BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THỊ LAN ANH
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THỊ LAN ANH
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỒNG LƯU
Đà Nẵng, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Lan Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 4
5. Tổng quan đề tài nghiên cứu: .................................................................... 4
6. Bố cục đề tài nghiên cứu: .......................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT,
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT ........ 7
1.1. Ý THỨC PHÁP LUẬT – HÌNH THÁI QUAN TRỌNG CỦA Ý THỨC
XÃ HỘI. .................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm pháp luật và ý thức pháp luật. ........................................... 7
1.1.2. Các loại ý thức pháp luật và cấp độ biểu hiện của ý thức pháp luật. 13
1.2. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
................................................................................................................. 18
1.2.1. Ý thức pháp luật với sự tồn tại và phát triển của xã hội. .................. 18
1.2.2. Ý thức pháp luật với sự hình thành nhân cách con người. ............... 20
1.3. NHỮNG NHẬN THỨC CÓ BẢN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ
GIÁO DỤC Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG. .................................................................................................. 22
1.3.1. Giáo dục và giáo dục pháp luật. ........................................................ 22
1.3.2. Khái niệm ý thức công dân và nội dung giáo dục ý thức công dân. ........... 26
1.3.3. Con đường giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức công dân trong nhà
trường phổ thông...................................................................................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT
GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG
CỦA HỌC SINH THPT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ... 33
2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NÓI CHUNG VÀ LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NÓI RIÊNG TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. .................................................... 33
2.1.1. Những điểm tích cực: ........................................................................ 33
2.1.2. Những điểm hạn chế: ........................................................................ 35
2.2. TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NÓI CHUNG VÀ TRONG HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. ................................................................ 40
2.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật An toàn giao thông đường bộ trên toàn
thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây. .................................... 40
2.2.2. Tình hình chấp hành pháp luật An toàn giao thông đường bộ của học
sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng .................................. 42
2.3. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY .............................................. 44
2.3.1. Thực trạng ý thức thực hiện pháp luật giao thông đường bộ ở Thành
phố Đà Nẵng hiện nay. .......................................................................... 44
2.3.2. Nguyên nhân vi phạm Luật giao thông đường bộ của xã hội nói
chung và trong học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng .. 47
2.3.3. Giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ và giảm ùn tắc giao
thông ở Thành phố Đà Nẵng................................................................. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý
THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG. ...................................................................................................... 61
3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. ................................ 61
3.1.1. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông
đường bộ cho học sinh trung học phổ thông......................................... 61
3.1.2. Thực trạng giáo dục ý thức thực hiện pháp luật an toàn giao thông
đường bộ cho học sinh trung học phổ thông. ........................................ 62
3.2. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý
THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. ............................................ 68
3.2.1. Mục tiêu giáo dục ý thức thực hiện pháp luật GTĐB cho học sinh
trung học phổ thông. ............................................................................... 68
3.2.2. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục pháp luật an toàn giao thông
cho học sinh ............................................................................................ 70
3.2.3.Một số phương pháp giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho
học sinh trung học phổ thông .................................................................. 70
3.3. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LỒNG GHÉP GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CÓ HIỆU QUẢ
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG. ............................................................................... 74
3.3.1. Vị trí và mục tiêu môn giáo dục công dân trong chương trình trung
học phổ thông. ....................................................................................... 74
3.3.2. Định hướng nội dung chương trình lồng ghép giáo dục an toàn giao
thông đường bộ trong môn Giáo dục công dân. ................................... 78
3.4. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................... 87
3.4.1. Với Ban An toàn giao thông Thành phố Đà Nẵng. .......................... 87
3.4.2. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng................................... 88
3.4.3. Thành Đoàn Thành phố Đà Nẵng. .................................................... 88
3.4.4. Các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. 88
3.4.5. Tổ chuyên môn Giáo dục công dân trên địa bàn thành phố. ............ 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GDCD
: Giáo dục công dân
Tr.CN
: Trước công nguyên
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
ATGT
: An toàn giao thông
ATGTĐB
: An toàn giao thông đường bộ
Nxb
: Nhà xuất bản
THPT
: Trung học phổ thông
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong đời sống xã hội pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đó là
phương tiện không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Pháp luật vừa là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là phương tiện
để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Do đó,
việc giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện pháp luật là điều vô cùng quan
trọng mang tính chất sống còn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, mà
trong đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ
cho học sinh chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình và xã hội. Hiểu pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật,
đó là lối sống văn minh của một xã hội hiện đại, là biểu hiện của nếp sống đạo
đức, thẩm mĩ đầu tiên của mỗi người.
