Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.25 KB, 120 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Thị Hoài Thương


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ix

MỞ ĐẦU

10

CHƯƠNG 1

15

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

15

VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

15

1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ..........................................15
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng Du lịch sinh thái ...............................15
1.1.1.1. Khái niệm Du lịch sinh thái (DLST)......................................15
1.1.1.2. Đặc trưng của Du lịch sinh thái..............................................17
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến Du lịch sinh thái.........................19
1.1.2.1. Tài nguyên Du lịch sinh thái..................................................19
1.1.2.2. Khu Du lịch sinh thái ............................................................22
1.1.2.3. Sản phẩm Du lịch sinh thái....................................................25

1.1.2.4. Khách Du lịch sinh thái..........................................................30
1.2. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI..................30
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc phát triển Du lịch sinh thái.............30
1.2.1.1. Khái niệm phát triển Du lịch sinh thái...................................30
1.2.1.2. Nguyên tắc phát triển Du lịch sinh thái..................................31
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Du lịch sinh thái...........34


iii

1.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên...........................................................34
1.2.2.2. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch .......................35
1.2.2.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến Du lịch sinh
thái.......................................................................................................35
1.2.2.4. Ý thức phát triển Du lịch sinh thái của người dân.................36
1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI............................36
1.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển khu Du lịch sinh thái ............36
1.3.2. Huy động vốn đầu tư phát triển Du lịch sinh thái....................40
1.3.3. Phát triển chất lượng nguồn lực lao động làm Du lịch sinh thái
.................................................................................................................41
1.3.4. Xây dựng các khu Du lịch sinh thái đạt tiêu chuẩn...............42
1.3.5. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm Du lịch sinh
thái..........................................................................................................42
1.3.6. Xác định thị trường mục tiêu.....................................................44
1.3.8. Xúc tiến và quảng bá Du lịch sinh thái......................................46
1.3.9. Kết hợp bảo vệ, diễn giải môi trường trong hoạt động Du lịch
sinh thái..................................................................................................46
1.3.10. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động Du lịch sinh thái và mang lại lợi ích cho họ......................48
1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI. .49

1.4.1. Công tác quy hoạch phát triển Du lịch sinh thái......................49
1.4.2. Số lượng các khu Du lịch sinh thái và sản phẩm Du lịch sinh
thái..........................................................................................................50
1.4.3. Quy mô khách du lịch và cơ cấu khách Du lịch sinh thái.......50
1.4.4. Vốn đầu tư cho phát triển Du lịch sinh thái.............................51
1.4.5. Công tác xúc tiến và quảng bá Du lịch sinh thái......................51
1.4.6. Chất lượng nguồn nhân lực tại các khu Du lịch sinh thái.......51


iv

1.4.7. Công tác bảo vệ, giáo dục, diễn giải môi trường và bảo tồn hệ
sinh thái trong khai thác Du lịch sinh thái..........................................51
1.4.8. Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động
DLST......................................................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

52

CHƯƠNG 2

53

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

53

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

53


2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................53
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................53
2.1.2. Đặc điểm địa hình........................................................................53
2.1.3. Khí hậu.........................................................................................54
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................54
2.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG.....55
2.2.1. Tài nguyên rừng..........................................................................55
2.2.2. Tài nguyên biển...........................................................................57
2.2.3. Tài nguyên nhân văn...................................................................59
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................................60
2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2007 - 2011.............................................................................60
2.3.1.1. Lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch............................60
2.3.1.2. Dịch vụ khách sạn và lữ hành................................................62
2.3.2. Thực trạng phát triển DLST tại Thành phố Đà Nẵng.............64
2.3.2.1. Công tác quy hoạch................................................................64
2.3.2.2. Số lượng các khu du lịch và sản phẩm DLST........................64
2.3.2.3. Quy mô khách du lịch và cơ cấu du khách DLST..................74


v

2.3.2.4. Vốn đầu tư cho phát triển DLST............................................78
2.3.2.5. Công tác xúc tiến và quảng bá DLST....................................79
2.3.2.6. Trình độ nguồn nhân lực tại các tụ điểm DLST.....................81
2.3.2.7. Công tác bảo vệ, giáo dục, diễn giải môi trường và bảo tồn hệ
sinh thái trong khai thác DLST...........................................................83
2.3.2.8. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

