Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CP GIAO NHẬN ISO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
*****************************

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY CP GIAO NHẬN ISO

Giáo viên hướng dẫn
Họ tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp

:
:
:
:

ThS. DƯƠNG THỊ NGÂN
NGUYỄN HỒNG THẮNG
TC404849
QTKD TM K40

Hà Nội, 05/2012


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Dương Thị Ngân

Lời Cam Đoan

Tơi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kểt quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu nào.

Người làm:

SV:Nguyễn Hồng Thắng

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

2

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân

MỤC LỤC
BẢNG BIỂU CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................................50
3.3.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa
......................................................................................................................................................51
3.3.3 Mở rộng thị trường giao nhận hàng hóa............................................................................51
3.3.4 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ......................................................................................52

+/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật ...............................................................................................52
+/ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ...............................................................................................52
+/ Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ........................................................................53
+/ Nhà nước thể hiện rõ vai trò định hướng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ..............................54
+/ Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics.........................................54

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

3

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
BẢNG BIỂU CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
C/O
CIF ( Cost Insurance and Freight )
CIP (Carriage and Insurance paid to)
ĐH, CĐ, TC
FDI
FOB ( Free on board)
GDP
VN
WTO
XNK, XK, NK

SV: Nguyễn Hồng Thắng

K40

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí
Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
Đại học, Cao đẳng, Tại chức
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giao trên tàu
Tổng sản phẩm quốc nội
Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới
Xuất nhập khẩu, Xuất khẩu, Nhập khẩu

4

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG
BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................................................50
3.3.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa
......................................................................................................................................................51
3.3.3 Mở rộng thị trường giao nhận hàng hóa............................................................................51
3.3.4 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ......................................................................................52

+/ Hồn thiện hệ thống pháp luật ...............................................................................................52
+/ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ...............................................................................................52
+/ Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ........................................................................53
+/ Nhà nước thể hiện rõ vai trò định hướng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ..............................54
+/ Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics.........................................54

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

5

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài.
Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung của nền kinh tế
thế giới hiện nay.Và một trong những biểu hiện rõ nhất của xu thế này là hoạt
động thương mại quốc tế diễn ra với cường độ, khối lượng ngày càng
nhiều.Thương mại quốc tế phát triển lại tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ
hỗ trợ nó phát triển : dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm,…Trong đó dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực đã và đang
được các doanh nghiệp trong và ngoài nước hướng tới phát triển trong tương
lai.Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu giúp cho hoạt động thương
mại được lưu thông dễ dàng hơn, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu tiết kiệm được chi phí nhờ chun mơn hóa sản xuất.
Ở Việt Nam dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu còn là một
lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp nhưng đã có một số

lượng tương đối các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này trong những
năm gần đây.
Từ chỗ chỉ có vài chục doanh nghiệp trong nhũng năm đầu thì giờ con
số này đã tăng lên hàng trăm, từ chỗ có một vài doanh nghiệp nhà nước độc
quyền được phép hoạt động trong lĩnh vực này thì hiện nay nó bao gồm tất cả
các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có cả sự tham gia của các doanh
nghiệp nước ngồi. Vì thế mà mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng gay gắt hơn. Cạnh tranh làm cho doanh nghiệp trưởng thành, vững mạnh
hơn và ngược lại nó cũng có thể làm cho doanh nghiệp bị đào thải nếu không
biết tận dụng cơ hội, tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Và khơng phải
bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể nắm bắt tốt, kịp thời cơ hội cho mình.
Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận hang hóa xuất
nhập khẩu là một việc làm cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay.
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

1

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
Công ty cổ phần Giao Nhận ISO là một công ty hoạt động trong lĩnh
vực giao nhận hàng hóa từ những ngày đầu mới thành lập
và việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành là điều khơng thể
tránh khỏi.Vì vậy công ty luôn quan tâm, chú ý để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình để phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Các biện pháp
để nâng cao năng lực cạnh tranh không bao giờ là thừa và cũng là vấn đề
không bao giờ là cũ trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Vì vậy trong thời gian

thực tập tại công ty , em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch
vụ giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu của cơng ty cp giao nhận ISO”
1. Kết cấu đề tài
Bài viết bao gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng
hố xuất nhập khẩu.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty giao
nhận hàng hố xuất nhập khẩu của cơng ty.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch
vụ giao nhận hàng hố XNK của cơng ty trong những năm tới.

