Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh Về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG
PHỤ NỮ VÀ VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG
PHỤ NỮ VÀ VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN ĐÍNH

Đà Nẵng - Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Bố cục đề tài ............................................................................................ 6
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 6
CHƢƠNG 1. BÌNH ĐẲNG GIỚI – MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH
TRONG TƢ TƢỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ
NỮ ................................................................................................................... 10
1.1. TƢ TƢỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - CƠ
SỞ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC .............................................................. 10
1.1.1. Các khái niệm, công cụ liên quan đến giải phóng phụ nữ và bình
đẳng giới .......................................................................................................... 10
1.1.2. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ..... 12
1.2. NỘI DUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TƢ TƢỞNG GIẢI

PHÓNG PHỤ NỮ CỦA HỒ CHÍ MINH ....................................................... 15
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ....................... 15
1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới ...................................... 24
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................................... 31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHỤ NỮ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .... 31
2.1.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện bình đẳng giới ở
thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 31


2.1.2. Đặc điểm tình hình phụ nữ thành phố Đà Nẵng ............................. 36
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 41
2.2.1. Khái quát về bình đẳng giới ở Việt Nam ........................................ 41
2.2.2. Bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng ............................................. 51
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 69
CHƢƠNG 3. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI
PHÓNG PHỤ NỮ VÀO VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 71
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN
BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY ..................................................................... 71
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta ............................................. 72
3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ, Chính quyền và Hội LHPN Thành phố
Đà Nẵng........................................................................................................... 75
3.2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ
NỮ TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................. 76
3.2.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện bình đẳng
giới tại thành phố Đà Nẵng ............................................................................. 76

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới ở
thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 77
3.2.3. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................... 91
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban Chấp hành

BBT

Ban Bí thƣ

CB-CC-VC-LĐ

Cán bộ, công chức, viên chức, lao động

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


HĐND

Hội đồng nhân dân

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ

LHQ

Liên hiệp quốc

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

GDP Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011 (Tỷ đồng)


33

2.2.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp (%)

55

2.3.

Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND

56

2.4.

Cán bộ công chức nữ tham gia lãnh đạo, quản lý từ
cấp quận, huyện trở lên

57

Số lƣợng cán bộ, công chức nữ tham gia lãnh đạo,
2.5.

quản lý đƣợc quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo
trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, từ cấp quận,

58


huyện trở lên
2.6.

Đánh giá về tiềm năng lãnh đạo

64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ
2.1.
2.2.

Tên biểu đồ
Cơ cấu GDP theo ngành của Đà Nẵng (%)
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân Đà Nẵng
so với cả nƣớc từ 1997 – 2012

Trang
34
35

2.3.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp (%)

47


2.4.

Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp (%)

48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội truyền thống, Nho giáo đã ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng
của ngƣời Việt Nam, nhất là tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ. Để thực sự giải
phóng phụ nữ, cần có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội để
thay đổi tƣ tƣởng thành kiến đối với phụ nữ. Cuộc cách mạng giải phóng phụ
nữ trƣớc hết là cuộc cách mạng về tƣ tƣởng, nhận thức, đấu tranh chống lại
các quan niệm lạc hậu về vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải
phóng con ngƣời khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ đƣợc quyền
bình đẳng với nam giới là vấn đề đƣợc Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Khi
nói đến vai trò, vị trí và đóng góp của nam giới và phụ nữ trong lịch sử dân
tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nam giới và
phụ nữ đều có vai trò, vị trí quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn góp phần
quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng
như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [39, tr.432]. “Muốn có nhiều
sức lao động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động phụ nữ” [40,
tr.249].
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam cần phải đƣợc
bình đẳng với nam giới trong tất cả các quan hệ xã hội. Sự nghiệp đấu tranh

để giải phóng phụ nữ Việt Nam gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự đƣợc
giải phóng, đƣợc bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc sau khi tiến hành thành
công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Ngƣời khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả


2

dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc
còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó
thôi” [37, tr.443].
Tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về bình đẳng giới đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc
ta vận dụng một cách toàn diện vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Ngay từ năm
1930, Chánh cương vắn tắt của Đảng ta đã nêu rõ: về phƣơng diện xã hội thì
thực hiện “nam, nữ bình quyền”. Luận cương chính trị của Đảng cũng ghi:
một trong mƣời nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là “nam,
nữ bình quyền” [36]. Gần 85 năm qua, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hay trong những năm
tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp, Đảng ta luôn quan tâm ban hành các Chỉ
thị, Nghị quyết, đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng, lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận
động phụ nữ, chăm lo bồi dƣỡng, đào tạo, cất nhắc, đề bạt nhiều thế hệ cán
bộ, lãnh đạo nữ. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ nữ ngày càng tăng về số lƣợng
và chất lƣợng, có phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực, trình
độ, bản lĩnh vững vàng, phối hợp cùng với lực lƣợng nam giới góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục ban hành các Chỉ thị, Nghị
quyết lãnh đạo công tác phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ
nữ. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về
đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Nghị

quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp cụ thể. Ban Bí thƣ ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày
16/5/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới. Trong
các Văn kiện, Nghị quyết, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm nhằm phát huy
vai trò của phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời thúc đẩy bình đẳng


3

giới trong gia đình và xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ chiếm 50,8% dân số và 48% lực lƣợng
lao động xã hội. Phụ nữ nƣớc ta trƣớc đây đã có những đóng góp hết sức to
lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ gìn độc lập, xây
dựng Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn
sát cánh cùng nam giới phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh" và có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng nhƣ những cống hiến
xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dƣỡng các thế hệ công
dân tƣơng lai của đất nƣớc. Không những vậy, nhiều phụ nữ còn mang lại
những vinh quang lớn cho đất nƣớc trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục,
khoa học, nghệ thuật, thể thao; vị thế và vai trò của ngƣời phụ nữ ngày càng
đƣợc nâng cao.
Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ và
những quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu gắn với tƣ tƣởng đó chƣa phải
đã bị xóa bỏ. Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung
của xã hội do ảnh hƣởng tƣ tƣởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ
lâu đời. Khoảng cách về sự bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại khá
lớn, nhiều chị em vẫn bị đối xử bất công so với nam giới. Vai trò của ngƣời
phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận, đánh giá cao.

Bên cạnh đó, một bộ phận chị em vẫn còn tƣ tƣởng tự ti, an phận thủ thƣờng.
Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thực hiện bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực
sẽ đóng góp một phần hết sức quan trọng trong quá trình phát triển và hội
nhập của Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Phụ nữ Đà
Nẵng, với số lƣợng ngày càng đông đảo, chất lƣợng ngày càng cao đã trở


4

thành lực lƣợng quan trọng, quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội hiện tại
và tƣơng lai của thành phố.
Trong những năm qua, việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà
Nẵng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhận thức của các cấp ủy
đảng, chính quyền và xã hội về bình đẳng giới ngày càng đƣợc nâng lên.
Công tác lồng ghép giới vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
địa phƣơng và nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị ngày càng đƣợc đẩy
mạnh. Công tác cán bộ nữ ngày càng đƣợc quan tâm để phấn đấu đến năm
2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt 35-40%, các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ
từ 30% trở lên, có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Tuy nhiên, thực chất việc thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng
giới, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội
đặc biệt là lĩnh vực chính trị để tƣơng xứng với vai trò, vị trí của phụ nữ trong
thời gian qua ở thành phố Đà Nẵng vẫn chƣa đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra,
thậm chí có khi còn có xu hƣớng giảm tỷ lệ lãnh đạo, đại biểu Hội đồng nhân
dân nữ, đặc biệt là vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính quyền và
Đảng. Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện bình đẳng giới nhằm tìm ra những hạn chế, từ đó đề xuất những giải

pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ
có cơ hội phát triển, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong xã hội, đáp ứng
đƣợc yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là việc làm
rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, bản thân chọn đề tài “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành
phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.


