BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
-----------
NGUYỄN TRÀ GIANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG TẠI ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
-----------
NGUYỄN TRÀ GIANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ QUỲNH NGA
Đà Nẵng, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Trà Giang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài: ................................................................ 5
6. Kết cấu của luận văn............................................................................. 5
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ......................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .......................................... 13
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .................................... 13
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thẻ tín dụng quốc tế : ............................... 13
1.1.2. Lợi ích của việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế .............................. 15
1.1.3. Những rủi ro trong thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: ..................... 17
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ
TÍN DỤNG QUỐC TẾ ..................................................................................... 18
1.2.1. Tiến trình ra quyết định mua của khách hàng ............................... 19
1.2.2. Khái niệm về ý định ...................................................................... 23
1.2.3. Các mô hình lý thuyết về ý định sử dụng...................................... 23
1.3. CÁC MÔ HÌNH ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ
TÍN DỤNG ...................................................................................................... 29
1.3.1. Mô hình nghiên cứu Ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo của
khách hàng ở các ngân hàng Malaysia (Hanudin Amin, 2012) .............. 29
1.3.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ
tín dụng của cộng đồng các trường đại học Pendidikan ở Indonesia
(Maya Sari, 2011) ................................................................................... 32
1.3.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu
và sử dụng thẻ tín dụng ở Bắc Síp (Okan Veli Safakli, 2007) ............... 34
1.3.4. Mô hình nghiên cứu Các nhân tố có ảnh hưởng đến sự chấp nhận
và sử dụng dịch vụ thẻ TechcomBank tại thành phố Đà Nẵng (Lưu Thị
Mỹ Hạnh, 2013) ...................................................................................... 36
1.3.5. Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định
sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam (Lê Thế Giới và Lê Văn Huy, 2006) ............ 38
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN
DỤNG QUỐC TẾ ........................................................................................... 40
1.4.1. Thái độ với hành vi sử dụng thẻ .................................................... 40
1.4.2. Chuẩn chủ quan ............................................................................. 41
1.4.3. Chi phí liên quan đến việc sử dụng thẻ ......................................... 42
1.4.4. Nhận thức về hành vi kiếm soát thẻ .............................................. 42
1.4.5. Các yếu tố thuộc về ngân hàng: .................................................... 43
1.4.6. Các Yếu tố về nhân khẩu học ........................................................ 44
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TIÊN PHONG VÀ
THƯC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .................. 47
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TIÊN PHONG ........... 47
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................ 47
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: .............................................................................. 50
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ …………50
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thẻ TDQT tại Việt Nam ......... 50
2.2.2. Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế ....................................... 51
2.2.3. Số lượng các ngân hàng tham gia phát hành ................................ 52
2.2.4. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam: .............. 53
2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ............ 54
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TPBANK 55
2.3.1. Giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế TPBank .................................. 55
2.3.2. Thực trạng phát hành thẻ TDQTTPBank .................................... 57
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 63
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 63
3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................... 64
3.1.2. Các giả thuyết trong mô hình:....................................................... 65
3.1.3. Thang đo các nhân tố: ................................................................... 65
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: ................................................................. 70
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................... 71
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính: ...................................................... 71
3.3.2. Trình tự tiến hành: ......................................................................... 72
3.3.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ: ............................................................ 73
3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 73
3.5. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................... 76
3.6. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................ 77
3.6.1. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu .................................. 77
3.6.2. Xử lý và phân tích dữ liệu............................................................ 78
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 84
