Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN
-------------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI NHÀ MÁY GIẤY HOÀNG VĂN
THỤ

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Thị Lý
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Tuyết

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình tham gia học hỏi,quan sát, nghiên cứu và ứng dụng vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế các công tác quản lí môi trường của các nhà máy sản
xuất.
Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày về những vấn đề mình quan tâm
trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng giúp các giảng viên kiểm
tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập của mỗi sinh viên.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần
Giấy Hoàng Văn Thụ em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các thầy cô giáo giảng dạy của Khoa Xây dựng và Môi trường. Trường Đại Học
Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên- ĐHTN đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
chuyên nghành về môi trường và các vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay.
- Thầy Nguyễn Trần Hưng giảng viên khoa Xây Dựng và Môi Trường – ĐHKTCN
giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong đợt thực tập này đã hướng dẫn, chỉ bảo trong quá
trình thực tập, xây dựng báo cáo.


- Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Lý đang công tác
tại Phòng Công Nghệ - Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ đã quan tâm, giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em hoàn thành mục tiêu của đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Phạm Thị Tuyết


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lời nhận xét của công ty
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………….………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………...

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lời nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ ..........................9
1.1. Vị trí địa lý và lịch sử phát triển của công ty .......................................................9
1.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................9
1.1.2. Lịch sử phát triển của Công ty ...........................................................................9
1.2. Sản phẩm, nguyên liệu đầu vào sản xuất, công suất hoạt động .......................10
1.2.1. Sản phẩm ..........................................................................................................10
1.2.2. Nguyên liệu đầu vào sản xuất: .........................................................................10
1.2.3. Quy mô, công suất ............................................................................................12
CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY..................13
2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ ................................................................................13
2.2. Mô tả dây chuyền công nghệ ...............................................................................13
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ .........................16
3.1. Nước thải ..............................................................................................................16
3.1.1. Nước thải sản xuất ...........................................................................................16

3.1.2. Nước thải sinh hoạt ..........................................................................................20
3.1.3. Nước mưa chảy tràn .........................................................................................22
3.2. Khí thải ..................................................................................................................23
3.2.1. Khí thải giao thông...........................................................................................23
3.2.3. Xử lý bụi từ dây chuyền chặt dăm mảnh ..........................................................25
3.3. Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ...........................................................26
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................................26
3.3.2. Chất thải rắn sản xuất ......................................................................................27
3.3.3. Chất thải nguy hại ............................................................................................28
3.4. Tiếng ồn .................................................................................................................29
CHƯƠNG4: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CÔNG TY32
4.1. Kết quả đo, phân tích môi trường nước .............................................................32
4.1.1. Nước thải sản xuất ...........................................................................................32
4.1.2. Nước thải sinh hoạt ..........................................................................................33
4.1.3. Nước mặt ..........................................................................................................33
4.2. Kết quả đo, phân tích môi trường không khí ....................................................35
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.2.1. Không khí khu vực sản xuất .............................................................................35
4.2.2. Môi trường không khí xung quanh và khu vực văn phòng công ty ..................36
4.2.3. Khí thải ống khói lò hơi ...................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….………………41


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Khối lượng nguyên liệu sử dụng của công ty ..............................................10
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng điện, nước và xăng, dầu của Công ty ...............................12
Bảng 2.1: Đặc trưng nước thải Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ ..............................16
Bảng 3.2: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt
Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ ..................................................................................21
Bảng 3.6: Kết quả đo cường độ ồn tại Công ty ............................................................30
Bảng 3.7: Tiếng ồn tại các vị trí khác nhau do máy móc của Công ty gây ra..............30
Bảng 4.1: Kết quả một số chỉ tiêu đo nhanh .................................................................32
Bảng 4.3: Kết quả một số chỉ tiêu đo nhanh .................................................................33
Bảng 4.4: Kết quả đo, phân tích nước thải nhà ăn ca ..................................................33
Bảng 4.5: Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt khu vực Công ty ...........34
Bảng 4.6: Kết quả đo nhanh môi trường vi khí hậu .....................................................35
Bảng 4.7: Kết quả đo và phân tích chất lượng MT không khí khu vực sản xuất của
Công ty ...........................................................................................................................35
Bảng 4.8: Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh và
khu vực văn phòng Công ty ..........................................................................................36
Bảng 4.9: Kết quả phân tích khí thải ống khói lò hơi của Công ty .............................37
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Tên ký hiệu

