Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI BIDV QUANG TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.35 KB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN CHO VAY VỐN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM TẠI BIDV CHI NHÁNH QUANG TRUNG
GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
1.1. Giới thiệu chung về NHĐT&PTVN và NHĐT&PT chi nhánh Quang
Trung
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài
chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Lịch sử 55 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam là cả một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất
đỗi tự hào gắn liền với từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử của dân tộc với những tên
gọi sau:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có:
*Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
*Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.
*Tên gọi tắt: BIDV.
*Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, Hồn Kiếm, Hà Nội.
*Website: www.bidv.com.vn.
*Email:
*Ban lãnh đạo:
-Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà
- Tổng giám đốc: Ông Trần Anh Tuấn



Lê Thị Chi

1

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ
tháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao dịch
1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú đóng
của Sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà Nội. Tài
sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân
lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mơ hình của một ngân hàng hiện
đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách
hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang
trong lộ trình cổ phần hố, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực khơng ngừng
trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát
triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm
dịch vụ mới... nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối
đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối bán lẻ.
Nhìn chung, sau 6 năm hoạt động bộ máy của ngân hàng và các tổ chức
đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hồn thiện, hoạt động có sự phối
hợp và mang lại hiệu quả tốt.
* Tên công ty: Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung.
* Địa chỉ: 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

* Điện thoại: (04).9433.133
* Fax: (04).9432.144
1.1.2.1. Cơ cấu và tổ chức

Cơ cấu Ban lãnh đạo: 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc.
Khối quan hệ khách hàng : có 3 phòng quan hệ khách hàng 1,2,3.
Khối quản lý rủi ro: có 1 phịng quản lý rủi ro.
Khối tác nghiệp : có 4 phịng : Phịng quản trị tín dụng, Phòng dịch vụ
khách hàng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng quản lý
và dịch vụ kho quỹ.
Lê Thị Chi

2

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Khối quản lý nội bộ : có 4 phịng : Phịng tài chính kế tốn, Phịng kế
hoạch tổng hợp, Phịng tổ chức hành chính, Phịng điện tốn.
Khối trực thuộc gồm các phịng giao dịch và quỹ tiết kiệm
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Phòng quan hệ khách hàng 1
Khối QHKH

Phòng quan hệ khách hàng 2
Phòng quan hệ khách hàng 3

Khối QL rủi ro


Phòng quản lý rủi ro
Phịng quản trị tín dụng
Phịng DV KH doanh nghiệp

Khối tác nghiệp

Phòng DV KH cá nhân
Phòng tiền tệ kho quỹ

Ban giám đốc
Phịng tài chính kế tốn
Phịng kế hoạch tổng hợp

Khối QL nội bộ

Phịng tổ chức hành chính
Phịng điện tốn
Phịng giao dịch 1
Phịng giao dịch 2

Khối ĐVTT

Phịng giao dịch 3
Phòng giao dịch 4

Lê Thị Chi

3


Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.1.2.2. Các hoạt động cơ bản

1.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn bao gồm:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn , tiền gửi thanh
tốn của các tổ chức dân cư.
- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy
tờ có giá khác.
- Vay vốn của các tổ chức tài chính.
1.1.2.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng bao gồm những hoạt động sau:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế.
- Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác đầu tư
của dự án trong nước và quốc tế.
- Cho vay cầm cố đối với cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân trên
mọi lĩnh vực.
- Cho vay tiêu dùng.
1.1.2.2.3. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng
Các hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm:
- Thanh tốn trong nước và ngồi nước giữa các khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu
thanh toán.
- Dịch vụ Ngân hàng đại lý quản lý vốn dự án đầu tư theo yêu cầu.

- Dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng.
1.1.2.3. Kết quả đạt được từ các hoạt động những năm gần đây

Trong những năm qua với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế
giới và tình hình kinh tế trong nước, tập thể cán bộ nhân viên của BIDV Quang

Lê Thị Chi

4

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trung đã phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn để hồn thành kế hoạch kinh
doanh được giao. Một số kết quả cụ thể đạt được được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh năm 2008 – 2011

Đơn vị: Tỷ đồng
So
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011


1. Chênh lệch thu chi
2. Trích lập DPRR
3.Lợi nhuận trước thuế
4.Thu dịch vụ ròng

88
21
421
11.12

78
10
68
24

105
5
100
25.27

120
5
115
30

5.Tỷ lệ nợ xấu(%)