5

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, luận văn phân
tích thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất các
giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới ở Đà
Nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Thứ nhất, phân tích tƣ tƣởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ
nữ và bình đẳng giới.
- Thứ hai, phân tích thực trạng việc thực hiện bình đẳng giới ở thành
phố Đà Nẵng thời gian qua.
- Thứ ba, đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp để góp phần giải
quyết có hiệu quả công tác thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng
hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tập trung vào đối tƣợng phụ nữ là cán bộ, công chức, viên chức trong
các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp thành phố ở thành phố Đà

Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ và vận dụng tƣ tƣởng đó vào việc thực hiện bình đẳng giới ở thành
phố Đà Nẵng hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về


6

phụ nữ và giải phóng phụ nữ.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phƣơng pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh.
- Nguồn số liệu thống kê cập nhật đến năm 2014.
5. Bố cục đề tài
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chƣơng, 6 tiết.
Chƣơng 1: Bình đẳng giới – một bộ phận hợp thành trong tƣ tƣởng của
Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Chƣơng 2: Thực trạng việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà
Nẵng
Chƣơng 3: Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào
việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia
trên thế giới trong những thập kỷ qua, là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều
tầng lớp, nhiều giới và nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Trong

đó, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá và đo lƣờng về sự tiến bộ xã hội và bình đẳng giới. Việt Nam đã
có những nỗ lực to lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và sự
tham gia của cán bộ nữ vào công tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp nói riêng.
Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã quy định các biện pháp cụ thể để thúc đẩy
bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 5).
+ Từ góc độ lãnh đạo của Đảng, chỉ tính từ thời kỳ đổi mới đến nay, đã
có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác cán bộ nữ đƣợc ban hành nhƣ Chỉ thị
số 44-CT/TW (năm 1984) [2]; Chỉ thị số 37-CT/TW (năm 1994) về một số


7

vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới [3]; Nghị quyết số 11-NQ/TW
của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nƣớc (Nghị quyết này đã xác định các chỉ tiêu cụ thể: Đến năm
2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ Đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%; các cơ quan, đơn vị
có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ) [9].
Gần đây, Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình hành động giai đoạn đến 2020
nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết số
57/NQ-CP ngày 1/12/2009) [6]; Kết luận của Ban Bí thƣ về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Kết luận
số 55-KL/TW ngày 18 tháng 01 năm 2013) [5].
+ Dƣới góc độ của các công trình nghiên cứu, trong thời gian qua đã có
những nghiên cứu về vấn đề này dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau:
Nghiên cứu của GS Lê Thi “Vài nét bàn về việc thực thi công bằng,
dân chủ và bình đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện nay” (2011), đã hệ thống hóa,
đánh giá về việc thực thi công bằng, dân chủ gắn với vấn đề bình đẳng nam

nữ ở nƣớc ta hiện nay, qua đó nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, trách
nhiệm của Nhà nƣớc trong việc thực thi vấn đề này [57].
Đề tài nghiên cứu Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng
chứng (2013) của TS Võ Thị Mai, đã phân tích những vấn đề lý luận và cách
tiếp cận nghiên cứu chính sách về bình đẳng giới, đánh giá thực trạng thực
hiện chính sách về bình đẳng giới; đồng thời đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng
chính sách về bình đẳng giới để thực hiện bình đẳng giới tốt hơn nữa trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nƣớc ta hiện nay [33].
Bài viết Bình đẳng nam nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở
nước ta (2005) của tác giả Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết, đã phân tích,


