Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁNH CỬA RA VÀO TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI TIẾP THỊ THỂ THAO Q.V.T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.61 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

….  ….

TRẦN CÔNG VIẾT PHONG

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁNH CỬA RA VÀO
TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI
TIẾP THỊ THỂ THAO Q.V.T

KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

….  ….

TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁNH CỬA RA VÀO
TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI
TIẾP THỊ THỂ THAO Q.V.T

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Đình Bôi
Sinh viên thực hiện: Trần Công Viết Phong


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2007


LỜI NÓI ĐẦU
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết khai thác và sử dụng những tài nguyên vốn có
của rừng vào những mục đích cụ thể như: Săn bắn, hái lượm, làm nhà cửa, làm vũ
khí đánh giặc,…rừng đã cung cấp cho ta nhiều tài nguyên quý hiếm, trong đó có
nguồn tài nguyên gỗ rất cần thiết cho đời sống con người, là nguyên liệu dùng làm
giấy, nhà cửa, các công trình kiến trúc. Đặc biệt là ngành trang trí nội thất đã làm ra
nhiều sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt của đời sống con người như: Bàn, ghế, tủ,
giường, cửa,…mỗi thời điểm một phong cách nghệ thuật đồ gỗ khác nhau.
Trước đây, chưa có nhiều vật liệu mới nên gỗ chiếm tỷ lệ lớn cho nhu cầu sử
dụng. Ngày này, có xuất hiện nhiều vật liệu mới trên thị trường nhưng sản phẩm đồ
gỗ vẫn không mất ưu thế mà ngược lại phát triển ngày càng mạnh hơn trước. Vì qua
thời gian sử dụng những loại vật liệu khác, ai cũng cảm nhận được là không có gì
có thể thay thế được những tính chất của gỗ đó là vẻ đẹp thiên nhiên vốn có được
thể hiện ở các vân thớ của gỗ, cách nhiệt, cách điện tốt.
Khi đời sống con người phát triển, ai cũng muốn cuộc sống ngày càng ấm
cúng hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn, đồ gỗ ngày chiếm càng nhiều trong các hộ
gia đình, kéo theo sự thúc đẩy quá trình sản xuất ngày càng nhiều. Khiến cho trữ
lượng rừng ngày càng giảm. Vấn đề cấp bách đặt ra cho những người làm kỹ thuật
là phải tiết kiệm nguyên liệu tối đa và sản xuất ra những mặt hàng tốt nhất.
Với điều kiện trên, cùng với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Đặng Đình
Bôi, sự cho phép của Công Ty TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI – TIẾP THỊ
THỂ THAO Q.V.T. Tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất cánh cửa ra
vào”.

i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
 Cha mẹ và anh chị em, đã vất vả nuôi tôi khôn lớn.
 Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Lâm Nghiệp cùng quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tại trường.
 Thầy PGS.TS. Đặng Đình Bôi đã tận tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành đề tài.
 Ban giám đốc Công Ty TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI – TIẾP THỊ THỂ
THAO – Q.V.T đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt
đề tài này. Phòng kỹ thuật, Ban quản đốc cùng các anh chị em đang làm
việc tại công ty đã hết lòng chỉ bảo giúp đỡ tận tình cho tôi trong thời gian
thực tập.

 Những người bạn đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài cùng tập thể lớp DH03CB 29 thân yêu cùng chia sẽ vui
buồn trong suốt thời gian học tập.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2007.
Trần Công Viết Phong

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

iv


TÓM TẮT
Đề Tài: Tìm hiểu quy trình sản xuất cửa ra vào tại Công Ty TNHH DỊCH VỤ –
THƯƠNG MẠI – TIẾP THỊ THỂ THAO Q.V.T
Địa điểm thực tập: Công Ty TNHH DỊCH VỤ - THƯƠNG MẠI - TIẾP THỊ THỂ
THAO Q.V.T, với diện tích 800 m2, 36 Đặng Văn Bi khu phố 4, phường Trường
Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Mình.
Thời gian thực tập: 15 / 02 / 2007 – 15 / 07 / 2007.
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất. Từ

