Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.23 KB, 4 trang )

ỦY BAN TRUNG ƯƠNG
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
BAN THƯỜNG TRỰC
Số: 114 /HD-MTTW-BTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2014

HƯỚNG DẪN
Công tác tham gia xây dựng chính quyền của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp năm 2014

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 Đoàn Chủ tịch, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam
(khóa VII), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng
dẫn những nhiệm vụ trọng tâm công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp
tham gia xây dựng chính quyền năm 2014 như sau:
I. Công tác tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến chính sách,
pháp luật
1.1. Năm 2014, Ủy ban MTTQ các cấp cần tập trung thực hiện tốt công
tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; chú trọng các dự án luật có liên
quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy
nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng Dự án Luật MTTQ Việt Nam (sửa
đổi); chuẩn bị để cuối năm 2014 trình Dự án luật tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội
khóa XIII để Quốc hội xem xét, cho ý kiến; hoàn thiện Dự án Luật để đầu
năm 2015 trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Ủy ban MTTQ các địa phương cần chú trọng phối hợp với Thường trực
Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương tham gia tổ chức


việc góp ý, phản biện vào các dự án luật, pháp lệnh cụ thể như: Luật bảo vệ
môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân
và gia đình; Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật tổ chức Chính phủ (sửa
đổi); Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân (sửa đổi); Luật doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật bảo hiểm y tế; Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Luật nghĩa vụ quân sự (sửa
đổi); Bộ luật dân sự (sửa đổi); Luật nhà ở (sửa đổi); Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật (hợp nhất); Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)...;
đồng thời chủ động tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.


1.2. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thực hiện các chuyên đề
nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới phục vụ cho việc chuẩn bị tổ chức Đại
hội lần thứ XII của Đảng, trong đó có các chuyên đề về đổi mới hệ thống
chính trị, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực hiện chức năng giám
sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.
1.3. Ủy ban MTTQ các cấp chủ động phối hợp với chính quyền tổ chức
tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Hiến pháp tới các tầng lớp
nhân dân; đề xuất các nội dung cần cụ thể hóa Hiến pháp bằng pháp luật với
các cơ quan nhà nước.
1.4. Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Năm 2014 tập trung tuyên truyền về
Hiến pháp; Luật đất đai (sửa đổi); Luật hòa giải ở cơ sở; Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Luật tiếp công dân; Quy chế giám sát và
phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (Ban
hành theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa
XI); Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và

nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (Ban hành
theo Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và
các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương có tác động
trực tiếp đến người dân ở cơ sở.
1.5. Tiếp tục thực hiện Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai
đoạn 2013-2016”.
Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm,
các nhóm nòng cốt về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng
đồng dân cư gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa khu dân cư".
II. Công tác giám sát và phản biện xã hội
Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức triển
khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và
các đoàn thể chính trị xã - hội và Quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể
chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền và các hướng dẫn, kế hoạch liên quan của các cơ quan Trung ương.
2.1. Về công tác giám sát
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với một số tổ chức
thành viên và các cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức một số hoạt động giám
sát, tập trung vào các vấn đề: Về thực hiện chính sách, pháp luật đối với
người có công; về sản xuất, kinh doanh vật tư, cây con giống phục vụ nông
nghiệp; về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại các doanh nghiệp.
2


- Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn Ủy ban MTTQ cấp xã
trong công tác tham gia thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn; trong công tác chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân
dân xã, phường, thị trấn; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; tập trung đẩy

mạnh hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan
trực tiếp đến đời sống nhân dân ở cơ sở; công tác giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ
giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Ủy ban MTTQ các cấp tích cực tham gia thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Trọng tâm là công tác giám
sát các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm gắn với việc
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
2.2. Về công tác phản biện xã hội
Việc thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội được tiến hành theo các quy
định tại Chương III Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam
và các đoàn thể chính trị xã - hội (Ban hành theo Quyết định số 217-QĐ/TW
ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI). Theo đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp tỉnh cần bám sát các nội dung của Quy chế cũng như hướng dẫn của Ban
Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lựa chọn những nội dung phù
hợp, thiết thực, thống nhất với chính quyền và xin ý kiến cấp ủy cùng cấp để xây
dựng kế hoạch phản biện xã hội năm 2014 và tổ chức thực hiện trong các cấp
Mặt trận ở địa phương.
III. Phối hợp tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và
nhân dân
3.1. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Dân nguyện
của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân
dân cả nước báo cáo tại kỳ họp thứ 7, thứ 8 của Quốc hội khóa XIII; phối hợp
giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri và nhân dân.
3.2. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh cần thực hiện tốt các nhiệm vụ
của cấp mình và hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp
xã thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội và

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri
của đại biểu Quốc hội.
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tổng hợp
ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương và gửi về Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội để
3


tổng hợp, báo cáo tại kỳ họp của Quốc hội trong năm 2014. Các vấn đề nêu
ra cần có số liệu, địa chỉ cụ thể để chứng minh.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chuẩn bị tốt nội dung báo cáo công tác
MTTQ tham gia xây dựng chính quyền trong các kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
IV. Công tác tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo
4.1. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp quan tâm đổi mới trong công tác
tiếp công dân để phù hợp với những quy định mới của pháp luật về vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong việc tiếp công dân và tham
gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lựa chọn một số vụ việc phức tạp, bức xúc
để nghiên cứu và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi
chính đáng của công dân; giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm
quyền đối với các vụ việc đã kiến nghị.
4.2. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thường xuyên chủ động nắm bắt tình
hình các tầng lớp nhân dân ở những địa phương xảy ra khiếu nại, tố cáo đông
người, phức tạp, kéo dài; chủ động tổ chức giám sát việc giải quyết của các cơ
quan có thẩm quyền để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
V. Tham gia tuyển chọn thẩm phán và kiểm sát viên
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tham gia và thực hiện tốt công tác
tuyển chọn thẩm phán và kiểm sát viên theo đúng các quy định của pháp luật
và quy chế phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước hữu quan.
Trên đây là những trọng tâm của công tác Mặt trận tham gia xây dựng

chính quyền năm 2014. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của từng địa
phương để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với thực
tiễn. Định kỳ 06 tháng, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
PHÓ CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
- Ủy ban MTTQ các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các tổ chức CT - XH ở TW;
- BTT Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Các ban, đơn vị trong cơ quan;
- Lưu VT, DCPL.

(đã ký)
Nguyễn Văn Pha

4



×