Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT HÒA

TẠO LẬP QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH CỰC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP HÒA PHÚ – TỈNH ðẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ðÀ NẴNG - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT HÒA

TẠO LẬP QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH CỰC
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP HÒA PHÚ - TỈNH ðẮK LẮK

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ðÀ NẴNG - NĂM 2016



LỜI CAM ðOAN
Tôi cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Hòa


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3
6. Kết cấu ñề tài ...................................................................................... 5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO LẬP QUAN HỆ LAO ðỘNG
TÍCH CỰC TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................... 7
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM............................................................................... 7
1.1.1. Quan hệ lao ñộng.................................................................................. 7
1.1.2. Các chủ thể của quan hệ lao ñộng ..................................................... 10
1.1.3. Các cơ chế trong quan hệ lao ñộng ................................................... 12
1.2. BẢN CHẤT CỦA QUAN HỆ LAO ðỘNG ........................................... 14
1.2.1. Bản chất kinh tế của quan hệ lao ñộng.............................................. 14
1.2.2. Bản chất xã hội của quan hệ lao ñộng............................................... 15
1.2.3. Bản chất vừa thống nhất vừa mâu thuẩn của quan hệ lao ñộng ...... 16
1.2.4. Bản chất vừa bình ñẳng, vừa không bình ñẳng của QHLð............. 16

1.2.5. Bản chất cá nhân và tập thể của quan hệ lao ñộng........................... 16
1.3. QUAN HỆ LAO ðỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ............................ 17
1.3.1. Bản chất quan hệ lao ñộng trong doanh nghiệp ............................... 17
1.3.2. Nội dung và hình thức của quan hệ lao ñộng trong doanh nghiệp.. 17
1.4. QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH CỰC VÀ LỢI ÍCH CỦA QUAN HỆ
LAO ðỘNG TÍCH CỰC TRONG DOANH NGHIỆP .................................. 23
1.4.1. Quan hệ lao ñộng tích cực (Sound industrial Relations).................. 23


1.4.2. Lợi ích từ quan hệ lao ñộng tích cực................................................. 23
1.5. TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH CỰC TRONG
DOANH NGHIỆP........................................................................................... 26
1.5.1. Nhóm tiêu chí về năng lực của các bên ñối tác ................................ 26
1.5.2. Nhóm tiêu chí về thái ñộ của các bên ñối tác ................................... 28
1.5.3. Nhóm tiêu chí về cơ chế tương tác giữa các bên ñối tác................. 30
1.6. CÁC NHÂN TỐ TÁC ðỘNG ðẾN QUAN HỆ LAO ðỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP........................................................................................... 32
1.6.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................ 32
1.6.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp................................................. 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ðỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ ..................... 37
2.1. TỔNG QUAN VỀ KCN HÒA PHÚ, TỈNH ðẮK LẮK......................... 37
2.1.1. ðiều kiện tự nhiên và quy hoạch của KCN Hòa Phú....................... 37
2.1.2. Mục tiêu hình thành và phát triển của KCN Hòa Phú ..................... 39
2.1.3. Cơ quan quản lý Khu công nghiệp Hòa Phú .................................... 40
2.1.4. Tình hình thu hút ñầu tư và hoạt ñộng tại KCN Hòa Phú................ 43
2.2. TỔNG QUAN VỀ LỰC LƯỢNG LAO ðỘNG TẠI KCN HÒA PHÚ . 44
2.2.1. ðặc ñiểm lao ñộng tại Khu công nghiệp Hòa Phú .......................... 44
2.2.2. Tình hình lao ñộng tại KCN Hòa Phú............................................... 45
2.2.3. Tình hình tranh chấp và ñình công trong KCN Hòa Phú................. 47

2.2.4. Cách thức giải quyết khi QHLð trong các doanh nghiệp chưa ñược
tích cực tại KCN Hòa Phú hiện nay:....................................................................... 48
2.3. ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH CỰC
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN HÒA PHÚ............................... 50
2.3.1. Cách thức ñiều tra về quan hệ lao ñộng ở các doanh nghiệp trong
KCN Hòa Phú: ......................................................................................................... 50


2.3.2. ðánh giá năng lực quan hệ lao ñộng của các bên ñối tác: ............... 50
2.3.3. ðánh giá thái ñộ của các chủ thể quan hệ lao ñộng tại nơi làm việc:.. 58
2.3.4. ðánh giá cơ chế tương tác giữa các bên trong quan hệ lao ñộng.... 65
2.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ðỘNG ðẾN QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH
CỰC TRONG CÁC DOANH TẠI KCN HÒA PHÚ..................................... 75
2.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................ 75
2.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:................................................ 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 87
CHƯƠNG 3. ðỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TẠO LẬP QHLð TÍCH
CỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN HÒA PHÚ................ 89
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ðỀ XUẤT VỀ TẠO LẬP QUAN HỆ LAO ðỘNG
TÍCH CỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN HÒA PHÚ........... 89
3.1.1. Sự cần thiết phải tạo lập quan hệ lao ñộng tích cực trong các doanh
nghiệp: ...................................................................................................................... 89
3.1.2. ðịnh hướng và mục tiêu của việc tạo lập quan hệ lao ñộng tích cực
trong các doanh nghiệp tại KCN Hòa Phú ............................................................. 91
3.2. GIẢI PHÁP TẠO LẬP QUAN HỆ LAO ðỘNG TÍCH CỰC TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KCN HÒA PHÚ ............................................. 93
3.2.1. Giải pháp ñối với Ban Quản lý các KCN tỉnh ðắk Lắk .................. 93
3.2.2. Giải pháp ñối với công ñoàn doanh nghiệp:...................................101
3.2.3. Giải pháp ñối với người sử dụng lao ñộng .....................................103
3.2.4. Giải pháp ñối với người lao ñộng....................................................114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLð

