Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THUÝ DI

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA KARL POPPER TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THUÝ DI

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA KARL POPPER TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TẤN HÙNG

Đà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................. 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn................ 3
5. Bố cục của luận văn ........................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................ 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ
KHOA HỌC CỦA KARL POPPER ........................................................... 9
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER ........................ 9
1.1.1. Các điều kiện kinh tế................................................................. 9
1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội ....................................................... 11
1.2. TIỀN ĐỀ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN CHO RA ĐỜI TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER......................................... 14
1.2.1. Các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội............... 14
1.2.2. Các trào lưu triết học duy khoa học.......................................... 19
1.3. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.................................................... 22
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper ..................................... 22
1.3.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của Karl Popper về triết học khoa học
............................................................................................................... 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 34


CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER............................. 35
2.1. VỀ VẤN ĐỀ PHÂN RANH GIỮA KHOA HỌC VÀ PHI KHOA HỌC
......................................................................................................................... 35
2.2. VỀ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC KHOA

HỌC................................................................................................................. 38
2.2.1.Về mục đích và nhiệm vụ của nhận thức khoa học ..................... 38
2.2.2.Về bản chất của sự nhận thức khoa học ...................................... 42
2.3. VỀ TRI THỨC KHÁCH QUAN VÀ BA THẾ GIỚI ............................. 44
2.3.1. Về tri thức khách quan................................................................ 44
2.3.2. Về vấn đề “ba thế giới”.............................................................. 45
2.4. VỀ NGUỒN GỐC VÀ TIẾN TRÌNH CỦA NHẬN THỨC KHOA HỌC
2.4.1. Về nguồn gốc của tri thức khoa học ........................................... 46
2.4.2. Về tiến trình của nhận thức khoa học ......................................... 50
2.5. VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ KIỂM NGHIỆM LÝ THUYẾT
KHOA HỌC.................................................................................................... 55
2.5.1. Bác bỏ phương pháp quy nạp và nhấn mạnh phương pháp suy diễn
(diễn dịch) ....................................................................................................... 56
2.5.2. Về phương pháp kiểm nghiệm một lý thuyết khoa học – nguyên tắc
kiểm sai hay phủ chứng, bác bỏ ...................................................................... 57
2.6. VẤN ĐỀ CHÂN LÝ TRONG KHOA HỌC ........................................... 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG II................................................................................. 65
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER............. 66


3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA KARL POPPER..................................................................................... 66
3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA
KARL POPPER .............................................................................................. 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học là một lĩnh vực quan trọng của ý thức xã hội. Những thành
tựu của khoa học có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển sản xuất và
các hoạt động của con người nhằm cải tạo tự nhiên và phát triển xã hội. Cho
dù xuất hiện rất sớm trong lịch sử triết học, nhưng mãi đến gần đây mới có
một ngành của triết học đi sâu nghiên cứu để trả lời cho một loạt câu hỏi,
như về bản chất của khoa học, về con đường phát triển của nhận thức khoa
học; về vấn đề chân lý trong các khoa học, v.v.. Chuyên ngành mới này của
triết học chuyên nghiên cứu những vấn đề chung nhất đó của khoa học và
được gọi là Triết học về khoa học (Philosophy of science).
Những nhà triết học theo lập trường chủ nghĩa Thực chứng là những
người đầu tiên đã tiếp cận các vấn đề của triết học về khoa học. Cụ thể là từ
nhà triết học Pháp Auguste Comte đến nhà triết học Áo Ernst Mach và sau đó
là các nhà triết học thực chứng lôgic nhóm Viên và nhóm Berlin. Họ đứng
trên lập trường chủ nghĩa kinh nghiệm để xem xét bản chất của nhận thức
khoa học và chân lý khoa học. Tuy có những đóng góp nhất định, nhưng
những tư tưởng triết học về khoa học của các nhà triết học Thực chứng vẫn
mang đậm dấu ấn và thiên về chủ nghĩa kinh nghiệm, nên không tránh khỏi
sự phiến diện và đã loại bỏ một khối lượng rất lớn những tri thức thuộc phạm
vi nghiên cứu của lý tính.
Sự phát triển tiếp theo của chủ nghĩa thực chứng mới được gọi là chủ
nghĩa hậu thực chứng. Người đầu tiên khởi xướng cho xu hướng này là nhà
triết học người Áo Karl Raimund Popper (1902 – 1994) với chủ nghĩa duy lý
phê phán và nguyên tắc khả phủ chứng rất nổi tiếng. Ông được xem là một
trong những nhà triết học khoa học lớn của thế kỷ XX. Karl Popper đã thách
thức với cách tiếp cận và nhiều vấn đề thuộc nội dung và phương pháp



