Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

CON NGƯỜI THA HÓA TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ SỐNG MÒN CỦA NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.33 KB, 32 trang )


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Các định nghĩa về “tha hóa”
Tha hóa là một từ mượn có nguồn gốc Hán Việt. Theo cách chiết tự chúng ta
có thể hiểu đơn giản như sau: tha nằm trong bộ Nhân, có hai nghĩa phổ thông là
nó, khác, hóa nằm trong bộ Tỷ, có nghĩa là biến hóa, biến đổi. Vậy tha hóa hiểu
nôm na là biến đổi khác, biến đổi nó. Tha hóa là kết quả của sự vận động, bao gồm
sự thoái hóa; tiến hóa; và cả sự trung dung.
Nhưng từ tha hóa lại có một nét nghĩa khác và được sử dụng khá nhiều hiện
nay. Tha còn nằm trong bộ Túc, mang ý nghĩa là sai lầm. Nếu hiểu theo cách đó thì
tha hóa lại là thay đổi theo cách sai lầm.
Khái niệm “tha hóa” đã từng được nhiều nhà triết học lớn như Hegel,
Feurbach, Karl Marx đề cập đến. Ở đây, chúng tôi dùng khái niệm theo cả hai
nghĩa là nghĩa triết học và theo nghĩa thông thường, phổ biến đã được xác định
trong từ điển tiếng Việt.Theo Từ điển mở bách khoa toàn thư có đến 2 định nghĩa
cho tha hóa:
1. Trở nên khác đi, biến thành cái khác.
Nhiều chất bị tha hoá do tác động của môi trường.
2. Trở thành người mất phẩm chất đạo đức.
Một cán bộ bị tha hoá.
Chính từ nguồn gốc Hán Việt không rõ ràng này khiến định nghĩa về tha hóa
có nhiều tranh cãi. Trong bản dịch Mỹ học(Hegel) của Phan Ngọc, dịch giả cho
rằng tha hóa “hiểu thuần túy là “sự chuyển biến” không lồng ghép vào nó định kiến
tốt-xấu”, nhưng Phạm Thị Hoài lại cho rằng tha hóa là “biến chất là tha hoá, hay
nói đúng hơn: bị coi là sa đoạ, đổ đốn - của con người đều được gọi chung là sự tha


hoá.” Dịch giả Phan Ngọc đã phản biện lại ý kiến này và giữ nguyên lập trường
của mình. Nhưng đến cuối cùng thì cụm từ “tha hóa” vẫn đang là một dấu hỏi lớn
về cách hiểu.
Có nhiều cách phân chia tha hóa khác nhau. Trong văn phạm tiếng Đức, tha


hóa được chia ra tha hoá nội sinh và tha hoá ngoại sinh, đây là hai khái niệm rất
gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau, chúng tương ứng với các thuật ngữ:
Entfremdung, EntauBerung, tương tự, trong tiếng Anh là các thuật ngữ
Estrangement, Elienation.
Theo John B. Calhoun thì thuật ngữ Tha hóa hành vi (Behavioral sink) là
thuật ngữ mô tả những hành vi bất thường trong tình huống mật độ dân cư đông
đúc trong đó có cả những cá nhân thụ động rút khỏi tất cả các tương tác xã hội”.
1.2 Về con người tha hóa trong hai tác phẩm Số đỏ và Sống mòn
Vì định nghĩa về tha hóa chưa thật sự rõ ràng nên thuật ngữ “con người tha
hóa” khó đi đến kết luận cuối cùng.Ở trong bài của chúng tôi, chúng tôi sử dụngcả
haiquan điểm về con người tha hóa:
- Quan điểm thứ nhất: Con người tha hóa là con người thay đổi theo hướng
tiêu cực, mất dần những phẩm chất đạo đức do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Quanđiểm thứ hai: Con người trở nên thay đổi, khác đi với chính mình
ngày xưa. Ở đây không mang nghĩa tốt hay xấu đính kèm.
Văn học nhà trường đã tạo cho các tác phẩm văn học những cái khuôn cố
hữu. Trong bài làm này, chúng tôi vẫn giữ lại lối đọc con người tha hóa theo cách
hiểu thứ nhất mà văn học trong nhà trường dùng lâu đời cho hai tác phẩm Sống
mòn và Số đỏ. Ngoài ra, chúng tôi chủ động đưa vào cách hiểu thứ hai để soi xét
tác phẩm như một lối đọc mới để đồng sáng tạo văn bản giữa những lối mòn đã có
quá nhiều dấu chân.


Bên cạnh hai lối đọc hiển minh dựa trên hai cách hiểu con người tha hóa bên
trên, chúng tôi còn sử dụng những quan điểm của hiện sinh như một lối đọc thứ ba
cho hai tác phẩm, nhất là ở Sống mòn. Ở cách đọc này, chúng tôi chủ yếu lật lại
vấn đề về tha hóa. Soi chiếu nhân vật dưới góc nhìn hiện sinh sẽ cho thấy rõ được
bản chất của từng cá nhân. Từ đó, chúng tôi sẽ đi đến kết luận liệu ở họ có dấu hiệu
của tha hóa hay không, nhằm phản biện, nâng cao đề tài.
Nếu như cả hai lối đọc đầu chủ yếu là áp đặt các nhận định cũ lên tác phẩm

thì ở cách đọc hiện sinh, chúng tôi sẽ tự đặt lại các giá trị cho tác phẩm, giải oan
cho các văn bản bị đọc theo những tư tưởng mà lâu nay đã trở thành một bức thành
trì vững chắc, chẳng ai dám phá vỡ.
1.


CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI THA HÓA TRONG TIỂU THUYẾTSỐ ĐỎ
2.1 Con người tha hóa theo quan điểm thứ nhất trong tiểu thuyết Số đỏ
2.1.1. Xuân tóc đỏ
Nhân vật này là nhân vật điển hình xuyên suốt thiên tiểu thuyết. Nhân vật
xuất hiện từ đầu đến kết thúc liên tục là chuỗi câu chuyện đầy những may mắn bất
ngờ. Một tên mồ côi cả cha lẫn mẹ, Xuân đi ở nhà bác họ. Nhưng mới chín mười
tuổi, cậu này đã có những hành động bỉ ổi và rồi bị bác mình đuổi đi. Từ đây Xuân
sống một cuộc sống đầu đường, xó chợ với đủ ngành nghề để mưu sinh qua ngày.
Nó đi bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên
xe lửa và đôi ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời đã làm cho tóc nó đỏ
giống như Tây. Hoàn cảnh đã tạo nó trở thành một đứa lưu manh thật sự và hết sức
thạo đời. Tóc đỏ mà Vũ Trọng Phụng gắn cho Xuân là sản phẩm của môi trường vô
giáo dục, không ai dạy dỗ, kèm cặp, lang thang kiếm sống với nhiều nghề phức
tạp. Bản chất lưu manh của nó thể hiện qua những câu nói cửa miệng tục tĩu “mẹ
kiếp”, “nước đĩ mẹ gì” đến hành động nhìn con gái tắm, nhìn trộm bà đầm thay
đồ...
Hoàn cảnh đã đưa hắn được nhập vào môi trường của những kẻ giàu có
thượng lưu của xã hội như bà Phó Đoan, ông bà Văn Minh, ông TYPN... Hắn tận
dụng triệt để những gì hắn học mót được, những thứ mà cuộc đời dạy hắn, kết hợp
với cái “số đỏ” của mình để chứng minh cho người đời thấy hắn là bậc tri thức,
sinh viên trường thuốc. Bằng miệng lưỡi của mình, hắn đã lôi kéo không ít những
phụ nữ đến với tiệm Âu Hóa. Chỉ bằng một đoạn trong bài quảng cáo thuốc mà
Xuân đã khiến cụ cố Hồng bái phục. Rồi ông Phán thuê hắn chục đồng bạc chỉ để
nói câu: “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!”. Chọn đúng thời điểm

