Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC RỪNG CÓ NGUY CƠ BỊ LẤN CHIẾM CAO TẠI XÃ LONG MÔN, HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.92 KB, 69 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

-----ý ¯-----

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HUYỀN

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT
LÂM NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC RỪNG
CÓ NGUY CƠ BỊ LẤN CHIẾM CAO TẠI XÃ
LONG MÔN, HUYỆN MINH LONG,
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2007

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

-----ý ¯-----

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT LÂM
NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC RỪNG
CÓ NGUY CƠ BỊ LẤN CHIẾM CAO TẠI XÃ
LONG MÔN, HUYỆN MINH LONG,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Quốc Bình
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Huyền

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
FORESTRY FACULTY

-----ý¯-----


LEARNING ABOUT FOREST LAND ALLOCATION REAL
SITUATION AND DEFINE INVATED DANGEROUS
FOREST AREA IN LONG MON COMMUNE,
MINH LONG DISTRICT,
QUANG NGAI PROVINCE

Thesis Advisor: MSc. Nguyen Quoc Binh
Executorial Student: Nguyen Thi Phuong Huyen

Ho Chi Minh City, 08/2007

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

TÓM TẮT
Đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc quản lý quá trình giao
đất lâm nghiệp và xác định khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm cao tại xã
Long Môn, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của việc giao đất và sử dụng đất lâm
nghiệp tại địa phương. Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các cơ sở sau:
-

Tìm hiểu việc quản lý quá trình giao đất tại xã Long Môn.

-


Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

-

Xác định những khu vực đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và dự kiến những
khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm cao.
Để đạt được những mục tiêu này, phương pháp sử dụng chủ yếu là phỏng

vấn từ hai nguồn: hộ gia đình và nguồn thông tin chủ chốt thu thập từ nhóm các
cơ quan quản lý rừng. Ngoài ra, việc thu thập thông tin từ các nguồn thứ cấp gồm
bản đồ và tài liệu liên quan phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp xử lý và phân
tích thông tin thực hiện bằng phần mềm Excel và Arcview Gis 3.3.
Dựa trên các nguồn thông tin thu được để xác định hình thức giao đất, việc
quản lý của các cơ quan sau khi giao và tình hình sử dụng đất của người dân. Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp tìm ra được những bài học kinh nghiệm trong việc quản
lý quá trình giao đất. Đây là cơ sở để xác định các biện pháp quản lý bảo vệ rừng
hợp lý đồng thời đẩy mạnh công tác khuyến nông khuyến lâm nhằm cải thiện
canh tác đối với người nghèo nhận đất.
Thông qua việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc đất lâm nghiệp bị
xâm chiếm và điều kiện tự nhiên tại những nơi đã bị xâm chiếm để xác định các
khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm cao. Sản phẩm của quá trình này là bản đồ
phân bố khu vực rừng có nguy cơ dựa trên nguyên tắc chồng lớp từ các bản đồ
khác nhau. Tổng diện tích có nguy cơ bị lấn chiếm cao là 2.081,55 ha phân theo
hai cấp độ dốc dễ bị xâm phạm. Thông tin này sẽ rất hữu ích trong việc cảnh báo
đối với các cơ quan quản lý bảo vệ rừng để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm bảo
vệ, phát triển rừng một cách hiệu quả và qui hoạch đất lâm nghiệp hợp lý.

4



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

SUMMARY
The study is aimed to learning about forest land entrusting management real
situation and define invated dangerous forest area in Long Mon commune, Minh
Long district, Quang Ngai province. It is especially important in process entrust
land and forest landuse effect asessment at this local. The specific objectives of
this study are as follow
-

Learning about forest lands entrusting process management situation in
Long Mon commune.

-

Analysis the cause go to invated forest land.

-

Define invated forest lands area and predict hight invated dangerous forest
area .

To reach these objectives, interview is important (essential) method, include
information from two source: households and forest management agency. Instead
of, the information gathering are as maps and interrelationship data for service
studying. Using Excel and Arview Gis 3.3 software to analysis and manage
information.
Base on these informations to define entrusting land form, management of

agency after land entrusting and landuse situation of entrusted person.
Result of studying will help finding the experience lessons in this process
management. This is basic to define safeguard and management method
reasonably, promote operation to improve cultivation for the poor person who
got land.
Cross the cause analysis go to invates forest land and define natural
conditional at the invated area to pridiction dangerous forest area, base on
overlay different maps method. Product of this process is dangerous area
distribute map with sum area: 2.081,55 hectares forest lands of two elevation
layer. This information will be useful in warning to get manage in time, aims to
safeguard and development reasonably.