: Bộ Luật Lao ñộng

CðCS

: Công ñoàn cơ sở

BQL

: Ban Quản lý các KCN tỉnh ðắk Lắk

KCN

: Khu công nghiệp

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ðTXH

: ðối thoại xã hội


FDI

: ðầu tư trực tiếp nước ngoài

HðLð

: Hợp ñồng lao ñộng

ILO

: Tổ chức lao ñộng quốc tế

FTA

: Hiệp ñịnh thương mại tự do

NLð

: Người lao ñộng

NQLð

: Nội quy lao ñộng

NSDLð

: Người sử dụng lao ñộng

QHLð


: Quan hệ lao ñộng

TCLð

: Tranh chấp lao ñộng

TCLðTT

: Tranh chấp lao ñộng tập thể

UBND

: Ủy ban nhân dân

TULðTT

: Thỏa ước lao ñộng tập thể

TLLðTT

: Thương lượng lao ñông tập thể

TTLð

: Thị trường lao ñộng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên bảng

bảng
2.1

Cơ cấu quy hoạch sử dụng ñất của KCN Hòa Phú

2.2

Loại hình doanh nghiệp trong KCN Hòa phú

2.3

Danh sách các doanh nghiệp ñầu tư trong KCN Hòa

Trang
38
44

Phú

2.4

Tình hình lao ñộng của KCN Hòa Phú

45

2.5

Mức thu nhập của lao ñộng trong KCN Hòa Phú


46

Nhận thức của các bên về lợi ích lâu dài của KCN Hòa

51

2.6

Phú

2.7

ðánh giá chủ quan về mức ñộ hiểu biết pháp luật

53

2.8

Nhận thức của NLð, NSDLð về TƯLðTT

54

2.9

Trình ñộ, nghiệp vụ của CBCð doanh nghiệp

56

Tác ñộng của lãnh ñạo doanh nghiệp ñến kết quả bầu


57

2.10

cử công ñoàn

2.11

Hiệu quả hoạt ñộng của BCH CðCS

58

2.12

Nhận thức của NSDLð về ñộng cơ thúc ñẩy NLð

59

2.13

Thái ñộ của NSDLð ñối với NLð và CðCS

60

Nhận ñịnh của NLð về loại hợp ñồng ñang giao kết

61

2.14

2.15
2.16
2.17

với NSDLð
Nhận thức của NLð về mức ñộ công bằng tại DN

62

Niềm tin về thiện chí của NSDLð và cơ hội thăng tiến

63

nghề nghiệp
Niềm tin của CBCð về khả năng thanh tra lao ñộng ñể
giúp cải thiện ñiều kiện làm việc tại doanh nghiệp

64


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22

2.23
2.24
2.25

Trang

Khả năng ñối thoại thành công của NLð

66

Tần suất tổ chức các cuộc họp giữa NLð với cán bộ

68

quản lý doanh nghiệp
Tần suất, hiệu quả các cuộc họp giữa CBCð và người

68

lao ñộng
Tần suất, hiệu quả các cuộc họp giữa CBCð và

69

NSDLð
Nhận thức của NLð và NSDLð về nguy cơ xảy ra

71

xung ñột

Thực trạng sử dụng hòm thư góp ý tại nơi làm việc

72

Mức ñộ cởi mở trong việc chia sẻ thông tin tại nơi làm

73

việc
Cơ hội cho NLð tham gia ñóp góp vào việc xác ñịnh
các chính sách của doanh nghiệp

74


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1.

Mô hình các chủ thể của quan hệ lao ñộng

10

2.1


Nhu cầu tuyển dụng lao ñộng

78

2.2

Tỷ lệ nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề

79

2.3

ðánh giá nhu cầu tìm kiếm lao ñộng theo trình ñộ

80


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn ñề bảo ñảm quyền lợi của người lao
ñộng ngày càng ñược coi trọng, cụ thể là họ phải ñược bảo ñảm các quyền, lợi
ích và các ñiều kiện lao ñộng cơ bản. Nếu như vào thời ñiểm thành lập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1995, mới có 4 FTA có nội dung về
lao ñộng thì ñến tháng 01 năm 2015, ñã có 72 FTA có nội dung về lao ñộng.
ðây cũng là một trong những lý do mà sau khi ra Tuyên bố năm 1998 về
những nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao ñộng, ñến năm 2008, ILO
tiếp tục thông qua Tuyên bố về thúc ñẩy việc bảo ñảm quyền lợi người lao