nói ra câu đó, hắn đã khiến cụ tổ qua đời. Cuối cùng Xuân là người có công, là ân


nhân của gia đình họ. Mọi lỗi lầm trước kia của hắn được bỏ qua tất. Sau đó,
không hiểu vì lý do gì, Xuân biến mất làmcho Tuyết ngày ngày ngóng đợi. Và rồi
cũng bất ngờ như lúc biến mất, Xuân bỗng nhiên xuất hiện trong đám tang rình
rang của cụ cố tổ với cái vòng hoa báo Gõ Mõ làm cho đám tang thêm long trọng.
Hành động gián tián tiếp giết người của Xuântrong mắt gia đình cụ cố Hồng lại
được xem là một đặc ân. Điều này nói lên sự xuống dốc trầm trọng của lương tâm,
nhân phẩm của những con người trong xã hội bấy giờ.
Từ một kẻ vô lại, vô học bỗng chốc Xuân tóc đỏ trở thành “đốc tơ, triết gia,
thi sĩ, nhà cải cách xã hội và anh hùng cứu quốc”, đến nghe danh thôi cũng phải
khiếp sợ. Những tình tiết được Vũ Trọng Phụng tái hiện bằng những bức chân
dung biếm họa đặc biệt. Trong cuộc giao đấu với tay quần vợt hàng đầu nước Xiêm
La, Xuân “quên” mình nhờ thủ đoạn để loại hai quán quân quần vợt Bắc Kỳ. Kết
thúc trận đấu, hắn được mọi người tung hô đến tận mây xanh: “anh hùng cứu
quốc”, “vĩ nhân”, “Xuân tóc đỏ vạn tuế! Sự đại bai vạn tuế”. Hơn thế hắn còn dùng
những lời lẽ huênh hoang, kênh kiệu, xấc xược để ngụy biện cho cái thất bại của
mình.
Có thể nói, Xuân tóc đỏ bước từ thế giới hạ lưu sang thượng lưu chỉ đơn
thuần là bước từ sự tha hóa này sang sự tha hóa khác. Dù là hai tầng lớp xã hội
cách nhau một khoảng cách lớn, nhưng cả hai tầng lớp đều có những điểm chung
là dâm đãng, bịp bợm, lừa lọc, đểu giả. Chính vì thế mà Xuân đã rất nhanh hòa
nhập khi bước chân vào giới thượng lưu. Vũ Trọng Phụng đã rất thành công khi
xây dựng nhân vật Xuân tóc đỏ - một nhân vật có một không hai của thời đại. Một
hình mẫu điển hình cho sự tha hóa, tha hóa từ trong ra ngoài, từ suy nghĩ đến hành
động.
2.1.2 Bà Phó Đoan



Nhân vật này vẫn được Vũ Trọng Phụng khắc họa bằng bút pháp châm biếm.
Bà tađã trải qua hai đời chồng nhưng lúc nào cũng tỏ ra mình là người phụ nữ “thủ
tiết hai đời chồng”. Bà còn có cậu con trai tên Phước được xem là đứa con của trời,
đứa con cầu tự quý báu. Một mụ me tây tập hợp đầy đủ những nét xấu của người
phụ nữ. Trong cái xã hội kệch cỡm mà Vũ Trọng Phụng tái hiện, bà Phó Đoan
đãhiện lên với những tình tiết lố lăng nhất: “bận áo quần như không mặc”, rù
quyến Xuân tóc đỏ, lẳng lơ...
2.1.3 Cụ cố Hồng
Cụ đã “Kính thờ con cụ ở chỗ con cụ là một nhà cách mạng trong vòng pháp
luật”, đã “cải cách tha thiết mà có công luận, mà không sợ tù tội hay mất đầu như
những nhà cách mạng, những người ngu dại mưu hạnh phúc cho đồng bào mà
chẳng làm cho đồng bào biết cái gì là nhảy đầm, cái gì là y phục tối tân”. Cụ đi
theo chủ nghĩa trung thành với nước Pháp, đi theo chính sách cải lương, khuyến
khích các phong trào “vui vẻ, trẻ trung”, cổ xúy cho những hoạt động “làm đẹp”.
Là một con người hủ lậu và đần độn nhưng lại hăng hái cổ động cho phong trào Âu
hóa. Khi cha chết, cụ cố tỏ ra lụ khụ để thiên hạ tưởng là cụ thương cha. Nhưng
thực chất là để phô diễnsự già giặn mà mình hằng mong ước. Có thể nói, đây là
một kẻ háo danh, tính toán để đoạt quyền điều khiển gia đình hòng được mọi người
kính trọng.
2.1.4 Những nhân vật khác
Hàng loạt các nhân vật được cho là tri thức như vợ chồng Văn Minh, Ông
Phán mọc sừng, vợ ông Phán mọc sừng - Hoàng Hôn, cô Tuyết, Cậu tú Tân, ông
Tuyp Phờ Nờ đã được Vũ Trọng Phụng xây dựng là những con người bịp bợm, giả
dối. Họ là những con người luôn mưu tính cho danh lợi bản thân.


Vợ chồng của Văn Minh biết rõ quá khứ của Xuân, dù ở vào tình thế “há
miệng mắc quai” nhưng cũng phải tìm cách tô thêm cho Xuân để có gì thì còn có
thể gả cô em gái đã mang tiếng hư hỏng cho hắn. Họ trở nên mưu mô, toán tính để
được lợi cho riêng mình.

