Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến việc công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN HỮU HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ
THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN HỮU HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ
THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH

Đà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 4
7. Kết cấu luận văn ................................................................................. 4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN
TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG
TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP .................. 13
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY .............................................. 13
1.1.1. Định nghĩa................................................................................... 13
1.1.2. Vai trò của quản trị công ty ........................................................ 14
1.1.3. Các lý thuyết về quản trị công ty ................................................ 16
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI .................................................................................................................. 19
1.2.1. Trách nhiệm xã hội ..................................................................... 19
1.2.2. Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội.................................... 21

1.2.3. Các lý thuyết về CBTTXH ......................................................... 23
1.3. QUY ĐỊNH CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM ..................................................................................................... 25


1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .......... 26
1.4.1. Quy mô Hội đồng quản trị với CBTTXH ................................... 26
1.4.2. Sự độc lập của Hội đồng quản trị với CBTTXH ........................ 27
1.4.3. Sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành với CBTTXH............. 28
1.4.4. Ban kiểm soát với CBTTXH ...................................................... 29
1.4.5. Sở hữu của các nhà quản lý với CBTTXH ................................. 30
1.4.6. Sở hữu nước ngoài với CBTTXH............................................... 31
1.4.7. Sở hữu tổ chức với CBTTXH ..................................................... 32
1.4.8. Quy mô công ty với CBTTXH ................................................... 33
1.4.9. Khả năng sinh lời với CBTTXH................................................. 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 35
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ
THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ............................................. 36
2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................ 36
2.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị với CBTTXH ................................... 36
2.1.2. Sự độc lập của Hội đồng quản trị với CBTTXH ........................ 37
2.1.3. Sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành với CBTTXH............. 38
2.1.4. Ban kiểm soát với CBTTXH ...................................................... 38
2.1.5. Sở hữu của các nhà quản lý với CBTTXH ................................. 39
2.1.6. Sở hữu nước ngoài với CBTTXH............................................... 40
2.1.7. Sở hữu tổ chức với CBTTXH ..................................................... 40
2.1.8. Quy mô công ty với CBTTXH ................................................... 41



2.1.9. Khả năng sinh lời với CBTTXH................................................. 41
2.2. ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................... 42
2.2.1. Biến phụ thuộc - CBTTXH......................................................... 42
2.2.2. Biến độc lập ................................................................................ 42
2.3. DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 45
2.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu .................................. 45
2.3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 50
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 51
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................. 51
3.1.1. Thực trạng công bố thông tin về trách nhiệm xã hội .................. 51
3.1.2. So sánh mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội theo
nhóm ngành........................................................................................... 52
3.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN
TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI ........................................................................................................... 54
3.2.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................. 54
3.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình .................... 55
3.2.3. Phân tích mô hình hồi quy bội .................................................... 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 71
CHƢƠNG 4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH ............................................................................................... 72
4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 72


4.1.1. Thực trạng quy định về CBTTXH trên TTCK Việt Nam .......... 72
4.1.2. Thực trạng mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực sản xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................................ 73
4.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến mức độ CBTTXH
của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK Việt
Nam ....................................................................................................... 73
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 80
4.2.1. Hàm ý quy định về kế toán trách nhiệm xã hội .......................... 80
4.2.2. Những hạn chế và hướng phát triển của đề tài ........................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBTTXH

Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội

QTCT

Quản trị công ty

TTCK

Thị trường chứng khoán


TNXH

Trách nhiệm xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Phương pháp đo lường các biến độc lập