4.1. MÔ TẢ MẪU ........................................................................................... 84
4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp ............................. 84
4.1.2. Mô tả thông tin mẫu ...................................................................... 84
4.2. KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ........................................... 85
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................. 85
4.2.2. Phân tích Cronbach’s Alpha ......................................................... 89
4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...... 91
4.3.1. Phân tích tương quan .................................................................... 91
4.3.2. Phân tích hồi quy: ........................................................................ 92
4.3.3. Kiểm định các giả thuyết .............................................................. 95
4.4. PHÂN TÍCH ANOVA ............................................................................. 96
4.4.1. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về giới tính ...................... 97
4.4.2. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi:........................ 98
4.4.3. Giữa nhóm khách hàng khác nhau về tình trạng hôn nhân: .......... 99
4.4.4. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về nghề nghiệp .............. 100
4.4.5. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập: ................... 100
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 103
5.1. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH.................................................... 103
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................................... 103
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................ 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CCQ
Giải thích
Chuẩn chủ quan
CSCNT
Cơ sở chấp nhận thẻ
ĐVCNT
Đơn vị chấp nhận thẻ
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TDQT
Tín dụng quốc tế
TCPHT
Tổ chức phát hành thẻ
TPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
TD
TPB
TRA
UTAUT
Thái độ
Theory of Planned Behaviour – Thuyết hành vi dự
định
Theory of reasoned action – Thuyết hành vi hợp lý
Unified Technology Acceptance and Use Technology
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Bảng1.1: Kết quả nghiên cứu hồi quy
Bảng1.2
Kiểm định giá trị trung bình trong nghiên cứu của Okan
Veli Safakli
Trang
31
35
Bảng 2. 1 Doanh số thanh toán thẻ TDQTtại Việt Nam
53
Bảng 3.1 Các giả thuyết của mô hình
65
Bảng 3.2 Nguồn gốc các thang đo
66
Bảng 3.3 Quy trình nghiên cứu
70
Bảng 3.4 Thang đo chính thức của mô hình nghiên cứu
74
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả thông tin về đáp viên
84
Bảng 4.2 Kết quả phân tích EFA sau khi loại biến( lần 3)
86
Bảng4.3 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
88
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
89
Bảng 4.5 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình
91
Bảng 4.6 Tóm tắt mô hình hồi quy
92
Bảng 4.7 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
93
Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy
93
Bảng 4.9 Phân tích Anova về ý định sử dụng theo giới tính
98
Bảng 4.10 Phân tích Anova về ý định sử dụng theo độ tuổi
98
Bảng 4.11
Phân tích Anova về ý định sử dụng theo tình trạng hôn
nhân
99
Bảng 4.12 Phân tích Anova về ý định sử dụng theo nghề nghiệp
100
Bảng 4.13 Phân tích Anova về ý định sử dụng theo thu nhập
101
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
Trang
Hình1.1 Sơ đồ tiến trình mua của người tiêu dùng
19
Hình 1.2 Thuyết hành động hợp lý TRA
24
Hình 1.3 Thuyết hành vi dự định – TPB
26
Hình 1.4
Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
(UTAUT)
28
Hình1.5 Mô hình nghiên cứu của Hanudin Amin ( 2011)
30
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Maya Sari
32
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Okan Veli Safakli (2007)
35
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Hạnh (2013)
35
Hình 1.9 Mô Hình nghiên cứu Lê Thế Giới và Lê Văn Huy
39
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức TPBank
50
Hình 2.2 Số lượng thẻ TDQTphát hành tại Việt Nam
52
Hình 2.3 Số lượng máy ATM và POS
54
Hình 2.4 Số lượng phát hành thẻ tín dụng Visa TPbank
58
Hình 2.5 Doanh số phát hành thẻ TDQT TPBank
59
Hình 2.6
Kết quả khảo sát độ hài lòng khách hàng năm 2014 ( N=
3876)
61
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
64
Hình 3.2 Mô hình quy trình nghiên cứu
70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở
cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng là xu hướng phát triển tất
yếu nhằm giúp cho thương mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Thị
trường tài chính Việt Nam vẫn được xem là khá màu mỡ để phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ. Trong đó, mảng thẻ là công cụ hữu hiệu nhất để tiếp cận
gần hơn với khách hàng; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ đang là mục tiêu
hàng đầu của các ngân hàng bán lẻ. Vì hiện ở Việt Nam, việc sử dụng tiền
mặt trong giao dịch, thanh toán của người dân còn lớn, chiếm đến 90%. Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP…
Trong xu hướng phát triển đó, Việt Nam đang đẩy mạnh các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt; và việc phát thẻ đã trở thành một trong những
thước đo đánh giá sự phát triển của xã hội. Trong đó thẻ TDQT là sự phát
triển cao hơn, hiện đại hơn của phương thức thanh toán không dùng tiện mặt;
đây là loại thẻ mới với chức năng thanh toán quốc tế, và sự kết hợp giữa hai
hình thức thẻ thanh toán và tín dụng cá nhân. Với những tiện ích rõ rệt như
vậy, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển
và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Với bối cảnh như vậy, việc phát
triển sản phẩm thẻ TDQT là một trong những sản phẩm có nhiều triển vọng
đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu và là một hướng đi phù hợp cho các Ngân
hàng thương mại tại Việt Nam trong tương lai.
