Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc với việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bàn công giáo ở Tỉnh Phú Yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.05 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VỚI
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT
ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở TỈNH
PHÚ YÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VỚI
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT
ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở TỈNH
PHÚ YÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn: TS. ĐOÀN TRIỆU LONG

Đà Nẵng, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 3
4. Phƣơng Pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .............................................................................................. 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CHIẾN LƢỢC ĐẠI ĐOÀN KÊT DÂN TỘC CỦA CÁCH
MẠNG VIỆT NAM ......................................................................................... 7
1.1. TƢỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƢỚC VIỆT NAM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. ............................... 7
1.2. ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO LÀ MỘT NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC...................................................................... 17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ

VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
CÔNG GIÁO Ở PHÚ YÊN. ......................................................................... 25
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở PHÚ YÊN. ................................................... 25
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc của
tỉnh Phú Yên. ........................................................................................... 25
2.1.2. Chính sách và kết quả của công tác xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc ở Phú Yên trong những năm gần đây. ........................................ 35
2.2. CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
CÔNG GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN NHẰM PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC. ......................................................................................... 42


2.2.1. Đạo Công giáo ở Phú Yên. ........................................................... 42
2.2.2. Những ảnh hƣởng thúc đẩy và kìm hãm sự đồng thuận của nhân
dân địa phƣơng trong thực tế thực hiện các chính sách đối với cộng đồng
Công giáo ở tỉnh Phú Yên. ...................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 69
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐOÀN KẾT
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TRONG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN Ở TỈNH PHÚ YÊN. ............................................................................. 70
3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH, QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. ......... 70
3.1.1. Dự báo tình hình đạo Công giáo ở Phú Yên. ................................ 70
3.1.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện
nay

....................................................................................................... 71

3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG VỮNG CHẮC KHỐI ĐẠI

ĐOÀN KẾT VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở PHÚ YÊN..................... 74
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác tƣ tƣởng của các cấp uỷ Đảng đƣa
đại đoàn kết dân tộc trở thành sự nghiệp của toàn dân, của hệ thống
chính trị. .................................................................................................. 74
3.2.2. Đổi mới và thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào Công giáo
để tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc................................................. 76
3.2.3.
.................................................... 81
3.2.4. Vận dụng chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nƣớc nhằm
giáo dục giáo dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. .......................... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

2.3

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của giai
đoạn 2010 – 2015
Kết quả cụ thể thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản trên

các lĩnh vực
Số gia đình và giáo dân trong giáo xứ, giáo họ đầu
và cuối năm 2014

Trang

29

32

45

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
2.4

về tôn giáo cho cán bộ, chức sắc, tín đồ các tôn

54

giáo năm 2013
2.5

2.6

Thống kê biến động chức sắc, chức việc, tín đồ và
cơ sở thờ tự của Công giáo
Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về
tôn giáo từ năm 2003 – 2013 trong Công giáo

56


57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tinh thần yêu nƣớc, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của
dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và củng cố trong lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm
sâu vào tƣ tƣởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con ngƣời Việt Nam. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã phát huy truyền thống đoàn kết
dân tộc, coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, là nguồn sức mạnh, động lực
to lớn để chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nƣớc. Mặc khác, chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện chiến lƣợc “Diễn biến hòa
bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo kích động ly khai, ly tâm và nhằm
chia rẽ phân hóa nội bộ.
Vì thế nƣớc ta cần phải phát huy truyền thống yêu nƣớc, mới có thể mở
rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cƣờng sức mạnh nội lực và khắc phục
nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Và đó cũng là lý do mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn Đảng, toàn dân
ta từ trƣớc đến nay đều quan tâm đến vấn đề này, vấn đề đại đoàn kết dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tín ngƣỡng, tôn giáo. Đồng
bào trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có đời sống tâm linh, tín ngƣỡng và
truyền thống sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngƣỡng riêng gắn liền với đời
sống kinh tế và tâm linh của mình. Với một xã hội có sự đan xen của 54 dân
tộc với nhiều tôn giáo nhƣ Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Hòa hảo,
Cao đài… đã tạo nên tính phong phú, đa dạng và cũng không kém phần phức

tạp trong đời sống xã hội. Từ thực tế trên, việc phát huy tinh thần đoàn kết,
lòng yêu nƣớc và sự hiểu biết lẫn nhau là một nhu cầu và là nhiệm vụ tất yếu
của mỗi ngƣời dân Việt Nam để đƣa đất nƣớc phát triển.


