Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CỦA CÁC HỘ DÂN NHẬN KHOÁN ĐẤT TẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


VƯU NGUYỄN BÍCH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CỦA CÁC HỘ DÂN
NHẬN KHOÁN ĐẤT TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


VƯU NGUYỄN BÍCH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CỦA CÁC HỘ DÂN
NHẬN KHOÁN ĐẤT TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. DƯƠNG VĂN NI

2016


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tài là “Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên của
các hộ dân nhận khoán đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân” do học viên
Vưu Nguyễn Bích Nguyên thực hiện theo sự hướng dẫn của
TS.
Dương Văn Ni. Luận văn đã báo cáo và đã được Hội đồng chấm thông qua
ngày ….................................................................

Ủy viên

Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của bản thân và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Tác giả luận văn

Vưu Nguyễn Bích Nguyên

ii


LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên của các hộ
dân nhận khoán đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân” được hoàn thành
với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, đồng thời với sự tham
gia và hỗ trợ rất nhiệt tình của các hộ nông dân trong Trung Tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy
TS. Dương Văn Ni và ThS. Lê Văn Dũ. Các thầy đã giúp tôi định hướng, phân
tích dữ liệu trong quá trình thực hiện đề tài và cũng như góp ý để tôi hoàn
thành đề tài một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Nông nghiệp
Mùa Xuân đã hỗ trợ và cung cấp thông tin, đây là những căn cứ rất quan trọng
để đánh giá hiện trạng chính sách và hiện trạng tài nguyên của các mô hình.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên
và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện


Vưu Nguyễn Bích Nguyên

iii


TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện từ tháng 3/2016 đến tháng 9/2016 nhằm mục
đích đánh giá hiện trạng chính sách và sử dụng tài nguyên của các hộ dân
nhận khoán đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (TTNNMX) thông qua
khảo sát thực tế 105 hộ, trong đó 35 hộ trồng lúa 3 vụ (vụ Hè Thu), 35 hộ
trồng mía và 35 hộ trồng tràm. Vì trong TTNNMX chỉ giao khoán đất cho
người dân sản xuất lúa và mía, không giao khoán đất cho người dân trồng
tràm nên đề tài khảo sát thực tế 35 hộ dân trồng tràm bên ngoài để so sánh và
đối chiếu với hiện trạng canh tác tràm trong Trung tâm. Bên cạnh đó, phỏng
vấn cán bộ trong Trung tâm về hiện trạng chính sách giao khoán đất rừng cho
người dân nhằm bảo vệ và phát triển rừng.
Trước khi trở thành đơn vị độc lập tự thu tự chi TTNNMX trải qua 5 cấp
quản lý. Theo quy định của Nhà nước cho phép Lâm trường Mùa xuân giao
khoán đất cho hộ dân với mức giá 175kg lúa/ha với thời hạn 15 năm (20002015). Đến nay hợp đồng đã hết hạn, hợp đồng mới được kí kết với mức giá
thuê đất thay đổi 2.550.000-2.650.000 đồng/ha và thời hạn hợp đồng ngắn
hơn so với hợp đồng trước năm 2015 là 5-10 năm. So với hợp đồng giao
khoán trước đây, hợp đồng mới được kí kết thay đổi mức giá thuê đất chuyển
từ thu bằng thóc và tiền sang hẳn thu bằng tiền. Với giá thuê đất này,
TTNNMX nhằm khích lệ người dân làm nông nghiệp và cùng nhau bảo vệ và
giữ rừng vì lợi ích chung của cộng đồng.
Tổng chi phí đầu tư trung bình của mô hình canh tác mía 7,716±1,576
triệu đồng/công/năm cao hơn so với 2 mô hình canh tác lúa 4,885±1,295 triệu
đồng/công/năm và tràm 0,431±0,221 triệu đồng/công/năm. Chi phí đầu tư
giữa 3 mô hình canh tác lúa, mía và tràm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
p=0,05 qua phép thử Independent Samples T-test. Thu nhập của mô hình

