Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

bo cau hoi trac nghiem 3 cap do mon lich su lop 11 hoc ky 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.94 KB, 97 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

MỞ ĐẦU

Trong giáo dục, nếu xem chất lượng của quá trình dạy – học là “sự
trùng khớp với mục tiêu” thì kiểm tra đánh giá là khâu tốt nhất để đánh giá
chất lượng của quy trình đào tạo. Bởi vậy, việc tìm ra một phương pháp kiểm
tra đánh giá phù hợp là điều cần thiết quyết định chất lượng giảng dạy và mục
tiêu giáo dục đào tạo.
Hiện nay, hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản trong các trường THPT ở
nước ta vẫn mang tính truyền thống . Hệ thống câu hỏi, đề thi chưa đánh giá
được chính xác mức độ nhận thức của học sinh. Do đó, đây là vấn đề khá mới
mẻ, là câu hỏi lớn đang được cả xã hội quan tâm và tìm câu trả lời.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng em đã chọn đề tài “ Xây dựng quy
trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT” (Lịch sử lớp 11,
học kỳ I, Chương trình chuẩn) với mong muốn góp phần nào đó giải quyết
thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay đồng thời cũng là kinh
nghiệm cho đợt thực tập và công tác giảng dạy của bản thân sau này.

1


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

NỘI DUNG
A.

Một số khái niệm liên quan

1.


Khái niệm kiểm tra

Theo cuốn phương pháp dạy học lịch sử thì thuật ngữ kiểm tra được
định nghĩa như sau: “Kiểm tra (bao gồm cả tự kiểm tra và kiểm tra nhau) là
quá trình thu thập thông tin để có được những nhận xét xác định mức độ đạt
được về số lượng hay chất lượng của quá trình lĩnh hội kiến thức, trau dồi kỹ
năng, kỹ xảo, hình thành thái độ học tập của người học”1
Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực
tế để đánh giá nhận xét”2
Từ điển Bách Khoa 2001 có định nghĩa thuật ngữ: “Kiểm tra là bộ
phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy – học nhằm nắm được thông tin
về trạng thái và kết quả hoạt động của học sinh, về những nguyên nhân cơ
bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng,
đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động dạy – học”3
2.

Khái niệm đánh giá

Theo giáo sư Nguyễn Đức Chính, thuật ngữ đánh giá được định nghĩa:
“Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm
xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào”
Hoặc : “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có
hệ thống để đưa ra các quyết định” (Tập bài giảng Đo lường đánh giá trong
giáo dục, ĐHQGHN)
Đánh giá là quá trình phán đoán, đo lường sự vật và thuộc tính của nó
dựa trên những quan điểm về giá trị, tức là phán đoán các tính chất của con
Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXB ĐHSP, 2002.
Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, MXB KHXH, 1998.
3
Từ điển Bách Khoa, NXB Từ điển Bách khoa, 2001

1
2

2


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

người và sự vật như tốt, xấu, thật, giả... đánh giá đồng nghĩa với việc chúng ta
đo đạc giá trị của sự vật.
Trong dạy học thì thuật ngữ đánh giá được định nghĩa như sau: “Đánh
giá là quá trình thu thập thông tin về năng lực, phẩm chất của một học sinh
và sử dụng thông tin đó để đưa ra những quyết định về người học và về tổ
chức quá trình dạy học”
Như vậy, kiểm tra đánh giá là hai khâu của một quá trình dạy học
không tách rời nhau, mà ở đó đánh giá là sự phán xét trên cơ sở đo lường và
kiểm tra bao giờ cũng đi liền với đánh giá.
3.

Khái niệm kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình
lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức hình thành những
kỹ năng, kỹ xảo của học sinh... so với mục tiêu học tập. Từ đó cho điểm, xếp
loại học sinh và có những biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.
4.

Khái niệm quy trình kiểm tra đánh giá

Quy trình kiểm tra đánh giá là hệ thống các biện pháp, hình thức kiểm

tra được thực hiện một cách liên tục, đồng thời, hỗ trợ lẫn nhau để kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh so với hệ thống mục tiêu của môn học.
B.

Vị trí, vai trò của kiểm tra đánh giá

1.