1

CP


Cổ phần

2

BOD

Nhu cầu oxy hóa hóa sinh

3

COD

Nhu cầu oxy hóa hóa học

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

CTNH

Chất thải nguy hại

5


CTR

Chất thải rắn

6

Sp

Sản phẩm

7

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Giấy tái chế.......................................................................................11
Hình 1.2: Nhựa thông.......................................................................................11
Hình 1.3: Neolex 3023.......................................................................................12
Hình 1.4: Mùn cưa (đựng trong bao trọng lượng 20 kg/bao)...........................12
Hình 2.1: Băng tải.............................................................................................14
Hình 2.2: Bể nghiền thủy lực.............................................................................14
Hình 2.3: Bể nước trắng....................................................................................15
Hình 2.4: Hệ thống nghiền đĩa...........................................................................15
Hình 2.5: Máy xeo..............................................................................................15
Hình 2.6: Máy cuộn...........................................................................................15
Hình 2.7: Máy cắt thanh nan và cuộn lại..........................................................15
Hình 3.1: Song chắn rác....................................................................................19
Hình 3.2: Bể lắng cát.........................................................................................19

Hình 3.3: Bể phản ứng.......................................................................................19
Hình 3.4: Bể ổn định..........................................................................................19
Hình 3.5: Bể Aeroten.........................................................................................19
Hình 3.6: Bể lắng...............................................................................................19
Hình 3.7: Hồ sinh học........................................................................................19
Hình 3.8: Cấu tạo bể tự hoại.............................................................................22
Hình 3.9: Kho chứa CTNH................................................................................29
Hình 3.10: Thùng chứa CTNH..........................................................................29
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy bao xi măng.................13
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải SX của Công ty CP Giấy HVT....18

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng cả
về kinh tế và xã hội. Các ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và

đóng vai trò rất quan trọng, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất giấy.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn đầu tư phát
triển với nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột giấy và giấy thành phẩm. Sự phát
triển ngành này đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, tạo nên nguồn thu cho
ngân sách, việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.... Cùng với những lợi
ích mang lại cho đất nước, ngành này cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến môi
trường. Do đặc trưng của ngành sử dụng lượng lớn nguyên liệu thô, năng lượng, nước
và các hóa chất vì vậy tạo ra một lượng lớn chất thải (khí thải, chất thải rắn, đặc biệt
là nước thải). Lượng chất thải này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi
không được xử lý phù hợp.
Để giảm thiểu lượng chất thải của ngành công nghiệp giấy vào môi trường đã có
nhiều c giải pháp đưa ra trong đó giải pháp sử dụng giấy loại là nguồn nguyên liệu
chính để sản xuất giấy được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước áp dụng rộng rãi.
Nguồn nguyên liệu giấy tái chế là rất lớn, đồng thời việc tái chế sẽ làm giảm chi phí xử
lý chất thải và do đó làm giảm giá thành sản phẩm. Xét tổng thể, sử dụng giấy tái chế
để sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của xã hội.
Công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ là một trong số các doanh nghiệp sử dụng
giấy tái chế làm nguyên liệu chính để sản xuất giấy bao bì công nghiệp, giấy làm vỏ
bao xi măng. Công ty đã thực hiện tốt việc thay đổi công nghệ, cải tiến dây chuyền sản
xuất, xử lý chất thải từ sản xuất và thực hiện tốt công tác đảm bảo môi trường theo quy
định của nhà nước.
Thực tập tại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, em đã hiểu biết thêm về dây chuyền
sản xuất giấy bao gói xi măng cũng như hệ thống xử lý chất thải tại nhà máy, giúp em
có được cái nhìn thực tế môi trường sản xuất công nghiệp nói chung cũng như môi
trường của nhà máy nói riêng. Được thực tập tại nhà máy là rất phù hợp với chuyên
ngành Kỹ thuật môi trường.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại nhà máy, với sự hướng dẫn của giáo viên và
các cán bộ nhà máy, em đã thực hiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Kỹ thuật
môi trường tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ với mong muốn đi sâu tìm hiểu

về lĩnh vực môi trường tại một doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, rút ra những kinh
nghiệm thực tiễn và bổ sung được kiến thức cho bản thân.
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Xuất phát từ thực tiễn của đợt thực tập em tổng hợp được bài báo cáo thực tập kỹ
thuật gồm các nội dung chính sau:
-

