Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cách làm Style nhạc trên đàn Yamaha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.87 KB, 6 trang )

CÁCH LÀM STYLE TRÊN ĐÀN YAMAHA
Cái này kinh nghiệm là chính.
A.Làm style theo ca khúc nào đó
( ở đây ví dụ bài Dịu dàng sắc Xuân - Ngọc Linh trình bày )
1.Xác định Tempo -> 94.
Nhịp -> 4/4
2.Xác định xem ca khúc có bao nhiêu đoạn khác nhau, về phần nhạc ấy.
Thường là 2 -> Main A, Main B mạnh bạo hơn, điệp khúc ấy. Có thể thêm
giang tấu là Main C.
Một số bài phải dùng đến 4 Main (mệt), ví dụ Tiếng trống Ba ra nưng.
Nhưng ta nên cố gắng làm sao càng ít Main càng ... khỏe.
3.Xác định tông, cái này khá quan trọng vì khi làm Intro, ta nghe đánh theo
mà. Nếu có bài phối càng tốt.
-> Em
4.Làm Main. Nếu nhiều Main thì nên làm Main dễ trước.
( chú ý, hình chỉ mang tính chất minh họa vì đây là Style tui làm hoàn chỉnh
rồi. Làm từ đầu sẽ ko có sẵn mấy track kia đâu )
xác định xem nên làm bao nhiêu Pattern, bài này đơn giản nên tui chọn 2.
Pattern lenght là số khuôn nhạc trong 1 Main, hết sẽ chạy lại. Vì vậy hay
nghe gọi Style là Riff á.
Track10:drums
chọn âm sắc -> Dance kit
chân bass -> C1
Snare -> G0
Reverb -> 32, cứ điều chỉnh đến khi ưng ý, track nào cũng rứa, trừ Bass
nên để Reverb = 0
nghiên cứu xem nên để Touch ( phím sống ) on hay off. Nếu mới tập làm
1
thì cứ off cái đã
Ghi âm.Mở Metronome lên nhé, mặc định là đã có sẵn rồi.
xong thì nhớ qua Channel, Quantize, tùy theo nhịp trống mà chọn nhé.


(Execute )
các track khác nếu cần cũng nên Quantize, đôi khi không cần thiết, đánh
trật nhịp chút đỉnh cho nó ... giống live, cũng có thể trong bài nó vậy.
ở đây nói thêm 1 chút, nếu thấy giữa các Main nhạc cụ na ná nhau thì có
thể thu như vầy: ghi âm 1 track, nhảy qua Main khác ghi âm track đó cho
nó tiện, khác chút đỉnh thôi hà, thêm thắt là chính
+track9:percusions ( bộ gõ )
việc phân chia trống và bộ gõ thành 2 tracks là cần thiết. Lắm khi đệm đàn
ta tắt track10, rồi Fill lại mở lên. Thường gặp đó.
chọn âm sắc -> StandardKit1
phải tập trung nghe bài hát thiệt kỹ để thu bộ gõ. Cái này yêu cầu bạn có
chút khái niệm về tiếng trống Jazz với tiếng bộ gõ.
ở đây có tiếng ... chổi chà và lục lạc
về âm lượng, lúc thu cứ chỉnh tạm, khi thu hết rồi tha hồ so sánh giữa các
track và chỉnh lại âm lượng. Chú ý là track 14 Pad phải chọn trước vì nếu
thu xong chỉnh âm lượng rất dễ bị bể tiếng.
+track14ad
âm sắc -> Strings2 ( GM & XG )
thường thì phần nền là trầm hoặc trung, hiếm khi cao. Ở đây thu 3 nốt B2
E3 G3 ( Em )
theo kn của tui, thu Pad là tương đối khó vì " xẩy " 1 phát sẽ bể tiếng hoặc "
dơ " từa lưa, cẩn thận hén.
ghi âm
2
Parameter, Source Root: E, Chord: m
khâu này quan trọng, thu theo hợp âm gì thì phải chọn hợp âm đó trong
Parameter
Root Trans: khi đánh sẽ chuyển theo tay trái, ví dụ đánh C Pad sẽ là G C E
Root Fixed: .... chuyển theo tay trái nhưng cố gắng giữ nốt chủ âm. Ví dụ
đánh C Pad sẽ là E G C