2

nghiên cứu của chủ nghĩa thực chứng lôgic. Ông đã đưa ra cách tiếp cận mới
và nhiều nội dung nghiên cứu mới cho triết học về khoa học. Tuy nhiên, triết
học về khoa học của Karl Popper cũng không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Do vậy, việc nghiên cứu những nội dung cụ thể và chỉ ra những
đóng góp cùng hạn chế trong tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper
có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của chuyên ngành mới này của triết
học.
Với những lý do trên và lòng mong muốn tìm hiểu tư tưởng triết học
của Karl Popper, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng triết học về khoa học của Karl
Popper trong một số tác phẩm” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích là nghiên cứu tư tưởng triết học về khoa học
của Karl Popper trong một số tác phẩm triết học của ông, từ đó chỉ ra những
giá trị cùng những hạn chế của nó.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau
đây:
- Phân tích bối cảnh lịch sử và những tiền đề lý luận của sự ra đời tư
tưởng triết học về khoa học của Karl Popper.
- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng triết học về khoa học của Karl
Popper qua một số tác phẩm của ông.
- Phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa
học của Karl Popper.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung tư tưởng triết


3

học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm triết học của ông đã
được xuất bản (trong đó có một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt), qua
đó chỉ ra những đóng góp và hạn chế của K. Popper trong cách tiếp cận của
ông về bản chất và con đường của nhận thức khoa học, về vấn đề chân lý
trong tri thức khoa học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong một số tác
phẩm triết học về khoa học của Karl Popper, như “Lôgic của phát minh khoa
học”, “Phỏng định và bác bỏ” và “Tri thức khách quan”. Đồng thời Luận văn
lấy lý luận nhận thức của triết học Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, tham
khảo tư tưởng của một số tác giả khác có liên quan, như của các nhà triết học
thực chứng lôgic nhóm Viên và sự phát triển của triết học về khoa học của
một số nhà nghiên cứu sau này để thấy được những mặt hợp lý và hạn chế
của Karl Popper.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận nhận thức duy vật
biện chứng của triết học Mác-Lênin.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp thống
nhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, đối
chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa ...
5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn có nội
dung chính gồm 3 chương:


4

Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng triết học về khoa học của Karl
Popper.
Chương 2: Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học về khoa
học của Karl Popper.
Chương 3: Những đóng góp và hạn chế trong tư tưởng triết học về
khoa học của Karl Popper.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về Karl Popper ở nước ngoài khá phong
phú. Trước hết phải kể đến các bài viết trong các từ điển và bách khoa thư
được công bố trên mạng internet, như: Karl Popper (Wikipedia, the free
encyclopedia); Karl Popper: Philosophy of Science (Karl Popper: Triết học
về khoa học) (Internet Encyclopedia of Philosophy); Karl Popper (New
World Encyclopedia); Karl Popper Web (trang Web về Karl Popper), do Dr.
Ray Scott Percival sáng lập và chủ biên, v.v..
Các sách của Karl Popper có liên quan đến tư tưởng triết học về khoa
học của ông được xuất bản bằng tiếng Anh (hoặc được dịch ra tiếng Anh) đều
được công bố trên mạng internet, nên rất thuận lợi cho việc tra cứu: The Logic
of Scientific Discovery (Lôgic của phát minh khoa học); The Poverty of
Historicism (Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử); The Open Society and Its
Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù của nó); Conjectures and Refutations:
The Growth of Scientific Knowledge (Phỏng định và Bác bỏ: Sự tăng trưởng
của tri thức khoa học); Objective Knowledge: An Evolutionary Approach (Tri
thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa). Đặc biệt, tác phẩm
“Unended Quest: An Intellectual Autobiography” (Sự sưu tầm chưa kết thúc:

Một tự tiểu sử của người trí thức) do Routledge Classics công bố năm 2002,
là một tài liệu quý giá để nghiên cứu về tiểu sử và một số quan điểm cơ bản
của Karl Popper, vì tất cả những nội dung trong sách là tư liệu và tư tưởng do


5

chính Karl Popper đưa ra….
Việc nghiên cứu về triết học Karl Popper nói chung và triết học về
khoa học của ông nói riêng ở nước ta còn khá khiêm tốn. Trước đây, trong
thời kỳ trước đổi mới ở nước ta các công trình nghiên cứu về Karl Popper chủ
yếu tập trung phê phán tư tưởng của ông về một số quan niệm chống chủ
nghĩa Mác.
Hiện nay ở nước ta, các công trình nghiên cứu về Karl Popper tuy
không nhiều, nhưng có thể chia thành các loại:
+ Một số sách dịch và giới thiệu tác phẩm của Karl Popper bằng
tiếng Việt. Hiện nay ở nước ta mới chỉ có ba tác phẩm của Karl Popper được
dịch ra tiếng Viêt: 1) Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử, 2) Xã hội mở và
những kẻ thù của nó, 3) Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ
tiến hóa. Riêng tác phẩm “The Poverty of Historicism” (Sự nghèo nàn của
chủ nghĩa lịch sử) được hai người dịch với tiêu đề khác nhau: Nguyễn Quang
A dịch tiêu đề là: “Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử” và Chu Lan Đình
dịch tiêu đề là: “Sự nghèo nàn của thuyết sử luận”. Các bản dịch của Nguyễn
Quang A (“Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử” và “Xã hội mở và những kẻ
thù của nó”) được công bố trên mạng, nhưng chưa xuất bản thành sách; còn
hai bản dịch của Chu Lan Đình (“Sự nghèo nàn của thuyết sử luận” và “Tri
thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa”) đã được Nxb Tri
thức công bố năm 2012. Tuy còn nhiều bất đồng về dịch thuật, nhưng những
công trình này là chỗ dựa chủ yếu của chúng tôi để thực hiện luận văn này.
+ Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo về Karl Popper được