Vị trí của kiểm tra đánh giá

Xét trên quan điểm hệ thống, quy trình đào tạo được xem như là một hệ
thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình
thức tổ chức dạy – học, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò
và cuối cùng là kiểm tra đánh giá kết quả của người học.
Xuất phát từ yêu cầu của môn học thì mục tiêu là cái mốc cơ bản để
thiết kế chương trình và nội dung đào tạo, từ đó định hướng cho việc tìm ra
các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với các môn học. Trong đó, người
dạy phải tìm ra phương pháp dạy học để thực hiện được các mục tiêu của môn
3


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

học, bài học và người học sẽ lĩnh hội những tri thức đó bằng một kiểu học
(phương pháp học) thích hợp.
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất
trong toàn bộ hệ thống vì nó không chỉ cho ta biết quá trình đào tạo có đạt
được mục tiêu hay không mà còn cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích
để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động xảy ra trước đó.
Như vậy, trong quy trình dạy học của môn lịch sử, trước hết phải xác

định được: mục tiêu của môn học là gì? Từ mục tiêu đó, người ta mới thiết kế
chương trình và nội dung môn học “Được cụ thể hóa trong sách giáo khoa”
cho phù hợp với mục tiêu.
Do đó, sách giáo khoa là tài liệu cơ bản trong học tập của học sinh và
giảng dạy của giáo viên được biên soạn theo chương trình và thể hiện được
mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu môn học nói riêng. Đây sẽ là cơ sở để
các nhà quản lý, các thầy cô tìm ra hình thức tổ chức dạy học hợp lý để cung
cấp những thông tin cơ bản, hiện đại, đảm bảo tính khoa học, tư tưởng cần
cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Kiểm tra đánh giá sẽ cho chúng ta biết là với mục tiêu của môn lịch sử,
hình thức tổ chức dạy và học như vậy có hợp lý hay không hay phương pháp
dạy và học có phù hợp hay không để có những điều chỉnh phù hợp.
Như vậy, kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng nó cung cấp cho ta
những thông tin hữu ích: kết quả học tập, sự tiến bộ của học sinh, sự thành
công của phương pháp... Từ đó, giúp các nhà hoạch định giáo dục có những
điều chỉnh, bổ sung, giúp người giáo viên thay đổi phương pháp và tìm ra một
kiểu học phù hợp cho các học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hiện
nay.
2.

Vai trò của kiểm tra đánh giá

Nếu xem chất lượng của quá trình giáo dục là sự “trùng khớp với mục
tiêu” thì kiểm tra đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của quy
4


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trình đào tạo. Do đó, kiểm tra đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với các

hoạt động trên lớp.
Trước hết, kiểm tra đánh giá giúp học sinh hiểu rõ được học tập của
học sinh có cơ sở thực tế để đánh giá kết quả học tập của các em và phát hiện
những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa bổ sung.
Qua kiểm tra đánh giá học sinh cũng tự khẳng định mình, người giáo
viên cũng tự đánh giá được kết quả giảng dạy của bản thân, thấy được những
thành công và những vấn đề cần rút kinh nghiệm, hiểu rõ được mức độ kiến
thức và kỹ năng của học sinh để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
Kiểm tra đánh giá còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm
chất của học sinh và hình thành những phẩm chất tốt: lòng trung thực, tính tập
thể , ý chí quyết tâm vươn lên...cho mỗi cá nhân để hình thành một tập thể, xã
hội tốt đẹp.
Kiểm tra đánh giá góp phần phát triển các năng lực nhận thức và những
kỹ năng thói quen trong học tập của học sinh như; tư duy, so sánh, tính chính
xác, nhạy bén và khả năng biết vận dụng thực tế.
Kiểm tra đánh giá còn là cái đích để người dạy hướng dẫn người học
cùng vươn tới và cũng để người học tùy năng lực của bản thân tìm cách riêng
cho mình hướng tới. Với nghĩa này, kiểm tra đánh giá sẽ định hướng cách dạy
của thầy và cách học của trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là cùng vươn tới
việc đạt mục tiêu.
Do đó, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học.
Đây là tiêu chí để xác định xem mục tiêu của chương trình đào tạo của môn
học có đạt được hay không và nếu đạt được thì ở mức độ nào.

5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


C.

Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh THPT lớp 11, học kỳ I, chương trình chuẩn

I.

Nội dung học kỳ I

1.

