử của trò
chơi này đạt kết quả tuyệt đối. Mười hai câu hỏi ngẫu nhiên đúng với những gì đã xảy ra, ám
ảnh và khắc sâu vào kí ức của Ram. Những ngẫu nhiên ấy gây bất ngờ đến mức bản thân nhân
vật Ram cũng khẳng định: “Đó là may mắn”.



Ở chương Câu hỏi thứ mười ba, cái ngẫu nhiên đã mặc định cho sự chiến thắng, phá vỡ hoàn
toàn tính tất yếu nhưng tình tiết ấy lại rất chân thực, thuyết phục. Với câu hỏi thứ mười hai:
“Tên của bố vợ Mumtaz Mahal là gì?”, Prem Kumar - người dẫn chương trình truyền hình đã
chế giễu: “Tôi dồn cậu vào thế bí rồi, đúng không? Cậu sẽ không thể trả lời được câu hỏi này
trừ khi cậu có bằng thạc sĩ lịch sử trung đại. Vậy hãy nói lời chia tay vối một trăm triệu mà
cậu vừa giành được và chuẩn bị trở về với công việc bồi bàn của cậu đi” [66, 404]. Nhưng câu
hỏi trên đã bất ngờ, ngẫu nhiên giao thoa với một giai đoạn “vinh quang” trong đời của Ram
với nghề làm hướng dẫn viên du lịch tại đền Taj Mahal. Những hồi ức hiện ra trong chớp
nhoáng và cậu có chọn lựa chính xác. “Tôi cũng cười to đáp lại. “Ha! Tôi không có bằng thạc
sĩ lịch sử, nhưng tôi biết câu trả lời cho câu hỏi này […] Bởi vì tôi đã làm hướng dẫn viên du
lịch tại lăng Taj Mahal hai năm”” [66, 405].
Những câu hỏi đã không dồn hết vào một thời điểm, một không gian mà đã “chạm” đều
vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Ram.
Câu hỏi thứ nhất: Tên của bộ phim bom tấn mà Armaan lần đầu tiên đóng cặp với Priya ngẫu
nhiên tương ứng với khoảng thời gian cậu sống cùng Salim ở khu Chawl khi cậu 12 tuổi.
Salim có ước mơ trở thành diễn viên điện ảnh, thần tượng của cậu là Armaan Ali. Salim
thường kể cho Ram nghe những thông tin về Armaan và rủ rê Ram đi cùng đi xem những bộ
phim có Armaan thủ vai. Đồng thời Priya là nữ diễn viên mà Ram ấn tượng. “Cô là một nữ
diễn viên cao ráo, xinh đẹp từng đoạt danh hiệu Hoa hậu thế giới mấy năm trước. Thân hình
cô như được tạc nên với một vẻ đẹp cổ điển, bộ ngực đầy đặn và eo lưng thon gọn. Cô là nữ
diễn viên tôi yêu thích trong thời gian gần đây” [66, 36].
Câu hỏi: Dãy chữ cái nào thường được khắc lên cây thánh giá gắn với thời gian đầu đời khi
Ram sống ở nhà thờ St Mary cùng cha Timothy. “Tôi yêu thích nhà thờ. Đó là một tòa nhà cổ
cây năm 1878 với những ô cửa sổ bằng kính màu và mái nhà bằng gỗ trông rất đẹp. Bàn thờ
được chạm trổ rất đẹp. Phía trên bàn thờ là cậy thánh giá lớn có các chữ cái INRI” [66, 59]
Mỗi chương là một câu hỏi, là một giai đoạn cuộc đời được nhắc đến, là một bức màn bí mật
được từ từ vén lên, là một câu chuyện gần như tách bạch, hoàn chỉnh cùng những suy ngẫm
sâu sắc. Đồng thời, việc đảo lộn các sự kiện trong 17 năm cuộc đời theo trật tự các câu hỏi là
một hiệu ứng độc đáo về mặt nghệ thuật. Mạch truyện không phải là một đường thẳng nhàm

chán, nó xáo trộn những năm tháng của nhân vật chính.
4.2.1.2. Gặp gỡ và gặp lại người cu
Ram gặp cha Timothy: cuộc gặp gỡ định mệnh, Ram bị bỏ rơi, cha Timothy là người cưu
mang.
Ram gặp Neelima Kumari: cuộc gặp gỡ trên đường trốn chạy, chứa trong nó sự khát khao
thiêng liêng về tình mẫu tử. Ram được ôm vào lòng như một đứa con đang sà vào lòng mẹ.
Neelima Kumari được sống những khoảnh khắc thực nhất của người phụ nữ.
Cả hai cuộc gặp gỡ này đều mang lại sự chở che và hạnh phúc cho nhân vật chính. Đó là điểm
sáng, niềm hy vọng trong câu chuyện. Với những cuộc gặp gỡ dạng này, nhân vật không bơ
vơ lạc loài.
Ram gặp cha John, Maman: Đây là cuộc chạm trán ngẫu nhiên giữa một bên là tâm hồn trẻ
thơ, một bên là những kẻ xấu xa, tàn ác, áp bức bóc lột trẻ em. Những cuộc gặp gỡ dạng này
đẩy nhân vật vào biến cố, thay đổi số mệnh nhân vật. Cuộc đời của Ram sẽ không có gì thay
đổi, sẽ lớn lên trong bình an và trờ thành người của nhà thờ St Mary nếu như không có sự


xuất hiện cha John trẻ. Cha John đã trực tiếp gây nên cái chết cha Timothy và Ram trở thành
mồ côi thực sự. Maman đã mang Ram ra khỏi trại giáo dưỡng, nơi Ram đang dần gầy dựng
được uy tín - có thể xin thức ăn, đề xuất ý kiến về chỗ ở - và đẩy Ram vào những ngày tháng
bôn ba, trốn chạy.
Ram gặp những đứa trẻ ở trại giáo dưỡng, Salim, Gudiya: cuộc gặp gỡ của những tâm
hồn trẻ thơ, của những người cùng số mệnh. Những cuộc gặp gỡ này không chỉ góp phần hình
thành tâm lý, tính cách, hành vi nhân vật, mà còn mở ra góc nhìn nơi người đọc về một thế
giới trẻ em bất hạnh, một xã hội Ấn Độ còn nhiều góc tối. Ở đấy, trẻ em hiển nhiên trở thành
nạn nhân của bạo hành, xâm hại tình dục, của nạn chăn dắt trẻ em. Ram và Salim gặp nhau và
trở thành đôi bạn thân thiết, gắn bó cùng nhau lúc hoạn nạn cũng như lúc vinh quang. Ram
cùng Gudya kết nên tình chị em, mối quan hệ xung quanh Ram cũng trở nên đa dạng: “cha con”, bạn bè, tình chị em…
Cuộc gặp gỡ giữa Ram và Nita là cuộc gặp gỡ bắt đầu cho tình yêu và sự tranh đấu. Cuộc
gặp giữa Ram và Nita có khởi đầu là tình dục. Cái ngẫu nhiên ấy đến với Ram một cách hợp lí
khi nhân vật là trẻ lang thang, sống trong xã hội nổi tiếng về tôn giáo và nghệ thuật tình dục.