8%


3%

3.3%

3%

sánh

2011/2010
Số tiền Tỷ lệ %
15
14,28
5
15
15
4,73
18,71
0.3%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong bốn năm cho thấy ngân hàng làm
ăn có lãi. Chênh lệch thu chi của các năm đều tăng. Năm sau tăng cao hơn năm
trước. Chênh lệch thu chi năm 2011 tăng 15 tỷ (14,28%)so với năm 2010, vượt
3% so với kế hoạch được giao và tăng 32 tỷ (36,36%) so với năm 2008. Hơn
nữa, lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với 2010 tăng 15 tỷ (15%), thu dịch vụ
ròng năm 2011 so với 2010 cũng tăng tới 18,71%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đã
giảm 0,3% và tới 5% so với năm 2008. Điều này cho thấy, trong những năm
qua, ngân hàng đã quan tâm đến việc giảm thiểu chi phí để gia tăng lợi nhuận
trong việc cho vay và cung cấp dịch vụ… rút ngắn các thủ tục rườm rà khơng
cần thiết, giảm bớt chi phí cho ngân hàng cũng như tạo tâm lý thoải mái hơn cho

khách hàng đến giao dịch. Trong khi đó, thu nhập của ngân hàng được tạo nên
từ các nguồn như: thu từ lãi, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, lãi kinh doanh
ngoại hối và thu nhập bất thường thì ngày càng tăng.

Lê Thị Chi

5

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các chỉ tiêu quy mô

- Tổng tài sản: Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, tổng tài sản của chi
nhánh đạt 7,530 tỷ đồng.
- Huy động vốn cuối kỳ đạt 7,120 tỷ đồng.
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 3,590 tỷ đồng, tuân thủ giới hạn tín dụng.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy, trong những năm qua
ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng cần phải phát huy những kết quả
đạt được, khắc phục những hạn chế và tồn tại để xây dựng ngân hàng phát triển
vững mạnh.
Sau đây là kết quả đạt được từ các hoạt động những năm gần đây:
1.1.2.3.1. Về hoạt động huy động vốn
NHĐT &PT Quang Trung thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
thông qua các sản phẩm tiền gửi phát hành thường xuyên và theo đợt. Với nhiều
hình thức huy động vốn khác nhau, chi nhánh đã có sự tăng trưởng nguồn vốn
liên tục trong suốt 6 năm qua.
Tổng hợp 3 năm giai đoạn 2009 -2011 ta có bảng:

Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn 2009 - 2011

Đơn vị: tỷ đồng
Năm

2009

2010

2011

Tiền tệ
TG thanh toán
TG tiết kiệm
Dưới 12 tháng
Dân cư
12 tháng trở lên
Dưới 12 tháng
Tổ chức
12 tháng trở lên

VND Ngoại tệ
1,240 303
2,775 1,682
512
311
342
207
1,268 779
635

385
4,015 1,985
6,000,00

VND Ngoại tệ
1,742 297
3,313 1,673
701
404
597
316
1,466 638
549
315
5,040 1,970
7,015.00

VND Ngoại tệ
2,110 290
3,466 1,624
798
446
680
401
1,598 457
390
240
5,576 1,544
7,120.00


Tổng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung
Kết quả đạt được trong năm 2011 vừa qua nhận định có nhiều yếu tố
khách quan, thuận lợi ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng: Khó khăn

Lê Thị Chi

6

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nhất là nguồn vốn hạn hẹp do tiền gửi vào ngân hàng ít đi vì lãi suất khơng cịn
hấp dẫn khi các kênh đầu tư khác hồi phục, đặc biệt là bất động sản và chứng
khoán. Nguồn huy động từ dân cư tại ngân hàng có xu hướng giảm do sức cạnh
tranh của các NHTM trên địa bàn và xu hướng tiêu dùng – tiết kiệm của dân cư
có nhiều thay đổi. Thị trường tiền tệ có nhiều biến động lớn trong năm. Chính vì
vậy, huy động vốn năm 2011 chỉ tăng 1,5 % so với năm 2010. Do vậy, cùng với
kết quả đạt được trong năm 2011, có thể nhận định mơi trường hoạt động của
ngân hàng là hết sức khó khăn khi những yếu tố thuận lợi mang tính đột biến
khơng cịn.
1.1.2.3.2. Hoạt động tín dụng
NHĐT &PT Quang Trung có chính sách cho vay đối với các đối tượng
+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế.
+ Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác đầu tư
các dự án trong nước và quốc tế.
+ Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh

nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực.
+ Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối
với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác.

Lê Thị Chi

7

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu tăng trưởng

Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm Năm

Năm

Năm

2008

2010

2011


2009

KH

Chênh

năm

lệch

2012
2011/2010
1.HDVcuối kì
5100 6000
7.015 7000 7120
(5)
2.HDV bình qn
6050 5900
6.323 6800 6845
477
3.Dư nợ tín dụng CK 1125 2295
3.438 3600 3590
162
4.Tín dụng bình qn 1150 2312
2.803 3450 3505
702
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung
Dư nợ tín dụng cuối kì năm 2011 đạt 3,600 tỷ đồng, tuân thủ giới hạn tín
dụng của ngân hàng BIDV. BIDV chi nhánh Quang Trung đã hoàn thành 102%
kế hoạch kinh doanh, tăng 4,7% so với năm 2010 và tăng 320% so với năm 2008.