dịch ra tiếng Việt gồm: “Triết học mở và xã hội mở”(The Open Philosophy
and the Open Society) của nhà Mácxít người Anh Maurice Cornforth, xuất
bản năm 1968, do Đỗ Minh Hợp dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 và
cuốn “Karl Raimund Popper” của Lý Quốc Tú (Trung Quốc), do Đặng Lâm


6

dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2005. Những công trình này có giá trị tham khảo
quan trọng. Tuy nhiên, các sách được viết ra trong thời kỳ trước đổi mới nên
việc đánh giá và phê phán của các tác giả này về Karl Popper còn dựa trên
quan niệm cũ nên không thừa nhận nhiều cách tiếp cận và sự phê phán hợp lý
của Karl Popper.
+ Một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây
đương đại, trong đó có triết học Karl Popper như: Lịch sử triết học của
Nguyễn Hữu Vui (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999), Lược khảo triết học
phương Tây hiện đại của Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003), Triết học phương Tây hiện đại (tập 4) của Lưu
Phóng Đồng (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Giáo trình Triết học
(dùng cho cao học) của PGS.TS Lê Hữu Ái và PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng
(Nxb Đà Nẵng, 2012). Trong các công trình này, Karl Popper và tư tưởng triết
học về khoa học của Popper cũng được đề cập đến ở những nét khái quát.
Trong Bài giảng cho chương trình cao học chuyên ngành triết học: Một số
trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đương đại của PGS.TS
Nguyễn Tấn Hùng (Đà Nẵng, 2016), triết học khoa học của Karl Popper được
trình bày một cách khá chi tiết hơn.
Ở nước ta trên mạng internet cũng đã xuất hiện một số bài (tiếng Việt)
về K. Popper, hoặc ít nhiều có liên quan, như bài “Karl Popper” trên Bách
khoa mở Wiki (tiếng Việt); bài “Karl Popper” trên Bách khoa tri thức
( bài “Triết lý khoa học hiện đại”

(e); bài “Phản tư về những chiều hướng triết học hiện
đại” của GS. Trần Văn Đoàn,v.v.. Các bài viết này có đề cập đến một số khía
cạnh mà chúng tôi thấy có thể kế thừa trong luận văn của mình.
Trong thời gian gần đây, có một vài luận văn cao học đề cập một số
khía cạnh trong tư tưởng triết học của Karl Popper, như: Luận văn “Tư tưởng


7

triết học của Karl Popper trong tác phẩm “Tri thức khách quan””của Trần
Văn Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà
Nội, 2012. Luận văn đã nghiên cứu tư tưởng triết học và chỉ ra những đóng
góp cũng như hạn chế trong tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác
phẩm Tri thức khách quan, trong đó có một số tư tưởng triết học về khoa học
của Karl Popper cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm này. Luận văn “Tư
tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của chủ
nghĩa lịch sử” của Đỗ Thanh Kim, Đại học Đà Nẵng, 2014; luận văn chủ yếu
bàn về tư tưởng chính trị, xã hội của Karl Popper, nhưng trong đó cũng có
một phần nói về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper. Đây cũng là những
tài liệu tham khảo thiết thực cho việc thực hiện luận văn của chúng tôi về triết
học khoa học của Karl Popper.
Ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2012, tại Viện Triết học thuộc Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam, cuộc Hội thảo quốc tế về “Triết học Áo và ý
nghĩa hiện thời của nó” được tổ chức với sự phối hợp giữa Viện Triết học
Việt Nam và Đại sứ Áo tại Việt Nam. Trong Hội thảo có nhiều bài viết ít
nhiều có đề cập đến tư tưởng triết học và những đóng góp của K. Popper,
trong đó có hai bài phát biểu tham luận trình bày trực tiếp tư tưởng triết học
khoa học và tư tưởng chính trị của Karl Popper trong tác phẩm “Sự nghèo nàn
của chủ nghĩa lịch sử”. Đó là bài “Karl Raimund Popper với sự phê phán chủ
nghĩa thực chứng và chủ nghĩa lịch sử” của tác giả Nguyễn Tấn Hùng và bài

“Tư tưởng triết học chính trị của Karl Raimund Popper trong Sự nghèo nàn
của thuyết sử luận nhìn từ phương pháp luận mác xít” của tác giả Nguyễn
Minh Hoàn, bài“Thuyết khả sai của Popper và sự thích hợp của nó với triết
học chính trị, xã hội, đạo đức” của Harald Stenzer. Hai bài tham luận này đã
được đăng trên Tạp chí Triết học số 2 (261) năm 2013. Kỷ yếu Hội thảo sau


8

đó đã được xuất bản thành sách “Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó”,
do PGS.TS Phạm Văn Đức chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.
Tóm lại, có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu tư tưởng triết
học về khoa học của Karl Popper ở nước ta tuy có tăng lên trong thời gian gần
đây, nhưng vẫn còn quá ít. Nhiều khía cạnh quan trọng trong tư tưởng của
Popper chưa được mổ xẻ và phân tích đầy đủ. Do vậy, việc tiếp tục đi sâu
nghiên cứu tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper để khẳng định giá
trị và vạch ra những hạn chế của nó là việc làm cần thiết trong quá trình khai
thác kho tàng tri thức của nhân loại.