Cuộc gặp ngẫu nhiên này bắt đầu cho những chuyện trò tâm sự và nảy nở một tình yêu. Từ
đấy Ram đã có thêm một thứ quan trọng mà mình cần phải bảo vệ và lo lắng. Nếu Ram không
có gì để mất thì truyện đã không có thắt nút để dẫn đến cao trào và mở nút. Ram và Shankar
là đôi bạn có điểm tương đồng: đều bị mẹ bỏ rơi, có những giấc mơ mang tính chất mơ hồ, ám
ảnh và khát khao tình mẹ. Tình cảm giữa Ram và Shakar mang tính chất anh em nhiều hơn.
Ram trưởng thành, ý tứ, chở che cho Shakar ngây thơ, yếu ớt. Những cuộc gặp gỡ giữa Ram
và tổng thể những con người nơi khu trọ xứ Agra dường có tính tương đồng so với khu Chawl
ở Dehil. Nơi khu trọ cạnh cung điện, vẫn có những người nghèo như anh thợ sửa giày túng
thiếu, cậu sinh viên nghèo khó, những trẻ chết từ nguyên nhân của cái nghèo, chị Lajwanti ân
cần tốt bụng phảng phất chút gì của Gudya. Nhưng vai trò của Ram 17 tuổi khác hơn so với
vai trò của Ram 8 tuổi. Ram của khu Chawl trẻ con, háo hức, bất lực. Ram của khu nhà trọ xứ
Agra thông minh, lém lỉnh, nhiều nghị lực nhưng u buồn và toan tính. Những cuộc gặp gỡ này
đều nên tạo diện mạo của đất Ấn và khắc sâu vào nhận thức của nhân vật.
Ram gặp giáo viên dạy tiếng Anh, ông Utpal Chatterjee là một chi tiết ngẫu nhiên gây
nhiều bất ngờ nhất. “Khi tôi vào phòng cấp cứu, một người đàn ông trung tuổi đeo kính, mặt
lởm chởm râu ria và mái tóc rối bù va phải tôi. Tôi ngã xuống sàn gạch và cái túi màu nâu
tuột khỏi tay. Những tờ giấy bạc rơi tóe loe khỏi túi. […] “Tiền này của cậu, nhưng tôi xin
cậu, người anh em, hãy cho tôi mượn số tiền này” [66, 388]. Một cuộc gặp gỡ thoáng qua
trong tích tắc, nhưng có tính chất thử thách đối với lòng nhân hậu của Ram. Trong khó khăn,
đau khổ vì đã không cứu được Shankar, không chuộc thân được cho Nita, liệu nhân vật chính
có đủ lòng nhân để yêu thương người khác hay chỉ nghĩ đến nỗi đau của riêng mình? “Tôi ra
hiệu cho ông ta. […] Tôi đưa cái túi ra. “Tôi có bốn mươi vạn rupi ở trong túi. Đi cứu con trai
ông đi”” [66, 391]. Và Ram đã chọn lòng nhân, sẵn sàng vứt bỏ tất cả theo kiểu tích cực: dùng
số tiền ít ỏi để giúp người, Ram trở lại với hoàn cảnh một đứa trẻ lang thang đúng nghĩa:
không tiền,chỉ có tình yêu và đầy ấp những dự định. Tình tiết ấy gây xúc động mạnh mẽ nơi
người đọc.
 Tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột có nhiều cuộc gặp lại mang tính ngẫu nhiên, không do
sắp đặt trước. Ram gặp lại Salim trong một hoàn cảnh rất bất ngờ, khó lòng tiên liệu được,
khả năng gặp lại là một phần ngàn trong vô số khả năng có thể xảy ra. “Có nhiều mối nguy
hiểm tiềm ẩn trong việc đi bộ một cách lơ đãng ở Mumbai. Bạn có thể giẫm phải một cái vỏ

chuối và ngã sóng soài. Bạn có thể bất ngờ nhận thấy bàn chân của mình ngập trong một bãi


phân chó ướt nhoét. Bạn có thể đột ngột xóc nảy cả người lên vì bị một con bò cái ngang
ngạnh từ phía sau húc thẳng vào mông. Hoặc một người bạn từ lâu đứt liên lạc mà bạn muốn
tránh mặt có thể xuất hiện một cách kỳ diệu từ dòng người hỗn loạn và bỗng nhiên ôm chầm
lấy bạn. Đó là những gì đã xảy ra với tôi vào ngày thứ Bảy, 17 tháng Sáu trước trường đua
ngựa Mahalaxmi, khi tôi tình cờ gặp Salim Ilyasi. Sau năm năm” [66, 260]. Lộ trình của Ram
xét về phương diện không gian có thể khái quát lên như sau: Lớn lên tại nhà thờ St Mary,
vùng Paharganj thuộc vùng ven Dehil  Được đưa đến trại giáo dưỡng ở Tarman Gate thuộc
trung tâm thành phố Dehil, gặp gỡ Salim.  Cùng Salim theo Maman về Bandra thuộc vùng
ven Mumbai  Cùng Salim chạy trốn vào trung tâm Mumbai  Một mình chạy trốn trở về
trung tâm Dehil, giúp việc cho nhà đại tá Taylor  Trên đường trở về Mumbai, ngộ sát tên
cướp, bỏ trốn đến Agra  Trở về Mumbai, gặp lại Salim. Về thời gian là: năm năm. Điều lạ
lùng là Ram muốn tránh mặt Salim, vì mục đích trả thù Prem Kumar có thể dẫn đến hệ lụy tù
tội nhưng ngẫu nhiên vẫn sắp đặt cho cuộc trùng phùng ấy diễn ra trên phố, giữa dòng người
đông đúc. Ram gặp lại Gudya - với danh phận luật sư Smita. Gudya tìm Ram suốt nhiều năm
và tình cờ nhìn thấy cái tên Ram Mohammad Thomas trên báo. Smita
xuất hiện kịp lúc khi Ram gần như không trụ được trước những màn tra khảo và định buông
xuôi. Cuộc gặp gỡ này có vai trò rất lớn trong diễn biến của chuyện: Smita giải oan cho Ram,
xóa đi nỗi dằn vặt xô chết nhà thiên văn học Shantaram tại khu Chawl của Ram và nỗi sợ hãi
về vụ giết người trên chuyến tàu miền Tây. Hình ảnh của Gudya thay đổi rất nhiều về vai trò
xã hội - trở thành người có am hiểu về pháp luật, bản lĩnh ứng xử - điềm tĩnh, mạnh mẽ, đúng
với vai trò của người chị, tạo ấn tượng độc đáo, thú vị cho chi tiết gặp lại này. Các nhà tư
tưởng Ấn Độ đã dùng hình ảnh bánh xe và một chấm trên bánh xe để minh họa cho tư tưởng
nhất nguyên luận: Khi bánh xe quay, điểm được đánh đấu trên bánh xe sẽ dịch chuyển đến
những vị trí khác nhau. Nhưng, sau một vòng quay, điểm được đánh dấu vẫn quay về vị trí cũ.
Hình ảnh Gudya cũng là minh chứng cho tư tưởng nhất nguyên ấy: Sau năm năm, Gudya có
một tên khác - Smita, danh phận khác - luật sư, nhưng Gudya vẫn là Gudya của ngày nào. Hai
cuộc gặp gỡ này, nếu xét theo quan niệm nhân duyên của nhà Phật thì đó là duyên lành, là

những cuộc tương phùng, xúc động. Nhưng cũng có cuộc gặp lại mang tính chất của nghịch
duyên, ngoài mong đợi. Đó là cuộc gặp lại kẻ thù: Salim gặp Maman khi chụp ảnh tại công
viên; Ram gặp Krem Kumar, người đã bạo hành Neelima Kumari và Nita. Maman là người
mà Salim và Ram muốn lẩn trốn, nhưng vô tình Maman lại lọt vào tầm máy của Salim khi cậu
không muốn bỏ phí một tấm ảnh cuối trong cuộn phim 30 tấm. Chi tiết ấy thật gây cấn và bất
ngờ, bởi Maman là nhân vật không hề được nhắc lại sau khi Ram và Salim trốn khỏi trại chăn
dắt trẻ em. Giờ đây, nhân vật xuất hiện như một sự bùng nổ, bất ngờ. Prem Kumar minh
chứng cho quan niệm: cái ác luôn ẩn mình ở một nơi nào đấy, chực chờ, cũng có thể là nơi
sâu kín trong lòng mỗi người, sẵn sàng bộc phát. Ram đã nhìn thấy Prem Kumar tại Mumbai
sau khi hắn bạo hành Neelima Kumari, hành vi của hắn lại tái diễn trên thân thể của Nita ở
Agra. Cả hai người phụ nữ mà Ram yêu quý đều bị hành hạ bởi chung một thủ đoạn. Ram tìm
ra Prem Kumer bằng một cách ngẫu nhiên:
“Tôi không biết phải tìm anh bằng cách nào. Và rồi tôi nhìn thấy mục quảng cáo trên một tờ
báo ở Agra. Cái mặt anh xuất hiện trên đó, nhe răng cười như một con khỉ, mời mọc mọi
người tham gia trò chơi truyền hình ở Mumbai. Đó là lý do tôi có mặt ở đây” [66, 410]. Ở chi
tiết này, nghịch duyên lại mở ra một cơ hội của duyên lành: Ram tham gia trò chơi Ai là triệu
phú và trở thành người thắng cuộc. Chi tiết ngẫu nhiên gặp lại này có tác dụng rất lớn trong
việc hình thành một mạch truyện song đôi: cuộc đời chàng trai tên Ram và trò chơi truyền
hình. Đồng thời kết thúc mạch truyện song đôi ấy bằng một kết thúc viên mãn: Người tốt
thành công, cái thiện chiến thắng cái ác. Những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên đây mô tả một