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

2

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
Chương 1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận
hàng hoá xuất nhập khẩu.
1.1

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

+/ Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá

phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan
niệm này có thể gặp trong các cơng trình nghiên cứu của Mehra (1998),
Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như
của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm
như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên.
Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa
phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu
trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách
năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về
hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác
Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một
doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, hkó có
thể định lượng.
Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

3

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với
việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự:
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có
khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy
trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng
lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi
ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
1.2

Các yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp
Thứ nhất đó là trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức
quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh
nghiệp của nhiều nước áp dụng thành cơng như phương pháp quản lý theo
tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo
chất lượng như ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm
và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ quản lý giỏi
và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đĩa ngộ, doanh nghiệp phải định hình
ẽo triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập
được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.
Thứ hai yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp bao ngồm nguồn nhân

lực, nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ. Nhân lực là một nguồn lực
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

4

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Trình độ
nguồn nhân lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ
chức. trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh
đạo, trình độ chun mơn của cán bộ cơng nhân viên, trình độ tư tưởng văn
hố của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ
tạo ra các sản phẩm có lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật
của sản phẩm, muẫu mã, chất lượng…và từ đó uy tín, danh tiếng của sản
phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình
trên thương trường và trong lịng cơng chúng, hướng tới sự phát triển bền
vững.
Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn nhân lực liên quan trực
tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động
được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có
kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả chính xác. Nếu khơng có nguồn vốn dồi dào
thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc
sử dụng công nghệ hiện đại, hạnchế việc đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ
và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường,
hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý…Trong thực tế khơng có

doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh
nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hoá
nguồn cung vốn.
Một nguồn nhân lực nữa thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là trình độ cơng nghệ. Cơng nghệ là phương pháp là bí mật, là
cơngthức tạo ra sản phẩm. Để có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được
trang bị bằng công nghệ hiện đại. Cơng nghệ hiện đại là cơng nghệ sử dụng ít
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

5

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu
thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ơ
nhiễm môi trường. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng
suất lao động, giảm giá thành, do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản
phẩm tăng. Doanh nghiệp cần lựa chọn cơng nghệ thích hợp, nắm bắt được
chu kỳ sống của cơng nghệ, thời gian hồn vốn của cơngnghệ phải ngắn, đào
tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình dộ để điều khiển và kiểm sốt cơng nghệ
nhằm phát huy tối đa năng suất thiết kế của công nghệ. Về công nghệ, nếu
doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực
nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan
trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo

môi trường thuận flợi cho từng người lao động phát huy sáng kiến cá nhân
trong công việc của họ.
yếu tố thứ ba cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
năng lực cạnh tranh sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng
sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản phẩm
tương tự. Nó bị ảnh hưởng bởi cá yếu tố: chất lượng, giá cả sản phẩm, thời
gian cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, danh tiếng và uy tín…khi
lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần nhận định đầy
đủ về các mức độ của sản phẩm. Mức cơ bản nhất là mợi ích cốt lõi, chính là
dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua. Doanh nghiệp phải
biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung. Ở mức độ tiếp theo, doanh nghiệp
chuẩn bị mốtản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện
mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Sau
đó doanh nghiệp chuẩn bị mốtản phẩm hoàn thiện thêm với những dịch vụ và
lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

6

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
Yếu tố thứ tư là khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác
và hội nhập kinh tế quốc tế. Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều
chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh
doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác nhiều đối tác với nhau
làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp

thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác
liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có hiệu quả và đạt hiệu
quả cao, đạt được các mục tiêu đề ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể
hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội
kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp khơng thể hoặc ít có khả
năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh
doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành
nguy cơ với doanh nghiệp.
Yếu tố thứ năm là năng suất sản xuất kinh doanh. Năng suất có liên
quan đến việc sử dụng tồn bộ tài ngun khơng chỉ bao gồm vấn đề chất
lượng, chi phí giao hàng mà còn bao gòmm cả những vấn đề rộng hơn như là
vấn đề môi trường, xã hội…
Yếu tố thứ sáu là uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp được hình
thành trong cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và
chiến lược đúng đắn. Thương hiệu trước hết được xây dựng bằng con đường
chất lượng: chất lượng của hệ thống quản lý , của từng con người trong doanh
nghiệp, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp snả xuất cung cấp cho thị trường.
Thương hiệu của doanh nghiệp cịn được xây dựng bằng sự đóng góp của
doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, của các dịch
vụ đi kèm với sản phẩm, của hoạt động Marketing và quảng cáo trung thực.
Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích
thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đod mà thị phần
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