9

CHƯƠNG I

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper ra đời trên cơ sở kế
thừa và phê phán những tư tưởng triết học về khoa học của chủ nghĩa thực
chứng, trực tiếp là chủ nghĩa thực chứng lôgic nhóm Viên và nhóm Berlin.
Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp của nó là những điều kiện kinh tế, chính trị –

xã hội ở Áo và trên thế giới lúc bấy giờ và nhất là những phát minh mới trong
khoa học và những phát triển mới trong lý luận về kinh tế và chính trị.
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA SỰ RA
ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
1.1.1. Các điều kiện kinh tế
Vào cuối năm 20 đầu những năm 30, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn
ra trong thế giới tư bản có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều
nước châu Âu. Kinh tế của các nước trong đế quốc Áo - Hung lạc hậu, kém
phát triển nên rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trong điều kiện chiến
tranh, ngoài mặt trận thì quân đội liên tiếp thất bại, các dân tộc nổi lên đòi
độc lập khiến Đế quốc Áo – Hung nằm trên bờ vực sụp đổ. Nguyên nhân
chính của khủng hoảng chủ yếu là vì sự tăng lên quá nhanh của quá trình sản
xuất trong một thời gian dài, dẫn đến thừa hàng hoá nhưng trong thời điểm
đó nhu cầu thị trường lại không tăng làm cho hàng hoá ngày dần trở nên
thừa dẫn đến suy thoái trong sản xuất.
Đây là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trên khắp
mọi nơi trong thế giới các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng ở các quốc gia khác


10

nhau lại có mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng khác nhau. Sau cuộc
suy thoái ở Mỹ đó là sự suy thoái hết sức nặng nề ở Đức. Cuộc khủng hoảng
này không chỉ tàn phá nặng nề kinh tế và còn gây ra nhiều hậu quả lớn về
chính trị và xã hội cho chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng trong giai đoạn
1929 – 1933, đã làm cho số công nhân thất nghiệp tăng lên đến 50 triệu
người, hàng triệu người mất nhà cửa, hàng triệu dân bị mất ruộng đất và
sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo đói. Trước bối cảnh lịch sử đó, phong trào
công nhân thế giới có nhiều chuyển biến mới, từ thoái trào chuyển thành cao
trào, biểu tình, bãi công diễn ra khắp mọi nơi.

Hoàn cảnh lịch sử đó đã tạo nên sự phát triển không đồng đều và sự
khác nhau về hình thức thống trị của các nước tư bản. Các nước không có
thuộc địa hoặc thiếu thuộc địa ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu và thị
trường đã đi theo con đường phát xít hoá về chế độ chính trị nhằm cứu vãn
tình trạng khủng hoảng chính trị đang diễn ra rất nghiêm trọng. Một số nước
như Đức, Ý, Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này.
Vào những năm 30, quan hệ quốc tế chuyển biến ngày càng phức tạp,
sự hình thành hai khối đối lập báo hiệu cho một cuộc chiến tranh thế giới
không thể tránh khỏi. Tại Áo, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế lâm
vào tình trạng khủng hoảng nặng, đời sống nhân dân khó khăn, túng quẩn.
Nhân dân ở Viên bị thất nghiệp nặng nề, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá
sản. Đại đa số nhân dân sống rất khổ, cuộc sống của họ phải chịu đủ mọi sức
ép. Sự thất bại trong chiến tranh của đế quốc Áo – Hung đã tiêu tốn khá
nhiều chi phí. Nước Áo tách ra trong điều kiện kiệt quệ về kinh tế. Tháng
3/1938, Áo bị phát xít Đức chiếm đóng. Từ năm 1945 đến năm 1955, Áo bị
quân Đồng minh chiếm đóng. Tháng 5/1955, đại diện các chính phủ Liên
Xô, Anh, Mỹ và Áo ký hiệp ước tại Viên về việc khôi phục nền độc lập và
dân chủ của Áo. Tháng 10/1955, Quốc hội Áo thông qua đạo luật khẳng định


