BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
PHẠM THỊ DUNG
KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT
CƠ LÝ HÓA CỦA GỖ
KERANJI (Dialiu spp)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Tp.Hồ Chí Minh - 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
KHẢO SÁT CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT
CƠ LÝ HÓA CỦA GỖ
KERANJI (Dialium spp)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
PHẠM THỊ DUNG
Tp.Hồ Chí Minh - 2007
EDUCATIONAL AND TRAINING DEPARTMENT
AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY
HCM CITY
ANATOMICAL CHARACTERISTIC AND MECHANICS
PHYSICAL CHEMICAL PROPERTIES OF KERANJI
(DIALIUM SPP)
THESIS ON BS DEGREE
Instruction:
NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
Student:
PHẠM THỊ DUNG
Ho Chi Minh city, 2007
SUMMARY
Pham Thi Dung, 2007 Agriculture and Forestry University Ho Chi Minh
City “Study on the main anatomical characterises, physical, mechamical, chemical
properties of Keranji (Dialium spp )”.
Guider: Msc. Nguyen Thi Anh Nguyet.
Date: From Feb 25th, 2007 to June 25th, 2007
Place: Study in Agriculture and Forestry University Ho Chi Minh City and
Bach khoa University Ho Chi Minh City.
Results:
Dialium spp has been distributed in Africa, India, Tailand, Malaysia,
Indonesia and is being in creasing used for in areas.
General description:
Keranji (Dialium spp) is a heavy hard and strong wood of golden – brown to
red brown colour with interlocked or wavy grains. It's sureface is lustrous,
moderately coarse. Odour indistinct or absent. Growtr ring boundaries indistinct.
Vessels arranged in no specific pattern. .Average tangential vessel diameter 79- 120
µm, average radial vessel diameter 120 -160 µm. Average number of vessels/mm2
4-9. Rays composed of a single cell type, not visibleto the cackedeye. Oil and
mucilage cells absent but yellow, white or yellow-deposits are common
Physical properties:
+ Basic specific gravity: 0,83(g/cm3)
+ Air – Dry Density: 0,94 (g/cm3)
+ Shrinkage radial: 4,77%
+ Shrinkage tangential: 7,93%
Mechanical properties:
+ Strenght in Static bending radial:1596,6 (kG/cm2)
+ Strenght in Static bending tangential: 1974,25(kG/cm2)
+ Strenght in compression perendicular to grain : 850,39 (kG/cm2)
+Strenght in compression parallel to grain: 236,43(kG/cm2)
+ Strenght in tension: 1278,63 (kG/cm2)
+ Strenght shear tangential: 32,16 (kG/cm2)
+ Strenght shear radial: 31,21(kG/cm2)
Chemical properties:
+ Alcol-Benzen solubles: 1,51%
+ Hot water solubles:2.36%
+ 1% NaOH solubles: 20,65%
The above results we can talk Keranji (Dialium spp) is a valuable material
for proceccing such as: suitable for construction, interior finishing, panelling,
parquet flooring, strip flooring, handles for striking tools, police batons and heavyduty flooring…
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát cấu tạo và tính chất cơ lý hóa của gỗ Keranji
(dialium spp)” được tiến hành tại phòng thí nghiệm khoa học gỗ của trường đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và phòng thử sức bền kết cấu của trường đại
học Bách Khoa. Thời gian nghiên cứu từ ngày 25/2/2007 đến ngày 25/6/2007.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Kết quả thu đựơc:
- Cấu tạo thô đại: Gỗ nặng và cứng. Gỗ có giác lõi phân biệt. Mặt gỗ tương
đối mịn. Gỗ có nhiều chất kết tinh màu trắng.
- Cấu tạo hiển vi: Lỗ mạch có hình bầu dục, phân bố chủ yếu theo hình thức
đơn độc phân tán. Mật độ lỗ mạch 4-9 lỗ/mm2. Đường kính lỗ mạch theo chiều
xuyên tâm 120 – 160 µm, theo chiều tiếp tuyến 79- 120µm. Chiều dài mạch gỗ 260470µm.Tia gỗ rộng 1-2 hàng tế bào, chiều cao biến động từ 10-15 tế bào. Mật độ
11-15 tia/mm. Sợi gỗ dài 785-1450µm.