đó, tìm ra những ưu khuyết điểm cũng như những bất hợp lý đang còn tồn đọng.
Nhằm giúp công ty đánh giá toàn diện về dây chuyền công nghệ sản xuất, góp phần
nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và có một cách điều chỉnh hợp
lý với nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Khảo sát được quy trình sản xuất hiện có.
- Theo dõi các dạng khuyết tật.
- Xác định tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ lợi dụng gỗ và đề xuất hướng khắc phục.
2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tìm hiểu các thông số kỹ thuật, đánh giá và phân tích qua từng
khâu gia công để tạo ra một sản phẩm cửa ra vào.
Thu thập số liệu thực tế bằng cách đo đếm, quan sát, chọn mẫu theo phương
pháp thống kê toán học.
3. Nội dung thực hiện
- Phân tích một số mẫu mã sản phẩm cửa của công ty.
- Theo dõi, quan sát quy trình công nghệ sản xuất.
- Tính toán chi phí nguyên liệu, xác định giá thành sản phẩm.
- Tính toán tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ lợi dụng gỗ.

v


4. Kết quả thu được
Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn pha phôi:
12

p

P=


i 1

i



12

49, 7
 4,1 %
12

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn sơ chế:
12

p

P=

i 1

i



12

26,4
 2, 2 %
12


Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn tinh chế:
12

p

P=

i 1

i



12

23,1
2 %
12

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn lắp ráp:
12

p

P=

i 1

i




12

46,4
 3,86 %
12

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết qua các công đoạn:
P=

4

 Pi  4,1 + 2,2 + 2 + 3,86 = 12,16 %.
1

Tỷ lệ lợi dụng gỗ trung bình của các chi tiết:
12

ktb =

K
1

12

i

=


857, 24
 71, 4 %
12

Giá toàn bộ của cửa là 1.585.295 (đồng)

vi


SUMMARY
Theme: Studying production process of the doors for entrance and exit at Q.V.T- A
SERVICE, TRANDING AND MARKETING OF SPORTS LTD., CO.
At place: Q.V.T – A Service, Trading and Marketing of sports Ltd., Co, size 800
square meters – 36 Dang Van Bi Street – Residential Area 4 – Truong Tho Ward –
Thu Duc District – Ho Chi Minh City.
Duration of time: From February 15th to July 15th 2007.
1. Purpose anh task of study
1.1. Purpose of study: In order to undertanding the production process and where by
discovering what is advantages anh disadvantages anh some irrationals which exists
and help the company to have a general assessment in technological process which
respect to increase productivity capacity, cut costs in using materials and have a
sufficient adjustment to meet variation of production nowadays.
1.2. Task of theme
- To do a survey of existing production.
- Moniter of some form defect.
- The percentage of wasted, of full wood used in a product and some irrationals
then have some suggestions for improvement in production.
2. Methods of study
To acknowledge the technical specifications, get a general assessment and to

analyze all operations of production till final product.
To collect all accurate data by measuring, observing, choosing patters by
method of statistical mathematics.
3. Contents
- To analyze some samples.
- To supervise and manage the production process.
- To calculate the costs of materials, and final cost of doors.
- The percentage of wasted, the ratio of full wood used in a product.