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt ...................................................................................................................... i
Summary .................................................................................................................. ii
Danh sách từ viết tắt ................................................................................................. iii
Danh sách các bảng và hình ..................................................................................... iv
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan
2.1.1. Kinh nghiệm phát triển LNXH ở các nước trong khu vực châu Á ................ 4
2.1.2. Khái quát về giao đất lâm nghiệp .................................................................... 6
2.1.3. Tình hình giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp ở một số tỉnh ở nước ta........... 8
2.1.4. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại xã Long Môn .................................... 10
2.1.4.1. Hiện trạng tự nhiên .................................................................................... 10
2.1.4.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn ............................................... 12
2.1.5. Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp bằng hệ thống thông tin địa lý
(Geomatic Information System, GIS) ..................................................................... 12
2.1.5.1. Giới thiệu phần mềm ArcView GIS 3.3 .................................................... 13
2.1.5.2. Mô hình dữ liệu dạng Vector và Raster .................................................... 13
2.2. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 14
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 14
2.2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 14
2.2.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 15
2.2.1.3. Khí hậu ...................................................................................................... 15
2.2.1.4. Đất đai ....................................................................................................... 15
2.2.1.5. Thủy văn ..................................................................................................... 16
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 16
2.2.2.1. Dân số và dân tộc ...................................................................................... 16
2.2.2.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp ......................................................... 16
2.2.2.3. Giao thông – Thủy Lợi .............................................................................. 17
2.2.2.4. Giáo dục – Y tế – Văn hóa và tín ngưỡng ................................................. 17

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI


2.2.3. Đánh giá chung về địa điểm nghiên cứu ...................................................... 18
2.2.4. Các chính sách và nghiên cứu đã thực hiện tại địa phương ......................... 19
2.3. Những nghiên cứu đã thực hiện ...................................................................... 20
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22
3.2.1. Ngoại nghiệp ................................................................................................ 22
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 22
3.2.2. Nội nghiệp .................................................................................................... 24
3.2.2.1. Xử lý thông tin .......................................................................................... 24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Quá trình thực hiện giao đất tại xã Long Môn ................................................ 27
4.1.1. Hình thức giao đất lâm nghiệp ..................................................................... 27
4.1.1.1. Tiến trình giao đất tại địa phương .............................................................. 27
4.1.1.2. Cơ cấu tổ chức thành lập việc giao đất ...................................................... 29
4.1.1.3. Tiến trình triển khai kế hoạch giao đất ...................................................... 29
4.1.1.4. Kết quả việc đo đạc, giao đất lâm nghiệp đến năm 2006 .......................... 31
4.1.2. Hình thức quản lý đất của các cơ quan sau khi giao .................................... 32
4.1.3. Tình hình sử dụng đất của người dân trên đất rừng được giao .................... 33
4.1.4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tiến trình giao đất .................... 35
4.2. Các nguyên nhân dẫn đến việc đất lâm nghiệp bị lấn chiếm .......................... 37
4.2.1. Các nguyên nhân dẫn đến việc đất lâm nghiệp bị lấn chiếm từ phía các cơ
quan quản lý ............................................................................................................ 37
4.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến việc lấn chiếm đất từ phía người được giao đất . 40
4.3. Những khu vực đất lâm nghiệp bị lấn chiếm .................................................. 41
4.3.1. Điều kiện tự nhiên tại các khu vực lựa chọn để lấn chiếm .......................... 41
4.3.2. Các yếu tố về xã hội dẫn đến các khu vực bị lấn chiếm .............................. 43
4.4. Dự đoán những khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm .................................. 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận ........................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ A

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Phụ lục .................................................................................................................... B

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BĐRG: Bản đồ ranh giới.
BĐĐH: Bản đồ địa hình.
BĐHTR: Bản đồ hiện trạng rừng.
BĐPB: Bản đồ phân bố.
DEM: Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model).
DL: Dữ liệu
LNXH: Lâm nghiệp xã hội
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
GĐLN: Giao đất lâm nghiệp
QSDĐ: Quyền sử dụng đất.
SX: Sản Xuất
TN SX: Tự Nhiên Sản Xuất
UBND: Ủy ban nhân dân

8



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hiện trạng đất rừng xã Long Môn .......................................................... 11
Bảng 4.1: Kết quả hiện trạng giao đất lâm nghiệp đến năm 2006 .......................... 32
Bảng 4.2: Hình thức sử dụng đất được giao của người dân trên địa bàn ................ 34
Bảng 4.3: Phân tích thuận lợi, khó khăn của các bên tham gia .............................. 36
Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích và đối tượng giao đất đến năm 2005 ....................... 38
Bảng 4.5: Thống kê diện tích đất chưa có rừng năm 2005 ..................................... 42
Bảng 4.6: Hiện trạng tự nhiên tại nơi lấn chiếm ở 4 thôn ....................................... 42
Bảng 4.7: Khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm ở cấp độ dốc 100 - 250 ............. 48
Bảng 4.8: Khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm ở cấp độ dốc 250 - 350 ............. 49
Bảng 4.9: Thành phần các loại rừng có nguy cơ bị lấn chiếm ................................ 49

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Nhà nghỉ trên đất rừng Sóc Sơn .............................................................. 8
Hình 2.2: Phá rừng trồng keo lai ............................................................................. 9
Hình 2.3: Dữ liệu không gian lưu trữ dưới dạng số ................................................ 14
Hình 2.4: Sơ đồ ranh giới hành chính ..................................................................... 15
Hình 3.1: Sơ đồ thực hiện xác định vùng nguy cơ .................................................. 26
Hình 4.1: Sơ đồ ven thể hiện mức độ tham gia của các bên liên quan ................... 27
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia họp giao đất ..................................... 30
Hình 4.3: Sơ đồ thực hiện giao đất tại thực địa ....................................................... 31
Hình 4.4: Biểu đồ phân tích sử dụng đất ................................................................. 35
Hình 4.5: Tình hình xử lý vi phạm .......................................................................... 39
Hình 4.6: Bản đồ phân bố các cấp độ dốc ............................................................... 44