Các chỉ tiêu chất lượng cho thấy, BIDV chi nhánh Quang Trung đã hoàn
thành theo đúng kế hoạch đề ra cụ thể.
Nhận xét về công tác điều hành nguồn vốn:
Ngân hàng đã đảm bảo cân đối, sử dụng vốn hàng ngày một cách phù
hợp, sử dụng hạn mức thấu chi hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng
chi trả theo quy định với mức chi phí hợp lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Đặc biệt là việc cân đối vốn, vay TW kịp thời nguồn vốn thanh toán để phục vụ
cơng tác thanh tốn.
1.1.2.3.3.Các hoạt động dịch vụ ngân hàng
(1) Hoạt động thanh toán
- Thanh toán Quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế 2011 tăng trưởng
27.79% so với năm 2010, tăng 30.23% so với năm 2009; phí dịch vụ thanh toán
quốc tế đạt 4.1 tỷ đồng tăng 110.31% so với năm 2010, tăng 112% so với năm
2009, đạt 82.8% kế hoạch được giao. So với các loại phí dịch vụ khác, phí thanh
tốn quốc tế tăng trưởng chậm hơn và không đạt kế hoạch kinh doanh năm 2011.

Lê Thị Chi

8

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Thanh toán trong nước: Doanh số thanh toán trong nước năm 2010 đạt
25,033 tỷ đồng tăng 130% so với năm 2010, tăng 115% so với năm 2008, phí
dịch vụ thanh tốn rịng đạt 2.76 tỷ đồng mức tăng 164.16% so với năm 2010,
tăng 152.12% so với năm 2009 , đạt 147.41% kế hoạch được giao năm 2011.
- Hoạt động chuyển tiền quốc tế: Tổng doanh số chuyển tiền nước ngoài

đi và đến năm 2011 đạt 160,012 nghìn USD, giảm 9.46% so với năm 2010,
trong đó, doanh số chuyển tiền đến giảm mạnh, giảm tuyệt đối 43,973 nghìn
USD, tương ứng giảm 52.08% so với năm 2010. Doanh số chuyển tiền đi đạt
102,890 nghìn USD, tăng trưởng 95.49% so với năm 2010. Tổng phí chuyển
tiền TTR đi và đến giảm 0.129 tỷ đồng. Trong đó, phí chuyển tiền đi đạt 2.2 tỷ
đồng tăng 30.33% so với năm 2010, phí chuyển tiền đến đạt 1.58 tỷ đồng, giảm
mạnh, giảm 44.49% so với năm 2010. Các doanh nghiệp chuyển TTR (Chuyển
tiền bằng điện có bồi hồn

là từ viết tắt của Telegraphic Transfer

Reimbursement) thường xuyên với doanh số lớn tại chi nhánh chủ yếu nhập
khẩu linh kiện điện tử, điện lạnh, ôtô và linh kiện ôtô là mặt hàng hạn chế nhập
khẩu của Bộ công thương, điều này làm ảnh hưởng lớn đến nguồn phí chuyển
tiền nước ngồi của chi nhánh.
(2) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đây là hoạt động có tỷ trọng tương đối cao, chiếm 17.52% tổng phí của
ngân hàng, thu rịng về kinh doanh ngoại tệ năm 2011 đạt 4.2 tỷ đồng, đạt tốc độ
tăng trưởng 125.35%, đạt 115.95% kế hoạch được giao. Doanh số mua bán
ngoại tệ đạt 436,560 nghìn USD, tăng 148.66% so với năm 2009, tăng 152.11%
so với năm 2008.
(3) Hoạt động bảo lãnh
Năm 2011 có sự gia tăng đột biến so với năm 2010, phí bảo lãnh năm
2011 đạt 7.89 tỷ đồng, bằng 4 lần năm 2010, bằng 2.6 lần năm 2008, đạt 218.8%
kế hoạch được giao và là hoạt động có tỷ trọng thu phí dịch vụ rịng cao nhất của
chi nhánh, chiếm 28.75% tổng phí dịch vụ của tồn ngân hàng.

Lê Thị Chi

9


Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(4) Các sản phẩm dịch vụ khác
Ngồi các sản phẩm tiền gửi, tín dụng, thanh tốn, dịch vụ ngân quỹ,
NHĐT &PT Quang Trung cịn cung cấp các sản phẩm phi tín dụng và các sản
phẩm thẻ.
Danh mục các sản phẩm phi tín dụng:
Dịch vụ gửi, nhận tin nhắn ngân hàng qua ĐTDĐ.
Dịch vụ vấn tin qua Internet (Direct Banking)
Dịch vụ thanh tốn hóa đơn
Dịch vụ gạch nợ cước viễn thông với Viettel
Các sản phẩm Bancacssurance...
Danh mục sản phẩm thẻ:
Thẻ ghi nợ nội địa:
Thẻ Power
Thẻ eTrans 365+
Thẻ Vạn dặm
Thẻ tín dụng quốc tế:
Visa Gold...
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm tại BIDV chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2008 2011
1.2.1. Dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và yêu cầu của công
tác thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại
BIDV Quang Trung