vii


4. Results
The percentage of wasted components at the stage of selecting planks for
components:
12

p

P=

i 1

i



12

49, 7

 4,1 %
12

The percentage of wasted material at the stage of pre-processing:
12

p

P=

i 1

i



12

26,4
 2, 2 %
12

The percentage of wasted material at fine (final)- processing:
12

p

P=

i 1


i



12

23,1
2 %
12

The percentage of wasted material at assembling processing:
12

p

P=

i 1

i



12

46,4
 3,86 %
12


The medium percentage of wasted material at all processes:
P=

4

 Pi  4,1 + 2,2 + 2 + 3,86 = 12,16 %.
1

The ratio of full wood used in a product:
12

ktb =

K
1

12

i

=

857,24
 71,4 %
12

The total cost of a door 1.585.295 (vnd)

viii



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................ iv
TÓM TẮT .......................................................................................................................... v
MỤC LỤC ......................................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ....................................................... xii
Chương 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN................................................................................................. 3
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ................................................................ 3
2.1.1. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức công ty ............................................................................. 3
2.1.2. Máy móc thiết bị ....................................................................................................... 4
2.1.3. Nguyên liệu ............................................................................................................... 5
2.1.4. Sản phẩm khảo sát .................................................................................................... 7
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 10
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 10
3.2. MỘT SỐ MẪU CỬA CỦA CÔNG TY ...................................................................... 11
3.2.1. Phân tích các mẫu cửa của công ty .......................................................................... 12
3.2.2. Phạm vi sử dụng cửa ................................................................................................. 14
3.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................. 14
3.3.1. Biểu đồ gia công và lắp ráp sản phâm ..................................................................... 14
3.3.2. Công nghệ pha phôi ................................................................................................ 15

3.3.3. Công nghệ gia công sơ chế ....................................................................................... 16
3.3.4. Công nghệ gia công tinh chế.................................................................................... 19

ix


3.3.5. Công đoạn lắp ráp, trang sức bề mặt, kiểm tra đóng gói .......................................... 24
3.4. TÍNH TOÁN CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............................... 26
3.4.1. Tính toán chi phí nguyên liệu chính ......................................................................... 26
3.4..2. Chi phí phụ............................................................................................................. 27
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 28
4.1. KHUYẾT TẬT QUA CÁC CÔNG ĐOẠN ................................................................. 28
4.1.1. Khuyết tật qua công đoạn pha phôi .......................................................................... 28
4.1.2. Khuyết tật qua công đoạn sơ chê ............................................................................. 28
4.1.3. Khuyết tật qua công đoạn lắp ráp ............................................................................. 29
4.1.4. Khuyết tật qua công đoạn trang sức.......................................................................... 29
4.2. TỶ LỆ PHẾ PHẨM QUA CÁC CÔNG ĐOẠN.......................................................... 29
4.2.1. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn pha phôi .................................................................. 29
4.2.2. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế ...................................................................... 31
4.2.3. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế ................................................................... 32
4.2.4. Tỷ lệ phế phẩm qua công lắp ráp .............................................................................. 33
4.3. TỶ LỆ LỢI DỤNG GỖ ............................................................................................... 36
4.3.1. Tỷ lệ lợi dụng của chi tiết khung bao dọc ................................................................. 36
4.3.2. Tỷ lệ lợi dụng gỗ của chi tiết đố ngang trên ............................................................. 38
4.4. GIÁ THÀNH SẢN PHẢM .......................................................................................... 39
4.4.1. Tính toán chi phí nguyên liệu chính ......................................................................... 39
4.4.2. Chi phí phụ................................................................................................................ 40
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................... 42
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 42
5.2. ĐỀ XUẤT .................................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 44
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 45