Hiện nay vấn đề tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nóng
bỏng được đưa ra bàn luận, trao đổi nhiều nhất trên các nghị trường. Bởi hàng
ngày, hàng giờ tình trạng vi phạm pháp Luật giao thông đường bộ và hậu quả
từ những vụ tai nạn giao thông để lại là một trong những vấn đề đau xót nhất
của xã hội, trở thành vấn đề báo động không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên
toàn cầu. Bởi lẻ, mỗi lần lưu thông trên đường chúng ta không khỏi rùng mình
khi phải chứng kiến tận mắt những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, xem tin tức
trên các kênh thông tin giao thông không khỏi giật mình vì con số thương
vong từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ quá lớn. Trong số đó, có người có
thể là cha mẹ của học sinh, là học sinh, là đồng nghiệp, là con người trong xã
hội mà bản thân họ là nạn nhân của sự cẩu thả, thiếu ý thức của những người
tham gia giao thông.
Trong số người tham gia giao thông hằng ngày phải kể đến đối tượng
khá đông và gây ra nhiều tai nạn nhất đó chính là thanh niên, học sinh, do đó
2
cần phải tăng cường các biện pháp giáo dục, phố biến kiến thức pháp luật giao
thông đường bộ nhằm tăng sự hiểu biết làm giảm thiểu thương vong do tai
nạn giao thông gây ra. Và đặc biệt, hưởng ứng tích cực năm“Văn hóa, văn
minh đô thị thành phố”.
Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu cho người, bên cạnh đó những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi
phí mai táng người chết, chi phí y tế cho những người bị thương, thiệt hại về
phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn
giao thông đó cùng với thiệt hại do hao phí lao động của chính người bị tai
nạn và của cả những người chăm sóc người đó. Mặt khác, tai nạn giao thông
còn gây nên những tác động tâm lí cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với
mọi người, nó để lại những di chứng về tâm lí hết sức nặng nề cho người bị
tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc
gia xảy ra tai nạn giao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư
dân ở đó. Trước tình hình tai nạn giao thông xảy ra theo chiều hướng ngày
càng phức tạp, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số
giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7-2007. Nghị quyết đã đưa ra 7
giải pháp cơ bản nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Trong đó, nhấn mạnh, đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền pháp luật, kiên quyết
cưỡng chế thi hành pháp luật và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát và
thanh tra giao thông…Trong đó cũng quy định từ niên học 2008 – 2009 bắt
đầu thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn giao thông mới ở tất cả
các cấp học. Từ ngày 01- 9-2007 xử lí nghiêm khắc tất cả học sinh chưa đủ
tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy .
Lúc sinh thời Bác Hồ thường nói:“Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời
người bắt đầu từ tuổi trẻ”, đúng vậy, chỉ có thanh niên học sinh hiện nay là
3
thế hệ tương lai của đất nước, nếp sống văn hóa giao thông có được xây dựng
trong đời sống cộng đồng hay không đó chính là thế hệ trẻ - những thanh
niên học sinh chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, chúng tôi cho rằng
việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh
Trung học phổ thông là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Bản thân tôi là giáo
viên giảng dạy môn Giáo dục công dân đã nhiều năm, cũng đã đau biết bao
nỗi đau khi mà tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của một đồng nghiệp,
của những học sinh thân yêu mà họ chủ yếu là những nạn nhân của sự cẩu
thả, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Trong quá trình giảng dạy bộ môn
GDCD ở nhà trường trung học phổ thông mặc dù không phải là nội dung
chính khóa nhưng tôi cũng đã cố gắng hết mình trong khả năng có thể giáo
dục lồng ghép để cung cấp kiến thức hiểu biết về Luật giao thông đường bộ,
văn hóa giao thông cần có nhằm nâng cao trình độ văn hóa giao thông cho
học sinh của mình góp phần hưởng ứng “Thập kỷ hành động vì an toàn giao
thông đường bộ toàn cầu giai đoạn 2011 – 2020” . Chính từ yêu cầu bức thiết
đó, bản thân tôi chọn chủ đề “Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức chấp
hành Luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông
ở Thành phố Đà Nẵng” làm nội dung nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1.