trồng mía cao hơn mô hình lúa và tràm 14,188±4,566 triệu đồng/công/năm.
Qua phép thử Independent Samples T-test, ở mức ý nghĩa 5% thì thu nhập
giữa nhóm lúa và mía, giữa nhóm lúa và tràm có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê p=0,05. Bên cạnh đó, lợi nhuận bình quân của mô hình trồng mía là
cao nhất 6,471±4,022 triệu đồng/công/năm so với 2 mô hình lúa và tràm. Tuy
nhiên không có sự khác biệt đáng kể về lợi nhuận giữa mô hình mía và tràm
theo kết quả thống kê Independent Samples T-test p=0,05. Với mô hình lúa và
mía thì theo kết quả thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 5%. Cả ba mô hình canh tác trên đều cần nhiều lực lượng lao động, ba
mô hình canh tác đều thu hút lao động địa phương và tạo việc làm cho người
dân quanh vùng nhằm giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở địa phương.
iv


Người dân không có yêu cầu nhận thêm đất và cũng chưa có trường hợp
xin trả lại đất do phần đất giao hộ dân trồng mía và lúa vừa đủ nên họ không
có nhu cầu nhận thêm. Trồng tràm vừa có lợi ích về kinh tế vừa có lợi ích về
môi trường. Lợi ích trực tiếp là thu nhập từ tràm, lợi ích gián tiếp là nơi để
chim cư trú, sinh sống và ngoài ra phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó lợi
ích về môi trường là cân bằng hệ sinh thái, rừng là lá phổi xanh của đất nước
nói chung và của TTNNMX nói riêng. Ngoài ra tạo việc làm cho nhiều lao
động và tạo nguồn thu nhập cho người dân.
Để phát triển du lịch sinh thái người dân trong TTNNMX cần thống nhất
trồng lúa và mía theo kiểu sinh thái, mặc dù thu nhập không cao nhưng đem
lại hiệu quả cho môi trường. Vì vậy, người dân cần chính sách hỗ trợ ưu đãi
từ Trung tâm là hỗ trợ đồng nhất về giống lúa và mía nhằm tạo thảm thực vật
đồng nhất để phát triển du lịch, tập huấn quy trình sản xuất sạch đối với mô
hình lúa và mía.
Từ khóa: hợp đồng giao khoán, chính sách, mô hình canh tác, giá thuê
đất, Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.


v


ABSTRACT
This thesis was carry out from March 2016 to September 2016 with the
aim of assessing the current state policy and resource use of land contracted
households at Spring Agricultural Center through 105 households, of which
35 households growing 3 crops (summer rice), 35 households cane growers
and 35 households growing Melaleuca. TTNNMX only contracted people
producing rice and sugar cane, are not allocated to growers should Melaleuca
actual survey topics farmers planted 35 Melaleuca outside to compare and
contrast with the current state of farming Melaleuca Center. Because,
interviews Center staff on the status of forest land allocation policy to the
people for the protection and development of forests.
Before becoming an independent unit revenues expenditures TTNNMX
undergo 5 levels of management. Under the provisions of the State allows
TTNNMX allot land to farmers at a price of rice 175kg/ha for a period of 15
years (2000-2015). By early 2016 the contract has expired, a new contract
was signed with the land lease rates vary from 2.55 to 2.65 million VND/ha
and the contract term contracts shorter than 5-10 years before 2015 .
Compared to the previous allotment contract, the new contract was signed
changing switch from land rents collected in rice and money to really collect
cash. With this land rent, TTNNMX to encourage people engaged in
agriculture and jointly safeguard and keep the forests for the benefit of the
community.
The total average investment cost of sugarcane cultivation models
7.716±1.576 million VND/1000m2/year higher than 2 model rice cultivation
Melaleuca 4.885±1.295 million VND/1000m2/year and 0.431±0.221 million
VND/1000m2/year. Investment costs between 3 models rice, sugarcane and

indigo differ statistically significant p=0,05 through tests Independent
Samples T-test. The income of higher cane planting pattern rice and indigo
model 14.188±4.566 million VND/1000m2/year. Through tests Independent
Samples T-test, 5% significance level, the income between the rice and sugar
cane, rice and indigo between group difference was statistically significant
with p= 0,05. Besides, the average profitability of sugarcane model highest
was 6.471 ± 4.022 million VND/1000m2/year compared with 2 models of rice
and indigo. However there was no significant difference between the model
profitable sugarcane and indigo according to statistical results Independent
Samples T-test p=0,05. With rice and sugar cane, the model according to the
statistical results may differ significantly at 5% level of significance. All three
vi