7

Lớp: QTKDTM-



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
của doanh nghiệp gia tăng. Nhưng đánh giá thương hiệu không chỉ ở số lượng
các thương hiệu mạnh doanh nghiệp đang có mà quan trọng phải đánh được
khả năng phát triển của thương hiệu. Khả năng đó cho thấy sự thành công của
doanh nghiệp trong tương lai. Các chỉ tiêu như chi phí cho hoạt động phát
triển thương hiệu, số lượng thương hiệu mạnh hiện có, mức độ nổi tiếng và
được ưa chộng của thương hiêu…so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của đối
thủ cạnh tranh có thể sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

8

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
Chương 2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty
giao nhận hàng hố xuất nhập khẩu của cơng ty
2.1.

Khái quát về công ty

Công ty CP Giao Nhận ISO được thành lập vào Năm 2006, tên viết
tắt là ISO LOGISTICS, CORP, chính thức hoạt động theo tư cách pháp nhân
đã Đăng ký với Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày

12/12/2006 .
Loại hình Doanh Nghiệp : Công ty Cổ Phần .
Địa điểm Kinh Doanh : Phịng G17, Tầng 17, Tịa Nhà số 96 Phố Định
Cơng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
.
ISO LOGISTICS, CORP được thành lập vào năm 2006 với mục tiêu
trở thành một trong những đại lý giao nhận chuyên nghiệp hàng đầu ở Việt
Nam , cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng tới khách hàng .
Với hơn 50 nhân viên làm việc ở ba văn phòng khác nhau tại các thành
phố lớn ở phía Bắc và phía Nam ISO LOGISTICS, CORP đã và đang cung
cấp các dịch vụ cho khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam .
Tính chuyên nghiệp và dịch vụ chất lượng cao chỉ có thể có được từ
những cơng ty và nhân viên chuyên nghiệp. Bởi vậy công ty đã đầu tư rất
nhiều vào việc đào tạo nhân sự. Hiện nay, hầu hết các nhân viên văn phịng
của cơng ty có những chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp
Công ty không chỉ cung cấp các dịch vụ vận chuyển đơn thuần mà xa
hơn thế nữa, cơng ty cịn cung cấp và tư vấn cho khách hàng các giải pháp
vận tải hiệu quả và kinh tế nhất.
ISO LOGISTICS , CORP có hệ thống đại lý toàn cầu là thành viên của
nhiều tổ chức hiệp hội chuyên nghiệp nổi tiếng trên thế giới như : FIATA,
IATA, APLN, WCA......
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

9

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
Vận chuyển hàng hải là một phần quan trọng của thương mại toàn cầu.
Mối quan hệ toàn cầu cần dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty hiện đang
tiếp tục mở rộng mạng lưới đường biển trên toàn thế giới để cung cấp những
giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Thủ tục nhanh chóng và hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công của
bất cứ nhà cung cấp dịch vụ nào trên toàn cầu. Là một nhà cung cấp những
giải pháp dịch vụ tổng hợp, ISO LOGISTICS , CORP luôn tiến hành công
việc với mức độ khẩn trương và hiệu quả cao.
ISO LOGISTICS , CORP có một đội ngũ kê khai hai quan, chuyên viên
xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Công ty có các phương pháp làm việc, quản lý
những thơng tin thủ tục mới ở cả trong nước và nước ngồi, giúp hàng hóa
của bạn vượt qua dễ dàng những điều lệ thương mại quốc tế phức tạp và tránh
những chi phí tăng thêm trong cơng việc kinh doanh của bạn.
Những nhân viên kinh nghiệm, có kỹ thuật nhạy bén và am hiểu thị
trường của công ty sẽ tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng những phương án tối ưu
nhất.
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển cơng ty :
Theo giấy phép kinh doanh số : 0103014902 do Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hà Nội ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006, Công ty CP Giao
Nhận ISO được thành lập trên cơ sở số vốn điều lệ: 1.200.000 VND ( một tỷ
hai trăm triệu đồng ) với ba thành viên góp vốn:
Bà Phạm Kim Dung: giá trị góp vốn là 120.000.000 VND ( một trăm
hai mươi triệu đồng ).
Ơng Trần Tuấn Long: giá trị góp vốn là 240.000.000 VND ( Hai trăm
bốn mươi triệu đồng ).
Ông Phạm Minh Phương: giá trị góp vốn là 840.000.000 VND ( tám
trăm bốn mươi triệu đồng ).
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40