- Tính chất cơ lý hóa: Gỗ Keranji có khối lượng thể tích cơ bản Dcb = 0,83
3
g/cm . Độ hút ẩm 12,85 % (44 ngày), độ hút nước 54,25% (42 ngày). Tỉ lệ co rút
theo chiều xuyên tâm 4,77%, theo chiều tiếp tuyến 7,93%. Ứng suất kéo dọc thớ
1278,63 kG/cm2, ứng suất uốn tĩnh 1596,6 kG/cm2. Ứng suất nén dọc thớ 850,39
kG/cm2. Ứng suất trượt dọc xuyên tâm 129,77 kG/cm2. Hàm lượng chất tan trong
alcol-Benzen 1,51 %. Hàm lượng chất tan trong nước nóng 2,36%.Hàm lượng chất
tan trong dung dịch NaOH 1% là 20,65%.
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt những năm tháng học tập và trong thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp tôi luôn được sự dạy bảo của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè.Nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
+ Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh.
+ Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp trong
trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi.
+ Chân thành biết ơn sâu sắc đến cô ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, giảng
viên khoa Lâm Nghiệp đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
+ Thầy cô phòng thí nghiệm Sức Bền Vật Liệu thuộc trường Đại học Bách
Khoa Tp.Hồ Chí Minh.
+ Ban lãnh đạo cùng tập thể anh chị em công nhân của doanh nghiệp tư nhân
Thông Dầu đã cung cấp gỗ cho tôi làm thí nghiệm.
+ Ban lãnh đạo cùng tập thể anh chị em công nhân công ty TNHH Trường
Thành đã giúp tôi gia công mẫu.
+ Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người
thân đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
TP- Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2007
Phạm Thị Dung
MỤC LỤC
Summary ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các hình ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt ........................................................................ xi
Lời nói đầu .............................................................................................................. xiii
Chương 1:MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN .........................................................................................5
2.1 Giới thiệu doanh nghiệp tư nhân Thông Dầu...................................................5
2.2 Giới thiệu gỗ Keranji.........................................................................................5
2.2.1 Vùng phân bố tự nhiên. ..............................................................................5
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng. ................................................................................6
2.2.3 Giá trị sử dụng. ...........................................................................................6
2.3 Những nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài ..................................................6
2.4 Những nghiên cứu có liên quan ở Việt nam .....................................................7
Chương 3: NỘI DUNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................8
3.1 Vật liệu và địa điểm thí nghiệm ........................................................................8
3.1.1 Vật liệu khảo sát . .......................................................................................8
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm. ..................................................................................8
3.2 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................8
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................8
3.4 Khảo sát cấu tạo ...............................................................................................9
3.4.1 Dụng cụ thí nghiệm. ..................................................................................9
3.4.2 Khảo sát cấu tạo thô đại ..........................................................................10
3.4.3 Khảo sát cấu tạo hiển vi ..........................................................................10
3.5. Phương pháp khảo sát tính chất vật lý ...........................................................12
3.5.1 Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................12
3.5.2 Các chỉ tiêu khảo sát ...............................................................................12
3.6. Phương pháp khảo sát tính chất cơ học..........................................................17
3.6.1 Dụng cụ thí nghiệm ..................................................................................17
3.6.2 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................17