xã hội Ấn Độ đa tầng lớp, xấu - tốt khó phân định rạch ròi. Nhân vật không đơn độc, lẻ loi
nhưng cũng phải chống chọi, đối đầu liên tục. Xã hội ấy là một vòng tròn khép kín, không thể
nào vứt bỏ quá khứ, lạc mất hay chạy trốn vĩnh viễn. Ngẫu nhiên gặp gỡ và gặp lại khiến ta
nghĩ đến tư tưởng của Phật giáo về duyên kiếp, quả báo, luân hồi.
4.2.2. Giấc mơ và ảo giác
Rải rác ở các chương, chi tiết giấc mơ xuất hiện ngẫu nhiên và khá lạ theo từng tình huống.
Chi tiết giấc mơ xuất hiện với tần số cao và tồn tại như một điểm nhấn độc đáo, giấc mơ lên
đế 10 lần. Trong đó: 8 lần được miêu tả cụ thể; 2 lần khẳng định rằng nhân vật “đã thường

xuyên mơ”; 2 lần là giấc mơ của nhân vật Salim và Shankar; 8 lần là của nhân vật Ram
Mohammad Thomas. Hình ảnh xuất hiện thường xuyên nhất trong giấc mơ là hình ảnh người
phụ nữ mặc sari trắng, tóc dài.
Freud đã nhận định như sau về giấc mơ: “Vậy giấc mơ chính là sự phản ứng của linh hồn
chống lại những sự kích động phát sinh ra trong giấc ngủ. Đến đây chúng ta có ta đã tìm thấy
một con đường bỏ ngỏ trong việc tìm kiếm giấc mơ. Chúng ta có thể tìm xem có những hành
động nào đã làm cho giấc ngủ không yên và người ngủ phản ứng lại” [68, 6]. Các chuyên gia
tâm lý cho rằng giấc mơ là kết quả của yếu tố thần kinh và hoạt động của cuộc sống con
người. Những giấc mơ sẽ tổng kết, tái hiện những sự việc đã xảy ra trong ngày hay trong một
giai đoạn của cuộc đời. Những người nằm mơ có thể trải qua những cảm xúc mãnh liệt khi
đang mơ. Người hay nằm mơ là những người thường lâm vào trạng thái thần kinh căng thẳng,
nhiều suy nghĩ, lo lắng, buồn phiền hay những người phải thường xuyên vận động đồng thời
cơ bắp lẫn thần kinh. Tác giả Vikas Swarup đã khéo léo vận dụng những kiến thức về sinh lý
học thần kinh nêu trên vào việc xây dựng chi tiết giấc mơ trong tiểu thuyết của mình. Những
giấc mơ trong Triệu phú khu ổ chuột xuất hiện ngẫu nhiên như bảng tổng kết cô đọng về cuộc
sống qua sự thẩm thấu của những nhân vật trẻ; đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt “bật ra”
một cách ngẫu nhiên của những tâm hồn ấy trước cuộc sống.
Những giấc mơ mang tính chất tổng kết như: Giấc mơ được đề cập ở trang 119, chương Sự
quan tâm dành cho trẻ khuyết tật. Nhân vật Ram - giai đoạn bảy tuổi - cùng Salim đang sống
tại trại trẻ mồ côi dành cho các bé trai. Gupta, một nhân viên của trại trẻ mồ côi đã bị Ram
phát hiện ra bí mật xấu xa của hắn: thích xâm phạm tình dục các bé trai. Ram trở thành “cái
gai trong mắt” hắn, do vậy khi tên chăn dắt trẻ Maman muốn mua Salim, hắn đã nài ép
Maman nhận thêm Ram như một kiểu khuyến mãi mua một tặng một. Đêm ấy, Ram mơ thấy
mình là người bán trái cây dạo ở lề đường, người mua là Maman, Ram sau khi “bỏ những trái
xoài vào túi ông ta, rồi bí mật bỏ vào đó một quả chuối thối. Miễn phí!”. Đây là sự tái hiện
ngắn ngọn, có tính tượng trưng về cuộc giao dịch lúc ban ngày, kèm theo một chút dí dỏm khi
nhân vật tôi tự ví mình như quả chuối thối, miễn phí, không hữu dụng với Gupta, nên được
đẩy cho Maman. Hay như chi tiết giấc mơ của Shankar ở chương Một chuyện tình. Như cách
“giao đãi” của kịch, qua giấc mơ ngẫu nhiên ấy, toàn bộ sự thật được phơi bày: Shankar là ai?
Mẹ cậu là ai? Vì sao cậu không nói được như thường? “Tôi căng tai ra nghe xem cậu ấy lẩm

bẩm những gì và suýt giật nảy mình. Vì dám thề là Shankar đã nói, “Xin đừng đánh con, mẹ
ơi.” […] Ngực cậu ấy rung lên như đang co giật và đờm dãi từ miệng chảy ra. “Sao mẹ lại
đuổi con đi, mẹ?” Cậu lẩm bẩm. “Con xin lỗi mẹ, đáng lẽ con nên gõ cửa. làm sao con biết
chú đang ở trong ấy với mẹ cơ chứ? Mẹ, con yêu mẹ. Con đã vẽ những bức tranh về mẹ.
Cuốn nhật kí màu xanh da trời của con đầy những bức tranh về mẹ. Những bức tranh về mẹ,
con yêu mẹ, mẹ ạ. Con yêu mẹ rất nhiều. Đừng đánh con, mẹ ơi. Con hứa con sẽ không kể với
ai, mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ơi…”” [66, 377]. Nhân vật Ram thấu hiểu Shankar và đưa ra nhận định:
“Shankar nói bằng giọng một trẻ sáu tuổi. Cậu ấy đã đi ngược trở lại thời đã qua từ lâu. Trở


lại thời cậu ấy có mẹ. trở lại thời cuộc sống của cậu ấy, lời nói của cậu ấy, có ý nghĩa” [66,
377]. Tác giả đã sử dụng giấc mơ như một phương thức hay, độc đáo, cần thiết để kể về quá
khứ, tạo sự bất ngờ đột biến nơi người đọc.
Những giấc mơ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật như giấc mơ về mẹ của Ram
Mohammad Thomas. Những giấc mơ về mẹ của Ram được tái hiện thường xuyên với hình
ảnh người phụ nữ mặc sari trắng, tóc dài, buông xõa: “Một người phụ nữ trẻ cao ráo và duyên
dáng, quấn một tấm sari trắng […] Mái tóc đen dài bay loà xoà khắp mặt người phụ nữ ấy”
[66, 53]; “Đêm ấy tôi mơ thấy một người đàn bà quấn sari trắng bế một đứa bé trong tay. Gió
rít phía sau lưng làm tóc bà ấy bay loà xoà che khuất khuôn mặt” [66, 91]; “Tôi nhấnchuông
và đợi. Một người đàn bà cao ráo ra mở cửa. Cô ấy vận sari trắng. Gió mạnh bắt đầu rít lên,
làm cho mái tóc đen dài của cô ấy bay lòa xòa, che khuất khuôn mặt” [66, 129]. Những giấc
mơ có nội dung thế cứ trở đi trở lại, đấy là sự ám ảnh trong nhận thức của một đứa bé mồ côi,
luôn khát khao một người mẹ, trong tâm tưởng của cậu bé ấy, mẹ cậu là một người phụ nữ
đẹp, cao ráo, duyên dáng, quấn sari trắng và có mái tóc dài. Những hình ảnh “mái tóc che
khuất khuôn mặt”, tạo nên “sự không nhìn rõ”, “không biết rõ”, đó là sự bức bối, trăn trở hằng
ngày của cậu bé trong vô thức về nguồn gốc của mình, về việc mẹ mình là ai, sao lại bỏ mình
như thế. Ở đây, ta nhận thấy một lần nữa sự ảnh hưởng của Freud với Vikas Swarup. Những
giấc mơ về mẹ của Ram cho thấy Vikas Swarup thông hiểu về sinh lý học thần kinh và tâm lý
học, đồng thời những giấc mơ ấy có tính mỹ học rất cao. Những giấc mơ về mẹ vừa nhân văn
trong nhận thức vừa u buồn, mờ ảo về mặt hình ảnh.