11

nền trung lập vĩnh viễn của Áo. Cuối năm 1955, quân Đồng minh rút khỏi
Áo.
1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội
Vào nửa đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị - xã hội tại Viên diễn
biến phức tạp. Đế quốc Áo – Hung có tham vọng lớn là làm chủ khu vực
Balkan mặc dù kinh tế hết sức lạc hậu, mâu thuẫn dân tộc vô cùng phức tạp.
Chính sách bành trướng Balkan của Đế quốc Áo – Hung vấp phải sự cạnh
tranh mạnh mẽ của Đế quốc Nga, do đó Áo – Hung thực hiện liên minh quân

sự với Đế quốc Đức để chống lại Nga. Năm 1909, Đế quốc Áo – Hung thôn
tính Bosnia và Herzegovina, làm cho sự đối địch giữa Áo – Hung và Serbia
ngày càng gay gắt. Ngoài ra, Đế quốc Áo – Hung còn muốn thôn tính Serbia
để đoạt lấy con đường ra các biển Adriatic, biển Agean, biến Đế quốc Áo –
Hung từ đế quốc nhị nguyên trở thành đế quốc tam nguyên (tức từ một đế
quốc kết hợp giữa Áo và Hungary trở thành một đế quốc kết hợp giữa Áo,
Hungary và Serbia).
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Đế quốc Áo – Hung tuyên chiến
với Serbia cũng như của Thế chiến thứ nhất là vụ ám sát thái tử Áo – Hung
Franz Ferdinan tại Sarajevo, Bosna. Ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi thái tử
Franz Ferdinan tham gia buổi diễn tập của quân đội Áo – Hung tại Sarajeco
thì bị một số thành viên của tổ chức “Bàn tay đen” thực hiện kế hoạch ám
sát. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tối 25 tháng 7, Serbia gửi tối hậu thư đến đại sứ Áo – Hung quyết
tâm hoà giải cuộc xung đột nhưng Áo – Hung vẫn không chấp thuận và
tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Serbia. Ngày 28 tháng 7, Đế quốc
Áo – Hung tuyên chiến với Serbia và chính thức tham gia vào Chiến tranh
thế giới thứ nhất.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, Đế quốc Áo –


12

Hung cũng bùng lên làn sóng cách mạng của nhân dân. Lúc này tại Viên rất
hỗn loạn, không chỉ có sự xáo trộn về chính trị mà nạn thất nghiệp, lạm phát,
đói kém và các tệ nạn xã hội tràn lan. Nhân dân ở Viên sống rất nghèo khổ,
cuộc sống con người chịu đựng mọi sức ép, buồn thảm và chán ghét.
Qua “Tự tiểu sử” của mình, Karl Popper thuật lại rằng ở Viên lúc bấy
giờ tình trạng đói nghèo là phổ biến. Ông nói:
“Việc trông thấy cảnh nghèo đói xơ xác ở Viên là một trong những

vấn đề chính đã làm tôi xúc động ngay từ khi còn là một đứa trẻ – đến
nỗi nó hầu như mãi mãi nằm sâu trong đầu óc của tôi … đàn ông, đàn
bà, trẻ con sống trong cảnh đói, rét và tuyệt vọng. Là trẻ con như
chúng tôi không thể làm gì hơn là xin một vài đồng xu để cho người
nghèo” [45, tr.4].
Ngày 11 tháng 11 năm 1917, tại Viên diễn ra cuộc biểu tình của dân
lao động để chào mừng thắng lợi của công nhân Sankt-Peterburg trong Cách
mạng tháng Mười Nga. Những người tham gia biểu tình đòi chính phủ Đế
quốc Áo – Hung khẩn trương đàm phán với các nước tham chiến để rút khỏi
chiến tranh. Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác điển
hình là cuộc đình công của công nhân nhà máy thuộc khu công nghiệp
Viner-Neystat vào ngày 14 tháng 11 năm 1917. Cuộc đình công đã lôi kéo
công nhân nhiều xí nghiệp ở Viên tham gia. Ngày 16 tháng 11, tất cả các khu
công nghiệp của Áo – Hung đều xảy ra biểu tình. Những người bãi công đòi
chính quyền phải nhanh chóng ký hiệp định hoà bình và bỏ những đòi hỏi
với nước Nga Xô viết.
Làn sóng cách mạng nổ ra ở trong nước cũng ảnh hưởng trực tiếp tới
binh lính ngoài mặt trận. Ngày 1 tháng 2 năm 1918 tại vùng biển Adriatic,
thuỷ thủ của chiến Đế quốc Áo – Hung tổ chức một cuộc biểu tình lớn với sự
tham gia của 6000 thuỷ thủ thuộc 40 tàu chiến. Những người khởi nghĩa yêu