1.2.1.1. Khái quát các dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại

BIDV Quang Trung
Đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là việc bỏ vốn đầu tư
nhằm xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ,
nguyên vật liệu đầu vào, mua nhượng quyền thương hiệu, hoặc công nghệ quản lý

Lê Thị Chi

10

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chuyên nghiệp cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm đầu ra... Các loại dự án đầu
tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vay vốn ở BIDV Quang Trung như :
- Dự án đầu tư ngành chế biến thủy hải sản.
-Dự án đầu tư chế biến nước giải khát: bia, nước ngọt, nước khoáng, chè;
chế biến đường, bánh kẹo.
-Dự án đầu tư chế biến lương thực: xay xát, sản xuất mỳ ăn liền...
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam là ngành
đang có nhiều lợi thế và có tiềm năng phát triển tốt do thị trường lao động giá rẻ,
thị trường tiêu thụ rộng lớn và có thể tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đầu
vào dồi dào từ ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, những dự án ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm được vay vốn đang có xu hướng tăng tại BIDV
chi nhánh Quang Trung, ví dụ một số dự án như sau:
Bảng 1.4: Các dự án ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vay vốn ở BIDV
Quang Trung

STT Năm


Tên dự án

1

đầu tư
Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất kẹo 5,826

2010

Tổng mức Tổng

vốn

vay
tỷ 3,7 tỷ đồng

cứng có nhân và jelly cup, chuỗi cửa đồng
2

2011

hàng Fresh Garden
Đầu tư sản xuất và kinh doanh pizza 42,857 tỷ 30 tỷ đồng
dưới

hình

thức


nhượng

quyền đồng

thương hiệu The Pizza Company
3

2012

Đầu tư sản xuất và kinh doanh mỳ 15 tỷ đồng 6,3 tỷ đồng
ăn liền thuộc Cơng ty cổ phần Thực
phẩm Nhiệt đới

(Nguồn: Phịng quản lý rủi ro BIDV Quang Trung)

Lê Thị Chi

11

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2.1.2. Đặc điểm các dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ảnh
hưởng tới công tác thẩm định

Chúng ta đã biết quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ là quan hệ tác động qua lại trong q trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thơng thường, ngân hàng cho vay vốn đối với các dự án sản xuất kinh

doanh, và với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong một
vài năm. Vì thơng qua đó ngân hàng có thể đánh giá được thực trạng, tình hình
tài chính, khả năng sinh lời, thanh tốn các khoản nợ vay và mức độ rủi ro của
doanh nghiệp cũng như đánh giá được tính khả thi của dự án và các phương án
kinh doanh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó…
Do những đặc điểm riêng của ngành nên khi thẩm định dự án cho vay vốn
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, cán bộ thẩm định ngân hàng cần chú ý:
-Thẩm định năng lực của chủ đầu tư, các nhà thầu. Xem xét, đánh giá xem
liệu họ có đủ kinh nghiệm, năng lực tài chính, khả năng quản lý thực hiện dự án
hay không.
-Các dự án đầu tư ngành sản xuất thực phẩm có vốn vay lớn, thời gian thu
hồi vốn lâu, độ rủi ro cao thì khi thẩm định cần chú ý đến biên an toàn của dự
án, xem xét tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn, khả năng trả nợ của dự án.
- Song hành cùng với tốc độ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa và đơ thị hố
nhanh chóng trên tồn cầu, thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi, đòi
hỏi ngày càng cao của vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi thẩm định cần ưu
tiên những dự án sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra những loại
sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu “tiện ích” của người tiêu dùng.
- Trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm thường thải ra môi trường
một lượng chất thải nhất định, vì vậy các giải pháp về xây dựng, kỹ thuật của dự
án phải đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường mà pháp luật quy định.

Lê Thị Chi

12

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
tại chi nhánh ngân hàng

Việc tạo dựng một quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung và các dự
án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng giúp cho việc thẩm
định được thống nhất, khoa học, đảm bảo kiểm sốt được hoạt động nghiệp vụ,
góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong đầu tư, không ngừng nâng cao chất
lượng nghiệp vụ thẩm định dự án tín dụng đầu tư trong tồn hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại các phòng thẩm định được
thể hiên tóm tắt tại sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng

Phòng
Chuyển báo cáo đề

quan TD và hồ sơ
xuất hệ
khách
hàng/
phòng
giao dịch
Cán bộ QLRR
tiếp nhận
Phòng Hồ sơ
và thực hiện thẩm
quản dự án theo

định

quy định

rủi ro

Trình Lãnh
đạo Phịng
kiểm sốt

Lập Báo
cáo thẩm
định dự án

Cấpcó thẩm
quyền phê
duyệt dự án

1.2.2.1. Thẩm định về hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn là tập hợp các tài liệu do khách hàng cung cấp làm cơ sở
cho ngân hàng xem xét cho vay, bao gồm:
-Giấy đề nghị vay vốn
-Hồ sơ về khách hàng vay vốn bao gồm:

Lê Thị Chi

13

Lớp: Đầu tư 50D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp
luật (và các giấy phép sửa đổi nếu có).
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh về vốn pháp định được cơ quan có thẩm
quyền xác nhận.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh về vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án
của chủ đầu tư.
+ Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền.
+ Giấy uỷ quyền đại diện đứng ra vay vốn và làm các thủ tục thế chấp.
+ Điều lệ doanh nghiệp; Biên bản bầu HĐQT; Quyết định bổ nhiệm Chủ
tịch HĐQT; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc; Quyết định bổ nhiệm Kế
tốn trưởng.
+ Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; Báo cáo tài chính hàng Q (nếu có),
6 tháng, năm trong thời gian còn nợ vay.
+ Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án nguồn vốn.
+ Sổ theo thõi cổ đông.
-Hồ sơ dự án vay vốn:
(1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+Văn bản phê duyệt chủ trương/cho phép đầu tư dự án của Công ty mẹ
hoặc HĐQT.
+Văn bản thông qua chủ trương/cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền,
tuỳ theo phân loại Nhóm các dự án theo quy định của pháp luật (như Quốc Hội,
Thủ Tướng Chính Phủ, UBND Tỉnh Thành phố, Bộ ngành có liên quan).
(2)Giai đoạn lập dự án đầu tư:
+ Đối với các cơng trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có
tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã
hội, quy hoạch ngành, chủ đầu tư chỉ phải cung cấp Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng cơng trình.


Lê Thị Chi

14

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+Dự án xây dựng phù hợp với Quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền cấp/ phê duyệt. Riêng đối với dự án phát triển nhà ở, quy hoạch chi tiết
xây dựng theo tỷ lệ 1/500 phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+Cơng văn góp ý của các Bộ nghành có liên quan về dự án đầu tư (tuỳ
từng dự án đặc thù).
+Báo cáo thẩm định dự án đầu tư của các Bộ, ngành có liên quan (tuỳ
từng dự án đặc thù).
+Báo cáo địa chất cơng trình (nếu có).
+Các văn bản liên quan tới đền bù, di dân tái định cư, giải phóng mặt
bằng (như quyết định thành lập hội đồng đền bù, quyết định phê duyệt phương
án tổng thể/ chi tiết đền bù giải phóng mặt bằng của cấp có thẩm quyền).
+Quyết định tạm giao đất; quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm
quyền; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Hợp đồng thuê đất; Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+Riêng đối với dự án phát triển nhà ở, bổ sung quy hoạch chi tiết xây
dựng theo tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+Phê duyệt thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (có bản vẽ kèm theo).
+Quyết định phê duyệt phương án PCCC.
+Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+Các thoả thuận đấu nối điện nước, thông tin liên lạc với các đơn vị có
chức năng.

+Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu (hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ
mời đấu thầu và kết quả trúng thầu, quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu).
+Quyết định phê duyệt dự án khả thi theo thẩm quyền.
(3)Giai đoạn triển khai dự án:
+Hợp đồng xây dựng cơng trình dự án; Hợp đồng cung cấp thiết bị.
+Hợp đồng thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công.
+Giấy phép xây dựng (trừ trường hợp Cơng trình xây dựng thuộc dự án
khu đơ thị, khu cơng nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
Lê Thị Chi

15

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Các cơng trình sửa
chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu
chịu lực và an tồn của cơng trình).
+Báo cáo khối lượng, giá trị đầu tư hoàn thành, phân khai nguồn vốn đã
sử dụng, tiến độ triển khai (đối với dự án đang triển khai đầu tư).
(4)Giai đoạn kết thúc đầu tư và đưa dự án vào hoạt động:
+Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình của
người quyết định đầu tư (riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định
đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán).
+Hợp đồng thuê đơn vị quản lý điều hành dự án (trong trường hợp doanh
nghiệp thuê quản lý điều hành).
-Hồ sơ về đảm bảo nợ vay: bao gồm Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các
giấy tờ cần thiết khác như công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo

đảm ... theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Thẩm định về khách hàng vay vốn

Thẩm định về khách hàng vay vốn thì thẩm định các điểm sau:
-Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của
khách hàng: Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng, về tư cách và năng
lực pháp lý, về mơ hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng, về năng lực
quản trị điều hành.
-Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng:
+ Thông tin chung.
+ Tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá năng lực sản xuất, khả năng
cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, phương thức tiêu thụ và mạng
lưới phân phối, đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu, khả năng xuất
khẩu hàng hoá.