Theo phân phối chương trình
HỌC KÌ I LỚP 11
Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (tiếp theo)

Chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ latinh (thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX) (6 tiết)
Tiết 1. Bài 1. Nhật Bản (1 tiết)
Tiết 2. Bài 2. Ấn Độ (1 tiết)
Tiết 3.Bài 3. Trung Quốc (1 tiết)
Tiết 4;5. Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX) (2 tiết)
Tiết 6. Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La – tinh (thế kỉ XIX – đầu thế
kỉ XX) (1 tiết)
Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) (2 tiết)
Tiết 7;8. Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (1 tiết)
Tiết 9. Bài 7. Những thành tựu văn hóa cận đại
Tiết 10. Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (1 tiết)
Tiết 11. Kiểm tra viết (1 tiết)

Phần hai: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941) (2 tiết)
6


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tiết 12. Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu
tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921) (1 tiết)
Tiết 13. Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941) (1
tiết)
Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918 – 1939) (4 tiết)
Tiết 14.Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới (1918 – 1939) (1 tiết)
Tiết 15. Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –
1939) (1 tiết)
Tiết 16. Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –
1939) (1 tiết)
Tiết 17. Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –
1939) (1 tiết)
Tiết 18. Kiểm tra học kì 1 (1 tiết)
Bảng tổng hợp khối lượng kiến thức chung (theo phân phối chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Nội dung

Số tiết


thuyết

Phần I: Lịch
sử thế giới
cận đại

Ôn
tập

Kiểm
tra

Tổng

Chương I: Các nước châu
Á, châu Phi và khu vực Mĩ
latinh

6

6

Chương II: Chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 – 1918)

2

2

Chương III: Những thành

tựu văn hóa thời cận đại

1

7

1

1

2


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chương I: Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917
Phần II: Lịch và công cuộc xây dựng chủ
sử thế giới
nghĩa xã hội ở Liên Xô
hiện đại
(1921 – 1941)
(phần từ năm
1917 – 1945) Chương II: Các nước tư
bản chủ nghĩa giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới (1918 –
1939)

2


Tổng cộng

15

2

4

1

2. Kiến thức và kĩ năng cụ thể cần đánh giá
Nội dung
Bậc I (Biết)
Bậc II (Hiểu, áp
dụng)

1

4

2

18

Bậc III (Phân
tích, tổng hợp,
đánh giá)

Phần một; chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ latinh
(thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Bài 1. Nhật Bản

1.I.1 Nêu được những
nét nổi bật về tình hình
chính trị - kinh tế - xã
hội Nhật Bản từ đầu thế
kỷ XIX đến trước năm
1868
1.I.2. Trình bày được 4
nội dung chính của cuộc
Duy tân Minh Trị

1.II.1. Giải thích
được vì sao cuộc
Duy tân Minh Trị có
ý nghĩa như một
cuộc cách mạng tư
sản không triệt để.

1.II.2. Lập được
bảng so sánh nội
dung cuộc cải cách
Minh Trị ở Nhật Bản
(1868) và phong trào
1.I.3. Nêu được 3 sự
Duy Tân (1898) ở
kiện chứng tỏ vào cuối
thế kỷ XIX Nhật Bản đã Trung Quốc về các
mặt : lãnh đạo, nội
chuyển sang giai đoạn đế

dung cải cách, kết
quốc chủ nghĩa
quả và tính chất.
1.II.3. Dựa vào lược
đồ (hình 3 SGK)
8

1.III.1. Đánh
giá được ý
nghĩa của cuộc
Duy tân Minh
Trị.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trình bày được
những nét chính về
sự bành trướng của
đế quốc Nhật Bản
cuối XIX đầu XX
Bài 2. Ấn Độ

2.I.1.Chỉ ra được 2

2.II.1.Chứng minh

2.III.1.Nhận xét

nguyên nhân dẫn đến


được vai trò to lớn

được những hậu

cuộc khởi khởi nghĩa

của giai cấp tư sản

quả mà chính

Xipay bùng nổ

và tầng lớp trí thức

sách chia để trị

2.I.2.Trình bày được

trong đời sống xã hội của thực dân

diễn biến, kết quả và ý

Ấn Độ giữa thế kỷ

Anh gây ra cho

nghĩa của cuộc khởi

XIX


xã hội Ấn Độ.

nghĩa Xipay

2.II.2.Chứng minh

Liên hệ với các

2.I.3.Trình bày được thời được tính dân tộc và

nước Đông

gian và ý nghĩa của việc

Nam Á để thấy

tính quần chúng

thành lập đảng Quốc Đại trong cao trào đấu

được điểm

ở Ấn Độ

tranh

giống và khác

2.I.4.Trình bày được


của nhân dân Ấn Độ

nhau trong

chính sách đấu tranh mà

giai đoạn 1905-1908

chính sách cai

phái Cực đoan tiến hành.

trị của CNTD ở
mỗi nước.