ñộng trong quá trình toàn cầu hóa công bằng (ILO Declaration 2008 on
Social Justice for a Fair Globalisation). Là thành viên có trách nhiệm của
ILO từ năm 1992, Việt Nam luôn khẳng ñịnh cam kết tôn trọng thúc ñẩy và
thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức này.
Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, trước
tác ñộng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, không
ít doanh nghiệp phải tiết giảm hoạt ñộng ñầu tư, thậm chí phải tạm ngừng
hoạt ñộng do sản xuất kinh doanh thua lỗ, ñã tác ñộng không nhỏ ñến việc
thực hiện các chế ñộ chính sách ñối với người lao ñộng. Một số người sử
dụng lao ñộng và người lao ñộng chưa nhận thức ñầy ñủ về việc xây dựng
mối quan hệ lao ñộng tích cực, hài hòa. Người sử dụng lao ñộng tại một số
ñơn vị doanh nghiệp thường quan tâm nhiều ñến lợi nhuận (tối ña hóa lợi
nhuận) nên chưa thực sự quan tâm ñến các chế ñộ chính sách cho người lao
ñộng. Hệ thống pháp luật, chế ñộ chính sách chưa ñồng bộ, chưa khả thi và
chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao ñộng.
Bên cạnh ñó, Công ñoàn tại một số doanh nghiệp còn thụ ñộng trong
việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện. Nhiều hoạt ñộng còn mang tính hình
thức, chế ñộ thông tin, báo cáo chưa kịp thời, việc tuyên truyền chưa phong


2

phú và chưa ñược tiến hành thường xuyên, ít gần gũi tiếp xúc với ñoàn viên
và người lao ñộng nên chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hoặc không
phản ánh kịp thời ý kiến của người lao ñộng, làm giảm lòng tin của người lao
ñộng và ñoàn viên ñối với tổ chức công ñoàn.
Ngày nay, việc xây dựng mối quan hệ lao ñộng hài hòa, ổn ñịnh và tiến
bộ trong doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao ñộng, ñình công có một ý
nghĩa hết sức to lớn ñể xã hội, doanh nghiệp ổn ñịnh và phát triển, giảm thiểu
xung ñột, người lao ñộng ñược ñảm bảo quyền và lợi ích. Vì vậy, ñây ñược

coi là mục tiêu quan trọng, ñể người sử dụng lao ñộng, người lao ñộng, các
nhà quản lý lao ñộng thực hiện trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Vậy, làm sao ñể xây dựng các mối quan hệ lao ñộng ñể bảo vệ ñược
quyền lợi chính ñáng hợp pháp của người lao ñộng mà không ảnh hưởng ñến
môi trường ñầu tư, không làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhằm
ngăn ngừa các cuộc ñình công ñòi tăng lương? ðể khắc phục ñược tình hình
trên, vấn ñề là chúng ta nhận thức như thế nào về mối quan hệ lao ñộng tích
cực nhằm phát triển hài hòa, hợp lý trong lợi ích kinh tế, ñời sống vật chất,
văn hóa tinh thần giữa người lao ñộng và người sử dụng lao ñộng, giữa lợi ích
của nhà nước, của xã hội ñối với các nhà ñầu tư và vận dụng những bước ñi ở
từng thời ñiểm sao cho phù hợp với bối cảnh cạnh tranh gay gắt của quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thương mại tự do của thế giới? ðó chính là lý do tôi
chọn ñề tài: “Tạo lập quan hệ lao ñộng tích cực tại các doanh nghiệp trong
Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh ðắk Lắk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn ñược nghiên cứu nhằm thực hiện một số mục ñích cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ lao ñộng tích cực trong nền kinh
tế thị trường;
- Nghiên cứu thực trạng quan hệ lao ñộng và các yếu tố tác ñộng ñến
quan hệ lao ñộng giữa người lao ñộng, người sử dụng lao ñộng tại các doanh


3

nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú. Tập trung tìm kiếm, phân tích các
biểu hiện và nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu tính tích cực trong
quan hệ lao ñộng ở các doanh nghiệp này;
- ðề xuất các giải pháp cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh ðắk
Lắk, cho NSDLð, NLð, cán bộ công ñoàn trong các doanh nghiệp tại KCN
Hòa Phú nhằm thúc ñẩy quan hệ lao ñộng tích cực ở các doanh nghiệp nói

trên.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Làm sao ñể xây dựng các mối quan hệ lao ñộng ñể bảo vệ ñược quyền
lợi chính ñáng hợp pháp của người lao ñộng mà không ảnh hưởng ñến môi
trường ñầu tư, không làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp?
- Nguyên nhân nào dẫn ñến tình trạng thiếu tính tích cực trong quan hệ
lao ñộng ở các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu của luận văn: là quan hệ lao ñộng tại các doanh
nghiệp trong KCN Hòa Phú bao gồm các chủ thể QHLð, các cơ chế QHLð,
các hình thức giao kết, thực hiện giao kết giữa NLð và NSDLð, vai trò của
Ban quản lý các KCN tỉnh ðắk Lắk trong việc tạo lập quan hệ lao ñộng tích
cực trong doanh nghiệp, kết quả tương tác và mức ñộ thỏa mãn giữa các bên
với QHLð tại nơi làm việc.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn
ñề về tình hình quan hệ lao ñộng giữa các chủ thể QHLð tại 34 doanh nghiệp
ñang hoạt ñộng trong Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh ðắk Lắk.
- Thời gian nghiên cứu: Tài liệu ñiều tra và tài liệu thứ cấp chủ yếu ñược
thu thập và xử lý trong giai ñoạn từ năm 2013 ñến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của ñề tài có liên quan ñến một số ngành, một số lĩnh vực, do
ñó những phương pháp sau sẽ ñược vận dụng:


4

- Phương pháp thống kê phân tích:
Tác giả sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê ñược cung cấp bởi cơ quan
ban ngành liên quan như Ban Quản lý các KCN tỉnh ðắk Lắk, Sở Lao ñộng,
thương binh và xã hội.