Con gái út của cụ cố Hồng, cô Tuyết, 18 tuổi và có nhan sắc, thì học theo lối
đua đòi mặc đồ hở hang trong đám tang của cụ tổ. Cô ta muốn hư hỏng một cách
có gia giáo và hết sức tự hào vì chưa đánh mất cả chữ trinh. Tuyết cũng giống như
hầu hết những hình tượng phụ nữ được tạo dựng trong truyện. “Hôm nay, Tuyết
mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có coocse, trông như hở cả
nách và nửa vú - nhưng mà viền đen,và đội một cái mũ vấn xinh xinh.”
Người thiết kế thời trang của tiệm Âu hóa, ông TYPN, người làm ra những
mẫu quần áo tân thời. Ông ta cũng là người đã thiết kế các trang phục trong đám
tang của cụ tổ. Những bộ đồ tang hở hang, lố lăng như bộ Ngây thơ mà cô Tuyết
mặc. Ngay cảcái tên của ông ta cũng cho thấy thói chạy theo mode Tây hóa. Gã là
hạng người cơ hội, gặp vận may mới bước lên tầm cao mới của cuộc đời. Ngay lập
tức, hắn lột bỏ lớp da trước kia của mình, mang lên mình lớp mặt nạ mới, những bộ
cánh theo cung cách “rất phương Tây”.
Ông Phán dù biết vợ ngoại tình nhưng lại chẳng thể làm được gì cả.Ông ta
còn là một con người rất tham lam tiền bạc: “không ngờ rằng giá trị đôi sừng vô
hình trên đầu ông ta lại to đến như thế”. Ông hạnh phúc khi nghe cụ cố Hồng nói
nhỏ là sẽ cho thêm con gái con rể thêm một số tiền. Dường như đồng tiền đã che
mờ đi tất cả mọi thứ đối với ông ta. Cái chết của cụ Tổ cũng mang lại cho ông ta
niềm hạnh phúc, còn thầm cảm ơn cái sừng mà Xuân đã gắn cho ông.
Cậu Tú Tân được cưng chiều từ nhỏ, thi đậu chẳng bao giờ nổi tú tài nhưng
lại rất thích mọi người gọi mình là Tú Tân, thích được đề cao, coi mình là giỏi.
Hắn còn là một kẻ mang lương tâm tha hóa: thay vì đau xót cho người đã khuất


trong đám tang lại đi lo cho những tấm hình của mình, chạy ngược chạy xuôi cùng
bạn bè để diễn trò.
Dường như tất cả nhân vật mà Vũ Trọng Phụng mô tả đều mang những gam
màu nhất định của sự tha hoá. Xuất hiện nhiều như Xuân, bà phó Đoan, ít như
Tuyết, cậu Tú Tân hay chỉ điểm qua như hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa, hoặc
không có tên như người đưa tang cụ cố Tổ, tất cả đều không có lấy một ai tốt đẹp.

Dường như Vũ Trọng Phụng không phải khắc hoạ con người tha hoá mà đang phơi
bày cả một xã hội tha hoá.
2.2 Con người tha hóa theo quan điểm thứ hai trong tiểu thuyết Số đỏ
Có rất nhiều người đồng tình cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ
của Vũ Trong Phụng là những con người tha hóa. Hay nói đơn giản họ đồng ý với
quan điểm thứ nhất, cho rằng nhân vật trong Số đỏ đã “mất dần những phẩm chất
đạo đức”. Nhưng chúng ta có bao giờ gỡ bỏ những định kiến mà các người đi trước
áp đặt vào văn học, những lối mòn khuôn sáo vạch sẵn tự bao giờ để đặt cho mình
một câu hỏi: “Liệu nhân vật trong Số đỏ có phải thật sự là tha hóa?”, “Có phải từ
xưa đến nay người ta hiểu từ tha hóa quá đơn giản rồi không?”.
2.2.1 Xuân tóc đỏ
Đầu tiên với nhân vật chính của truyện, nhân vật xuyên suốt vào trọng tâm
“điển hình cho hình mẫu nhân vật “tha hóa”. Cuộc đời của Xuân toàn những
chuyện may mắn, từ việc nó là đứa nhặt quần banh đến “đốc tờ, triết gia, thi sĩ, nhà
cải cách xã hội, anh hùng cứu quốc”. Và người ta cho rằng để làm được điều đó nó
đã trải đủ mánh khóe, làm đủ chuyện lừa lọc dối trá. Điều này thì hoàn toàn chính
xác không có gì để bàn, nhưng liệu quá trình đó có thực sự là tha hóa? Lật lại cuộc
đời của Xuân, “Lúc mới 9 tuổi, nó đã phải đi ở nhờ nhà một người bác họ, họ thúc
bá. Bác nó nuôi nó thay đầy tớ và được cả họ khen là nuôi cháu mồ côi. Nhưng


một hôm nó bị đánh một trận và bị đuổi đi. Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ
phên nứa để nhìn!”. Điều này đã mở ra rất nhiều vấn đề. Theo Tâm lý học đại
cương, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người đó là di
truyền, môi trường, giáo dục, hoạt động cá nhân.Trong 4 điều này thì Xuân thiếu
đến 3 yếu tố. Đầu tiên là môi trường của nó lớn lên không được tốt đẹp, bố mẹ mất
sớm, phải đi ở nhà bác làm thuê. Điều đó chắc hẳn Xuân cũng mất đi sự giáo dục
từ những người thân. Và hoạt động cá nhân của Xuân thì cũng không được đa dạng
do phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn vật chất và tình thương trầm trọng. Chính
những điều này đã khiến cậu bé 9 tuổi kia có những hành động lệch lạc. Tại sao

Lolita, cuốn sách kể về một cô bé 12 tuổi với những xu hướng tình dục khác hẳn
lứa tuổi của mình lại được đứng thứ 27 trong danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế
kỷ 20? Bởi vì cuốn sách đã dám viết những điều về “đứa bé nổi loạn, người mẹ vị
kỷ, gã biến thái khát dục”. Một đứa trẻ nhưng Lolita được nuôi dạy rất tốt nhưng
lại có những hành vi tình dục khác thường, huống hồ gì đứa trẻ con mới lớn như
Xuân lại không được giáo dục nên hành vi đó có đáng để kết tội nó là tha hóa?
Hay chăng nhìn ở góc độ khác, chấp nhận rằng những điều ở Xuân làm trái
với luân thường đạo lý, là “mất dần những phẩm chất đạo đức” thì đây đã là bản
chất của Xuân rồi, nó không phải trải qua quá trình lớn lên va chạm mới khiến
Xuân trở thành kẻ tội đồ như thế. Từ bé ở cậu đã có những xu hướng tình dục này
và sau này nó chỉ là quá trình tiếp theo, đó không được xem là tha hóa khi nó vốn
dĩ là bản chất. Dù thế nào đi nữa thì qua lý lịch trích ngang đã đủ cho ta thấy Xuân
tóc đỏ không phải là nhân vật tha hóa.
Nếu mọi người vẫn chưa cảm thấy hợp lý, vậy thì thử lật lại Số đỏ những chi
tiết này để thấy điều chúng tôi đang muốn nói.


Khi Xuân tóc đỏ đến nhà bà Phó Đoan lần đầu tiên, nhìn thấy cậu Phước bắt
người làm cưỡi ngựa nhong nhong, Xuân “Thấy chướng mắt quá thể, Xuân không
thể chịu được. Nó lẩm bẩm trong cổ họng: "Mẹ kiếp! chứ con với chả cái!”.
Khi Xuân tóc đỏ thấy bà Phó Đoan ăn mặc hở hang, “Xuân cảm thấy như
mình là một đứa con nhà vô giáo dục”.
Khi Xuân được bà Phó Đoan mời lên phòng cách bà mấy bước chân để bà đi
tắm “Bà Phó thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi bì bạch” thì Xuân vẫn “chăm
chú vào quyển sách ảnh, thằng Xuân cứ ngồi nguyên chỗ”.
Khi được ông Phán mọc sừng xúi về việc nên gọi ông là người mọc sừng do
có vợ ngoại tình trước mặt cụ tổ để cụ tức lên mà chết, lúc đó Xuân sẽ được chia
tiền, “Nhưng Xuân lưỡng lự rồi nguẩy đầu:
- Tôi chả thế. Thế là giết người! Tôi không muốn làm kẻ sát nhân! Một tội
ác! Không thể thế được!”