2.I.5.Trình bày được
những phong trào đấu
tranh tiêu biểu của nhân
dân Ấn Độ trong giai
đoạn 1905 – 1908 theo
các tiêu chí: nguyên
nhân, diễn biến, kết quả
và ý nghĩa
Bài 3. Trung Quốc 3.I.1.Trình bày được
hoàn cảnh Trung Quốc

3.II.1.Giải thích
được các khái niệm:
9


3.III.1.Đánh giá
được ý nghĩa


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

từ thế kỉ XVIII đến Thế
kỉ XIX.
3.I.2.Trình bày được
nguyên nhân, diễn biến,
kết quả các phong trào
đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc từ giữa thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ
XX.
3.I.3.Trình bày được nội
dung cương lĩnh chính
trị và mục tiêu của Đồng
Minh Hội.
3.I.4.Liệt kê được 4 sự
kiện chính trong diễn
biến của cuộc cách mạng
Tân Hợi.
3.I.5.Nêu được kết quả
của cách mạng Tân Hợi.
Bài 4. Các nước
Đông Nam Á
(cuối thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ

XX)

“Nửa thuộc địa nửa
phong kiến”, “Vận
động Duy Tân”,
“Chủ nghĩa Tam
Dân”.
3.II.2.Chứng minh
được cuộc cách
mạng Tân Hợi là
cuộc cách mạng tư
sản không triệt để.

4.II.1. Giải thích
được nguyên nhân
thất bại của phong
trào chống thực dân
Hà Lan của nhân dân
4.I.2. Dựa vào lược đồ,
Inđônêxia
trình bày được những nét 4.II.2: So sánh được
chính về quá trình xâm
hai xu hướng đấu
lược của các nước đế
tranh ở Philippin
quốc ở Đông Nam Á
4.II.3: So sánh được
4.I.3:Nêu được những
điểm giống và khác
nét lớn trong phong trào nhau trong hình thức

chống thực dân Hà Lan
đấu tranh của nhân
của nhân dân Inđônêxia dân Campuchia và
cuối thế kỷ XIX đầu XX Philippin
4.I.4: Trình bày được
4.II.4: Giải thích
diễn biến cách mạng
được nguyên nhân
năm 1896 ở Philippin
thất bại của các
4.I.1: Trình bày được
tình hình khu vực Đông
Nam Á trước khi thực
dân xâm lược.

10

của cuộc cách
mạng Tân Hợi
đối với sự phát
triển của Trung
Quốc.

4.III.1: Đánh
giá được ý
nghĩa cải cách
của Rama V đối
với sự phát triển
của Xiêm.
4.III.2: Nhận

xét về hình
thức đấu tranh
giải phóng dân
tộc ở Đông
Nam Á cuối thế
kỷ XIX - đầu
thế kỷ XX.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

4.I.5: Trình bày được
diễn biến chính của
phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp của
nhân dân Campuchia
4.I.6: Nêu được 3 cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu
trong phong trào đấu
tranh chống Pháp của
nhân dân Lào
4.I.7: Trình bày được 4
biện pháp cải cách của
Rama V

phong trào đấu tranh
chống Pháp của nhân
dân Lào
4.II.5: Giải thích
được lý do Xiêm là

nước duy nhất trong
khu vực Đông Nam
Á không trở thành
thuộc địa của các
nước phương Tây.

Bài 5. Châu Phi và 5.I.1.Trình bày được quá
khu vực Mĩ La –
trình xâm lược của các
tinh (thế kỉ XIX –
nước thực dân, đế quốc
đầu thế kỉ XX)
trong thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX ở Châu Phi

5.II.1.Giải thích
được nguyên nhân
thất bại của phong
trào đấu tranh chống
thực dân của nhân
dân châu Phi.
5.II.2.Lập niên biểu
các cuộc đấu tranh
giành độc lập của
nhân dân Mỹ La tinh
đầu thế kỷ XX theo
các tiêu chí: thời
gian; tên nước; năm
giành độc lập


5.I.2.Nêu được các nét
chính về chính sách
thống trị của CNTD ở
châu Phi thế kỷ XIX đầu
XX
5.I.3.Trình bày được 3
cuộc đấu tranh tiêu biểu
chống thực dân của nhân
dân châu Phi
5.I.4.Trình bày được quá
trình xâm lược Mỹ
Latinh của các nước thực
dân
5.I.5.Dựa vào lược đồ
11

5.III.1.Đánh giá
được ý nghĩa
của các phong
trào đấu tranh
giải phóng dân
tộc ở châu Phi
5.III.2.Đánh giá
được ý nghĩa
của các phong
trào đấu tranh
giải phóng dân
tộc tiêu biểu ở
khu vực Mỹ
Latinh