Chương 1: Tổng quan về Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ
Chương 2: Các vấn đề môi trường và biện pháp xử lý
Chương 3: Đánh giá chung tình hình xử lý chất thải của công ty
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
1.1. Vị trí địa lý và lịch sử phát triển của công ty


-

Tên công ty: Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Đại diện đơn vị: Ông Hoàng Minh Thông - Tổng Giám đốc công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên: 280
Địa chỉ: Phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 02803 844 653;

Fax: 02803 844 548

1.1.1. Vị trí địa lý
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thuộc địa bàn Tổ 6, phường Quán Triều,
thành phố Thái Nguyên. Công ty nằm cách đường tròn trung tâm thành phố Thái
Nguyên khoảng 5km về hướng Bắc.
+ Phía Bắc, phía Tây Bắc, phía Tây giáp với khu dân cư tổ 4 phường Tân Long
thành phố Thái Nguyên.
+ Phía Tây Nam, phía Nam và Đông Nam giáp với khu dân cư tổ 1 phường Quan
Triều, thành phố Thái Nguyên.
+ Phía Đông Nam giáp với đồi cây.
+ Phía Đông giáp với Sông Cầu.
+ Phía Đông Bắc giáp với suối Phượng Hoàng là nơi tiếp nhận nước thải của dân
cư các phường Quán Triều, Tân Long cũng như nước thải của một số cơ sở sản xuất
khác như Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa, Nhà máy xi măng Quán Triều.
Giao thông khu vực Công ty rất thuận lợi, về tuyến đường bộ có đường Dương
Tự Minh (đường quốc lộ 3) nằm cách Công ty khoảng 300m về phía Tây, từ đường
này rẽ phải vào Công ty là đường cấp phối rộng khoảng 5m.
Gần Công ty có một số cơ sở sản xuất khác như Công ty CP Nhiệt điện Cao
Ngạn, Công ty CP xi măng Quán Triều, Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa –
VVNI.
Tổng diện tích của Công ty: 9,7 ha.

1.1.2. Lịch sử phát triển của Công ty
Được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1913, Công ty giấy Hoàng Văn Thụ, tiền
thân là nhà máy giấy Đáp Cầu (Bắc Ninh), chuyên sản xuất các loại giấy viết, bao gói
sản phẩm.
Năm 2000, nhà máy đã được đầu tư thiết bị đã qua sử dụng của Đức với công
suất 15.000 tấn/năm.
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Do quy mô sản xuất của nhà máy được mở rộng, ngày 1/1/2003 Tổng công ty
Giấy Việt Nam quyết định nâng cấp nhà máy từ “Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ”
thành “Công ty giấy Hoàng Văn Thụ”.
Thực hiện nghị định của Chính phủ về việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, theo
Quyết định số 1228/QĐ - TCCB ngày 01/4/2005 của Bộ công nghiệp về việc chuyển
đổi Công ty thành công ty cổ phần, ngày 06/7/2006 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng
cổ đông lần 1 và chính thức hoạt động theo hình thức công ty Cổ phần.
Đến nay trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển với những biến cố thăng
trầm, công ty đã trở thành một đơn vị vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn góp
phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Với những gì đạt được, Công ty đã
được nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương kháng chiến, Huân chương lao động
từ hạng ba đến hạng một, nhiều bằng khen, giấy khen của các Bộ, Ngành, Chủ tịch
nước… Ngày 10/4/2001 Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu “Đơn
vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
1.2. Sản phẩm, nguyên liệu đầu vào sản xuất, công suất hoạt động
1.2.1. Sản phẩm

Sản phẩm là các loại bao gói có định lượng từ 30g/m2 - 250 g/m2 , trong đó các
sản phẩm chính là bìa Kraft làm vách hộp cacton, giấy làm bao xi măng…
1.2.2. Nguyên liệu đầu vào sản xuất:
 Nguyên liệu phục vụ sản xuất:
Các loại nguyên liệu sản xuất của Công ty được tính toán dựa trên định mức sử
dụng để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm. Tổng công suất của nhà máy là 31.000
tấn sản phẩm/năm, tương đương với 2.583,3 tấn/tháng (ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8
tiếng, tháng làm việc trung bình 28 ngày).
Bảng 1.1: Khối lượng nguyên liệu sử dụng của công ty [1]
Loại
Định
Đơn vị
Khối lượng
STT
nguyên,
mức sử
tính
(tấn/tháng)
nhiên liệu
dụng