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ ý thức pháp luật và vai trò của ý thức
pháp luật đối với đời sống xã hội, từ đó, vận dụng vào việc giáo dục ý thức
pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở Thành
phố Đà Nẵng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa – văn minh đô thị của
Thành phố.
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nói trên, đề tài tập trung vào những vấn đề sau:
4
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật, ý thức pháp luật và vai trò của
ý thức pháp luật trong đời sống xã hội.
- Làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật và ý thức chấp hành Luật giao
thông đường bộ ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng và trên phạm vi cả nước
trong thời gian qua.
- Đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở
Thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng ý thức văn hóa giao thông cộng
đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên bản thân tôi chỉ đi
sâu nghiên cứu lý luận về ý thức pháp luật và vai trò của ý thức pháp luật
trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và làm rõ thực trạng vi phạm
pháp luật an toàn giao thông đường bộ của học sinh trung học phổ thông ở
Thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất những biện pháp giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ trong học sinh một cách có hiệu
quả, xây dựng văn hóa giao thông học đường – góp phần xây dựng văn hóa
giao thông Thành phố.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài luận văn này sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp một số
phương pháp khác như: phương pháp logic, phân tích, quy nạp, diễn dịch,
tổng hợp, nhận xét rút ra kết luận. Phương pháp trực quan, điều tra, khảo sát
và liên hệ thực tiễn làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
5. Tổng quan đề tài nghiên cứu:
Ý thức pháp luật là một trong những hình thái quan trọng của ý thức xã
hội, bởi nó là nhân tố không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội ở tất
5
cả các giai đoạn phát triển, đặc biệt là khi nhà nước pháp quyền ra đời. Ý thức
pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật đồng thời quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật,
góp phần đưa pháp luật vào đời sống – hình thành thói quen văn hóa pháp lý
trong cộng đồng. Chính vì vậy, mà ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp
luật là vấn đề được xã hội quan tâm nghiên cứu và tăng cường giáo dục.
- Trước tiên, phải kể đến các sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên
khảo về ý thức pháp luật. Trong đó, ý thức pháp luật được xem xét là một
trong những hình thái quan trọng của ý thức xã hội, ý thức pháp luật ra đời
gắn liền với sự ra đời của Nhà nước. Trong chuyên khảo “Ý thức pháp luật”
của PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – sự thật,
Hà Nội, 2011 đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng và các cấp độ biểu
hiện của ý thức pháp luật, cũng đã phản ánh thực trạng ý thức pháp luật của
Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật nói chung ở
nước ta hiện nay.
- Bên cạnh đó PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, với cuốn “Hiệu quả của
pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2012 đã làm rõ hơn nữa vấn đề lý luận về hiệu quả của pháp luật,
là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý, đặc biệt trong bối
cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Bởi pháp luật chỉ phát huy hiệu quả khi nó được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh, có ý thức, được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu và Đảng đã đề ra.
- Th.s Đào Thu Hiền với bài “Vai trò của ý thức pháp luật trong đời
sống xã hội” đăng trên tạp chí khoa học kỷ thuật thủy lợi và môi trường số 43
tháng 12/2013, đã phân tích một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, làm rõ
vai trò của ý thức pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
6
tưởng từ đó đề xuất một số định hướng nhằm nâng cao ý thức pháp luật và
phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay.
- Luận án Tiến sỹ triết học của Nguyễn Thúy Vân “Logic khách quan
của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam” (Hà Nội,
2000), đã làm sáng tỏ vai trò của logic khách quan trong quá trình hình thành
và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam.
- TS.Nguyễn Đình Đặng Lục với “Giáo dục pháp luật trong nhà
trường” (Nxb Giáo dục, Hà Nội,2004). Tác giả đã đi sâu phân tích và luận
giải một cách khoa học những vấn đề chính yếu nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả và công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay.
Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý
luận về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật một cách sâu sắc và toàn
diện. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề giáo dục ý
thức pháp luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông
ở Thành phố Đà Nẵng. Dù vậy, những công trình trên là cơ sở định hướng, tư
liệu tham khảo hết sức quan trọng để bản thân tôi thực hiện thành công đề tài
nghiên cứu của mình.
6. Bố cục đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba
chương, 12 tiết.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT, Ý
THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT
1.1. Ý THỨC PHÁP LUẬT – HÌNH THÁI QUAN TRỌNG CỦA
Ý THỨC XÃ HỘI.