Những giấc mơ trong Triệu phú khu ổ chuột thường gắn với thời thơ ấu của nhân vật. Các
nhân vật Ram, Salim, Shankar đều có chung đặc điểm là có những giấc mơ thời ấu thơ. Ở giai
đoạn trưởng thành của Ram và Salim, người đọc không còn thấy những giấc mơ nữa. Ở đặc
điểm này, chi tiết giấc mơ ngẫu nhiên càng thể hiện rõ hơn dụng ý của tác giả trong việc xây
dựng tâm lý nhân vật. Lúc tuổi thơ, hiện thực tàn khốc của Ấn Độ trở nên quá lớn đối với tâm
hồn thơ bé, nó ám ảnh đeo bám nhân vật ngay cả trong giấc ngủ. Hay nghĩ cách khác, giấc mơ
ý nói cuộc đời như một cơn ác mộng, nó quá khủng khiếp đối với những tâm hồn trẻ thơ chưa
đủ sức để đối diện với cuộc đời như thế. Về sau, nhân vật càng trưởng thành hơn, đủ sức để
đối diện, để chấp nhận. Khi chai sạn và nghị lực sinh tồn cao hơn, nhân vật không mơ, không
nép vào những giấc ngủ dài, không chỉ ước ao phi thực tế mà nhân vật đã chuyển sang hành
động, vẫy vùng để vươn lên. Giấc mơ ngẫu nhiên và ảo giác xuất hiện rải rác ở từng chương,
tạo nên một điểm nhấn nghệ thuật, đó cũng chính là nét độc đáo trong kết cấu tác phẩm. Chi
tiết giấc mơ song hành với những chi tiết tả thực đã làm nổi bật hơn giá trị hiện thực của tác
phẩm. Đồng thời, tác phẩm càng hoàn mỹ hơn với sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố
hiện thực. Lãng mạn và hiện thực, giấc mơ và thực tại, vừa là những cặp phạm trù đối lập vừa
thống nhất, bổ sung, làm “đẹp” hơn tiểu thuyết này.
4.2.3. Ngẫu nhiên đánh mất và chạy trốn
Đánh mất, đánh rơi, lạc mất là cách nói thông dụng, nhằm mô tả sự mất mát về vật chất lẫn
tinh thần. Chạy trốn, lẩn trốn là cách né tránh, không đối mặt đồng thời với thái độ lo lắng, ám
ảnh, sợ hãi. Việc ngẫu nhiên đánh mất của các nhân vật trong Triệu phú khu ổ chuột bao gồm
cả những mất mát về vật chất lẫn tinh thần. Hành vi chạy trốn thể hiện rõ nhất trong hành
động di chuyển về mặt không gian. Nhân vật chính Ram Mohammad Thomas đã nhiều lần
đánh mất những thứ quan trọng của đời mình một cách ngẫu nhiên, đột ngột. Đánh mất gia
đình: Cha Timothy chết vì thi hành sứ mệnh của một cha sứ, Ram phải lưu lạc và vào trại giáo
dưỡng. Chỉ sau một giấc ngủ đêm, “bị đánh thức bởi hai tiếng súng từ nhà thờ vọng tới”, cuộc


sống êm đềm đẹp đẽ đã không còn nữa. “Tôi gục xuống người cha Timothy khóc như một đứa
trẻ tám tuổi khóc khi nó mất đi tất cả mọi thứ trong đời” [66, 72].
Neelima Kumari, Salim, Gudiya, Shankar vừa là bạn vừa là gia đình của Ram nhưng cậu cũng

đành đánh mất, rời xa khi Neelima Kumari tự sát, khi cậu xô ngã Shantara, khi Shankar chết
vì bệnh dại. Trên chuyến tàu tìm về Mumbai, Ram mang theo số tiền năm mươi nghìn rupi và
ăn mặc bảnh bao, đường hoàng như một vị khách sang trọng. “Hôm nay tôi là là một vị khách
đích thực, sẽ tới Mumbai trên toa tàu có giường nằm, đúng thế, với một chỗ được đặt trước
hẳn hoi. Tôi đang mặc một chiếc sơ mi thụng hồ bột màu trắng làm từ một trăm phần trăm
cotton và chiếc quần bò Levi’s mua từ chợ Tibetan” [66, 203]. Và rồi số tiền công của Ram
bất ngờ bị cướp hết, đồng thời cậu lại ngộ sát tên cướp. Trong một đêm cậu mất cả tiền và mất
cả bình yên, lâm vào sợ sự hãi và bắt đầu một cuộc trốn chạy mới. Sau nhiều lần nhảy tàu, 9
giờ sáng hôm sau, Ram oai vệ của ngày hôm trước đã trở nên đói khát, lôi thôi lếch thếch:
“Tôi nhảy ra khỏi tàu, mặc chiếc áo sơ mi thụng một trăm phần trăm coton đã rách và bị mất
ba chiếc cúc, chiếc quần bò Lievi’s đóng két bụi bẩn và nhọ nhem nhọ thỉu, đeo chiếc đồng hồ
kĩ thuật số giả” [66, 223]. Khi đến Agra, Ram gầy dựng một cuộc sống mới với tên Raju
Sharma. Sau vài lần gặp gỡ, tình yêu của Ram và Nita bắt đầu đơm hoa, đang lóe lên những
hy vọng về tự do thì Nita bị bạo hành và phải nhập viện. Cơ hội chuộc thân cho Nita ngỡ đâu
đã đến khi Ram hồ hỡi mang bốn mươi vạn rupi đến bệnh viện nhưng lại vuột mất ngay tức
khắc vì lời đe dọa của anh Nita: “Nita sẽ không đi đâu hết. Bác sĩ nói phải mất bốn tháng nó
mới hồi phục được. Và mày phải chịu trách nhiệm về những vết thương của nó, mày nên trả
cả tiền chữa trị cho nó nữa. […] Vậy nên nếu muốn có Nita thì mày hãy quay lại đây với sáu
mươi vạn, nếu không thằng bạn tao sẽ chăm sóc mày” [66, 390]. Nỗi đau mất mát này đã đả
kích mạnh mẽ tới tinh thần nhân vật Ram: “Đầu óc tôi dường mụ đi và tôi nhìn thấy quanh
mình toàn một màu đen. Cơn buồn nôn tấn công tôi” [66, 390].
Ngoài những chi tiết đánh mất của nhân vật chính, sự mất mát bất ngờ còn xảy ra với các
nhân vật khác. Chỉ sau một đêm, Ian mất đi cha ruột của mình là cha Timothy khi cứ ngỡ là
đến Ấn Độ, cha con sẽ được ở cạnh nhau. Salim mất đi gia đình trong cuộc bạo động tôn giáo
đầy bất ngờ: “Khi đám người quá khích ấy ập đến nhà cậu, Salim đang chơi bên ngoài lều còn
bố mẹ và anh trai cậu đang uống trà ở bên trong. Họ châm lửa đốt căn lều ngay trước mắt
cậu” [66, 108]. Việc Salim mất đi một hình mẫu phấn đấu khi phát hiện diễn viên thần tượng
của mình là người đồng tính bệnh hoạn chuyên quấy rối trẻ trai cũng rất đột ngột và đầy ngẫu
nhiên
Shankar bị đánh đuổi ra khỏi cung điện chỉ vì một phút vô tình bước vào phòng mẹ mình mà

không gõ cửa.
Ước mơ, hạnh phúc không bao giờ là trọn vẹn với Ram và các nhân vật khác. Được và mất là
hai khái niệm khác nhau nhưng lại luôn song hành cùng nhau. Cứ thế, mạch truyện được tiếp
nối bởi những luân phiên của được mất ngẫu nhiên. Đồng thời với những mất mát là chạy
trốn. Nhân vật Ram đã nhiều lần chạy trốn: chạy trốn khỏi khu trại của Maman, trốn khỏi nhà
Neelima Kumari khi cô ấy chết, trốn khỏi khu Chawl để đến Dehil, trốn khỏi chuyến tàu về
miền Tây đến Agra sau khi ngộ sát một tên cướp. Hình ảnh chiếc xe jeep nhấp nháy đèn đỏ
xuất hiện 11 lần trong hiện thực và 4 lần được nhắc đến trong nỗi sợ hãi của Ram. Nhưng về
sau, nhân vật đã không bỏ trốn nữa mà mạnh dạn đối diện với những mất mát, bất hạnh. Bởi
chạy trốn là hành động chối bỏ thực tai, chối bỏ cuộc sống, nhưng “chối bỏ cuộc sống là hành
động không có tính thực tiễn cao” và nó buộc người ta “phải công nhận cuộc sống và thế
giới” [1, 16]. Ấn Độ tồn tại đồng hành hai dòng tư tưởng: công nhận cuộc sống và thế giới;
chối bỏ cuộc sống và thế giới.


