Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG











LƯU MINH TRỌNG





ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ
QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TỈNH KHÁNH HÒA





LUẬN VĂN THẠC SĨ












Nha Trang – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




LƯU MINH TRỌNG





ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ
QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TỈNH KHÁNH HÒA






Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số đề tài: 60340102



LUẬN VĂN THẠC SĨ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh






Nha Trang – 2013



i



LỜI CAM ĐOAN



Tôi tên là Lưu Minh Trọng – Học viên Cao học khóa 2011 – Trường Đại học
Nha Trang xin cam đoan luận văn được hoàn thành trên kết quả nghiên cứu của
bản thân tôi và trên cơ sở sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, các kết quả nghiên
cứu trong luận văn chưa được công bố trong bất bỳ nghiên cứu khoa học nào
khác, các số liệu thứ cấp đều được trích dẫn.


Chữ ký của học viên

































ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt English Việt Nam
ASC Aquaculture Stewardship Council Hội đồng quản lý nuôi
trồng thủy sản
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương

BRC British Retail Consortium Tiêu chuẩn của hiệp hội
các nhà bán lẻ Anh quốc
DOC Department of Commerce Bộ Thương mại Hoa Kỳ
EU European Union Liên minh châu Âu
EC European Council Ủy ban châu Âu
EMAS Ecological Management and Audit
Scheme
Chương trình quản lý và
kiểm soát sinh thái
FAO Food and Agriculture Oganization Tổ chức lương thực và

nông nghiệp
FDA Food and Drug Admistraion Cục quản lý dược phẩm và
thực phẩm Hoa Kỳ
GAP Good Agriculturial Pratices Tiêu chuẩn về thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt
GATT General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về thuế
quan và mậu dịch
GMP Good Manufacturing Practice Thực hành sản xuất tốt
HACCP Hazard Analysis and Critical Control
Point
Hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới
hạn
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ITC International Trade Commission Ủy ban thương mại quốc tế
Hoa Kỳ
MSC Marine Stewardship Council Hội đồng quản lý biển
MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc
NAFIQUAD National –Agro –Forestry- Fisheries Cục quản lý chất lượng


iii
Quality Assurance Department Nông lâm thủy sản Việt
Nam
NAFTA North American Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự
do Bắc Mỹ
NTB Non – tariff barriers Các hàng rào phi thuế quan

OECD Organization for Economic and
Development
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế
POR The Period of Review Xem xét hành chính chống
bán phá giá hàng năm
SPS Sanitary and Phytosanitary measures Những biện pháp về vệ
sinh và kiểm dịch động
thực vật
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại
UNTACD United Nations Conference on Trade
and Development
Diễn đàn của liên hợp quốc
về thương mại và phát
triển
USDA United States Department of
Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VASEP Viet Nam Association of Seafood
Exporters and Producers
Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam
VCCI Vietnam Champer of Commerce and
Industry
Phòng thương mại và Công

nghiệp Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới












iv



DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 1.1 - Các nước bị kiện tiêu biểu (Từ tháng 01/1955 đến tháng
6/2010)
20

Bảng 1.2 - Mức điểm quan trọng của các nhân tố tác động đến khả
năng đáp ứng những tiêu chuẩn SPS của thị trường EU

32

Bảng 2.1 - Đặc điểm các doanh nghiệp thủy sản được khảo sát 35

Bảng 2.2 - Loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động sử dụng của
các doanh nghiệp thủy sản tham gia khảo sát
36

Bảng 3.1 - Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu 2009 - 2011 43

Bảng 3.2 - Danh sách 20 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất Việt Nam
năm 2011
43

Bảng 3.3 - Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
năm 2012
46

Bảng 3.4 - Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU
năm 2012
48

Bảng 3.5 - Thống kê các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Khánh Hòa
(2007-2011)
51

Bảng 3.6 - Thống kê một số quy định tiêu biểu của Mỹ đối với thủy sản
nhập khẩu
54


Bảng 3.7 - Thống kê một số quy định tiêu biểu của EU đối thủy sản
nhập khẩu (giai đoạn 1996 – 2012)
59

Bảng 3.8 - Mức thuế chống bán phá đối với mặt hàng tôm và cá da trơn
của một số doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa

65

Bảng 3.9 - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng những biện
pháp SPS và TBT của doanh nghiệp khi xuất vào thị trường Mỹ
69

Bảng 3.10 - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng những biện
pháp SPS và TBT của doanh nghiệp khi xuất vào thị trường EU
70

Bảng 3.11 - Những ảnh hưởng tích cực của những biện pháp phi thuế
quan
72





v


DANH MỤC CÁC HÌNH



Trang

Hình 1.1 - Quy trình thủ tục đánh giá việc tuân thủ khi các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản tới EU
26

Hình 4.1 - Chuỗi sản xuất tổng quát đối với mặt hàng thủy sản 81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1 - Lý do chọn Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm 34

Biểu đồ 2.2 - Lý do chọn EU là thị trường xuất khẩu sản phẩm 34

Biểu đồ 2.3 -
Đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị
trường EU

38

Biều đồ 2.4 -
Đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị
trường Mỹ

38


Biểu đồ 3.1 - Giá trị và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam giai đoạn từ 1993-2011
39

Biểu đồ 3.2 - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm
2012
40

Biểu đồ 3.3 - Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam (2008 - 2012) 41

Biểu đồ 3.4 - Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị
trường Mỹ
45

Biểu đồ 3.5 - Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị
trường EU
47

Biểu đồ 3.6 - Giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
từ 2007 đến 2012
49

