ỦY BAN TRUNG ƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN THƯỜNG TRỰC
Số:
61 /HD - MTTW-BTT
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2012
HƯỚNG DẪN
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ MTTQ Việt Nam;
Căn cứ Thông tri số 03/TTr-MTTW-BTT ngày 26/5/2010 của Ban Thường trực
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số
điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế
nâng cao chất lượng hoạt động các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích:
Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng tư vấn
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh nhằm thực hiện tốt chức năng tư vấn, tham
mưu cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh theo lĩnh vực
chuyên môn từ Hội đồng.
2. Yêu cầu
- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn phải đảm bảo dân chủ, có
tính ổn định, thiết thực, hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ hoạt động của Mặt trận,
đáp ứng với yêu cầu công tác Mặt trận trong tình hình mới.
- Hội đồng tư vấn được thành lập mới hoặc củng cố kiện toàn ngay sau
mỗi kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, bảo đảm ổn định về tổ
chức, có tính kế thừa, phát huy được trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của mỗi
thành viên Hội đồng.
II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
1. Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tư vấn Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh
1.1 Chức năng của Hội đồng tư vấn.
Hội đồng tư vấn là tổ chức hoạt động không chuyên trách của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, có chức năng tư vấn giúp Ban Thường trực, Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh những nội dung liên quan đến các lĩnh vực hoạt động,
công tác Mặt trận.
1.2. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn cấp tỉnh.
- Nghiên cứu các chính sách, pháp luật, chương trình, đề án được Đảng,
Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương gửi xin ý kiến góp ý chuẩn bị ban hành hoặc đã và đang
thực hiện có liên quan đến quốc kế, dân sinh mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh cần đề xuất xem xét, kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với
thực tiễn cuộc sống.
- Nghiên cứu, đề xuất ý kiến về những nội dung có liên quan đến nhiệm
vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều lệ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định, nhằm đưa hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ngày càng có kết quả, góp phần nâng cao vị trí và vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nghiên cứu, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trên
địa bàn tỉnh để tham mưu cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh kịp thời xử lý, giải quyết.
1.3. Quyền hạn của Hội đồng tư vấn.
- Hội đồng tư vấn và các thành viên của Hội đồng tư vấn có quyền trình
bày và chủ động nêu ý kiến của mình về những vấn đề mà Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh yêu cầu và
Hội đồng quan tâm.
- Được cung cấp thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội,
an ninh quốc phòng, đối ngoại và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh có liên quan đến lĩnh vực tư vấn của
Hội đồng và liên quan đến các nội dung, chuyên đề nghiên cứu của Hội đồng.
- Được tham gia nghiên cứu khoa học, phối hợp cùng Ban chuyên môn
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh nhận các chuyên đề nghiên cứu khoa học,
tổ chức khảo sát thực tế, tổ chức các sinh hoạt khoa học khi được Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh phê duyệt.
- Được mời tham dự các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh
và Ban Thường trực khi có nội dung liên quan đến lĩnh vực tư vấn.
- Được đảm bảo các điều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình thực hiện
nhiệm vụ của Hội đồng theo khả năng thực tế của cơ quan Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cấp tỉnh.
2
- Các yêu cầu, kiến nghị của Hội đồng tư vấn được chuyển đến ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để xử lý, không chuyển
trực tiếp đến các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp.
- Hội đồng tư vấn có quyền yêu cầu Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc cấp tỉnh trả lời về kết quả xử lý, giải quyết những vấn đề, nội dung mà
trước đó Hội đồng tư vấn đã tham mưu, đề xuất.
2. Về tổ chức của Hội đồng tư vấn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh
2.1. Về tên gọi.
Thống nhất tên gọi của Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh
là: Hội đồng tư vấn về… (kèm theo tên, nội dung của lĩnh vực tư vấn).
Ví dụ: Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật; Hội đồng tư vấn về
Dân tộc - Tôn giáo.
2.2. Về cơ cấu tổ chức.
- Hội đồng tư vấn bao gồm một số vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cấp tỉnh, một số chuyên gia, người làm công tác lãnh đạo, quản lý (đương chức
và nghỉ hưu) trên các lĩnh vực có liên quan đến nội dung hoạt động của hội đồng
và tự nguyện tham gia hoạt động tư vấn của Hội đồng. Mỗi Hội đồng có số
lượng từ 5 đến 9 thành viên (khi cần có thể mời thêm đội ngũ cộng tác viên).
- Ban Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn từ 2 đến 3 người, bao gồm 01 Chủ
nhiệm, 01 hoặc 02 Phó Chủ nhiệm.