Khi được mời làm cố vấn cho báo Gõ mõ, Xuân đã hỏi: “Thế thì sao đã đi tu
mà lại còn mở báo cạnh tranh với ai làm gì nữa?”.
Khi đã khiến cho cụ tổ lên cơn tức giận và chết, Xuân “hoảng hốt về trò đùa
ấy”, sau đó “liền thú tội, nói một cách thành thực rất nên tin.
- Thưa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần, hạ lưu, không biết thuốc
ạ!
Rồi nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp.
Khi ông Văn Minh gặp và nói về chuyện cô Tuyết bị người ta đồn với Xuân,
nó cảm thấy “sợ lắm, nghĩ ngay đến sở Cấm, sở Mật thám, Toà án mà chủ cũ nó có
thể nhờ Nhà nước tra tấn kìm cặp nó về tội quyến rũ con gái nhà tử tế”.


Những từ như “chướng mắt, con nhà vô giáo dục, lưỡng lự, hoảng hốt, thú
tội, chạy thẳng, sợ lắm” như một chìa khóa để chúng ta đi vào tâm hồn của Xuân.
Liệu con người này có phải đã trở nên xấu xa, trở thành một kẻ tha hóa theo nghĩa
“thay đổi theo hướng tiêu cực, và mất hết những giá trị đạo đức”?
Dù trở thành “đốc tờ”, “thi sĩ”, “anh hùng cứu quốc” gì đi nữa thì thằng
Xuân vẫn không thể xóa đi cái bản chất vô học, ma cà bông của mình. Vẫn là câu
nói “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” thỉnh thoảng lại văng ra ngay tại các phòng khách
sang trọng của Phó Đoan, cố Hồng và ngay cả trước mặt các nhà soạn từ điển của
hội “Khai trí tiến đức”. Vẫn là câu nói kiểu vẹt: “Chúng tôi rất được hân hạnh”
được ứng phó trong nhiều hoàn cảnh, kể cả lúc trả lời sự âu yếm của người tình là
cô Tuyết. Cái bản chất của nó vẫn thế, vẫn là một kẻ vô học và hạ lưu, nhưng theo
thời gian và môi trường sống thì sự hạ lưu đó phát triển hơn, nó không phải là một
nhân vật tha hóa.
Đến đây chúng tôi sẽ không lập luận gì nữa, bởi có lẽ bây giờ mọi người
đang vỡ ra nhiều điều về nhân vật Xuân, một kẻ đáng thương hay đáng trách?
2.2.2 Những nhân vật khác
Ngoài Xuân tóc đỏ, trong Số đỏ còn rất nhiều nhân vật được đính kèm theo
tính từ tha hóa.

Như bà Phó Đoan: một con người với tính cách xuyên suốt được miêu tả là
một người đàn bà lấy chồng Tây, đã 2 đời chồng và cực kì dâm đãng nhưng lúc nào
cũng tỏ ra là 1 quả phụ gương mẫu.
Cô Hoàng Hôn: Con gái cụ cố Hồng, đã có chồng nhưng vẫn thường xuyên
ngoại tình.
Ông Phán mọc sừng: Chồng cô Hoàng Hôn, một người đàn ông có vợ ngoại
tình nhưng bất lực.


Cô Tuyết: Con gái út cụ cố Hồng, mới 18 tuổi và có nhan sắc, muốn hư hỏng
một cách có khoa học và tự hào chưa đánh mất cả chữ trinh.
Tất cả đều là những nhân vật không hề tốt đẹp, nhưng quá trình hình thành
và phát triển tính cách của họ đều thống nhất với bản chất, đều là những con người
ăn chơi trụy lạc, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống nhưng
không phải là quá trình tha hóa. Họ đều là những con người vốn dĩ đã được mặc
định với các tính cách như vậy và chỉ phát triển thêm qua thời gian.
Trong luận án tiến sĩ của Đinh Trí Dũng, ông đã nhận định rằng: “Trong tám
cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, có đến năm nhân vật chính (trong bốn cuốn
tiểu thuyết) là nhân vật "tha hóa" (Việt Anh trong Dứt tình, Long, Mịch trong
Giông tố, Huyền trong Làm đĩ và Phúc trong Trúng số độc đắc).”. Chúng ta thấy
không hề xuất hiện các nhân vật trong Số đỏ mặc dù quan niệm về tha hóa của
Đinh Trí Dũng là “Ở đây, chúng tôi không dùng khái niệm theo nghĩa triết học mà
theo nghĩa thông thường, phổ biến đã được xác định trong từ điển tiếng Việt: “tha
hóa nghĩa là con người biến chất thành xấu đi”.
2.3 Tiểu thuyết Số đỏ dưới góc nhìn Hiện sinh và Tâm lý học xã hội. Số đỏ có
nói về con người tha hóa?
Khi tất cả mọi thứ đều được hạ bệ, những đẳng cấp, Thượng Đế, nhà vua,
quý tộc bị lôi xuống khỏi ngai cao, thì một thứ gì đó phải vượt lên để thế chỗ. Hiện
đại sang hậu hiện đại, con người đạp đổ mọi thứ trên đường đi. Đám đông chưa
bao giờ là cơn ám ảnh kinh hoàng của nhân loại đến vậy.

Theo định nghĩa của Gustave Lebon, đám đông là “một tập hợp những con
người sẽ có những đặc tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng từng
con người trong đó”. Ở đây, trong một đám đông, bản tính cá nhân bị thủ tiêu,
chẳng còn sót lại gì ngoài một thứ tâm hồn chung rộng lớn do sự vô thức điều