1.1.1. Khái niệm pháp luật và ý thức pháp luật.
a. Pháp luật là gì?
Để quản lý xã hội, mỗi Nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống
quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật
tự ổn định. Hệ thống quy tắc chung đó được gọi là pháp luật, vậy pháp luật là
gì?
Trong lịch sử triết học pháp luật trên thế giới, đặc biệt ở Phương Tây
có thể thấy rằng nhiều nhà tư tưởng, học giả đã đưa ra những định nghĩa khác
nhau về pháp luật, cụ thể như: Cicero(106 – 43tr.CN) vừa là triết gia, vừa là
luật gia thời La Mã Cổ đại khẳng định pháp luật là “sự phân biệt giữa những
thứ công bằng và bất công”. Theo quan điểm của Cicero luật và công lý là
đồng nhất và pháp luật được coi là hiện thân của công lý. St. Augustine – là
triết gia thần học La Mã cho rằng “chỉ có luật công bằng mới là luật, còn luật
bất công không phải là luật”. Đối với Thomas Aquinas (1225 – 1275), triết
gia thần học người Ý thì cho rằng: “Pháp luật không phải là gì khác hơn là
một mệnh lệnh của lý trí vì mục tiêu tốt đẹp của cộng đồng”, có nghĩa là
những gì bất hợp lý trong pháp luật sẽ không nên được xem là pháp luật. John
Locke (1632-1704), triết gia người Anh, cha đẻ của chủ nghĩa tự do cổ điển
nói rằng “Pháp luật không là gì khác hơn chính là các giới hạn đối với cá nhân
thông minh và tự do trong việc theo đuổi lợi ích hợp lý của mình, và đặt ra
8
yêu cầu không vượt quá yêu cầu đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng người
chịu sự điều chỉnh của luật đó”. Nói cách khác, theo John Locke, pháp luật là
đường phân ranh giới tự do giữa người với người, đường ranh giới mà nếu
vượt qua nó thì tự do của người này sẽ xâm phạm tới tự do của người khác và
hệ quả là con người sẽ không còn tự do. Cũng theo John Locke “mục đích tối
hậu của pháp luật là để tạo lập, bảo vệ và mở rộng tự do cá nhân của con
người chứ không phải là để xóa bỏ hoặc hạn chế tự do cá nhân….và sẽ không
có tự do nếu không có sự hiện diện của pháp luật”. Đối với Karl Marx(1818 –
1883), thì pháp luật của xã hội tư sản chẳng qua chỉ là “ý chí của các giai cấp
tư sản được nâng lên thành pháp luật áp dụng chung cho tất cả mọi người –
thứ ý chí mà nội dung chủ yếu của nó do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai
cấp tư sản quyết định”[13, Nguồn Internet].
Ở phương Đông, điển hình triết học Trung Quốc cổ đại, với tư tưởng
pháp trị của Hàn Phi Tử, ông đã dựa vào thuyết tính ác của Tuân Tử để khẳng
định tính đúng đắn của chủ trương pháp trị. Hàn Phi cho rằng, mặc dù có
những bậc hiền nhân nhưng nhìn chung con người có bản tính ích kỷ, thích
tìm điều lợi và tránh điều hại. Vì thế, người ta luôn chỉ lo mưu lợi cho bản
thân mình. Do đó, phải căn cứ vào tâm lý “tránh hại và cầu lợi” của con người
để đặt ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội[1, tr.65
– tr.66]. Hàn Phi cho rằng là người đầu tiên phải coi trọng ba yếu tố “Pháp –
thế - thuật”, là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị
nước bằng pháp luật. Theo Hàn Phi “Pháp là pháp luật và pháp luật phải được
công bố cho mọi người biết để tuân theo. Pháp luật phải thay đổi phù hợp với
tình hình cụ thể “không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng với thời đại”
(Hàn Phi Tử, Ngũ đố). “Phép trị dân không cố định khi dùng pháp luật để trị
mà thôi”. “Pháp luật mà biến chuyển được theo với thời đại thì thiên hạ sẽ
trị….Thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì loạn” [1,tr. 66].