DLST...................................................................................................86
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..............................................................88
2.4.1. Những thành tựu đạt ..................................................................88
2.4.2. Những tồn tại...............................................................................88
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại.................................................89
2.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DLST THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................................90
2.5.1. Tài nguyên thiên nhiên...............................................................90
2.5.2. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch ...........................90
2.5.3. Chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến DLST .....91
2.5.4. Ý thức phát triển DLST của người dân Đà Nẵng....................92
CHƯƠNG 3

94

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

94

DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2015 94
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA ĐÀ
NẴNG ĐẾN NĂM 2015................................................................................94
3.1.1. Quan điểm phát triển Du lịch sinh thái của Thành phố Đà
Nẵng........................................................................................................94
3.1.2. Mục tiêu chung............................................................................95
3.1.3. Mục tiêu cụ thể...........................................................................96


vi


3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ĐẾN NĂM 2015................................................................................97
3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển các điểm DLST .............................97
3.2.1.1. Quy hoạch tổng hợp và chi tiết các khu du lịch, điểm DLST
tại Thành phố Đà Nẵng để xây dựng sản phẩm DLST mang thương
hiệu Đà Nẵng.......................................................................................97
3.2.1.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sản phẩm
DLST, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái cho các tầng lớp xã
hội tại Thành phố Đà Nẵng.................................................................99
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch sinh
thái........................................................................................................101
3.2.3. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư.................................................102
3.2.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở
rộng thị trường cho DLST ở Đà Nẵng...............................................104
3.2.4.1. Tổ chức nghiên cứu chuyên đề về thị trường Du lịch sinh thái
trong và ngoài nước...........................................................................104
3.2.4.2. Các kênh phân phối sản phẩm DLST Đà Nẵng...................106
3.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý...................109
3.2.5.1. Nhóm giải pháp về chính sách............................................109
3.2.5.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý......................................109
3.2.6. Tổ chức các hoạt động giáo dục và diễn giãi môi trường......110
3.2.7. Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm Du lịch sinh thái..............110
3.2.8. Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát
triển Du lịch sinh thái..........................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


117

PHỤ LỤC

119


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

VQG


Vườn quốc gia


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18

Tên bảng biểu


Trang

Những khác biệt giữa khu DLST và khu du lịch thường
Hệ thực vật tại các khu BTTN
Hệ động vật tại các khu BTTN
Khách tham quan du lịch đến Đà Nẵng năm 2007 - 2011
Tổng doanh thu du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2007 - 2011
Số lượng khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng năm 2007 - 2011
Hệ số sử dụng phòng tại các khách sạn Đà Nẵng năm 2005-2011
Số lượng công ty lữ hành năm 2006 - 2011
Số lượng điểm DLST tại Đà Nẵng năm 2005 - 2011
Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động DLST của du khách
Số lượng các cơ sở lưu trú tại các khu DLST
Đánh giá về chất lượng dịch vụ
Lượng khách du lịch tại các khu DLST năm 2007 - 2011
Khách lưu trú trung bình tại các khu DLST năm 2007 - 2011
Thị phần khách DLST quốc tế Đà Nẵng năm 2007-2011
Vốn đầu tư vào DLST Đà Nẵng năm 2007 - 2011
Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST tại Đà Nẵng
Cơ cấu trình độ lao động tại các Khu DLST năm 2005 - 2011
Các hoạt động phục vụ DLST mà dân cư địa phương tham gia

14
47
47
51
52
53
54
54

55
62
63
64
65
67
68
69
70
72
77


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ
biểu đồ
2.1
Cơ cấu du khách đến các Khu DLST Đà Nẵng

Trang
66


10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, Du lịch sinh thái đang là hình
thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về
thiên nhiên và văn hoá, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển
du lịch của nhiều nước, bởi nó là loại hình du lịch thiên nhiên trách nhiệm, hỗ
trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa,
phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp
phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội
nói chung.
Tại Đà Nẵng, mặc dù DLST được xem là loại hình du lịch đặc thù, có
tiềm năng, được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch của
thành phố, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều
hạn chế. Sự phát triển Du lịch sinh thái hiện nay vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng phong phú và đa dạng của Đà Nẵng. Các hình thức hoạt động của
loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường
để tái tạo sức khỏe, ít đạt được ý nghĩa về nâng cao nhận thức, giáo dục để du
khách có trách nhiệm với bảo tồn các giá trị của môi trường tự nhiên, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, cũng như chưa mang lại những giá trị
đích thực đối với lợi ích của cộng đồng.
Xuất phát từ điều này, Tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển Du lịch sinh
thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015” với hy vọng góp phần vào quá
trình phát triển Du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
2. Tổng quan tài liệu
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi
xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển
bền vững. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, Du lịch sinh thái đang là