Ở Việt Nam, thị trường thẻ TDQT thời gian qua đã đạt được một số
thành tựu nhất định cả về số lượng lẫn chất lượng, nhưng vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có. Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đã có mặt
tại Việt Nam từ hơn 10 năm trở lại đây, tuy nhiên sự quan tâm của khách
2
hàng đối với hình thức thanh toán thông minh này trên thực tế chưa đạt được
hiệu quả. Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam số người đi du lịch, du học,
công tác ở nước ngoài hay mua sắm trực tuyến tại các
ebsite quốc tế ngày
một nhiều. Theo số liệu khảo sát về hành vi mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng cuối tháng 3/2015, hơn 91% người Việt Nam trả lời có ý định mua
sắm trực tuyến. Tuy nhiên theo một cuộc khảo sát của Công ty nghiên cứu thị
trường hàng đầu của Mỹ Reseach and Markets nhận định rằng thị trường thẻ
TDQT Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó, vẫn chưa
được nhiều người dân biết đến và sử dụng. Việc sử dụng phổ biến tiền mặt
trong các giao dịch mua bán ở khu vực dân cư trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng là một minh chứng dễ dàng nhận thấy. Do đó thị trường thẻ TDQT Việt
Nam cần những giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển với những tiềm năng
tương xứng của nó.
Ngân hàng NHTMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập từ ngày
05/05/2008. Tuy là một ngân hàng còn non trẻ, nhưng TPBank đang dần
khẳng định được vị thế của mình trong ngành, thể hiện được sự năng động
của một ngân hàng trẻ. Năm 2014, TPBank vinh dự là Á quân chương trình
bình chọn “Ngân hàng điện tử yêu thích tại Việt Nam - My Ebank”; trong đó,
đứng vị trí số 1 về Mobile Banking, Top 5 Internet Banking. Năm 2015,
TPBank được bình chọn ngân hàng bán lẻ tốt nhất và ngân hàng số sáng tạo
nhất Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay, TPBank đang
đặt kỳ vọng lớn vào mảng dịch vụ thẻ, đặc biệt là phát triển thị trường thẻ tín
dụng quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng hình ảnh – thương
hiệu của TPBank trên thị trường Tài chính – Ngân hàng Việt Nam. Tuy là
một ngân hàng còn non trẻ, nhưng theo thống kê của Trung tâm thẻ TPBank
thì từ đầu năm 2016 thị phần và khối lượng giao dịch thẻ nội địa, quốc tế của
TPBank khá cao, đứng top 10 về thẻ nội địa và thẻ quốc tế Visa tại Việt Nam.
3
Tuy nhiên ở Đà Nẵng, số lượng thẻ TDQT TPBank phát hành còn khiêm tốn,
mức độ nhận diện của ngân hàng thấp. Hiện nay, thị trường thẻ TDQT Việt
Nam cũng như khu vực Đà Nẵng đang bước vào cuộc đua cạnh tranh ngày
càng khốc liệt và không khoan nhượng giành giật thị phần giữa các ngân hàng
cả nội lẫn ngoại. Các ngân hàng chạy đua cung cấp giá trị gia tăng, phát triển
dịch vụ chăm sóc khách hàng để thu hút người dùng thẻ. Đặc biệt với TPBank
– một ngân hàng còn non trẻ trong hoạt động thẻ tham gia vào thị trường thẻ
TDQT khá muộn khi mà thị trường Việt Nam hầu như tất cả các ngân hàng
đều tham gia phát hành thẻ TDQT. Vấn đề đặt ra với TPBank hiện nay: làm
thế nào để đưa sản phẩm thẻ TDQT đến với khách hàng, trọng phát triển về
chiều sâu, cải thiện, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ thẻ. Vì vậy TPBank cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng thẻ TDQT, từ đó có những chính sách trong việc phát triển loại sản
phẩm – dịch vụ này với việc đưa các sản phẩm thẻ tiên tiến hơn ra thị trường,
những chính sách tiếp thị phù hợp và hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng và
chiếm được thị phần nhất.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của Ngân hàng Tiên Phong tại Đà
Nẵng” được tác giả lựa chọn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tổng hợp cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua nói
chung và ý định sử dụng sản phẩm thẻ của ngân hàng nói riêng, lý thuyết về
các mô hình hành vi ý định sử dụng của người tiêu dùng.