8

đánh giá nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng nam nữ, trong đó nguyên nhân
căn bản nhất đó là kinh tế và đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề bình đẳng giới [29].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa với bài viết Thực hiện bình đẳng giới
để phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước (2011)
đã đánh giá những thành tựu đạt đƣợc về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ
trong thời gian qua, đồng thời đƣa ra những giải pháp kiến nghị với Đảng,
Nhà nƣớc tăng cƣờng sự lãnh đạo để thực hiện hiệu quả công tác phụ nữ [19].
Với bài viết Bình đẳng giới và công tác phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
(2013) của tác giả Nguyễn Kim Quý, đề cập đến những thành tích và đóng
góp của phụ nữ trên các lĩnh vực, những hạn chế trong công tác phụ nữ và đề
ra những giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả vấn đề bình đẳng giới và công tác
phụ nữ [51].
Đề cập đến các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh
đạo, quản lý, luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Bích Tuyền với đề tài “Sự tham gia
của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay” (2014) đã chỉ

ra đƣợc 3 yếu tố cản trở phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Đó là việc thực thi
chính sách về bình đẳng giới còn hạn chế, vẫn còn định kiến khắt khe đối với
phụ nữ và bản thân nữ cán bộ vẫn còn chƣa tự tin khi tham gia lãnh đạo, quản
lý. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cản trở, tác giả đƣa ra một số kiến nghị
giải pháp nhằm làm hạn chế những yếu tố cản trở sự tham gia của phụ nữ
trong lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Tháp [61].
Đối với thành phố Đà Nẵng, từ trƣớc đến nay, thành phố cũng đã có
một số đề tài nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong lao động, việc làm, chăm
sóc sức khoẻ sinh sản, gia đình nhƣ: “Một số giải pháp ngăn chặn tình trạng
bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ở thành phố Đà Nẵng (2008)”; “Định
hướng nghề nghiệp cho phụ nữ trong độ tuổi từ 18- 35 ở vùng di dời giải


9

tỏa”(2010), ngoài ra từ năm 2012 -2013, Hội LHPN thành phố cũng đã tiến
hành “Khảo sát thực trạng Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
trên địa bàn thành phố”, “Khảo sát nhận thức của xã hội về Bình đẳng giới
trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường”; năm 2015, Hội
LHPN thành phố đang tiến hành “Khảo sát thực trạng bình đẳng giới trong
gia đình”.
+ Các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã có những liên quan nhất
định đến đề tài luận văn, nhƣng đều chƣa nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở
lý luận cũng nhƣ thực tiễn để đề ra các giải pháp khả thi thực hiện bình đẳng
giới nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo,
quản lý ở thành phố Đà Nẵng.
Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện
bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” là công trình khoa học độc
lập, có tham khảo nhƣng không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trên,
đề tài nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống cơ sở lý luận về bình đẳng giới, đánh

giá thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất các
giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hoạt động bình đẳng giới ở thành phố
Đà Nẵng hiện nay.


10

CHƢƠNG 1

BÌNH ĐẲNG GIỚI – MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH TRONG
TƢ TƢỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.1. TƢ TƢỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - CƠ
SỞ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC
1.1.1. Các khái niệm, công cụ liên quan đến giải phóng phụ nữ và
bình đẳng giới
a. Khái niệm về giải phóng phụ nữ
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, giải phóng nghĩa là làm cho
đƣợc tự do, cho thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế,
ràng buộc [71]. Giải phóng phụ nữ là làm cho ngƣời phụ nữ đƣợc tự do, đƣợc
thoát khỏi địa vị nô lệ, thoát khỏi tình trạng bị áp bức và tình trạng bất bình
đẳng với nam giới về mặt kinh tế - xã hội.
Giải phóng phụ nữ phải toàn diện, đồng bộ và triệt để. Giải phóng phụ
nữ không chỉ là giải phóng thân thế, giải phóng tƣ duy, mà giải phóng cho họ
cái gọi là quyền bình đẳng. Họ có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội,
phải tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội… thì mới đảm bảo quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ.
Do vậy, giải phóng phụ nữ trƣớc hết phải xóa bỏ ách áp bức dân tộc,
xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, đem lại hạnh phúc, tự do, dân chủ cho con ngƣời;
làm cho ngƣời phụ nữ phát huy đƣợc đầy đủ phẩm giá con ngƣời của mình.
Theo chủ nghĩa Mác, trình độ giải phóng phụ nữ là một tiêu chí phản