11


hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch
hướng về thiên nhiên và văn hoá.
Hiện nay có một số tác giả đã nghiên cứu về Du lịch sinh thái đó là:
1. Nguyễn Thị Bích Đào(2007), Giải pháp phát triển Du lịch sinh thái
Sóc Sơn, Hà Nội, Luận văn Thạc Sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Nguyễn Thị Tú (2005), giải pháp phát triển Du lịch sinh thái Việt Nam
trong giai đoạn xu thế hội nhập, luận án tiến sỹ, Đại học Thương mại, Hà Nội.
3. Trần Thị Tuyết, (2008), Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái tại huyện
Kim Bôi, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Duy Phú Yên, (2010), Giải pháp phát triển Du lịch sinh thái ở
Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học kinh tế Huế.
Các tác giả trên đã đi nghiên cứu về các giải pháp quản lý khai thác tài
nguyên du lịch và giải pháp phát triển DLST. Tuy nhiên đề tài trên vẫn còn
một số tồn tại như sau: Đi nghiên cứu các giải pháp về phát triển DLST
nhưng lại chưa có khái niệm thế nào là phát triển Du lịch sinh thái, nội dung
cũng như những tiêu chí đánh giá sự phát triển Du lịch sinh thái. Bởi vì, theo
cá nhân tôi nghĩ muốn đưa ra được các giải pháp phát triển Du lịch sinh thái
thì trước tiên phải hiểu được thế nào là phát triển triển Du lịch sinh thái và
phát triển Du lịch sinh thái thì cần phải làm những gì tức là nội dung phát
triển Du lịch sinh thái.
Các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa nêu ra được những việc cần
phải làm khi thực hiện giải pháp.
Mặt khác, nghiên cứu về đề tài phát triển Du lịch sinh thái tại Thành phố
Đà Nẵng chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã
chọn địa điểm Thành phố Đà Nẵng là nơi nghiên cứu đề tài: “Phát triển Du lịch
sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015” với mong muốn là khắc


12


phục được những thiếu sót mà các đề tài nghiên cứu trên gặp phải, đồng thời
cũng đưa ra được những giải pháp phát triển Du lịch sinh thái Đà Nẵng đến năm
2015.
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển Du lịch sinh thái tại thành
phố Đà Nẵng, đề tài đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển Du
lịch sinh thái một cách có hiệu quả.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái và phát triển
Du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển Du lịch sinh thái và những nhân tố ảnh
hưởng tới Du lịch sinh thái tại thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phát triển Du lịch sinh thái tại thành phố
Đà Nẵng đến năm 2015.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, Tôi đã đưa ra một số các câu hỏi để giải
quyết các vấn đề và những giả thiết đưa ra khi nghiên cứu thực trạng cũng như đưa
ra giải pháp cho phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
- Phát triển Du lịch sinh thái là gì?
- Nội dung phát triển Du lịch sinh thái là gì?
- Để phát triển Du lịch sinh thái cần có những giải pháp gì?

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên Du
lịch sinh thái, các chủ thể tham gia vào Du lịch sinh thái.
+ Phạm vi nghiên cứu:



13

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về Du lịch sinh thái và phát triển Du lịch
sinh thái.
Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng.
Về thời gian: Tập trung đánh giá các nội dung nghiên cứu giai đoạn 2007
– 2011.Trên cơ sở đó, đề xuất và các giải pháp phát triển DLST của Thành
phố đến năm 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Tài liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu đã công bố
như: niên giám thống kê, các Sở liên quan trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng;
các báo cáo kinh tế xã hội, các tạp chí khoa học, các đề án về phát triển du
lịch thành phố Đà Nẵng, các bài báo đăng trên các mạng internet...
- Tài liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điều tra. Tài liệu sơ cấp được thu thập
dựa trên việc điều tra phỏng vấn trực tiếp tại các khu Du lịch sinh thái trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng.
+ Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu trong
khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó làm rõ tính quy luật của sự vật hiện
tượng, thực trạng và xu hướng vận động của sự vật hiện tượng.
- Phương pháp thống kê so sánh, phân tổ: để tiến hành so sánh đối chiếu
biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm để đi tới kết luận. Tính
toán các chỉ tiêu phát triển DLST.
Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh về lượt khách qua
các năm, ngày khách lưu trú, số cơ sở lưu trú, trình độ lao động...Phân tổ theo
từng du khách: khách trong nước (khách nội địa), khách quốc tế.
+ Phương pháp xử lý số liệu