13

cầu khẩn trương đàm phán hoà bình, đòi quyền tự quyết cho các dân tộc
sống trên lãnh thổ Đế quốc Áo – Hung và đòi thành lập các chính phủ dân
chủ Áo và Hungary.
Sau đó, nhiều phong trào đòi tách khỏi Đế quốc Áo – Hung của các
dân tộc đã lần lượt thành công. Ngày 14 tháng 10, công nhân Tiệp Khắc tiến
hành tổng bãi công, kháng nghị đối với việc chính phủ Đế quốc quyết định

chở số than đá và lương thực tàn trữ sang Áo. Ngày 28 tháng 10, Tiệp Khắc
được tuyên bố trở thành quốc gia tự trị. Ngày 29 tháng 10, tới lượt người
Nam slav sinh sống trong lãnh thổ đế quốc Áo – Hung tuyên bố tách khỏi đế
quốc. Đỉnh điểm là sự kiện nước Cộng hoà Áo được thành lập ngày 12 tháng
11 và khi Hungary thành lập vào ngày 16 tháng 11 năm 1918 thì Đế quốc Áo
– Hung chính thức tan rã.
Tình hình chính trị Áo trở nên căng thẳng, sự ra đời của Đảng Cộng
sản Áo (3/11/1918) diễn ra trong bối cảnh Quốc tế II bị phá sản do sự lũng
đoạn của chủ nghĩa cơ hội xét lại và trong bối cảnh các lực lượng cánh tả của
đảng xã hội – dân chủ dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin với nòng cốt là Đảng
Bôn-sê-vích Nga đang xúc tiến chuẩn bị thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc
tế III). Bởi vậy, ngay khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Áo đã phải tiến hành
hàng loạt cuộc đấu tranh không khoan nhượng trên tất cả các lĩnh vực từ
chính trị, tư tưởng đến tổ chức nhằm chống các tư tưởng cải lương, cơ hội
xét lại, xây dựng một chính đảng Mácxít – Lêninnít chân chính. Năm 1924,
phái cánh tả chiếm ưu thế về chính trị, đây là giai đoạn cao trào của thời kỳ
Viên Đỏ (1918-1934). Karl Popper đã tham gia hoạt động tích cực trong các
phong trào xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ sau khi chứng kiến sự chết chóc
trong các cuộc xung đột đầy bạo lực giữa những người cộng sản và cảnh sát
Viên, ông đã rời bỏ chủ nghĩa Mác và trở thành một trong những người phê
phán chủ nghĩa Mác.


14

Khi nước Áo và Đức sát nhập vào nhau, Karl Popper buộc phải rời
khỏi Áo cùng với vợ. Ông để lại họ hàng và nhiều người sau này bị Đức
quốc xã sát hại. Năm 1937, ông đến New Zealand và giảng dạy triết học như
một giảng viên cao cấp tại Đại học Canterbury. Mùa đông 1945 nhờ vào sự
giúp đỡ của Friedrich August von Hayek, Popper nhận được lời mời giảng

dạy tại Trường Kinh tế và chính trị Luân Đôn (London School of Economics
and Political Science) thuộc Đại học Luân Đôn. Đầu tháng 1 năm 1946 vợ
chồng Popper đến London và từ năm 1949 ông trở thành giáo sư bộ môn
"Lôgíc và phương pháp khoa học"của Đại học London. Ông bắt đầu nghiên
cứu nhiều lĩnh vực khoa học, xuất bản một số tác phẩm có giá trị khoa học
như: “Phỏng định và Bác bỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học” (1963);
“Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa” (1972)….
1.2. TIỀN ĐỀ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN CHO RA ĐỜI TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
1.2.1. Các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống đọc sách, K. Popper
đã sớm tiếp cận với những thành tựu triết học và khoa học của thế giới. Ông
nghiên cứu vật lý học của Newton, triết học như Spinoza, Descartes, Kant…
Khi còn là cậu bé 15 tuổi, ông đã nghe người lớn nói về hệ mặt trời và tính
chất vô hạn của không gian. Ông đã thắc mắc tìm mọi cách để lý giải và
người đầu tiên ông đề cập đến vấn đề là cha của mình. Những quan điểm của
Newton về không gian là một trong những thành tựu nổi bật mà K. Popper
cố công nghiên cứu khi còn nhỏ. Newton cho rằng, thời gian không phải là
vật chất như ête, thời gian vẫn được xem là một cái gì đó tồn tại, khách quan
trong toàn bộ không gian, không phụ thuộc vào không gian và vật chất kể cả
trạng thái chuyển động của vật chất. Khi ở một thời điểm nhất định, một


15

người tại A tuyên bố là: “bây giờ” thì cái “bây giờ” đó có ý nghĩa cho tại nơi
B xa xăm nào đó, tức là có sự bằng nhau về “tính đồng thời” của hai sự kiện
xảy ra ở các địa điểm khác nhau. Newton đã sáng tạo ra một hệ chuẩn
(paradigm) làm khuôn mẫu cho nhân loại suốt cả hai thế kỷ. Thế giới được
mô tả như một cổ máy khổng lồ vận hành theo các quy luật đơn giản, có thể