Hình 4.7: Bản đồ phân bố loại đất .......................................................................... 45
Hình 4.8: Sự phân bố đất nâu đỏ và nâu vàng theo cấp độ dốc .............................. 46
Hình 4.9: Bản đồ phân bố kiểu rừng ....................................................................... 47
Hình 4.10: Bản đồ phân bố kiểu rừng theo cấp độ dốc 100 - 250 ........................... 48
Hình 4.11: Bản đồ phân bố kiểu rừng theo cấp độ dốc 250 - 350 ............................ 49

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 - Đặt vấn đề
Xã Long Môn, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi có thành phần dân tộc
chiếm 95% là người dân tộc H’re. Sinh kế của người dân chủ yếu vẫn còn phụ
thuộc vào rừng như thu hái lâm sản và canh tác nương rẫy. Bên cạnh đó, trình độ
canh tác lạc hậu, tập tục canh tác nương rẫy vẫn còn khá phổ biến, chưa áp dụng
cải tiến canh tác nên mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Phần lớn, người H’re
chưa biết cách tận dụng nguồn tài nguyên đất rừng do kinh tế còn nhiều khó khăn
và trình độ thấp kém, thu nhập bình quân chỉ đạt 51.600đ/người/tháng (Niên
giám thống kê năm 2006 - UBND huyện Minh long ).
Những năm gần đây, phong trào trồng keo lai diễn ra khá sôi động tại huyện
Minh Long. Nhiều hộ gia đình đua nhau trồng keo dẫn đến tình trạng phá rừng
trái phép, chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Theo thống
kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Minh Long có 23/219 hộ gia đình
được giao đất rừng thuộc xã Long Môn đã chuyển nhượng đất được giao cho
người Kinh trong chương trình giao đất giao rừng tính từ năm 2000 đến năm

2005. Tình trạng này dẫn đến việc xâm chiếm đất lâm nghiệp trái phép của người
dân trong nhiều năm qua. Hàng trăm hec-ta đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm làm
đất sản xuất nông nghiệp và canh tác nương rẫy ( theo ước tính quy hoạch ba loại
rừng năm 2006 - Trung tâm tư vấn nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Quảng Ngãi ). Hậu quả nghiêm trọng mà các cơ quan chức năng nhận định là
việc tích lũy đất lâm nghiệp tập trung vào một số ít nhóm hộ khá giả, trong khi
quỹ đất đai ngày càng bị thu hẹp, người dân địa phương thiếu đất canh tác phải
khai hoang ở những vùng mới. Đặc biệt, thực trạng canh tác nương rẫy do áp lực
dân số và nhu cầu lương thực dẫn đến nhu cầu đất đai ngày càng cao.
Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do trong những năm trước đây, việc quản lý quá
trình giao đất chưa chặt chẽ, thiếu sự quan tâm và phối hợp quản lý giữa các cơ

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

quan chức năng. Việc đo vẽ, giao đất chưa phân định rạch ròi ranh giới của từng
chủ rừng và ranh giới giữa rừng của nhà nước và rừng của các hộ gia đình, cá
nhân, hồ sơ quản lý đất chưa hoàn chỉnh. Việc cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn xã thực hiện chậm trễ, nhưng lại không có sự kiểm
soát tình hình sử dụng đất của người dân. Bên cạnh đó công tác quản lý rừng
chưa thật sự nghiêm túc, chưa giải quyết triệt để những hành vi vi phạm về
QSDĐ lâm nghiệp.
Do đó, việc tìm hiểu thực trạng giao đất lâm nghiệp giúp tìm ra được những
bài học kinh nghiệm trong việc quản lý quá trình giao đất, nhằm giúp cho công
tác quản lý rừng và đất rừng mang lại hiệu quả. Trên cơ sở đó, việc tìm ra được
các giải pháp để qui hoạch lại đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, đảm bảo phát triển

vốn rừng và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng
đất của người dân với mục đích tăng thu nhập và ổn định đời sống.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế của địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu thực trạng quản lý việc giao đất lâm nghiệp và xác định các khu vực
rừng có nguy cơ bị lấn chiếm cao tại xã Long Môn, huyện Minh Long, tỉnh
Quảng Ngãi”.
1.2 - Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các cơ sở sau
-

Tìm hiểu việc quản lý quá trình giao đất lâm nghiệp tại xã Long Môn.

-

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

-

Xác định những khu vực đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và dự kiến những
khu vực rừng có nguy cơ bị lấn chiếm cao.

1.3 - Lý do chọn địa điểm nghiên cứu
Xã Long Môn là nơi tập trung dân cư chủ yếu là người dân tộc H’re, đời sống
còn nhiều khó khăn, tình trạng du canh còn phổ biến. Thực trạng GĐLN trong
nhiều năm qua đã từng bước lôi kéo được sự tham gia của nhiều đối tượng. Tuy
nhiên, hiện trạng sử dụng đất của người dân tại địa phương tham gia nhận đất
chưa mang lại hiệu quả đáng kể. Hiện trên địa bàn xã vẫn còn có 278,3641 ha
(năm 2005) đất lâm nghiệp được sử dụng để canh tác nương rẫy, chiếm 4,75%

11



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

diện tích đất rừng. Như vậy, tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp tại đây vẫn còn
xảy ra. Việc lựa chọn địa phương này làm địa điểm nghiên cứu chính là để làm
sảng tỏ sự mâu thuẫn giữa quá trình thực thi GĐLN và lấn chiếm đất lâm nghiệp.