- Thiết lập mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
thẻ TDQT.
- Đo lường và đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng
thẻ TDQT của TPBank.
4
- Đề ra một số kiến nghị tham khảo nhằm thu hút khách hàng và gia tăng
thị phần của TPBank trong thị trường thẻ TDQT.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank của
khách hàng tại thành phố Đà Nẵng?
- Các nhân tố ảnh hưởng với mức độ, chiều hướng khác nhau như thế
nào đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank của khách hàng tại thành phố Đà
Nẵng?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank của khách
hàng tại Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi của thành
phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2015 đến tháng 7/2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: tiếp cận nghiên cứu đi trước kết hợp kỹ thuật
thảo luận nhóm nhằm thăm dò, khám phá và hiệu chỉnh thang đo lường các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank của khách hàng sao
cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: phương pháp địn
h lượng được thực hiện qua các giai đoạn: điều tra bằng bảng câu hỏi,
thiết kế mẫu nghiên cứu thu thập thông tin từ mẫu quan sát, phân tích dữ liệu
bằng phần mềm SPSS20 nhằm khẳng định các nhân tố cũng như giá trị và độ
tin cậy của thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT
TPBank, kiểm định độ phù hợp mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết được
thiết kế và đề xuất trong nghiên cứu định tính.
5
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định một cách đầy đủ và chính
xác hơn các nhân tố ảnh và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố hưởng đến ý
định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng Tiên Phong tại Đà Nẵng. Từ đây,
TPBank có thể phát triển loại sản phẩm – dịch vụ này với việc đưa các sản
phẩm thẻ tiên tiến hơn ra thị trường, xây dựng được các định hướng phát triển
thẻ TDQT theo từng phân khúc thị trường, có được những chính sách tiếp thị
và bán hàng hiệu quả. Đây là một trong những yếu tố để nâng cao năng lực
cạnh tranh, xây dựng hình ảnh – thương hiệu của TPBank trên thị trường Tài
chính – Ngân hàng Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm Phần mở đầu và 5 chương
Phần mở đầu: trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu
mà đề tài hướng đến, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu bố cục của đề tài.
Phần nội dung: Bao gồm 5 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về ý định sử dụng thẻ TDQT
Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã thực
hiện trước đây.
Chương 2: Tổng quan về NHTMCP Tiên Phong và thực trạng phát triển
thẻ tín dụng quốc tế
Trình bày sơ lược về TPBank, những đặc điểm và ưu điểm nổi bật của
thẻ TDQT TPBank. Tổng quan thực trạng kinh doanh thẻ TDQT tại Việt Nam
nói chung và TPBank nói riêng.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
Trình bày phương pháp nghiên cứu và thực hiện xây dựng thang đo, cách
đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình, kiểm định
sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.
6
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ nêu lên các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả
dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự
phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết của mô hình
nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn cũng
nêu lên những đóng góp của đề tài, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp
theo.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thẻ tín dụng.
- Nghiên cứu của Hanudin Amin (2012)
Nghiên cứu của Hanudin Amin về “Ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi
Giáo” của khách hàng ở các ngân hàng Malaysia thực hiện vào tháng 1 năm
2012. Nghiên cứu này với mục đích là xác định các nhân tố quyết định đến ý
định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo của khách hàng tại các ngân hàng
Malaysia. Dựa vào thuyết hành động hợp lý (mô hình TRA) nghiên cứu đề
xuất mô hình TRA mở rộng bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và
nhận thức về chi phí tài chính.