Lê Thị Chi

16

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

-Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng:
Trên cơ sở các phân tích đánh giá, đưa ra các nhận xét ngắn gọn triển
vọng phát triển của Khách hàng (Rất tốt / Tốt / Trung bình / Khơng tốt) trong:
Ngắn hạn và dài hạn.
-Phân tích tình hình tài chính của khách hàng:
+ Phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn cần căn cứ vào báo cáo tài

chính gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,
Thuyết minh báo cáo tài chính (bắt buộc), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số
nguồn thông tin khác như: Số lượng lao động, Bảng thanh tốn lương/ nhân cơng.
+ Các nhóm chỉ tiêu tài chính cần phân tích bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh
khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn
vốn, Nhóm chỉ tiêu thu nhập, Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động.
Qua những chỉ tiêu này, ngân hàng đưa ra kết luận về số tiền có thể cho
vay hoặc mức dự nợ tối đa (hạn mức tín dụng), tiến độ giải ngân, thu nợ tiền vay
sao cho phù hợp với khả năng thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách
hàng.
-Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng:
+ Quan hệ giao dịch với BIDV:
Quá trình giao dịch của Khách hàng với BIDV (Bao gồm quan hệ giao
dịch tại đơn vị trình và tại các Chi nhánh khác cùng hệ thống) các loại sản phẩm
trong kỳ vừa qua (Mức độ sử dụng HMTD, số dư hiện tại, số dư bình quân;
doanh số vay, trả; Doanh số vay, trả bình quân tháng so với HMTD….)
Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng. Nếu được có thể tính
tốn lợi nhuận đối với BIDV. Tiềm năng, cơ hội trong thời gian tới trong quan
hệ với khách hàng, kể cả khả năng bán chéo sản phẩm.
Những điểm cơ bản trong kế hoạch quan hệ với khách hàng (về sản phẩm,
kênh phân phối và chính sách khác nếu có). Nếu được nên nêu mục tiêu về
doanh số với mỗi sản phẩm trong thời gian tới.

Lê Thị Chi

17

Lớp: Đầu tư 50D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+ Quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng khác và quan hệ tín dụng
của nhóm khách hàng có liên quan (nếu có).
1.2.2.3 Thẩm định về dự án đầu tư

- Thẩm định sự cần thiết khi đầu tư, tính pháp lý và mục tiêu của dự án.
Để thẩm định tính pháp lý của dự án, cán bộ thẩm định tín dụng cần xem
xét kỹ các nội dung sau: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế,
xã hội; quy hoạch phát triển của ngành, quy hoạch xây dựng; Xem xét tư cách
pháp nhân và năng lực chủ đầu tư; Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn
bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi; Thẩm
định nhu cầu sử dụng đất, tài ngun, khả năng giải phóng mặt bằng. Nhìn
chung cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã thực hiện khá tốt nội dung này.
- Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Thị trường là một nhân tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của một
dự án, vì vậy thẩm định khía cạnh thị trường là một trong những nội dung khơng
thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Và để đánh giá được các vấn
đề trên các cán bộ thẩm định phải tiến hành thu thập , điều tra các số liệu về nhu
cầu thị trường trong quá khứ và hiện tại. Tuỳ thuộc vào lượng thơng tin và mức
độ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá
về thị trường của sản phẩm trên những nội dung sau:
+Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà
dự án cung cấp.
+Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai.
+Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Các yếu tố về kỹ thuật có vai trị quan trọng, liên quan đến phương án
công nghệ được lựa chọn sử dụng cho dự án. Để có thể thực hiện tốt nội dung

này, cán bộ thẩm định địi hỏi phải có sự liên hệ, sử dụng kết quả nghiên cứu của

Lê Thị Chi

18

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

các nội dung thẩm định trước đó như nghiên cứu thị trường và sự tư vấn của các
chuyên gia kỹ thuật.
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án bao gồm những nội dung sau:
+Đánh giá công suất của dự án: Cán bộ thẩm định sẽ xem xét các yếu tố
cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự
án, đồng thời đánh giá mức độ chính xác của cơng suất lựa chọn.
+Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn.
+Việc thẩm định phải làm rõ được ưu điểm và những hạn chế của công
nghệ lựa chọn. Cần chú ý đến nguồn gốc, mức độ hiện đại, sự phù hợp của công
nghệ với sản phẩm của dự án cũng như những đặc điểm của Việt Nam.
+ Kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản
xuất với nhau, mức độ tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, tuổi thọ, yêu cầu sửa
chữa…
+Thời gian giao hàng và lắp đặt có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án
hay khơng.
+Uy tín của những nhà cung cấp.
+Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án.
Xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án: phương thức vận
chuyển, khả năng tiếp nhận; khối lượng khai thác có thoả mãncơng suất dự án

khơng; giá cả, quy luật biến động của giá cả nguyên vật liệu.
Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu.
+ Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án: Các dự
án đầu tư mới, mở rộng quy mô sản xuất lớn cần phải có các phương án về địa
điểm để xem xét lựa chọn. Bao gồm: Đánh giá sự phù hợp về địa điểm, tính kinh
tế của địa điểm, mặt bằng phải đủ rộng để có thể phát triển, cần xem xét các số
liệu về địa chất cơng trình.
+Phân tích đánh giá các giải pháp xây dựng:
Giải pháp mặt bằng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kiến trúc, giải pháp về
công nghệ và tổ chức công nghệ.
Lê Thị Chi