Các tài liệu này ñược phân tích, xử lý nhằm làm rõ các ñặc trưng cơ bản
của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú làm cơ sở phân tích hệ thống
QHLð của các doanh nghiệp này.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh:
Các tài liệu thứ cấp ñược thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành,
mạng Internet, các trang Web, và các cuộc hội thảo chuyên ñề về QHLð, các
văn bản pháp luật liên quan ñến QHLð. Các tài liệu này ñược tổng hợp, phân
tích và so sánh ñể tìm ra những ñiểm thiếu tính tích cực trong QHLð tại các
doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú và nguyên nhân gây ra những ñiểm yếu
ñó.
- Phương pháp ñiều tra xã hội học:
ðây là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các kết luận rút ra từ kết
quả ñiều tra xã hội học. Việc ñiều tra, phỏng vấn ñược thực hiện qua các bản
câu hỏi. Số liệu ñiều tra ñược xử lý bởi phần mềm Excel, SPSS.
Tác giả tiến hành khảo sát dựa trên danh sách 34 doanh nghiệp ñang ñầu
tư tại KCN Hòa Phú. Với mỗi doanh nghiệp ñược ñiều tra, tác giả sử dụng 3
mẫu phiếu: Mẫu số 1 dành ñể hỏi NLð, mẫu số 2 dành ñể hỏi NSDLð, mẫu
số 3 dành ñể hỏi cán bộ công ñoàn của doanh nghiệp.
Thông tin và số liệu thứ cấp ñược thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên
ngành, một số trang Web, các tài liệu từ các hội thảo chuyên ñề về QHLð,
Luật ðầu tư, Luật Lao ñộng, Luật Doanh nghiệp, các nghị ñịnh, thông tư và
văn bản của Chính phủ, Bộ ngành liên quan, các số liệu ñiều tra do Sở Lao
ñộng – thương binh và xã hội, liên ñoàn lao ñộng, Ban Quản lý các KCN, Cục
thống kê tỉnh ðắk Lắk.


5

6. Kết cấu ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo lập quan hệ lao ñộng trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quan hệ lao ñộng tại các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp Hòa Phú.
Chương 3: ðịnh hướng, giải pháp tạo lập quan hệ lao ñộng tích cực
trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hòa Phú.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Luật Lao ñộng năm 2012: Quốc hội khóa VIII ñã thông qua Luật Lao
ñộng, trong ñó quy ñịnh rõ các tiêu chuẩn lao ñộng; quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của người lao ñộng, người sử dụng lao ñộng, tổ chức ñại diện tập thể
lao ñộng, tổ chức ñại diện người sử dụng lao ñộng trong quan hệ lao ñộng và
các quan hệ khác liên quan trực tiếp ñến quan hệ lao ñộng; quản lý nhà nước
về lao ñộng.
Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BNV-BKHðT: Thông tư này ñưa ra
các chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các KCN. Trong ñó, Thông tư ñã
nêu ra ñược cần thống nhất quy về một mối trong việc quản lý lao ñộng trong
KCN khi Ban Quản lý các KCN có ñủ lực lượng có thể ñảm nhận ñược vai
trò quản lý nhà nước thì Sở Lao ñộng thương binh xã hội tỉnh phải ủy quyền
ñể Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình.
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, của tác giả PGS.TS Lê
Văn Huy. Tác giả ñã nêu lên các phương pháp nghiên cứu giúp tổng hợp,
phân tích các số liệu ñể ñưa vào Luận văn nhằm ñạt ñược hiệu quả hơn.
Giáo trình Quan hệ lao ñộng, của tác giả PGS.TS Nguyễn Tiệp. Tác giả
ñã nêu lên cơ sở lý thuyết về quan hệ lao ñộng, bản chất của quan hệ lao
ñộng, ñưa ra một số ñặc ñiểm và thực trạng quan hệ lao ñộng ở Việt Nam,
cũng như các hình thức quản lý nhà nước về quan hệ lao ñộng.