9
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt trong quan niệm của các nhà triết học
nổi tiếng nói trên về khái niệm pháp luật. Tuy là khái niệm dùng để diễn tả
một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan nhưng đã bị lăng kính chủ quan của
người nhìn nhận làm cho nó khác đi. Trong ngôn ngữ hiện đại ngày nay, quan
niệm pháp luật đều mang tính chất chính trị của nó, pháp luật được hiểu
là:“Một tập hợp các quy tắc để điều chỉnh hành vi của con người được áp
dụng chung cho tất cả các thành viên trong một cộng đồng hoặc một xã hội
xác định, có nguồn gốc từ chính quyền chính đáng và được thực thi bởi các cơ
quan của chính quyền này thông qua việc áp dụng các chế tài phạt cho các
chủ thể có hành vi vi phạm”. Hay nói cách khác, “Pháp luật là hệ thống quy
tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp nắm
quyền lãnh đạo xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội”[64, tr.51].
Hệ thống quy phạm pháp luật đó do nhà nước đặt ra và được nhà nước
bảo đảm thực hiện, được bảo vệ bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết
phục và cưỡng chế của bộ máy nhà nước. Ở nước ta, hiện nay đang xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do đó, các hệ thống pháp luật do Nhà
nước Việt Nam – đại diện quyền lực của giai cấp công nhân liên minh với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức đặt ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có tính chất bắt buộc chung đối
với toàn xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
b. Ý thức pháp luật:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ý thức pháp luật, bởi nó được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và những cách tiếp cận khác nhau, như: Triết
học, luật học hay xã hội học pháp luật. Từ góc độ triết học, ý thức pháp luật
được hiểu là một trong những hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính trị, ý
thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẫm mỹ, ý thức tôn giáo, ý thức xã
10
hội). Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, ra đời từ thực tiễn đời
sống xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức xã hội xuất hiện cùng với sự ra
đời của nhà nước, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế - xã hội, mà trước
hết, là những quan hệ sản xuất được thể hiện trong các luật lệ nhà nước. Ý
thức pháp luật xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật, nó là sản phẩm
của quá trình phát triển xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hệ tư tưởng,
quan điểm, quan niệm trong xã hội.“Ý thức pháp luật là tổng thể những học
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp lý tồn tại trong xã hội, thể hiện
mối quan hệ của con người đối với pháp luật, đối với quá trình điều chỉnh
pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử sự của
cá nhân, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội”[2, tr. 373, 374]. Quan niệm này đã làm rõ được chủ thể ý thức
pháp luật, trình độ hiểu biết đối với pháp luật và thái độ, sự đánh giá, điều
chỉnh hành vi của con người theo pháp luật.
Bởi lẽ, ý thức pháp luật là bộ phận của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn
tại xã hội từ góc độ pháp luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ
đối với pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có giai
cấp. Theo đó, ý thức pháp luật và pháp luật là những bộ phận của kiến trúc
thượng tầng, chịu sự quy định và bị chi phối bởi các yếu tố trong cơ sở hạ
tầng mà quan trọng nhất là các điều kiện kinh tế. Vì thế, những nội dung của
ý thức pháp luật và những quy định của pháp luật xét đến cùng, chính là sự
phản ánh đời sống hiện thực khách quan, phản ánh sự vận động, biến đổi và
phát triển của đời sống mà trong đó ý thức pháp luật thể hiện ra. Với tư cách
là một bộ phận của ý thức xã hội, ý thức pháp luật xuất hiện, nảy sinh trên nền
tảng tồn tại xã hội nhất định. Vì thế, tồn tại xã hội và ý thức pháp luật có mối
quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể:
11
Tồn tại xã hội quyết định ý thức pháp luật và ý thức pháp luật chỉ là sự
phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội từ góc độ
pháp luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của
các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có giai cấp. Do đó, những nội
dung của ý thức pháp luật và các quy định của pháp luật, xét đến cùng, chính
là sự phản ánh đời sống hiện thực khách quan, phản ánh sự vận động, biến đổi
và phát triển của đời sống mà trong đó ý thức pháp luật được thể hiện bằng
các hành vi cụ thể. C.Mác đã khẳng định :“Nhà lập pháp phải coi mình như
nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát
minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại
của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức.
Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp và vô cùng tùy tiện, nếu như ông ta
thay thế bản chất của sự việc bằng những điều bịa đặt của mình”[8; tr. 232].