hướng. Sự tiến bộ và văn minh của nhân loại, từ xưa đến nay, đều được hình thành
nhờ những nhóm nhỏ các cá thể trí thức tiến bộ. Đám đông không bao giờ làm
được điều đó, vì vị trí của nó luôn luôn nằm bên dưới. Và giai đoạn cuối của một
thời đại, ta luôn nhìn thấy ở đó sự hiện diện của vô số dấu chân người. Đám đông
luôn là thứ sẽ kết thúc một điều gì đó, chôn cất một cái gì đó, là kẻ tàn phá mọi văn
hóa. Vậy nên, đến thời đại mà đám đông lên ngôi này, chúng ta sẽ có kết thúc như
thế nào?
Số đỏ là cuốn tiểu thuyết viết về đám đông. Đám đông của những năm đầu
thế kỉ 20. Như tính chất mà mọi đám đông đều có, cuốn tiểu thuyết cho thấy sự hỗn
độn, phi nhân tính, những bản năng, sự ngu dốt, dơ bẩn... của xã hội giai đoạn này.
Trong đám đông này, con người quên mất ý thức về cá nhân, mặc cho linh hồn
chung điều hướng. Những cá nhân từ Xuân, Phó Đoan, cố Hồng, Văn Minh,
Hoàng Hôn,... đến cụ cố tổ, thằng nhóc Phước, đều được khai thác qua những khía
cạnh khác nhau nhưng thực chất là một bản chất. Và không chỉ họ, nhiều người
ngoài kia cũng vậy.
Vấn đề của Số đỏ không phải là tha hóa mà là vấn đề của đám đông. Bởi vì
thực sự ở đây không còn cá nhân nữa. Cả cuốn tiểu thuyết là sự biến mất cá nhân.
Sự biến mất này lại chẳng hề liên quan đến trước đó sẽ có một số cá nhân tha hóa.
Không hề! Con người chẳng bao giờ là mình. Ở chúng ta chắc chắn phải có một cái
gì đó do xã hội xây dựng. Văn học hiện sinh đã nói rất rõ. Vậy nên, đám đông, dù
là một nguy cơ, nhưng là một thứ tất yếu không thể tránh khỏi. Nên để giải quyết
được vấn đề cá nhân, cần phải làm gì đó với xã hội, nhất là đám đông từ xã hội.
Những tư tưởng đám đông dẫn dắt các cá nhân trong tác phẩm. Vậy nên có
thể nói rằng Xuân tóc đỏ phải mà không phải là Xuân tóc đỏ, Phó Đoan cũng vậy,

mọi người đều vậy. Vậy nên, chỉ là có hoặc không có các cá nhân. Chính cái xã hội
những thập niên đầu thế kỉ 20 mới là thứ mà Vũ Trọng Phọng tập trung châm biếm.



CHƯƠNG 3: CON NGƯỜI THA HÓA TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG
MÒN
3.1 Con người tha hóa theo quan điểm thứ nhất trong tiểu thuyết Sống mòn
3.1.1 Nhân vật Thứ
Là một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng, đạt bằng Thành
Chung nên khi được sự giao phó của Đích về dạy ở trường, Thứ đã dốc hết lòng vì
công việc, nhiệt huyết với nghề. Lúc bấy giờ, “y là một ông thầy rất tận tâm. Y
soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng, bao nhiêu tâm lực, bao nhiêu thì giờ đều
dùng cả cho nhà trường, cho lũ học trò”. Chính cuộc sống tù túng khiến người trí
thức có nhân cách là thầy giáo Thứ ấy ngày càng bế tắc, chán chường. Anh đã bắt
đầu có những dấu hiệu thay đổi về suy nghĩ: ban đầu thì hết lòng vì công việc
nhưng sau đó y không còn bận tâm đến việc soạn giáo án vì sự quẩn quanh và lặp
lại của công việc.
Đầu tác phẩm, ta đã bắt gặp một Thứ với tiếng nói tự phê phán của con
người giàu lòng tự trọng, rất ngại khi đụng đến vấn đề tiền bạc, quyền lợi vì vốn dĩ
anh cảm thấy đó là những điều nhỏ nhặt, tế nhị, không đáng để nói đến. “Y không
muốn nói nhiều chuyện tiền nong. Ngay đến không phải chỗ thân tình mà còn cò
kè với nhau về một vấn đề tiền, y đã thấy ngượng ngùng rồi…”. Con số hai chục
đồng lương mỗi tháng trong khi công việc ngày càng nhiều, lo lắng vì học sinh
ngày càng đông đã khiến Thứ phải tằn tiện, chi tiêu sao cho đủ một tháng 10 đồng
và gửi về cho gia đình 10 đồng. Con người ấy vốn xem “miếng ăn là miếng tồi tàn”
mà cũng có lúc cùng San chì chiết Oanh vì bữa cơm gạo chấm rau. Đồng tiền
khiến Thứ phải quên đi lí tưởng “Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý
hơn nhiều”. Thay vào đó, Thứ chua chát nhận ra rằng cuộc đời y “lúc nào cũng lo
chết dói, lúc nào cũng lo làm thế nào cho không chết đói!”.



Một chàng trai trẻ tuổi đầy mơ mộng, hoài bão và tinh thần đấu tranh: “Còn
chút thì giờ thừa nào, y học rất chăm. Y đợi một dịp may mắn để có thể xin xuống
làm bồi tàu để đi sáng Pháp. Y sẽ sang đấy, để nhìn rộng, biết xa hơn để tìm cách
học thêm (…). Tạng người y không cho y cầm sung, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà
chiến đấu …”. Thứ đại diện cho lớp thanh niên trí thức nghèo luôn luôn suy nghĩ,
dằn vặt giữa nỗi lo tồn tại với khát vọng cao xa về một lý tưởng tốt đẹp. Nhưng rồi
những lo lắng thường nhật cơm, áo, gạo, tiền đã đẩy Thứ trượt dài xuống dốc, rơi
vào cảnh sống mòn. Y đầy khát vọng nhưng lại tự ti nghĩ “mình chỉ là một anh giáo
khổ trường tư, lương kém lương anh bồi bàn khách sạn to”. Kết thúc Sống mòn,
thấm thía mọi bất hạnh, Thứ đã tổng kết cho thân phận và tương lai của mình: “Y
sẽ chẳng đi đâu? Ấy, cái đời y là vậy! Y biết thế! Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y
không bao giờ cưỡng lại không bao giờ nhảy xuống song xuống bể, không bao giờ
chĩa súng lục vào mặt người bẻ lái và ra lệnh cho hắn hãm máy, quay mũi lại. Y để
mặc cho con tàu mang đi…”.
Thứ với những đoạn thoại cùng San chỉ trích Oanh vì sự tham lam, vụ lợi lặp
lại khá nhiều trong tác phẩm. Có lẽ chính thói quen trách móc, than vãn và đổ lỗi
ấy đã khiến cho Thứ càng trở nên chán chường và bi quan. Thứ cho phép mình chì
chiết người khác. Thứ lại càng hăng trong việc xét nét cách sống của mỗi người.
Thứ thô thiển với suy nghĩ rằng Liên lăng nhăng và ra tay đánh vợ. Dần dần con
người hiền lành ấy lại rơi vào sự “mỏi mệt cả đến tâm hồn, cả tính tình”. Thứ ý
thức - một ý thức của người có học “cần biết khổ, cần nhìn nhận rõ ràng cái khổ,
để tìm cách diệt khổ”. Nhưng ở đây nhân vật Thứ lại rơi vào vòng tròn của sự đau
khổ, ích kỉ. “Sống tức là cảm giác và tư tưởng”. Trước cái chết cận kề của người
anh họ, Thứ thoáng vụt cái suy nghĩ “giá Đích chết ngay đi”. Đã đến lúc Thứ nhận
ra sự thay đổi của chính mình “Lòng y đã cằn cỗi đến mức ấy rồi ư? Y đã ích kỷ,
đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến thế ư? Trên mắt y, một chút nước mắt