Nghiên cứu xác nhận rằng thái độ và chuẩn chủ quan có ảnh hưởng
mạnh mẽ theo hướng tích cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Và
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khách hàng càng nhận rõ về chi phí tài chính thì
ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo sẽ thấp hơn.
- Nghiên cứu của Maya Sari (2011)
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và kiểm tra các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong cộng đồng các trường đại học
7
Pendidikan ở Indonesia qua lý thuyết hành vi dự định (mô hình TPB). Maya
Sari đã sử dụng phương pháp phân tích đường xu hướng (Path Analysis – 1
kỹ thuật thống kê được sử dụng để kiểm tra quan hệ nhân quả giữa hai hay
nhiều biến) để giải thích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các yếu tố
thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng thẻ tín dụng.
Nghiên cứu được điều tra từ 100 người là giảng viên và nhân viên của cộng
đồng các trường đại học Pendidikan ở Indonesia.
Kết quả cho thấy tất cả người trả lời có một thái độ tích cực đối với sử
dụng thẻ tín dụng, với ảnh hưởng của chuẩn chủ quan cao, kiểm soát hành vi
cao đến ý định cao để sử dụng thẻ tín dụng. Trong đó thái độ hành vi có ảnh
hưởng lớn nhất về ý định sử dụng thẻ tín dụng.
- Nghiên cứu của Khare và cộng sự (2012)
Bài nghiên cứu của Khare và cộng sự (2012) được thực hiện trong sáu
thành phố ở Ấn Độ nhằm nghiên cứu tác động của những biến thuộc về lối
sống đến việc sử dụng thẻ TDQT. Những nhân tố nhân khẩu học được sử
dụng bao gồm tuổi, giới tính và thái độ đối với thẻ TDQT bao gồm sự thuận
tiện, mô hình sử dụng, địa vị. Tính tiện lợi của thẻ TDQT giúp gia tăng việc
lựa chọn và sử dụng thẻ TDQT. Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ TDQT bị ảnh
hưởng bởi tuổi tác của chủ thẻ. Người trẻ tuổi có nhiều khả năng sử dụng thẻ
TDQT hơn trong khi những người lớn tuổi thích phương thức thanh toán bằng
tiền mặt hơn. Về giới tính, nam giới có nhiều khả năng sở hữu thẻ TDQT hơn
so với nữ giới do phụ nữ Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc tài chính vào gia đình,
quyền sở hữu thẻ TDQT thuộc về nam giới và thẻ được sử dụng.
- Nghiên cứu Okan Veli Safakli (2007)
Năm 2007, Okan Veli Safakli đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng
của các cư dân ở phía Bắc Ship. Bài viết lấy mẫu thuận tiện đối với những
8
người sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng đi qua đường phố chính của thủ đô
Nicosia trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2007 thu được tổng cộng
469 bảng trả lời hợp lệ. Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2
phần. Phần A chứa các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như: giới
tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề ng hiệp, thu nhập. Phần B sử
dụng thang đo Likert 5 mức từ: hoàn toàn không hiệu quả (1) đến hoàn toàn
hiệu quả (5), để đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc sở hữu và sử
dụng thẻ tín dụng. Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nhân tố được cho là có khả
năng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng ở Bắc
Síp lần lượt là: (1) Khả năng đáp ứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu
nhập, (2) Sự thuận tiện trong việc không dùng tiền mặt, (3) Xã hội hóa và
hiện đại hóa, (4) Sự dễ dàng và an toàn khi không mang theo tiền mặt,(5) Mua
sắm qua điện thoại và Internet.
Những đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng
thẻ tín dụng là giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, tôn giáo. Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy chiến lược tiếp thị dựa theo các đặc
điểm nhân khẩu học không phải là một chiến lược tiếp thị khả thi. Hai nhân tố
cùng tác động đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng là: (2) sự thuận tiện và
(4) sự dễ dàng, an toàn.