Với Ram, khi đánh mất tất cả: mất bạn thân, không cứu được người tình, trong đau khổ và
thất vọng não nề ấy, cậu không hề chối bỏ cuộc sống, bởi cậu đã chọn phương pháp: Đạo đức
CÓ hành động. Số tiền đang có dù không cứu được Nita, nhưng cậu dùng nó để cứu mạng
một đứa trẻ mà mình không hề quen biết đang lên cơn bệnh dại. Khi đối mặt cùng Prem
Kurmar, cậu lại từ bỏ cơ hội trả thù, chọn cơ hội chiến thắng, bởi hành động đó thiết thực và
có đạo đức hơn. Tư tưởng của sử thi Mahabharata đã nêu rõ: “Trên thiên đường không có chỗ
cho lòng thù hận” nhằm khẳng định tinh thần hòa hợp, hòa bình của Ấn Độ. Đồng thời với
tinh thần hòa hợp, vị tha đó, Vikas Swarup đã cho nhân vật Ram chối bỏ cuộc sống theo một
cách khác: chối bỏ khi thực tại chưa tốt đẹp và chối bỏ bằng cách làm cho thực tại ấy tốt đẹp
hơn. Có thể nói, nhân vật Ram là một hình mẫu lí tưởng cho niềm tin, tình yêu thương và nghị
lực sống của giới trẻ Ấn Độ.
4.2.4. Ngẫu nhiên nhận biết, khám phá
Nhận biết, khám phá là cách tiếp nhận, mở rộng thông tin về thế giới xung qaunh nói chung.
Trong vô số những tình tiết ngẫu nhiên của tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, có những tình
tiết tạo cho nhân vật cơ hội khám quá và nhận biết thế giới xung quanh. Các tình tiết ngẫu

nhiên giúp khám phá, nhận thức rất đa dạng, phong phú . Có những tình tiết ngẫu nhiên đơn
lập nhưng vẫn có tác dụng tạo ra sự nhận thức, khám phá được vấn đề.
Khi bị bắt giam, cảnh sát trưởng và viên thanh tra nghĩ Ram không biết nói tiếng Anh nên đã
không e ngại trao đổi trước mặt cậu. Ram đã ngẫu nhiên biết được lí do thực sự mà mình bị
bắt giam: Nhà sản xuất chương trình Ai là triệu phú, ông Mikhailov hiện không đủ khả năng
trả một tỷ rupi nên rắp tâm muốn vu khống cậu gian lận trong khi trả lời các câu hỏi.
Những cái tên về các chòm sao cũng ngẫu nhiên đi vào hiểu biết của Ram khi người hàng
xóm mới đến của cậu là nhà thiên văn học. Cậu được cung cấp những thông tin ấy khi áp tai
vào vách, nghe người cha dạy con mình cách nhận biết các vì tinh tú. Sau vụ đột nhập của tên
đầu bếp giả tên Jay, Ram đã khám phá ra căn phòng đầy thiết bị thu âm và ghi hình của ngài
Taylor. Hay như trong lần trộm tiền phu nhân Swapna, Ram tình cờ khám phá ra sự khánh
kiệt của bà. “Tôi nhìn vào trong két và lại bị sốc. Két sắt gần như trống rỗng. Không có chuỗi
ngọc, không vòng tay, vòng chân bằng vàng. Chỉ có xấp tiền mỏng, ít giấy tờ…” [66, 389]
Nhưng cũng có những nhận biết, khám phá phải nhờ vào việc xâu chuỗi các tình tiết ngẫu
nhiên, tạo nên một quá trình nhận thức từ từ, lần mở. Ở chương Sự quan tâm dành cho trẻ
khuyết tật, Ram phát hiện ra bản chất của Gupta khi đi theo Salim và nấp sau bức màn, nghe
lén những mệnh lệnh của Gupta. Nhưng Ram chỉ thực sự nhận thức được hành vi của Gupta
khi gắn kết với một tình tiết ngẫu nhiên đã xảy ra trước đó: tình cờ đi ngang, nhìn vào phòng
cha John qua khe ổ khóa và thấy cha John đang “cưỡi” lên người Ian. Khi theo Maman về
trại, Ram và Salim vô tình nghe được hoàn cảnh của những đứa bé khuyết tật và biết rằng
khiếm khuyết của họ không phải do bẩm sinh. Salim ngẫu nhiên hát thành công nhất với bài
hát của một nhà thơ mù Sudas. Giáo viên dạy nhạc ngẫu nhiên đánh rơi tờ 50 rupi. Ram và
Salim mang tiền đi trả và nghe được “kế hoạch của đêm nay”: “Ok. Từ tuần tới hãy đưa bọn
chúng lên hành nghề trên tàu. Tối nay chúng ta sẽ xử lý chúng. Sau bữa tối” [66, 135]. Một
loạt tình tiết ngẫu nhiên ấy đã giúp Ram nhận ra bộ mặt thật và hành vi tàn bạo của Maman
cùng bè lũ tay sai. Nếu Vikas Swasrup không khéo léo xây dựng chuỗi các tình tiết ngẫu
nhiên thì đã không có kết quả khám phá, nhận biết ngẫu nhiên này.

Như vậy, quá trình nhận biết có thể diễn ra tức thời hoặc lâu dài, là kiến thức về các vì sao
hay là một âm mưu tội ác ghê gớm, nhưng các tình tiết ngẫu nhiên luôn có sự tương đồng về



mặt chân thực và thuyết phục. Kết quả của những khám phá nhận biết ngẫu nhiên đã khơi gợi
những suy ngẫm: Cuộc sống có thể là món quà hoặc là cơn ác mộng, bí mật và bất ngờ, đồng
thời cần có cả một trình dài cho việc nhận thức được cuộc sống và trưởng thành hơn.
4.2.5. Ngẫu nhiên trùng hợp
Trong tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, rất nhiều tình tiết đã ngẫu nhiên xảy ra trùng hợp với
nhau. Ở chương Gánh nặng của một linh mục, chúng tôi nhận thấy có những những tình tiết
trùng hợp sau: Ram bị bỏ rơi vào ngay đêm Giáng sinh, người nhặt được cậu là một cha xứ và
cưu mang cậu tại nhà thờ - cả ba “dữ kiện” này đều thuộc “phạm vi” Thiên chúa giáo. Ram
không vụng về nhưng lại vô ý đánh rơi bát súp vào người cha xứ trẻ John, khiến ông căm ghét
Ram. Sau đó, cha Timothy lại đi vắng ba ngày, để Ram ở lại cùng cha Jonh trẻ, khiến mối
mâu thuẫn ngày càng tăng lên. Chữ viết tắt duy nhất mà Ram biết là chữ Inri trên thánh giá và
nó có trong ngân hàng dữ liệu của trò chơi truyền hình Ai là triệu phú, giúp Ram vượt qua câu
hỏi số hai: “Dãy chữ cái nào trong những dãy chữ sau đây thường được khắc trên cây thánh
giá? Đó là a) IRNI, b) INRI, c) RINI, d) NIRI” [66, 74]. Chi tiết trùng hợp cay nghiệt ở
chương này: Ian là con của cha xứ, lại bị cha xứ khác xâm hại tình dục ngay trong nhà thờ. Sự
trùng hợp này như một quả báo, cay đắng, trớ trêu cho nhân vật cha xứ Timothy. Cái chết của
ông dường như là một cách giải thoát. Ở chương Cái chết của một người hùng, Salim vốn dĩ
căm ghét người đồng tính. “Cậu ấy ghét những người đồng tính. Bôi xấu thần tượng của cậu
ấy bằng cách quét lên anh ta những nhát chổi đồng tính là sự sỉ nhục tột cùng đối với người
cậu ấy tôn sùng” [66, 44]. Nhưng sự thật thì Armaan Ali lại là người đồng tính và đi quấy rối
chính Salim. Vốn dĩ có nhiều cách khác nhau để khám phá ra một sự thật, nhưng cách mà
Vikas Swarup chọn: Salim bị chính thần tượng của mình quấy rối, là một chọn lựa mạnh tay,
cay cú. “Nhưng trong chớp nhoáng ấy tôi và Salim đã kịp nhìn thấy đôi mắt màu xanh lục.
Cái mũi đeo trang sức. Cái cằm chẻ. Khi những dòng chữ cuối phim bắt đầu trôi lên trên màn
hình, Salim vẫn ngồi yên ở đó, tay cầm mớ râu xám phảng phất mùi nước hoa Cologne và
mùi cồn dán. Lần này cậu ấy không nhìn thấy tên của người thiết kế quảng cáo, nhân viên phụ
trách quan hệ quần chúng, những người chịu trách nhiệm về ánh sáng, chỉ đạo hành động và
người quay phim. Cậu ấy đang khóc. Armaan Ali, người hùng của cậu ấy, đã chết” [66, 47].