19

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

+

Thẩm định mức ảnh hưởng của dự án đến mơi trường

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường (chất thải, tiếng ồn…).
Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Thẩm định phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án.
Ở nội dung thẩm định này, cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá sự hợp lý,
tính chất ổn định bền vững của các giải pháp và các yếu tố liên quan đến tổ chức
thực hiện và vận hành để đảm bảo mục tiêu của dự án.
Dựa vào những thông tin và kinh nghiệm mà cán bộ tín dụng thu thập

được, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra đánh giá về sự phù hợp của mơ hình quản lý
thực hiện dự án với quy mơ và tính chất của dự án. Thẩm định phương diện gồm
các nội dung:
+

Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án

+ Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án
+ Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: Số lao động, trình độ kỹ thuật tay
nghề, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng.
- Thẩm định tổng vốn đầu tư dự án
Khi tiến hành phân tích tài chính dự án thì đây là nội dung đầu tiên và có ý
nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu mức vốn dự tính q cao
hoặc q thấp sẽ khơng phản ánh chính xác tính khả thi của dự án dẫn đến tài trợ
cho dự án không khả thi hoặc bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tổng vốn đầu tư bao gồm vốn cố định, vốn lưu động ban đầu cho q
trình sản xuất hay nó chính là vốn tự có và vốn đi vay. Vốn đầu tư = Chi phí xây
dựng + chi phí thiết bị + chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai hoa màu +
chi phí quản lý dự án + chi phí tư vấn đầu tư xây dựng + chi phí khác + chi phí
dự phịng. Chi phí dự phịng do trượt giá và lạm phát ( từ 5-10% ( chi phí xây
dựng+ chi phí thiết bị)).Vì vậy việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là
rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng là tính quá cao hoặc q thấp, điều náy có
thể dẫn tới việc khơng cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng
trả nợ của dự án. Ở khâu này cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào các tài liệu do chủ
Lê Thị Chi

20

Lớp: Đầu tư 50D



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đầu tư cung cấp, tiến hành so sánh, đối chiếu với hướng dẫn của Bộ kế hoạch và
đầu tư về tổng múc vốn đầu tư để tiến hành kiểm tra tính đầy đủ của các khoản
mục. Cán bộ thẩm định cần xem xét các yếu tố khách quan tác tác động tới dự
án và có thể làm cho tổng chi phí của dự án tăng lên như: trượt giá, phát sinh
thêm thông tin, lãi suất tăng…
Cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá tổng mức vốn đầu tư đã tính tốn
đủ các chi phí cấu thành hay chưa? CBTĐ dùng phương pháp dự báo để xem xét
các yếu tố làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, tăng chi phí nguyên vật liệu,
nhân công, thay đổi khối lượng nguyên vật liệu, thay đổi tỷ giá ngoại tệ với
những dự án sử dụng đồng ngoại tệ và thay đổi trong chính sách của nhà nước.
Hay nói cách khác các CBTĐ cịn dựa vào số liệu thống kê, sử dụng phương
pháp dự báo để đưa ra xu hướng phát triển của tổng mức đầu tư.
Sử dụng phương pháp so sánh CBTĐ đã so sánh các dự án có cùng quy
mơ trong cùng lĩnh vực để đánh giá sự phù hợp của các khoản mục chi phí, tìm
hiểu sự khác biệt và phân tích ngun nhân của sự khác biệt đó. Từ đó CBTĐ sẽ
đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra để NH đưa ra mức tài
trợ phù hợp.
- Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
Hiệu quả tài chính dự án đầu tư được đánh giá thơng qua các phương
pháp phân tích tài chính trên cơ sở dòng tiền của dự án. Dòng tiền của một dự án
được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian
khác nhau trong suất chu kỳ của dự án. Khi lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ
đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dịng tiền rịng tại các mốc
thời gian khác nhau. Quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa trên lợi
nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có
sự khác biệt trong cơ cấu đầu tư tài trợ cho dự án. Nếu sai lầm trong việc xác
định các dịng tiền có thể dẫn đến tính tốn và thẩm định hiệu quả tài chính dự

án khơng có ý nghĩa thực tế nữa.