44-45

2.2

Thống kê doanh nghiệp theo ngành nghề

46

sản xuất
2.3

Thống kê số lượng thành viên Ban kiểm


47

soát
3.1

Số lượng công ty theo mức độ CBTTXH

3.2

Phân loại công ty theo nhóm ngành

52-54

3.3

Thống kê mô tả các biến

54-55

3.4

Kết quả phân tích tương quan

58

3.5

Thống kê mô tả

59


3.6

Tương quan

61

3.7

Phân tích hồi quy theo phương pháp Enter

62

3.8

Tự tương quan

62

3.9

Hệ số xác định

63

3.10

ANOVA

63


3.11

Đa cộng tuyến

64

3.12

Ý nghĩa tham số hồi quy

65

3.13

Tương quan lần 2

66

3.14

Tự tương quan lần 2

66

3.15

Hệ số xác định lần 2

67


3.16

ANOVA lần 2

67

51


3.17

Đa cộng tuyến lần 2

68

3.18

Ý nghĩa tham số hồi quy lần 2

68

4.1

Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

79-80

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

3.1

Tên hình
Biểu đồ

Trang
69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế,
sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia và sự ra đời
của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế đã thể hiện rằng xu hướng
toàn cầu hóa đang diễn ra rất nhanh chóng và sâu rộng. Ngoài những cơ hội,
toàn cầu hoá tạo ra cho các quốc gia trên toàn thế giới những thách thức to
lớn như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo,
tệ nạn xã hội, sự đồng hoá văn hoá…Còn đối với doanh nghiệp, toàn cầu hóa
tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, không chỉ
trong quy mô quốc gia mà còn cả trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước tình hình
đó, để có thể tồn tại, phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, các
doanh nghiệp ngày nay không chỉ tập trung vào việc làm sao tạo ra lợi nhuận
cao nhất mà còn chú trọng đến các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh của
doanh nghiệp như chăm lo cho người lao động, trách nhiệm với cộng đồng về
vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, trách nhiệm với các đối tác
kinh doanh…Những hoạt động đó cho thấy rằng, trách nhiệm xã hội đang
ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng và tập trung thực hiện.
Đối với Việt Nam, sự hội nhập quốc tế một cách toàn diện và sâu rộng

đem lại nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh tái cấu trúc và chuyển dịch nền kinh tế trong nước. Đặc biệt, trong
bối cảnh hiện nay, khi mà ý thức về môi trường và trách nhiệm xã hội của
người tiêu dùng trong nước đã được nâng cao, cùng với sự cạnh tranh khốc
liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm
và chú trọng vào những lợi ích trong ngắn hạn và đưa ra những chính sách,
hành động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội thì ngoài việc gánh chịu
những hình phạt theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp còn đối diện với


2
nguy cơ bị người tiêu dùng, đối tác tẩy chay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những thách thức đó, kết hợp
với kinh nghiệm từ những vấn đề về môi trường, an toàn vệ sinh thực thẩm
mà một số doanh nghiệp trong nước gặp phải trong thời gian gần đây. Các
doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước chú trọng hơn về trách nhiệm đối với
xã hội của doanh nghiệp mình, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp có quy
mô lớn, đang niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu riêng về công bố thông tin về trách nhiệm
xã hội (CBTTXH) cũng như nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố thuộc
quản trị công ty (QTCT) đến việc CBTTXH của các công ty niêm yết trên
TTCK còn chưa nhiều và hạn chế. Với mục đích nghiên cứu thực tế tại Việt
Nam và từ đó có thể đưa ra các hàm ý chính sách liên quan đến các quy định
về công bố thông tin cũng như công tác kế toán trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
thuộc QTCT đến việc CBTTXH của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản
xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc

CBTTXH của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá thực trạng việc CBTTXH của các doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực sản xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam.
+ Xác định ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc CBTTXH
của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam.


3
+ Đề xuất những kiến nghị liên quan đến các quy định về công bố
thông tin cũng như công tác kế toán trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố thuộc quản trị công ty có ảnh hưởng như thế nào đến việc
CBTTXH của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK
Việt Nam?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc
CBTTXH của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: TTCK Việt Nam bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
sản xuất niêm yết trên TTCK và các website về chứng khoán.
+ Về thời gian: Thông tin thông qua các tài liệu được công bố của các
doanh nghiệp nghiên cứu cho năm tài chính 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Trình tự nghiên cứu:
Trước tiên, tác giả tìm hiểu, tổng hợp lý thuyết và các bài báo, bài

nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tiếp theo, tiến hành lựa chọn
ngẫu nhiên 122 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK
Việt Nam và thu thập các báo cáo công bố của các doanh nghiệp này cho năm
tài chính 2015. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết, tác giả xác định các
nhân tố thuộc QTCT ảnh hưởng đến việc CBTTXH và đặt giả thuyết nghiên
cứu. Cuối cùng, tiến hành kiểm định các giả thuyết và rút ra kết luận về vấn
đề nghiên cứu.