Biểu đồ 3.7 - Giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị
trường Mỹ và EU giai đoạn 2007 - 2012
49

Biểu đồ 3.8 - Tỷ trọng của xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất
khẩu của tỉnh Khánh Hòa
51


Biểu đồ 3.9 - Cơ cấu thị trường của thủy sản Khánh Hòa (2008 - 2012) 53

Biểu đồ 3.10 - Các biện pháp phi thuế quan mà doanh nghiệp thủy sản 62



vi

Trang

đã gặp phải tại thị trường Mỹ
Biểu đồ 3.11 - Các biện pháp phi thuế quan mà doanh nghiệp thủy sản
đã gặp phải tại thị trường EU
62

Biểu đồ 3.12 - Các biện pháp phi thuế quan thường xuyên nhất và khó
khăn nhất mà doanh nghiệp thủy sản gặp phải tại thị trường Mỹ
63

Biểu đồ 3.13 - Các biện pháp phi thuế quan thường xuyên nhất và khó
khăn nhất mà doanh nghiệp thủy sản gặp phải tại thị trường EU
63

Biểu đồ 3.14 - Xu hướng của những biện pháp SPS và TBT tại thị
trường Mỹ và EU
66

Biểu đồ 3.15 - Phản ứng của doanh nghiệp khi bị áp dụng các biện pháp
phi thuế quan
66


Biểu đồ 3.16 - Ảnh hưởng đối với chi phí thích ứng của doanh nghiệp 67

Biểu đồ 3.17 - Mức tăng chi phí thích ứng do các biện pháp SPS và TBT
tại thị trường Mỹ và EU
67

Biểu đồ 3.18 - Thứ tự các khoản mục đầu tư làm tăng chi phí thích ứng
của doanh nghiệp
68

Biểu đồ 3.19 - Phản ứng của doanh nghiệp khi bị áp đặt thuế chống bán
phá giá
71

Biểu đồ 3.20 - Những tác động tích cực khác đối với doanh nghiệp thủy
sản khi đáp ứng những yêu cầu SPS và TBT
72

Biểu đồ 3.21 - Các biện pháp phi thuế quan có phải là rào cản thương? 75

Biểu đồ 3.22 - Thuế quan và rào cản phi thuế quan cái nào là rào cản
chính khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU?
75





vii


MỤC LỤC



Trang

Lời cam đoan i

Các từ viết tắt ii

Danh mục các bảng iv

Danh mục các hình v

Danh mục các biểu đồ v

Mục lục vi

Phần mở đầu 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1. Rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế 7

1.2. Đặc điểm của những rào cản phi thuế quan 20

1.3. Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan 23

1.4. Những nhân tố cản trở doanh nghiệp trong việc đáp ứng các rào cản

phi thuế quan
26

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐẶC
ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT
33

2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 33

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT

33

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ
QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH
KHÁNH HÒA
39

3.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀ TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU
39

3.1.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ và
EU
39

3.1.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa vào thị trường
Mỹ và EU
49


3.2. KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐƯỢC ÁP
DỤNG TẠI HAI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI THỦY SẢN
54



viii
VIỆT NAM
3.2.1. Các rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ áp dụng đối với thủy sản nhập
khẩu từ Việt Nam
54

3.2.2. Các rào cản phi thuế quan Liên minh Châu Âu áp dụng đối với
hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam
58

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ
TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA
62

3.3.1. Những biện pháp phi thuế quan chính được áp dụng tại thị trường
Mỹ và EU
62

3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan 65

3.3.3. Ảnh hưởng tích cực của các biện pháp phi thuế quan 71


3.3.4. Nhận thức của doanh nghiệp về thị trường, rào cản phi thuế quan 73

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TỈNH KHÁNH HÒA VƯỢT QUA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI
THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU
77

4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa
77

4.2. Những căn cứ đề xuất giải pháp 78

4.3. Giải pháp giúp doanh nghiệp thủy sản vượt qua rào cản phi thuế
quan của thị trường Mỹ và EU
79

Kết luận 85

Tài liệu tham khảo ix

Phụ lục




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh ra
thị trường thế giới, trong đó thủy sản được đánh giá là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, cụ thể đã tăng hơn 03 lần từ 02 tỷ
USD năm 2002 lên 6,1 tỷ USD vào năm 2011 [21]. Trong những năm qua, Mỹ và EU
vẫn tiếp tục là hai thị trường chính của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Năm
2011 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt giá trị hơn 6,1 tỷ USD trong đó thị trường
EU chiếm 21,6% (1,3 tỷ USD), thị trường Mỹ chiếm 19% (1,2 tỷ USD) [18]. Theo
nguyên tắc của WTO, các thành viên phải cam kết cắt giảm dần thuế quan và bãi bỏ
các biện pháp bảo hộ phi thuế quan như hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu, v v ngoại
trừ những
trường
hợp cần thiết hoặc nguy cấp để tiến đến tự do hóa thương mại toàn
cầu. Tuy nhiên, các quốc gia công nghiệp phát triển, một mặt luôn đòi hỏi việc mở cửa
thị trường và tự do thương mại, mặt khác lại đưa ra nhiều rào cản tinh vi, phức tạp hơn
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước như chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp,
các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, đối kháng trả đũa trong hoạt động thương mại,
các rào cản về truy xuất nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu, kiểm soát vệ sinh an toàn
thực phẩm. Đây là thách thức lớn mà ngành thủy sản của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp
tục phải đối mặt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực, trong đó có Mỹ và EU. Trong
thời gian qua, biện pháp phi thuế quan được áp dụng tại thị trường Mỹ và EU đã gây
nên những ảnh hưởng nhất định cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển ở Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế để phát
triển ngành thủy sản, với khoảng 50 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (chiếm
bình quân khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh). Bên cạnh những thành công đã
đạt được, các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa cũng đang chịu ảnh hưởng từ rào
cản phi thuế quan được áp dụng tại những thị trường nhập khẩu chính. Với mục đích
nghiên cứu rào cản phi thuế quan được áp dụng tại thị trường nhập khẩu gây ảnh
hưởng như thế nào cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
Khánh Hòa và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp thủy sản
vượt qua rào cản này nên học viên đã tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của rào cản phi

thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
Khánh Hòa”


2

2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
a. Nghiên cứu trên thế giới:
- Nghiên cứu “The Impact of Sanitary and Phytosanitary measures on
developing coutries” của tác giả Henson và đồng sự thực hiện vào năm 1999 và 2000
đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên sự liệt kê về số lượng những tiêu chuẩn để đánh giá
sự cản trở và nghiêm ngặt của những quy định trong ngành thực phẩm của EU và Mỹ
[10]. Họ cũng đã so sánh những quy định về chất lượng thực phẩm, chế độ đảm bảo
an toàn thực phẩm của EU và Mỹ với nhau và nhận dạng sự khác nhau giữa chúng. Ba
nguồn thông tin chính đã được các tác giả thu thập: dữ liệu về những quy định (chẳng
hạn như số lượng các quy định), dữ liệu về tần suất bị giữ lại, dữ liệu về sự than phiền
từ ngành công nghiệp gặp phải những quy định phân biệt đối xử và số thông báo tới
các cơ quan quốc tế về việc thực hiện những quy định này. Tuy nhiên, cách tiếp cận
của tác giả vẫn có hạn chế do những tiêu chuẩn là một đại diện ít thuyết phục cho sự
hạn chế đối với hoạt động thương mại. Không có mối tương quan thật sự giữa số
lượng biện pháp phi thuế quan được áp dụng và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động
thương mại. Hơn nữa, ước tính dựa trên sự xuất hiện của các biện pháp có thể bị sai
lệch bởi những báo cáo không đồng nhất của các quốc gia và sự không đồng nhất
trong cách đo lường ở các quốc gia đó.
- Trong nghiên cứu “A case study of Phytosanitary barriers and US –
Japanese apple trade”, hai tác giả Calvin and Krissoff đã ước tính mức tương đương
thuế quan của những quy định kỹ thuật trong ngành táo [10]. Tương đương thuế quan
được thiết lập bằng cách tính toán giá thêm vào giữa hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm
so sánh được với chúng tại thị trường nhập khẩu. Họ đã so sánh giá táo xuất khẩu của
Mỹ với giá táo ở thị trường nước ngoài (đã xem xét đến tác động của chi phí vận

chuyển). Kết quả thu được cho thấy nguyên nhân của sự chênh lệch giá hàng tháng là
do hai nhóm tác nhân, gồm mức thuế quan và mức tương đương thuế quan của những
rào cản kỹ thuật.
- Nghiên cứu “Information versus product adaption: the role of standards in
trade”, tác giả Moenius đã sử dụng mô hình hấp dẫn đối với thương mại song phương
trong phân tích của mình. Phân tích này bao gồm việc thiết lập một phương trình với
những sai số phần dư, mà xem đó là do ảnh hưởng từ những rào cản phi thuế quan
[10].
Qui mô F
ij
= G *(M
i
a*
M
j
b
) * D
ij
c



3

F
ij
: là dòng từ điểm i đến điểm j
M
i
và M

j
: là quy mô kinh tế liên quan đến địa điểm này
D
ij
: biểu thị cho khoảng cách giữa hai địa điểm.
G, a, b,c : là những hằng số.
Dự đoán về hoạt động thương mại song phương được thiết lập với giả định
thương mại là hoàn toàn tự do. Phân tích này khám phá xem liệu rằng sự tồn tại của
những rào cản phi thuế quan làm dòng thương mại thấp đi hoặc cao hơn. Ảnh hưởng
thương mại của những rào cản phi thuế quan sẽ là chênh lệch giữa dòng thương mại
được dự đoán với dòng thương mại thực tế khi có những rào cản phi thuế quan. Mẫu
được Moneius sử dụng gồm 471 ngành kinh doanh tại 12 nước châu Âu từ năm 1980
đến 1985. Kết quả nghiên cứu cho thấy một tiêu chuẩn có được sự tham gia của hai
quốc gia tạo nên một ảnh hưởng tích cực đối với thương mại của hai quốc gia đó.
- Nghiên cứu “Import restrictions in the presence of a health risk”, hai tác
giả Pouarlbery và Lee đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên đánh giá mối nguy [10].
Phương pháp này kết hợp đánh giá mối nguy với tính toán chi phí – lợi ích để đo
lường ảnh hưởng của những rào cản phi thuế quan. Một quy định có được coi là rào
cản phi thuế quan hay không là dựa trên ảnh hưởng về phúc lợi. Tính toán chi – lợi ích
kết hợp với đánh giá mối nguy cung cấp những chi phí và lợi ích phúc lợi của những
loại NTBs này. Tính bảo hộ sẽ xuất hiện khi những mối nguy là nhỏ và chi phí của nó
vượt quá so với lợi ích mang lại. Tình huống nghiên cứu là chính phủ Mỹ đã bảo hộ
bằng thuế quan để chống lại thịt bò philê nhập khẩu từ những quốc gia có nguy cơ lây
nhiễm bệnh lở mồm, long móng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước nhập khẩu sẽ tối
đa hóa phúc lợi xã hội nếu chính phủ thiết lập một mức thuế phù hợp, mà tại mức đó
tổn thất dự đoán đối với ngành sản xuất thịt bò trong nước nếu bệnh lở mồm long
móng truyền vào đàn gia súc của Mỹ sẽ ngang với bằng mức thuế dự định áp dụng cho
sản phẩm thịt bò.
b. Nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu ở Việt Nam về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan chưa