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

(hình 13), nêu được kết
quả của cuộc đấu tranh
giành độc lập ở khu vực
Mỹ Latinh đầu thế kỷ
XIX.
5.I.6.Nêu được các nét
chính về chính sách
thống trị của CNTD ở
khu vực Mỹ Latinh
Phần một; chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Bài 6. Chiến tranh
thế giới thứ nhất
(1914 – 1918)

6.I.1. Trình bày được hai 6.II.1. Giải thích
nguyên nhân chính dẫn
được lý do Mỹ tham
đến chiến tranh
chiến muộn
6.I.2. Trình bày được
diễn biến của chiến tranh
qua 9 sự kiện chính
6.I.3. Trình bày được 3
hệ quả chính của chiến
tranh


6.III.1. Đánh
giá được tính
chất của cuộc
chiến tranh dựa
trên cơ sở phân
tích mục đích
tham chiến của
các nước
6.III.2. Đánh
giá được những
tổn thất mà
cuộc chiến tranh
gây ra cho nhân
loại
6.III.3. Liên hệ
với lịch sử Việt
Nam, chỉ ra
được những tổn
thất mà thực
dân Pháp đã
gây ra ở Việt
Nam nhằm phục

12


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

vụ chiến tranh
Phần một; chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Bài 7. Những
thành tựu văn hóa
cận đại

7.I.1: Trình bày được
những thành tựu tiêu
biểu về văn hóa, nghệ
thuật, tư tưởng trong
buổi đầu thời cận đại
(thế kỷ XVI – XVIII)

7.II.1. Giải thích
được lý do các nhà
triết học khai sáng
Pháp thế kỉ XVII –
XVIII được xem như
“những người đi
trước mở đường cho
cách mạng tư sản
Pháp thắng lợi”

7.III.1: Đánh
giá được vai trò
của CNXHKH
đối với sự phát
triển của xã hội.

7.II.2:Lập được bảng
hệ thống kiến thức
về các nhà văn hóa

từ thế kỷ XIX – đầu
XX dựa trên các
tiêu chí sau: tên tác
giả (năm sinh, năm
mất); quốc tịch; tác
phẩm tiêu biểu.

Bài 8. Ôn tập lịch
sử thế giới cận đại

8.I.1.Lập bảng thống kê
các cuộc CMTS theo
tiêu chí sau: tên; nguyên
nhân; thời gian; giai cấp
lãnh đạo; người lãnh đạo
(nếu có); hình thức; tính
chất; ý nghĩa.
8.I.2.Nêu một số luận
điểm cơ bản trong tư
tưởng của Mác, Ăng
ghen và Lênin về sứ
mệnh lịch sử của giai

8.II.1.So sánh sự
khác biệt giữa cuộc
chiến tranh giành
độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc
Mỹ năm 1776 so với
các cuộc cách mạng

tư sản thời cận đại.
8.II.2.Giải thích
được tai sao lịch sử
thế giới cận đại lại
bắt đầu bằng cuộc

13

8.III.1.Phân tích
được các mâu
thuẫn: mâu
thuẫn giữa giai
cấp vô sản và tư
sản, mâu thuẫn
giữa các nước
đế quốc vào
cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ
XX
8.III.2.Đánh giá


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cấp công nhân
8.I.3.Lập niên biểu về
các sự kiện chính trong
phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước châu
Á.


cách mạng Hà lan và
kết thúc bằng cuộc
chiến tranh thế giới
thứ nhất.

8.II.3.So sánh
những đặc trưng tiêu
biểu về chính trị 8.I.4.Nêu 7-10 sự kiện
chính của chiến tranh thế kinh tế - xã hội của
giai đoạn đế quốc
giới thứ nhất.
chủ nghĩa với giai
8.I.5.Lập bảng hệ thống đoạn tư bản chủ
kiến thức về các nhà văn nghĩa trước đó
hóa thời cận đại: tác giả,
năm sinh – năm mất, tác
phẩm, nhận xét về những
đóng góp và hạn chế

nguyên nhân cơ
bản dẫn đến
cuộc chiến tranh
thế giới thứ
nhất.
8.III.3.Đánh giá
được ý nghĩa
của các thành
tựu văn hóa tiêu
biểu (văn học,

âm nhạc, hội
họa, tư tưởng)
trong thời kỳ
cận đại.
8.III.4.Trong
những nội dung
cơ bản của lịch
sử thế giới cận
đại em thấy vấn
đề nào có ảnh
hưởng nhất tới
Việt Nam. Hãy
nhận xét ảnh
hưởng tích cực
và tiêu cực của
nó.

