Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 28 trang )

Chăm Sóc
Sức Khỏe
Người cao
tuổi


Là một điều dưỡng, cũng vừa là con, là cháu
trong gia đình. Bạn sẽ phải làm gì những người
lớn tuổi xung quanh chúng ta, và cả những
bệnh nhân lớn tuổi được vui sống khỏe, sống
hạnh phúc đến cuối đời và ra đi trong thanh
thản.??????????


Những thay đổi của
người cao tuổi
Thay đổi về tâm lý:
Sợ cô đơn 
Hay lo xa 
Dễ mủi lòng, tủi thân 
Khó tnh 


Thay đổi về sinh lý 
* Tuổi càng cao phản xạ càng chậm 
Khắc phục:
- Kiên nhẫn, nói chậm rãi, dễ nghe để các người cao tuổi
nghe được và có câu trả lời chính xác.
- Trong trường hợp các cụ lãng tai, càng cần kiên nhẫn hơn
nữa.
* Trong sinh hoạt hàng ngày, do việc đi lại khó khăn, chậm


chạp nên người cao tuổi cần nhiều thời gian cho sự di
chuyển và chuẩn bị kể cả chuyện ăn uống.
Khắc phục:
- Trước khi vào bữa cơm, cần thông báo sớm cho người cao
tuổi để có sự chuẩn bị trước.
- Tránh những cử chỉ, lời nói làm cho người cao tuổi cảm
thấy tủi thân và mủi lòng. 


Tuổi cao trí nhớ giảm sút 
Do trí nhớ giảm sút nên người cao tuổi thường nói trước,
quên sau. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày sẽ gây nên
nhiều phiền toái.
Khắc phục:
- Khi gia đình có sự kiện (giỗ, lễ hội, họp hành...) nhắc nhở
các cụ trước đó một ngày.
- Vui vẻ, nhắc nhở, bỏ qua......những “sự cố” do chứng
“đãng trí” gây nên. 


Các căn bệnh của người cao tuổi 
Sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng
miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khiến người cao tuổi
rất dễ mắc các bệnh:
- Cảm cúm.
- Viêm phổi.
- Tim mạch....
- Các bệnh về xương khớp...



Người cao tuổi chân yếu, khả năng giữ thăng bằng của
cơ thể không tốt nên thường bị té ngã dẫn đến gãy
xương, đặc biệt cổ xương đùi gãy gây đau đớn và để lại
nhiều biến chứng. 
Khắc phục:
- Lưu ý khi người cao tuổi phải lên xuống cầu thang.
- Trong nhà nên bài trí đơn giản, thuận lợi khi đi lại.


Dễ mắc bệnh trầm cảm
Khi có những ước mơ không thực hiện được, không hài lòng
với cuộc đời mình, bất mãn với cuộc sống....Người cao tuổi
rất dễ mắc bệnh trầm cảm và trở nên khó tnh, gay gắt với
con cái.
Khắc phục:
- Thường xuyên hỏi chuyện, kể những câu chuyện vui trong
cuộc sống, chuyện học hành của các cháu...hướng sự suy
nghĩ tới những vấn đề khác.
- Khi xảy ra tranh luận gay gắt.....tốt nhất là nên dời đi chỗ
khác. 


Cách chăm
sóc người
cao tuổi


1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ngày nay với những trang thiết bị kỹ thuật, chúng
ta có thể kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện

sớm một số bệnh có thể chữa khỏi. Người cao tuổi
là lứa tuổi rất dễ mắc các loại bệnh nhất là bệnh
nhiễm trùng do vậy cần thực hiện việc phòng bệnh
hơn chữa bệnh


2. Đừng để mắc bệnh “tưởng”
Tránh tình trạng “bệnh tưởng”, tức là khi
bệnh chỉ đơn giản mà cứ liên tưởng đến một
kết cục thật bi đát rồi bị ám ảnh làm cho
bệnh thành nặng.


3. Ăn nhiều rau củ quả
Người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả, uống đủ
nước, năng vận động thể lực, nên tập vừa sức chịu
đựng cho cơ thể. Ngoài ra, người cao tuổi nên chú
ý giữ ấm vì rất dễ bị viêm phổi mà biểu hiện ở lứa
tuổi này thì khó phát hiện, mà bệnh thì thường rất
nặng


4. Làm giàu cuộc sống tinh thần
Cần ở nơi thoáng mát. Nên tranh thủ ra
ngoài trời, đi dạo công viên hay nơi râm
mát để thưởng thức bầu không khí trong
lành, tiếp xúc với thiên nhiên. Tuyệt đối
không nên đọc sách báo hay xem ti vi liên
tục nhiều giờ cần thay đổi các hoạt động
trong ngày để làm cho cơ thể trở nên

khoan khoái.  