Như vậy, trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, ý thức pháp luật là cái bị
quy định. Mọi sự vận động, biến đổi và phát triển của ý thức pháp luật đều có
căn nguyên từ những thay đổi, vận động và phát triển của đời sống xã hội. Và,
mặc dù là cái ổn định hơn so với sự biến động của đời sống xã hội, nhưng
cuối cùng dù sớm hay muộn, ý thức pháp luật cũng phải thay đổi theo sự biến
đổi của xã hội. C.Mác nói: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại
của các cuộc cải cách xã hội tách biệt với pháp luật. Một khi pháp luật bị đặt
ra ngoài các quá trình biến đổi xã hội, hoặc bị hạ thấp hay phớt lờ thì tất yếu
các cải cách ấy hoặc là mang tính nữa vời, thậm chí chết yểu, hoặc là gây nên
những đảo lộn nghiêm trọng đối với đời sống xã hội, xô đẩy xã hội vào những
nguy cơ khủng hoảng” [10; tr. 254].
Tuy nhiên, ý thức pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, biểu
hiện như sau:
12
Thứ nhất, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Bởi
mỗi kiểu nhà nước và pháp luật tương ứng với một kiểu phương thức sản xuất
đã không còn, nhưng ý thức pháp luật của nó vẫn có thể tồn tại lâu dài trong
tồn tại xã hội mới. Hay nói cách khác, tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức
xã hội nói chung trong đó có ý thức pháp luật do nó sinh ra vẫn còn tồn tại dai
dẳng trong một thời gian dài. Ví dụ như, những biểu hiện của tư tưởng, tâm lý
pháp luật phong kiến nhưng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay vẫn tồn tại các quan niệm “phép vua thua lệ làng”, sự thờ ơ phủ
nhận đối với pháp luật nên vẫn duy trì quan niệm “Một người làm quan cả họ
được nhờ”, “Con vua thì lại làm vua..”. Chính những quan niệm như thế đã
kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho ý thức của một bộ phận dân cư
không theo kịp sự phát triển của tồn tại xã hội.
Thứ hai, do tính mục đích của sự phản ánh đối với hiện thực khách
quan, nên trong ý thức pháp luật có thể tồn tại cả những quan niệm, quan
điểm pháp luật vượt lên trước sự phát triển tồn tại xã hội, có tính chất định
hướng cho sự phát triển xã hội. Đây là bộ phận ý thức pháp luật có tính tiên
phong, là mầm mống, định hướng cho sự hình thành ý thức pháp luật trong
tương lai. Đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học, có thể vượt lên sự phát
triển của tồn tại xã hội
Thứ ba, ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội trên cơ sở kế thừa các
yếu tố nhất định của ý thức pháp luật thời đại trước đó. Nếu kế thừa những
yếu tố tiến bộ tạo điều kiện cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
có hiệu quả và ngược lại, sẽ cản trở những yếu tố tích cực trong xã hội.
Thứ tư, ý thức pháp luật tác động trở lại tồn tại xã hội và tác động qua
lại với các hình thái ý thức xã hội khác như: ý thức chính trị, ý thức đạo đức,
ý thức tôn giáo...và các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như: Nhà
13
nước, pháp luật. Sự tác động có thể tích cực và có thể tiêu cực tùy vào từng
hiện tượng, vấn đề cụ thể và từng giai đoạn lịch sử nhất định.
1.1.2. Các loại ý thức pháp luật và cấp độ biểu hiện của ý thức pháp
luật.
a. Các loại ý thức pháp luật.
Trong đời sống xã hội, mỗi người một trình độ nhận thức, cách nhận
định vấn đề, quan điểm sống, lập trường, lý tưởng và mục đích phấn đấu khác
nhau, làm cho xã hội phức tạp, đa dạng và ý thức của mỗi người hoàn toàn
khác nhau. Tùy vào cấp độ, giới hạn nhận thức và các căn cứ khoa học có 3
loại ý thức pháp luật, cụ thể:
Một là, ý thức pháp luật thông thường: phản ánh mối liên hệ bên ngoài
ở mức độ cần thiết cho cuộc sống thường nhật của các tổ chức và cá nhân. Đa
số người dân đều có ý thức pháp luật phổ thông, đó là những tri thức pháp
luật thông thường, phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con
người. Chẳng hạn như: Khi lưu thông trên đường thì họ biết là phải đi về phía
tay phải, đi đúng làn đường quy định, phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển
hoặc ngồi trên xe máy…Trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, thì họ biết
các quyền và nghĩa vụ của bản thân, như được làm gì, phải làm gì và không
được làm gì?. Những kiến thức pháp luật phổ thông đó thường không có tính
ổn định vì khi người ta nhận thức vấn đề tốt thì có hành động tốt và ngược lại
nhận thức hạn chế hoặc không có hiểu biết về pháp luật thì thường có những
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Điều này sẽ kìm hãm sự phát
triển của xã hội.