2

Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm giữa đèo Cù Mông
và đèo Cả. Đây là vùng đất có truyền thống cách mạng vẻ vang, với bề dày
lịch sử và nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh Phú
Yên hiện có 05 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài,
Phật giáo Hòa Hảo và một số tôn giáo khác nhƣ: Phật đƣờng Nam tông Minh
sƣ đạo. Tổng số tín đồ các tôn giáo có khoảng 294.346 ngƣời, chiếm trên 30%
dân số toàn tỉnh. Riêng đối với Công giáo, hiện nay tín đồ Công giáo trên địa
bàn tỉnh Phú Yên có khoảng 17.347 ngƣời và có 34 linh mục. Thời gian qua,
cùng với nhân dân các tôn giáo khác và toàn tỉnh, đồng bào Công giáo tại Phú
Yên luôn thể hiện rõ xu hƣớng đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời, đẹp
đạo” và có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội – đặc biệt là dƣới góc độ văn
hóa, đạo đức và thực hiện các công tác từ thiện xã hội. Mối quan hệ giữa
chính quyền địa phƣơng và Giáo hội Công giáo tại Phú Yên cũng khá hài hòa.
Tuy nhiên, vẫn còn trƣờng hợp tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai,
cơ sở thờ tự đã xảy ra; giữa Giáo hội Công giáo cơ sở và chính quyền địa
phƣơng có lúc chƣa thực sự hiểu nhau. Đây đó trên địa bàn vẫn còn một số
chức sắc, tín đồ giáo dân chƣa thực sự thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
Trƣớc tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc thời gian tới tiếp tục
diễn biến phức tạp, khó lƣờng; các thế lực thù địch luôn thực hiện âm mƣu
“Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng nƣớc ta;
chúng luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để can thiệp, gây mất
đoàn kết và tạo ra những bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội của địa bàn.
Từ thực tế trên, thực hiện tốt chính sách đối với Công giáo để xây dựng

khối đại đoàn kết dân tộc là điều hết sức quan trọng và cấp thiết trên địa bàn
tỉnh Phú Yên hiện nay. Đây là mối quan hệ biện chứng cần thiết đƣợc nhìn
nhận và giải quyết tốt nhằm góp phần ổn định tình hình và xây dựng, phát
triển tỉnh Phú Yên ngày càng giàu đẹp. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và


3

thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề đại đoàn kết dân tộc với
việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bào Công giáo ở tỉnh Phú
Yên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về đại đoàn kết dân tộc và việc thực hiện
chính sách đối với cộng đồng Công giáo để xây dựng khối đại đoàn kết. Từ
đó phản ánh thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2.2 Nhiệm vụ:
Trình bày một số vấn đề lý luận về con ngƣời, vai trò của quần chúng
trong lịch sử và đại đoàn kết dân tộc; mối quan hệ biện chứng giữa thực hiện
tốt chính sách tôn giáo với vấn đề đại đoàn kết dân tộc để làm nổi bật tầm
quan trọng của việc thực hiện chính sách Công giáo ở nƣớc ta hiện nay.
Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện chính sách đối với Công giáo
ở Phú Yên hiện nay để xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân trong
thời gian qua.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng vững chắc khối đại
đoàn kết toàn dân tộc (đặc biệt đối với đồng bào Công giáo) ở tỉnh Phú Yên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện
chính sách đối với Công giáo ở tỉnh Phú Yên nhằm xây dựng vững chắc khối

đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ góc độ tuyên truyền, phổ biến Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và việc thực hiện các chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn
đề đại đoàn kết dân tộc và việc thực hiện chính sách đối với Công giáo ở Phú


4

Yên trong thời gian những năm gần đây đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV (2015).
4. Phƣơng Pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu
cụ thể nhƣ:
+ Phƣơng pháp logic – lịch sử;
+ Phƣơng pháp thống kê, điều tra, khảo sát;
+ Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá
Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn kế thừa, nghiên cứu các tƣ liệu,
tài liệu và kết quả của các công trình khoa học khác.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Đề tài
có nội dung gồm 3 chƣơng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, ở nƣớc ta có nhiều đề tài khoa học, công
trình nghiên cứu và các bài viết khai thác những khía cạnh khác nhau về chính
sách đại đoàn kết dân tộc. Một loạt các công trình nghiên cứu khoa học của
các tập thể và cá nhân trên lĩnh vực này đã đƣợc công bố, trong đó có những
đề tài liên quan trực tiếp nhƣ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” của Thái Thị Thu

Hƣờng (Luận văn Thạc sĩ ngành Triết học, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng
giảng viên lý luận chính trị, bảo vệ năm 2010); UBTWMTTQ Việt Nam “Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trân dân tộc thống nhất”,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996; “Quá trình thực hiện chiến
lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm
1976-1994” Hoàng Thị Điều luận án Tiến sĩ Lịch sử.