bỗng ứa ra. Trơ trơ trước cái chết của một người thân, y đã khóc chết của chính
tâm hồn mình…”.
3.1.2 Nhân vật San
San là một trí thức tiểu tư sản chưa hoàn toàn mất hẳn ý thức chống đối hoàn
cảnh, nhưng sự chống đối ấy yếu ớt không đáng kể, nó nhanh chóng đi đến thỏa
hiệp, đầu hàng.
San khúm núm, cúi đầu trước đồng tiền và quyền lực. Bố vợ y là người giàu
có, vây cánh mạnh nhất làng. Chính vì thế, “Kỳ thuế năm ấy, Thứ được tin San
phát thẻ giùm anh vợ. Đòi dân làng mỗi cái ba xu”. Hay có lúc thằng ở kể rằng San
đang chia bài cho ông bố vợ đánh tổ tôm. Hôm khác thì chính thứ bắt gặp San đang
dở cuộc tổ tôm. “Từ đấy Thứ không đến nhà San nữa. Y được nghe đủ mọi thứ
chuyện về cái anh chàng đốn mạt, làm nô lệ cho nhà vợ ấy. Y nhục thay cho
bạn...”. Tiền bạc và quyền lực lại có năng khiến những kẻ có học thức như San
phải làm nô lệ cho nó, lại khiến những con người tri thức khinh bỉ nhau... Và kể cả
khi rời quê, lên Hà Nội dạy học, San vẫn không khỏi bị chi phối bởi gia đình vợ.
Việc thằng cháu nhà vợ y bị đánh cũng khiến y mất ăn mất ngủ. Bởi lẽ y sợ mấy
mụ bên nhà vợ sẽ đay nghiến y, trách móc y vì cái tội hắt hủi, bỏ liều con cháu họ,
coi nó không bằng người dưng.
San là một người rất chi li, tính toán nếu không muốn nói là quá quắt, keo
kiện, bủn xỉn. Y tính từng miếng ăn với Oanh, đấu khẩu, xỏ xiên với Oanh
luôn. “Một lần, ăn mới xong một bát cơm mà đã hết cả thức ăn, San cầm lấy cái đĩa
đựng đậu kho chỉ còn có đĩa không với một tí nước và vài cái lá hành, đổ cơm vào
trộn đi, trộn lại sạch như lau. Trộn xong, y trút vào bát của y, thong thả và cẩn thận
gạt từng hạt cơm dính trong lòng đĩa xuống. Rồi y đặt cái đĩa không ra hẳn ngoài
mâm, thủng thỉnh nói một mình:


- Để riêng nó ra đấy. Sạch lắm rồi. Lát nữa không cần phải rửa, thằng Mô tha
hồ thích nhé!”.
“San tính rành mạch cho Oanh nghe từng xu rau, từng hào đậu, từng tí nước

mắm trong một bữa cơm để báo thù lại Oanh cứ luôn luôn kêu rằng mình thổi cơm
tháng cho San và Thứ như vậy lỗ”.
San bần tiện trong chuyện tình cảm. Y có cảm tình với Dung con gái bà béo.
Tán tỉnh Dung nằm trong sự toan tính của y: “Tôi cố làm cho nó chửa. Bà béo tất
phải van tôi mà gả nó cho tôi. Bấy giờ, dù có biết tôi có vợ, hai con rồi cũng chẳng
làm gì. Vẫn phải gả như thường. Làm hai mà chẳng phải chịu à?... Bà ấy không có
con trai. Bao nhiêu của nả sẽ về tôi. Vợ tôi thấy tôi lấy vợ hai, đã không mất gì, lại
được mấy cái nhà, có ghen cũng chẳng nỡ nói nào. Thế là tôi hai vợ. Một vợ trông
coi vườn ruộng ở nhà quê với một vợ buôn bán ở tỉnh thành. Tôi chỉ việc nằm ăn.
Thế có thú không?”.
3.1.3 Nhân vật Oanh
Oanh là một người đàn bà nhỏ nhen, ích kỉ đến độ không cần che đậy. Cuộc
sống của Oanh liên tục là những bài toán chi ly, con người bị vắt kiệt đi bởi sự tính
toán. Oanh tính toán chi li để bớt từng lẻ gạo, từng xu nước mắm cho mỗi bữa ăn.
Y ích kỉ đến nỗi không muốn để Mô lấy vợ vì sợ ảnh hưởng đến công việc của
trường. Tính toán và hết sức tỉnh táo cả trong chuyện tình yêu với Đích.
Oanh là con người gian giảo, luôn gieo rắc một cách nhẫn tâm những hi
vọng sẽ không thành trong Thứ. Lúc nào Oanh cũng nhẹ nhàng, sắp sẵn chút động
lực cho Thứ: “Tôi cũng sắp trả chú cái trường này của chú đây”. Có lẽ, với Oanh
lời nói đó không chỉ là lời khẳng định đầy dối trá mà còn là một lời nhắc khéo cho
Thứ về cái vị thế của y để y lúc nào cũng phải bỏ hết công sức mà tận tâm tận lực.


Tình yêu đối với Oanh không thể chỉ là tình cảm mà phải là danh, lợi. Oanh
cũng đã từng đẹp trong tình yêu nhưng cái đẹp của tâm hồn ấy chỉ là phút chốc.
Khi y bắt đầu suy đi tính lại thì tâm hồn cằn cỗi ấy lại hiện ra rõ ràng hơn hết. Đích
sắp chết, tình yêu và sự chờ đợi của Oanh cũng sắp trở nên vô nghĩa. “Người ta
yêu nhau đến có thể chết vì nhau, nhưng vẫn không dám tận nghĩa cùng nhau chỉ vì
chưa cưới hỏi”. Oanh lo lắng cho bản thân, Oanh sợ lời ra tiếng vào không hay cho
mình và hơn hết Oanh không muốn bỏ tiền bạc của mình để lo cho một bổn phận

không thực “Nhỡ Đích chết ở đây, thì lôi thôi cho tôi lắm”.
Giả dối trong cuộc sống hằng ngày, giả dối trong tình bạn, giả dối trong tình
yêu, giả dối cả trong tiếng khóc, tiếng cười. Thứ nhận thấy, mặc dù Oanh “đã tít
hai mắt lại để cười, trông y vẫn chẳng có vẻ thực tình tí nào”.
3.1.4 Nhân vật Liên
Xuyên suốt tác phẩm người đọc có một cảm giác rất thiện cảm với Liên.
Người đàn bà nông dân tội nghiệp ấy khi là một người vợ cũng đầy tinh tế, ý nhị
và cao thượng biết bao. Liên thấu hết nỗi đau của chồng, Liên không muốn mình
trở thành một trong những điều khiến Thứ thêm khổ sở. Phải chăng “sự hiền từ, sự
dịu ngọt, sự phục tòng” của Liên đều bắt nguồn từ tình thương chân chất, thật thà
của cô gái miền quê.
Thứ đã từng nói: “cái nghèo chẳng có ích cho ai. Nó tiêu mòn sức lực, héo
hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất. Nó tạo
nên những con người nô lệ”. Trong Liên đã có những biến chuyển mà chính Thứ
nhận ra rằng, đây có còn là Liên, vợ của y. Sự dịu dàng, phục tòng trong con người
Liên cũng như bao thứ khác, có mức độ và khi chạm ngưỡng cao nhất sẽ thoát xác
những điều bất ngờ trong tính cách. Thứ ra tay tát vợ. Hành động đó đã khiến Liên
bất ngờ, hoang mang và nghẹn ngào. Từ người vợ ân cần, nhẹ nhàng Liên cũng trở
nên “chan chát, the thé, bướng bỉnh và quyết liệt”: “Tôi có tội gì thì cũng phải nói