Hai là, ý thức pháp luật lý luận: phản ánh sâu sắc, đầy đủ mối liên hệ
bên trong, bản chất, vai trò, cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Đây là ý thức
pháp luật của các chuyên gia pháp lý, các nhà khoa học, những người có thẩm
quyền ban hành và áp dụng pháp luật. Vì vậy mà có tính khoa học và ổn định
14
rất cao, nó là những quan điểm lý luận cơ bản về nhận thức bản chất, vai trò
giá trị xã hội của pháp luật phù hợp với tri thức chung của xã hội. Ví dụ như:
qua thực tiễn các vụ tai nạn giao thông đường bộ thường gây ra hậu quả là
chấn thương sọ não dẫn đến chết người hoặc làm tê liệt toàn thân mà y học
gọi là sống đời sống thực vật (sống mà như chết). Chính vì điều đó, để đảm
bảo an toàn tính mạng cho con người, pháp luật quy định bắt buộc đội mũ bảo
hiểm khi ngồi hoặc điều khiển xe gắn máy…
Ba là, ý thức pháp luật nghề nghiệp: là ý thức có tính chuyên biệt rất
sâu theo từng lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt là của những người làm nghề
luật. Đây là bộ phận ý thức pháp luật sử dụng pháp luật như là phương tiện
hành nghề.
Căn cứ vào chủ thể pháp luật có 3 loại ý thức pháp luật, cụ thể:
- Ý thức pháp luật cá nhân: đó là các quan điểm, tư tưởng, tình cảm,
tâm lý, thái độ của từng con người cụ thể đối với pháp luật và chịu sự tác
động của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và khả năng
của từng người.
- Ý thức pháp luật nhóm: gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm
của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật.
- Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức pháp luật của một bộ phận cầm
quyền trong xã hội, đại diện cho cả xã hội, chứa đựng các tư tưởng, quan
điểm pháp lý về vấn đề cơ bản nhất của pháp luật và thường được thể hiện
trong nội dung pháp luật của đất nước [22; tr. 32- tr. 34].
b. Các cấp độ biểu hiện của ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật là cơ sở hình thành văn hóa pháp lý của chủ thể pháp
luật, tạo cho chủ thể có khả năng và kỹ năng sử dụng cơ chế điều chỉnh pháp
luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân mình, cho Nhà nước và
cho xã hội, nhằm xử sự đúng đắn và phù hợp trong các mối quan hệ. Do đó, ý
15
thức pháp luật được tạo nên bởi hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật, cụ
thể:
Thứ nhất, Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm và
học thuyết về pháp luật còn được gọi là nhận thức pháp lý, bao gồm các tri
thức của con người về pháp luật, các hiện tượng liên quan đến pháp luật và
quá trình điều chỉnh pháp luật…được khái quát hóa thành lý luận, học thuyết
về nhà nước và pháp luật. Tư tưởng pháp luật là kết quả của sự phản ánh một
cách tự giác, có mục đích, có tính tổ chức cao của các hoạt động tư duy lý
luận. Chính vì vậy, mà tư tưởng pháp luật là bộ phận chủ yếu của ý thức pháp
luật, được hình thành một cách tự giác, phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu
sắc, khách quan mang tính hệ thống và khoa học có tác dụng soi sáng, định
hướng cho tâm lý pháp luật. Những chủ thể có tri thức pháp luật cao sẽ có khả
năng nhận thức pháp luật chính xác và có ý thức tuân thủ tốt các quy định của
pháp luật. Ví dụ như: khi lưu thông trên đường theo quy định của luật giao
thông đường bộ Việt Nam đi về bên tay phải, đi đúng làn đường quy định,
tuân thủ tín hiệu giao thông…sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân
mình, với những người xung quanh và toàn xã hội. Bởi hạt nhân của tư tưởng
pháp luật là những tri thức pháp luật (sự nhận thức, hiểu biết khoa học và nắm
bắt các quy định pháp luật) được biểu hiện thông qua hành vi, hành động của
con người trong cuộc sống. Trong đời sống xã hội, tri thức pháp luật giữ vai
trò vô cùng quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân, đó là yếu tố tạo thành
nhân cách, năng lực và trình độ hiểu biết, đối với xã hội có tác dụng phát huy
sức mạnh và năng lực sáng tạo của mỗi thành viên, đối với quốc gia là động
lực thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Ở Việt Nam, các tư tưởng pháp luật là sự kế thừa và kết hợp hài hòa
của nhiều quan niệm, quan điểm pháp luật khác nhau. Bao gồm các quan
niệm, quan điểm pháp luật dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
16
tưởng Hồ Chí Minh được củng cố và phát triển, các quan điểm pháp luật tiến
bộ của các đối tác trong quan hệ song phương, đa phương và với quốc tế lẫn
các quan niệm quan điểm vẫn còn tồn tại làm cho tư tưởng pháp luật Việt
Nam thêm phong phú, đa dạng. Vì vậy, trong quá trình củng cố, phát triển các
tư tưởng pháp luật của đất nước cần phải: “Tiếp tục đổi mới tư duy, tăng
cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những
vấn đề bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về Đảng cầm
quyền và công tác xây dựng Đảng; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về tổ chức và hoạt động
của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân…”[18; tr. 58, 59].