5

Vấn đề đoàn kết các dân tộc luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt
chú trọng, đƣợc đánh dấu bằng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt
Nam lần thứ nhất (Tháng 5 năm 2010) và cho ra đời hai ấn phẩm Dƣới ngọn
cờ vẻ vang của Đảng cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển (Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất). Đây là những ấn phẩm
nêu rõ những quan điểm, đƣờng lối cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn
đề dân tộc cũng nhƣ một số chính sách cơ bản đối với các dân tộc ở nƣớc ta
trong các giai đoạn lịch sử cũng nhƣ hiện nay.
Cũng phải kể đến một công trình của Dƣơng Xuân Ngọc đƣợc đăng
trên tạp chí Mặt trận số 73 (11-2009) là “Củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc luôn là vấn đề chiến lƣợc của cách mạng nƣớc ta”. Đây là
công trình thông qua việc khái quát về các dân tộc, quan điểm chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề dân tộc, chỉ ra thực trạng của các
dân tộc ở nƣớc ta; qua đó nêu lên những đề xuất nhằm củng cố, tăng cƣờng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Năm 2009, Vũ Văn Hậu cũng đã có công trình mang tên “Củng cố mối
quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Xuất phát
từ việc nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các nhà kinh điển Mácxít, tác

giả đã đƣa ra một số nội dung cơ bản nhằm củng cố mối quan hệ dân tộc và
tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Chúng ta cũng cần kể đến một số công trình khác nhƣ bài tham luận
của đồng chí Huỳnh Đảm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa X
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam nói về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”. Bài tham luận của Ban


6

Dân vận Trung ƣơng nói về “Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, năm 2011. Những tham luận nêu trên một lần nữa nhấn mạnh đế
truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong quốc gia Việt Nam và đƣa ra
những kiến nghị, những lời hiệu triệu khích lệ tinh thần đoàn kết trong cộng
đồng các dân tộc, tạo nên sức mạnh chống lại mọi sự lợi dụng của các thế lực
phản động thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Điểm qua một số công trình cơ bản nêu trên, chúng ta thấy rằng, hệ
thống các công trình trên đây đã nghiên cứu nhiều khía cạnh xung quanh vấn
đề đoàn kết ở nƣớc ta: từ cơ sở lý luận (Khái niệm dân tộc; Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, Chủ trƣơng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết dân
tộc…), cơ sở thực tiễn (đặc điểm của các dân tộc, tôn giáo, quan hệ dân tộc,
tôn giáo ở nƣớc ta…) đến một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khối đoàn kết
toàn dân tộc Việt Nam.
Đối với Công giáo, hiện nay chƣa có công trình cụ thể nào tập trung
nghiên cứu về Công giáo tại Phú Yên. Nhƣng có thể kể đến cuốn sách “Công
giáo ở miền Trung Việt Nam” của TS. Đoàn Triệu Long (Nxb. Chính trị quốc
gia – Sự thật, 2015).

Tuy nhiên có thể nói rằng số lƣợng các công trình chuyên sâu tập trung
nghiên cứu về vấn đề đoàn kết các dân tộc ở nƣớc ta là chƣa nhiều. Đặc biệt
là thấy rất ít tác giả công bố nghiên cứu về chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
đối với Công giáo, mà cụ thể là trên địa bàn tỉnh Phú Yên, kết quả thực hiện
chính sách trong thời gian qua và hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả chính sách ấy, mà theo tác giả luận văn thì đây là vấn đề hết
sức quan trọng.