Nguồn cung cấp

1

Lề tái chế
các loại

1200


Kg/tấn sp

3100

Nhập khẩu từ Nga, mỗi
kiện giấy có trọng lượng
1 tấn

2

Nhựa thông

1,58

Kg/tấn sp

4,082

Các nhà phân phối tại
Thái Nguyên

3

Phẩm màu

1

Kg/tấn sp

2,58


Công ty TNHH Thuận

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phát Hưng
4

Phân đạm

15

Kg/ngày

0,42

Đạm Ninh Bình

5

H3PO4

3


Lit/ngày

84
lít/tháng

Công ty TNHH Thuận
Phát Hưng

6

Keo đánh
bọt DELTA
202

0,22

Kg/tấn sp

0,57

Công ty TNHH Thuận
Phát Hưng

7

Ống lô cân

14

Kg/tấn sp


36,17

8

Chất phát
bọt Neolex
3023

0,47

Kg/tấn sp

1,21

Công ty TNHH Thuận
Phát Hưng

1,111

Tấn/tấn
dăm
mảnh

4.444

Trong và ngoài tỉnh
Thái Nguyên

1.680


Thu mua từ các cơ sở
chế biến gỗ trong và
ngoài tỉnh
Vỏ cây thải từ dây
chuyền chặt dăm mảnh
của công ty
Bùn thải từ hệ thống xử
lý nước thải được xeo
thủ công.

9

10

Cây keo

Mùn cưa,
sinh khối

2,5

Tấn/h

 Hình ảnh về một số nguyên liệu phục vụ sản xuất của Công ty

Hình 1.1: Giấy tái chế
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết


Hình 1.2: Nhựa thông

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp




Hình 1.3: Neolex 3023

Hình 1.4: Mùn cưa (đựng trong bao trọng
lượng 20 kg/bao)

 Nhu cầu về điện nước và các vật liệu khác
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng điện, nước và xăng, dầu của Công ty [1]
STT

Nhu cầu sử
dụng

Định mức sử
dụng

Khối lượng

Nguồn cung cấp

1


Nước phục vụ
cho sinh hoạt

100 lít/ng.ngày

23,6 m3

Nhà máy nước sạch
Thái Nguyên

2

Nước phục vụ
cho sản xuất

70 m /tấn sp

180,833
m3/tháng

Bơm từ sông Cầu
với công suất 320
m3/ngày đêm

3

Điện

700 kW/tháng


1.808,333 KW/
tháng

Công ty điện lực
Thái Nguyên

4

Xăng, dầu

2.416 lít/ngày

Công ty xăng dầu
Bắc Thái

3

-

1.2.3. Quy mô, công suất
-

-

Quy mô, công suất thiết kế: 31.000 tấn giấy/năm. Do các dây chuyền xeo đều là các
máy móc thiết bị đã qua sử dụng nên công suất hoạt động hiện tại chỉ đạt khoảng
25.000 tấn/năm (bằng khoảng 80,6% công suất thiết kế và không đạt được công suất
thiết kế do kích thước khổ giấy mà Công ty sản xuất có bề rộng bị hụt so với kích
thước khổ giấy theo thiết kế của dây chuyền sản xuất).

Công suất dây chuyền chặt dăm mảnh: 4000 tấn/tháng. Kết hợp lấy vỏ cung cấp cho
lò hơi sinh khối của Công ty phục vụ cấp hơi cho quá trình sản xuất.

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Nguyên liệu

Nước

Phèn, nhựa thông

Phẩm màu

Hơi nước

Nghiền thủy lực

Đinh ghim, băng dính, cát,...