cái này trong sách hướng dẫn có chỉ á. Ở đây chọn Root Trans
NTT, Chord. Tức là đánh theo đúng hợp âm. Các track solo bạn sẽ chọn là
Melody. Đặc biệt là Intro. Bypass là giữ nguyên ko chuyển theo tay trái. Cái
này dùng khi thu MegaVoice! Ví dụ các tiếng guitar vuốt, hú hí vv...
High key: G. High key tức là hợp âm tay trái nào sẽ cao nhất. Ở đây chọn
G. Tức là khi đánh G# hoặc A(m) phần nhạc đệm sẽ tự giác xuống quãng
8.
Note limit. Pad thì ko cần thiết. Nhưng các track solo đặc biệt khi thu Intro
phải chú ý cái này.
Track11:Bass
âm sắc -> ModulrSyBass ( GM & XG )
cần thì Quantize
NTT: Melody(Bass)
High key: Eb. Rất nên chọn Eb. Thường thì đàn Bass có 4 dây và nốt thấp
nhất chính là dây E. Chọn Eb thì tay trái đánh ra sao Bass cũng trầm nhất
là E.
RTR: Retrigger to Root, coi trong sách đi
+track12, track13, track15, track16 thu tá lả tùy theo ca khúc nó đệm ra
sao. Track12-13 thu phần đệm, như guitar, piano...NTT:Chord. Track15-16
thu solo, tức là những câu nhấn nhá ( Melody )... NTT:Melody.
Ok, tạm được chưa? Nghe tổng thể rồi chỉnh âm lượng, effect vv... nhé.
5.Làm Break ( nếu thấy cần )
Break tức là khuôn nhạc mà ban nhạc đột nhiên ngưng, " báo " vào lại. Bản
thân chữ Break cũng đủ hiểu rùi. Phần này đơn giản há
6.Làm Intro
3
Thường thì đây là giai đoạn cực nhứt khi làm Style. Phải nghe câu cú rồi
đánh theo. Đếm khuôn vv...
Nhớ là track nào đánh câu cú thì phải chọn NTT Melody hén. Chọn Chord
nó ... sai bét đó.

Ai thấy nản quá, nhứt là mấy bài Intro rối rắm, dài ... thì ráng viết bài phối
rồi dùng Software mà làm hehe.
7.Làm Ending
Cũng tương tự Intro thôi. Chỉ chú ý là nên làm Ending 1 dạng này: tất cả
nhạc cụ đánh đúng đầu khuôn nhạc. Thêm solo gì đó cũng được. Chọn 1
khuôn thôi. Khi sử dụng nếu biết kết hợp Ending 1 khéo léo nghe sẽ rất hay
8.One Touch Setting
Chọn Ots cho ca khúc. Nếu bạn độc tấu thì rất cần.
Còn phần Edit cũng hay nhưng để bữa sau bàn
----
B.Làm Style theo ý thích
Một khi bạn đã quen với việc làm Style theo ca khúc thì nên thử sức mình
bằng một vài Style riêng. Ai cũng biết là những Style có sẵn ít khi hợp với
nhạc Việt Nam, chắc vì nhạc Vn ... hay quá nên Standard Styles ko đáp
4
ứng nổi hehehe .
Nên làm hết 4 Mains, 3 Intros, Break, 3 Endings và cả Ots.
Tui thí dụ cái 8 beat Cha cha cha tui làm. Nhưng ... lười ( hic ) nên chưa
tạo 2 Intros và 2 Endings chính.
Download
Intro 1: trống " báo " vào, Bass vuốt
( MegaVoice!, thu và chọn Bypass )
MainA: nhẹ nhàng tình củm
MainB: vừa phải
2 mains này đều đánh bass có Slap
MainC: mạnh hơn chút đỉnh
MainD: chuyển sang Funk-Disco
Ending 1: ngắt đầu khuôn
Break: xử lý tiếng trống bóp méo ( Pitch Bend ) và MegaVoice! Bass
----

Một số thủ đoạn
*Assembly: chôm chỉa
Assembly dành cho những ai ... lười ( như tui ). Nhất là phần Pad.
Cách dùng: nhấp đôi vào rãnh, chọn Preset, chọn Style nào đó có
5

×