14

Với hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị trước trong phiếu phỏng vấn, tôi
thu thập số liệu cần thiết, tổng hợp và xử lý thông tin chủ yếu bằng chương
trình máy tính excel.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về Du lịch sinh thái và phát triển Du
lịch sinh thái.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Du lịch sinh thái tại Thành phố
Đà Nẵng trong thời gian qua, làm rõ những thành quả đạt được cũng như
những tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất hệ thống những giải pháp phát triển Du lịch sinh thái tại Thành
phố Đà Nẵng.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận
Chương 1, Trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái
và phát triển Du lịch sinh thái. Cụ thể là đề tài đã tập trung nêu và phân tích các
khái niệm liên quan đến Du lịch sinh thái và phát triển Du lịch sinh thái, nguyên
tắc phát triển Du lịch sinh thái, nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển
của Du lịch sinh thái, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Du lịch sinh thái.
Chương 2. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn Thành
phố Đà Nẵng
Chương 2, tập trung phác hoạ thực trạng phát triển Du lịch sinh thái của
Đà Nẵng trong giai đoạn 2007 – 2011 để từ đó đưa ra những đánh giá chung
về Du lịch sinh thái của Đà Nẵng, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
Du lịch sinh thái trong giai đoạn này.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển Du lịch sinh thái

của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015


15

Chương 3, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần khắc phục những tồn
tại của DLST tại Đà Nẵng , thúc đẩy DLST lên một bước phát triển mới.

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng Du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm Du lịch sinh thái (DLST)
Du lịch sinh thái, một loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của
nhiều quốc gia trên thế giới. DLST ngày càng phát triển nhanh và trở thành
“mốt” thời đại, không chỉ bởi hiệu quả nhiều mặt mà còn đáp ứng nhu cầu du
lịch hướng tới địa chỉ xanh như hiện nay. Tuy nhiên theo các tài liệu khoa học
về du lịch, hiện vẫn chưa có khái niệm DLST thống nhất mang tính toàn cầu.
các khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Sau
đây là một số khái niệm về DLST.
 Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN: International Union for
Conservation of Nature): “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với
môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên
nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành,
qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do
khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những nguời địa phương tham
gia tích cực”.
 Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới: “DLST là du lịch có trách nhiệm
với các khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân

địa phương được đảm bảo”.
 Năm 2000, GS.TS Lê Huy Bá đưa ra khái niệm về Du lịch sinh thái
như sau:


16

“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn,
thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là
hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới
thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
 Định nghĩa về Du lịch sinh thái của ngành Du lịch Việt Nam:
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Mỗi khái niệm thể hiện một cách nhìn riêng về DLST, song tóm lại, một
cách ngắn gọn và xúc tích, Du lịch sinh thái được cấu thành bởi các yếu tố
sau:
(1) Bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa bản địa mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham
quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các
vùng thiên nhiên đó. Gắn với yếu tố này có nhiều loại hình du lịch khác nhau
như: Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural tourism), du lịch mạo hiểm
(Adventure tourism),
(2) Gắn với việc diễn giải, giáo dục môi trường trong hoạt động du lịch.
Các hình thức du lịch như: du lịch môi trường (Invironment tourism), du lịch
nhạy cảm (sensitive tourism)...cũng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường,
(3) Hoạt động du lịch phải có đóng góp cho công tác bảo tồn những giá

trị của tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa. Các hình thức du lịch
như: du lịch trách nhiệm (Responsibility tourism), du lịch xanh (Green
tourism) là những loại hình khuyến khích sự đóng góp cho tài nguyên du lịch,