Phần hai; chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây
dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941)
Bài 9. Cách mạng
tháng Mười Nga
năm 1917 và cuộc
đấu tranh bảo vệ
cách mạng
(1917 – 1921)

9.I.1. Trình bày được
tình hình nước Nga trước
cách mạng trên các lĩnh
vực: kinh tế - chính trị xã hội.

14

9.II.1.Giải thích
được tình trạng hai
chính quyền song
song tồn tại ở Nga
sau cách mạng tháng

9.III.1. Nhận
xét được tình
cảnh nông dân
và công nhân
Nga trước cách


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

9.I.2. Nêu được 3 – 5 sự
kiện chính của cách
mạng tháng Mười.

Hai.

9.II.2. Chứng minh
được cách mạng
9.I.3. Trình bày được nội tháng Hai năm 1917
dung 2 sắc lệnh và
là một cuộc cách
những biện pháp cơ bản mạng dân chủ tư sản
mà chính quyền Xô Viết kiểu mới dựa trên

đã thực hiện ngay sau
các tiêu chí: Nhiệm
khi thành lập.
vụ, giai cấp lãnh
đạo, động lực, kết
9.I.4.Trình bày được
quả và tính chất.
hoàn cảnh ra đời, nội
dung, ý nghĩa chính sách 9II.3. Chứng minh
cộng sản thời chiến.
được sự chuyển biến

Bài 10. Liên Xô

9.I.5. Trình bày được ý
nghĩa trong nước và
quốc tế của cách mạng
tháng mười Nga năm
1917

từ cách mạng tháng
Hai đến thắng lợi
cách mạng tháng
Mười

10.I.1. Trình bày được 3

10.II.1. Giải thích

15


mạng tháng
Mười.
9.III.2. Phân
tích được vai trò
của Lê-nin đối
với cách mạng
tháng Mười
Nga.
9.III.3. Đánh
giá được ý
nghĩa chính
sách cộng sản
thời chiến đối
với việc bảo vệ
chính quyền Xô
Viết.

9.III.4. Đánh
giá được ảnh
9.II.4.Chứng minh
hưởng cách
được chính quyền
mạng tháng
Xô Viết ngay sau khi
Mười năm 1917
thành lập đã có
đối với phong
những việc làm thiết
trào cách mạng

thực đem lại lợi ích
thế giới nói
cho nhân dân.
chung và Việt
9.II.5. Chứng minh
Nam nói riêng.
được sự thắng lợi
của cách mạng tháng
Mười Nga đã mở ra
một kỷ nguyên mới
trong lịch sử nước
Nga.
10.III.1. Liên hệ


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

xây dựng chủ
nghĩa xã hội
(1921 – 1941)

nội dung cơ bản của
chính sách kinh tế mới.
10.I.2. Xác định được vị
trí, tên gọi các nước
cộng hòa trong Liên
bang Xô Viết qua lược
đồ Liên xô năm 1940
10.I.3. Trình bày được
những thành tựu chính

của công cuộc xây dựng
CNXH ở Liên Xô trên 3
mặt: kinh tế, văn hóa –
giáo dục, ngoại giao.

được lý do vì sao
Đảng Bônsêvích
(Nga) phải chuyển từ
chính sách "cộng sản
thời chiến" sang
chính sách kinh tế
mới.
10.II.2. Chứng minh
được tính đúng đắn
của việc thực hiện
chính sách kinh tế
mới dựa trên những
chuyển biến về kinh
tế nước Nga qua 2
năm 1921, 1923.
10.II.3. Giải thích
được nội dung
đường lối công
nghiệp hóa XHCN ở
Liên Xô

với lịch sử Việt
Nam, nêu được
biểu hiện ảnh
hưởng của

chính sách kinh
tế mới đối với
công cuộc đổi
mới ở Việt
Nam.
10.III.2. Đánh
giá được ý
nghĩa của việc
thành lập Liên
bang Xô Viết
10.III.3. Đánh
giá được ý
nghĩa công cuộc
xây dựng
CNXH ở Liên


Phần hai; chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới
(1918 – 1939)
Bài 11. Tình hình
các nước tư bản
giữa hai cuộc
chiến tranh thế
giới (1918 – 1939)

11.I.1. Trình bày được
thời gian, địa điểm và
các nước tham gia ký
hòa ước Vécxai –

Oasinhton.