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 01: Cửa được khảo sát .................................................................................... 8
Hình 02: Bản lề và ổ khoá ....................................................................................... 9
Hình 03: Các mẫu cửa ........................................................................................... 12
Hình 04: Máy cưa đĩa cắt ngang ........................................................................... 15
Hình 05: Máy cưa đĩa xẻ dọc ................................................................................ 16
Hình 06: Máy bào thẩm......................................................................................... 17
Hình 07: Máy bào cuốn ......................................................................................... 18
Hình 08: Máy bào 3 mặt ........................................................................................ 19
Hình 09: Máy cắt ngang tinh ................................................................................. 20
Hình 10: Máy chà nhám thùng .............................................................................. 21
Hình 11: Máy khoan lỗ 2 phương ........................................................................ 22
Hình 12: Máy phay cạnh (tupi) ............................................................................. 23
Hình 13: Máy cắt bàn trượt ................................................................................... 24
Hình 14: Máy đục mộng vuông ............................................................................ 24
Hình 15: Quá trình lắp ráp cửa .............................................................................. 25
Hình 16: Tổ mộc tay vá những khuyết tật và chà nhám chỉ ................................. 26
Hình 17: Công nhân đang trám trét và chà nhám.................................................. 26
Hình 18: Phun sơn và hong phơi ........................................................................... 26
Hình 19: Công nhân đang đóng gói ...................................................................... 27

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 01: Thống kê máy móc của công ty ............................................................... 5
Bảng 02: Phần trăm độ ẩm và khuyết tật gỗ căm xe ............................................... 7
Bảng 03: Bảng thống kê chi tiết cửa ....................................................................... 9
Bảng 04: Khuyết tật qua công đoạn pha phôi ...................................................... 29
Bảng 05: Khuyết tật qua công đoạn sơ chế ........................................................... 29
Bảng 06: Khuyết tật qua công đoạn lắp ráp .......................................................... 30
Bảng 07: Khuyết tật qua công đoạn trang sức....................................................... 30
Bảng 08: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi ................................................... 31
Bảng 09: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế ................................................... 32
Bảng 10: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế ................................................ 33
Bảng 11: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn lắp ráp .................................................. 35
Bảng 12: Tỷ lệ phế phẩm trung bình qua các công đoạn ...................................... 36
Bảng 13: Chiều dày trung bình khung bao dọc trước pha phôi............................. 37
Bảng 14: Chiều rộng trung bình khung bao dọc trước pha phôi ........................... 38
Bảng 15: Chiều dài trung bình khung bao dọc trước pha phôi ............................. 38
Bảng 16: Kích thước nguyên liệu đưa vào cắt khúc cho đố ngang trên................ 39
Bảng 17: Tỷ lệ lợi dụng gỗ chung của các chi tiết ................................................ 40
Bảng 18: Vật liệu sử dụng lắp ráp và trang sức bề mặt cửa .................................. 42
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức quản lý .............................................................................. 4
Biểu đồ 01: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm trung bình qua các công đoạn gia công ....... 36

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vài năm gần đây, ngành gỗ ở nước ta và cả trên thế giới rất phát triển. Ngành
gỗ ở Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Các sản phẩm gỗ rất đa

dạng, nhiều mẫu mã đáp ứng kịp thời xu thế phát triển hiện nay. Đặc biệt là hàng
nội thất như: Bàn, ghế, tủ, cửa được xuất khẩu sang các nước Châu Âu rất nhiều.
Sản phẩm gỗ nước ta rất sắc sảo, mang đậm bản sắc dân tộc.
Với tình hình hiện nay, dân số ngày càng đông đã kéo theo sự phát triển
ngành xây dựng, nhà cửa ngày càng nhiều, các nhà hàng, khách sạn đòi hỏi nhu cầu
cửa gỗ rất cao. Sản phẩm cửa bằng gỗ tự nhiên có giá trị, sự sang trọng hơn hẳn các
cánh cửa làm từ vật liệu khác như: Sắt, nhôm, inox…
Hầu như, sản phẩm cửa ra vào bằng gỗ dần dần chiếm ưu thế trở lại nhưng vì
giá thành còn cao hơn các cửa làm bằng vật liệu khác. Để giảm được giá thành đòi
hỏi phải có một công nghệ sản xuất hợp lý để nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường đạt chất lượng cao giá thành phù hợp với
người tiêu dùng.
Công Ty TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI – TIẾP THỊ THỂ THAO
Q.V.T là Công Ty chuyên nhận về trang trí nội thất. Trong đó, cửa là một trong
những sản phẩm chính của công ty. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất chưa có một
khảo sát theo dõi về quá trình sản xuất loại cửa này. Do đó, tôi chọn đề tài “TÌM
HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁNH CỬA RA VÀO TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI – TIẾP THỊ THỂ THAO Q.V.T” để khảo sát đánh
giá quy trình sản xuất hiện tại, tìm ra những ưu và khuyết điểm, nhằm hạn chế và
khắc phục những khó khăn có thể gặp phải.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất. Từ đó, tìm ra những
ưu khuyết điểm cũng như những bất hợp lý còn tồn đọng. Nhằm giúp công ty đánh
giá toàn diện về dây chuyền công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng lực sản
xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và có cách điều chỉnh hợp lý với nhu cầu sản xuất