Bể chứa

Nước vệ sinh


Nghiền đĩa

Nước vệ sinh

Bể chứa

Máy lọc cát
hình dùi

B hn hp

Nước vệ sinh

Xeo

Nước thải

Ép

Nước thải

Cát

Sấy

Cuộn, cắt cuộn

Giấy đứt, thanh nan
Giấy kém chất lượng


Kho thành phẩm
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy bao xi măng
2.2. Mô tả dây chuyền công nghệ
Nguyên liệu là giấy bìa carton cũ được vận chuyển bằng băng tải đưa vào hệ
thống nghiền thủy lực. Sau khi nghiền thủy lực, hỗn hợp bột giấy và nước nghiền được
bơm sang bể chứa. Tại bể thủy lực có thiết kế hệ thống tách rác phát sinh trong quá
trình nghiền (chủ yếu là nilon). Hệ thống cầu trục đưa công nhân xuống vớt rác lên và
vận chuyển đổ ra bãi chứa chất thải rắn sản xuất của công ty.
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hỗn hợp bột giấy tiếp tục được bơm vào hệ thống nghiền tinh (nghiền đĩa) và
được bổ sung thêm phèn nhôm và nhựa thông để điều chỉnh pH và tăng độ kết dính
cho bột giấy. Bột sau nghiền tinh được bơm vào bể chứa rồi bơm sang thiết bị lọc cát
hình dùi. Cát tách khỏi hỗn hợp bột được xả xuống bể chứa nằm dưới sàn và được
mang đi san lấp. Hỗn hợp bột sau khi lọc sạch cát được bơm sang bể hỗn hợp. Tại bể
này hỗn hợp bột giấy được bổ sung phẩm màu để đảm bảo màu sắc của giấy thành
phẩm đồng đều. Sau khi được pha trộn phẩm, hỗn hợp bột được bơm lên dây chuyền
xeo. Sử dụng bơm chân không để tăng hiệu quả quá trình xeo. Nước thải sinh ra khi
xeo giấy rơi xuống bể chứa nước thải được bố trí phía dưới lưới xeo. Bể chứa nước
thải này được chia thành bốn ngăn dọc theo chiều dài của lưới xeo. Nước thải thu được
ở ba ngăn đầu tiên được tuần hoàn lại cho máy nghiền để tiết kiệm nước và tận dụng
lượng bột giấy thất thoát trong quá trình xeo. Nước thải thu được ở ngăn thứ tư được
thu gom làm nước vệ sinh.

Bột giấy sau khi xeo được hệ thống băng tải dẫn qua cặp ép để tăng tính ổn định
trong kết cấu của giấy thành phẩm. Sau khi ép, giấy được sấy để đạt độ ẩm nhất định
nhờ hơi nước được cấp từ lò hơi đốt sinh khối của Công ty. Sản phẩm giấy sau sấy
được cuộn tròn quanh trục cuộn, sau đó được cắt cuộn và được cầu trục vận chuyển
sang khu vực cuộn lại và cắt thanh nan. Cuộn giấy thành phẩm có đường kính khoảng
0,8m và dài khoảng 1,3m. Cuộn giấy thành phẩm được vận chuyển về kho hàng thành
phẩm của Công ty.
 Một số hình ảnh máy móc, thiết bị của Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ

Hình 2.1: Băng tải

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

Hình 2.2: Bể nghiền thủy lực

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.3: Bể nước trắng

Hình 2.5: Máy xeo

Hình 2.6: Máy cắt thanh nan và cuộn lại
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

Hình 2.4: Hệ thống nghiền đĩa


Hình 2.5: Máy cuộn

Hình 2.7: Hệ thống khử bụi của lò hơi tầng
sôi
15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
3.1. Nước thải
3.1.1. Nước thải sản xuất
 Nguồn gốc phát sinh

- Nước thải là nguồn chất thải chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất của Công
ty với định mức lượng nước thải lớn.

- Nước thải sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ chủ yếu phát sinh
ở công đoạn xeo giấy, ngoài ra còn một lượng nước rửa máy móc thiết bị.
Tải lượng



Lượng nước thải sản xuất phát sinh có thể tính toán dựa trên cân bằng vật chất
trong quá trình sản xuất của công ty:

- Để sản xuất 1 tấn sản phẩm là giấy xi măng, cần cung cấp cho dây chuyền sản
xuất 70 m3 nước. Như vậy, trên lý thuyết thì lượng nước thải tối đa khi không áp
dụng biện pháp xử lý, tuần hoàn phát sinh từ hoạt động sản xuất của công ty công

suất 31000 tấn/năm là 6.450 m3/ngày đêm.

- Trên thực tế, Công ty áp dụng các biện pháp tuần hoàn nội vi, do vậy trung bình
để sản xuất 1 tấn sản phẩm đầu ra lượng nước thải thực tế vào khoảng 20 m3 tức
là thải lượng nước thải của Công ty là 1.845 m3/ngày đêm. Tuy nhiên do các
máy móc thiết bị đầu tư của Công ty chủ yếu là máy móc cũ, đã qua sử dụng nên
công suất hoạt động mà công ty đạt được là 19.000 tấn. Do vậy, lượng nước thải
tối đa thực tế phát sinh từ sản xuất là 1.131 m3/ngày đêm.
 Đặc trưng nước thải sản xuất

- Dòng thải từ quá trình xeo giấy chứa nhiều xơ sợi, xenlulo mịn và các chất phụ
gia như: phèn nhôm, nhựa thông, phẩm màu.