10

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
Với loại hình Cơng ty Cổ Phần, Cơng ty Cp Giao Nhận ISO có cơ cấu
như sau:
Hình số 1
Giám Đốc

Phó Giám
Đốc

Phịng Kế
Tốn

Phịng Hàng
Air

Phịng Hàng
Sea

Phịng
Operation

Phịng
Logistics


Phịng Hành
Chính

Phịng Seals

Sơ đồ cơng ty CP Giao Nhận ISO
( phịng hành chính )
Nhìn vào sơ đồ ta thấy Cơng ty đã lựa chọn cho mình một mơ hình tổ
chức theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Mơ hình này vừa đảm bảo được tính
thống nhất trong quản lý, đảm bảo được chế độ 1 thủ trưởng và chế độ trách
nhiệm, vừa chun mơn hố được chức năng, tận dụng được năng lực của đội
ngũ chuyên gia và giảm bớt công việc cho người lãnh đạo, cụ thể là: Ban
giám đốc gồm có : Giám Đốc và Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng, và các bộ
phận nghiệp vụ riêng biệt .
Công ty ISO thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng nên:
Đứng đầu công ty là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệm toàn
diện trước ban lãnh đạo, trước pháp luật và tồn bộ cơng nhân viên về mọi
hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty
+ Ban giám đốc gồm có:
Giám đốc: Ơng Phạm Minh Phương
Người đại diện pháp lý cũng như người có cổ phần lớn nhất của cơng

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

11

Lớp: QTKDTM-



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
ty,chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty ISO LOGISTICS , CORP
.
Phó Giám Đốc : Bà Trần Ngọc Minh
Người có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, chương trình kế
hoạch và biện pháp công tác của công ty, lãnh đạo và điều hành đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ của mình và nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Tổ chức và sử
dụng có hiệu quả lao động, vật chất kỹ thuật, vật tư tài sản, bảo toàn và phát
triển nguồn vốn kinh doanh.
Phó Giám đốc có quyền tuyển dụng, đề bạt, cách chức, cho thôi
việc, kỷ luật, tăng lương đối với CBCNV trong tồn cơng ty. Ký kết các hợp
đồng kinh tế về sản xuất-kinh doanh, ký kết các bản kế hoạch thống kê, báo
cáo, giao dịch...đào tạo bồi dưỡng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
CBCNV
+ Khối hành chính - quản trị gồm có
Kế tốn tài chính :
Có nhiệm vụ quản lý, tổ chức tài chính; hạch toán kinh tế, đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, thực hiện tốt kế
tốn tài chính cho cơng ty đảm bảo không bị ách tắc trong sản xuất kinh
doanh; theo dõi và thanh toán các hợp đồng kinh tế để chỉ đạo về công nợ và
thu hồi công nợ, không để khách hàng nợ dây dưa khó địi; quyết tốn với cơ
quan cấp trên và các cơ quan hữu quan của Nhà nước.
Có chức năng - nhiệm vụ tổ chức và thực hiện mọi hoạt động có liên
quan đến tài chính của công ty như:
- Quản lý và sử dụng vốn, tiền hàng, theo dõi và đơn đốc tình hình cơng
nợ của khách hàng
- Tổ chức cơng tác kế tốn và xây dựng sổ sách chứng từ kế toán
-Lập các báo cáo tài chính theo quy định

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

12

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
-Thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
-Lập kế hoạch tài chính và tham mưu cho ban giám đốc về cơng tác kế
tốn –tài chính của cơng ty
-Tập hợp xử lý số liệu thống kê phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
theo từng thời kỳ, hạch toán thống kê theo quy định hiện hành
Hành chính-nhân sự
Một mặt, phịng có nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám đốc trong cơng tác hành
chính, đối nội, đối ngoại. Phịng là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý hồ
sơ, văn thư lưu trữ, quản lý nhà đất và các thiết bị lao động của Công ty; thực
hiện công tác quản trị văn phịng, in ấn, cơng tác tạp vụ, y tế, thi đua tuyên
truyền. Mặt khác, phòng còn tham mưu cho Ban giám đốc trong việc sắp xếp
tổ chức bộ máy, bố trí quản lý nhân sự và thực hiện các chính sách về lao
động,tiền lương và chế độ đối với cán bộ CNV trong tồn cơng ty
Có chức năng quản lý nguồn tài nguyên nhân sự, lao động. Cụ thể hố
chủ trương, chương trình cơng tác của cơng ty hàng tháng, tuyên truyền, phổ
biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước, của công
ty.Đồng thời thu thập ý kiến, nguyện vọng của quần chúng người lao động.
Phịng Giao nhận:
Có nhiệm vụ tổ chức việc vận chuyển và giao nhận hàng hoá, bằng các
phương thức vận chuyển, làm đại lý vận chuyển hàng cho các cơng ty có nhu