Cách sắp đặt cay nghiệt này có hiệu ứng mạnh mẽ trong hình thành cảm thức về cái bi của mỹ
học. Một cái chết sinh học của một cá thể, gồm trong ấy sự đau khổ, mất mát. Nhưng cái chết
của một hình mẫu, hay cái chết tinh thần nói chung, bao gồm trong nó vô vàn cảm xúc: đau
khổ, mất mát lẫn sụp đổ, hụt hẫng, căm ghét, mất niềm tin vào cuộc sống... Vikas Swarup đã
khai thác khá triệt để những giọt nước mắt của nhân vật Salim.
Ở chương Một chuyện tình, Ram đã từng muốn cứu Shakar nhưng không có bốn mươi vạn
rupi, cậu đành nhìn người em - bạn mình chết vì bệnh dại. Khi muốn chuộc thân cho Nita,
Ram cũng được gã anh trai dắt mối đưa ra giá bốn mươi vạn rupi. Sau khi Ram đột nhập cung
điện, ngẫu nhiên khi tổng kết lại, số tiền có được cũng là vừa đủ bốn mươi vạn rupi: “Tôi
chạy vội về phòng mình ở khu nhà phụ, khóa cửa lại rồi ngồi xuống đếm tiền. Bốn xấp tiền
tổng cộng: 399.844 rupi. Tôi lục lọi khắp các túi quần, túi áo của mình và tìm được 156 rupi.
Hai món tiền đó gộp lại được đúng bốn mươi vạn rupi. Cứ như thể nữ thần Durga đã phù hộ
cho tôi” [66, 388]. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này khiến người đọc thấy ấn tượng về những con
số, đồng thời cũng suy ngẫm về khó khăn và may mắn ở đời. Khó khăn, thử thách luôn đầy
rẫy và có thể lặp lại, may mắn thì luôn ít hơn, đôi khi chỉ là vừa vặn với đều mình cần, như
quan niệm: Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Sự trùng hợp ngẫu nhiên mang đến cho người
đọc một cảm giác thú vị. Tâm lý độc giả bị cuốn hút và họ có thể có hoặc không đặt niềm tin
tưởng cao nhất vào thế giới tâm linh, sự an bày của đấng tối cao. Nhưng rõ ràng, những sự


trùng hợp ngẫu nhiên trên là minh chứng cho tài năng tổ chức tình tiết, sự kiện của Vikas
Swarup.
4.2.6. Ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc
Dựa vào kết quả của các tình tiết ngẫu nhiên, chúng tôi phân loại thành tình tiết ngẫu nhiên
cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc.
Ngẫu nhiên cản trở là những biến cố, những bất ngờ xảy đến tạo nên sự mất mát, khó khăn, bế
tắc… cho nhân vật.
Ngẫu nhiên hạnh phúc là ngẫu nhiên mang lại sự trợ giúp, niềm vui, thành công… cho nhân
vật. Nếu phân loại như thế, chúng tôi nhận thấy có sự đan xen nhau giữa ngẫu nhiên cản trở
và ngẫu nhiên hạnh phúc. Salim được Mamaan chọn lựa, có thể thoát khỏi trại giáo dưỡng, đó

là ngẫu nhiên hạnh phúc. Nhưng Mamaan lại là tên chăn dắt, hành hạ trẻ em, Ram và Salim
hoảng sợ, phải trốn chạy, đó là ngẫn nhiên cản trở. Trong quá trình trốn chạy, hai cậu bé được
sự giúp đỡ của “nữ hoàng bi kịch” Neelima Kumari, đó là ngẫu nhiên hạnh phúc…
Đôi khi ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc cũng chuyển hóa cho nhau. Ram ngẫu
nhiên gặp Nita, tình yêu nảy nở, đó là hạnh phúc. Nhưng cũng từ lúc gặp gỡ, rắc rối bắt đầu
nảy sinh, thù hận lên đến tột đỉnh, do vậy ngẫu nhiên hạnh phúc đã chuyển nhanh thành ngẫu
nhiên cản trở. Hay như việc Ram bị cảnh sát bắt, tên của anh được đăng trên báo, Gudiya nhờ
vậy đã tìm được anh. Ở tình tiết bị bắt giam ấy, khó phân biệt được ranh giới giữa ngẫu nhiên
cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc. Việc nhân vật so sánh ngẫu nhiên giữa đời thực và điện ảnh
đã xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm: So sánh việc một người bị ngã trong phim với việc ngã
thực ngoài đời - cú ngã của nhà thiên văn học, chương Lời hứa của một người em trai; so sánh
cái chết vì súng bắn trong phim và đời thực - cái chết của tên cướp, chương Vụ giết người trên
chuyến tàu miền Tây; so sánh việc bị vây giữa đám đông quá khích, người ta có thể đứng dậy
kêu gọi, thuyết giáo trong phim với sự sợ hãi và cái chết chắc chắn cận kề giữa đời thực Salim bị bao vây giữa những người quá khích theo đạo Hindu, chương Quyền giết người…
Kết quả của so sánh: chuyện của đời thực không hề dễ dàng dàn xếp, an bày như trong phim
mà nhân vật đã từng được xem. Cách sắp đặt và so sánh nêu trên đã thể hiện rõ ràng lập
trường tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả. Ông nhìn cuộc đời rất chân thực,
rất biện chứng, về cái được và mất, hạnh phúc và bất hạnh. Riêng ở chương Hãy giữ lấy cúc
áo của cậu, các yếu tố ngẫu nhiên ở trạng thái tâm linh tuyệt đối, hoàn toàn xoay quanh
chuyện trù ếm, giết người bằng pháp thuật. Tuy vậy, xét trên lập trường tôn giáo và lập trường
đạo đức thì đó không phải là những tình tiết mị dân, lừa gạt, mà những tình tiết ấy thể hiện rõ
quan điểm nhân quả, sự công bằng, đạo đức ở đời. Đồng thời, người đọc đã ngẫu nhiên tìm
thấy tính duy linh của văn học Ấn Độ trong một tác phẩm đương đại.
Phần cuối truyện, nhân vật Ram đã bị dồn vào tận cùng của ngẫu nhiên cản trở: mất bạn thân
Shankar, mất niềm tin vào cuộc sống, tình yêu bị chia cắt… Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt
giá. Trong thời điểm không còn gì ấy, cậu đã không né tránh, không chạy trốn, không phụ
thuộc vào số phận đẩy đưa. “Đó là lý do tôi quay về Mumbai: để xua đi những bóng ma từ
Agra, cả của người sống lẫn người chết. Nhưng tôi không thể chạy trốn khỏi quá khứ của
chính mình trong cái thành phố này” [66, 181]. Cậu quyết định trở về Mumbai để chiến đấu
cho số phận, cái nghèo, địa vị, danh dự, tình bạn, tình yêu của chính mình. Ở câu hỏi thứ 13,

anh đã chiến thắng nhưng không phải nhờ vào may rủi. Anh tung đồng xu khi đã biết rõ câu
trả lời. Khoảnh khắc ấy là anh vờ tin vào cái ngẫu nhiên khi đã biết rằng: chắc chắn sẽ thành
công. Tác giả đã sáu lần miêu tả cụ thể việc Ram tung đồng xu may mắn. Lần thứ nhất, Ram
tung vu vơ đồng xu sau khi được cho từ một nhà tiên tri - kết quả: đồng xu ngửa và khi cúi