4
- Dữ liệu nghiên cứu:
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nghị quyết đại hội đồng cổ đông, nghị
quyết hội đồng quản trị, quyết định của ban giám đốc, báo cáo tài chính, báo
cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị công ty, báo cáo phát triển bền
vững và các tài liệu, văn bản khác có liên quan của các doanh nghiệp nghiên
cứu được công bố trên website của từng doanh nghiệp, các website của: Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh,
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và các website về chứng khoán cho năm
tài chính 2015.
- Xử lý dữ liệu nghiên cứu:
Căn cứ vào dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp dữ liệu,
xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS
để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc CBTTXH.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm nêu rõ thực trạng cũng như khái quát ảnh hưởng
của các nhân tố thuộc QTCT đến việc CBTTXH của các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay. Từ kết quả nghiên
cứu, đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của
QTCT đối với việc CBTTXH của các doanh nghiệp Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các từ viết tắt, danh mục các hình, các bảng và phụ lục, nội dung chính của
luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT
đến việc CBTTXH
- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản
trị công ty đến việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội


5
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Chương 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8.1 Đề tài nghiên cứu nƣớc ngoài
Ở nước ngoài, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu về
việc CBTTXH cũng như ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc
CBTTXH, cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Một số nghiên cứu tiêu biểu
như:
Khaled Hussainey và cộng sự (2011) [13] nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc CBTTXH tại Ai Cập bằng cách thu thập và phân tích dữ
liệu của 111 công ty niêm yết trên TTCK Ai Cập trong giai đoạn từ năm 2005
đến 2010. Các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến
việc CBTTXH gồm: quy mô công ty, khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cơ
cấu vốn, loại hình sở hữu và công ty kiểm toán. Kết quả thu thập và phân tích
dữ liệu, các tác giả nhận thấy khả năng sinh lời của công ty là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tích cực đến việc CBTTXH. Việc báo cáo tài chính được
kiểm toán bởi công ty kiểm toán không thuộc “Big Four” cũng có ảnh hưởng
đến việc công bố thông tin theo hướng công bố ít thông tin hơn, nhưng ảnh
hưởng này là tương đối yếu. Ngoài ra, các tác giả không nhận thấy có mối
quan hệ nào giữa các nhân tố quy mô công ty, tính thanh khoản, cơ cấu vốn,

loại hình sở hữu với việc CBTTXH.
Sadia Majeed và cộng sự (2015) [11] nghiên cứu tác động của các nhân
tố thuộc QTCT đến việc CBTTXH của các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán Karachi Pakistan, với số lượng mẫu nghiên cứu là 100 công ty cho giai
đoạn 5 năm từ 2007 đến 2011. Các tác giả đã xây dựng mô hình và phân tích
dữ liệu của các nhân tố gồm: sự độc lập của hội đồng quản trị, sự tập trung
quyền sở hữu, quy mô hội đồng quản trị, giám đốc nữ, sở hữu của tổ chức,