3.7. Phương pháp khảo sát thành phần hóa học của gỗ ........................................22
3.7.1 Thí nghiệm xác định độ ẩm......................................................................22
3.7.2 Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong Alcol-Benzen. ...............23
3.7.3 Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong nước nóng .....................24
3.7.4 Thí nghiệm xác định hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1%. ..25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................27
4.1 Cấu tạo của gỗ Keranji ....................................................................................27
4.1.1 Cấu tạo thô đại ........................................................................................27
4.1.2 Cấu tạo hiển vi ........................................................................................28
4.2.Tính chất vật lý................................................................................................30
4.2.1 Sức hút ẩm...............................................................................................30
4.2.2 Sức hút nước . .........................................................................................31
4.2.3 Khối lượng thể tích . ...............................................................................32
4.2.4 Tỉ lệ co dãn theo các chiều và thể tích .....................................................33
4.2.5 Hệ số co dãn ............................................................................................35
4.2.6 Độ ẩm bão hòa thớ gỗ- Độ ẩm thăng bằng .............................................35
4.3 Tính chất cơ học ..............................................................................................37
4.3.1 Ứng suất nén ............................................................................................38
4.3.2 Ứng suất kéo dọc ......................................................................................40
4.3.3 Ứng suất trượt ..........................................................................................41
4.3.4 Ứng suất uốn tĩnh .....................................................................................42
4.3.5 Ứng suất tách............................................................................................43
4.4 Thành phần hóa học ........................................................................................45
4.4.1 Độ ẩm .......................................................................................................45
4.4.2 Chất tan trong Alcol-Benzen....................................................................45
4.4.3 Chất tan trong nước nóng .........................................................................46
4.4.4 Chất tan trong dung dịch NaOH 1 % .......................................................46
Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .................................................................49
5.1 Kết luận ...........................................................................................................49
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình
Tên
Trang
2.1
Cây Keranji ở đồi Mentawai, Irian Jaya, Indonesia
6
3.1
Mẫu thí nghiệm độ hút ẩm
13
3.2
Mẫu thí nghiệm độ hút nước
13
3.3
Mẫu xác định tỉ lệ co dãn các chiều
14
3.4
Mẫu xác định tỉ lệ co rút – dãn nở thể tích
15
3.5
Mẫu thí nghiệm ứng suất nén dọc
18
3.6
Mẫu thí nghiệm ứng suất nén ngang thớ toàn bộ
19
3.7
Mẫu thí nghiệm ứng suất nén ngang thớ cục bộ
19
3.8
Mẫu thí nghiệm ứng suất kéo dọc
20
3.9
Mẫu thí nghiệm ứng suất trượt dọc và ngang thớ gỗ
20
Mẫu thí nghiệm ứng suất uốn tĩnh
21 ...
3.11
Mẫu thí nghiệm ứng suất tách
22
3.12
Xác định hàm lượng chất tan trong Alcol - Benzen
24
3.13
Xác định hàm lượng chất tan trong nước nóng
25
3.14
Xác định hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1%.
26
4.1
Mẫu khảo sát thô đại
27
4.2
Bãi gỗ
28
4.3
Cấu tạo hiển vi
29
20
3.10
21
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
Tên
Trang
4.1
Sức hút ẩm của gỗ (%)
30
4.2
Sức hút nước của gỗ (%)
31
4.3
Khối lượng thể tích của gỗ
32
4.4
Phân nhóm gỗ theo khối lượng thể tích của gỗ Việt Nam
33
4.5
Tỉ lệ co dãn của gỗ
34
4.6
So sánh tỉ lệ co rút của gỗ Keranji với một số loại gỗ Việt Nam
34
4.7
Hệ số co dãn
35
4.8
Độ ẩm bão hòa của gỗ Keranji.
36
4.9
So sánh điểm bão hòa thớ gỗ của gỗ Keranji
với một số loại gỗ việt Nam
37
4.10
Hệ số điều chỉnh độ ẩm
38
4.11
Ứng suất nén dọc của gỗ
38
4.12
Ứng suất nén ngang thớ gỗ.
39
4.13
So sánh ứng suất nén ngang thớ (cục bộ và toàn bộ ) của
gỗ Keranji và một số loại gỗ Việt Nam.