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan
2.1.1 - Kinh nghiệm phát triển LNXH ở các nước trong khu vực châu Á
Các nước đang phát triển châu Á cũng như ở Việt Nam đều có một thực tiễn
xã hội gần giống nhau: du canh du cư, dân số tăng nhanh, nhiều vùng miền núi
và nông thôn chưa tự cấp tự túc được nhu cầu lương thực thực phẩm do năng suất
cây trồng vật nuôi còn thấp, thiếu củi đốt nhất là ở nông thôn. Những đặc điểm
trên là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá tài nguyên rừng. Trong khi đó, các
chính sách lâm nghiệp của các chính phủ mới chỉ nhằm mục tiêu sản xuất và bảo
vệ tài nguyên rừng, và trong chừng mực nào đó đối lập với quyền lợi của người
dân. Nhận thức được những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị
suy giảm, nhiều nước trên thế giới nhất là các nước châu Á đã tiếp cận sang lĩnh

vực LNXH nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng này.


Đặc điểm mô hình LNXH của một số nước trong khu vực châu Á

+ Ở Philippin: Từ những năm 70 họ đã quan tâm phát triển LNXH, nhà
nước đã xác định được những dự án LNXH. Trong mỗi vùng có các giám đốc
phụ trách, xây dựng mạng lưới LNXH đến các huyện, chú trọng chuyển giao kỹ
thuật nông lâm kết hợp và kỹ thuật canh tác trên đất dốc đến tận người dân nhằm
phát triển mạng lưới LNXH trên toàn quốc. Năm 1982, chính phủ Philippin đã
xây dựng dự án phát triển LNXH quốc gia, hình thành và phát triển công nghệ
canh tác nông nghiệp trên đất dốc.
+ Ở Thái Lan: Trong hai thập kỷ qua đã chú trọng phát triển lâm nghiệp,
nhất là ở các vùng Đông Bắc Thái Lan. Mục tiêu đề ra là giải quyết ổn định vấn
đề kinh tế xã hội đối với những người du canh du cư, thông qua sử dụng đất để
làm chất đốt, lương thực thực phẩm đồng thời giải quyết một cách hợp lý mối
quan hệ giữa phát triển LNXH với vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

thiên nhiên và cải thiện môi trường, kinh tế xã hội đối với những người nghèo có
đất hoặc không có đất. Ngày nay, làng lâm nghiệp là một mô hình rất thành công
ở Thái Lan và đang được nhân rộng tại những cộng đồng dân cư sống gần rừng.
+ Ở Indonesia: LNXH là một chương trình phát triển nông thôn nhằm tạo
công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ tài nguyên môi

trường, có nhiều mô hình LNXH rất phát triển như vườn rừng hỗn hợp hay rừng
làng bản, rừng tự nhiên hay rừng cộng đồng… chính những mô hình này đang trở
thành một hiện thực và đặc trưng của Indonesia.
Sự phát triển LNXH ở các nước đã giúp cho các nhà khoa học ở Việt Nam
nghiên cứu về LNXH. Họ đã xây dựng được nhiều mô hình LNXH bước đầu thu
được những thành công đáng kể và nhận thức được tầm quan trọng trong việc
phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong những thập kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã
quan tâm sâu sắc về vấn đề phát triển LNXH.


Sự phát triển LNXH ở Việt Nam
Thực hiện đường lối đổi mới nghề rừng, nước ta đã chuyển từ lâm nghiệp

nhà nước quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang LNXH sản
xuất hàng hóa dựa trên cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, lấy hộ nông dân làm đơn
vị kinh tế tự chủ lực, lực lượng quốc doanh giữ vai trò chủ đạo hỗ trợ dân làm
nghề rừng. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thích hợp về sử dụng đất
trống đồi núi trọc, khuyến khích phát triển rừng, phát triển kinh tế xã hội miền
núi, giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Trên cơ sở này, các mô hình LNXH đã được
xây dựng ở Việt Nam
+ Thôn Bồ Các, xã Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Thực hiện chính sách GĐGR của nhà nước, từ năm 1990, lâm trường Hữu
Lũng đã tiến hành GĐGR cho các hộ gia đình trong thôn. Từ đó, rừng và đất
rừng đã có chủ thực sự, nhân dân không còn phá rừng như trước đây. Các hộ gia
đình trong thôn đã nhận bảo vệ khoanh nuôi 33,3 ha rừng phục hồi, có 19 hộ gia
đình đã khoanh nuôi các khu rừng gần gia đình, hình thành vườn rừng cho từng
hộ, diện tích bình quân mỗi vườn rừng là 1,75 ha. Nhờ có các vườn rừng, các gia