nhiều, chủ yếu dừng ở mức độ định tính và định lượng đơn giản, chưa đi sâu vào một
ngành cụ thể.
- Trong “Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các
giải pháp đối với Việt Nam” tác giả Đinh Văn Thành và cộng sự đã tổng hợp những
rào cản thuế quan, phi thuế quan được áp dụng trong thực tiễn, chiều hướng sử dụng ở


4

từng thị trường, những rào cản thương mại mà Việt Nam đang áp dụng và các giải
pháp để vượt qua rào cản thương mại tại các thị trường [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chưa đề cập đến ảnh hưởng của rào cản thương mại đối với hoạt động xuất khẩu.
- Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vượt qua
rào cản thương mại quốc tế”, tác giả Trần Thanh Long đã thống kê những cảnh báo
thương mại và số lượng các vụ kiện để mô tả ảnh hưởng của rào cản thương mại đối
với xuất khẩu [4]. Nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của rào cản thương
mại như làm tăng chi phí của doanh nghiệp, thủ tục khắt khe, làm chệch hướng hoạt
động thương mại so với khi thương mại tự do; cùng với đó là những tác động tích cực
như tăng cường nhận thức cho doanh nghiệp và chính quyền, thúc đẩy doanh nghiệp
tăng cường đầu tư để vượt qua rào cản thương mại, tăng cường kinh nghiệm đối phó
với những rào cản. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ có được dựa trên kinh nghiệm và
lập luận của tác giả, nghiên cứu chưa có những kết quả định lượng.
Như vậy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đã phác
họa nên một tập hợp đa hướng phức tạp của những ảnh hưởng, chẳng hạn như ảnh
hưởng đến lượng nhập khẩu, mức giá của sản phẩm, mức độ phúc lợi của các đối
tượng có liên quan, những chi phí phát sinh do rào cản phi thuế quan. Nhìn chung, các
nghiên cứu đã sử dụng một trong các phương pháp sau để phân tích như: cách tiếp cận
dựa vào sự liệt kê (Inventory –based approach), cách tiếp cận thông qua sự khác biệt
về giá (Price differential approach), cách tiếp cận dựa vào mô hình hấp dẫn (Gravity –
based approach), tương đương thuế quan (Tariff equivalent), đo lường chi phí – lợi ích

dựa trên sự đánh giá mối nguy (Risk assessment – based cost –benefit measures).
Những nghiên cứu được nêu ra có thể không thấu đáo và đầy đủ nhưng chúng là
những tham khảo quan trọng cho chủ đề đo lường rào cản phi thuế quan.
Những phương pháp trên chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nguồn dữ liệu
sẵn có. Tuy nhiên, điều này rất khó đạt được ở những nước đang phát triển như Việt
Nam. Với ưu điểm của phương pháp điều tra khảo sát là rất hữu ích khi thiếu thông tin
từ những nguồn khác. Bên cạnh đó phương pháp này có thể nhận dạng những rào cản
thương mại bị che đậy và khó khăn để đo lường như thủ tục hành chính. Kết hợp với
những phỏng vấn sâu sẽ cung cấp những hiểu biết đáng kể về rào cản phi thuế quan
mà các quốc gia đang phát triển gặp phải khi xuất khẩu vào thị trường của những nước
phát triển. Vì vậy, học viên nhận thấy phương pháp điều tra khảo sát (Survey – based
approach) là lựa chọn phù hợp trong nghiên cứu của mình. Cần lưu ý rằng cách tiếp


5

cận này có giới hạn chính là tốn kém và yêu cầu kỹ năng đặc biệt trong thiết kế và phát
bản câu hỏi điều tra.
3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ và EU đến
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý thuyết về rào cản phi thuế quan trong kinh doanh quốc tế.
- Xác định những rào cản phi thuế quan khác nhau ở thị trường Mỹ và EU đối
với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
- Phân tích ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ và EU đối
với các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh
Hòa vượt qua rào cản phi thuế quan.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ và EU
và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến
thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
b. Phạm vi nghiên cứu: Rào cản phi thuế quan mà các doanh nghiệp chế biến
thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gặp phải tại thị trường Mỹ và EU từ năm 2001 cho đến
năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát. Các doanh nghiệp sẽ hoàn thành 45
câu hỏi khảo sát. Các câu hỏi này tập trung vào đặc điểm doanh nghiệp; những rào cản
phi thuế quan doanh nghiệp đang phải đối mặt; ảnh hưởng của chúng đến chi phí, khả
năng cạnh tranh, duy trì thị phần và cả những ảnh hưởng tích cực; mức độ cạnh tranh
từ những công ty khác, thị trường đang hướng đến, nhận thức của doanh nghiệp về rào
cản phi thuế quan.
b. Số liệu thu thập
- Số liệu sơ cấp: thu từ điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp trong mẫu nghiên
cứu được đề xuất.
- Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan quản lý


6

nhà nước trên lĩnh vực thủy sản.
c. Phương pháp chọn mẫu
- Tổng thể là 22 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hoạt động xuất khẩu
sang thị trường Mỹ và EU.
- Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.
- Kích thước mẫu: N = 20 (Trong nghiên cứu, học viên dự kiến tiến hành khảo sát tại
một số doanh nghiệp thủy sản đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Khánh

Hòa)
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ và EU
đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3: Các giải pháp giúp doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa vượt qua rào
cản phi thuế quan tại thị trường Mỹ và EU.