diễn đạt qua hai cặp phạm trù không gian và thời gian, vật thể và lực. Không
gian, một thực thể “tuyệt đối” đóng vai một thùng chứa. Bên trong thùng
gồm các sự vật, hiện tượng vận hành theo thời gian, thời gian được hiểu là
“tuyệt đối”. Nếu không chịu tác động bởi lực thì vật chuyển động thẳng, đều
và nếu chịu tác động bởi lực thì chuyển động theo quỹ đạo xác định được.
Các nhà triết học như Spinoza, Descartes, Kant với những quan điểm
của mình đã làm K. Popper phải suy tư trong nhiều năm. Đặc biệt ông đã
chú tâm đọc “Luân lý học” và “Nguyên lý triết học Descartes”. Ông nói: Hai
cuốn sách này chỉ toàn là định nghĩa và những định nghĩa đó, theo tôi là võ
đoán và rỗng tuếch, là những luận chứng dựa trên cơ sở của những giả định
chưa được chứng minh, nếu quả thật có những giả định như thế. Điều này
làm cho tôi suốt đời chán ngấy những cuộc thảo luận về “Thượng đế”.
Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp. Cuối năm 1915 ông
nêu lên thuyết tương đối rộng hay còn gọi là thuyết tương đối tổng quát.
Trong đó, thuyết tương đối rộng thống nhất thuyết tương đối hẹp và định luật
vạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp
dẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc không
thời gian. Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp
với năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ. Liên hệ này được xác
định bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình đạo hàm riêng
phi tuyến.
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so


16

với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời
gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sự
lan truyền của ánh sáng. Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời
gian do hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn, dịch chuyển do hấp dẫn của ánh sáng, và

sự trễ thời gian do hấp dẫn. Mọi quan sát và thí nghiệm đều xác nhận. Mặc
dù có một số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lý
thuyết tương đối rộng là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp với các dữ liệu
thực nghiệm. Những thực nghiệm ấy đã gây chấn động cả thế giới.
K. Popper đã bị khuất phục về độ chính xác sau khi lý thuyết của
Einstein được thực nghiệm. Ông đã đến nghe buổi nói chuyện của Einstein
tại Viên, nhưng ông đã không hiểu những gì Einstein đã thảo luận. Ông nói:
“Tôi chỉ nhớ lúc ấy tôi cảm thấy rất lơ mơ, hoàn toàn chẳng hiểu những nội
dung ấy” [35, tr.29]. Được sự giúp đỡ của người bạn tên Meck Elstan,
Popper đã hiểu được con đường phát triển khoa học từ Newton đến Einstein,
ông đã hiểu được những điểm chính của lý thuyết tương đối. Điều gây ấn
tượng lớn cho K. Popper đó là thái độ Einstein đối với lý luận của ông.
Einstein chưa bao giờ coi lý luận của mình là một giáo điều, tuyệt đối không
thay đổi, mà Einstein nhấn mạnh cần phải tiếp thu sự kiểm nghiệm của thực
tiễn. Einstein khẳng định, nếu lý luận của ông không đúng với quan trắc thực
tế, thì thuyết tương đối rộng của ông không thể đứng vững được, và ông cho
rằng đó mới chính là thái độ khoa học. Karl Popper so sánh ba trào lưu lý
luận đang thịnh hành: chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Freud và thuyết tương đối
của Einstein và ông rút ra kết luận chỉ có học thuyết của Einstein mới thực
sự là khoa học.
Ngoài ra, K. Popper còn chịu ảnh hưởng của Alfred Adler (1870 –
1937) chuyên gia tâm thần học, người sáng lập trường phái tâm lý học cá
nhân. Sự nhấn mạnh của ông về tầm quan trọng của những cảm giác bị thấp


17

kém – phức cảm thấp kém – được công nhận là đã cô lập được một yếu tố
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Đã có một thời gian
K. Popper đã làm việc cùng Alfred Adler, nhưng ông lại bất đồng với những

quan điểm của Alfred Adler về tâm lý. Điều này cũng diễn ra tương tự với
Sigmund Freud (1856 – 1939) với những khám phá, phát minh trong phân
tâm học.
Về mặt vật lý học, K. Popper chịu ảnh hưởng thuyết bất định trong
vật lý học lượng tử và ông đã có một bài viết về vấn đề này. Ông đã áp dụng
vô định luận để phê phán các học thuyết xã hội dựa trên quyết định luận,
trong đó ông lên án chủ nghĩa Marx là “quyết định luận kinh tế”. Năm 1926,
khi một nhà khoa học Đức là Werner Heisenberg phát biểu nguyên lý bất
định nổi tiếng của mình, Heisenberg đã chứng tỏ được rằng độ bất định về vị
trí của hạt nhân với độ bất định về vận tốc của nó nhân với khối lượng của
hạt không bao giờ nhỏ hơn một lượng xác định - lượng đó là hằng số Planck.
Nguyên lý bất định có những ngụ ý sâu sắc đối với cách nhìn nhận thế giới.
Thậm chí sau hơn 50 năm chúng vẫn chưa được nhiều nhà triết học đánh giá
đầy đủ và vẫn còn là đề tài của nhiều cuộc tranh luận. Nguyên lý bất định đã
phát tín hiệu về sự cáo chung cho giấc mơ của Laplace về một lý thuyết khoa
học, một mô hình của vũ trụ hoàn toàn có tính chất bất định: người ta chắc
chắn không thể tiên đoán những sự kiện tương lai một cách chính xác nếu
như người ta không thể dù chỉ là đo trạng thái hiện thời của vũ trụ một cách
chính xác! Chúng ta vẫn còn có thể cho rằng có một tập hợp các định luật
hoàn toàn quyết định các sự kiện dành riêng cho một đấng siêu nhiên nào đó,
người có thể quan sát trạng thái hiện thời của vũ trụ mà không làm nhiễu
động nó. Cách tiếp cận này đã dẫn Heisenberg, Edwin Schrodinger và Paul
Dirac vào những năm 20 xây dựng lại cơ học trên cơ sở của nguyên lý bất
định thành một lý thuyết mới gọi là cơ học lượng tử. Trong lý thuyết này,