14



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

đình có nơi thu nhặt củi khô để giải quyết nhu cầu chất đốt. Ngày nay, người dân
thôn Bồ Các không chỉ bảo vệ được rừng mà còn trồng thêm được rừng mới, chỉ
sau 3 năm (1990 – 1992) nhân dân thôn Bồ Các đã trồng được 71 ha rừng cung
cấp gỗ trụ mỏ.
+ Bản Hìn thuộc xã Chiềng An, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La
Từ khi có chính sách GĐGR của nhà nước, hợp tác xã bản Hìn đã được trực
tiếp quản lý bảo vệ 150 ha rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp, tổ chức khoanh nuôi,
bảo vệ và chăm sóc rừng, chỉ trong 2 năm 1990 và 1991 hợp tác xã đã triển khai
trồng 50 ha rừng trên đất nương rẫy với sự tham gia của 106 hộ gia đình trong
bản, thông qua đó đã nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo
vệ rừng.
+ Xóm Rãnh thuộc xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Năm 1990, Ban định canh định cư và Chi cục kiểm lâm đã thực hiện dự án
GĐGR cho các hộ gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình, làm cơ sở cho định
canh định cư. Kết quả giao được 26,4 ha diện tích đất bãi bằng để trồng mía và
hoa màu, 60 ha đất trống để các hộ trồng rừng và làm vườn rừng, 50 ha đất
nương cố định cho các hộ. Kết quả là từ năm 1990 không còn hộ nào làm nương
rẫy trái phép. Rừng và đất rừng đã có chủ thực sự. Việc GĐGR cho các hộ gia
đình đã tạo tiền đề rất quan trọng để phát triển LNXH.
2.1.2 - Khái quát về giao đất lâm nghiệp
Tổng quan về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài được phản ánh rõ nét trong hai giai đoạn phù hợp với những thay
đổi cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước về quản lý đất đai.
Giai đoạn từ năm 1994 - 2000 và giai đoạn từ năm 2000 đến nay, hai giai đoạn

này gắn liền với việc ban hành hai nghị định của chính phủ về giao đất lâm
nghiệp là nghị định 02/CP năm 1994 và nghị định 163/CP năm 1999.
 Từ năm 1994 – 2000 : Việc giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo nghị
định số 02/CP, ngày 15/01/1994 của chính phủ. Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính
việc giao đất là Chi cục kiểm lâm tại cấp tỉnh và Hạt kiểm lâm cấp huyện. Sản
phẩm của quá trình này giao nhận trên thực địa, bản đồ giao đất và cấp sổ lâm bạ,

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

chưa làm thủ tục cấp GCNQSD đất cho các hộ (Sổ Đỏ). Việc giao đất trong giai
đoạn này còn một số tồn tại như
- Các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức mới được giao ở thực địa, chưa được
cấp GCNQSDĐ nên chưa có đủ điều kiện để sử dụng các quyền sử dụng đất như
thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế …
- Hồ sơ giao đất còn nhiều tồn tại như: diện tích giao không chính xác, không
xác định được vị trí đất đã giao, thiếu biên bản xác minh ranh giới, mốc giới.
- Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức nhận đất như lâm trường chưa rõ
ràng, tranh chấp, xen lấn giữa đất của lâm trường với các hộ chưa được giải
quyết.
- Quá trình giao đất lâm nghiệp trước đây, ngoài ngành kiểm lâm còn do các
đơn vị khác thực hiện như Ban định canh định cư, Phòng nông nghiệp huyện …
nên dẫn đến sự chồng chéo, hồ sơ vừa thiếu vừa không đồng bộ.
- Việc giao đất lâm nghiệp giai đoạn này một số tỉnh còn chưa có quy hoạch
ba loại rừng, chưa có quy hoạch sử dụng đất của xã nên sau này khi có quy hoạch
ba loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt thì dẫn đến tình trạng là đất giao cho hộ

gia đình lại là đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng.
 Từ năm 2000 đến nay: Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định
163/1999/NĐ - CP về giao đất lâm nghiệp thay thế cho Nghị định 02 nêu trên, các
tỉnh căn cứ vào nghị định này, đã giao cho ngành địa chính chủ trì tổ chức thực
hiện việc đo đạc, giao đất lâm nghiệp và cấp GCNQSDĐ. Thông qua nghị định
này nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất lâm nghiệp như
sau
1. Quyền lợi
-

Được cấp GCNQSDĐ;

-

Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên diện tích đất lâm
nghiệp được giao khi người khác xâm phạm;

-

Được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng
QSDĐ;

-

Được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất;

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


-

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Được tham gia và hưởng lợi từ các dự án khuyến nông khuyến lâm
trên địa bàn và được hỗ trợ cây giống;

-

Được hướng dẫn kĩ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước
để bảo vệ và phát triển rừng;

-

Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất khi nhà
nước thu hồi.

2. Nghĩa vụ
-

Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất;

-

Đăng kí QSDĐ, làm đầy đủ thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa
kế;

-


Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

-

Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

-

Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. Không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

-

Trả lại rừng và đất rừng được giao khi cơ quan chức năng có thẩm
quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.

2.1.3 - Tình hình giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp ở một số tỉnh ở nước ta.
Từ khi chính phủ có quyết định giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài thì tình hình sử dụng đất của người dân đã có
những thay đổi đáng kể. Theo kết quả thanh tra của chính phủ tại Sóc Sơn, tổng
diện tích đất lâm nghiệp đã chuyển
đổi sai mục đích sử dụng ở Sóc Sơn
là 7,75 ha. Trong đó có 4,1 ha là
chuyển đổi mục đích trên đất chuyển
nhượng. Còn lại 3,74 ha là đất lâm
nghiệp của chủ rừng đã xây dựng nhà
và công trình trên đất được giao
(chưa chuyển nhượng). Tổng số có Hình 2.1:Nhà nghỉ trên đất rừng Sóc Sơn
516 trường hợp chuyển nhượng với diện tích 421,06 ha đất lâm nghiệp. Trong đó
có 202 trường hợp nhận chuyển nhượng với diện tích 167,67 ha đất lâm nghiệp,


17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

nhưng người nhận chuyển nhượng vẫn tiếp tục sử dụng đúng mục đích trồng
rừng.
Từ đầu năm 1990, ở Sóc Sơn đã diễn ra việc mua bán đất lâm nghiệp, giao
dịch thực hiện chủ yếu bằng sổ lâm bạ. Tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã lân cận
đã có gần 340 hộ dân chuyển nhượng đất lâm nghiệp với diện tích khoảng 300
ha. Thậm chí, hơn 650 hộ xây công trình trên đất rừng. (Nguồn:
- 21/11/2006).

