Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CÚU SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH TỪ CÂY DỪA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.99 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



NGUYỄN NGỌC CHIẾN

NGHIÊN CÚU SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH TỪ
CÂY DỪA TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



NGHIÊN CÚU SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH TỪ
CÂY DỪA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Giáo viên hướng dẫn: TS. HOÀNG XUÂN NIÊN
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC CHIẾN

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2007



LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỷ thuật nên đã có nhiều dạng, loại
vật liệu mới ra đời. Song không vì thế mà vật liệu gỗ mất đi vị thế của mình, vật
liệu gỗ vẩn được con người ưa chuộng và sử dụng rộng rải.
Nhu cầu sử dụng không ngừng tăng lên do sự phát triển sự phát triển của các
ngành kinh tế kỹ thuật và sự bùng nổ dân số. Trong khi diện tích rừng và đất rừng
ngày càng giảm xuống, dẩn đến khả năng cung cấp gỗ cũng ngày càng giảm xuống..
Đứng trước tình hình này để đáp ứng cho nhu cầu xã hội ngành chế biến gỗ đã
không ngừng vận động, phát triển…Ván nhân tạo là một thành quả của quá trình đó,
ván nhân tạo ra đời đóng một vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm và tận dụng
nguyên liệu gỗ cũng như lâm sản ngoài gỗ.
Ván nhân tạo có nhiều loại trong số đó ván ghép thanh ra đời sau nhưng có
những bước phát triển mạnh mẽ. Chúng được sử dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay ván ghép thanh đã dùng nhiều loại nguyên liệu gỗ khác nhau, nhưng
thân cây dừa thì hầu như chưa được ứng dụng nhiều. Từ trước tới nay chủ yếu để
khai thác cơm dừa và nước dừa. Do vậy để nâng cao hơn nữa giá trị sử dụng của
cây dừa và được sự đồng ý của thầy TS. Hoàng Xuân Niên cho phép chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài:
“NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH TỪ CÂY DỪA
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM”.
Qua đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ đưa thêm vào thị trường một sản phẩm
mới và làm tăng giá trị của cây dừa.
Trong quá trình thực hiện đề tài vì thời gian và điều kiện có hạn do đó đề tài
khó tránh khỏi những sai sót, vì vậy chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của cô thầy bạn bè để đề tài được hoàn hiện hơn.

i



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
 Gia đình tôi đã giúp đỡ động viên tôi suốt quá trình học tập, cũng như trong
thời gian thực hiện đề tài.
 Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt
là cô giáo, thầy giáo Khoa Lâm Nghiệp trong suốt thời gian vừa qua đã giảng
dạy, hướng dẩn và truyền đạt kiến thức thiết thực cho tôi.
 Thầy Hoàng Xuân Niên giáo viên hướng dẩn người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này.
 Ban giám đốc công ty chế biến gỗ Trường Tiền, cũng như các anh chị trong
công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
 Cảm ơn thầy cô bộ môn sức bền vật liệu Trường Đại Học Bách Khoa Thành
Phố Hồ Chí Minh.
 Toàn thể các bạn lớp CBLS 29 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu sản xuầt ván ghép thanh từ cây dừa trong phòng thí nghiệm
được thực hiện từ ngày 2 tháng 4 đến 30 tháng 6 năm 2007 tại phòng thí nghiệm
khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm TP HCM.
Với trử lượng khá lớn được trồng tập trung ở Duyên hải miền trung và Nam bộ
khoảng 185000 ha hay khoảng 17 triệu m3là rất đáng quan tâm xây dựng thành
ngành công nghiệp chế biến gỗ dừa.
Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm, chúng tôi bước đầu xây dựng
được quy trình sản xuất ván ghép thanh từ nguyên liệu dừa có thể ứng dụng vào
thực tế sản xuất.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy dừa có những đặc điểm khác
gỗ: Cây dừa dáng thẳng đứng, ít khuyết tật, không có tia gỗ. Tính chất cơ lý, khối

lượng thể tích phụ thuộc vào tuổi cây và vị trí trên thân cây. Nhưng có thể chia theo
mặt cắt ngang ra 3 vùng có khối lượng riêng tương đối đồng nhất (I, II, III tính từ
ngoài vào tâm) và tiến hành ghép không nối đầu cùng lớp với nhau của các cây
cùng độ tuổi. lượng keo dùng từ 200 – 250 g/m2, thời gian ép từ 30 – 35 phút.
Sau khi ép 3 loại ván có 3 vùng tỉ trọng khác nhau trên thì ván lớp I đạt tiêu
chuẩn sử dụng hàng mộc trong nhà, ván lớp II, lớp III tuy có sự ổn định nhưng
cường độ cơ học không đạt cần tiến hành lợp mặt mới sử dụng được trong sản xuất
hàng mộc.

iii


SUMARY
Name of project: The research of processing lamiboard in the laboratory
Time: April 2 to June 30, 2007
At Forestry Faculty’s laboratory of Nong Lam University, Ho Chi Minh City.