ngày càng đa dạng.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát được quy trình sản xuất hiện tại.
- Theo dõi các dạng khuyết tật có thể gặp phải.
- Xác định tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ lợi dụng gỗ và đề xuất hướng khắc phục.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức của công ty
Công Ty TNHH DỊCH VỤ – THƯƠNG MẠI – TIẾP THỊ THỂ THAO
Q.V.T, được thành lập tháng 2 / 2003, với diện tích 800 m2. Địa chỉ xưởng sản xuất,
36 Đặng Văn Bi Khu phố 4, phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Hiện nay, công ty có mở văn phòng đại diện tại quận 1, để giới thiệu và thu
hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nưới. Vì sắp tới công ty đang có
hướng mở nhà máy tại khu công nghiệp Nhơn Trạch, đầu tư thêm nhiều máy móc
hiện đại để phục vụ cho việc làm hàng xuất khẩu.
Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ, thương mại, sản xuất, địa ốc, xây dựng,
thiết kế, trang trí nội thất.
Dịch vụ là tư vấn, bảo trì các công trình xây dựng, trang trí nội thất, cho thuê
kho bãi - nhà xưởng; thương mại: Mua bán đồ gỗ gia dụng, mua bán, trang trí cây
cảnh, vườn cảnh, lắp đặt hệ thống điện lạnh, điện công nghiệp. Sản xuất các mặt
hàng trang trí nội ngoại thất; sản xuất: Sản xuất các loại đồ mộc trang trí nội thất
ngoại thất bằng gỗ; địa ốc: Khu dân cư Long Điền, Thành phố Nhơn Trạch, qui mô
75 ha. Đầu tư xây dựng, kinh doanh khu dân cư chung cư, tòa nhà văn phòng; thiết
kế: Thiết kế phần trang trí nội thất, ngoại thất cho văn phòng khách sạn, nhà

ở…trình bày thiết kế bằng kỹ thuật vi tính tiên tiến phù hợp xu hướng hiện đại;
trang trí nội thất: Hoàn thiện nội thất cho khách sạn, nhà hàng, văn phòng, siêu thị,
nhà ở và các công trình khác với chất lượng hoàn mỹ, dịch vụ bảo hành chu đáo và
tiết kiệm.

3


Là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ nên một người có thể đảm
nhiệm nhiều công việc. Cho nên, trong lúc hoạt động có thể trao đổi hổ trợ lẫn nhau.
Hiện nay, công ty có nguồn nhân lực khá dồi dào, kỹ sư và kiến trúc sư 10 người;
đội trưởng thi công 20 người; công nhân lành nghề 150 người và được chia làm 3
tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất.
Cơ cấu tổ chức quản lý được thể hiện theo sơ đồ 01.

Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức quản lý
2.1.2. Máy móc thiết bị
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm và năng suất
lao động, máy móc của cơ sở có nguồn gốc từ nước ngoài, có đủ các loại máy để gia
công các sản phẩm mộc trang trí nội thất, và máy móc cho lắp ráp công trình. Tuy
nhiên có một số máy cũ đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Trong thời gian gần
đây, công ty đã bổ sung thêm một số máy mới để phục vụ cho sản xuất, đáp ứng kịp
thời cho các đơn đặt hàng lớn, không bị quá tải. Máy móc của cơ sở được thống kê
ở bảng 01.