40
4.14
Ứng suất kéo dọc của gỗ
40
4.15
Ứng suất trượt
41
4.16
Ứng suất uốn tĩnh của gỗ
42
4.17
So sánh ứng suất uốn tĩnh của gỗ Keranji
với một số loại gỗ Việt nam
42
4.18
Phân hạng theo cường độ
43
4.19
Ứng suất tách của gỗ(KG/cm)
44
4.20
So sánh tính chất cơ lý của gỗ Keranji với các nhóm
gỗ Việt Nam theo TCVN (TCVN 1072 – 71)
44
4.21
Độ ẩm thăng bằng mẫu thí nghiệm của gỗ Keranji
45
4.22
Hàm lượng chất tan trong Alcol-Benzen
45
4.23
Hàm lượng chất tan trong nước nóng
46
4.24
Hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1 %
46
4.25
So sánh thành phần hoá học của gỗ Keranji và
4.26
một số loại gỗ Việt Nam
46
Một số đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý hóa của gỗ Keranji
47
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Ý nghĩa
Thứ nguyên
Wa
Sức hút ẩm
%
Wn
Sức hút nước
%
Wbh
Độ ẩm bão hòa
%
Mo
Khối lượng khô kiệt
g
Ma
Khối lượng sau khi hút nước (ẩm)
g
Kv
Hệ số co rút thể tích
%
Bv
Độ co rút thể tích tổng quan
%
Yl, Yx, Yt
Tỷ lệ co rút, dãn nở dọc thớ, xuyên tâm, tiếp tuyến
%
Ycr, Ydn
Tỷ lệ co rút, dãn nở thể tích
%
L, x, t
Kích thước chiều dọc thớ, xuyên tâm, tiếp tuyến
mm
Kcr, Kdn
Hệ số co rút, dãn nở thể tích
Kl, Kx, Kt
Hệ số co rút, dãn nở dọc thớ, xuyên tâm, tiếp tuyến%
Vt
Thể tích gỗ tươi
cm3
Vo
Thể tích gỗ khô kiệt
cm3
Vtb
Thể tích gỗ ở độ ẩm thăng bằng
cm3
Dcb, Dkk, Dtb
Khối lượng thể tích cơ bản, khô kiệt, cân bằng
nd
Ứng suất nén dọc
nntbt , nntbx
Ứng suất nén ngang toàn bộ tiếp tuyến, xuyên tâm kG/cm2
nncbt nncbx
Ứng suất nén ngang cục bộ tiếp tuyến, xuyên tâm kG/cm2
tdt , tdx
Ứng suất trượt dọc tiếp tuyến, xuyên tâm
kG/cm2
kdtt , kdxt
Ứng suất kéo dọc tiếp tuyến, xuyên tâm
kG/cm2
tnt , tnx
Ứng suất trượt ngang tiếp tuyến, xuyên tâm
kG/cm2
ut
Ứng suất uốn tĩnh
kG/cm2
Ứng suất tách tiếp tuyến, xuyên tâm
kG/cm2
tt , tx
%
g/cm3
kG/cm2
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TT
Phương tiếp tuyến
XT
Phương xuyên tâm
KLTT
Khối lượng thể tích
ĐBHTG
Điểm bão hòa thớ gỗ
LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngàn xưa, rừng là nơi tổ tiên loài người đã sinh sống, con người sống dựa
vào rừng, rừng cung cấp cho con người từ cái ăn, cái mặc và con người cũng đã biết
sử dụng cây gỗ từ rừng để làm nhà, làm vũ khí…Ngày nay, khi xã hội ngày càng
phát triển nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng vẫn không ngừng gia tăng. Có thể
nói, trong số các sản phẩm từ rừng thì gỗ là vật liệu luôn gắn liền với đời sống con
người. Con người sử dụng gỗ vào nhiều mục đích khác nhau: làm tàu thuyền, làm
cầu, xây dựng, trang trí nội thất, mỹ nghệ…
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về sử dụng gỗ ngày càng tăng về
số lượng và chất lượng. Với nhu cầu sử dụng gỗ hiện nay làm cho áp lực cầu lớn
hơn cung, dẫn đến nạn khai thác gỗ quá mức và bừa bãi, sản lượng gỗ tái tạo tự
nhiên không đáp ứng được nhịp độ khai thác, dẫn đến trữ lượng gỗ trên thế giới
giảm mạnh nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kê do hậu quả chiến
tranh, nạn khai thác rừng bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy, du canh du cư…dẫn đến
diện tích rừng Việt Nam thu hẹp từ 13,5 triệu ha (năm 1943) đến nay chỉ còn 10.9
triệu ha. Đứng trước tình trạng đó, chính phủ đã có tác động tích cực như dự án
trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm cải thiện môi trường, tăng phủ xanh diện
tích đất và cung ứng nguyên liệu gỗ cho khai thác.
Cùng với nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao thì ngành Chế Biến Lâm Sản
cũng không ngừng phát triển, đào tạo ngày càng nhiều đội ngũ kỹ sư chuyên ngành,
áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào trong sản xuất. Để đáp ứng về nhu cầu sử
dụng gỗ hiện nay, các nhà Chế Biến Lâm Sản đã không ngừng nghiên cứu các đặc
điêm, tính chất của từng loại cây, để có phương pháp và chế độ sử dụng nguyên liệu
phù hợp, tiết kiệm và tối ưu nhất.