- Dòng thải từ khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ
lửng và các hóa chất rơi vãi.
Bảng 2.1 Đặc trưng nước thải Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ [1]
STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả phân tích
nước thải

QCVN
12:2008/BTNMT (B1)

1


pH

-

7,6

5,5 – 9

2

Độ màu

Co-Pt

<5

100

3

BOD5

mg/l

52,3

50

4


COD

mg/l

107,8

200

5

TSS

mg/l

146,4

100

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Qua bảng trên, mẫu nước thải của công ty có các thông số BOD5 vượt 1,046 lần,
TSS vượt 1,464 lần so với quy chuẩn Việt Nam.
 Tác động của nước thải sản xuất
Đặc trưng nước thải sản xuất giấy từ giấy phế liệu không có công đoạn tẩy trắng

đó là nước thải có hàm lượng TSS, BOD và COD rất cao. Do đặc trưng nước thải chứa
xơ sợi giấy là chất hữu cơ và các chất độn, trong trường hợp không được xử lý, để lưu
lâu ngày, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ phân hủy tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu,
đồng thời nước thải chuyển từ màu đục trở thành đen xám. Môi trường nước sông Cầu
là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải sản xuất của dự án nói riêng cũng
như nước thải sản xuất của cả Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ.
Nước thải chứa hàm lượng bột giấy cao khi bị thải trực tiếp ra sông Cầu sẽ gây
tác động rất lớn đối với chất lượng nước sông, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của
các sinh vật thủy sinh cũng như các loài thực vật mọc ven các bãi đất sát bờ sông.
Nước thải này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, gây mùi khó chịu, ảnh hưởng tới
kinh tế của các hộ đánh bắt cá trên sông Cầu, đồng thời gây mất mỹ quan dòng sông.
Bên cạnh đó, nước thải sản xuất giấy nếu không được thu gom, để chảy tràn lan sẽ gây
ảnh hưởng tới nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Công ty.
Nước thải sản xuất thường có nhiệt độ cao gây ảnh hưởng và làm giảm tuổi thọ
của các thiết bị máy móc khi tiếp xúc. Nếu không được làm nguội mà cho chảy trực
tiếp ra sông suối, nước có nhiệt độ cao sẽ làm chết các loài động vật thủy sinh, làm héo
và chết các loài thực vật thủy sinh hoặc mọc ven nguồn tiếp nhận nước thải này.

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Biện pháp xử lý
Nước thải

SCR


Sản xuất
carton lạnh

Bể lắng cát
Phèn
Bể điều hòa

H3PO4, đạm

Tách bột

Hố bơm

Bể bột

Bể phản ứng

Sân phơi bột

Bể ổn định
Trạm thổi khí
Bể Aeroten

Bể lắng

Bùn
tuần
hoàn


Bùn thải

Hồ sinh học

Sân phơi

Nguồn tiếp nhận

Xử lý

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất của Công ty CP Giấy HVT
 Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý
Nước thải từ cống tập trung được đưa qua song chắn rác vào bể lắng cát để tách
cát và các tạp chất nhẹ. Sau khi qua bể lắng cát, nước thải được pha thêm phèn với
lượng 1kg/h. Nước tiếp tục được đưa sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và tách
một phần bột giấy. Tại đây, lượng bột giấy được đưa vào bể chứa bột để bơm đi sản
xuất carton lạnh tại xeo thủ công. Phần nước sau khi đã cơ bản tách sơ sợi chỉ còn
chất hữu cơ hòa tan được bơm từ hố bơm lên bể phản ứng đồng thời bổ sung đạm với
lượng 0,65 kg/h và 0,2 lít/h axit photphoric.