7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới và giao thương với các nước, các khối
thương mại tự do như EU, NAFTA, APEC… đặt các doanh nghiệp trước 02 loại rào
cản lớn đó là:
 Rào cản thuế quan (Custom duty barriers)
 Rào cản phi thuế quan (Non –tariff trade barriers)
Trong thương mại quốc tế hiện nay, rào cản thuế quan giữa các quốc gia ngày
càng giảm đi nhờ chế độ tối huệ quốc, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, hiệp định thuế
quan ưu đãi… Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế, nhiều rào cản phi thuế quan đã
được thiết lập. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa ở
từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các rào cản
phi thuế quan càng trở nên đa dạng. Trong lý thuyết về thương mại có nhiều định nghĩa
khác nhau về rào cản phi thuế quan.
- Theo giáo sư


kinh tế học John C. Beghin: “Rào cản phi thuế quan bao gồm hàng
loạt các chính sách can thiệp của chính phủ ngoài chính sách về thuế quan và có tác động
đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất” [6].
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, các rào cản phi thuế
quan bao gồm tất cả các rào cản thương mại ngoài thuế quan, ví dụ các biện pháp đối
kháng và áp thuế chống bán phá giá, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp doanh
nghiệp, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và các trở ngại đối với hoạt động xây
dựng và cung cấp dịch vụ [6].
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa về các biện pháp phi thuế
quan và các hàng rào phi thuế quan:“Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp
ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các
nước”. Bên cạnh định nghĩa đó, WTO cũng chỉ ra “Rào cản phi thuế quan là những
biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ
sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng” [6].
1.1.2. Phân loại các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế định lượng
Hạn chế định lượng

là những biện pháp phi thuế quan điển hình cản trở luồng
di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nước. Đây là những biện pháp nhằm trực tiếp


8

giới hạn khối lượng

hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính
chất bảo hộ rất cao.
(a) Cấm nhập khẩu: Đây là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây hạn chế lớn

nhất đối với thương

mại quốc tế. Trong thương

mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm
nhập khẩu như: cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản
phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu Các nước trên thế giới chỉ được sử
dụng cấm nhập khẩu cho mục tiêu chính đáng như bảo vệ sức khỏe con người
,
tài
nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng, hay trong trường hợp khẩn cấp nhằm bảo hộ
cán cân thanh toán, an ninh lương thực quốc gia. Vì thế những hàng hóa thuộc danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu của các quốc gia thường

là vũ khí, đạn dược
,
ma tuý, hóa
chất độc hại.
(b) Hạn ngạch nhập khẩu:Hạn ngạch nhập khẩu là qui định của nhà
nước

về số lượng

hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được

nhập khẩu từ một thị trường

trong một thời gian nhất định. Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau như hạn ngạch toàn
cầu, hạn ngạch song phương
,

hạn ngạch theo mùa, hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy
cảm, hạn ngạch xuất khẩu nhằm giảm bớt sự khan hiếm lương

thực hay nguồn
nguyên liệu nào đó, hạn ngạch liên quan đến bán hàng hoá trong nội địa
Hạn ngạch nhập khẩu thường được

áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập
khẩu cho một số công ty. Khi hạn ngạch nhập khẩu được qui định cho một loại mặt
hàng nào đó thì Nhà nước đưa

ra một mức nhập khẩu nhất định đối với mặt hàng đó
trong một thời gian nhất định, không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến. Khi hạn
ngạch qui định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được

nhập khẩu từ
thị trường

đã định với số lượng

bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu.
(c) Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ một
nước

phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng. Theo cách sử dụng, giấy
phép được

chia làm hai loại: giấy phép chung và giấy phép riêng. Giấy phép chung
được


áp dụng cho tất cả các nước

hoặc giới hạn ở một số nước còn giấy phép riêng sử
dụng cho một số nước

riêng lẻ.
(d) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường: Trước
năm 1995, GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu nên một số nước

đã sử dụng
biện pháp hạn chế xuất khẩu "tự nguyện". Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một
thoả thuận song phương giữa hai chính phủ. Nước xuất khẩu sẽ giới hạn xuất khẩu
một số sản phẩm nhất định tới nước

nhập khẩu. Ngành công nghiệp đang phải cạnh


9

tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, sẽ gây áp lực với chính phủ để đàm phán về hạn chế
xuất khẩu từ nước khác nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh.
Các nhà xuất khẩu "bắt buộc" phải chấp nhận số lượng