xuống Ram đã nhặt được tờ mười rupi ai đánh rơi đang nằm cạnh đồng xu. Lần thứ hai, Ram
tung đồng xu để giúp Salim quyết định cùng nhau bỏ trốn hay ở lại khu chăn dắt trẻ em của
Maman - kết quả: Đồng xu ngửa, Salim bỏ trốn cùng Ram. Lần thứ ba, Ram tung đồng xu
quyết định xem Lajwanti có nên trộm tiền của chủ nhân - kết quả: đồng xu ngửa, Ram mạnh
dạn can ngăn Lajwanti. Lần thứ tư, Ram tung đồng xu quyết định chọn câu trả lời cho câu hỏi
số 13 - kết quả: đồng xu ngửa, Ram chọn đáp án A. Lần thứ năm, khi được Smita bảo lãnh ra
khỏi trại giam, Ram tung đồng xu để quyết định có nên tin vào con người mới gặp này hay
không - kết quả: Đồng xu ngửa, Ram kể hết chuyện cho Smita nghe. Lần thứ sáu, sau khi tiết
lộ cho Gudya - Smita biết đồng xu ấy có hai mặt đều ngửa, Ram tung đồng xu lên thật cao, nó
“lóe sáng một lát trong bầu trời màu xanh lam rồi rơi nhanh xuống mặt biển và chìm vào đại
dương sâu thẳm”. Đồng xu như chính Ram vậy và đại dương kia là biển đời mênh mông. Lời
cuối trong quyết tiểu thuyết đã cô đọng được nhân sinh quan, niềm tin yêu của tác giải đối với
cuộc đời - dù cuộc đời ấy đầy ngẫu nhiên hạnh phúc hay ngẫu nhiên cản trở thì người ta vẫn
có thể thành công: “Em không cần nó nữa. Bởi may mắn bắt nguồn từ trong tâm” [66, 424].
5 Yếu tố ngẫu nhiên qua hệ thống nhân vật
5.1. Nhân vật văn học
5.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhắc đến nhân vật văn học, ta sẽ nghĩ ngay đó có thể là con người, đồ vật hay con vật… được
miêu tả bằng nhiều hình thức khác nhau. Có nhân vật hiện ra đầy đủ từ ngoại hình cho đến thế
giới nội tâm. Có nhân vật lại ẩn mình qua giọng điệu tràn thuật của tác giả.
Nhân vật trong tác phẩm rất đa dạng. Xét từ góc độ kết cấu- cốt truyện chia ra thành nhân vật
chính, nhân vật phụ ,cho đến nhân vật trung tâm. Mỗi người một vẻ được khắc họa theo từng
nét riêng. Nhân vật văn học cũng khác với các nhân vật của các loại hình khác.Nhân vật chính
đóng vai trò chủ đạo, là nhân vật liên quan đến các hành động và sự kiện chính của tác phẩm.

Qua ngôn từ, người đọc tưởng tượng và hình dung nhân vật theo khả năng liên tưởng của
mình. Qua nhân vật Ram, ta hình dung ra được một cuộc sống đầy khốn khó của những người
sống trong khu ổ chuột, một nơi nghèo đói nhưng sát bên lại là khu phố nhà giàu.
Trong tác phẩm “ Triệu phú khu ổ chuột” nhân vật chính là Ram, xung quanh là các nhân vật
phụ như Salim, Jamal, Maman, Shankar,…
Xét về phương diện hệ tư tưởng, lại có thể chia ra thành nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện. Nhân vật chính diện được tác giả đề cao và khẳng định cả về tư tưởng và đạo đức. Đại
diện cho một tầng lớp, một gia cấp, một dân tộc mẫu mực cao thì được chuyển thành nhân vật
lý tưởng.
Những nhân vật phản diện là nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lí tưởng, đối
lập với tính cách của nhân vật chính diện.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật chính-phụ-trung tâm hay nhân vật chính diện, phản diện
đều gặp nhau để bù trừ cho nhau, bộc lộ rõ tính cách của mỗi người thông qua sự tiếp xúc
giữa các nhân vật.
5.1.2. Nhân vật và quan hệ xã hội
Mối quan hệ giữa nhân vật văn học và quan hệ xã hội được miêu tả rõ nét qua cuộc sống
thường ngày. Cuộc sống của những người dân Ấn Độ trong khu ổ chuột bị tách biệt bởi một


thế lực ngầm. Ở đó, mọi người giữ tư tưởng sẽ không bao giờ thoát khỏi khu ổ chuột này để
đến với thế giới đầy màu sắc ngoài kia. Và Ram đã làm được điều đó.
Bên cạnh một khu ổ chuột thiếu an toàn, kém vệ sinh; với hàng triệu người hằng ngày vẫn
sống trong sự tù đọng, bẩn thỉu là những toà nhà cao chọc trời với tất cả những nét hiện đại
của một xã hội thượng lưu. Vì vậy quan hệ xã hội có sự phân hóa rõ ràng giữa giàu và nghèo,
sự phân hóa trong các mối quan hệ. Cuộc sống bần hàn, khát vọng vươn lên từ thực tại khắc
nghiệt, niềm tin vào một tương lai tươi sáng và tình yêu
Những khu ổ chuột tồi tàn, hôi hám, lùng nhùng bệnh tật và đói kém, những đứa trẻ lớn lên
trong những ngôi nhà lụp sụp và thứ nước ao tù bẩn thỉu, những tệ nạn xã hội ngang nhiên tồn
tại bất chấp luật lệ... Tất cả đã làm nên một xã hội Ấn Độ đầy hỗn tạp và khắc nghiệt. Thế
nhưng, thông qua hình tượng nhân vật chính (Ram Mohammad Thomas trong tiểu thuyết và

Jamal Malik trong phim), con người không hề đầu hàng số phận. Trong họ tiềm ẩn một sức
mạnh vươn lên, một niềm tin về tương lai tươi sáng và một trái tim nhân ái, yêu thương.
Tất cả những điều đó đều được tái hiện trong Triệu phú khu ổ chuột. Bóng tối và ánh sáng,
bần cùng và giàu có,...tất cả đã làm nên một xã hội Ấn Độ pha tạp.
Trong bóng tối của xã hội Ấn Độ hỗn tạp, bùng nhùng những nghèo đói, bệnh tật, nhà thổ,
giết thuê, mafia ấy lại xuất hiện một thứ ánh sáng hiếm hoi và Ram được coi là người đã thắp
lên ánh sáng đó. Quyền lực, địa vị, tiền tài trở thành con số không bé nhỏ khi đặt cạnh tình
yêu của con người. Cả Ram Mohammad Thomas lẫn Jamal Malik đều đến với cuộc thi bằng
tình yêu. Sức mạnh của niềm tin và một tình yêu mãnh liệt, tỏa sáng giữa thực tại đầy khắc
nghiệt, đã khiến họ giành chiến thắng một cách ngoạn mục. Hai loại hình đều dùng sợi chỉ đỏ
định mệnh để dẫn dắt câu chuyện của mình. Chủ đề định mệnh như một sợi chỉ đỏ xuyên
suốt, liên kết tài tình mỗi câu trả lời với các chặng đường đời đầy hiểm nguy mà chàng thanh
niên này đã phải chịu đựng. Và có lẽ hai chữ định mệnh này lí giải tất cả những điều kì diệu
đã xuất hiện trong cuộc đời chàng thanh niên nghèo.
Qua những mối quan hệ đó, nhân vật càng hiểu được giá trị của mình trong cuộc sống này. Để
nhân vật tự khẳng định mình và vươn lên trước mọi thử thách và cám dỗ, hướng con người tin
vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
5.1.3. Nhân vật và những biến cố ngẫu nhiên
Vikas Swarup xây dựng thế giới nhân vật rất hấp dẫn , mỗi cá nhân luôn đứng bên bờ vực của
tai nạn, biến cố, và đổi thay. Khảo sát qua 14 chương bao gồm cả phần mở đầu và kết thúc
hầu như nhân vật trong từng chương đều trải qua biến cố hoặc tai nạn trong đời sống cá nhân .
Có thể thấy thông qua từng chương như sau :
Chương đầu : Một vụ Ap-phe ;Ram bị bắt do âm mưu của nhà sản xuất chương trình Ai là tỷ
phú và sự thiếu công tâm của các cấp chính quyền
Chương Cái chết của một người hùng , Salim bị quấy rối
Chương Gánh nặng của một linh mục : Ram bị bỏ rơi, Iran bị xâm phạm
cha Timothy bị
b ắnchết.
Chương Lời hứa của một người em trai: Gia đình Gudya bị khánh kiệt.
Ông Shantaram nghiện rượu, chán đời, bế tắc. Gudya bị xâm phạm.

Chương Sự quan tâm dành cho trẻ tàn tật: Salim là nạn nhân của bạo
động
tôn
giáo.
Những
đứa
trẻ
bị
hủy
hoại
thân
thể.