cầu th vận chuyển hàng hố: hàng khơng hoặc đường biển… có các chi
nhánh: Hà Nội, Hải Phịng.
Phịng kinh doanh:
Tìm kiếm khách hàng,tư vấn cho khách hàng với gói giải pháp tốt nhất
nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng,lập kế hoạch chăm sóc khách hàng và
phát triển rộng mạng lưới kinh doanh cũng như hình ảnh của công ty tới tất cả
các khách hàng trong nước và quốc tế.
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

13

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
+ / Cơ sở vật chất của cơng ty:
Cơng ty có trụ sở tại Tịa Nhà số 96 Phố Định Cơng , Phường Phương
Liệt , Quận Thanh Xuân ,Hà Nội .Cho đến nay công ty dã xây dựng được hệ
thống đại lý khắp trong và ngồi nước.Tại Việt Nam cơng ty có chi nhánh tại
Hải Phịng : Phịng 102 Kho Bãi Ta Sa Đông Hải . Km 104+200 Đường Bao
Nguyễn Bỉnh Khiêm , Hải An , Hải Phịng có chức năng tìm kiếm nguồn hàng
và xử lý các lơ hàng đường biển .
Các đại lý nước ngồi của ISO có văn phòng tại rất nhiều nước
trên thế giới phù hợp với từng loại hàng và từng loại hình vận chuyển có thể
kể đến: các đại lý tại Singapore, Hamburg, Los Angeles, China , Osaca,
Taipei…
Trên cơ sở các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Giao nhận
vận tải, Ban Giám Đốc đã trang bị đầy đủ hệ thống máy vi tính cũng như các

phương tiện chuyên dụng ( xe tải nhẹ cũng như xe kéo container…). Hệ thống
máy tính nối mạng băng thơng rộng có tác dụng rất tốt trong việc liên hệ với
các đại lý bên nước ngoài và xử lý các thơng tin về hàng hố.
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
2.1.2.1 . Xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải
Các mặt hàng nhập khẩu của Cty ISO rất đa dạng về chủng loại,
phong phú về hình thức và có chất lượng cao, bao gồm : các thiết bị máy
móc , phương tiện vận tải, cơng nghệ, ngun vật liệu và các sản phẩm tiêu
dùng…
Cty ISO còn thiết lập quan hệ với nhiều đối tác trên thế giới và là
cơng ty có uy tín hàng đầu trong việc xuất khẩu các mặt hàng truyền thống
của Việt Nam như cao su, chè, nơng lâm sản, khống sản, thực phẩm…Thị
trường xuất khẩu chính của cơng ty là Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,
Singapore,..
Về lĩnh vực giao nhận, vận tải, cơng ty tổ chức giao nhận trọn gói

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

14

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
bao gồm các công việc về vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục Hải quan, lập
chứng từ và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến giao nhận hàng hóa.
Cơng ty cịn cung cấp dịch vụ vận tải bằng đội xe chun nghiệp của cơng ty,
phân phát hàng hóa đến các kho, bãi, các địa chỉ trong nước. Phương thức