Lê Thị Chi

21

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Căn cứ thẩm định: các số liệu của DAĐT, cơ chế chính sách hiện hành
của Nhà nước.
Các phương pháp tính tốn tài chính được sử dụng trong thẩm định hiệu
quả tài chính bao gồm 1 số phương pháp tính sau:
- Phương pháp giá trị hiện tại rịng (NPV).
- Phương pháp tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR).
- Chỉ số doanh lợi (PI).
- Thời gian hoàn vốn (PP).
Tại BIDV Quang Trung, chỉ tiêu NPV được tính bằng cách sử dụng phần
mềm Excel. Cú pháp NPV(rate, value1, value2,...)
Trong đó value1 , value 2 là luồng tiền rịng hàng năm của dự án đã được
tính tốn, rate là tỷ lệ lãi suất chiết khấu của dự án.
Ngoài ra CBTĐ (cán bộ thẩm định) tại chi nhánh cịn tính tốn bằng cơng
thức gần đúng: NPV=giá trị luỹ kế hiện giá dịng tiền đã được xác định. NPV>0
thì dự án được chấp nhận. CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh NPV của các
dự án tương tự đang hoạt động có hiệu quả để đánh giá NPV của dự án.
Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR:
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu
để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về cùng một thời điểm ở hiện tại thì

tổng thu cân bằng với tổng chi, nó phản ánh mức độ hấp dẫn của các dự án đầu
tư.
IRR > r => hiệu quả về mặt tài chính.
IRR = r => Dự án hồ vốn.
IRR < r => khơng hiệu quả về mặt tài chính.
CBTĐ có thể so sánh IRR của dự án với IRR của các dự án tương tự. Các
CBTĐ sử dụng phần mềm Excel để tính tốn. Cú pháp IRR(value1, value2,...).
Trong đó: value 1,value2,... là luồng tiền rịng hàng năm của dự án đã được tính
tốn xác định.

Lê Thị Chi

22

Lớp: Đầu tư 50D


Chun đề thực tập tốt nghiệp

Sau khi tính tốn chỉ tiêu IRR các CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh
đối chiếu để so sánh chỉ tiêu này với các dự án tương tự.
Nhưng trong việc so sánh lựa chọn phương án đầu tư nếu chỉ dựa vào chỉ
số của chỉ tiêu này có thể khơng đưa ra lựa chọn chính xác phương án có IRR
lớn nhất chưa chắc quy mơ lãi lớn vì nó phụ thuộc và quy mơ vốn đầu tư.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động
để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nó cho biết thời gian hoà vốn để đưa ra
quyết định đầu tư giảm thiểu rủi ro. Nếu một dự án có thời gian thu hồi vốn đầu
tư quá dài sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Nhưng thời gian
hồ vốn khơng cho biết thu nhập lớn hay nhỏ sau khi hồn vốn. Bởi vì có những
dự án thời gian thu hồi vốn dài do thời gian đầu thu nhập thấp nhưng thu nhập

lại rất có triển vọng trong tương lai.
Tại Ngân hàng thời gian hoàn vốn chiết khấu của dự án là thời gian để luỹ
kế chiết khấu qua các năm là dương.
1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo

Bảo đảm tín dụng được sử dụng như một biện pháp nhằm phòng ngừa rủi
ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ cho khách hàng
vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự có hiệu quả địi hỏi giá trị đảm bảo phải lớn
hơn nghĩa vụ được bảo đảm, tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và
có thị trường tiêu thụ, có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý
tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng
nhiều cách bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm
cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo
lãnh của bên thứ ba.
Thẩm định tài sản tài sản đảm bảo nợ vay nhằm đánh giá một cách chính
xác và trung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo nợ vay khi cần thiết,
đảm bảo khả năng thu nợ. Các cán bộ thẩm định sẽ tập trung chủ yếu vào thẩm

Lê Thị Chi

23

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá
trị thị trường


Lê Thị Chi

24

Lớp: Đầu tư 50D


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến tại chi
nhánh ngân hàng

Dự án đầu tư nói chung và dự án chế biển thực phẩm nói riêng sẽ được
thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp
với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn của đội ngũ cán bộ thẩm định và các
nguồn thông tin đáng tin cậy. Cán bộ thẩm định có thể áp dụng linh hoạt nhiều
phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định dự án, một số phương pháp
cụ thể được chi nhánh áp dụng như:
1.2.3.1. Phương pháp đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu

Đây là phương pháp đơn giản nhất thường xuyên được áp dụng trong quá
trình thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại chi
nhánh. Nội dung của phương pháp là đối chiếu so sánh các chỉ tiêu hiệu quả, các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án ngành chế biến thực phẩm đang được
thẩm định với các dự án chế biến thực phẩm khác tương tự để kiểm tra tính hợp
lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn; so sánh với các chuẩn mực luật pháp
quy định cho các dự án đầu tư ngành chế biến thực phẩm, các tiêu chuẩn (thiết
kế, xây dựng, công nghệ, thiết bị…), các định mức kinh tế kỹ thuật (sản xuất,
ngun liệu, nhân cơng, chi phí đầu tư…), thơng lệ quốc tế và trong nước để
phân tích lựa chọn phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, giải pháp kỹ thuật và

tổ chức xây dựng…)
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp cần lưu ý các chỉ tiêu
dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc
điểm cụ thể của các dự án đầu tư ngành chế biến thực phẩm, tránh khuynh
hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.

Lê Thị Chi

25

Lớp: Đầu tư 50D


×