đó hoặc bị đe dọa nhận
được

các hành động khắc nghiệt hơn nếu không chấp nhận thoả thuận tự nguyện hạn
chế số lượng xuất khẩu. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện từng là công cụ quan trọng để
hạn chế thương mại và được sử dụng khá rộng rãi. Trong khi hạn ngạch được áp
dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện chỉ áp dụng với một số nước


xuất khẩu
chủ yếu, do đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành viên và rõ ràng vi phạm
nguyên tắc tối huệ quốc.
1.1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả:
Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán trong nước có thể tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hoá. Các biện pháp quản lý giá cả
giúp cho quốc gia nhập khẩu kiểm soát giá cả các mặt hàng nhập khẩu vào quốc gia
mình từ đó bảo hộ sản xuất trong nước
,
ví dụ các biện pháp trị giá tính thuế hải quan,
các loại phụ phí, hay ấn định giá nhập khẩu tối đa hoặc tối thiểu, v.v
(a) Trị giá tính thuế hải quan: Việc xác định trị giá tính thuế hải quan tùy
tiện có thể bóp méo hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. WTO quy định giá tính thuế
cho hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức là giá đã trả hay phải trả cho hàng hoá để
xuất khẩu đến nước nhập khẩu có tính đến những điều chỉnh nhất định như

phí hoa
hồng, môi giới, đóng gói…
WTO không cho phép xác định trị giá tính thuế quan theo các cách sau: giá
nhập khẩu tối thiểu; giá bán trong nước của hàng hóa tương tự được sản xuất tại
nước có hàng hoá cần xác định trị giá hải quan; một hệ thống cho phép chấp nhận giá
cao hơn trong hai loại giá sử dụng để xác định trị giá tính thuế quan của hàng hoá;
giá bán của hàng hoá tại thị trường nước xuất khẩu; định giá trên cơ sở giả định hay
tuỳ tiện.
(b) Giá bán tối đa: Giá bán tối đa trong nước

đối với một hàng hoá nào đó có
thể hạn chế nhập khẩu, đặc biệt đối với những nhà sản xuất không có khả năng cạnh
tranh cao.

(c) Phí thay đổi: Những loại phí thay đổi cản trở đáng kể thương mại do tính
không minh bạch của chúng.
(d) Phụ thu: Tất cả các loại phí và phụ thu (không phải thuế xuất nhập khẩu
và các loại thuế nội địa khác) đánh vào hàng xuất nhập khẩu chỉ được giới hạn ở


10

mức tương ứng chi phí dịch vụ thực sự bỏ ra và không được

sử dụng để bảo hộ
gián tiếp các sản phẩm trong nước, hay như thuế xuất nhập khẩu, hay cho mục đích
thu ngân sách.
1.1.2.3. Nhóm các biện pháp tài chính và tiền tệ: Là những biện pháp qui
định sự tham gia, chi phí cho việc chuyển đổi ngoại tệ đối với nhập khẩu và xác định
các điều kiện thanh toán. Các biện pháp này có thể làm tăng chi phí xuất nhập khẩu.
(a) Các yêu cầu thanh toán trước: Giá trị của giao dịch nhập khẩu và/hoặc
thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu thanh toán tại thời điểm áp dụng hoặc cấp
giấy phép nhập khẩu.
(b) Tiền gửi nhập khẩu trước: Nghĩa vụ gửi trước

một tỷ lệ phần trăm giá trị
của giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu, không
cho phép áp dụng lãi suất đối với tiền gửi.
(c) Yêu cầu giới hạn tiền mặt: Nghĩa vụ gửi toàn bộ hoặc một phần số
tiền liên quan đến giá trị giao dịch trong ngân hàng ngoại thương trước

khi mở thư

tín dụng, việc thanh toán có thể được


yêu cầu bằng ngoại tệ.
(d) Trả trước thuế hải quan: Thanh toán trước

toàn bộ hoặc một phần giá trị
thuế. Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm. Tiền gửi được

trả lại khi các sản phẩm đã được

sử dụng hoặc các thùng hàng được

trả lại hệ thống
giao nhận.
(e) Tỷ giá hối đoái đa dạng: Khi tính thuế nhập khẩu, người

ta qui định việc
chuyển đổi ngoại tệ ra tiền trong nước

theo tỷ giá xác định.
(f) Quản lý ngoại hối: Đây là biện pháp nhằm hạn chế sử dụng ngoại hối, cân
bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và ngăn
chặn nguồn vốn đầu tư

chuyển ra nước

ngoài. Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu
ngoại hối phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối. Việc
sử dụng ngoại hối phải được

sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền.

(g) Thuế nội địa nhập khẩu: Các nước

áp dụng biện pháp thuế nhập khẩu
nội địa để hạn chế nhập khẩu thông qua làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó làm giảm
sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu vào trong nước
.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu do người

sản xuất và
người

nhập khẩu nộp khi bán hàng hóa đó. Thuế này được

cấu thành trong giá bán
hàng hóa và người tiêu dùng phải chịu qua việc mua hàng.
- Thuế giá trị gia tăng: là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm


11

của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển. Thuế giá trị gia tăng có điểm khác cơ
bản so với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp
thuế giá trị giá tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng, còn người bán hàng (hoặc dịch
vụ) ở khâu tiếp theo chỉ phải nộp thuế cho phần giá trị tăng thêm. Đến cuối chu kỳ
sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được