Chương 1:MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong vài năm trở lại đây không
ngừng gia tăng. Năm 2000 đạt 219 triệu USD, năm 2001 đạt 334 triệu USD, năm
2002 đạt 435 triệu USD, năm 2003 đạt 560 triệu USD, năm 2006 đạt 1932.761
triệu USD, đến quý I/2007 đạt 584 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm trở
lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã tăng gần 10 lần. Sản phẩm gỗ đã trở
thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ năm trong nhóm hàng có kim
ngạch xuất khẩu cao nhất. Hiện nay, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt
trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các chủng loại sản phẩm đa
dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, đồ mộc ngoài trời,… đến các mặt hàng
dăm gỗ. Trong đó các thị trường xuất khẩu chính năm 2006 gồm có: Hoa Kỳ với
760 triệu USD (chiếm 39,3%), Nhật Bản đạt 290 triệu USD (chiếm 15 %), các nước
EU đạt 448 triệu USD (chiếm 23,2%), Trung Quốc đạt 82 triệu USD(chiếm 4,24%),
Úc đạt 60 triệu USD (chiếm 3,1%), sang ASEAN đạt 30 triệu USD (chiếm 1,6 % )
…Sự tăng trưởng này là dấu hiệu đáng mừng, song nhìn xa hơn nhiều chuyên gia
trong ngành đã không khỏi lo ngại bởi tình trạng khan hiếm nguyên liệu ngày càng
trở lên gay gắt. Hàng năm chúng ta phải nhập khẩu tới 80 % nguyên liệu. Năm 2006
kim ngạch nhập khẩu gỗ và nguyên phụ liệu là 774,948 triệu USD, ba tháng đầu
năm 2007 kim ngạch nhập khẩu gỗ và nguyên liệu phụ 216.157.716 USD. [14 ]
Nếu như trước đây ngành sản xuất và chế biến gỗ dựa vào rừng tự nhiên là
chính thì nay đã chuyển sang sử dụng gỗ nhập khẩu và rừng trồng là chính. Nhưng
dù từ nguồn nào thì ngành gỗ cũng đang gặp nhiều khó khăn. Những năm 1990, sản
lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm trên cả nước là 1,8 triệu m3, nhưng chính
phủ đã quyết định từ năm 2001 về sau giữ mức sản lượng khai thác ổn định ở mức
300.000 m3 từ gỗ rừng tự nhiên /năm, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng và sản
xuất đồ gỗ trong nước. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu, hàng năm chúng
ta phải nhập khẩu từ 0,75- 1 triệu m3 gỗ từ các nước lân cận. Theo chương trình
trồng mới 5 triệu ha rừng của bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thì đến năm
2010 nước ta sẽ có 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản
xuất (trong đó rừng kinh tế là 1,8 triệu ha). Để đạt được mục đích này, tối thiểu mỗi
năm phải trồng được 200.000 ha rừng kinh tế. Nhưng thực tế thấy mỗi năm chúng
ta chỉ trồng được 100.000 ha rừng. Mặt khác, tuy chúng ta đã có một số nhà máy
sản xuất ván nhân tạo cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ nhưng sản phẩm
chưa ổn định, số lượng chưa nhiều và chất lượng chưa đảm bảo nên chưa thể cung
cấp nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Theo dự báo của các nhà kinh tế, từ
đây đến năm 2010 hoặc lâu hơn nữa tỷ lệ 20 % nguyên liệu cung cấp cho sản xuất
sản phẩm gỗ xuất khẩu hàng năm từ nguồn trong nước, mà chủ yếu là từ rừng trồng
sẽ tiếp tục bị thu hẹp do tiến độ trồng rừng và phát triển rừng không theo kịp sự
phát triển của ngành gỗ. Trước tình hình này, các nhà chuyên môn dự báo từ năm
2005 trở về sau, nguồn nguyên liệu trong nước sẽ không thể cung cấp đủ cho ngành
gỗ. Vì vậy trong nhiều năm tới ta vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu với số lượng
lớn. Thế nhưng, nguyên liệu cho chúng ta nhập khẩu cũng không phải là vô tận. Các
nước có rừng tự nhiên trong khu vực: Indonesia, Malaysia, Lào, campuchia…ngày
càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tài nguyên rừng của họ
ngày càng cạn kiệt và do các khuyến cáo của các tổ chức môi trường quốc tế về tác
hại của việc khai thác rừng một cách ồ ạt (trong tháng 10/2004 hai nước xuất khẩu
gỗ tròn nhiệt đới chủ yếu là Indonesia và Malaysia đã quyết định ngưng xuất khẩu
gỗ xẻ )