models will need more cultivation of the workforce, three farming models are
attracting local workers and create jobs for the people around the area in
order to solve the unemployment locally.
People can not claim more land and there is no case please return the
land allocated land by sugarcane and rice farmers just enough so they do not
need to receive. Melaleuca has grown economically benefit both
environmental benefits. Direct benefit is income from Melaleuca, where
indirect benefits to resident birds, in addition to live and develop ecotourism.
Besides the environmental benefits are balanced ecosystems, forests are green
lungs of the country in general and in particular TTNNMX. Besides creating
jobs for many workers and create a source of income for the people.
To develop ecotourism in TTNNMX people need unified style rice and
sugarcane ecology, although the income is not high, but effective for the
environment. So people need preferential policy support from the Centre is to
support homogeneous rice and sugarcane to create uniform vegetation to
develop tourism, training and clean production processes to model rice and

sugarcane.
Keywords: allotment contracts, policies, farming, land rent, Spring
Agricultural Center.

vii


MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG..................................................................i
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................iii
TÓM TẮT.......................................................................................................iv
ABSTRACT....................................................................................................vi
MỤC LỤC...................................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.............................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.........................................................3
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................28
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................49
PHỤ LỤC......................................................................................................53

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thực trạng phân bố dân số của trung tâm

8

Bảng 2.2

Thực trạng hệ thống giao thông của Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân

10

Bảng 2.3

Thực trạng hệ thống cầu trong phạm vi trung tâm

11

Bảng 2.4

Tổng hợp các văn bản pháp luật về sử dụng và giao
khoán đất

18


Bảng 3.1

Số lượng mẫu phỏng vấn cán bộ làm việc tại TTNNMX

20

Bảng 4.1

Tổng hợp các văn bản pháp luật sử dụng trong giao
khoán đất

30

Bảng 4.2

Giới tính của người được phỏng vấn theo 3 mô hình
canh tác

34

Bảng 4.3

Độ tuổi của người được phỏng vấn theo 3 mô hình canh
tác

34

Bảng 4.4


Trình độ học vấn của người được phỏng vấn theo 3 mô
hình canh tác

35

Bảng 4.5

Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ theo 3 mô hình canh
tác

36

Bảng 4.6

Nhân khẩu của nông hộ theo 3 mô hình canh tác

37

Bảng 4.7

Nguồn lao động của nông hộ theo 3 mô hình canh tác

38

Bảng 4.8

Diện tích đất canh tác của nông hộ theo 3 mô hình canh
tác

39


Bảng 4.9

Tổng chi phí đầu tư của 3 mô hình canh tác

41

Bảng 4.10

Chi phí đầu tư, thu nhập và lợi nhuận trung bình của
nông hộ trên 3 mô hình canh tác