11.II.1. Chứng minh
được tính không ổn
định và đầy mâu
thuẫn của trật tự
Vecxai – Oasinhton
qua nội dung hai bản
11.I.2. Liệt kê được
hòa ước Vecxai và
những Đảng cộng sản
thành lập trong giai đoạn Oasinhton.
16

11.III.1. Liên hệ
với lịch sử Việt
Nam, chỉ ra
được vai trò của
Quốc tế cộng
sản đối với
phong trào cách
mạng nước ta


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1918 – 1923.
11.I.3.Trình bày được
nguyên nhân, tính chất
và hậu quả của cuộc

khủng hoảng kinh tế
1929 -1933.

11.II.2. Giải thích
được sự thay đổi
lãnh thổ các nước
châu Âu năm 1923
với năm 1914.
11.II.3. Chứng minh
11.I.4. Liệt kê được thời được vai trò quan
trọng của đại hội II
gian và các Mặt trận
nhân dân thành lập trong (1920) trong lịch sử
những năm 30 của thế kỷ hoạt động của Quốc
tế cộng sản.
XX
11.II.4. Giải thích
được lý do các nước
Đức, Ý, Nhật lại lựa
chọn con đường phát
xít hóa chế độ thống
trị để thoát ra khỏi
khủng hoảng kinh tế.
11.II.5. Giải thích
được lý do thất bại
của Mặt trận nhân
dân Tây Ban Nha
trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa
phát xít.

Bài 12. Nước Đức
giữa hai cuộc
chiến tranh thế
giới (1918 – 1939)

12.I.1.Tóm tắt được 2
giai đoạn phát triển của
nước Đức từ 1918-1923
và 1924-1929.
12.I.2.Nêu được 3 sự
kiện tiêu biểu trong cao
17

12.II.1.Giải thích
được lý do chủ nghĩa
phát xít thắng thế ở
Đức

11.III.2. Dự báo
được nguy cơ
của một cuộc
chiến tranh thế
giới mới trên cơ
sở tình hình
chính trị, xã hội
các nước tư bản
trong giai đoạn
1918 – 1939.



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trào cách mạng 19181923 ở Đức.
12.I.3.Trình bày được
những chính sách về
kinh tế, chính trị, đối
ngoại mà chính phủ Hítle đã thực hiện trong
những năm 1933-1939
13. Nước Mĩ giữa
hai cuộc chiến
tranh thế giới
(1918 – 1939)

13.I.1: Trình bày được
sự chuyển biến về kinh
tế; chính trị - xã hội của
nước Mĩ qua hai giai
đoạn: 1918 – 1929.
13.I.2: Trình bày được
tình hình kinh tế của Mĩ
trong cuộc khủng hoảng
1929 – 1933.
13.I.3: Trình bày được 4
nội dung chính của
“Chính sách mới” do
tổng thống Ru – dơ –
ven thực hiện.

13.II.1. Chứng minh
được từ năm 1918 –

1939 kinh tế nước
Mĩ đã trải qua những
bước thăng trầm đầy
kịch tính

Bài 14. Nhật Bản 14.I.1. Nêu được những
giữa hai cuộc
lợi thế của Nhật sau
chiến tranh thế
chiến tranh
giới (1918 – 1939)
14.I.2. Trình bày được
các biểu hiện tăng
trưởng kinh tế của Nhật
trong và sau chiến tranh

14.II.1. Giải thích
được các nguyên
nhân dẫn đến phong
trào đấu tranh của
công nhân và nông
dân diễn ra rất mạnh
mẽ

14.I.3. Trình bày được
các phong trào đấu tranh

14.II.2. So sánh và
nêu điểm khác nhau


18

13.II.2. So sánh
được tình hình nước
Mĩ giai đoạn 1918 –
1939 với các nước tư
bản khác

13.III.1: Đánh
giá được tác
dụng của “chính
sách mới” do
Ru – dơ – ven
ban hành đối
với việc giải
quyết cuộc
khủng hoảng
1929 – 1933 ở


14.III.1.Phân
tích được tác
động của cuộc
khủng khoảng
kinh tế thế giới
1929 – 1933
đến nước Nhật


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


của công nhân và nông
dân sau chiến tranh
14.I. 4. Trình bày được
các đặc điểm nổi bật về
kinh tế của Nhật từ năm
1924 – 1929
14.I.5. Trình bày được
những nét chính về tính
hình chính trị - xã hội
của Nhật Bản qua 2 thời
kỳ đầu và cuối thập niên
20

về đặc điểm kinh tế
giữa nước Mỹ và
nước Nhật trong thập
niên đầu sau chiến
tranh thế giới thứ
nhất
14.II.3. Giải thích
được nguyên nhân
Nhật Bản xâm
chiếm Trung Quốc