Trước tình hình đó việc sử dụng gỗ cho phù hợp, đúng mục đích và tiết kiệm
là vấn đề quan trọng. Để đạt được điều đó việc nghiên cứu các đặc tính của nguyên
liệu gỗ là cần thiết. Các thông tin này sẽ góp một phần phán đoán các đặc tính của
gỗ và đặc thái trong công nghệ khác, là cơ sở để giải thích bản chất các hiện tượng
phát sinh trong quá trình gia công và chế biến. Từ đó định hướng sử dụng phù hợp
cho từng loại gỗ. Do vậy được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn
của ThS.Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát
cấu tạo và tính chất cơ lý hóa của gỗ Keranji”.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trước thực trạng nguồn gỗ Việt Nam ngày càng cạn kiệt, việc sử dụng gỗ sao
cho phù hợp với đặc tính nguyên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao là vấn đề hết sức
quan trọng. Do vậy việc khảo sát các đặc tính của gỗ có ý nghĩa về khoa học và
thực tiễn. Các thông tin về cấu tạo và tính chất vật lý, hóa học sẽ góp phần phán
đoán các đặc tính và hiện tượng sản sinh trong quá trình chế biến và sử dụng. Là cơ
sơ để giải thích bản chất các hiện tượng phát sinh trong quá trình gia công chế biến
gỗ như: Nội ứng suất, dầu nhựa, các tinh thể gây cản trở trong quá trình gia công cắt
gọt, trong quá trình sấy, sơn phủ bề mặt… Ngoài ra, thông qua việc khảo sát cấu tạo
thô đại và hiển vi cũng như tính chất cơ lí hoá làm cơ sở định danh gỗ và so sánh
các loại gỗ với nhau hay phân lọai xếp hạng cho lọai gỗ khảo sát.
Trong ngành Chế Biến Lâm Sản ở nước ta hiện nay gỗ Keranji là nguồn
nguyên liệu khá thông dụng. Loại gỗ này tuy được sử dụng nhiều nhưng hiểu biết
về các đặc tính nguyên liệu còn hạn chế. Do đó chúng tôi tiến hành khảo sát cấu tạo
và tính chất cơ lý hóa của gỗ keranji nhằm giải thích các hiện tượng sản sinh ra
trong quá trình sử dụng, áp dụng các biện pháp kĩ thuật hợp lý để xử lý, hạn chế
những khuyết tật sản sinh trong quá trình gia công chế biến, đồng thời góp phần
nâng cao giá trị sử dụng nguồn nguyên liệu này trong sản xuất và kinh doanh, đáp
ứng nhu cầu thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài: Qua khảo sát cấu tạo, tính chất cơ lý hóa làm cơ
sở để định danh, phân loại xếp hạng và định hướng sử dụng gỗ Keranji.
Các mục tiêu cụ thể:
-
Khảo sát cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ Keranji
-
Khảo sát tính chất vật lý
-
Khảo sát tính chất cơ học
-
Khảo sát thành phần hóa học
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý hóa của gỗ không chỉ
có ý nghĩa chuẩn đoán xác định gỗ trên thị trường và trong sử dụng mà còn có nhiều
ý nghĩa lý thuyết trong hệ thống thực vật và tiến hóa. Là cơ sở giải thích bản chất
các hiện tượng sản sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ. Cung cấp
số liệu cần thiết cho việc tính toán thiết kế hợp lý, xây dựng các phương pháp gia
công mới nhằm nâng cao khả năng lợi dụng gỗ, đề xuất quá trình công nghệ thích
hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu doanh nghiệp tư nhân Thông Dầu
Doanh nghiệp tư nhân Thông Dầu là một thành viên nhỏ trong doanh nghiệp
Phát Lộc. Doanh nghiệp Thông Dầu chuyên cưa xẻ gỗ tròn. Gỗ Keranji là một trong
những loại gỗ mà doanh nghiệp hay cưa xẻ. Gỗ được nhập về Việt Nam theo đường
thuỷ và nhập về Việt Nam ở dạng gỗ tròn. Sau khi về cảng doanh nghiệp nhận về
cưa xẻ và gia công thành các sản phẩm với các quy cách khác nhau tuỳ theo đơn đặt
của khách hàng. Qua thực tế chúng tôi thấy doanh nghiệp chủ yếu xẻ thành các sản
phẩm có quy cách phục vụ làm ván sàn. Doanh nghiệp chỉ chuyên xẻ, không có sấy
cũng như xử lý hấp luộc. Gỗ khi xẻ xong được quét một lớp sáp ở hai đầu để tránh
sự nứt nẻ sau đó đưa ra miền trung cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất đi
nước ngoài. Doanh nghiệp nằm ở cạnh đường quốc lộ mặt khác lại ở gần cảng Đồng
Nai nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển.