17

(4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và mang lại lợi ích
cho họ. Có nhiều loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng: du lịch
cộng đồng (Commensity base tourism), du lịch bản xứ (Indigenous tourism).
Như vậy, ứng với mỗi yếu tố tạo thành DLST lại có những loại hình du
lịch khác nhau, những loại hình này lâu này được hiểu là DLST.
Thông thường DLST được thực hiện tại những điểm du lịch cụ thể.
DLST có thể được kết hợp với những loại hình du lịch khác (du lịch văn hóa,
du lịch công vụ, du lịch nghỉ dưỡng...) trong một tuyến hay một tour du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
1.1.1.2. Đặc trưng của Du lịch sinh thái
 Du lịch sinh thái bao gồm tất cả các đặc trưng cơ bản của mọi hoạt
động du lịch nói chung là:
- Tính đa ngành:
DLST thường được tổ chức ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
các vùng sinh thái tự nhiên, nhân tạo, nơi tài nguyên thuộc sự quản lý của các
ngành khác nhau theo quy định của pháp luật. Vì vậy tính đa ngành của DLST
thể hiện ở chỗ sản phẩm của nó là do nhiều ngành tạo nên: du lịch, thương mại,
nông thôn, giao thông vận tải… Thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ
cho khách du lịch. Như vậy để DLST phát triển rất cần sự tham gia của nhiều
ngành kinh tế, tạo nhiều dịch vụ đơn lẻ hoặc tổng hợp nhằm thoả mãn nhu cầu
cho du khách.
- Tính liên vùng:
Biểu hiện thông qua các tour, tuyến du lịch đến các khu, điểm du lịch

trong một khu vực hay một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ:
Hoạt động DLST gắn liền với tự nhiên, đặc biệt là dựa trên sự đa dạng
sinh học. Mỗi nước, mỗi vùng đều có những yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi


18

theo mùa, điều đó làm cho đặc điểm sinh trưởng của các loài sinh vật theo thời
gian trong năm. Chính những điều đó đã tạo nên tính thời vụ cho DLST, biểu
hiện ở thời gian diễn ra hoạt động DLST tập trung với cường độ cao vào một số
thời điểm nhất định trong năm, song lại diễn ra với cường độ thấp, thậm chí
ngừng hoạt động vào những khoảng thời gian còn lại.
- Tính xã hội hoá:
Tính xã hội hoá thể hiện trước hết ở DLST đã thu hút nhiều thành phần
trong xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động nghiên cứu, quản
lý và kinh doanh du lịch. Ngoài ra tính xã hội hoá thể hiện ở sự đa dạng về
nguồn khách.
DLST thu hút đông đảo các thành phần tham gia nghiên cứu quản lý và
kinh doanh như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại các điểm
DLST, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh lữ
hành, các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Trong đó
trực tiếp tham gia kinh doanh DLST là các nhà quản lý, các nhà điều hành du
lịch, các hướng dẫn viên và đặc biệt là cộng đồng địa phương. Chính sự đa
dạng của thành phần tham gia vào hoạt động DLST đã đặt ra yêu cầu là làm
sao cho các mục tiêu và lợi ích của những thành phần này gần gũi lại và bổ
sung lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phục vụ du khách
và tạo ra sự cộng bằng trong kinh doanh du lịch.
- Tính đa mục tiêu:
Tính đa mục tiêu biểu hiện ở những lợi ích đa dạng của DLST. Mục tiêu

lớn nhất của DLST là bảo vệ môi trường và duy trì tính đa dạng sinh học. Ngoài
ra, DLST còn bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của
khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá,
kinh tế, giáo dục môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên
trong xã hội, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn.


19

 Du lịch sinh thái còn chứa đựng các đặc trưng riêng bao gồm:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào việc khai thác
các giá trị tự nhiên và gắn với văn hoá bản địa nhằm mục đích tham quan, tìm
hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống.
- Tính giáo dục về môi trường: Đây là đặc trưng riêng của DLST vừa là
nội dung cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các loại
hình du lịch thiên nhiên khác. DLST, ngoài việc đưa con người về với các
vùng tự nhiên, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có giá trị cao về đa
dạng sinh học và rất nhạy cảm về môi trường, còn có những hoạt động diễn
giải về môi trường nhằm nâng cao sự hiểu biết và hình thành ý thức bảo vệ
môi trường tự nhiên. DLST được coi như chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa
mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
- DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên
một cách bền vững, hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự
nhiên và văn hoá - xã hội đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo tồn
các giá trị tự nhiên.
- DLST huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào việc
hoạch định, quản lý và cung ứng sản phẩm DLST. Qua đó góp phần phát triển
cộng đồng, bảo tồn được môi trường và tạo ra lợi ích cho người dân địa phương.
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến Du lịch sinh thái
1.1.2.1. Tài nguyên Du lịch sinh thái

a) Khái niệm tài nguyên Du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thõa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. [13]
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm


20

các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi
là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để
tạo ra sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói
riêng mới được xem là tài nguyên DLST.
b) Các loại tài nguyên Du lịch sinh thái cơ bản
 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
Ở đây, Thuật ngữ hệ sinh thái (HST) được hiểu là “hệ thống các quần thể
sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ
tương tác với nhau và với môi trường đó”. [10, Tr.38]
“Đa dạng sinh học là thuật ngữ tổng quát biểu hiện sự phong phú, đa
dạng của nguồn gen, loài sinh vật trong hệ sinh thái và tự nhiên” [5, Tr.80]
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
+ Hệ sinh thái rừng nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (HST rừng ẩm
nhiệt đới)
+ HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi
+ HST xavan nội chí tuyến gió mùa khô
+ HST rừng khô hạn

- HST Núi cao
- HST đất ngập nước
+ HST rừng ngập mặn ven biển
+ HST đầm lầy nội địa
+ HST sông, hồ
- HST san hô, cỏ biển
- HST biển - đảo


21

- HST nông nghiệp
Các hệ sinh thái đặc thù này thường được tập trung bảo vệ ở các Vườn quốc
gia và khu bảo tồn thiên nhiên, vì vậy việc khai thác các tiểm năng DLST để phát
triển du lịch thường gắn liền với các khu vực này.
 Các tài nguyên Du lịch sinh thái đặc thù
- Miệt vườn
Đây là một dạng đặc biệt của HST nông nghiệp. Miệt vườn là khu chuyên
canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh…rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách
người nông dân và người tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá
trị văn hóa bản địa riêng được gọi là “văn hóa miệt vườn” và cùng với cảnh quan
của vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc.
- Sân chim
Là HST đặc thù ở những vùng đất rộng lớn từ vài hécta đến hàng trăm hécta,
hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc di cư
theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú của hoặc di cư của
nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy các sân chim
cũng được xem là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với
khách du lịch.

- Cảnh quan tự nhiên
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó có địa hình, lớp phủ
thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn
khách du lịch.
 Văn hóa bản địa
Các giá trị văn hóa bản địa thể hiện rõ đặc trưng sinh thái nhân văn trên góc
độ kiến thức bản địa về thiên nhiên, sinh thái nơi cộng đồng đó cư trú.
Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên


22

DLST bao gồm:
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng.
- Các di tích, lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín
ngưỡng của cộng đồng.
1.1.2.2. Khu Du lịch sinh thái
a) Khái niệm khu Du lịch sinh thái
Cho đến nay chưa có định nghĩa riêng biệt về khu Du lịch sinh thái, mặc
dù trên thực tế nhiều nơi đã sử dụng thuật ngữ này đặt tên cho các khu du lịch
như khu Du lịch sinh thái Vàm Sát, Khu Du lịch sinh thái Phong Nha - Kè
Bàng và có thể nói nhiều nơi thuật ngữ khu Du lịch sinh thái được sử dụng
khá tùy tiện và hầu như không theo một quy định chuẩn nào.
Sau đây là định nghĩa mà đề tài đã sử dụng:
“Khu Du ịch sinh thái là một đơn vị lãnh thổ có quy mô nhất định, có tổ

chức khai thác tài nguyên Du lịch sinh thái (theo các nguyên tắc phát triển
của Du lịch sinh thái), có định hướng, quy hoạch phát triển, có cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp để phát triển Du lịch sinh thái, thõa mãn
nhu cầu chuyên biệt của khách Du lịch sinh thái”. [3, Tr.66]
Bản thân khái niệm này hàm ý, ở quy mô lớn thì khu DLST có thể được
hiểu là một khu vực có đặc điểm và chức năng cho hoạt động DLST, ví dụ
như khu DLST đảo Cát Bà, khu DLST Cát Tiên…và một khu DLST cần thiết
phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có tài nguyên DLST,