4


Bảng 01: Thống kê máy móc của công ty
Tên máy


STT

Ý

Số
lượng
1

Tình trạng
(%)
70

Nước sản xuất

1

Máy cưa đĩa bàn trượt

2

Máy dán cạnh cong

Nhật bản

1

50

3


Máy khoan 2 phương

Đài Loan

1

50

4

Máy khoan đứng

Nhật Bản

1

50

5

Máy phay cao tóc (ruter)

Nhật Bản

2

50

6


Máy cắt ngang thô

Nhật Bản

1

50

7

Máy cưa đĩa xẻ dọc

Nhật Bản

1

50

8

Máy bào thẩm

Đài Loan

1

50

9


Máy bào cuốn

Đài Loan

1

50

11

Máy bào 3 mặt

Nhật Bản

1

50

11

Máy cắt ngang tinh

Nhật Bản

1

60

12


Máy cưa lọng

Việt Nam

1

50

13

Máy phay (tupi)

Nhật Bản

1

50

14

Máy chà nhám thùng

Đài Loan

1

100

15


Máy đục mộng vuông

Nhật Bản

1

50

2.1.3. Nguyên liệu
Cửa được làm toàn bộ là gỗ căm xe nên việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào
có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất hàng mộc. Nếu nguyên liệu ít khuyết tật thì
sẽ đẩy nhanh được tiến độ sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm sau cùng, ít gặp
khó khăn trong việc lựa chọn nguyên liệu. Nhằm hạn chế bớt tỷ lệ phế phẩm, nâng
cao tỷ lệ dụng gỗ.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết cơ sở mua nguyên liệu là gỗ phách đã
được sấy đạt yêu cầu cho sản xuất. Phách có chiều dài từ 1.100 – 3.200 mm, chiều
rộng 100 – 250 mm, dày 45 mm, được mua ở Đắc Lắc. Từ những phách gỗ xẻ trên
mới tiếp tục gia công đến giai đoạn cuối cùng tạo ra sản phẩm.

5


Gỗ có giác màu nâu vàng, gỗ lõi màu nâu đỏ hay có những thớ thẫm xen kẽ
rất đẹp, bề mặt bóng dầu, thường có tích tụ tinh thể. Gỗ rất cứng và nặng d = 1
g/cm3, co rút trung bình, ứng suất nén và uốn rất lớn, khó gia công, công cụ cắt gọt
chóng mòn. Mặc khác, gỗ có lỗ mạch phân tán nên rất có lợi cho quá trình gia công
chế biến, sự phân tán đồng đều của lỗ mạch làm cho lực cắt gọt ít thay đổi khi đi
qua các phần gỗ. Gỗ có khả năng chống nấm, côn trùng, hà, làm gỗ xây dựng rất tốt.
Đối với những yêu cầu chịu lực nặng trong nhà cũng như ngoài trời, kể cả dưới

nước. Gỗ được dùng trong công nghiệp đóng tàu, tà vẹt và các bộ phận chi tiết máy.
Hình thức phân bố lỗ mạch phân tán cũng giúp cho khả năng thoát ẩm đồng
đều vì mạch gỗ là con đường thoát nước chủ yếu của gỗ lá rộng. Tuy nhiên, mật độ
và đường kính lỗ mạch chỉ ở mức trung bình nên quá trình thoát ẩm qua mạng lưới
các tế bào mạch gỗ sẽ không mạnh. Hiện tượng tế bào mạch gỗ có xuất hiện gôm là
một trong những yếu tố cản trở khả năng chuyển ẩm từ bên trong ra bên ngoài của
gỗ, gây nên chênh lệch độ ẩm giữa lớp bên trong và lớp gỗ bề mặt, dẫn đến nứt bề
mặt gỗ trong quá trình sấy và hong phơi.
Phần trăm độ ẩm và khuyết tật qua tìm hiểu tại công ty tôi đã thu thập và ghi
nhận ở bảng 02.