7

CHƢƠNG 1

CHIẾN LƢỢC ĐẠI ĐOÀN KÊT DÂN TỘC CỦA CÁCH
MẠNG VIỆT NAM
1.1. TƢỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƢỚC VIỆT NAM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, vấn đề sống còn
của dân tộc Việt Nam và quyết định thành công của cách mạng nước ta, là
nguyên tắc ứng xử cho mọi thế hệ người Việt Nam trong quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, với tinh thần yêu nƣớc nồng
nàn gắn liền với ý thức cố kết cộng đồng sâu sắc, đoàn kết và đoàn kết dân tộc
đã đƣợc hình thành và củng cố bền chặt, trở thành giá trị văn hóa và truyền
thống quý báu nhất của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, sức mạnh vô địch
của cả một dân tộc để chiến thắng thiên tai, địch họa và làm cho Tổ quốc Việt
Nam đƣợc trƣờng tồn, đại đoàn kết dân tộc trở thành triết lý nhân sinh và tƣ
duy chính trị “tình làng, nghĩa nƣớc”, “nƣớc mất thì nhà tan”, tạo nên quan hệ
xã hội rất chặt chẽ với kết cấu sinh động gia đình – bản làng – quốc gia và là
sợi dây tập hợp, liên kết, quy tụ các giai cấp, tầng lớp từ trẻ đến già.

Từ xƣa đến nay, dân là gốc của nƣớc. Chân lý đó đƣợc Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhân lên tầm cao mới mà bản thân Ngƣời là linh hồn và hình ảnh phi
thƣờng của khối đại đoàn kết dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [50, tr.502].
Ngƣời viết: “Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc
một hai ngƣời” [50, tr.283]. Do đó, theo Ngƣời, “đoàn kết là sức mạnh của
chúng ta” [54, tr.145], “đoàn kết là thắng lợi” [59, tr.27,186], “là then chốt
của thành công” [58, t.13, tr.455]. Ngƣời kết luận:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,


8

Thành công, thành công, đại thành công!” [55, tr. 607]
Vậy đoàn kết theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành một sức
mạnh về tinh thần và vật chất của cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Ngƣời cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân
lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản. Trong từng thời
kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách
và phƣơng pháp tập hợp lực lƣợng cho phù hợp với những đối tƣợng khác
nhau, nhƣng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn đƣợc Ngƣời coi là vấn đề sống
còn của cách mạng.
Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tƣ tƣởng cơ
bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quyết
định thành công cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của
thành công. M

t phải luôn đƣợc nhận thức là

vấn đề sống còn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào
dân ta đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một thì nƣớc ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc
nào dân ta không đoàn kết thì bị nƣớc ngoài xâm lấn”. [48, tr. 217]
Và Ngƣời khuyên dân ta rằng:
“Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. [48, tr. 229]
Đây chính là con đƣờng đƣa dân ta tới độc lập, tự do.


9

- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng Việt Nam
Từ triết lý nhân sinh và tƣ duy chính trị ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta coi đại đoàn kết dân tộc là đƣờng lối chính trị lớn, là một trong những
nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một bài học mang
tính dân tộc và hiện đại rất đặc sắc ở tầm cao văn hóa trong thời đại Hồ Chí
Minh, luôn cảnh tỉnh và định hƣớng đúng đắn đối với chúng ta trên con
đƣờng đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ khi mới thành lập, trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh tụ Hồ
Chí Minh soạn thảo, Đảng ta đã chỉ rõ, giai cấp công nhân phải tranh thủ
đƣợc nhiều bạn đồng minh, phải tập hợp đƣợc các lực lƣợng cách mạng trong
Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông và trí thức làm nền tảng
do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì cách mạng mới thành công. Điều đó đòi hỏi
Đảng ta trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay phải có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, có
phƣơng pháp, có nghệ thuật tổ chức, hệ thống chính trị vững mạnh trƣớc
những diễn biến của lịch sử và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trƣớc toàn thể nhân dân các dân tộc
nƣớc ta: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm tám chữ là:

Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.
Vì thế, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ chiến
lƣợc hàng đầu của Đảng, vừa đồng thời là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ chiến
lƣợc hàng đầu của cả dân tộc Việt Nam, tức đại đoàn kết toàn dân tộc là đòi
hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu
tranh để giành độc lập – tự do – hạnh phúc, là sự nghiệp của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân.


10

- Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân vào một khối thống nhất
trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa
Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng khái
niệm đại đoàn kết dân tộc để định hƣớng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dân tộc, toàn dân là
khối quần chúng đông đảo nhất, không phân biệt dân tộc, tín ngƣỡng, tôn
giáo, tuổi tác, giới tính. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Ta đoàn kết
để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để
xây dựng nƣớc nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và
phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [54, tr.244].
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có lòng tin ở nhân dân, Ngƣời luôn tin
rằng, trong mỗi ngƣời, “ai cũng có ít nhiều tấm lòng yêu nƣớc” tiềm ẩn bên
trong mà nếu chỉ cần làm thức tỉnh lƣơng tri con ngƣời thì sẽ quy tụ đƣợc mọi
ngƣời vào khối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung của toàn thể nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rỏ, muốn thực hiện đƣợc việc đại đoàn kết
toàn dân thì ta phải kế thừa truyền thống yêu nƣớc – nhân nghĩa – đoàn kết
của dân tộc Việt Nam, phải có tấm lòng khoan dung, độ lƣợng với con ngƣời,
không định kiến. Theo Ngƣời, “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình,

thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những ngƣời đó trƣớc đây chống chúng ta,
bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [54, tr. 244]. Ngƣời tiếp tục
chỉ rỏ, muốn xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết toàn dân, “ trƣớc hết phải đoàn
kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền của đại đoàn kết. Nó cũng
nhƣ cái nền của nhà, gốc của cây. Nhƣng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải
đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [52, tr. 438].


11

- Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành khẩu hiệu hành động của Toàn
Đảng, toàn dân, biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc
thống nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận, vừa
là lực lượng lãnh đạo Mặt trận trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
ngày càng vững mạnh
Quá trình vận động thành lập Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
“Phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [47, tr. 289].
Ngƣời đặc biệt quan tâm xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ
sở nền tảng liên minh công nông và trí thức; theo nguyên tắc hiệp thƣơng dân
chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của toàn thể dân tộc Việt Nam với lợi
ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và tằng cƣờng mở rộng,
đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ, thể hiện sâu sắc Mặt trận là tổ chức liên minh chính trị rộng rãi nhất và tập
hợp đông đảo nhất các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, tổ chức và cá nhân
yêu nƣớc phấn đấu cho mục tiêu chung đƣợc thể hiện trong Cƣơng lĩnh, điều
lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ và giai đoạn cách mạng.
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc, tập hợp toàn dân để đấu tranh giành độc
lập dân tộc, xây dựng đất nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã trở thành nhiệm

vụ chính trị sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan hệ giữa Đảng với
nhân dân các dân tộc ở nƣớc ta là vấn đề máu thịt của Đảng.
- Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân
lao động toàn thế giới trong đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong
xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong tƣ tƣởng đoàn kết quốc tế, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn nhất quán chủ nghĩa quốc tế vô sản vô cùng đặc sắc “giúp nhân dân nƣớc
bạn tức là mình tự giúp mình” [53, tr.105]


12

Vận dụng sáng tạo và thực hiện nghiêm túc tƣ tƣởng đoàn kết quốc tế
của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với phát huy những tinh hoa của truyền
thống văn hóa ngoại giao Việt Nam đã, đang và sẽ mãi mãi là nguyên tắc bất
di bất dịch của Đảng ta trong đƣờng lối mở rộng quan hệ quốc tế trên nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
lợi ích chính đáng của nhau theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng ta là: “Mở rộng quan hệ với tất cả các
nƣớc trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [27].
Trong sự nghiệp cách mạng của mình, quan điểm nhất quán của Chủ
tịch Hồ Chí Minh chúng ta cho rằng “sức mạnh của ta là sự đoàn kết. Ta đoàn
kết chặt chẽ thì lực lƣợng ta càng mạnh, trái lại đoàn kết lỏng lẻo thì lực
lƣợng càng giảm sút” [53, tr. 425]. Vì vậy theo ngƣời đại đoàn kết dân tộc là
nguồn gốc tạo thành sức mạnh toàn dân bởi “Đoàn kết là sức mạnh. Có tài
năng mà không biết đoàn kết thì cũng không thành công” [53, tr.220]. Khi
đƣợc tổ chức kết thành một khối thống nhất trên cơ sở của sự đồng thuận xã
hội và hoạt động trên nền tảng mục đích chung sẽ tạo ra thời, thế và lực cho
cách mạng Việt Nam. Cho nên để thực hiện đƣợc mục đích chung đó, ngƣời
dân phải đồng lòng và kêu gọi “Ngƣời có tiền giúp tiền, kẻ có sức giúp sức.

Đồng tâm hợp lực. Muôn ngƣời một lòng,… mau mau đoàn kết lại” [48,
tr.209]. Đây là quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực khác
nhau nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực các tầng lớp nhân dân.
Vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, quyết định thành công của cách mạng
nƣớc Việt Nam và là mục tiêu, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng là “vận động tất cả lực lƣợng của mỗi một ngƣời dân không để sót một
ngƣời dân nào, góp thành lực lƣợng toàn dân, để thực hành những công việc
nên làm” [50, tr. 698].