23

- Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ đáp ứng nhu cầu
hoạt động DLST.
- Có các điều kiện thuận lợi về môi trường kinh tế - xã hội, chủ trương,
chính sách, định hướng, kế hoạch, quy định…phát triển DLST.
- Khu DLST có những khác biệt căn bản so vơi một khu du lịch thông
thường. Bảng so sánh dưới đây, cho thấy rõ điều đó.
Bảng 1.1. Những khác biệt giữa khu DLST và khu du lịch thường
Tiêu chí so
sánh

Mục tiêu

Tài nguyên
du lịch

Quản lý


Khu DLST
- Thõa mãn nhu cầu du lịch
của du khách
- Hỗ trợ bảo tồn
- Giáo dục diễn giải môi
trường
- Phát triển cộng đồng địa
phương
- Hệ sinh thái đặc thù có tính
đa dạng sinh học cao

Khu DL thường
- Thõa mãn nhu cầu du lịch
của du khách
- Hỗ trợ bảo tồn
- Có thể có hoặc không giáo
dục, diễn giải môi trường
- Có thể có hoặc không phát
triển cộng đồng địa phương.
- Đa dạng, không yêu cầu hệ
sinh thái đặc thù hay tính đa
dạng sinh học cao

- Có vùng tài nguyên bảo vệ
- Không yêu cầu
nghiêm ngặt
- Có các quy định đặc thù cho - Có những quy định chung
hoạt động phát triển DLST
cho hoạt động du lịch.


Các thành
- Có sự tham gia của cộng
phần tham
- Không yêu cầu
đồng
gia
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST- Viện nghiên cứu
phát triển du lịch Việt Nam)
b) Sơ lược về một số điểm Du lịch sinh thái ở Việt Nam
Du lịch sinh thái thường diễn ra tại vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên, hay rừng phòng hộ môi trường, các di sản văn hoá, lịch sử.


24

 Vuờn quốc gia
Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ
sinh thái, phải bao gồm các yêu cầu:
+ Phải bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn
hoặc ít bị tác động) và nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động vật, thực
vật, các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục du lịch.
+ Phải đủ rộng để chứa đựng một hay nhiều hệ sinh thái không bị thay
đổi bởi những tác động tiêu cực của con người, tỉ lệ diện tích của hệ sinh thái
tự nhiên phải đạt từ 70% trở lên.
+ Có điều kiện về giao thông để tiếp cận tương đối thuận lợi.
 Các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), di sản văn hoá, lịch sử
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Bộ Lâm nghiệp của
nước ta đã xây dựng một hệ thống phân loại các khu bảo tồn trong đó định rõ
mức độ sử dụng tài nguyên như sau:
“Khu BTTN là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các

hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu
BTTN này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá
trình của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị
nhiễu loạn”.
Di sản văn hoá, lịch sử là những khu di tích lịch sử, văn hoá và các cảnh
quan có giá trị thẩm mỹ như Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, cố đô Huế, địa
đạo Củ Chi…thường hấp dẫn du khách tham quan và nghiên cứu.
 Các vườn chim, các khu vui chơi do con người tạo ra để tham quan du
lịch.
Con người ngày càng khao khát hít thở không khí trong lành, thoáng
mát, thích gần gũi với thiên nhiên có núi rừng xanh tươi, thơ mộng, có các
loài thú hoang dã để tâm hồn được sảng khoái, thanh thản. Từ đó, thúc đẩy


25

ngành DLST ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ban đầu thường là những vườn
chim của những người yêu quý loài vật nuôi dưỡng hay bảo vệ các loài chim
muông để giải trí như dơi, cò, cá sấu…hay những khu vui chơi đơn thuần rồi
dần dần mở rộng, nâng cấp tự tạo thành những khu vườn có cây cảnh, có núi
rừng, sông hồ, thác lũ, và các loài thú hoang dã gần giống với tự nhiên để thu
hút du khách thích loài hình DLST.
1.1.2.3. Sản phẩm Du lịch sinh thái
a) Khái niệm sản phẩm Du lịch sinh thái
Theo điều 4, chương I, Luật Du lịch thì: “Sản phẩm du lịch là tập hợp
các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch”. Các dịch vụ đó là: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú ăn uống, vui
chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch.
Trên thực tế, thì nội dung của hoạt động du lịch phong phú hơn nhiều.

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi
cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên,
cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương
nào đó.
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa)
và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách. Xét theo quá trình tiêu dùng
của du khách trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các
thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:
- Dịch vụ vận chuyển
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống
- Dịch vụ tham quan, giải trí
- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm


×