6
quản lý người nước ngoài, quy mô công ty và khả năng sinh lời nhằm xem xét
ảnh hưởng đến việc CBTTXH. Qua kết quả phân tích, các tác giả thấy rằng các
nhân tố có liên kết cùng chiều với việc CBTTXH bao gồm: sự tập trung quyền
sở hữu, quy mô hội đồng quản trị, sở hữu của tổ chức và quy mô công ty,
trong đó nhân tố quy mô hội đồng quản trị có quan hệ chặt chẽ nhất. Nghiên
cứu này cũng cung cấp một mối liên hệ đáng kể giữa nhân tố sở hữu của tổ chức,
sự tập trung quyền sở hữu và quy mô công ty với việc CBTTXH. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng sự độc lập của hội đồng quản trị, giám đốc nữ, quản lý người
nước ngoài và khả năng sinh lời không có mối liên hệ với việc CBTTXH tại
Pakistan.
Mohamad (2013) [9] đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa CBTTXH với
các yếu tố thuộc quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên TTCK
Malaysia. Các nhân tố thuộc QTCT được tác giả sử dụng để nghiên cứu bao
gồm: quy mô hội đồng quản trị, sự độc lập của hội đồng quản trị, ban kiểm
toán, sự tập trung quyền sở hữu và sự sở hữu của nhà quản lý. Kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng các nhân tố ban kiểm toán và sự sở hữu của nhà quản lý thuộc
QTCT có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTTXH, các nhân tố còn lại không
có ảnh hưởng đáng kể.
Jizi và cộng sự (2014) [10] nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và
CBTTXH của 193 ngân hàng tại Mỹ dựa vào báo cáo thường niên các năm từ

2009 đến 2011 và đưa ra kết luận về mối quan hệ trên. Bài nghiên cứu đã chỉ
ra các nhân tố có mối liên hệ chặt chẽ cùng chiều với việc CBTTXH của các
ngân hàng là quy mô và sự độc lập của hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của
giám đốc điều hành.
Mohd Asri Mohd Ali và Ruhaya Hj Atan (2013) [14] nghiên cứu mối
quan hệ giữa QTCT với CBTTXH của 60 công ty bền vững cao của Malaysia
và 60 công ty bền vững toàn cầu. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy


7
các nhân tố quy mô, sự độc lập của hội đồng quản trị và sự tập trung chủ sở
hữu có mối quan hệ rõ nét với việc CBTTXH của các công ty được nghiên
cứu. Trong khi sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và ban kiểm toán lại
không có mối quan hệ rõ ràng.
Arifur Rahman Khan và cộng sự (2013) [3] nghiên cứu mối quan hệ
giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã
hội thông qua các báo cáo thường niên của các công ty tại Bangladesh. Các
tác giả lựa chọn 135 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường
chứng khoán Dhaka của Bangladesh từ năm 2005 đến năm 2009 và sử dụng
các nhân tố thuộc quản trị công ty bao gồm: sở hữu của các nhà quản lý, sở
hữu đại chúng, sở hữu nước ngoài, sự độc lập của hội đồng quản trị, sự kiêm
nhiệm của giám đốc điều hành và sự hiện diện của ban kiểm toán. Kết quả
nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ quan trọng và tích cực giữa sở hữu của
các nhà quản lý với mức độ CBTTXH. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng sở hữu
đại chúng, sở hữu nước ngoài, sự độc lập của hội đồng quản trị và sự hiện
diện của ban kiểm toán có những tác động đáng kể và tích cực đến mức độ
CBTTXH của các doanh nghiệp. Nhân tố còn lại là sự kiêm nhiệm của giám
đốc điều hành không có tác động đáng kể đến mức độ CBTTXH của các
doanh nghiệp nghiên cứu.
Roshima Said và cộng sự (2009) [8] nghiên cứu về mối quan hệ giữa

mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội với các nhân tố thuộc quản
trị công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia. Để
phục vụ cho nghiên cứu, các tác giả chọn mẫu 250 công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Malaysia và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc
quản trị công ty bao gồm: quy mô của hội đồng quản trị, sự độc lập của hội
đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành, ban kiểm toán, sự tập
trung sở hữu, sở hữu của các nhà quản lý, sở hữu nước ngoài, sở hữu của