Tại huyện Nghĩa Hành tỉnh
Quảng Ngãi, gần 100 hộ dân đã phá
hơn 56 ha rừng đặc dụng, phòng hộ
đầu nguồn Sông Vệ để trồng keo lai.
Trong đó, hầu hết là người dân tộc
H’re trực tiếp phá rừng để trồng cây
keo lai, sau đó bán lại với giá 2 triệu
đồng/ha. (Nguồn: 19/06/2006 Hình 2.2: Phá rừng trồng keo lai xa_hoi )
Tại Tây Ninh, đất lâm nghiệp sử dụng không hiệu quả, rừng trồng và rừng
tự nhiên bị tàn phá, lấn chiếm ngày càng nhiều. Hiện toàn tỉnh còn trên 1.000 ha
đất lâm nghiệp bị người dân bao chiếm trồng mía, sắn, cây cao su … không trả
lại cho nhà nước để trồng rừng. Trong tháng 9 năm 2006, toàn tỉnh đã phát hiện
183 vụ vi phạm, trong đó có 47 vụ lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép
trên diện tích 77,4 ha; 29 vụ phá rừng làm rẫy gây hại 33,28 ha rừng.

(Nguồn: - 25/09/2006)
Tại huyện Tánh Linh, Bình Thuận, rừng phòng hộ Trị An có trên 30.700 ha
gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong những năm gần đây, mặc dù Ban quản
lý rừng phòng hộ Trị An đã nỗ lực xây dựng nhiều phương án, lập kế hoạch truy
quét bảo vệ rừng nhưng tình trạng phá rừng làm rẫy, chiếm đất lâm nghiệp, khai
thác, vận chuyển lâm sản trái phép còn diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi. Chỉ tính
riêng 6 tháng đầu năm 2005, Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Trị An đã phát
hiện trên 70 vụ vi phạm về bảo vệ tài nguyên rừng, chủ yếu là khai thác mua bán,
vận chuyển lâm sản, phá rừng làm rẫy, chiếm đất lâm nghiệp, phá hoại rừng

18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

trồng... Trong đó, vi phạm lấn chiếm đất lâm nghiệp xảy ra khá cao trên 30 vụ.
(Nguồn: - Rừng phòng hộ Trị An (Bình Thuận): Đất
lâm nghiệp đang dần bị lấn chiếm, 20/06/2005 ).

Tại tỉnh Lâm Đồng, với các chương trình xây dựng vườn hộ, hỗ trợ phát
triển sản xuất…cho đồng bào thiểu số được triển khai hàng chục năm qua, có thể
nói số hộ đồng bào thiểu số không có đất sản xuất ở Lâm Đồng hiện nay gần như
không còn mà chỉ còn hộ thiếu đất (tính theo định mức chung trước đây là 1
ha/hộ). Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu đất là do đồng bào sang nhượng lại đất
tự có hoặc đất do Nhà nước cấp.
Nhìn chung công tác giao đất giao rừng ở nhiều địa phương trong cả nước
đã tương đối hoàn thành, nhưng kết quả đạt được không phải đều tốt như nhau.
Những điều bất cập trong quá trình sử dụng đất vẫn thường xảy ra. Rừng không

được bảo vệ tốt hơn trước mà ngược lại tài nguyên vẫn bị suy giảm do người
nhận bảo vệ cố ý sử dụng lâm sản không đúng qui định, hoặc thiếu sự chăm sóc
để rừng tái sinh. Đất rừng được giao không được sử dụng vào mục tiêu lâm
nghiệp. Trước khi chưa nhận đất, người dân đã phải phá rừng để lấy đất canh tác
nông nghiệp, việc sử dụng đất được giao để trồng cây nông nghiệp thường xảy ra
ở những vùng dân cư đông, thiếu đất. Nhưng ở những nơi đất xấu không cho
phép canh tác nông nghiệp thì dân nghèo cũng không có điều kiện để trồng rừng.
Trồng rừng đòi hỏi có nhiều vốn, công sức và thời gian, ít nông dân dám đầu tư
vào công việc này. Mặt khác, nếu năng suất rừng thấp, rủi ro xảy ra như sâu,
bệnh hoặc cháy thì trồng rừng không có hiệu quả kinh tế. Thực tiễn cho thấy, chủ
trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng được người dân đồng tình và thực
hiện, song không ít vấn đề còn tồn tại, mà chủ yếu là các yếu tố về điều kiện xã
hội đòi hỏi những biện pháp cụ thể để đảm bảo cho mục tiêu không chệch hướng,
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.
2.1.4 - Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại xã Long Môn
2.1.4.1 - Hiện trạng tự nhiên
Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trước khi thực hiện quy hoạch ba loại rừng
Bảng 2.1. Hiện trạng đất rừng xã Long Môn