42

Bảng 4.11

Kết quả phân tích lợi ích và tác động của 3 mô hình canh
tác đến môi trường

43

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


Hình 2.1

Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

3

Hình 2.2

Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

6

Hình 4.1

Cơ chế quản lý từ trước khi thành lập Trung tâm đến nay

29

Hình 4.2

Khung chính sách giao khoán đất rừng của TTNNMX

31

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Al


Nhôm

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long



Cao đẳng

CN – TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Ctv

Cộng tác viên

CP

Chính phủ

ĐH

Đại học


ĐVT

Đơn vị tính

Ha

hecta

KBT

Khu bảo tồn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

TT

Thông tư

TTNNMX


Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

xi


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông –
lâm – ngư nghiệp, là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là
nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt của con người (Lê Tấn Lợi, 1999). Bên cạnh
đó, đất rừng cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của
con người. Cùng với sự phát triển xã hội, vai trò của tài nguyên đất và tài
nguyên rừng ngày càng trở nên quan trọng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý
sử dụng một cách hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, được sự quan
tâm của chính quyền Nhà nước, bằng nhiều giải pháp trong đó đặc biệt là
chính sách giao khoán đất rừng cho người dân nơi đây đã góp phần đáng kể
cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.
TTNNMX thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được thành lập theo
Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích tự nhiên là 1.434,89 ha, là nơi bảo tồn các
loài động, thực vật quý hiếm và là vùng người dân sống bằng các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất của các hộ nhân khoán là 578,93
ha (Quyết định 997/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân,
2011). Vì vậy, sinh kế của những hộ dân nơi đây điển hình bởi những hoạt
động canh tác sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, mía, và một số ít là tràm.
Thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước về giao khoán đất, trong
những năm qua TTNNMX đã và đang thực hiện trồng mới rừng tràm và cũng
có chính sách giao đất rừng cho người dân để sản xuất nông nghiệp góp phần

quản lý và bảo vệ rừng vì lợi ích chung của cộng đồng. Nhiều mô hình sản
xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc
sống của nhiều hộ dân. Chính sách giao đất cho người dân đã dần đi vào cuộc
sống và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho họ.
Bên cạnh những thành quả đạt được từ chính sách này vẫn còn một số
vấn đề bất cập, còn gặp nhiều khó khăn như công tác quản lý. Để góp phần
giải quyết vấn đề trên, tìm ra giải pháp sử dụng hiệu quả chính sách và quản lý
tài nguyên nhằm bảo vệ việc sử dụng tài nguyên lâu dài, đồng thời cải thiện
sinh kế nông hộ, đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên của các hộ
dân nhận khoán đất tại TTNNMX” được thực hiện. Kết quả của đề tài góp
phần đánh giá được hiện trạng chính sách và hiện trạng tài nguyên nông hộ
một cách phù hợp và hiệu quả, giảm được nhiều chi phí trong sản xuất, tăng
thu nhập từ đó góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.
1


1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên của các hộ nhận
khoán đất tại TTNNMX nhằm góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý tài
nguyên của TTNNMX cũng như sử dụng đất đai của hộ dân hợp lý và hiệu
quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng chính sách giao khoán đất tương ứng với các hệ
thống canh tác lúa 3 vụ, mía, tràm cho các hộ nhận khoán tại TTNNMX.
Phân tích, so sánh hiệu quả sử dụng tài nguyên đất cho từng loại hình
canh tác của các hộ nhận khoán tại TTNNMX góp phần cải thiện sinh kế cho
đời sống nông hộ.
Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên đối với các hộ nhận khoán
tại TTNNMX.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Phỏng vấn cán bộ TTNNMX và các sở ban ngành liên quan về chính
sách giao khoán đất ứng với 3 hệ thống canh tác.
Thực hiện phỏng vấn các hộ dân nhận khoán đất về hiện trạng hệ thống
canh tác lúa 3 vụ, mía, tràm tại điểm nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và
hiệu quả sử dụng tài nguyên cho từng hệ thống canh tác.
Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng tài theo hệ thống canh tác ứng với
chính sách giao khoán đất nhằm cải thiện sinh kế người dân.

2


CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy
theo song, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như: đường tỉnh 927, đường
928, Quốc lộ tiếp giáp các huyện, tỉnh khác nhau:
Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
(Cồng thông tin điện tử huyện Phụng Hiệp, 2015)

3



2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp
dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa
huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau (Cổng thông
tin điện tử huyện Phụng Hiệp, 2015).
2.1.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo với những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,80C), tháng 4 nóng nhất (nhiệt
độ trung bình 28,30C), vào tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,50C).
Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá
thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất
lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ
chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm (Cổng thông tin điện tử huyện Phụng
Hiệp, 2015).
2.1.1.4 Sông ngòi
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn
nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn
nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp (Cổng thông tin điện tử
huyện Phụng Hiệp, 2015).
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số
Dân số trung bình của huyện là 194.301 người, mật độ dân số 402
người/km2, dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.594
người), ở thành thị (23,707 người). Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính
gồm 03 thị trấn và 12 xã (Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp, 2014)

Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của huyện Phụng Hiệp là 16,9
triệu đồng/người/năm (theo giá hiện hành).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 10,47%.
Tỉ lệ hộ nghèo 22,34%. Giải quyết việc làm cho 5.061 lao động.
4


b. Tình hình kinh tế
 Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông
nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát
triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng
vùng. Năm 2014 toàn huyện gieo trồng được 52.707 ha lúa (3 vụ), sản lượng
312.356 tấn (Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp, 2014). Nhiều vùng
chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh
tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ
đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây
mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2014,
huyện Phụng Hiệp trồng được 9.554 ha, sản lượng 814.387 tấn, giá bán từ 780
– 960 đồng/kg (Phòng nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, 2014); gần trung tâm
huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy
đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn
huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp
còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào
chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước
đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng...
ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém
hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện

cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng,
thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2014 toàn
huyện thả nuôi 4021,05 ha cá các loại với sản lượng 30.657,5 tấn. Dựa vào lợi
thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn
như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã
quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
 Công nghiệp
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long
VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải
và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các
tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765
cơ sở CN - TTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản
5


lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thương mại,
dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.
2.2 Tổng quan về Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính của trung
tâm được xác định:
Phía Bắc và phía Đông giáp với phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy,
cách quốc lộ 1A khoảng 1 km.
Phía Nam giáp với Phân trường Phú Lợi, tỉnh Sóc Trăng.
Phía Tây giáp với xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp.


Hình 2.2 Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.
(Nguồn: Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân,2012)

b. Địa hình
6


TTNNMX có địa hình tương đối thấp trũng và bị chia cắt bởi các lung
bào tự nhiên. Một số khoảnh thường bị ngập nước quanh năm, thuận lợi cho
nuôi trồng thủy sản, cao trình của khu vực này biến đổi từ 0,3-0,8 m, thấp dần
từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
c. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng vùng Tây Nam Bộ
với nền nhiệt cao và ổn định, các chế độ gió, bốc hơi, ẩm độ không khí,…phân
hóa thành 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm là 26,6 0C, mức chênh lệch
giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,5-4 0C), nhưng mức chênh lệch
nhiệt độ trong ngày khá lớn; trong các tháng mùa khô dao động từ 24- -35 0C
và trong các tháng mùa mưa dao động từ 22-320C.
Chế độ mưa: Phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 dương lịch, với tổng lượng mưa chiếm
90% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm khá lớn, khoảng 1,946 mm, số ngày mưa trung
bình 189 ngày/năm.
Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm là 82,4%, cao nhất
94% và thấp nhất 62,2%; chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Lượng
bốc hơi bình quân 644 mm bằng 25 – 30% lượng mưa, các tháng mùa khô
lượng bốc hơi trên 50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương
lịch.
d. Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản Lộ và kênh

Sóc Trăng). Thủy triều trong ngày lên xuống 2 lần. Nói chung chế độ nước
phụ thuộc hoàn toàn theo mùa mưa và mùa khô.
2.2.2 Các phân khu chức năng
Căn cứ vào thực trạng và định hướng phát triển của Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân, 2012 có thể phân thành 5 khu chức năng:
Phân khu hành chính: gồm các công trình trụ sở cơ quan, khu tái định cư
– dân cư, hệ thống trường học, y tế, khu văn hóa – thể thao, khu vườn ươm
cây giống nông, lâm nghiệp.
Phân khu sản xuất nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi: với nhiệm vụ
chính là sản xuất lúa giống, mía giống, mía thượng phẩm; liên kết nuôi trồng
thủy sản kết hợp chăn nuôi. Tập trung chủ yếu khu vực từ đường Hoàng Hoa
Thám đến hết ranh giới của trung râm giáp đất dân xã Tân Phước Hưng.
7