13

Mục tiêu tổng quát, phổ biến để xây dựng xã hội mới tiến bộ là xã hội
mà mọi công dân đƣợc hƣởng đầy đủ những quyền rất cơ bản của việc làm
ngƣời, “trong những quyền ấy, có quyền đƣợc sống, quyền tự do và quyền
mƣu cầu hạnh phúc" [49, tr. 3] đó là mục tiêu về đoàn kết “Để giữ vững tự do
dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nƣớc nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống
mới” [49, tr.219]
Vai trò của đoàn kết Hồ Chí Minh đã đƣa ra nội dung của đoàn kết là
toàn diện và hệ thống: Khi xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa vào
điều kiện về kinh tế, chính trị và tƣ tƣởng ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Điều
kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển
lực lƣợng sản xuất, phát huy sức mạnh lợi thế của các thành phần kinh tế, các
ngành nghề khác nhau; gắn kết các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, tộc ngƣời…;
đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lƣợng tiến bộ trên thế
giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đại đoàn kết toàn dân là việc “chống kẻ
thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo
hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi riêng của một đôi giai tầng (tầng lớp, giai
cấp) trong nƣớc” [49, tr.20]. Cho nên, cần có cơ chế, chính sách tiến bộ, phù
hợp để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí, vai trò của các thành phần

kinh tế, ngành nghề khác nhau và gắn kết các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, tộc
ngƣời… trong công cuộc xây dựng - kiến thiết nƣớc nhà.
Nội dung của đoàn kết Ngƣời đã đƣa ra phƣơng cách giải pháp để xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Với quan niệm sự nghiệp cách mạng là sự
nghiệp của toàn dân nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣa ra giải pháp cơ bản là
phát huy dân chủ nhân dân, xây dựng chính quyền của dân trên cơ sở của sự
đồng thuận xã hội, Ngƣời khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng
nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lƣợng đoàn kết của nhân
dân” [53, tr.276]. Ngƣời nhắn nhủ “chế độ chúng ta thực hiện dân chủ đồng


14

thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân” [54, tr.591]. Xã hội dân chủ hoạt động
theo nguyên tắc căn bản là thiểu số phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do và
bình đẳng xã hội. Có nhƣ thế mới phát huy đƣợc hết trí tuệ, sáng kiến, phẩm
chất, năng lực của mỗi ngƣời đồng thời hạn chế đƣợc tiêu cực, bảo thủ, trì trệ
gây cản trở cho sự nghiệp cách mạng. Thực hiện dân chủ nhằm mục đích để
nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về pháp luật và chính sách của nhà
nƣớc. Mọi vấn đề thuộc về đại sự quốc gia, những quyết sách lớn của dân tộc
phải công khai, minh bạch để thăm dò ý kiến của đông đảo nhân dân và sao
cho những quyết sách ấy tập trung đƣợc trí tuệ, phản ánh đầy đủ ý chí, tâm tƣ,
nguyện vọng của nhân dân. Khi mọi ngƣời nhận thức đƣợc vấn đề đại sự,
quyết sách đó thì các tầng lớp nhân dân thống nhất về tƣ tƣởng, tạo đƣợc sự
đồng thuận xã hội củng cố sự đoàn kết toàn dân.
Vấn đề xây dựng và củng cố đại đoàn kết toàn dân còn cần phải xây
dựng đƣợc chính quyền thực sự thuộc về nhân dân, xuất phát từ lợi ích của
nhân dân và thƣờng xuyên liên hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân. Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lƣợng. Nếu
không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đƣờng. Vậy nên Chính phủ

với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [49, tr.56]. Xây dựng chính
quyền thuộc về nhân dân là việc lựa chọn khuynh hƣớng thể chế chính trị phải
xuất phát từ thực tiễn mà nền tảng của nó là phải bảo đảm sự đồng thuận xã
hội, đáp ứng đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân “vấn đề căn bản ở đây
không phải là sự khác nhau về chế độ, vấn đề căn bản là phải để cho nhân dân
cái quyền đƣợc hoàn toàn tự do lựa chọn chế độ này hoặc chế độ khác… để
thống nhất đất nƣớc trên nguyên tắc đặt lợi ích tối cao của Tổ quốc lên trên
hết và hợp với nguyện vọng của toàn dân” [54, tr.51].
Trong bản Di chúc của mình vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập
đến trƣớc hết và mong muốn cuối cùng cũng chính là vấn đề đoàn kết. Ngƣời