- Nghiên cứu của Carol C. Bertaut và Michael Haliassos (2005)
Năm 2005, Carol C. Bertaut và Michael Haliassos thực hiện nghiên cứu
về “Lý thuyết và thực tế sử dụng thẻ tín dụng”. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ
nhiều đợt khảo sát của Tài chính tiêu dùng về việc sở hữu và sỡ dụng thẻ tín
dụng của các nhóm nhân khẩu Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố về tiện ích
của thẻ có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng như: không phải mang
theo nhiều tiền mặt, cung cấp nguồn tài chính linh hoạt trong chi tiêu khi thiếu
hụt thanh khoản và có thể trì hoãn việc thanh toán trong một thời gian, cho
9
phép mua hàng thông qua điện thoại, internet. Những đặc điểm này tác động
tích cực lên việc sở hữu thẻ tín dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc vay
nợ thẻ tín dụng quá nhiều thường đưa đến kết quả phải thanh toán với lãi suất
cao, trong tình huống này chi phí về lãi và phí phát sinh sẽ là yếu tố có tác
động tiêu cực đến việc sử dụng thẻ. Ngoài ra, các đặc điểm nhân khẩu học
cũng được nhận thấy có tác động như: thu nhập, trình độ giáo dục, độ tuổi, có
sự khác biệt của các yếu tố này trong tác động đến việc sở hữu thẻ tín dụng.
- Nghiên cứu của Chien và Devaney (2001)
Chien và Devaney đã nghiên cứu tác động của thái độ đối với tín dụng
và những nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng thẻ TDQT vào năm 2001.
Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ cuộc khảo sát về tình hình tài chính năm 1998 của
Cục dự trữ liên bang Mỹ, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân tố nhân
khẩu học, kinh tế và thái độ đối với tín dụng có ảnh hưởng đến việc sử dụng
thẻ TDQT. Những người tiêu dùng trẻ tuổi và có thu nhập hiện tại thấp sẵng
sàng chi tiêu cho hiện tại bằng cách sử dụng thẻ TDQT hơn những người lớn
tuổi hơn. Đồng thời, những người tiêu dùng có thu nhập cao hơn sử dụng thẻ
TDQT nhiều hơn những người có thu nhập thấp hơn. Bên cạnh đó, những
người sử dụng thẻ TDQT vì mục đích trả góp cũng sử dụng thẻ TDQT nhiều
hơn.
- Nghiên cứu của Kaynak và Harcar (2001)
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét thái độ của người tiêu dùng
cũng như ý định sở hữu và sử dụng thẻ TDQT trong một quốc gia đang phát
triển. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ những người có thẻ Tvà không
có thẻ TDQT trong thành phố Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bài nghiên cứu sử dụng
các nhân tố tác động là mức độ phát triển kinh tế của quốc gia, môi trường
chính trị, sự phát triển kỹ thuật, những đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã
hội của người sử dụng (bao gồm giới tính, tuổi, thu nhập, dân tộc) và môi
10
trường cạnh tranh. Tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố
nhân khẩu học và các đặc điểm kinh tế xã hội đối với việc sở hữu và sử dụng
thẻ TDQT. Trình độ giáo dục cao hơn và thu nhập cao hơn có nhiều khả năng
sở hữu thẻ TDQT hơn. Những người từ 36 tuổi đến 45 tuổi có nhiều khả năng
sở hữu thẻ TDQT hơn những độ tuổi khác. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy
không có sự khác biệt đáng kể về việc sở hữu thẻ TDQT giữa nam và nữ.
Nghiên cứu còn chỉ ra việc các chi phí phát sinh trong lúc sử dụng thẻ phát
sinh giao dịch hay chi phí trả nợ trễ sau thời hạn tạo ra áp lực cho người sử
dụng thẻ. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ TDQT.
- Nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Hạnh (2013)
Nghiên cứu dựa vào mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) xây
dựng năm 2003 bởi Viswanath Venkatesh, Michael G. Moris, Gordon
B.Davis, và Fred D. Davis trên cơ sở điều tra thông qua bảng câu hỏi đối với
người dân tại TP Đà Nẵng đang sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank, với
kích thước mẫu là 280.
Nghiên cứu đã xác định được mô hình các nhân tố thành phần có ảnh
hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ TechcomBank tại thành phố
Đà Nẵng, đó là: (1) Hiệu quả mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng
của xã hội và nhận thức về chi phí chuyển đổi, (4) Các điều kiện thuận tiện.