- Gỗ về xưởng ở dạng khúc dài 5- 7 m, đường kính từ 30 – 50 cm .
- Giá gỗ tròn nhập về 1,7 - 2 triệu / m3
- Giá ván sàn khi bán ra : 250.000 – 290.000 VND/m2
2.2 Giới thiệu gỗ Keranji.
Tên khoa học : Dialium spp
Tên việt nam : Xoay
Họ
: Leguminosae
Tên các nước lân cận: Khleng (Thái Lan), Keranji (Indonesia, Malaysia), Kralanh
(Cambodia) [12]
2.2.1 Vùng phân bố tự nhiên.
Keranji là loài cây phổ biến ở Châu Phi, Ân Độ, các nước Đông Nam Á như
Thái Lan, Indônesia (Sumatra, Java, Kalimantan), Malaysia…Phân bố trong vùng
mưa ẩm nhiệt đới.
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng.
Cây lớn nhanh, chiều cao 24- 30 m có cây cao tới 45 m, cây thon đều.
Keranji thường thích hợp với các vùng đất không đầm lầy, thích hợp với các hòn
đảo, đất bằng phẳng, đất đồi. [11]
Hình 2.1:Cây Keranji ở đồi Mentawai, Irian Jaya, Indonesia
2.2.3 Giá trị sử dụng.
Gỗ keranji thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, có tính chịu
lực cao, ván sàn, làm cửa sổ, đồ mộc trang trí nội thất, cầu, tàu thuyền, làm các
dụng cụ… Gỗ keranji được biết như là gỗ tếch.[12]
2.3 Những nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài
Hầu hết các cây rừng trên thế giới đều đã có những nghiên cứu cấu tạo giải
phẫu, tính chất cơ lý hóa của gỗ nhằm định danh gỗ và để xác định hướng sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên này, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân.
Jan. F. Riisdisk và Peter Larning (1994) với “ Physical and properties of 145
timber” đã đưa ra các chỉ tiêu về tính chất vật lý của 145 loại gỗ
Trang web: cũng đã đưa
ra một số nghiên cứu nước ngoài về đặc điểm của gỗ Keranji…
2.4 Những nghiên cứu có liên quan ở Việt nam
Nguyễn Đình Hưng (1990) đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu một số lòai cây
gỗ Việt Nam để định loài theo các đặc điêm cấu tạo thô đại và hiển vi.
Phạm Ngọc Nam (1998) đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu tạo và tính chất
vật lý của gỗ cây cao su sau trích nhựa cho thấy lọai nguyên liệu này nếu được tẩm
sấy thì rất thích hợp cho việc sản xuất hàng mộc.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2001) đã nghiên cứu một số đặc tính gỗ keo lá
tràm cho thấy nguyên liệu này hòan tòan đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất
giấy và hàng mộc đặc biệt là hàng mộc giả cổ.
Nguyễn Thị Ánh nguyệt (2007) đã nghiên cứu định danh và định hướng sử
dụng cho 50 loài cây gỗ Việt nam
Như trên đã trình bày, hầu hết các nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, tính chất
các loại gỗ có giới hạn và ít đồng bộ. Do vậy, đề tài sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu
các đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý hóa của loại gỗ nhập Keranji nhằm cung cấp
dẫn liệu, tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành chế biến lâm sản và cung cấp số
liệu cần thiết phục vụ cho các cơ sở sản xuất gỗ. Qua đó đồng thời đánh giá sát thực
hơn về giá trị kinh tế của loại gỗ này.