cho tôi biết chứ!... Rồi muốn đánh thì đánh, muốn chửi thì chửi, muốn đâm, muốn
chém, muốn băm vằm ra tôi cũng chịu”. Tình yêu đã tạo nên cho Liên nguồn lực
sống nhưng cũng chính nó cũng khiến cho cuộc đời Liên trở nên “nhàn nhạt, đạm
đạm, không nhiều màu sắc, nhiều mùi vị như trước nữa”. Sự biến chuyển trong tâm
hồn Liên như một dấu mốc cho nhận thức con người. Giữa cuộc đời vốn thiếu
thốn, cực nhọc thì tình yêu, sự vị tha là một điều gì đó quá xa xỉ. Tâm hồn của con
người cũng giống như một tấm áo cũ càng khâu vá càng lộ ra thêm nhiều vết rách.
3.1.5 Những nhân vật khác
Mô - một thằng long toong của nhà trường, nó cũng là một đứa nhanh nhạy

và thông minh lắm, nó luôn cười nói vui và nó cũng chẳng ưa ngì Oanh... Nó biết
Oanh cũng chỉ lợi dụng mình, với đồng lương bèo bọt. Khi Thứ rộng rãi với mình,
y hay nói xấu tính bủn xỉn của Oanh, nhưng khi Thứ túng thiếu phải tính toán hơn
thì y lại tỏ vẻ khinh khỉnh... Sau khi lấy vợ, tính khí y khó chịu hơn. Khi San nhờ y
tìm nhà giúp, hắn cũng tính sao cho có lợi. Thứ và San cho việc ép Mô xếp chỗ ăn,
chỗ ở cho họ chỉ là chuyện đùa. Không ngờ Mô lại để ý nhiều. Cố nhiên không
phải chỉ vì muốn tận tâm với hai cậu mà còn vì lợi ích riêng của nó. “Nó hỏi họ rất
kỹ càng về việc tiền nong...”. Mô đã thành một kẻ biết lo lắng, biết hơn thua, biết
tìm cái lợi cho mình.
Gia đình ông Học với nghề đậu phụ. Họ có một mái ấm với hạnh phúc đơn
sơ cùng những tiếc cười của trẻ thơ, của bà vợ khi nghe ông học thổi kèn tàu để
giải trí. Thế nhưng, ngoài lúc hiền lành vui vẻ với vợ con, nhã nhặn lịch thiệp với
Thứ và San hay trong việc hòa giải mâu thuẫn giữa vợ anh xe và chồng cũ của cô,
có lúc lại khó tính đến nỗi kì kèo với anh xe về cái chiếu cũ, rồi lại chửi sa sả vào
anh xe khi mang trả đôi chiếu để lấy lại vài hào.
Hay bà và mẹ của Thứ, vì cuộc sống quá chật vật khó khăn khiến họ cũng
không thể vui vẻ với nhau được. Mỗi lần về quê đối với Thứ đều chẳng mấy khi


vui vẻ. “Hết phải nghe bà kêu ca khóc lóc, bố cờ bạc, rượu chè, ăn ở bạc, y lại phải
nghe mẹ sụt sịt, kể lể những cái lắm điều, những cái ác, cái tệ của bà. […] Có lần,
vừa trông thấy y, mẹ y đã hờ khóc om sòm, các em y cũng khóc theo, y như nhà có
đám ma”. Thứ nhận ra rằng những sự lục đục ấy mới bắt đầu từ khi nhà y bắt đầu
nghèo”. Đó cũng chính là lí do mà Liên đau ốm đến mấy cũng về nhà đẻ. “Chính
sách của bà ngoại y là không bao giờ uống thuốc. Bà vẫn bảo: “Nếu không có
thuốc mà chết thì nhà nghèo chết sạch! Chỉ nhà giàu sống...”. Và cũng chính vì cái
nghèo ấy mà những người trong một gia đình lại ghét bỏ nhau. Bà thì nói xấu Liên.
Mẹ thì tố với Thứ là Liên bài bạc, ngoại tình. Bởi lẽ, trong tâm thức của bà, Liên là
kẻ đã vơ vét hết tiền bạc của chồng. Cứ mỗi bận Thứ về, bà lại hỏi về vấn đề tiền
bạc, lại tăng thêm áp lực cũng như sự khó chịu của Thứ.

3.2 Một đề xuất mới về cách hiểu con người trong Sống mòn: Con người bản
chất
Nhân vật trong Sống mòn không có sự tha hóa, dù là tha hóa ở nghĩa tích
cực, biến đổi khác đi, hay nghĩa tiêu cực, phẩm chất đạo đức mất đi, trở thành con
người xấu đi so với bản chất tốt đẹp vốn có của mình.
Vì sao không khẳng định nhân vật trong truyện là nhân vật tha hóa? “Con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” - Karl Marx, đặc biệt trong xã hội có
nhiều biến động cả về kinh tế và các chuẩn mực, con người càng có cơ hội để phô
diễn nhiều bản mặt để có thể thích nghi, tồn tại và chống đối xã hội. Vì vậy, chuyện
nhân vật có nhiều nét tính cách, có sự thay đổi từ nét tính cách này sang nét tính
cách khác không thể khẳng định nhân vật là nhân vật tha hóa.
Hiểu tha hóa theo nghĩa tích cực, con người biến đổi khác đi, rõ ràng các
nhân vật trong Sống mòn không hề có sự biến đổi đó, rõ ràng các nhân vật đang
dần bộc lộc các bản chất cùng tồn tại trong một con người, những gì thuộc về phần
tốt đẹp trước nay được phô diễn còn phần xấu xa được giấu nhẹm, lấp liếm hoặc tự


bào chữa. Nhưng những gì thuộc về con người thì không ai hiểu hơn ngoài con
người, làm sao có thể che đậy những điều đã thuộc về bản chất.
Hiểu tha hóa theo nghĩa tiêu cực, nó là một quá trình biến đổi có xu hướng
xấu xa từ một cái gì tốt đẹp trở thành một cái gì hư hỏng. Có nghĩa là nhân vật
được xây dựng trong một quá trình, ngay từ đầu hoặc là đan xen trong mạch truyện
được thừa nhận là tốt đẹp nhưng vì những yếu tố thuộc về xã hội mà trở nên xấu
xa, hoặc buộc phải trở nên xấu xa để có thể tồn tại. Có câu, Nhân chi sơ tính bổn
thiện, cũng có câu, Nhân chi sơ tính bổn ác, con người không thể được khẳng định
là xấu hay là tốt một cách mặc định. Cũng như đã trình bày ở phần trên, trong quá
trình sống con người có xu hướng sẽ bị biến đổi hay là bộc lộ bản chất của mình
cần phải được chứng minh rõ ràng, không thể quy chụp.
3.2.1 Nhân vật Thứ
Bản chất con người Thứ có mặt tốt, mặt xấu xa, nhưng mặt tốt trong con