giao nhận chủ yếu của công ty là đường biển, đường hàng không, đường bộ.
Phạm vi về dịch vụ giao nhận hàng hóa mà cơng ty đảm nhiệm bao gồm:
Dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không.
1. Nhận chứng từ, hàng hóa, bưu kiện,vật phẩm, bưu phẩm…
2. Nhận hàng hóa, đóng gói,đảm bảo an tồn cho hàng hóa và khơng tính
phí.
3. Giao hàng đến tận bãi / tận kho/ nhà của ngươì nhận.
4. Lập thủ tục khai hải quan cho hàng xuất khẩu.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
1. Book cước tàu cho hàng Xuất - Nhâp đi tất cả các cảng biển trên
thế giới
2. Khai hải quan hàng mậu dịch - phi mậu dịch
3. Trucking xe tải - xe cont.
4. Vận tải nội địa HN- HP - HCM.
5. Đóng cont consol, cont lạnh, cont FR…
 Đại diện cho người xuất khẩu
 Đặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
 Giao hàng hóa và cấp các chứng từ có liên quan
 Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng và các văn bản luật pháp
của Chính phủ có liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu,
nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải hàng hóa,cũng như chuẩn bị
các chứng từ cần thiết ( C/O, giấy chứng nhận chất lượng,…)
 Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa
 Vận chuyển hàng hóa đến cảng để thực hiện các thủ tục về lệ phí ở
khu vực giám sát hải quan, cảng vụ và giao hàng hóa cho người vận tải.
 Nhận vận đơn từ người vận tải sau đó giao cho người xuất khẩu
 Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng đích bằng cách liên
hệ với người vận tải
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40


15

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
 Ghi chú những mất mát, tổn thất về hàng hóa ( nếu có )
 Giúp người xuất khẩu khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát của
hàng hóa ( nếu có )
 Đại diện cho người nhập khẩu
 Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến q trình vận
chuyển hàng hóa
 Th kho trong trường hợp cần thiết
 Nhận hàng từ người vận tải
 Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan
 Giao hàng hóa cho người nhập khẩu
 Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những mất mát,
tổn thất của hàng hóa
2.1.2.2 Cho thuê kho bãi hàng hóa
Cơng ty cung cấp các dịch vụ bảo quản hàng hóa tại các kho lạnh ,
kho ngoại quan và kho hàng hóa các loại, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp ngoại thương.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA XNK CỦA CƠNG TY
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
2.2.1.1 Các nhân tố bên ngồi

Ngày nay, khơng một doanh nghiệp nào có thể tồn tại, phát triển một
cách độc lập mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường bên ngồi.
Mơi trường là nơi doanh nghiệp hoạt động và chịu sự chi phối bởi các quan
hệ, nguồn luật hiệu chỉnh.Các nhân tố mơi trường bên ngồi có thể tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của công ty.Nhân tố mơi
trường bên ngồi tác động đối với các cơng ty trong cùng một lĩnh vực là như
nhau nhưng yếu tố quan trọng là doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội đó như
thế nào, nắm bắt được ở mức độ nào để biến những khó khăn thành thuận lợi
cho mình.Trình độ thích ứng với các nhân tố mơi trường của mỗi doanh
nghiệp khác nhau sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp là khác
SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

16

Lớp: QTKDTM-


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: ThS. Dương Thị Ngân
nhau.Việc phân tích các nhân tố mơi trường bên ngồi giúp cho doanh nghiệp
có một cái nhìn tổng thể hơn, thấy được những thách thức, cơ hội cho mình từ
đó đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
a. Tác động của tồn cầu hóa
Do ảnh hưởng của tồn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang
chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua mạng lưới
công nghệ thông tin.Tồn cầu hóa cũng địi hỏi các quyết định kinh tế dù
được đưa ra ở các nước đều phải tính tới các yếu tố quốc tế.Từ cuối thế kỷ
XX trở lại đây, sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn giữa các nước
ngày càng gia tăng, tạo ra sự biến đổi về chất so với trước đây.

Việt Nam (VN) cũng ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
với biểu hiện đầu tiên là tham gia vào nhóm các nước tiểu vùng sơng Mê
Kong gồm : Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế các nước khu vực sông Mê Kong và đảm bảo
hệ sinh thái cân bằng. Tiếp đó là sự tham gia vào hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á - ASEAN ngày 28/7/1995, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do
Asean. Với cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu
vực, Asean trở thành thị trường rộng lớn với dân số hơn 500 triệu người, là thị
trường tiêu thụ tiềm năng. Sau khi gia nhập Asean quan hệ thương mại giữa
nước ta và các nước trong khu vực tăng lên đáng kể.Ngày 11/1/2007 đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN là
thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc
được kết nạp là thành viên của WTO không những mang lại những thuận lợi
cho VN về mặt kinh tế mà còn nâng cao vị thế, tiếng nói VN trên trường quốc
tế. Ngồi ra VN cịn tham gia vào các tổ chức khác APEC, ASEAM,…tham
gia ký kết các Hiệp định song phương, đa phương với các nước.
Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng
sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời

SV: Nguyễn Hồng Thắng
K40

17

Lớp: QTKDTM-



×