ở các công đoạn
sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người

tiêu dùng

cuối cùng.
1.1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính:Trong số các biện pháp quản
lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tính bảo hộ khá rõ, ví dụ đặt cọc,
thủ tục hải quan, chính sách mua sắm chính phủ,v.v… WTO đưa ra một số biện pháp
hành chính như:
 Qui định về quảng cáo
 Qui định về đặt cọc
 Qui định về thanh toán
 Qui định về kích cỡ
 Quy định vị trí làm thủ tục hải quan
 Qui định về nhãn mác hàng hoá
1.1.2.5. Nhóm biện pháp hàng rào kỹ thuật
Quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đa dạng và không giống nhau giữa các quốc
gia. Việc có quá nhiều các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau như

vậy gây
không ít khó khăn cho nhà sản xuất và nhà xuất khẩu. Các quy tắc và tiêu chuẩn đó
có thể được các chính phủ xác lập một cách tùy tiện, che đậy dưới danh nghĩa chính
đáng nhưng

thực chất là để bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Từ đó, các quy tắc và tiêu
chuẩn kỹ thuật này trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Tất nhiên, vẫn có
những quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật được

thiết lập bởi những lý do hoàn toàn hợp lý
như bảo vệ môi trường
,
an toàn an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích người


tiêu dùng,
v.v Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để đảm bảo rằng các quy tắc, tiêu
chuẩn kỹ thuật thật sự là hữu ích chứ không tùy tiện hoặc trở thành cái cớ để bảo hộ
sản xuất trong nước.
(a) Các nhà kinh tế học Donna Roberts, Timothy E. Josling, và David
Orden đã phân loại các rào cản kỹ thuật dựa trên 03 tiêu chí là công cụ
chính sách, phạm vi và mục tiêu điều chỉnh.


12

- Phân loại rào cản kỹ thuật dựa trên công cụ chính sách: Cấm nhập bao gồm
cấm toàn phần và cấm từng phần; Thông số kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn trong
quá trình sản xuất, các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn đóng gói; Thông tin
trên sản phẩm bao gồm yêu cầu về nhãn mác và kiểm soát các khiếu nại.
- Phân loại rào cản kỹ thuật dựa trên phạm vi áp dụng: gồm áp dụng đồng
loạt; áp dụng chung cho các quốc gia xuất khẩu; áp dụng khác biệt giữa các quốc gia.
- Phân loại rào cản kỹ thuật dựa trên mục tiêu điều chỉnh: các biện pháp bảo
vệ động thực vật; các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm; các biện pháp nhằm bảo
vệ môi trường.
(b) Theo John Skorburg hàng rào kỹ thuật trong thương mại có thể được
chia làm 03 nhóm sau:
- Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): gồm
những quy định được

các quốc gia đưa

ra để bảo vệ sức khoẻ con người
,

vật nuôi và
cây trồng.
- Các biện pháp đối với người tiêu dùng: gồm các biện pháp quy định về
chất lượng và an toàn thực phẩm như nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu,
hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất,…
- Các biện pháp thương mại: gồm các biện pháp được

thực hiện nhằm ngăn
chặn gian lận thương mại như chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận
dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
(c) Đối với các rào cản kỹ thuật hiện đang được

áp dụng nhiều trong
thương

mại quốc tế, ta có thể phân chúng thành 3 loại cơ bản:
- Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm
Việc hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn về chất lượng

là yêu cầu hết sức hợp
lý và chính đáng của các quốc gia nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu
dùng. Tuy nhiên, chất lượng là một khái niệm rất rộng và phức tạp do đó nhiều quốc
gia đã lợi dụng để dựng lên rào cản về chất lượng đối với hàng nhập khẩu, chỉ cần
không trái với hiệp định rào cản thương

mại của WTO. Các rào cản này hình thành
chính từ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia. Các nước

đang và kém
phát triển sẽ khó có thể đáp ứng được


những yêu cầu của các nước

phát triển do trình
độ khoa học công nghệ còn chưa cao.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9000 gần như

là yêu cầu bắt buộc
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ISO 9000, nhiều các hệ


13

thống khác cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam xem xét và tiến hành áp
dụng, như

ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường
,
HACCP – Hệ thống phân tích,
xác định và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình chế biến thực
phẩm, GMP – Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dược

và thực phẩm,
OHSAS 18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 – Hệ
thống trách nhiệm xã hội và các hệ thống quản lý chất lượng

tích hợp hoặc đặc thù
như ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (food chains), v v

Về quy cách sản phẩm, các quốc gia cũng đưa

ra quy định rất chặt chẽ liên
quan đến kích thước
,
hình dáng thiết kế, độ dài, các chức năng của sản phẩm.
Bao bì, nhãn mác của sản phẩm cũng được quy định chặt chẽ. Bao bì sản
phẩm ngoài các yêu cầu phải phù hợp với việc tái sinh, sử dụng lại và không gây ô
nhiễm môi trường
,
còn phải đáp ứng các quy định về mẫu mã và kích cỡ bao bì.
Việc bao gói và bảo quản phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo
chất lượng

của hàng hoá. Trên bao bì phải ghi rõ hướng

dẫn cách vận chuyển, lưu kho
và các hướng

dẫn chuyên môn khác bằng những ngôn ngữ cần thiết.
Luật pháp của các nước thường quy định hết sức nghiêm ngặt về ghi nhãn
hàng hoá. Các nước

yêu cầu trên nhãn hàng hoá phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết về
sản phẩm và nhà sản xuất bằng những ngôn ngữ theo quy định của từng nước để giúp
khách hàng lựa chọn và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng. Nhãn hàng phải
đáp ứng quy định thì sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường.