ánh trình độ giải phóng xã hội nói chung. Muốn thực sự giải phóng phụ nữ thì
phải xóa bỏ nguyên nhân kinh tế đẻ ra mọi hình thức áp bức, bóc lột. Một
mặt, sự kết hôn không còn bị lợi ích tƣ hữu chi phối; gia đình đƣợc xây dựng
trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ về quyền và trách nhiệm. Mặt khác, xã


11

hội tổ chức cho phụ nữ đƣợc học hành, lao động và cống hiến năng lực, phát
triển dịch vụ công cộng để giảm nhẹ các dạng lao động trong nhà, dành thì
giờ để nâng cao trình độ văn hóa và phát triển hài hòa nhân cách cho mỗi
ngƣời. Ngày nay, giải phóng phụ nữ vẫn là một nhiệm vụ trọng đại, bức thiết
có ý nghĩa toàn cầu.
b. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó
[30].
c. Định kiến giới, phân biệt đối xử về giới
- Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về
đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
- Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa
nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
d. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về
giới.
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ ngƣời mẹ không bị coi là phân biệt đối xử

về giới.
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi
pháp luật.
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân.


12

e. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội
nhƣ nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn
nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố
quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình [30].
1.1.2. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ
nữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tƣ tƣởng
lớn của thời đại; anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,
Ngƣời dành cả cuộc đời và sự nghiệp cho dân tộc Việt Nam. Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đƣờng lối cách
mạng và sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời đại mới: giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
đƣợc hình thành từ nhiều nguồn gốc, trong đó có truyền thống văn hóa
phƣơng Đông và văn hóa Việt Nam. Những tƣ tƣởng của Ngƣời mang tính
nhân đạo cao cả, không chỉ phù hợp với dân tộc Việt Nam mà còn phù hợp
với nhân loại tiến bộ. Một trong những tƣ tƣởng đó là tƣ tƣởng về giải phóng
phụ nữ và bình đẳng nam - nữ.
Là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của hệ tƣ
tƣởng Nho giáo, Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của ngƣời phụ nữ dƣới chế

độ cũ bị ràng buộc khắt khe với bao tập tục lạc hậu làm cho ngƣời phụ nữ cực
khổ và dốt nát tối tăm, đặc biệt là phụ nữ không đƣợc học. Tâm lý “trọng nam
khinh nữ” của Nho giáo đã cột chặt ngƣời phụ nữ vào gia đình. Hiểu và thông
cảm sâu sắc với ngƣời phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Dưới chế độ
phong kiến thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội phụ nữ bị xem


13

khinh như nô lệ, trong gia đình họ bị kìm hãm bởi xiềng xích tam tòng. Vì vậy
cần giải phóng phụ nữ thoát khỏi xiềng xích trói buộc họ, ….
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nƣớc ta là một nƣớc
thuộc địa, nửa phong kiến, nhân dân ta chịu một cổ hai tròng áp bức, mang
trong mình nỗi đau của dân tộc mất nƣớc. Ngƣời đã quyết tâm ra đi tìm
đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. Ngƣời đã đi qua khắp năm châu, bốn bể. Ngƣời có
điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu đời sống phụ nữ khắp nơi, chứng kiến sự phân
biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, Ngƣời so sánh
đời sống khổ cực của phụ nữ nhiều nƣớc thuộc địa nghèo, lạc hậu ở phƣơng
Đông với phụ nữ các nƣớc phƣơng Tây. Ngƣời càng hiểu sâu sắc hơn những
căn nguyên gây nên tình trạng đau khổ, bất bình đẳng mà phụ nữ phải chịu.
Từ tìm hiểu cuộc sống phụ nữ khắp năm châu Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra
kết luận: Không chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo
ngược của thực dân. Trong các bài viết đăng trên báo Nhân đạo, Đời sống
công nhân, Ngƣời cùng khổ… Hồ Chí Minh đã trình bày về tình cảnh phụ nữ
trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Trong tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp, Ngƣời đã dành nguyên một chƣơng (Chƣơng XI) để
mô tả về “Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ”. Ngƣời đã nêu sự thật về
việc xâm phạm thô bạo các quyền cơ bản của con ngƣời, về những áp bức,
bóc lột, bất công, lầm than, tủi nhục mà ngƣời phụ nữ Việt Nam phải gánh
chịu. Ngƣời nhận định:

“Dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân ta bị áp bức và bóc lột,
thì phụ nữ ta bị áp bức và bóc lột nặng nề hơn” [41, tr.256]. “Trong xã
hội và gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng
một chút quyền lợi gì” [37, tr.448].
Hồ Chí Minh không những mô tả, mà còn phê phán các chính sách
phản động của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đối với phụ nữ Việt Nam


14

và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, Ngƣời cho rằng, nguyên nhân
của tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ là do những quan niệm của chế độ
phong kiến lỗi thời để lại và từ bản chất của chế độ chính trị thuộc địa nửa
phong kiến mà thực dân Pháp áp đặt đối với nƣớc ta. Nhận thức đúng nguyên
nhân dẫn đến tình trạng áp bức, bóc lột, bất công mà những ngƣời phụ nữ
Việt Nam phải gánh chịu, với sự xót xa, đồng cảm, tình yêu thƣơng, quý
trọng con ngƣời, trong hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc của mình, Ngƣời cũng
đã nghiên cứu tìm ra con đƣờng giải phóng phụ nữ Việt Nam.
Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân
- phong kiến đối với ngƣời phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho ngƣời phụ
nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nƣớc. Trong tác phẩm
“Đường Kách mệnh” đƣợc tập hợp từ những bài giảng tại các lớp huấn luyện
cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), giữa
những năm 20 (thế kỷ XX), Ngƣời viết:
“Ông C.Mác nói rằng: “Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã
hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và
việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào?”. Ông
Lê-nin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn
cũng biết việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” [36,
tr.228].

Chế độ thực dân đã xúc phạm nhân phẩm của ngƣời phụ nữ cực kỳ vô
liêm sỉ. Để cứu nƣớc, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh
cho rằng: chỉ có con đƣờng duy nhất là làm cách mạng vô sản. Cuộc cách
mạng này muốn giành thắng lợi phải có phụ nữ tham gia, cách mạng mới
thành công. Mang trong mình chủ nghĩa yêu nƣớc chân chính, ra đi tìm
đƣờng cứu nƣớc, cứu dân, để rồi khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lênin,
Ngƣời gắn giành độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho tự do,


15

hạnh phúc của con ngƣời, Ngƣời luôn xác định, để giải phóng con ngƣời Việt
Nam nói chung và phụ nữ nói riêng, trƣớc tiên phải tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và thiết lập chế độ dân
chủ nhân dân. Sau đó, là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đấu tranh để giải phóng phụ nữ Việt Nam
gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự đƣợc giải phóng, đƣợc bình đẳng, tự do,
ấm no, hạnh phúc sau khi tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngƣời khẳng định:
“Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do,
đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh
nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [37,
tr.443].
Sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
có ý nghĩa thực sự khi giải phóng đƣợc phụ nữ, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì
không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [38, tr.249].
1.2. NỘI DUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TƢ TƢỞNG GIẢI

PHÓNG PHỤ NỮ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật và bao trùm
lên tất cả là tính nhân văn của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tù đày hay khi là lãnh tụ tối cao
của cách mạng, Ngƣời cảm nhận sâu sắc thân phận của ngƣời phụ nữ phải
chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nhất là trong xã hội còn chịu ảnh hƣởng tàn
dƣ của chế độ phong kiến và đô hộ, áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.