Chương 3: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM.
3.1.1 Vật liệu khảo sát .
Gỗ Keranji được nhập từ Inđônêsia. Gỗ lấy mẫu được lấy từ xưởng xẻ của
doanh nghiệp tư nhân Thông Dầu. Xưởng chuyên xẻ ra những tấm ván mỏng với
quy cách dày 20-30 cm để cung cấp cho việc sản xuất ván sàn. Các mẫu dùng để
khảo sát tính chất vật lý, cơ học được lấy từ các thanh gỗ chưa qua xử lý. Các mẫu
được gia công theo tiêu chuẩn Việt Nam tại công ty TNHH Trường Tiền. Bột gỗ để
khảo sát tính chất hóa học được lấy trong quá trình cưa xẻ.
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm.
Phòng thí nghiệm của trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và
phòng thử sức bền kết cấu của trường Đại học Bách Khoa.
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi gỗ Keranji: vòng năm, mạch gỗ, tia
gỗ, sợi gỗ...
- Khảo sát tính chất vật lý: Khối lượng thể tích, độ co rút và dãn nở, độ hút ẩm, độ
hút nước, điểm bão hòa thớ gỗ
- Tính chất cơ học: Ứng suất nén dọc thớ, ứng suất nén ngang thớ toàn bộ và cục
bộ, ứng suất kéo dọc thớ, ứng suất kéo ngang thớ, ứng suất trượt dọc thớ, ứng suất
uốn tĩnh, lực tách.
- Tính chất hóa học: Độ ẩm, hàm lượng chất tan trong môi hữu cơ Alcol-Benzen,
hàm lượng chất tan trong nước nóng, hàm lượng chất tan trong NaOH 1%
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm, dựa
trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn trong nước và thế giới.
- Chọn cây cắt khúc lấy mẫu và xác định tính chất vật lý, cơ sở của gỗ theo các
TCVN từ 335-70 đến 379-70.
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu theo Jane (1970) và phân loại đặc điểm cấu tạo gỗ
theo C.T.F.T.
- Phân tích một số thành phần hóa học gỗ theo các tiêu chuẩn :T15m-58; T6m-9;
T4m-5; T13m-54; T19m-50
- Sử dụng phương pháp thống kê xử lý và đánh giá kết quả bằng phần mềm Excel.
Áp dụng phương pháp mô hình hóa xây dựng các hàm toàn học để biểu diễn kết quả
nghiên cứu.
3.4. KHẢO SÁT CẤU TẠO
Gỗ là vật liệu hình thành do quá trình sinh trưởng của cây bên cạnh những
nét đặc trưng chung của gỗ, mỗi loại gỗ có những nét đặc thù riêng. Để xác định nét
đặc thù riêng một cách chính xác cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về cấu tạo gỗ.
Các đặc điểm cấu tạo thô đại có thể được nhận biết bằng mắt thường hay kính lúp
bao gồm hình dạng cây bên ngoài, vỏ và giác lõi, bề rộng vòng tăng trưởng, đặc
điểm thớ gỗ, mạch gỗ…
Thực vật rừng trên thế giới cũng như ở nước ta vô cùng phong phú và phức
tạp, đa dạng về nhiều mặt, phong phú về nhiều loài, muôn hình muôn vẻ về hình
thái, kích thước, về dạng sống và tập tính sống… Trên thực tế có nhiều loại gỗ chỉ
dựa vào cấu tạo thô đại thì chưa đủ để phân loại hay nhận biết được chúng. Để phân
biệt một cách chính xác loại gỗ đó thì chúng ta cần phải tiến hành khảo sát cấu tạo
hiển vi. Dưới kính hiển vi ta có thể quan sát sự sắp xếp tế bào và đặc điểm của nó.
Các đặc tính của gỗ có thể lý giải một cách thỏa đáng bằng ngôn ngữ cấu tạo gỗ.
Ngoài ra, nó là cơ sở để giải thích các hiện tượng phát sinh trong quá trình gia công
chế biến gỗ.
3.4.1. Dụng cụ thí nghiệm.
- Kính lúp độ phóng đại x 10
- Kính hiển vi độ phóng đại x (40÷100).