Chương Học nói giọng Australia: Những người hầu bị đuổi việc. Đại tá
Taylor bị vợ cắm sừng, bị cắt quyền ngoại giao với chính phủ Ấn Độ.
Chương Hãy giữ lấy cúc áo của cậu: Người anh trai bị vợ chồng người
em giết hại. Người em trai lâm vào bế tắc dằn vặt và chết vì thủ đoạn của người
vợ.
Chương Vụ giết người trên chuyến tàu miền Tây: Hành khách trên tàu bị
cướp. Ram mất hết tiền. Vụ ngộ sát xảy ra, tên cướp mất mạng. Ram sợ hãi, trốn
chạy….
Qua những biến cố đã thống kê trên ta nhận thấy rằng bi kịch cuộc đời của từng nhân vật thể
hiện ở hai vai trò : vừa là nạn nhân đồng thời cũng là hung thủ
Có những nạn nhân như: Ram, Salim, Gudya, những đứa trẻ tàn tật,
Shankar, Nữ hoàng bi kịch Neelima, Arvind Rao,… Mười bảy năm đầu đời,
Ram Mohamad Thomas không có quyền làm chủ cuộc đời của mình. Ram là nạn
nhân của sự bỏ rơi - 2 lần, bị lừa gạt, truy đuổi... Tình yêu của cậu cùng Nita
cũng bị đồng tiền và thế lực dắt mối chà đạp, ngăn cách. Điều duy nhất mà cậu
có là niềm tin và tình yêu thương những con người đồng cảnh ngộ. Nữ hoàng bi

kịch Neelima là nạn nhân của quy luật thời gian: không gì là mãi mãi - nhan sắc,
vai diễn đều dần lùi vào quá khứ, những cô gái trẻ đẹp khác đã thay thế cô trong
ngành điện ảnh Ấn Độ. Arvind Rao là nạn nhân của âm mưa chiếm đoạt tài sản
và thỏa mãn ganh tị. Nita là nạn nhân của hủ tục: “Ở địa phương của cô có một
truyền thống là mỗi gia đình có một người con gái làm việc như gái bán dâm của
cộng đồng gọi là Bedni. Cô gái này kiếm tiền cho gia đình trong khi đàn ông tiêu
tốn
thời
gian
vào
uống
rượu

chơi
bài”
.
Cũng có những bi kịch, biến cố do sai lầm của chính nhân vật gây ra cho
mình. Ông Shantaram đã tự tô đậm bi kịch đời mình vì sự háo thắng, cao ngạo.
Nếu ông bình tâm hơn, chấp nhận hiện tại, không tự cho mình là nhà khoa học,
không đáng phải đụng tay vào những việc vặt thì ông đã không lâm cảnh thất
nghiệp, nghiên rượu và bế tắc tột cùng. Việc ông bị xô ngã xuống cầu thang,
dường như ông là nạn nhân của hành động trả thù của một đứa bé. Nhưng những
bậc thang đó cũng là bậc thang cuộc đời, ông đã tự xô ngã mình ở đấy. Đại tá
Taylor bị vợ cắm sừng, đó là do tính khắt khe gia trưởng của ông làm nảy sinh
nơi người xung quanh ý nghĩ tìm tự do, “chạy trốn, vùng thoát”. Những người ở
như Shanti, Bhagwati, Ramu,… cũng tự thúc đẩy mình nhanh bước đến biến cố
bằng hành động lừa dối, trộm cắp. Ramu bị đuổi vì trộm áo lót của cô chủ.
Shanti có quan hệ tình cảm với cậu chủ và bị “bị sa thải ngay tức khắc”. Ở
Chương Hãy giữ lấy cút áo của cậu, nhân vật người em Prakash Rao đã tự gây
ra những dằn vặt đau khổ, bắt đầu bằng việc ganh tị, trù ếm, giết chết người anh

trai. Tiếp theo, Prakash Rao bị vợ thao túng, quản lí và ra tay giết hại. Prakash
Rao đã vừa là hung thủ vừa là nạn nhân. Tương tự như hình thức bị báo ứng đối
với Prakash Rao, tên cướp không tên trên chuyến tàu miền Tây (Chương Vụ giết
người trên chuyến tàu miền Tây) cũng chết như một sự trừng phạt: Chết bằng
chính khẩu súng mà mình dùng làm phương tiện cướp bóc, giết hại người khác.
Maman - tên chăn dắt trẻ em - chết dưới tay một tên giết thuê. Tác giả làm nên
điều này khi xếp đặt ngẫu nhiên Ahmed Khan - kẻ giết người thuê, Salim,
Maman cùng hội ngộ nhau trong thời gian gần và không gian hẹp.
Những biến cố trong cuộc sống còn thể hiện cho tính công bằng xã hội:
Cái xấu phải bị phanh phui đưa ra ánh sáng. Hành vi của cha John trẻ bị người


trong nhà thờ phát giác, và đền tội bằng cách tự sát. Gupta không giấu mãi được
việc mình lợi dụng chức quyền để xâm hại trẻ em. Đại tá Taylor buộc phải thừa
nhận hành vi gián điệp và bị trục xuất ra khỏi Ấn Độ. Nữ hoàng Swapna Devi
thật ra lại là người mẹ nhẫn tâm và tàn ác với con trai mình. Cựu chiến binh
Balwant Singh không thể đội lốt người hùng mãi được… Cách tạo dựng những
chuyển biến về hình tượng ở những nhân vật dạng này cũng rất khác nhau và
được
xếp
đặt
công
phu,
gây
bất
ngờ
với
độc
giả.
Cha John trẻ: Thầy tu - Thô lỗ - Hành vi mờ ám - Bị phát giác - Tự sát

(không
phải

bỏ
trốn
hay
kháng
cự)
Đại tá Taylor: Thông minh, tỉnh táo - Bị lộ bí mật bởi một tên trộm tầm
thường - Ram phát giác ông là gián điệp - Bị bắt bởi lời tố cáo nặc danh
Mamaan:
Sang
trọng,
hào
nhoáng
Tàn
ác
Bị
giết
hại
Nữ hoàng Swapna Devi: Uy quyền, lộng lẫy - Ích kỉ, hẹp hòi - Người mẹ
nhẫn
tâm
Cựu chiến binh Balwant Singh: Người hùng - Cơ hội giải oan - Cơ hội
giải
oan
biến
thành
thời
điểm

bị
phanh
phui
Tự
sát
Vikas Swarup đã làm chủ cái ngẫu nhiên, sắp đặt khéo léo cái ngẫu nhiên
ấy với cuộc đời nhân vật. Do vậy, những biến cố, chuyển biến dạng này tạo dựng
được cao trào, hoàn toàn thuyết phục được độc giả
5.2.Thế giới nhân vật – một xã hội Ấn Độ thu nhỏ
Triệu phú khu ổ chuột là tiểu thuyết đầu tay của Vikas Swarup. Có thể nó không ngang tầm
với
những
tác
phẩm
kinh
điển.
Tuy
nhiên,

khía
cạnh “khái quát nên một xã hội” thì thế giới nhân vật đồ sộ trong Triệu phú
khu ổ chuột đã làm được điều đó. Không quá lời khi tác phẩm được đánh giá:
“Một tiểu thuyết chói sáng, vĩ đại, rung động và hỗn loạn như chính nước Ấn Độ
vậy”
5.2.1. Nhân vật và yếu tố tôn giáo
Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo, dân tộc Ấn gửi niềm tin của mình vào đấng siêu nhiên :
Đạo Jaina, đạo Phật, đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Hồi,… Ta nhận thấy những con
người của tôn giáo tràn ngập ngẫu nhiên trong tiểu thuyết Triệu phú khu ổ
chuột. Ram Mohammad Thomas, cuộc đời và cái tên của là biểu hiện của duy
hòa tôn giáo. Prem Kumar đã từng thốt lên khi nghe cái tên ấy: “Ram

Mohammad Thomas, đó là một cái tên rất hay. Nó thể hiện sự phong phú và đa
bản sắc của Ấn Độ” . Cậu bé bị bỏ rơi vào đêm Giáng sinh, trước nhà
thờ và được một cha xứ nuôi dưỡng. Cái tên được đặt ra nhằm kết thúc cuộc
tranh luận của hai người đàn ông, một theo đạo Hồi một theo đạo Hindu, đến từ
Ủy ban mọi tín ngưỡng: Ram (đạo Hindu), Mohamad (đạo Hồi). Trong sự đa
dạng về tôn giáo ấy, Ấn Độ dù tồn tại trên tinh thần hòa hợp, nhưng những cuộc
bạo động tôn giáo thực tế vẫn xảy ra. Sự kiện bạo động tôn giáo được nhắc đến
hai lần trong tiểu thuyết: Người theo đạo Hindu tấn công và giết những người
theo đạo Hồi tại một khu làng ở Bihar (Chương Sự quan tâm dành cho trẻ tàn
tật); Những tên côn đồ bao vây xe buýt, đốt phá tìm giết người theo đạo Hồi
(Chương Quyền giết người).
Cùng với những cái tên mang dấu hiệu nhận biết tôn giáo như: Arvinh,
Usha, Jatin (Đạo Hindu); Salim, Ahmed Khan (Đạo Hồi), không gian tôn giáo
của đất Ấn cũng hiện ra ngẫu nhiên cùng với nhân vật. Chương Gánh nặng của


×