-

Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng

Các biện pháp quản lý về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người

tiêu dùng
bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan như

các tiêu
chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các phương

pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục
xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các
yêu cầu liên quan đến việc vận chuyển cây trồng, vật nuôi; các chất trong quá trình
nuôi dưỡng

chúng, trong quá trình vận chuyển; những quy định về phương pháp thống
kê, thủ tục chọn mẫu và các phương

pháp đánh giá rủi ro.
- Tiêu chuẩn về môi trường
Sau một thời gian dài chạy theo lợi nhuận, phát triển ồ ạt, không quan tâm
đến môi trường

sinh thái, các quốc gia đã nhận thấy tầm quan trọng của môi trường


thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường
,
trong đó có việc đưa


ra các tiêu
chuẩn về môi trường

đối với hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, do WTO cho phép các


14

quốc gia sử dụng các biện pháp bảo hộ vì mục đích môi trường nên họ đã dựng lên
những rào cản về môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu. Hệ thống rào cản môi
trường

trong thương

mại quốc tế hiện nay rất đa dạng và được áp dụng khác nhau ở
các nước

tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Nhìn chung, những rào cản về môi
trường thường được

áp dụng trong thương mại quốc tế bao gồm:
+ Các phương pháp chế biến và sản xuất theo quy định về môi trường: Những
quy định và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến được

áp dụng để hạn chế chất thải ô
nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Đây là những tiêu chuẩn đối với công
nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm nhằm đánh giá quá trình sản xuất có gây ô nhiễm và
huỷ hoại môi trường

hay không.

+ Các yêu cầu về đóng gói bao bì: Các chính sách đóng gói bao gồm những
quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, về xử
lý và thu gom sau quá trình sử dụng… Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến
đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói, đòi hỏi việc đóng gói phải
phù hợp với việc tái sinh hay dùng lại.
+ Nhãn môi trường: Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông
báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm đó là tốt hơn về mặt môi trường
.

+ Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường: Các khoản này được

gọi chung là phí môi trường và được

áp dụng nhằm ba mục tiêu chính: thu lại các chi
phí phải sử dụng cho môi trường
,
thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với
các hoạt động có liên quan tới môi trường và thu quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi
trường
.
Thông thường

có các loại phí sau: Phí sản phẩm được

áp dụng cho các sản
phẩm gây ô nhiễm như có chứa các hoá chất độc hại (như xăng pha chì) hoặc có một
số thành phần cấu tạo của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng; Phí
đối với chất thải được

áp dụng với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước

hoặc đất hoặc gây tiếng ồn, các khoản phí này có thể được

đánh vào thời điểm tiêu
thụ (trong trường hợp này tương đương

với phí sản phẩm), hoặc có thể thu dưới

hình
thức phí đối với người sử dụng để trang trải chi phí xử lý chất ô nhiễm; Phí hành
chính được

áp dụng để trang trải các chi phí dịch vụ của Chính phủ và được thu dưới

hình thức phí cấp giấy phép, đăng ký, phí kiểm định và kiểm soát. Cơ sở của việc đánh
thuế hay thu phí là vì mục đích môi trường, dựa trên nguyên tắc người

gây ô nhiễm và
người

sử dụng các nguồn lực môi trường

phải chịu phí.
Ngoài các hình thức trên, rào cản kỹ thuật trong thương

mại còn tồn tại dưới


15

những hình thức khác như các biện pháp an ninh ví dụ việc các nước đưa ra các quy

định hạn chế nhập khẩu, thậm chí cấm nhập khẩu vì những lý do an ninh, các tiêu
chuẩn an toàn cho người

lao động như việc một số quốc gia sẽ không nhập khẩu
hàng hoá từ những doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện an toàn cho người

lao động.
Các nước

dựa vào nhiều lý do khác nhau để đưa

ra các tiêu chuẩn như bảo vệ thị
trường, người

tiêu dùng và môi trường trong nước

cho nên rào cản kỹ thuật trong thương

mại quốc tế rất đa dạng và phức tạp.
1.1.2.6. Nhóm các biện pháp bảo vệ thương

mại tạm thời

Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời hiện nay chủ yếu bao gồm các
biện pháp tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá.
(a) Biện pháp tự vệ: Theo đó các nước có thể hạn chế nhập khẩu tạm thời
bằng cách tăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn chế định lượng

nếu cơ quan điều tra
của nước


này chứng minh khối lượng

hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể và gây
tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội
địa đang sản xuất mặt hàng tương tự hoặc mặt hàng trực tiếp cạnh tranh. Việc cho
phép nâng mức độ bảo hộ tạm thời này giúp ngành sản xuất nội địa có đủ thời gian
thích ứng trước

sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Do đó thời hạn tối đa áp dụng
biện pháp này cho một sản phẩm cũng chỉ kéo dài trong vòng 08 tháng.
(b) Biện pháp chống trợ cấp:
Theo WTO trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước

hoặc một tổ chức công (Trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức
sau mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp/ngành sản xuất: (i) Hỗ trợ trực tiếp bằng
chuyển tiền vay (ví dụ như cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ
như bảo lãnh cho các khoản vay); (ii) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải
đóng (ví dụ như ưu

đãi thuế, tín dụng); (iii) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc
hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung); (iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao
cho một đơn vị tư

nhân tiến hành các hoạt động (i), (ii) và (iii) nêu trên theo cách mà
chính phủ vẫn làm.
Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng

hỗ trợ nếu nó được


thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng
thương mại … bình thường sẽ không khi nào làm như

vậy (vì đi ngược

lại những tính
toán thương

mại thông thường). Theo quy định của WTO, trợ cấp là hình thức được

×