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nước thải từ bể phản ứng được bơm sang bể ổn định với mục đích hòa trộn và
sục bổ sung khí để ổn định vi sinh. Sau đó, nước được đưa qua hệ thống Aeroten được

sục khí từ đáy bể nhờ hệ thống đĩa phân phối khí để xử lý sinh học.
Tiếp tục, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng bùn sinh học trước khi theo ống
dẫn vào hồ sinh học, phần bùn ở đáy bể được tuần hoàn một phần về bể phản ứng để
ổn định vi sinh. Phần còn lại được thải ra sân phơi bùn, lượng bùn thải được bán cho
các đơn vị có nhu cầu thu mua hoặc đem đi chôn lấp trồng cây.
Tại hồ sinh học được thả cấy bèo tây góp phần làm chất lượng nước tốt hơn.
Nước thải sau xử lý được thải ra sông Cầu.
 Mô tả thiết bị

Hình 3.1: Song chắn
rác

Hình 3.3: Bể phản ứng

Hình 3.5: Bể Aeroten

Hình 3.2: Bể lắng cát

Hình 3.4: Bể ổn định

Hình 3.6: Bể lắng

Hình 3.7: Hồ sinh học

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

19



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Mương thu gom nước được xây bằng gạch, trát vữa xi măng.
- Bể điều hòa hình chữ nhật với thể tích bể V = 670m3 (16m x 12m x 3,5m) được xây
dựng bằng bê tông cốt thép. Bể được chia làm 2 ngăn có nhiệm vụ điều hòa, ổn
định lưu lượng cho hệ thống xử lý phía sau. Đồng thời, bể điều hòa còn có khả
năng lắng các xơ sợi, bột giấy khi nước thải được lưu trong bể có bổ sung chất trợ
lắng.

- Bể trộn hóa chất keo tụ với thể tích V = 48m3 (ø3,7 x 4,5m) được xây bằng bê tông
cốt thép dày 300mm, đáy dốc 450.

- Bể ổn định vi sinh với thể tích V=240m3 (ø8,2 x 4,5m) được xây bằng bê tông cốt
thép dày 300mm, đáy dốc 450.

- Bể aeroten với thể tích V=1200m3. Bể được xây bằng bê tông cốt thép dày 300mm,
được chia làm 4 ngăn, mỗi ngăn có kích thước (26,7m x 2,9m x 3,9m). Đáy bể
được bố trí đường ống phân phối khí d48, đục lỗ d4.

- Bể lắng sau sinh học với kích thước V = 240m3 (ø9,6x4,5m) được xây bằng bê tông
cốt thép dày 300mm, đáy dốc 450, máng thu nước trong, ống thu bùn tự chảy.

-

Hồ sinh học chia làm 2 ngăn với thế tích V = 1000m3/ngăn.
Bể chứa bùn với thể tích V = 40m3(ø5 x 2m), chia làm 2 ngăn được xây bằng gạch
Sân phơi bùn được xây bằng gạch có thể tích V = 80m3 (10m x 10m x 0,8m)
Sân phơi bột giấy được xây bằng gạch có thể tích V = 85,6m3 (10,7m x10m x0,8m)
Nhà điều hành, pha hóa chất có diện tích S= 44m2 (11m x4m) tường xây gạch, mái
lợp tôn.


3.1.2. Nước thải sinh hoạt


Nguồn phát sinh, tải lượng và thành phần

- Nguồn gốc: Nước thải sinh hoạt của Công ty là nước thải sinh hoạt thông thường,
phát sinh từ nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp…

- Thành phần: Thành phần chủ yếu chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữa cơ
(BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.

- Tải lượng: Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên nhu cầu cấp
nước, định mức cấp nước 100lít/người.ngày. Lưu lượng nước thải sinh hoạt tính
bằng 80% lượng nước cấp. Tổng số cán bộ, công nhân viên và thuê lao động bên
ngoài công ty là 280người nên lưu lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng
22,8m3/ngày.
Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt được thể
hiện trong bảng sau:
GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 3.2: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt
Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ [1]
Khối lượng


Tải lượng

Nồng độ

QCVN

(g/người/ngày)

(kg/ngày)

(mg/l)

14:2008/BTNMT(B)

BOD5

45 – 54

12,87 – 15,444

562,5 – 675

50 mg/l

COD

72 – 102

20,592 – 29,172


900 – 1275

-

TSS

70 – 145

20,02 – 41,47

875 – 1812

100 mg/l

6 – 12

1,762 – 3,432

75 – 150

-

Amoni

2,4 – 4,8

0,686 – 1,373

30 – 60


10 mg/l

∑P

0,4 – 0,8

0,114 – 0,229

5 – 10

10 mg/l

Chất ô
nhiễm

∑N

Coliform

106 – 109 MNP/100mgl

50000 MNP/100ml

Như bảng trên cho thấy các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi chưa
xử lý cao hơn hàng chục lần so với giới hạn cho phép trong quy chuẩn về nước thải
sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (B). Việc xử lý nước thải sinh hoạt là bắt buộc,
tránh gây ô nhiễm cho môi trường nước mặt và môi trường đất.
 Đặc trưng nguồn nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn

có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ
chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 - 50%); hydrat
cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 - 10%). Nồng
độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150 - 450%mg/l theo
trọng lượng khô. Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
 Tác động của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm,
môi trường đất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đời sống của các sinh vật trong đất, sinh
vật thủy sinh trong nước, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường không khí do việc sinh
ra các khí độc từ sự phân hủy chất hữa cơ.
 Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt của công ty
Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý sơ bộ bằng
các hệ thống bể tự hoại. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ được đưa vào hệ thống thoát