8
chính phủ, quy mô công ty và khả năng sinh lời. Kết quả phân tích mô hình
hồi quy đa biến của các tác giả cho thấy chỉ có hai nhân tố có liên quan với
mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp là sở hữu của chính phủ và ủy ban
kiểm toán, các biến này có mức độ tương quan đáng kể và tích cực đến mức
độ CBTTXH, trong đó nhân tố rõ nét nhất là sở hữu của chính phủ. Các nhân
tố thuộc QTCT còn lại chưa cho thấy có mối quan hệ với mức độ CBTTXH
của các doanh nghiệp nghiên cứu.
Marwa Abdel Razek (2014) [12] nghiên cứu về mối liên hệ giữa mức
độ CBTTXH với quản trị công ty tại Ai Cập. Các tác giả thiết kế và gửi bảng
khảo sát một cách ngẫu nhiên đến các kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nhà
nghiên cứu và sinh viên sau đại học. Kết quả nhận được cho thấy các nhân tố
thuộc quản trị công ty có ảnh hưởng đến mức độ CBTTXH trên các báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp Ai Cập bao gồm: chất lượng kiểm toán nội
bộ, ban kiểm toán, cơ cấu hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu.
Murya Habbash (2016) [15] nghiên cứu về mức độ công bố thông tin
về trách nhiệm xã hội và ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty
đến mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp tại Ả Rập Saudi. Nghiên cứu này
khảo sát 267 báo cáo thường niên của các công ty niêm yết tại Ả Rập Saudi
trong giai đoạn từ 2007 đến 2011 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa
biến và sử dụng danh mục gồm 17 chỉ tiêu công bố thông tin về trách nhiệm

xã hội dựa trên tiêu chuẩn ISO 26000. Kết quả phân tích cho thấy mức độ
CBTTXH bình quân của các doanh nghiệp này là 24%. Nghiên cứu cũng cho
thấy rằng sở hữu của chính phủ, sở hữu của gia đình, quy mô công ty và tuổi
công ty là các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTTXH, nhân tố
hệ số nợ có sự ảnh hưởng tiêu cực, trong khi ban kiểm toán, sự độc lập của
hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành, sở hữu của tổ chức,
khả năng sinh lời và ngành nghề kinh doanh là các nhân tố không cho thấy có


9
sự ảnh hưởng đến mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp nghiên cứu.
Hishaam Arshad và Zokhal Vakhidulla (2011) [7] nghiên cứu về ảnh
hưởng của các nhân tố thuộc đặc trưng và ngành nghề của doanh nghiệp đến
mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp tại Thụy Điển. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng quy mô công ty, đặc trưng của ngành nghề và sự tiếp xúc với
phương tiện truyền thông là các nhân tố quan trọng giải thích cho sự khác biệt
về mức độ CBTTXH của giữa doanh nghiệp Thụy Điển.
Do sự khác biệt về nhiều mặt giữa các quốc gia như văn hóa, kinh tế,
chính trị…cũng như khác biệt về thời điểm thu thập và phân tích số liệu. Các
nghiên cứu tại mỗi nước đã lựa chọn và phân tích các nhân tố khác nhau để
tìm kiếm bằng chứng về sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc
CBTTXH của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhân tố như quy mô công ty,
quy mô và sự độc lập của hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu của các nhà quản lý,
ban kiểm toán…đã được phần lớn các nhà nghiên cứu của các nước sử dụng.
8.2 Đề tài nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài như trách
nhiệm xã hội, QTCT và công bố thông tin của doanh nghiệp. Một vài nghiên
cứu như:
Phạm Thị Huyền Sang (2016) [98] phân tích mối quan hệ giữa quản trị
công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tác giả hướng tới việc tìm

hiểu về mối quan hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, mối liên hệ được đánh giá có tầm quan trọng trong việc nhận thức rõ
các hành vi kinh doanh nào của doanh nghiệp thực sự là hành vi có tính trách
nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Tác giả cho rằng, các nghiên cứu và thông
tin thực tế cho thấy cả quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đều có liên quan tích cực tới giá trị thị trường của doanh nghiệp. Từ
đó, tác giả đưa ra được khuyến nghị trong tầm nhìn dài hạn, cơ chế hoạt động