19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Loại đất, loại rừng

Diện tích (ha)


Diện tích tự nhiên

5.845

Đất lâm nghiệp

5.466

1. Rừng phòng hộ

4.569

1.1 Có rừng

3.580

a) Rừng tự nhiên

3.279

b) Rừng trồng

301

1.2 Chưa có rừng

989

a) Ia


10

b) Ib

577

c) Ic

402

2. Rừng sản xuất

897

2.1 Có rừng

148

a) Rừng tự nhiên

0

b) Rừng trồng

148

2.2 Chưa có rừng

749


a) Ia

281

b) Ib

391

c) Ic

77

(Nguồn: Biên bản thống nhất kết quả quy hoạch 3 loại rừng năm 2006)
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo kết quả quy hoạch năm 2006 là 4.908
ha (diện tích đất lâm nghiệp giảm 558 ha so với trước khi quy hoạch). Trong đó
-

Diện tích đất có rừng là 3.499 ha, gồm
+

Rừng tự nhiên: 3.281 ha.

+

Rừng trồng :218 ha.

-

Diện tích đất trống đồi núi trọc: 1.409 ha.


-

Diện tích qui hoạch rừng phòng hộ: 3.691 ha.

-

Diện tích qui hoạch rừng sản xuất: 1.217 ha.

20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Tổng diện tích rừng đề nghị chuyển đổi sang mục đích khác là 78 ha.
Trong đó, chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp là 78 ha.
2.1.4.2 - Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách, đề ra nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng, triển khai nhiều dự án
về lâm nghiệp để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho
đồng bào dân tộc thiểu số. Việc giao đất, khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ và hưởng lợi đã từng bước đem lại
hiệu quả, rừng thực sự có chủ. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng chưa
được quan tâm đúng mức; việc giao đất không phù hợp, có chủ rừng được giao
diện tích lớn, trong khi nhu cầu về đất sản xuất của người dân ngày càng tăng
nhưng không có đất để sản xuất; quy hoạch lâm nghiệp không phù hợp, chậm
điều chỉnh về việc phân định ranh giới các loại đất, loại rừng ngoài thực địa theo
quy hoạch không thực hiện được, do đó khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ.
Tổ chức chính quyền địa phương và chủ rừng chưa nhận thấy vai trò của

mình trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, còn buông lỏng, phó thác
trách nhiệm, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn
các hành vi xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp; việc phân định ranh giới rừng
và đất lâm nghiệp giữa chủ rừng với chủ rừng và với UBND xã chưa thực hiện
được, do đó còn đùn đẩy trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ, nguy cơ
xâm hại rừng cao, giảm chức năng phòng hộ của rừng, đe dọa đến môi trường
sinh thái.
2.1.5 - Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp bằng hệ thống thông tin
địa lý (Geomatic Information System, GIS)
Hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa như là một hệ thông tin mà nó sử
dụng đầu vào, dữ liệu, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về
mặt địa lý không gian để hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch phát
triển đô thị, quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao
thông…Ngày nay, hệ thống thông tin địa lí đã trở thành hệ thống quản lí thông

21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

tin không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hoá và mô tả
được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết dữ liệu thuộc
tính với dữ liệu không gian.
GIS là công cụ mạnh trong quản lý và phân tích không gian. GIS có khả
năng thực hiện truy vấn không gian dựa trên dữ liệu bản đồ để chọn lựa những vị
trí thích hợp phục vụ cho nhiều mục đích của con người. Hiện nay có rất nhiều
phần mềm GIS được sử dụng để phân tích không gian như: Mapinfo, ArcView
GIS, Arc Info… Riêng đối với ngành lâm nghiệp, cục kiểm lâm đã thống nhất sử

dụng phần mềm Mapinfo để biên tập, xử lý, phần mềm hỗ trợ theo dõi diễn biến
rừng DBR và phần mềm cơ sở dữ liệu: thống kê do Cục Kiểm Lâm cung cấp cho
các tỉnh. Tuy nhiên, những phần mềm này được sử dụng hạn chế về mặt phân
tích không gian và tốn nhiều công sức trong việc phân tích dữ liệu. Các phần
mềm được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là: Arcview GIS, ArcGis … Ở
nước ta, hiện nay đang sử dụng phổ biến phần mềm Arview Gis vì giao diện rất
thân thiện với người sử dụng và chức năng phân tích không gian hiệu quả.
2.1.5.1 - Giới thiệu phần mềm ArcView GIS 3.3
Arcview GIS là một trong số các phần mềm GIS hàng đầu thế giới, Arcview
GIS không chỉ cho phép người sử dụng trình bày dữ liệu địa lý trên màn hình
máy tính hoặc in ra giấy mà còn cho phép người sử dụng thực hiện các thao tác
tạo dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, xử lý dữ liệu và đặc biệt là phân tích dữ liệu. Cấu
trúc dữ liệu không gian trong Arcview được tổ chức theo mô hình vector và
raster. Điều này giúp cho Arcview có khả năng phân tích không gian rất thuận
lợi.
2.1.5.2 - Mô hình dữ liệu Vector và Raster
Hệ thống thông tin địa lý làm việc với hai dạng mô hình dữ liệu địa lý khác
nhau về cơ bản là mô hình vector và mô hình raster. Trong mô hình Vector,
thông tin về điểm, đường và vùng được mã hóa và lưu dưới dạng tập hợp các tọa
độ x,y, tại mỗi giá trị tọa độ sẽ có cùng lúc nhiều giá trị thuộc tính. Mô hình
Raster lưu trữ và biểu diễn dữ liệu địa lý dưới dạng ma trận lưới ô, không gian

22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

được chia nhỏ thành những lưới ô vuông (cell hay pixel). Mỗi cell hay pixel chỉ

có một giá trị thuộc tính được gán cho chúng. Độ chính xác của dữ liệu Raster
tùy thuộc vào kích cỡ pixel. Sự khác nhau giữa hai mô hình này được thể hiện ở
hình 2.3.