6


Thuật thúc ñẩy nhân viên, của tác giả Brian Tracy do Anh Tuấn dịch.
Tác giả nêu ra các biện pháp, các ý kiến nhằm giúp NSDLð hiểu rõ hơn vai
trò của NLð, giúp người ñọc hiểu rõ hơn các ñộng lực cần ñể nâng cao nhận
thức của NLð, làm cho NLð tận tâm, tận lực giúp doanh nghiệp trong quá
trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh cũng như trong thời gian doanh nghiệp
gặp khó khăn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Bên cạnh ñó, ñã có nhiều ñề tài nghiên cứu về quan hệ lao ñộng tích cực
trong doanh nghiệp, cụ thể:
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Một số vấn ñề về quan hệ lao ñộng tại các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài ở
Việt Nam trong thời kỳ chuyển ñổi kinh tế”, của tác giả Vũ Việt Hằng năm
2004 tại trường ñại học kinh tế Hồ Chí Minh. Tác giả ñã hệ thống hóa cơ sở
lý thuyết về QHLð trong nền kinh tế thị trường, nghiên cứu kinh nghiêm thực
tiễn của một số nước khác trên thế giới ñể rút ra bài học cần thiết cho Việt
Nam, cũng như phân tích thực trạng về quan hệ lao ñộng ở các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và doanh nghiệp ñầu tư nước ngoài tại việt Nam trong thời
kỳ chuyển ñổi nền kinh tế, nhấn mạnh các biểu hiện không lành mạnh trong
quan hệ lao ñộng,… Tuy nhiên, Tác giả chỉ tập trung phân tích tình hình ký
kết và thực hiện hợp ñồng lao ñộng cá nhân, ký kết và thực hiện thỏa ước lao
ñộng tập thể, tranh chấp lao ñộng và ñình công.
Luận án tiến sĩ “Tạo lập và thúc ñẩy quan hệ lao ñộng lành mạnh tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên ñịa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Duy Phúc
năm 2011 tại trường ñại học kinh tế Hà Nội. Tác giả ñã hệ thống hóa và phát
triển cơ sở lý luận về QHLð lành mạnh trong nền kinh tế thị trường, ñề xuất
các mô hình, cách thức triển khai áp dụng mô hình QHLð lành mạnh trong
các DNNVV trên ñịa bàn Hà Nội và ñề xuất các giải pháp nhằm thúc ñẩy
QHLð lành mạnh ở các doanh nghiệp này.


7


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO LẬP QUAN HỆ LAO ðỘNG
TÍCH CỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Quan hệ lao ñộng
Con người ở bất kỳ xã hội nào ñều có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau bởi
các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là một tổng thể, một hệ thống các mối
quan hệ giữa người với người rất phức tạp, bao gồm: quan hệ chính trị, quan
hệ kinh tế, quan lệ lao ñộng, quan hệ hành chính, quan hệ dân sự, ..., nhờ các
mối quan hệ này con người mới tồn tại, phát triển như một thực thể, một
thành viên cuuar cộng ñồng xã hội. Xã hội càng văn minh, phân công lao
ñộng càng phát triển thì các mối quan hệ ñó càng ña dạng, phong phú.
Mặc dù hoạt ñộng của con người rất ña dạng, phong phú và diễn ra trong
nhiều lĩnh vực, nhưng trước ñây quan hệ lao ñộng thường chỉ ñược hiểu là
quan hệ chủ - thợ. Mối quan hệ này ñược ñặc biệt chú ý khi nhưng xung ñột
chủ - thợ nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa. Do vậy, thuật ngữ
“Industrial Relations" khi mới ra ñời thường nhấn mạnh ñến các mối quan hệ
chủ - thợ trong môi trường công nghiệp. Ngày nay, dưới tác ñộng của các
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, những mối quan hệ như vậy không chỉ
diễn ra phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp mà trong mọi lĩnh vực của mỗi
nền kinh tế - xã hội. Thuật ngữ “Industrial Relations‘‘ do vậy ñược hiểu ñồng
nghĩa với thuật ngữ “Labour Relations‘‘ và cùng có nghĩa là quan hệ lao
ñộng.
Tổ chức lao ñộng quốc tế (ILO) ñưa ra ñịnh nghĩa về quan hệ lao ñộng
(QHLð):
“Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa người lao ñộng (NLð) và
người sử dụng lao ñộng (NSDLð) tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ



8

giữa các ñại diện của họ với nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay
quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học, bao gồm cả
những vấn ñề như tuyển dụng, thuê mướn, sắp xếp công việc, ñào tạo, kỷ luật,
thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp ñồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng,
phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ
ngơi, nghỉ phép, các vấn ñề phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm ñau, tai nạn,
tuổi cao và tàn tật.’’ [7]
PGS,TS Nguyễn Tiệp, Trường ðại học Lao ñộng Xã hội cho rằng:[5]
“Quan hệ lao ñộng là hệ thống các mối quan hệ giữa các cá nhân hay tổ
chức ñại diện NLð với các cá nhân hay tổ chức ñại diện của NSDLð hoặc
giữa các tổ chức ñại diện của họ với Nhà nước và các chủ thể khác. Những
mối quan hệ này diễn ra xoay quanh quá trình thuê mướn lao ñộng (giữa
NSDLð và NLð) nhằm ñảm bảo sự hài hòa và ổn ñịnh về lợi ích của các bên
liên quan”.
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về QHLð nhưng nhìn chung, tất
cả các nhà khoa học ñều thống nhất ở một số ñiểm chính như sau:
- QHLð trước hết là một hệ thống các mối quan hệ qua lại phức tạp giữa
NLð và NSDLð.
- NLð và NSDLð ñóng vai trò quyết ñịnh vì trạng thái ổn ñịnh của
QHLð chỉ có thể tồn tại trên nền tảng mối quan hệ lợi ích hài hòa giữa hai
chủ thể này.
- Chịu sự ñiều chỉnh về mặt pháp lý và những can thiệp trực tiếp khi cần
thiết của Nhà nước.
- QHLð diễn ra trong tất cả các ngành nhưng những mối quan hệ này trở
nên phức tạp hơn ở những ngành sử dụng nhiều lao ñộng. ðặc biệt là ngành
công nghiệp.
Tùy thuộc theo quan niệm rộng hay hẹp về quan hệ lao ñộng nhưng ña