15

khẳng định đoàn kết là một truyền thống quý báu cần phải đƣợc nuôi dƣỡng
nhƣ giữ gìn con ngƣơi của mắt mình và “toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây
dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [57, tr.500].
Trên cơ sở học tập tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân
dân ta luôn chú trọng đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân, coi đó là đƣờng lối
chiến lƣợc và là ngọn nguồn sức mạnh, động lực to lớn để phát triển đất nƣớc.
Cho nên đại đoàn kết toàn dân tộc là đƣờng lối nhất quán của đảng Cộng sản
Việt Nam từ khi thành lập đến nay, xem củng cố khối đại đoàn kết toàn dân là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. “Thực hiện đại đoàn kết
các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa
tuổi, mọi vùng của đất nƣớc, ngƣời trong Đảng và ngƣời ngoài Đảng, ngƣời
đang công tác và ngƣời đã nghỉ hƣu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc
Việt Nam dù sống trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài” [24].
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đại đoàn kết dân tộc là đƣờng lối
chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh và động lực chủ yếu

và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong Văn kiện Đại hội VI trong bốn bài học kinh nghiệm mà Đại hội
nêu ra, trong đó bài học kinh nghiệm đầu tiên là trong toàn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Xuất phát từ dân, để lãnh đạo toàn dân, Đảng
phải thực hành dân chủ trong công tác vận động nhân dân tạo khối đại đoàn
kết toàn dân để đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Đến Đại hội VII (1991) Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm,


16

trong đó có bài học: Không ngừng củng cố, tăng cƣờng đoàn kết: đoàn kết
toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế. Cƣơng
lĩnh còn nhấn mạnh: Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của
cách mạng nƣớc ta và đã nâng tƣ tƣởng về đại đoàn kết toàn dân tộc thành
một chính sách “chính sách đại đoàn kết toàn dân”.
Đại hội VIII (1996), đại đoàn kết đƣợc khẳng định là bài học lớn của
cách mạng nƣớc ta và đƣợc trình bày thành một phần riêng với tƣ cách là một
trong 10 phƣơng hƣớng lớn của sự nghiệp tiếp tục đổi mới ở Việt Nam: Thực
hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Đại hội IX của Đảng (2001), đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành chủ
đề của Đại hội: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong Báo cáo chính trị, Đảng ta một lần nữa khẳng định: Động
lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên
minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài

hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn
lực của các thành phần kinh tế của xã hội; Đảng ta luôn luôn giƣơng cao ngọn
cờ đại đoàn kết dân tộc. Đó là đƣờng lối chiến lƣợc, là nguồn sức mạnh và
động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp theo, tại Hội nghị Trung ƣơng bảy, khóa IX (3-2003), Đảng ta đã
ra một nghị quyết chuyên đề về đại đoàn kết toàn dân tộc, để tiếp tục khẳng
định và cụ thể hóa đƣờng lối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại hội X (năm 2006), Đảng ta đã tiếp tục cụ thể hóa đƣờng lối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, vấn đề dân tộc luôn có quan
hệ với vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và thƣờng đƣợc quốc tế hóa
trong nhìn nhận và giải quyết. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, việc giải quyết vấn


17

đề dân tộc cần gắn việc thực hiện chính sách dân tộc với việc thực hiện chính
sách tôn giáo, thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo
hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoat tôn giáo bình thƣờng
theo pháp luật. Trên thực tế, vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền luôn là
vấn đề nhạy cảm. Các thế lực thù địch của cách mạng luôn lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để kích động, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các
dân tộc, các tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây phƣơng hại
lợi ích chung của đất nƣớc. Bởi vậy, thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo chính là góp phần khắc phục sự kỳ thị, chia rẽ các dân tộc, các
tôn giáo; khắc phục tƣ tƣởng tự ti, mặc cảm dân tộc, mặc cảm tôn giáo, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc hƣớng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO LÀ MỘT NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.

Việt Nam, một sự kết hợp của tôn giáo Phƣơng Đông, Phƣơng Tây và
tôn giáo nội sinh. Các tôn giáo Việt Nam đều có chung lịch sử đoàn kết, tôn
trọng nhau và luôn “đồng hành cùng dân tộc” trong dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Đoàn kết tôn giáo nằm trong chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh và Đảng ta. Đoàn kết theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi
mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, gai cấp, tôn giáo… Đoàn kết
là một chiến lƣợc lâu dài chứ không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời.
Năm 1955, phát biểu trong hội nghị Mặt trận Liên Việt, Ngƣời khẳng đình:
Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là
một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Trong đó, đoàn
kết giữa những ngƣời cộng sản với những ngƣời có tín ngƣỡng tôn giáo, giữa
những ngƣời có tín ngƣỡng với những ngƣời không có tín ngƣỡng là một bộ
phận quan trọng trong tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.