Phân khu vườn chim: đây là khu vực cần được quản lý, bảo vệ để bảo tồn
động vật quý hiếm của tỉnh (các loài chim, cò), gồm các khoảnh 4, 5, 6, 7.
Phân khu du lịch sinh thái: sẽ phát triển ở các khoảnh 11, 12, 13 trong đó
các hoạt động có tiếng ồn sẽ phát triển tại khoảnh 13; khoảnh 11, 12 sẽ duy trì
quỹ đất rừng lớn, hạn chế phát triển các công trình có tiếng ồn, tránh ảnh
hưởng đến việc duy trì, bảo vệ loài chim.
Phân khu đất rừng: duy trì quỹ đất rừng tại các khoảnh 19, 20, 21, 22, 28,
29, 30 và một phần các khoảnh 22, 28, 31, 35. Đây là khu vực cần được
khoanh định, bảo vệ nhằm duy trì, bảo vệ các loài cây bản địa của địa phương
và đảm bảo về an ninh quốc phòng khi cần thiết.
2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm dân cư
Hiện dân số sống trong khu vực quản lý của trung tâm khoảng 497 hộ,
2.217 nhân khẩu (có 5 hộ dân tộc Khơ me), đây là lực lượng nhận khoán đất
sản xuất nông nghiệp chính của trung tâm.

Bảng 2.1 Thực trạng phân bố dân số của trung tâm
STT

Số hộ theo tuyến kênh

Số hộ

1

Tuyến kênh MX1

250

2

Tuyến kênh MX2

4

3

Tuyến kênh MX3

80

4

Tuyến kênh MX6

1


5

Tuyến kênh MX7

12

6

Tuyến kênh MX8

31

7

Tuyến kênh N1

43

8

Tuyến kênh N2

8

9

Tuyến kênh N4

59


10

Tuyến kênh MX12

4

Tổng cộng

497

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TTNNMX, 2012)

Theo hợp đồng giao khoán, hiện nay số hộ nhận khoán đất của trung tâm
là 635 hộ (nhiều hộ nông dân nhận hợp đồng cả tiểu khu và đội NTTS):
Tiểu khu: gồm 256 hộ, nhận khoán trồng mía 246,11 ha.
Đội NTTS: 379 hộ nhận khoán 332,82 ha; trồng lúa 129,37 ha, trồng mía
203,45 ha.
8


b. Đặc điểm kinh tế
 Về lâm nghiệp
Công tác tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên nên đất có rừng của trung
tâm được bảo vệ an toàn.
Trong năm tiến hành trồng mới được 29,50 ha.
Vệ sinh, tỉa thưa rừng 12,75 ha.
Dọn đường đi tuần tra 15,86 ha.
Khai thác rừng: Khai thác 9,82 ha tràm (năm 2010 chuyển sang).
 Về nông nghiệp

Diện tích đất khoán trồng mía: 449,56 ha, năng suất bình quân từ 80-100
tấn/ha.
Diện tích đất khoán trồng lúa: 129,37 ha, năng suất bình quân từ 7-8
tấn/vụ/ha.
Bảo lãnh cho nông dân vay vốn sản xuất năm 2010-2011: 6,454 tỷ đồng.
Nuôi thủy sản tập trung 31,2 ha; nuôi thủy sản kết hợp trên ruộng lúa, ao
vườn 30 ha.
 Hoạt động liên doanh, liên kết
Liên kết nuôi thủy sản trên diện tích 31,2 ha (tổng số có 24 ao, mỗi ao
tương đương 5.000 m2).
Lập tờ trình xin cải tạo đất lung, đất hoang tại khoảng 22 và 23, diện tích
khoảng 20 ha, sau đó liên doanh với các đối tác; khoảng 35, 36 khoảng 20 ha,
liên doanh trồng cây hàng năm kết hợp nuôi thủy sản.
2.2.4 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của TTNNMX
a. Giao thông
Nhìn chung, hệ thống giao thông của trung tâm còn yếu kém, mặt đường
nhỏ hẹp (1,5-3,5 m), chủ yếu chỉ lưu thông được xe 2 bánh (trừ đường Hoàng
Hoa Thám từ QL1A vào Trung tâm), cụ thể như sau:
Giao thông đối ngoại: chủ yếu thông qua tuyến đường Hoàng Hoa
Thám từ Quốc lộ 1A đến trụ sở của Trung tâm, dài 3,5 km, mặt nhựa, rộng
3,5m. Trong tương lai, để thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ và
thu hút khách du lịch cần phải nâng cấp mở rộng mặt đường từ 6,5-9 m và các
cầu.
9