6


Bảng 02: Phần trăm độ ẩm và khuyết tật của gỗ căm xe
Stt

Tên gỗ

Kích thước (mm)

Wg (%)

Khuyết tật

1

Căm xe

45  100  1.100


10 – 12

Nứt đầu

2

Căm xe

45  125  1.100

10 – 12

Nứt đầu

3

Căm xe

45  200  1.100

10 – 12

Mắt chết

4

Căm xe

45  120  1.600


10 – 12

Cong vênh

5

Căm xe

45  125  1.600

10 – 12

Cong vênh

6

Căm xe

45  130  1.600

10 – 12

Bám giác

7

Căm xe

45  120  1.800


10 – 12

Mắt chết

8

Căm xe

45  125  1.800

10 – 12

Nứt đầu

9

Căm xe

45  145  1.800

10 – 12

Cong vênh

10

Căm xe

45  120  2.200


10 – 12

Bám giác

11

Căm xe

45  125  2.200

10 – 12

Nứt đầu

12

Căm xe

45  145  2.200

10 – 12

Cong vênh

13

Căm xe

45  120  2.500


10 – 12

Bám giác

14

Căm xe

45  127  2.500

10 – 12

Lẹm

15

Căm xe

45  145  2.500

10 – 12

Nứt đầu

16

Căm xe

45  120  3.000


10 – 12

Mắt chết

17

Căm xe

45  130  3.000

10 – 12

Cong vênh

18

Căm xe

45  145  3.000

10 – 12

Mắt chết

19

Căm xe

45  300  3.200


10 – 12

Nứt đầu

.2.1.4. Sản phẩm khảo sát
Sản phẩm ngày nay rất đa dạng về hình dáng và nguyên liệu, mỗi một loại
sản phẩm mang hình dáng khác nhau tùy theo phong tục tập quán và con người sử
dụng. Thông thường, sản phẩm mộc có hình dạng đơn giản gọn nhẹ dễ dàng tháo
lắp, được người tiêu dùng ưa chuộng hơn các sản phẩm cầu kì khó tháo lắp. Chính
vì vậy nên công ty thường xuyên cải tiến mẫu mã và kích thước sản phẩm để phù
hợp với yêu cầu của khách hàng.

7


Hiện nay, công ty đang sản xuất các sản phẩm đồ mộc dùng để trang trí nội
thất, làm theo đơn đặt hàng, chủ yếu là làm hàng trong nước, đa dạng về mặt hàng
như: Tủ âm tường, cửa đi, cửa sổ, bàn làm việc, bàn ghế ngoài trời, bàn ghế trong
nhà, giường, các quầy bar...
Qua việc tìm hiểu các mẫu cuẳ của công ty và kế hoạch sản xuất của công
ty. Nên tôi đã chọn mẫu 6 để tiến hành khảo sát. Cửa được làm nhằm lắp đặt cho
các ngôi nhà biệt thự ở đảo Phú Quốc. Sản phẩm có kiểu dáng tương đối đơn giản,
chủ yếu là chi tiết thẳng, dễ dàng gia công và lắp ráp, được làm bằng gỗ căm xe,
sơn PU.
Kích thước bao của sản phẩm theo ba chiều dày, rộng, dài là: (40  800 
2.200) mm, cửa được chụp và thể hiện ở hình 01.

Hình 01: Cửa được khảo sát
Phụ kiện kèm theo cửa: Gồm bản lề và ổ khóa được chụp lại và thể hiện qua hình

02.