số các ñịnh nghĩa ñều cho rằng “QHLð là một hệ thống bao gồm nhiều chủ


9

thể tương tác lẫn nhau trong quá trình lao ñộng sản xuất... Các chủ thể này
gồm các cá nhân ñơn lẻ và cả các tổ chức ñại diện của họ ở các cấp khác nhau
(doanh nghiệp, ngành, vùng, quốc gia). Ngoài các chủ thể là người lao ñộng,
người sử dụng lao ñộng, còn có những chủ thể khác ñóng vai trò quản lý, hỗ
trợ, phán xét. QHLð không phải quan hệ thuần nhất mà là một tập hợp gồm
nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường lao ñộng thông qua các cơ
chế khác nhau: Cơ chế hai bên, cơ chế ba bên, cơ chế ña phương, ...
Trong mối QHLð, các bên QHLð thường khó tự tiến hành quan hệ này
một cách ñộc lập. ðể biến mục tiêu của mình thành hiện thực, các bên thường
liên kết lại thành tổ chức. ðối với người lao ñộng, ñó là công ñoàn. Trước hết,
công ñoàn là người ñứng ra ñại diện cho họ trong các cuộc thương lượng,
nhằm giành ñược sự nhượng bộ nhiều hơn của người sử dụng lao ñộng. Thứ
hai, người lao ñộng ñược công ñoàn giúp ñỡ trong các tình thế cần thiết như
nguy cơ mất việc, hay bị kỷ luật, ñược chia sẻ và trang bị những kỷ năng tự
bảo vệ, ... ðối với người sử dụng lao ñộng ñó là tổ chức ñại diện người sử
dụng lao ñộng với nhiều nhiệm vụ, trong ñó một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất trong quan hệ lao ñộng là ñại diện cho người sử dụng lao ñộng
trong các cuộc ñối thoại và thương lượng ñể xây dựng thỏa ước lao ñộng các
cấp, nghiên cứu thị trường lao ñộng, trang bị cho doanh nghiệp các kỹ năng
thương lượng, ñàm phán, hợp tác, cung cấp các kiến thức về quan hệ lao
ñộng, về nghệ thuật quản lý, về thương mại, ... ñể tăng cường sức cạnh tranh
và khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp thành viên.
Bên cạnh các nhóm chủ thể nêu trên, trong QHLð còn có các nhóm chủ
thể khác, ñó là Nhà nước, những thiết chế của nhà nước (tòa án hoặc trọng
tài) và những thiết chế phi chính phủ, cơ quan tài phán (cơ quan hòa giải lao

ñộng hay trọng tài lao ñộng tự nguyện). Họ là bên thứ ba, là người giúp ñỡ
các bên của thị trường lao ñộng trong những tình huống cần thiết nhằm dung


10

hòa lợi ích của các bên phù hợp với lợi ích chung của xã hội, chủ yếu là việc
ñịnh ra pháp luật và giải quyết xung ñột hay tranh chấp lao ñộng.
Tóm lại, QHLð là hệ thống các mối quan hệ giữa các cá nhân hay tổ
chức ñại diện của người lao ñộng với cá nhân hay tổ chức ñại diện của người
sử dụng lao ñộng hoặc giữa các tổ chức ñại diện của họ với nhà nước và các
chủ thể khác. Những mối quan hệ này diễn ra xoay quanh quá trình thuê
mướn lao ñộng (giữa người sử dụng lao ñộng và người lao ñộng) nhằm ñảm
bảo sự hài hòa và ổn ñịnh về lợi ích của các bên liên quan.
1.1.2. Các chủ thể của quan hệ lao ñộng

Sơ ñồ 1.1. Mô hình các chủ thể của quan hệ lao ñộng
Các chủ thể QHLð là những cá nhân hay tổ chức tham gia vào QHLð ở
các cấp khác nhau như cấp quốc gia, cấp ñịa phương, cấp ngành và cấp doanh
nghiệp. Có ba chủ thể chính tham gia vào các mối quan hệ này là:
Người lao ñộng và tổ chức ñại diện của họ (Công ñoàn):


11

- Người lao ñộng: là những người tham gia vào một hợp ñồng mà theo
ñó họ phải thực hiện một công việc nhất ñịnh, ñược cung cấp các phương tiện
vật chất cần thiết ñể làm và ñược nhận một số tiền nhất ñịnh theo hợp ñồng
quy ñịnh.
- Tổ chức ñại diện cho người lao ñộng: Công ñoàn là tổ chức ñại diện