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nước chung của Công ty. Sau đó, thải ra cống thoát nước nằm gần phía cổng của Công
ty.
Công ty đã xây dựng tổng cộng 4 hệ thống bể tự hoại, mỗi bể có thể tích khoảng
10m , vị trí tại các khu vực cụ thể như sau:
3

+ Khu văn phòng
+ Khu xưởng sản xuất giấy

+ Khu dăm mảnh
+ Khu lò hơi
Các bể được xây ngầm dưới các công trình, kết cấu đáy bê tông cốt thép, tường
xây gạch đặc mác 200, trát vữa xi măng chống thấm, nắp là tấm đan bê tông cốt thép.
Các bể đều chia thành 3 ngăn thông nhau.

Hình 3.8: Cấu tạo bể tự hoại
3.1.3. Nước mưa chảy tràn
 Thành phần
 Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát, tro, xỉ, cặn bã, dầu mỡ...
 Hàm lượng chất bẩn trong các đợt mưa đầu tại khu vực được ước tính như sau:
BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l.
 Đặc trưng
Nước mưa chảy tràn là nguồn thải có tính phân tán và không liên tục, lưu lượng
biến đổi mạnh theo mùa.
 Tác động

GVHD: Nguyễn Trần Hưng
SVTH: Phạm Thị Tuyết

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát... vào hệ thống thoát nước chung của công
ty gây ra tình trạng bồi lấp cống rãnh, làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của
cống rãnh; gây bồi lấp các mương thoát nước xung quanh.
 Biện pháp
Để hạn chế tác động của nước mưa chảy tràn tới môi trường nước sông Cầu cũng

như đảm bảo tiêu thoát nhanh nước mưa, hạn chế tối đa tình trạng xảy ra ngập úng khi
mưa lớn. Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ đã xây dựng hệ thống mương thoát nước
mưa chảy tràn với tổng chiều dài khoảng 1 km.

- Kích thước mương như sau: rộng 0,6 m × sâu 0,4m.
- Các mương đều có nắp đậy và có bố trí cách 50m một hố ga thu nước và lắng cặn.
- Nước mưa chảy theo hệ thống cấp thoát nước của Công ty thải ra mương thoát
nước chung của khu vực tại phía cổng sau của Công ty.
Ngoài ra, định kỳ các cống rãnh thoát nước này sẽ được công nhân của công ty
nạo vét 1 tháng/lần. Bùn cống rãnh nạo vét lên sẽ được sử dụng để bón cho cây trồng
trong khuôn viên công ty.
Toàn bộ khuôn viên của Công ty được bao bởi tường rào xây gạch cao 3m.
Tường rào vừa có tác dụng ngăn cách khu vực hoạt động sản xuất thuộc Công ty với
khu vực dân cư xung quanh, đồng thời cũng có tác dụng ngăn nước sông Cầu không
cho tràn vào Công ty trong những mùa mưa bão khi nước sông dâng lên cao.
3.2. Khí thải
Nguồn khí thải phát sinh trong Công ty chủ yếu gồm: khí thải giao thông, khí thải
từ lò hơi, bụi từ sản xuất dăm mảnh, hóa chất và khí thải trong xưởng sản xuất.
3.2.1. Khí thải giao thông
 Nguồn phát sinh
Khí này được phát sinh từ các phương tiện giao thông sử dụng trong khu vực
Công ty như ôtô và các xe nâng, hạ.
 Thành phần thải:
Bao gồm các loại khí thông thường trong sản phẩm cháy như khí CO2, CO, SO2,
VOC và bụi.
Đây là nguồn thải không liên tục, không tập trung tuy nhiên vẫn có những tác
động nhất định đến môi trường.
 Thải lượng phát thải chất thải khí

GVHD: Nguyễn Trần Hưng

SVTH: Phạm Thị Tuyết

23


×