A rather big reserve of coconut trees which are centrally planted in the
Middle Coast and Southern region is about 185000 hectares or 17 million m3 that
should be concerned in constructing the coconut wood processing industry.
By the method of experimental project, we have first constructed a process of
producing lamiboard from the coconut trees that can be applied in producing reality.
Through our researching process, we have recognized that coconut has some
different characteristics compared to wood.
The coconut tress is rather straight has a small level of peak flattening. It has
a little flaw and no ray of wood. Its mechanical and physical characteristic, weight
and volume depend on the tree’s age and its position on the trunk. But we can
divide it according to a diametral plane into three areas of private weight which are
relatively identical (I, II, III from the outside to the centre) and complement joining
without connecting head with the same layer of the same age trees. (The best age is

between 50 to 60). The amount of used glue is between 200 to 250g/m2. Time for
joining is between 30 to 35 minutes.
After joining the above 3 board categories which have three different private
weight areas, the first layer of board can reach the standard of being used as indoor
wood products. Although the second and third layer boards have stability, the
mechanical intensity is not good. So they should be carried out covering a new
surface to apply in producing indoor wood products.

iv


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... ii
SUMARY ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC H ÌNH .................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ix
Chương I MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Sơ lược tình hình chế biến gỗ dừa và triển vọng .................................1
1.2. Tính cấp thiết đề tài ..............................................................................1
1.3. Mục đích đề tài .....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng .........................................................2
1.6. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
Chương II TỔNG QUAN .......................................................................................4
2.1 Về cây dừa .............................................................................................4
2.1.1. Tên gọi...............................................................................................4
2.1.2. Điều kiện sinh trưởng, đặc tính sinh thái ..........................................4

2.1.3 Thân cây dừa – Nguồn nguyên liệu chế biến lâm sản tiềm năng.......7
2.1.3.1 Trử lượng.........................................................................................7
2.1.3.2 Cấu tạo.............................................................................................7
2.1.3.3 Tính chất cơ lý của gỗ dừa ..............................................................9
2.1.3.4 Những chất chứa trong thân cây dừa.............................................10
2.2 Nhu cầu sản xuất ván ghép thanh ........................................................10
Chương III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................12
3.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................12

v


3.1.1 Ván ghép thanh: Sự hình thành và phát triển ...................................12
3.1.2 Nguyên lý tạo ván ............................................................................12
3.2 Một số ảnh hưởng đến chất lượng ván ghép thanh .............................17
3.2.1 Ảnh hưởng nguyên liệu đến chất lượng ván ghép thanh .................18
3.2.2. Ảnh hưởng các yếu tố công nghệ đến chất lượng ván ghép ...........18
3.3 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .............................19
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................19
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................23
3.3.2.1Phương pháp cổ điển ......................................................................23
3.3.2.2 phương pháp thực nghiệm ............................................................24
3.4 Một số yêu cầu trong ván ghép thanh .................................................27
Chương IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................29
4.1. Quy trình sản xuất thử ván ghép từ dừa không phủ mặt ....................29
4.2 Kết quả thí nghiệm của ván .................................................................34
4.2.1 Tính chất của ván .............................................................................34
4.2.1.1 Khối lượng thể tích ván .................................................................36
4.2.1.2 Độ hút nước của ván .....................................................................36
4.2.1.3 Độ trương nở của ván ....................................................................37

4.2.1.4 Độ ẩm của ván ...............................................................................37
4.2.1.5 Ứng suất trượt................................................................................38
4.3 Đánh giá kêt quả nghiên cứu ...............................................................38
4.3.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu ............................................................38
4.3.1.1 Ảnh hưởng của độ tuổi ..................................................................38
4.3.1.2 Ảnh hưởng vị trí trên thân cây ......................................................38
4.3.1.3 Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến chất lượng ván ................39
4.3.2 Ảnh hưởng của thông số ép ..............................................................40
4.3.2.1 Ảnh hưởng của lượng keo .............................................................40
4.3.2.2 ảnh hưởng của thời gian ép ..........................................................40
4.3.3 Ảnh hưởng của các giải pháp kết hợp đến chất lượng ván .............40

vi


4.3.4 Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế ..............................................................41
Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................42
5.1 Kết luận ...............................................................................................42
5.2 Kiến nghị .............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................44
PHỤ LỤC ...............................................................................................................44

vii


DANH MỤC CÁC H ÌNH
Hình 2.1 Cây dừa ven biển .......................................................................................5
Hình 2.2 Cây dừa non ..............................................................................................5
Hình 2.3 Mô phổng chia vùng trên mặt cắt ngang cây dừa......................................8
Hình 3.1a: Nối răng lược đơn.................................................................................13