Trong đó, nhân tố có tác động lớn nhất đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ
TechcomBank là các điều kiện thuận tiện, nhân tố có tác động nhỏ nhất là
hiệu quả mong đợi. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự ảnh hưởng của
từng nhóm khách hàng theo giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp,
trình độ học vấn và thu nhập hằng tháng đến từng nhân tố trong mô hình đến
sự tác động của mô hình.
11
- Nghiên cứu của Phạm Hoàng Nguyên ( 2013)
Nghiên cứu này với mục địch là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013
với 312 bản khảo sát hợp lệ. Bản khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
từ (1) hoàn toàn không ảnh hưởng đến (5) hoàn toàn ảnh hưởng.
Nghiên cứu chỉ ra những người thu nhập bình quân càng cao, đánh giá
thấp khả năng thanh toán trong khi không có tiền trong tài khoản và đánh giá
cao công tác giới thiệu thẻ tín dụng của các ngân hàng thông thường có xác
suất sử dụng thẻ tín dụng cao hơn. Những người đánh giá thấp khả năng thanh
toán trong khi không có tiền trong tài khoản của thẻ tín dụng lại có xác suất
sử dụng thẻ cao hơn là do e ngại sự tiện lợi này sẽ làm họ mất kiểm soát trong
chi tiêu dẫn đến việc không có khả năng thanh toán cho những khoản chi
bằng thẻ tín dụng.
Nghiên cứu xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
thẻ tín dụng của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việ Nam bao gồm:
Khả năng đáp ứng của hệ thống, tính an toàn của sản phẩm, chất lượng công
tác xúc tiến sản phẩm và tiện ích của thẻ.
- Nghiên cứu của Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006)
Năm 2006, Lê Thế Giới và Lê Văn Huy đã thực hiện một bài nghiên cứu
về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại
Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện ở Đà Nẳng và Quảng Nam với hình
thức là phát bảng câu hỏi được xây dựng thông qua thang đo lường thái độ
(attitudes scales) bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những
nhân tố tác động đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng.
12
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thẻ ATM của khách hàng tại Việt Nam là: yếu tố pháp lý, hạ tầng công
nghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, độ tuổi, khả năng sẵn sàng của hệ thống
ATM và dịch vụ cấp thẻ của ngân hàng, chính sách marketing và tiện ích sử
dụng. Và có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của khách
hàng tại Việt Nam là ý định sử dụng thẻ, khả năng sẵn sàng của hệ thống
ATM, chính sách marketing và tiện ích sử dụng thẻ.
13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thẻ tín dụng quốc tế :
a. Khái niệm
Năm 2007, khái niệm về các loại thẻ ngân hàng được sửa đổi trong Quy
chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ
ngân hàng, được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày
15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Khoản 5 điều 2 Quy chế này
có định nghĩa “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép Chủ thẻ thực hiện
giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ
chức phát hành thẻ”. Trong đó, khái niệm “giao dịch thẻ” được hiểu là “việc
sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử
dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung
ứng”.
Thẻ TDQT là một phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến ngày
nay tại các quốc gia trên thế giới. Trong thương mại hiện đại, thẻ TDQT được
xem như một công cụ thanh toán thay thế cho tiền mặt và séc của hàng triệu
việc mua hàng thông thường cũng như nhiều giao dịch không thuận tiện hoặc
không thể thực hiện được (Durkin, 2000). Những thay đổi về khoa học kỹ
thuật đã giúp thay đổi cuộc sống của con người, một trong số đó là sự ra đời
của thẻ TDQT-một công cụ thanh toán của cuộc sống hiện đại (Erdem, 2008).
Đối với người sử dụng thẻ, thẻ TDQT là một loại thẻ ngân hàng đặc biệt, bởi
nó đại diện cho nguồn tín dụng (Scholnick và cộng sự, 2008).