LƯU Ý CẦN TRÁNH
Người cao tuổi chú ý tránh những thức ăn, nước uống có nhiều chất kích thích như
trà đặc, cà phê vì nó có ảnh hưởng tới giấc ngủ, ngoài ra không cần phải ngủ nhiều
giờ mà rất cần những giấc ngủ sâu.

X


Trong gia đình có người cao tuổi cần tránh việc lục đục
trong gia đình vì điều đó là stress sẽ làm cho người già lo
nghĩ. Thực tế cho thấy, Người cao tuổi còn đủ cả vợ và
chồng thường sống lâu hơn. Để mở rộng môi trường giao
tiếp, người cao tuổi cần tham gia một công tác vừa sức với
địa phương như gia nhập câu lạc bộ ngoài trời, đi tham
quan du lịch. 


Người lớn tuổi thường ăn ít, nhưng để duy trì sức khỏe,
nên ăn thêm từ 1 đến 3 bữa phụ giữa các bữa ăn chính:
khoai, bắp, chè, bánh, sữa, các chế phẩm từ sữa,…. Bạn
cũng cần lưu ý khi nấu ăn nên hạn chế lượng muối, bột
ngọt, nước mắm,… vì chế độ ăn nhiều muối không tốt
cho người bị tăng huyết áp. Ngoài ra, để phòng tránh
các bệnh tim mạch khác, bạn nên thay thế chất béo
động vật bằng chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật
như dầu nành, dầu bắp,… khi nấu nướng hằng ngày,

giúp hạn chế hấp thụ cholesterol xấu vào máu.


Dinh dưỡng đầy đủ
và khoa học
Ở người cao tuổi, men tiêu hóa giảm, sức nhai kém
nên khó tiêu hóa thức ăn, dễ mắc bệnh dạ dày, ruột.
Vì vậy, người cao tuổi cần phải  ăn khẩu phần điều
độ, không nên ăn quá no.
Béo phì nguy hiểm cho người cao tuổi. Hạn chế ăn
đồ chiên cháy vàng, nên ăn thức ăn tươi hoặc luộc.
Thức ăn nên được nêm vừa phải, không quá mặn
cũng không quá nhạt.


Dinh dưỡng đầy đủ
và khoa học

Thức ăn nên mềm, dễ nhai dễ nuốt. Hạn chế ăn mỡ động
vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng. Loại thức ăn
được khuyến khích là cá, thay cho ăn thịt. Cách này sẽ giúp
người già hạn chế tối đa lượng chất béo hấp thụ vào cơ
thể.
Bổ sung các vi chất như Canxi, Sắt, Kẽm, Đồng, Ma-giê và
vitamin, người cao tuổi sẽ có bộ xương chắc khỏe, tăng
cường sức đề kháng. Ngoài ra, Selen là vi chất giúp tăng
cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư rất tốt.


Ở người cao tuổi, độ

lọc thận giảm đồng
thời cũng giảm khả
năng điều chỉnh
lượng nước tiểu.
Lượng nước cần và
đủ cho người cao
tuổi chỉ cần uống
nước 1 - 1,5 lít/ngày.
Nếu uống quá nhiều
nước, chắc chắn thận
sẽ bị ảnh hưởng.


Thay đổi lối sống
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một lối sống lành
mạnh hơn. Kể cả khi đã ngoài 60, người cao tuổi vẫn nên
thay đổi lối sống nhằm làm giảm nguy cơ phát triển bệnh
mạn tnh.


Lên kế hoạch tập thể dục
Hoạt động thể chất giúp kiểm soát trọng lượng cơ
thể, giảm huyết áp, tăng cường cơ bắp và giảm
nguy cơ chấn thương. Hoạt động thể chất cũng đã
được chứng minh làm giảm nguy cơ mất trí nhớ
và gia tăng khả năng nhận thức cho người cao
tuổi.


Tập thể dục và uốn dẻo

Yoga hướng dẫn người cao tuổi một số kỹ thuật, chẳng hạn như
cách hít thở và ngồi thiền, điều này giúp bệnh nhân quản lý căng
thẳng, phòng tránh trầm cảm, tinh thần lạc quan, phấn chấn hơn.
Đừng ngủ quá nhiều
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều (dưới 4 giờ hoặc trên 8 giờ/ngày) đều
khiến con người chết nhanh hơn.
việc ngủ nhiều kéo theo ít vận động sẽ khiến người cao tuổi dễ bị xơ
vữa động mạch. Đây có thể coi là yếu tố thúc đẩy cho nhiều bệnh
tim mạch nguy hiểm khác như: cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai
biến mạch máu não...



Luôn để ý cân nặng
Giữ chỉ số khối cơ thể BMI ở mức bình thường
giúp giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cũng
như một số loại viêm khớp gây cản trở hoạt
động cho người cao tuổi.


×