cho NLð trong phạm vi QHLð, có cơ cấu chính thức và mục tiêu rõ ràng.
Công ñoàn hoạt ñộng với các chức năng chủ yếu là bảo vệ quyền lợi hợp pháp
và chính ñáng của NLð; giáo dục và giúp NLð phát triển ý thức nghề nghiệp,
ý thức kỷ luật, tham gia quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước ñể góp phần
thúc ñẩy xã hội phát triển. Có thể nói, công ñoàn là biểu thượng cụ thể cho sự
ñoàn kết, của mối liên hệ giữa người với người trong quá trình làm việc.
Người sử dụng lao ñộng và tổ chức ñại diện cho NSDLð:
- Người sử dụng lao ñộng: ðây là một khái niệm phức tạp, hơi mơ hồ và
dễ nhầm lẫn. Theo cách suy nghĩ cổ ñiển, NSDLð là người sở hữu vốn, là
người chủ hợp ñồng (nên còn ñược gọi là giới chủ). Nhưng hiện nay, trong
nền kinh tế hiện ñại không nhất thiết NSDLð phải là chủ sở hữu doanh
nghiệp và chỉ cần họ có quyền tuyển dụng, sử dụng, sa thải lao ñộng. Vì vậy,
trong pháp luật lao ñộng của một số nước, tất cả những người làm công tác
quản lý (tổng giám ñốc, giám ñốc, phó giám ñốc) ñều ñược gọi là NSDLð.
- Tổ chức ñại diện cho người sử dụng lao ñộng: Trong giai ñoạn ñầu
công nghiệp hóa ở các nước phát triển, giới chủ chưa có xu hướng liên kết mà
thường chỉ cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên, khi các cấp chính quyền ñược tổ
chức ngày càng chặt chẽ hơn, công ñoàn ngày càng có kinh nghiệm hơn trong
hoạt ñộng chính trị thì các chủ doanh nghiệp thấy cần phải hợp sức lại. Các
hiệp hội giới chủ (ñại diện cho NSDLð) ra ñời, hoạt ñộng bằng kinh phí ñóng
góp của các doanh nghiệp thành viên và ñảm nhận các vai trò của các doanh
nghiệp thành viên và ñảm bảo các vai trò bảo vệ quyền lợi của hội viên, ñào


12

tạo cho giới chủ về khía cạnh nghề nghiệp, ñối thoại với Nhà nước và các
phương tiện truyền thông ñại chúng, tạo ñối trọng với công ñoàn.
Nhà nước (chính quyền):
Trong hệ thống QHLð, Nhà nước ñược hiểu như là một bên ñối tác thứ

ba, ñại diện cho lợi ích của quốc gia và toàn thể cộng ñồng, cũng như ñiều
hòa mối quan hệ giữa hai ñối tác khác của QHLð ñó là NLð và NSDLð.
Trong buổi sơ khai, QHLð chỉ mới diễn ra giữa giới chủ và giới thợ mà
chưa có sự can thiệp của Nhà nước, trong quan hệ ñó, NLð luôn ở thế yếu và
hay chịu thiệt thòi, nên dẫn ñến mâu thuẩn lớn giữa NLð và NSDLð. Do ñó,
Nhà nước thấy cần phải tham gia vào vì sự ổn ñịnh xã hội. Những can thiệp
ban ñầu của Nhà nước là quy ñịnh các mức lương tối thiểu, thời gian làm việc
tối ña trong ngày, trong tuần, trong năm …
Mối quan hệ ba bên dần ñược hình thành và Nhà nước có các chức năng
chủ yếu là:
- ðại diện cho lợi ích quốc gia và cộng ñồng trong QHLð.
- ðảm bảo khuôn khổ pháp lý ñể QHLð vận hành, thông qua các ñiều
luật cụ thể về quyền và nghĩa vụ của hai bên, các quy ñịnh về thủ tục, trình tự
giải quyết các tranh chấp, xung ñột.
- Tham gia giải quyết tranh chấp dưới các hình thức thanh tra, hòa giải
và xét xử.
1.1.3. Các cơ chế trong quan hệ lao ñộng
Cơ chế thường ñược hiểu là cách thức theo ñó một quá trình ñược thực
hiện. Có thể nói cơ chế là tất cả các luật lệ, quy ñịnh, quy ước, thủ tục, hay
quy trình ñể ñiều chỉnh sự vận ñộng tương tác giữa các bộ phận.
Cơ chế ñược các chủ thể QHLð thiết lập một cách khoa học ñể cùng
nhau dàn xếp những vấn ñề cùng quan tâm và duy trì thường xuyên ñể ñạt
ñược mục tiêu chung. Các cơ chế hoạt ñộng cơ bản nhất của QHLð là cơ chế
hai bên và cơ chế ba bên. Các cơ chế này ñóng vai trò quan trọng ñối với việc


13

thúc ñẩy QHLð tích cực, ổn ñịnh trong các nước có nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường. ðồng thời, bản thân các cơ chế hai bên, ba bên cũng không

ngừng vận ñộng, hoàn thiện các nội dung hoạt ñộng và tăng cường tính hiệu
quả của mình trong nền kinh tế.
a. Cơ chế hai bên
Cơ chế hai bên là bất kỳ quá trình nào mà bằng cách ñó những sự dàn
xếp hợp tác trực tiếp giữa NLð và NSDLð (hoặc các tổ chức ñại diện của họ
ñược thành lập, ñược khuyến khí và ñược tán thành (ILO).
Trong cơ chế hai bên, những NLð và NSDLð hợp tác dàn xếp các vấn
ñề cụ thể liên quan ñến ñiều kiện làm việc mang tính ñặc thù của doanh
nghiệp hay của ngành như: Mức lương trung bình bảo hộ lao ñộng, xử lý ñộc
hại và bệnh nghề nghiệp, ñào tạo, ñiều kiện sa thải kỷ luật, chế ñộ bảo hiểm,
… và sự phố hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
ðặc ñiểm của cơ chế hai bên:
- Chỉ có hai bên tham gia là NLð và NSDLð và sự tương tác giữa hai
bên là tương tác trực tiếp. Do vậy, kết quả tương tác giữa hai bên sẽ ảnh
hưởng trực tiếp, nhanh chóng ñến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên thông
qua các chính sách của ngành, ñịa phương, doanh nghiệp và các cam kết, thỏa
thuận trực tiếp giữa hai bên.
- Cơ chế hai bên không hoạt ñộng ñộc lập, tách rời hoàn toàn khỏi vai trò
của chính phủ. Trái lại, nó luôn vân hành trong khuôn khổ luật pháp và những
chính sách, quy ñịnh do chính phủ ban hành.
- Cơ chế hai bên thường giải quyết các vấn ñề mang tính ñặc thù của
ngành, ñịa phương và các vấn ñề cụ thể tại nơi làm việc trong doanh nghiệp,
nên hoạt ñộng tương ñối thường xuyên, dễ dẫn tới nguy cơ xung ñột.
- Các bên ñối tác tương ñối bình ñẳng, do vậy, cơ chế tương tác chủ yếu
là: hai bên cùng quyết ñịnh.