8


Hình 02: Bản lề và ổ khoá
Cửa được làm gồm 8 chi tiết và 4 chi tiết cho khung bao, được liên kết bằng
mộng, ngàm, chốt, keo, đinh, với tổng lượng gỗ 0,0610 m3 được thể hiện ở bảng 03.
Bảng 03: Bảng thống kê chi tiết cửa
STT

Tên Chi Tiết

Số
Lượng

Dày

Rộng

Dài

Thể
Tích
(m3)

Kích Thước (mm)

1


Khung bao dọc

2

40

100

2.240

0,0179

2

Khung bao ngang

1

40

100

880

0,0035

3

Chỉ khung bao dọc


2

12

50

2.254

0,0027

4

Chỉ khung bao ngang

1

12

40

908

0,0004

5

Đố dọc

2


40

122

2.200

0,0214

6

Đố ngang trên

1

40

122

660

0,0032

7

Đố ngang dưới

1

40


122

660

0,0032

8

Đố ngang giữa

1

40

122

580

0,0028

9

Xướng kính dọc

2

40

50


941

0,0037

10

Xương kính ngang

4

40

50

277

0,0022

11

Chỉ kính ngang

16

12

12

277


0,0006

12

Chỉ kính dọc

16

12

12

458

0,0011

Tổng

0,0610

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát tìm hiểu, đánh giá và phân tích qua từng khâu gia công đã tạo ra
các chi tiết của sản phẩm.
Thu thập số liệu thực tế bằng cách đo đếm, quan sát, chọn mẫu theo phương
pháp thống kê toán học. Để tính các tỷ lệ có liên quan (tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ lợi

dụng gỗ), tôi đã áp dụng phương pháp thống kê toán học.
Để đảm bảo tính chính xác khách quan, việc chọn mẫu được tiến hành một
cách ngẫu nhiên không hoàn lại. Khi xác định tỷ lệ phế phẩm của các chi tiết qua
các công đoạn gia công, tôi áp dụng bài toán tỷ lệ trung bình cho đám đông, theo
dõi 30 chi tiết và tính phần trăm phế phẩm theo công thức:
P=

A
x 100 %
B

(1)

Trong đó: A là số chi tiết hỏng, B là Số chi tiết theo dõi.
Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tiến hành kiểm tra lại kết quả bằng bài toán
xác định cỡ mẫu. Số chi tiết kiểm tra lại:
nct 

1,96 2  s 2
e2

(2)

Trong đó: nct là số chi tiết cần kiểm tra lại; 1,96 là giá trị (tra bảng) ứng với độ tin
cậy 95%, e% = 0,03%, s là phương sai mẫu được tính theo công thức sau:
s=

pq
n


(3)

Trong đó: q = 1- p
Khi xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ, tôi dựa vào thể tích tinh chế và thể tích trung
bình của các chi tiết trước pha phôi và được tính như công thức sau:

10


K=

VS
 100%
VT

(4)

Trong đó: K là tỷ lệ lợi dụng gỗ; VS: Thể tích gỗ sau gia công; VT: Thể tích gỗ trung
bình trước khi gia công.
Áp dụng bài toán ước lượng trung bình cho đám đông, để tính các kích thước
trung bình trước pha phôi.
X=

X I  nI
n

(5)

Trong đó: X là kích thước trung bình của chi tiết; Xi : Kích thước chi tiết thứ i; ni:
Số chi tiết có kích thứơc thứ i; n: Tổng số chi tiết theo dõi.

3.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM CỬA CỦA CÔNG TY
Sau đây là một số mẫu cửa được công ty triển khai làm trong thời gian vừa
qua. Nhìn chung các mẫu cửa đơn giản, không cầu kì chạm trỗ, dễ dàng thao tác
trên các máy. Cửa gồm hai loại: Loại thứ 1 sử dụng toàn bộ là gỗ; loại thứ 2 gỗ kết
hợp với kính. Một số mẫu cửa mà công ty làm được thể hiện ở hình 03.

Mẫu 1

Mẫu 2

11

Mẫu 3


×