Giao thông đối nội: chủ yếu kết hợp giữa bờ bao kênh thủy lợi với giao
thông nông thôn, tổng chiều dài 14,55 km, mặt rộng từ 2-3,5 m, trong đó trải
bê tông khoảng 6,03 km, cấp phối 2,45 km, đất 3,85 km.
Giao thông thủy: mạng lưới kênh mương tương đối hoàn chỉnh, các

kênh đào cơ giới lưu thông dễ dàng. Bờ kênh được sử dụng cho giao thông bộ
(sử dụng cho xe 2 bánh), đồng thời, dựa vào hệ thống kênh mương để làm nơi
kho bãi vận chuyển máy móc, phân bón, lúa, mía, nhập cây chuyển đi tiêu thụ.
Bảng 2.2 Thực trạng hệ thống giao thông của Trung tâm Nông nghiệp Mùa
Xuân
STT

Tên đường

Điểm
đầu

Điểm
cuối

Tổng cộng

Chiều Chiều Nền
dài rộng đường Ghi chú
(km) (m)
(m)
18,05

1

Đường Hoàng
Hoa Thám

3,50


5,00

12,50

Nhựa

2

Đường Mùa Xuân
Ranh tỉnh
Cầu số 3
2,22
- Phú Lợi
Sóc Trăng

2,00

10,00

Bê tông

5,00

Bêtông
3,33 km;
cấp phối
2,45 km;
đất 1,47
km


Cầu số 1 Cầu số 2

3

Đường Mùa Xuân
Ranh tỉnh
Kênh N1
7,25
1 (Bờ bao)
Sóc Trăng

4

Đường N1 (Bờ
bao)

5

Đường từ trung
tâm - cầu số 4

6

Kênh
Mùa
xuân 1

2,50

K. Mùa

Xuân 8

2,70

2,00

5,00

Nhựa 2
km, đất
0,7 km

Cầu số 3 Cầu số 4

0,67

3,50

5,00

Đất

Đường Mùa Xuân
Kênh N1 Kênh N4
8 (Bờ bao KV8)

1,71

2,00


5,00

Đất

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TTNNMX, 2012)

Hệ thống cầu: có 8 cầu bê tông, trong đó có 2 cầu mặt rộng 5 m (cầu số
1, 2), còn lại các cầu khác mặt xi măng bê tông rộng 1,5 m, Tuy nhiên, cầu qua
trụ sở trung tâm nhỏ hẹp, cần nâng cấp, sửa chữa.
Bảng 2.3 Thực trạng hệ thống cầu trong phạm vi trung tâm

10


STT

Tên cầu

Chiều rộng
cầu (m)

Loại cầu

Ghi chú

1

Cầu số 1

5,00


Xi măng

Qua kênh N1

2

Cầu số 2

5,00

Xi măng

Qua kênh N4

3

Cầu số 3 (qua trung tâm)

1,5

Bê tông

Qua kênh MX3

4

Cầu số 4 (7 Phước)

1,50


Bê tông

Qua kênh MX1

5

Cầu số 5 (5 Yêm)

1,50

Bê tông

Qua kênh N4

6

Cầu số 7

1,50

Bêtông

Qua kênh MX12

7

Cầu số 9 (Trạm bơm)

1,50


Bêtông

8

Cầu số 13

1,50

Bêtông

Qua kênh MX3

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của TTNNMX, 2012)

b. Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của trung tâm tương đối hoàn thiện, đảm bảo cho công
tác phòng chống cháy rừng và tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản với tổng chiều dài hệ thống kênh mương của trung tâm
khoảng 56,7 km, trong đó: kênh xáng múc 47 km, kênh khoảnh 9,7 km.
Tuy nhiên, do quá trình bồi lắng, xuống cấp nên dự kiến từ nay đến năm
2020 sẽ nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương nhằm phát triển sản xuất nông
nghiệp – thủy sản và phòng chống cháy rừng.
2.2.5 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại TTNNMX
Theo quyết định 290/QĐ-KBT ngày 25/7/2011 của Giám đốc Khu Bảo
tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tổng diện tích đất giao cho Trung tâm
Nông nghiệp Mùa Xuân quản lý, sử dụng là 1.434,89 ha, trong đó:
Diện tích giao cho trung tâm quản lý là 855,96 ha: Đất có rừng 431,2 ha,
đất chưa có rừng (lung, đìa) 170,91 ha, đất nuôi trồng thủy sản 31,2 ha, đất
khác (giao thông, thủy lợi, đất cơ sở hạ tầng khác) 222,65 ha.