Hình 2.3: Dữ liệu không gian được lưu trữ dưới dạng số
Dựa vào ma trận lưới ô, mô hình Raster có thể thực hiện phân tích không
gian bằng các thuật toán đơn giản và lợi thế hơn so với mô hình Vector, cung cấp
thông tin chính xác nhờ vào các mô hình toán học giữa hai hay nhiều lớp thông
tin chuyên đề trên cùng một đơn vị địa lý. Chức năng quan trọng của mô hình
Raster là khả năng tổng hợp và chồng xếp nhiều lớp thông tin chuyên đề trên
cùng một khu vực, kể cả những dữ liệu thuộc các kiểu khác nhau (số, kí tự, ngày
tháng, logic) và có mẫu tin lớn nhằm tạo ra sự liên hệ giữa các lớp thông tin dựa
trên các vùng địa lý.
2.2 - Giới thiệu khu vực nghiên cứu
2.2.1 - Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 - Vị trí địa lý: Xã Long Môn nằm trong khoảng 140 51’ – 140 58’ vĩ Bắc
và 1080 25’ – 1080 40’ kinh đông.
- Phía Nam giáp xã Ba Điền, Ba Dinh huyện Ba Tơ.
- Phía Bắc giáp xã Long Sơn – huyện Minh Long.
- Phía tây giáp xã Sơn Dinh, Sơn Cao, Sơn Kỳ – huyện Sơn Hà.
- Phía Đông giáp xã Thanh An – huyện Minh Long.

23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Sơ Đồ Ranh Giới Hành Chính Xã Long Môn


N
W

E

Sôn Linh

Long Sôn

Sôn Cao

S

Thanh An
Long Moân
Sôn Kyø
Ba Ñieàn
Ba Dinh

Ghi chuù
Ba Dinh
Ba Ñieàn
Long Moân
Long Sôn
Sôn Cao
Sôn Kyø
Sôn Linh
Thanh An


Hình 2.4: Sơ đồ ranh giới hành chính
2.2.1.2 - Địa hình
Địa hình xã Long Môn phức tạp có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, thấp dần
từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình 700 – 800 m so với mực nước
biển, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và suối sâu.
2.2.1.3 - Khí hậu
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12.
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.
- Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2600 – 3000 mm, lượng mưa
cao nhất là 3500 mm, lượng mưa thấp nhất là 2000 mm.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c, cao nhất là 390c.
- Ẩm độ trung bình hàng năm là 80%.
Nhìn chung điều kiện thời tiết tại xã tương đối mát mẻ, mùa khô hạn không kéo
dài.
2.2.1.4 - Đất đai
Đất được hình thành trên một loại đá mẹ duy nhất là đá Grai (đá biến chất)
có ba nhóm đất chính sau

24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

- Đất phù sa ngòi suối (Py).
- Đất dốc tụ (D).
- Đất Feralit đỏ vàng (FS).
Trong đó, đất Feralit đỏ vàng chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn xã Long Môn,

64% với đặc điểm: thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có độ dày 40 60 cm. Đây là loại đất thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
như quế, chè, dứa, chuối …
2.2.1.5 - Thủy văn
Trên địa bàn xã có nhiều suối tự nhiên nhỏ, ngắn, dốc, có nước quanh năm.
Trong đó có suối Tầm Linh Nước Năng, Nước Lang đầu nguồn Thạch Nham.
Sông Phước Giang phát sinh từ những suối làng Ren (xã Long Môn) đi qua các
xã Thanh An, Long Hiệp, Long Mai, Long Sơn với chiều dài 18 km chảy theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc. Trên đầu nguồn suối có nhiều thác nước cao từ 20 50 m. Có nguồn nước ngầm nhưng không dồi dào về trữ lượng, các suối nhỏ ở
hai bên sườn núi cung cấp nước tưới và sinh hoạt chính cho người dân.
2.2. 2 - Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1 - Dân số và dân tộc
Toàn xã có 4 thôn với diện tích tự nhiên là 58,45 km2, tổng dân số là 179
hộ /1.079 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 4 nhân khẩu (theo thống kê 6 tháng
đầu năm 2006).
- Thành phần dân tộc : 95% là người dân tộc H’re.
- Mật độ dân số là 18 người / km2 , phân bố ở 4 thôn.
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình là: 2,13%.
2.2.2.2 - Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
 Trồng trọt: nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa một vụ, lúa rẫy và hoa màu.
Ngoài ra, nhân dân địa phương còn trồng được cây công nghiệp lâu năm như chè,
cau, cây ăn quả và cây dược liệu như sa nhân. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch
chủ yếu là chè và cau nhưng giá cả không ổn định nên cuộc sống đồng bào chủ
yếu vẫn dựa vào lúa và hoa màu là chính.

25


×