10
của thị trường có thể cần phải có sự quan tâm và chú ý hơn tới vấn đề thực
hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp song song với hoạt động quản trị của
công ty.
Lê Đăng Doanh (2009) [101] viết về vấn đề xây dựng xã hội dân sự và
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường. Trong bài viết này, sau khi nói về trách nhiệm xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả
tập trung luận giải vấn đề xây dựng xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Theo
tác giả, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được
thực hiện và đó chính là cơ sở để tin rằng, cùng với quá trình phát triển đất
nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao cùng với sự hoàn thiện của khung pháp
luật, bộ máy Nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội
dân sự.
Trần Thảo Nhi (2014) [16] nghiên cứu sự khác biệt về mức độ công bố
thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam giữa báo cáo thường niên, báo
cáo phát triển bền vững phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt của các doanh
nghiệp niêm yết có quy mô lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ
thể, tác giả phân tích mức độ CBTTXH trong các phiên bản tiếng Việt của
báo cáo thường niên, từ đó so sánh với thực tế mức độ CBTTXH trong các

phiên bản tiếng Anh với mục tiêu xác định mức độ CBTTXH thực tế tại Việt
Nam và kiểm tra về khả năng xảy ra trường hợp thông tin được công bố trong
phiên bản tiếng Việt nhưng không được công bố trong phiên bản tiếng Anh và
ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy có sự khác biệt trong
mức độ CBTTXH giữa các báo cáo phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, trong
đó các báo cáo phiên bản tiếng Việt có mức độ CBTTXH cao hơn.


11
Kelly Anh Vu và Thanita Buranatrakul (2014) [17] nghiên cứu mức độ
CBTTXH trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt
Nam, đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị
công ty và đặc điểm của chủ sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu của các nhà
quản lý, sở hữu nước ngoài) đến mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp. Các tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 200 công ty niêm yết trên các Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2013 để phục vụ
cho nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giao tiếp xã
hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp (đạt 18,03%), đồng thời các
nhân tố sở hữu nhà nước, sở hữu của các nhà quản lý và sở hữu của nước
ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTTXH. Ngoài ra, các tác giả
cũng không tìm thấy sự ảnh hưởng của sự độc lập của hội đồng quản trị đến
mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp. Qua nghiên cứu, các tác giả đã đề
xuất các nhà quản lý Việt Nam nên tập trung vào tăng cường các khuôn khổ
pháp lý đối với việc công bố các thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp
nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Bich Thi Ngoc Nguyen và cộng sự (2015) [18] nghiên cứu mối quan hệ
giữa mức độ CBTTXH với giá trị của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các tác giả
lựa chọn 50 doanh nghiệp niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
và Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến 2013 và phân tích nội dung trong các báo
cáo thường niên do các doanh nghiệp công bố. Qua nghiên cứu cho thấy việc

CBTTXH của các doanh nghiệp ở Việt Nam là chưa phổ biến. Ngoài ra, kết
quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ CBTTXH có liên quan với giá trị của
doanh nghiệp ở năm tiếp theo năm CBTTXH. Cụ thể, mối quan hệ giữa việc
công bố thông tin về môi trường và giá trị công ty ở năm sau là tích cực, trong
khi đó thuyết minh thông tin nhân viên và giá trị công ty có mối quan hệ tiêu
cực.


12
Lê Thị Na (2015) [19] nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTTXH ở Việt Nam thông qua việc phân tích báo cáo thường niên của
78 doanh nghiệp có quy mô lớn trong năm 2014 niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng
mức độ CBTTXH có mối tương quan tích cực và đáng kể với quy mô, khả
năng sinh lời và tuổi của công ty, trong khi đòn bẩy và đặc điểm ngành nghề
không cho thấy có mối quan hệ với mức độ CBTTXH của các doanh nghiệp
nghiên cứu.
Trên cơ sở các nghiên cứu nêu trên, tác giả thực hiện đề tài nhằm
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc QTCT đến việc CBTTXH
của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện theo hướng kế thừa các bài nghiên cứu ở trong
nước và nước ngoài, đồng thời có một số điều chỉnh trong việc lựa chọn các
nhân tố nghiên cứu cho phù hợp với thực tế ở nước ta.