Diện tích giao khoán cho hộ nông dân với thời gian giao khoán 5 năm
(2010-2015) 578,93 ha, trong đó: đất trồng lúa 129,37 ha, đất mía 449,56 ha,
được giao cho 635 hộ.
Ngoài ra, trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân còn có 8 tổ nhân dân tự quản
với 497 hộ, khoảng 2.217 nhân khẩu.
Nhìn chung, công tác quản lý sử dụng đất trong thời gian qua tốt, ít xảy
ra tranh chấp, khiếu kiện, các loại đất được giao sử dụng đúng mục đích, diện
tích rừng đảm bảo, diện tích rừng sau khi khai thác được trung tâm tiến hành
11


trồng mới, đảm bảo diện tích trên giao, công tác phòng chống cháy rừng tốt,
chưa xảy ra tình trạng cháy rừng.
2.3 Tổng quan về 3 hệ thống canh tác
2.3.1 Sản xuất lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cơ cấu lúa 3 vụ ở ĐBSCL gồm: Vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu
Đông.
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2009), “Trước đây, ĐBSCL chỉ trồng một vụ lúa
mùa trong mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 12, tháng giêng), không bón phân
hay phun thuốc, năng suất lúa rất thấp, chỉ vào khoảng 2-3 tấn/ha/năm. Kiểu
canh tác này rất than thiện với môi trường, bền vững và tồn tại hàng trăm năm.
Khoảng 40 năm trở lại đây, trước áp lực gia tăng dân số, cuộc “Cách
Mạng Xanh” đã cho ra đời những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, không
quang cảm, cùng với hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng và phân thuốc đã
cho phép ĐBSCL chuyển sang trồng 2 vụ lúa trong mùa nắng (từ tháng 12 đến
tháng 7 năm sau) đạt năng suất lên đến 10-12 tấn/ha/năm, giải quyết được vấn
đề lương thực trong nước và góp phần an ninh lương thực cho thế giới. Khi
chuyển sang trồng 2 vụ với giống lúa ngắn ngày năng suất cao này, mặc dù có
sử dụng nhiều phân và thuốc BVTV, nhưng mùa nắng vẫn có thời gian cày ải
đất, còn trong mùa nước nổi thì lúa được cắt vụ (từ tháng 8 đến tháng 11), đất

được nghỉ, nước nổi tự do tràn lên đồng ruộng đã khắc phục phần nào những
yếu tố bất lợi do kiểu canh tác này gây ra.
Trong những năm gần đây, một số nơi ở ĐBSCL đã làm đê bao (vùng
thượng nguồn ngăn nước nổi, còn vùng gần biển ngăn triều cường) để có thể
canh tác được 3 vụ lúa mỗi năm. Trồng lúa 3 vụ/năm đã giúp cho năng suất
lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng
lúa bị sử dụng vào mục đích khác.
Canh tác lúa 3 vụ/năm là kiểu canh tác không những còn trẻ đối với ta
mà lại còn rất trẻ đối với thế giới. Những nghiên cứu và bài học về tác động
của kiểu canh tác lúa liên tục nhiều vụ/năm đến môi trường, đến khía cạnh
kinh tế và xã hội còn rất ít. Tuy rằng kiểu canh tác này trước mắt có làm tăng
thêm sản lượng lúa, tạo công ăn việc làm cho nông dân, nhưng cần có những
nghiên cứu đồng bộ và dài hơi, đánh giá đúng mức những yếu tố có thể ảnh
hưởng đến sự ổn định của sản xuất và tính bền vững của môi trường.”
Mô hình canh tác thâm canh lúa (3 vụ/năm) là mô hình phát triển rất
nhanh về diện tích trong những năm gần đây, đặc biệt trên nhóm đất phù sa
ven sông Tiền và sông Hậu (Võ Thị Gương và ctv, 2009).
12


×