- Cán bộ Mặt trận chuyên trách không tham gia vào Ban Chủ nhiệm và
thành viên của Hội đồng tư vấn. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh phân công 01 cán bộ chuyên trách của Ban chuyên môn có nội dung sát với
lĩnh vực hoạt động của Hội đồng tư vấn đảm nhận nhiệm vụ Ủy viên Thường
trực Hội đồng để giữ mối liên hệ giữa Hội đồng tư vấn với Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh.
2.3. Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia Hội đồng tư vấn.
- Là các chuyên gia, người làm công tác lãnh đạo, quản lý có trình độ,
kinh nghiệm trên các lĩnh vực chuyên môn mà Hội đồng tư vấn đảm nhận.
- Là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với hoạt
động, công tác Mặt trận; có khả năng phân tích, tổng hợp, có chính kiến, kiên trì
bảo vệ cái đúng, tiến bộ.
- Là những người có đủ sức khoẻ và điều kiện tham gia hoạt động của
Hội đồng.
3. Về sự phối hợp công tác và nội dung hoạt động của Hội đồng
tư vấn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh.
3
- Ban Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn có trách nhiệm thường xuyên phối hợp
và giữ mối quan hệ công tác với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh.
- Nội dung hoạt động của Hội đồng tư vấn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận, phù hợp với khả năng đảm
nhận của Hội đồng tư vấn và yêu cầu thực tế của địa phương, bảo đảm thiết thực
và hiệu quả, tránh hình thức. Các nội dung hoạt động của Hội đồng tư vấn
không trùng lặp với nhiệm vụ của Ban chuyên môn cơ quan Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc cấp tỉnh.
- Ngoài tư vấn theo yêu cầu nội dung (đặt hàng) của Ban Thường trực
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, mỗi Hội đồng tư vấn cần chủ động phát hiện
vấn đề để tư vấn cho Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh kịp
thời xử lý, giải quyết.
- Hằng năm, Hội đồng tư vấn chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung,
chọn vấn đề trọng tâm để thống nhất với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc cấp tỉnh; đồng thời duy trì chế độ sơ, tổng kết đánh giá kết quả hoạt
động của Hội đồng.
4. Chế độ làm việc của Hội đồng tư vấn:
- Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh xây dựng và ban
hành quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn. Ngoài những điều khoản quy định
chung, quy chế phải quy định rõ trách nhiệm của Ban Thường trực Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh với mỗi Hội đồng tư vấn và ngược lại.
- Hội đồng tư vấn làm việc theo phương thức lấy tự nghiên cứu, trao đổi
theo nhóm là chính dưới sự điều phối của Ban Chủ nhiệm Hội đồng, thông qua
hội thảo, hội nghị và khảo sát thực tế để lựa chọn ra các vấn đề cần tư vấn (theo
yêu cầu của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh) và tích cực
phát huy vai trò chủ động tư vấn của Hội đồng (khi cần thiết có thể mời thêm
cộng tác viên).
- Định kỳ mỗi năm Hội đồng họp ít nhất 02 lần để triển khai kế hoạch và
kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Khi có kế hoạch hoặc yêu cầu công
việc cần tư vấn thì Ban Chủ nhiệm sẽ triệu tập họp toàn thể Hội đồng, Ban Chủ
nhiệm hoặc là nhóm chuyên gia.
- Các ý kiến thảo luận, đề xuất của Hội đồng tư vấn được tập hợp thống
nhất bằng văn bản gửi Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, xử lý và
kết luận, đồng thời thông báo lại kết quả xử lý cho Ban Chủ nhiệm của Hội đồng
tư vấn được biết.
4
5. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn.
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh do ngân sách địa phương bảo đảm. Hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
tỉnh lập dự toán kinh phí chi cho các hoạt động của Hội đồng trong dự toán ngân
sách của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh gửi cơ quan tài chính và cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Việc chi tiêu tài chính cụ thể của Hội đồng tư vấn thực hiện theo chế độ
chi tiêu tài chính hiện hành và chế độ quy định tại Thông tư Liên tịch số
03/2008/TTLT-BTC-UBTƯMTTQVN, ngày 03/01/2008 của Bộ Tài chính và
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Căn cứ vào hướng dẫn này, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
cấp tỉnh tiếp tục thành lập, bổ sung, kiện toàn tổ chức các Hội đồng tư vấn cấp
tỉnh và hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã thành lập các
Ban tư vấn.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành
phố gửi báo cáo về tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của các Hội đồng tư
vấn về Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (qua
Ban Tổ chức - Cán bộ) để theo dõi và tổng hợp.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ
Nơi nhận:
- Ban TT UBTWMTTQVN;
(Đã ký)
- Ban Tổ chức các tỉnh, thành uỷ;
- BTT Uỷ ban MTTQ các tỉnh, thành phố;
- Các Ban, đơn vị cơ quan Uỷ ban TWMTTQ VN;
- Lưu TC- VP MTTW.
Vũ Trọng Kim
5