13

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ

THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
1.1.1. Định nghĩa
Quản trị công ty ngày nay là nội dung được các doanh nghiệp dành cho
sự quan tâm đặc biệt, một phần do đáp ứng các quy định mới của pháp luật,
một phần do đòi hỏi của chính các cổ đông và các bên liên quan khác của
doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thì quản trị còn được coi là yếu tố
đánh giá sự thành công. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho công ty nâng
cao khả năng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do áp dụng
trong nhiều lĩnh vực, nội dung khác nhau, khái niệm quản trị công ty vì thế
cũng được định nghĩa rất đa dạng. Một số định nghĩa cụ thể:
“Quản trị công ty là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu cách thức
động viên quá trình quản trị hiệu quả của các doanh nghiệp bằng việc sử dụng
các cơ cấu động viên lợi ích, ví dụ hợp đồng, cấu trúc tổ chức và quy chế quy tắc. Quản trị công ty thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện
hiệu suất tài chính, chẳng hạn, bằng cách nào người chủ sở hữu doanh nghiệp
động viên các giám đốc họ làm việc để đem lại lợi suất đầu tư hiệu quả hơn”,
[20].
“Quản trị công ty giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài
chính cho doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức
từ các khoản đầu tư” [21].


14
“Quản trị công ty là hệ thống người ta xây dựng để điều khiển và kiểm
soát các doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối
quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới
doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Giám đốc, cổ đông, và những chủ thể
khác có liên quan. Quản trị công ty cũng giải thích rõ qui tắc và thủ tục để ra
các quyết định liên quan tới vận hành doanh nghiệp. Bằng cách này, quản trị

công ty cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu
công ty, và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công
việc” [22].
“Quản trị công ty nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng doanh
nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm” [23].
“Quản trị công ty là chủ đề mặc dù được định nghĩa mờ nhạt nhưng
được xem như đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ
đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền
kinh tế” [24].
Như vậy, quản trị công ty có thể được hiểu là một hệ thống các thiết
chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty.
Quản trị công ty cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong
nội bộ công ty cổ phần như các cổ đông, ban giám đốc điều hành, hội đồng
quản trị mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty như cơ quan
quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng và xã
hội.
1.1.2. Vai trò của quản trị công ty
Quản trị doanh nghiệp tạo ra những cơ chế, quy định thông qua đó
công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định
quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty,
bao gồm các cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và


15
những người liên quan khác của công ty. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp
cũng lập ra các nguyên tắc, quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua
đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro
không cần thiết cho công ty. Xem xét cụ thể, quản trị công ty có các vai trò
sau:
a. Tạo ra một cấu trúc tổ chức hợp lý

Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức
tạp cho công tác quản trị doanh nghiệp. Chúng ta cần biết khoảng 75%
- 80% các vấn đề khó khăn phức tạp nảy sinh trong công tác quản trị phải giải
quyết bắt nguồn từ những nhược điểm của công tác tổ chức.
Những phí phạm đáng lo ngại nhất là những phí phạm về tinh thần làm
việc và năng lực sáng tạo của nhân viên do tổ chức kém cỏi gây ra,
phần lớn những khuyết điểm mắc phải trong một tổ chức là do người ta coi
thường các nguyên tắc của tổ chức.
b. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trong việc
thực hiện mục tiêu
Quản trị doanh nghiệp góp phần sử dụng triệt để khả năng ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản trị, khuyến khích sử dụng hợp lý con
người, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng
cao tính độc lập, sáng tạo của nhà quản trị.
Thực chất của quản trị tổ chức là tiến hành phân công lao động một
cách hợp lý để khai thác tối đa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhằm
đạt năng suất lao động cao, tăng hiệu quả của tổ chức.
Sự phân công lao động được đặt ra qua hai cách, trước hết về phương
diện thuần tuý tác nghiệp nghĩa là xem xét cấu trúc. Sau đó về mặt quản trị
xen xét các vấn đề về vận hành bộ máy, phân quyền và ủy quyền. Cuối cùng


×