14


b. Cơ chế ba bên
Theo ILO: Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Nhà nước,
NSDLð và NLð (qua các ñại diện của họ) như là các bên bình ñẳng và ñộc
lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn ñề cùng quan tâm. Một
quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết hoặc
cùng ra quyết ñịnh, phụ thuộc vào cách thức ñã ñược nhất trí giữa các bên liên
quan. Những cách thực này có thể là theo từng vụ việc hoặc có thể ñược thể
chế hóa.
Cơ chế ba bên chủ yếu ñược vận hành ở cấp quốc gia, ở ñó, kết quả
tương tác không chỉ ảnh hưởng ñến lợi ích quốc gia và toàn xã hội. Vì thế,
chính phủ phải ñóng một vai trò quan trọng và có quyền quyết ñịnh mức ñộ
tham gia của các bên và cơ quyền lựa chọn tổ chức ñại diện nhất của mỗi bên.
ðặc ñiểm của cơ chế ba bên:
- Cơ chế ba bên chủ yếu tồn tại và vận hành ở cấp quốc gia, ít vận hành ở
cấp ngành, ñịa phương. Không tồn tại cơ chế ba bên ở cấp doanh nghiệp.
- Vấn ñề các bên cùng quan tâm và giải quyết trong cơ chế ba bên là các
ñịnh hướng chính sách, các quyết ñịnh mà không phải là vấn ñề cụ thể của nội
dung cơ chế hai bên tại nơi làm việc.
- Cơ chế ba bên có tính ñặc ñịnh về chủ thể. Các bên tham gia nhất thiết
phải thông qua các tổ chức ñại diện.
- Các bên trong cơ chế ba bên không hoàn toàn bình ñẳng. Trong cơ chế
ba bên chỉ có sự bình ñẳng giữa NLð và NSDLð, người quyết ñịnh cuối cùng
luôn là chính phủ.
1.2. BẢN CHẤT CỦA QUAN HỆ LAO ðỘNG
1.2.1. Bản chất kinh tế của quan hệ lao ñộng
QHLð là quan hệ giữa các ñối tác xã hội là NLð, NSDLð trong doanh
nghiệp, ngành kinh tế hoặc trong một quốc gia, một nhóm quốc gia và nhà
nước. Khi liên kết lại với nhau, mỗi bên trong QHLð theo ñuổi những lợi ích



15

kinh tế nhất ñịnh và sự thỏa mãn ñược lợi ích ñó một trong những ñiều kiện
ñể mối liên kết này tồn tại.
ðối với NSDLð, những lợi ích cần ñạt ñược là:
- Lợi nhuận từ quá trình ñầu tư.
- Quản lý ñơn vị hoạt ñộng hiệu quả.
- Có lực lượng lao ñộng tiềm năng.
- ðảm bảo tuân thủ các văn bản luật và dưới luật, như quy ñịnh về môi
trường hoặc an toàn lao ñộng, trách nhiệm xã hội, …
ðối với NLð, những lợi ích họ mong muốn là:
- Nhận ñược mức lương cao nhất có thể ñạt ñược.
- Có việc làm thường xuyên ñể ñảm bảo thu nhập ổn ñịnh.
- Có cơ hội ñể phát triển nghề nghiệp, tăng thu nhập.
- Làm việc trong môi trường tốt, ít giảm sút khả năng làm việc ảnh
hưởng ñến thu nhập.
ðối với nhà nước thì mục tiêu kinh tế của QHLð là thúc ñẩy phát triển
QHLð hài hòa, ổn ñịnh ñể tăng các nguồn thu ngân sách thông qua các loại
thuế, các khoản ñóng góp khác và giảm thiểu các thiệt hại kinh tế do tranh
chấp lao ñộng gây nên.
1.2.2. Bản chất xã hội của quan hệ lao ñộng
QHLð cũng có tính xã hội vì khi tham gia vào cùng một quan hệ, các
bên không chỉ liên quan ñến nhau về các lợi ích kinh tế mà cần ñược thỏa
mãn các giá trị tinh thần. Dù ở công việc nào và trong ñiều kiện hoàn cảnh
nào thì người lao ñộng cũng cần ñược ñối xử ñúng mực và công bằng, ñược
tôn trọng danh dự, nhân phẩm, ñược bảo ñảm về an toàn tính mạng và sức
khỏe trong quá trình làm việc, ñược ñảm bảo những cơ hội ñể tham gia các
hoạt ñộng xã hội và phát triển bản sắc cá nhân… NSDLð trong quá trình
quản lý, ñiều hành lao ñộng phải tôn trọng, ñảm bảo những quyền ñó của
NLð.



×