16

Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo Hồ Chí Minh là cuộc cách mạng giải phóng
con ngƣời, do đó nếu không giải phóng phụ nữ thì không thể xây dựng đƣợc
chủ nghĩa xã hội. Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự đem lại lợi ích cho
con ngƣời, trong đó phụ nữ đƣợc chăm lo, đƣợc giải phóng. Đó cũng là công
việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết nƣớc nhà, tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là
huy động phụ nữ tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vƣơn lên, thật sự
bình đẳng với nam giới. Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ,
nổi bật 3 nội dung lớn:
a. Giải phóng về chính trị
Giải phóng phụ nữ trƣớc hết là giải phóng về chính trị. Giải phóng phụ
nữ là một bộ phận của giải phóng dân tộc. Bởi vì nƣớc mất, nhà tan, phụ nữ là
ngƣời bị đọa đày đau khổ nhất. Nƣớc có độc lập thì dân mới có tự do. Dân tộc
đƣợc giải phóng thì phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng
cử và bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiến pháp, pháp
luật. Chỉ có đấu tranh giải phóng dân tộc đi tới giải phóng xã hội, giải phóng

con ngƣời và gắn chặt chẽ cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ với sự nghiệp
giải phóng dân tộc thì ngƣời phụ nữ mới có tự do, bình đẳng và hạnh phúc.
Trong xã hội cũ phụ nữ là ngƣời đau khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất, do
đó dễ nhạy cảm, với cách mạng phụ nữ lại là lực lƣợng to lớn trong nhân dân.
Không có phụ nữ tham gia thì không một cuộc vận động cách mạng nào có
thể thành công. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất,
triệt để nhất, toàn diện nhất trong lịch sử loài ngƣời, càng không thể giành
đƣợc thắng lợi nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ.


17

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp. Dân tộc không đƣợc giải phóng, giai cấp không
đƣợc giải phóng thì phụ nữ không thể đƣợc giải phóng. Song, phụ nữ không
đƣợc giải phóng, không đƣợc tham gia làm chủ xã hội thì dân tộc cũng nhƣ
giai cấp chƣa thực sự đƣợc giải phóng. Không thể quan niệm một xã hội văn
minh, tiên tiến mà ở đó ngƣời phụ nữ còn bị lệ thuộc, không đƣợc tự do.
Trình độ phụ nữ làm chủ trong xã hội là thƣớc đo trình độ phát triển tiến bộ
của xã hội, bởi vì phụ nữ là ngƣời chịu đựng nhiều nhất tất cả những gì là bất
công của xã hội. Đúng nhƣ Hồ Chủ tịch đã nói: “Nếu không giải phóng phụ
nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”. Nhƣng cũng chỉ có cách mạng xã
hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mới tạo ra đƣợc mọi
điều kiện cần thiết về kinh tế và xã hội, về vật chất và tinh thần để giải phóng
phụ nữ một cách triệt để, thực hiện bình đẳng toàn diện giữa nam và nữ, làm
cho ngƣời phụ nữ có địa vị xã hội xứng đáng, phát huy đƣợc hết mọi tài năng,
sức lực cống hiến cho xã hội, đồng thời có cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Chính vì vậy mà hơn ai hết, phụ nữ là ngƣời thiết tha với cách mạng, thiết tha
với chủ nghĩa xã hội.
Là một bộ phận hữu cơ của phong trào cách mạng, sự nghiệp giải

phóng phụ nữ chỉ có thể đi liền từng bƣớc với những thắng lợi chung của cách
mạng. Thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám, chiến thắng vĩ đại của hai
cuộc kháng chiến anh hùng chống đế quốc xâm lƣợc, thành công to lớn của
cải cách ruộng đất, của cải tạo xã hội chủ nghĩa và bƣớc đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội là những bƣớc nhảy vọt của cách mạng Việt Nam đồng thời là
những bƣớc nhảy vọt trong đời sống phụ nữ, làm thay đổi căn bản địa vị của
ngƣời phụ nữ trong xã hội. Theo Ngƣời, muốn giải phóng phụ nữ một cách
triệt để thì phải bằng các hình thức thích hợp đào tạo và bồi dƣỡng họ trở
thành những cán bộ giỏi đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Các cấp uỷ


×