Hình 3.1b Nối răng lược kép ..................................................................................13
Hình 3.2: Nối xiên góc ...........................................................................................14
Hình 3.3: Nối xiên góc ...........................................................................................14
Hình 3.4: Sơ đồ mối ghép không dán keo ..............................................................16
Hình 3.5: Mối ghép bằng keo dán từng đoạn .........................................................16
Hình 3.6: Sơ đồ mối ghép cạnh âm dương .............................................................17
Hình 3.7: Sơ đồ ghép cạnh mộng thẳng .................................................................17
Hình 3.8 Sơ đồ ghép thanh tạo ván ........................................................................20
Hình 3.9 Sơ đồ ghép thanh tạo ván ........................................................................20
Hình 3.10 Sơ đồ ghép thanh tạo ván ......................................................................20
Hình 3.11 Sơ đồ ghép thanh tạo ván ......................................................................21
Hình 3.12 Sơ đồ ghép thanh tạo ván ......................................................................21
Hình 3.13 Sơ đồ ghép thanh tạo ván ......................................................................21
Hình 4.1: Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép từ nguyên liệu dừa
không phủ mặt. ........................................................................................................29
Hình 4.2 mô phổng sơ đồ xẻ...................................................................................31

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng dừa của một số địa phương Việt Nam .....................................6
Bảng 2.2 Thông tin chung về cây dừa khu vực Nam Bộ .........................................6
Bảng 2.3 Thông tin về thân cây dừa ........................................................................7
Bảng 3.1: Biến thiên các yếu tố công nghệ. ...........................................................24
Bảng 3.2: Ma trận thí nghiệm dạng mã hoá ...........................................................25
Bảng 4.1.a Ma trận thí nghiệm mã hóa và kết quả ván lớp I..................................34
Bảng 4.1.b Ma trận thí nghiệm mã hóa và kết quả ván lớp II ................................35
Bảng 4.1.c Ma trận thí nghiệm mã hóa và kết quả ván lớp III ...............................35
Bảng 5.2 Giá thành sản phẩm .................................................................................41


ix


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1. Sơ lược tình hình chế biến gỗ dừa và triển vọng
Các tỉnh trồng dừa ở miền nam đều có xưởng chế biến gỗ dừa, song với quy
mô nhỏ, gổm 1-2 cưa CD4 và 1-3 cưa đĩa, một số địa phương có các cơ sở sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ.
Công nghệ gia công và thiết bị gần giống như trong gia công gỗ. Công nghệ
chế biến dừa hiện đang còn mang tính tập quán cũ, hiệu quả thấp.
Mặt hàng từ cây dừa hiện có trên 20 nhóm, nhìn chung hiện nay vẩn chưa có
nhiều tác động khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng thân cây dừa nói
riêng và cây dừa nói chung.
Nhưng với trử lượng khá lớn và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hứa hẹn cây
dừa sẽ đem lại nguồn nguyên liệu quan trọng trong chế biến nông lâm sản.
1.2. Tính cấp thiết đề tài
Hiện nay nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu về gỗ
càng tăng. Nhưng một trử lượng lớn thân cây dừa chưa được quan tâm khai thác
hiệu quả. Do vậy cần có những nghiên cứu để làm tăng khả năng sử dụng thân cây
dừa trong chế biến lâm sản. Đề tài ra đời nhằm giải quyết phần nào vấn đề đó.

Trang 1


1.3. Mục đích đề tài


Mục đích chính của đề tài là sản xuất thử ván ghép thanh từ cây dừa


đảm bảo được tiêu chí kỷ thuật..


Mở rộng hướng sử dụng cây dừa.

Các nội dung nghiên cứu trong đề tài


Xác định một số tính chất cơ lý cây dừa có khả năng ảnh hưởng đến

quá trình ghép ván.


Nghiên cứu phương pháp ghép thanh cho cây dừa.



Nghiên cứa ảnh hưởng một số thông số công nghệ sản xuất tới tính

chất của ván.


Xác định tính chất của ván sản xuất thử.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết hình thành ván ghép thanh từ gỗ và thực nghiệm đối
với gỗ dừa để xác định chế độ công nghệ ghép thanh gỗ dừa.
1.5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, xác định đặc điểm tính chất nguyên liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng ván, phương pháp ghép hợp lý.
Phạm vi sử dụng
Ván ghép thanh từ cây dừa được sử dụng trong hàng mộc, trang trí nội thất …
có thể thay thế cho ván ghép thanh từ gỗ hoàn toàn.

Trang 2


1.6. Đối tượng nghiên cứu
Hiện nay dừa đang được ứng dụng ngày càng nhiều vào ngành chế biến gỗ,
đối tượng nghiên cứa của đề tài là thân cây dừa trồng tại Bến Tre.

Trang 3













×