Phấn đấu xây dựng và phát triển các quan niệm, quan điểm pháp luật ở
Việt Nam trở thành một hệ tư tưởng pháp luật tiên tiến, phù hợp nhất với điều
kiện phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập xu thế quốc tế hóa toàn
cầu, nhằm: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”[18; tr. 59].
Thứ hai, tâm lý pháp luật là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái
độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý cụ thể khác. Tâm lý
pháp luật bị chi phối bởi hệ tư tưởng pháp luật, nó phụ thuộc rất nhiều vào
đặc điểm và trình độ nhận thức lý luận của cá nhân. Nhưng đồng thời cũng là
tiền đề thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các quan điểm, tư tưởng
pháp luật phù hợp. Tâm lý pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện
hành vi pháp luật hợp pháp của chủ thể và góp phần nâng cao phẩm giá, nhân
cách con người, từ đó hình thành trách nhiệm của mỗi người với bản thân, với
gia đình và với quê hương đất nước. Bởi tâm lý pháp luật chứa đựng trong nó
những rung động về tâm hồn của con người, điều chỉnh hành vi bằng niềm
17
tin, sự hiểu biết, sự trân trọng hay thù hằn, định kiến, ác cảm….đối với pháp
luật, quá trình điều chỉnh pháp luật do ảnh hưởng của những giao tiếp trong
đời sống thực tiễn xã hội.
Ở nước ta trong thời gian qua, chưa quan tâm đúng mức vai trò quan
trọng của tâm lý pháp luật, chúng ta chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ tư
tưởng pháp luật mà chưa thật sự chú ý tới việc củng cố, định hướng để hình
thành thái độ, tình cảm pháp luật đúng đắn trong đời sống xã hội. Do đó, mà
tâm lý pháp luật ở nước ta diễn biến khá phức tạp, biểu hiện một bộ phận
không nhỏ dân cư chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật, thậm
chí xem nhẹ hay coi pháp luật chỉ là sự trói buộc hành vi của con người và tìm
mọi cách để trốn tranh, không tuân thủ các quy định của pháp luật trên mọi
lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là vi phạm các quy định của pháp luật giao
thông đường bộ biểu hiện: trên những đoạn đường, tuyến đường không có
Cảnh sát giao thông cắm chốt thì chúng ta dễ dàng thấy tận mắt thấy những
hành vi vi phạm Luật ATGT như không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hay
ngồi trên xe máy, vượt đèn đỏ, điều khiển xe máy chưa đủ tuổi theo luật định
chủ yếu là học sinh, đi ngược chiều, không đi đúng làn đường quy định, chở
quá số người quy định, vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện
thoại hay mang tai phôn khi điều khiển xe máy…..Tất cả những hành vi đó
nhằm thõa mãn trạng thái tâm lý “không ai làm được gì mình” hoặc “để thể
hiện mình trước mọi người” [22, tr. 67].
Vì vậy, việc thay đổi những tình cảm, thái độ pháp lý không phù hợp
nhằm tạo dựng, củng cố tâm lý pháp luật đúng đắn là việc làm hết sức khó
khăn ở nước ta hiện nay. Bởi tính chất bền vững của tâm lý trong ý thức của
mỗi con người. Muốn làm được điều đó, phải kiên trì, không ngừng nâng cao
ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi của con người theo đúng quy định của
pháp luật.