người y chỉ đủ để ta cảm thấy thương xót cho số phận con người này. Xin được chỉ
ra những phần bản chất trong con người y và xin nhấn mạnh, những mặt xấu này
không phải từ cái tốt của con người y rồi qua sự cọ xát với cuộc đời mà xấu đi, nó
tồn tại thực sự trong bản chất con người y và dần dần bộc lộ ra bên ngoài. Mà
những gì thuộc về con người thì không xa lạ với chúng ta. Bên cạnh đó, những mặt
xấu ấy vẫn không thể nào phủ định toàn bộ con người y, và rằng con người Thứ
cũng còn có những nét tính cách tốt đẹp nhất định.
Hầu hết những diễn biến nội tâm của nhân vật Thứ là những miêu tả giằng
co về các nguyên tắc đạo đức với những điều mà Thứ cho là tầm thường (nhưng về
cuối tiểu thuyết thì cuộc giằng co này bị thay thế bởi sự giằng co giữa lý tưởng và
thực tại). Mặc dù những mâu thuẫn đạo đức xuất hiện dày đặc trong tác phẩm,
nhưng đây chỉ đơn giản là sự tự vấn của một cá thể về ý thức đạo đức bản thân. Dù
rằng những nguyên tắc đạo đức này khá cứng nhắc và đôi khi hơi kì quặc. Điều


này khiến cho những suy nghĩ của nhân vật nhiều lúc rất nực cười (thậm chí ta có
thể kết luận nhân vật bị mắc chứng generalized anxiety disorder (rối loạn lo âu lan
tỏa)). Một con người, ý thức về cái thiện, về tình thương đến mức chi li như vậy,
thì không thể nào là một cá thể tha hóa.
Là một nhà giáo, yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất của người thầy
là nhân phẩm. Thân phận nhà giáo khiến Thứ ý thức sâu sắc hơn về những nguyên
tắc đạo đức mà mình cần tuân thủ. Đồng thời, đây cũng là nét tính cách chung của
kẻ sĩ, những con người trí thức ở mọi thời. Quan niệm này hình thành nên thói sĩ
diện ở Thứ. Dẫu vậy, sự sĩ diện cá nhân này, suy cho cùng cũng là ý thức về con
người phóng khoáng, không tính toán những thứ nhỏ nhặt, một phẩm chất có thể
coi là tốt đẹp. Nhưng ở Thứ, ta vẫn thấy đây chỉ là bức bình phong dựng lên để xây
dựng một hình ảnh trùng khớp với khuôn khổ xã hội gán cho nhà giáo. Thực chất,
sự xuất thân từ gia cảnh không mấy khá giả vẫn khiến Thứ xét nét từng thứ. Không
sống được bằng con người thật của mình là cơn dằn vặt dai dẳng nhất của y.
Song hành với ý thức về nhân phẩm, đạo đức là ý thức về cái thiện ở bên

trong Thứ. Những cái thiện này không hẳn hoàn toàn được coi cái thiện (phạm vi
đạo đức phổ biến), nhưng con người Thứ vẫn nhất nhất hành xử theo nó theo một
phương cách hết sức kì lạ. Dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt như ăn miếng trả
miếng với Oanh, những ý nghĩ viết thư vạch trần Đích,… cũng khiến y suy ngẫm
đi suy ngẫm lại một lúc lâu, dù sự đã rồi. Đến những chuyện lớn hơn như sự cực
khổ của mẹ, của vợ con, những cơn ghen tuông vô tội vạ, ý định dứt bỏ mọi ràng
buộc của cuộc sống và đi chu du khắp chốn… thì càng làm Thứ day dứt, ăn năn
hơn nữa.
Có thể nói rằng Thứ là con người của tình cảm. Một trong số đó, tình
thương, tồn tại trong con người này một cách mãnh liệt. Tình thương của Thứ tuy
mãnh liệt nhưng lại không sâu sắc. Thứ băn băn khoăn, trăn trở nhiều về nó, nhưng


sau rốt đó lại là công cụ để Thứ đả thương người khác: vợ hắn. Hắn thương Liên,
chính vì thế mà Thứ dằn vặt Liên bởi những cơn ghen tuông triền miên chẳng có
hồi kết.Tình cảm đối với vợ là vậy, nhưng khi sống với bạn, Thứ lại cho người
khác thấy một khía cạnh khác của con người mình. Có thể nói tình bạn giữa Thứ
với San là chùm sáng rực rỡ nhất của tác phẩm. Tình bạn giúp cả hai nhận ra
những giá trị của mình và của bạn mình. Những cảnh họ ôm nhau rúc rích, rồi im
bặt vì sự cô đơn, cám cảnh của đời mình, những buổi tối Thứ mở cổng cho San về
trễ, những lời nói châm chọc nhau mà lòng rớm máu, những ước mơ, hứa hẹn,
những ghanh ghét, đố kị, thương hại…giúp họ hơ ấm nhau, giúp níu giữ nhau lại
cuộc sống này.
Tình thương giữa đồng loại khiến Thứ đối xử tử tế với những người lao động
nghèo khổ, dù lắm lúc hắn nghĩ những người đó ở một đẳng cấp thấp hơn mình.
Thứ cho rằng những con sen thằng ở không phải sinh ra để sai bảo, nó cũng có sự
tự do, bình đẳng của một con người, nên Thứ đối xử với họ luôn tôn trọng. Những
cái nhìn của hắn về họ luôn chứa chút gì đó ấm áp, trìu mến. Đôi lúc, Thứ còn ngợi
ca cuộc sống sảng khoái, không câu nệ của họ, thậm chímuốn sống như họ.
Đặt nhân vật Thứ trong tổng thể của tác phẩm, giữa các nhân vật khác, ta

thấy có một sự kết nối nhất định. Sự kết nối này không phải là các mối quan hệ xã
hội của Thứ, mà là tư tưởng xã hội, cái tạo nên Thứ và tất cả các nhân vật. Xét ở
một khía cạnh khác, khía cạnh hiện sinh, Thứ là một con người khác hắn. Mỗi
chúng ta đều không phải là mình. Rất rất nhiều các nhà văn đã nói lên điều này
trong các tác phẩm của họ: Franz Kafka, Milan Kundera... đến các triết gia: Soren
Kierkegaard, Martin Heidegger... Sự ra đời của cụm từ “xã hội” đã phần nào nói
lên sự thật ấy: đám đông, sự nuốt chửng con người. Những quan niệm về nhà giáo
đã xóa đi con người Thứ, định danh cho y, làm thành cái tôi của y (Dù cấu trúc và
ý nghĩa của câu hỏi “Thứ là ai?” giống với câu “Tôi là ai?”, nhưng nếu ta hỏi câu


×