14
Như vậy, thẻ TDQT là một phương tiện thanh toán được sử dụng trên
phạm vi toàn thế giới, do ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng phát hành
theo thỏa thuận với chủ thẻ, đáp ứng cả nhu cầu tín dụng và thanh toán cho
chủ thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng do tổ chức phát hành thẻ cấp. Trong
đó, thể hiện hai mối quan hệ pháp lý giữa ba đối tượng tham gia là quan hệ về
thanh toán giữa chủ thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ, và quan hệ tín dụng giữa
chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ. Hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tùy
thuộc vào khả năng tài chính của chủ thẻ hoặc tài sản bảo đảm của chủ thẻ và
nhu cầu chi tiêu của họ. Hình thức thanh toán dư nợ thẻ TDQT cũng tạo thuận
lợi cho chủ thẻ trong việc chi trả hàng tháng.
b. Đặc điểm
- Tính chất toàn cầu: là điểm khác biệt giữa thẻ tín dụng nội địa và thẻ
TDQT. Với thẻ TDQT, chủ thẻ có thẻ sử dụng thẻ này trên phạm vi toàn thế
giới để thanh toán tại các điểm chấp nhận thanh toán, hoặc rút tiền mặt tại các
máy ATM có biểu tượng của các thương hiệu thẻ quốc tế.
- Tính chất vay mượn: là đặc điểm nổi bật nhất của thẻ TDQT. Chủ thẻ
có thể chi tiêu trước -trả tiền sau dựa trên hạn mức tín dụng được TCPHT cấp.
- Tính tiện lợi: chủ thẻ có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đặt vé máy
bay, đặt khách sạn, thanh toán trực tuyến qua internet,…tại các điểm chấp
nhận thanh toán của TCPHT ở khắp nơi trên thế giới mà không cần mang theo
tiền mặt. Ngoài ra, chủ thẻ có thể phát hành thẻ phụ để kiểm soát chi tiêu và
quản lý tài chính trong trường hợp có con đi du học; đáp ứng nhu cầu rút tiền.
- Tính an toàn: thẻ TDQT được thiết kế với phương thức bảo mật ngày
càng cao nhằm đáp ứng việc thanh toán trên phạm vi toàn cầu, cho phép chủ
thẻ có thể yên tâm thanh toán hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là những giao dịch
thương mại điện tử xuyên biên giới.
15
- Giá trị gia tăng: chủ thẻ có thể thanh toán dư nợ phát sinh hàng tháng
thuận lợi qua nhiều kênh như thanh toán tiền mặt tại quầy, trích nợ tự động,
chuyển khoản,… Đồng thời, chủ thẻ còn được hưởng nhiều giá trị gia tăng
khác như: được tặng bảo hiểm y tế toàn cầu với giá trị bảo hiểm tùy vào quy
định của TCPHT, được tích lũy điểm thưởng, được cung cấp dịch vụ tư vấn
và hỗ trợ toàn cầu cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn của
TCPHT và các đơn vị chấp nhận thẻ dành cho chủ thẻ TDQT.
1.1.2. Lợi ích của việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ TDQT ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghệ
ngân hàng. Hoà chung với sự phát triển về kinh tế - xã hội của thế giới, thẻ
TDQT đã phát huy vai trò tích cực của mình.
a. Đối với chủ thẻ:
- Tiện lợi: chiếc thẻ TDQT nhỏ và gọn sẽ giúp người dùng thanh toán
tiền hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại hơn hàng chục triệu điểm chấp nhận
thẻ trên toàn thế giới.
- Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn: việc mua sắm
online giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, hình thức thanh toán thuận
tiện không cần đến tiền mặt giúp người tiêu dùng thoải mái chi tiêu và sở hữu
ngay món hàng mình thích. Thêm nữa, tỷ giá khi thanh toán bằng thẻ cũng
thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch.
- Nhu cầu ngoại tệ: việc sử dụng thẻ TDQT không chỉ giúp chủ thẻ
không cần phải lo lắng về nhu cầu ngoại tệ mỗi khi có nhu cầu đi nước ngoài
như đi du lịch, du học, công tác, khám chữa bệnh,…
- Những tiện ích thiết thực khác như: giúp chủ thẻ hạn chế mang theo
tiền mặt trong người, có thể thanh toán trực tiếp qua thẻ TDQT những khoản
chi phí hàng tháng như tiền điện, tiền nước,...