14.II.4. Chứng minh
được sự phát triển
14.I.6.Trình bày được
của của cuộc đấu
các nguyên nhân dẫn đến tranh chống chủ

khủng hoảng kinh tế ở
nghĩa quân phiệt của
Nhật
nhân dân Nhật Bản
dựa trên các tiêu chí:
14.I.7. Nêu được các
lãnh đạo phong trào,
biểu hiện của sự suy
hình thức đấu tranh,
giảm về kinh tế và
mục tiêu đấu tranh,
những hậu quả của nó.
lực lượng tham gia,
tác dụng của phong
14.I.8.Trình bày được
quá trình quân phiệt hóa trào.
bộ máy nhà nước của
Nhật Bản
14.I.9. Nêu được các đặc
điểm của quá trình quân
phiệt hóa bộ máy nhà
nước

19


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

3.


20


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

4. Bảng tổng hợp mục tiêu
Mục tiêu

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

PHẦN I-LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 35

21

15

Chương I

26

14

7

Bài 1


3

3

1

Bài 2

5

2

1

Bài 3

5

2

1

Bài 4

7

5

2


Bài 5

6

2

2

Chương II

3

1

3

BÀI 6

3

1

3

Chương III

6

5


5

Bài 7

1

2

1

Bài 8

5

3

4

20

11

Nội dung

PHẦN II-LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN 23
ĐẠI
(1917-1945)
Chương I

8


8

7

Bài 9

5

5

4

Bài 10

3

3

3

Chương II

15

12

4

Bài 11


4

5

2

Bài 12

2

1

0

Bài 13

3

2

1

Bài 14

9

4

1


TỔNG

58

41

27

21


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

5. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trắc
nghiệm tự luận (Phụ lục)
6. Bảng ma trận cho đề kiểm tra 15’, 45’
6.1.

Bảng ma trận cho bài 15’ (1)

Nội dung

Mục tiêu
Bậc 1

Bậc 2

PHẦN I
Chương I


5

2

Bài 1

1

0

Bài 3

2

1

Bài 5

2

1

6.2.

Bảng ma trận cho bài 15’ (2)
Nội dung

Mục tiêu
Bậc 1


Bậc 2

PHẦN II
Chương II

5

2

Bài 11

1

1

Bài 12

2

0

Bài 13

2

1

6.3.


Bảng ma trận cho bài 45’

NỘI DUNG

BẬC 1

PHẦN I- LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chương I
21
14
Chương II
3
1
22

BẬC 2

BẬC 3

7
3


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chương III

6

5


23

5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

7. Các đề mẫu từ các bảng ma trận trên
ĐỀ MẪU BÀI 15 PHÚT (BÀI SỐ 1)
Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
1.

Giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản là một nước:

A. phong kiến quân phiệt
B.

phong kiến

C.

công nghiệp phát triển

D. tư bản chủ nghĩa
Đáp án: B
2.

Giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đã buộc phải ký các hiệp ước bất bình


đẳng với các nước tư bản:
A. Mỹ, Italia, Đức, Anh
B.

Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ

C.

Mỹ, Pháp, Anh, Nga

D. Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Italia
Đáp án: B
3.

Những biểu hiện nào chứng tỏ cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã

chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và tiến hành chiến tranh xâm lược
Nga, Trung Quốc
B.

Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và sự tập trung

trong sản xuất công nghiệp
C.

Sự tập trung sản xuất và tư bản, xuất hiện các công ty độc quyền,

tiến hành chiến tranh xâm lược
D. Công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng), ngoại thương, hàng hải

có những chuyển biến quan trọng
24


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đáp án: C
4. Cải cách Minh trị mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không
triệt để vì:
A. Cuộc cải cách không thủ tiêu chế độ phong kiến
B. Cuộc cải cách không thủ tiêu cơ sở phong kiến và chính quyền
không thuộc về tay giai cấp tư sản
C. Cuộc cải cách không xóa bỏ ách nô dịch nước ngoài
D. Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ và phú nông
Đáp án: B
5. Nguyên nhân nào dẫn đến các phong trào đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Do sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ sợ sệt của triều
đình Mãn Thanh
B.

Do sự xâm lược của các nước đế quốc

C.

Do sự bất ổn tình hình xã hội ở Trung Quốc

D. Do sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều
đình Mãn Thanh
Đáp án: D

6. Từ sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842), Trung Quốc từ
một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước:
A. Phong kiến, thuộc địa
B. Nửa phong kiến, nửa thuộc địa
C. Phong kiến, nửa thuộc địa
D. Nửa phong kiến, thuộc địa
Đáp án: B
7. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào chống đế
quốc và phong kiến ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
25


×