18

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với các tôn giáo lớn trên thế giới
nhƣ: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành và một số tôn giáo ra đời
trong lòng dân tộc nhƣ: đạo Cao đài, đạo Hoà hảo... Đồng bào theo tôn giáo
chiếm số lƣợng khá đông (khoảng 19,4% dân số cả nƣớc). Đại đa số đồng bào
có đạo là ngƣời lao động, luôn đồng hành cùng dân tộc và có nhiều công lao
đóng góp trong cách mạng giải phóng dân tộc trƣớc đây, cũng nhƣ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay. Vì vậy vấn đề đặt ra
không chỉ có đoàn kết giữa ngƣời có đạo và không có đạo mà còn cần đoàn
kết đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau vì mục tiêu chung của dân
tộc. Hồ Chí Minh cho rằng: dƣới chế độ thực dân phong kiến, đồng bào các
tôn giáo đều bị áp bức, bóc lột nặng nề, khi Tổ quốc bị ngoại bang đô hộ thì
các tôn giáo cũng không đƣợc tự do. Vì vậy, đồng bào các tôn giáo cần đoàn
kết lại và đoàn kết với toàn dân đấu tranh mƣu giành lại độc lập cho Tổ quốc

và tự do tôn giáo.
Trong tác phẩm “Đƣờng Cách Mệnh”, Hồ Chủ tịch viết: “Công hội chú
trọng mặt kinh tế hơn. Đảng chú trọng mặt chính trị hơn. Ai là thợ thuyền thì
đƣợc vào hội, dù tin Phật, tin đạo, tin cộng sản, tin vô Chính phủ, tin gì cũng
mặc, miễn là theo đúng quy tắc hội là đƣợc”. [47, tr.303].
Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13 tháng 9 năm
1945, Hồ Chí Minh đã có cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo nhƣ Phật
giáo, Công giáo, Cao đài tại thủ đô Hà Nội, Ngƣời nói: “Dân tộc giải phóng
thì tôn giáo mới đƣợc giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân
biệt tôn giáo nữa, mỗi ngƣời đều là công dân của nƣớc Việt Nam và có nhiệm
vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” [60, tr.15] Ngƣời kêu
gọi các tôn giáo hãy dẹp bỏ hiềm khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền
độc lập nƣớc nhà.


19

Trong thƣ gửi đồng bào Công giáo ngày 14/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “Nƣớc nhà ta đang đứng trƣớc một tình thế rất nghiêm trọng. Dân
tộc ta suy hay thịnh, mất hay còn chính là ở trong lúc này. Không đoàn kết thì
suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay
vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nƣớc nhà” [49, tr.55]. Thấu hiểu
nguyện vọng của đồng bào Thiên chúa giáo là phần xác ấm no, phần hồn
thong dong cho nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng sẽ giải phóng
trọn vẹn cho ngƣời dân Công giáo cả về phƣơng diện chính trị và tôn giáo.
Ngƣời tin tƣởng rằng, khi lƣơng giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nƣớc
một lòng, nhân dân ta nhất định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện
hào bình thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Theo Ngƣời độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho toàn dân là mẫu số

chung để đoàn kết mọi ngƣời, không kể lƣơng hay giáo, có đạo hay không có
đạo, cũng nhƣ có tín ngƣỡng khác nhau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
“Nước Phật ngày xưa có bốn Đảng phải mà ly tán lòng dân và hại Tổ
quốc, nhà nước Việt Nam ngày nay chỉ có một Đảng phái là toàn dân quyết
tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia tô tin ở Chúa trời;
cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những bật chí tôn nên chúng ta tin
tưởng. Nhưng với dân, ta đừng làm gì trái với ý dân. Dân muốn gì ta làm
nấy” [49, tr.148]
Bất cứ ở đâu và vào thời điểm nào, nếu có cơ hội là ngƣời đều nêu và
giáo dục ý thức đoàn kết cho nhân dân. Nhờ nêu cao tinh thần đoàn kết lƣơng
giáo, hòa hợp dân tộc nên Hồ Chủ tịch đã tập hợp quanh mình nhiều giáo sĩ,
giáo dân hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nƣớc, kiến quốc, từ đó xóa dần
những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mƣu chia rẽ của kẻ địch.


×