18

các hạt không có vị trí, không có vận tốc tách bạch và không hoàn toàn xác
định. Thay vì thế chúng có một trạng thái lượng tử là tổ hợp của vị trí và vận

tốc.
Về mặt kinh tế, K. Popper chịu ảnh hưởng tư tưởng chủ nghĩa tự do
của Friedrich Hayek (1899–1992), nhà triết học, chính trị và kinh tế gốc Áo.
Friedrich Hayek là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc xây dựng lại
chủ nghĩa tự do, trên bình diện tư tưởng lẫn hành động, trong thế kỷ XX.
Thông qua một sự nghiệp phong phú và xúc tích, Hayek đã tìm cách trang bị
những cơ sở mới cho một chủ nghĩa tự do mà ông không ngừng nghỉ đối lập
với học thuyết Keynes và với mọi hình thức của chủ nghĩa can thiệp. Trong
tác phẩm nổi tiếng của Hayek “The Road to serfdom” (Con đường dẫn đến
chế độ nông nô) được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1944, Hayek phản đối kế
hoạch tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa và cho rằng nó không tránh
khỏi sẽ dẫn đến chế độ độc tài và ách nô dịch đối với người lao động.
Friedrich Hayek đã tranh luận rằng sự phát triển của các chế độ độc tài cực
quyền là kết quả của việc có quá nhiều can thiệp và điều tiết của nhà nước
lên thị trường làm mất đi tự do dân sự và chính trị. Hayek cũng nhìn thấy sự
kiểm soát kinh tế đang được thể chế hóa tại Anh và Mỹ và cảnh báo những
thể chế Keynes này vì ông tin rằng chúng có thể và sẽ dẫn đến các nhà nước
cực quyền mà những người tự do theo chủ nghĩa Keynes đã và đang cố
tránh. Hayek xem các chế độ độc đoán như phát xít, Quốc xã và cộng sản
đều là các nhánh khác nhau của chủ nghĩa cực quyền; tất cả đều tìm cách xóa
bỏ hoặc giảm thiểu tự do kinh tế. Với Hayek, việc xóa bỏ tự do kinh tế sẽ
dẫn đến việc xóa bỏ tự do chính trị. Do vậy Hayek tin rằng sự khác biệt giữa
Quốc xã và cộng sản chỉ là ở từ ngữ. Ông cho rằng tự do kinh tế là điều kiện
cần thiết để tạo ra và duy trì bền vững tự do chính trị và dân sự. Hayek tin
rằng kết cục cực quyền sẽ xảy ra tại Anh (hay bất cứ nơi nào khác) nếu chính


19

phủ tìm cách kiểm soát tự do kinh tế của cá nhân với các chính sách do

những người như Dewey, Keynes, hay Roosevelt chủ trương.
Một trong những nhà phê bình chủ nghĩa cực quyền có ảnh hưởng
nhất là Karl Popper. Trong tác phẩm The Open Society and Its Enemies (Xã
hội mở và những kẻ thù của nó), ông bảo vệ nền dân chủ tự do và ủng hộ
một xã hội mở, trong đó chính phủ có thể được thay đổi mà không phải đổ
máu. Popper tranh luận rằng quá trình tích lũy tri thức nhân loại là không thể
dự đoán được và lý thuyết về một nhà nước lý tưởng là không thể tồn tại. Do
vậy, hệ thống chính trị cần đủ mềm dẻo để chính sách của chính phủ có thể
phát triển và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của xã hội; cụ thể, nó nên
khuyến khích đa và đa văn hóa.
1.2.2. Các trào lưu triết học duy khoa học
Karl Popper ngay từ thời niên thiếu đã tiếp xúc với trào lưu triết học
duy khoa học. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và sự ứng dụng ngày
một rộng rãi của toán học và lôgic toán trong khoa học, điều này đã dẫn đến
khuynh hướng tuyệt đối hoá toán học lôgic và khoa học thực nghiệm.
Người khởi xướng cho sự ra đời của triết học về khoa học và chủ
nghĩa thực chứng là nhà triết học Pháp Auguste Comte (1798- 1857), nhà lý
thuyết xã hội, người tạo ra ngành xã hội học, nhà thực chứng luận đã đưa ra
thuật ngữ “Xã hội học” (Sociology). Auguste Comte là người đầu tiên chỉ ra
nhu cầu và bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Xã hội
học có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những
biến đổi xã hội và góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội. Ông cho
rằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học để
xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte
về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu
thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái


×