Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

de kiem tra 15 phut chuong iii 3 de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.09 KB, 7 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG III
ĐỀ 01
Câu 1: Sắp xếp theo sự giảm dần khả năng hoạt động hóa học của các nguyên tố
Cl, F, I, Br như sau:
A.Cl>F>I>Br

B.F>Cl>I>Br

C.Cl>F>Br>I

D.F>Cl>Br>I

Câu 2: Sau khi làm thí nghiệm, khí Clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí Clo vào
A.Dung dịch HCl

B.Dung dịch NaOH

C.Dung dịch NaCl

D.Nước

Câu 3: Khí CO2 được dùng để dập tắt các đám cháy vì
A.Nặng hơn không khí

B.Không tác dụng với oxi

C.Nhẹ hơn không khí

D.Câu A, B đều đúng

Câu 4: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm


dần
A.Na, Mg, Al, K

B.K, Na, Mg, Al

C.Al, K, Na, Mg

D.Mg, K, Al, Na

Câu 5: Trong những hợp chất sau đây. Hợp chất nào phản ứng với Clo
A.KCl, KOH, H2O

B.KOH, H2O, Na2CO3

C.KOH, H2O, Ca(OH)2

D. Ca(OH)2, H2O, Na2CO3

Câu 6: Để làm khô khí CO2 có lẫn hơi nước. Bạn chọn chất nào:
A.CaO

B.H2SO4 đặc

C.K2O

D.NaOH

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 1



Câu 7: Cho các dung dịch: NaHCO3, K2S, AgNO3, KOH. Bạn chọn thuốc thử nào
để nhận biết các dung dịch trên
A.BaCl2

B.CaCO3

C.HCl

D.Na2CO3

Câu 8: Biết X có điện tích hạt nhân 13, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3 e. X là nguyên
tố nào trong bảng tuần hoàn hóa học
A.Na

B.Al

C.Fe

D.Cu

Câu 9: Để khắc các hoa văn trên gương (thủy tinh) người ta phải dùng cách nào?
A.HNO3 đặc, nóng

B.H2SO4 đặc, nguội

C.HF

D.HCl

Câu 10: Trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 490g H2SO4 tác dụng hết với

dung dịch NaHCO3. Thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy là:
A.22,4 l

B.224 l

C.11,2 l

D.112 l
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Mỗi câu đúng 1 điểm
1.D
Câu 2:

2.B

3.D

4.B

5.C

6.B

7.C

8.B

9.C


10.B

Khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn vào dung dịch NaOH, vì clo phản ứng hoàn
toàn với dung dịch NaOH:
Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H20.
Câu 5:
Cl2 + 2KOH -> KCl + KClO + H2O
Cl2 + H2O -> HCl + HClO
2Cl2 + 2Ca(OH)2 -> CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2


Câu 7:
Dung dịch có hiện tượng sủi bọt khí không mùi là NaHCO3
NaHCO3 + HCl -> NaCl + H2O + CO2↑
Dung dịch có hiện tượng sủi bọt khí mùi trứng thối K2S
K2S + HCl -> KCl + H2S↑trứng thối
Xuất hiện kết tủa trắng AgNO3
AgNO3 + HCl -> AgCl↓trắng + HNO3
Dung dịch đồng nhất không có hiện tượng gì là KOH
KOH + HCl -> KCl + H2O
Câu 8:
Có điện tích hạt nhân 13 => X ở ô số 13
3 lớp e => thuộc chu kì III
3 e lớp ngoài cùng => thuộc nhóm IIIA
=>X là Al
Câu 9:
HF có khả năng ăn mòn thủy tinh do thành phần của thuỷ tinh chính là SiO2, khi
cho dung dịch HF vào thì có phản ứng:

HF + SiO2 -> SiF4 + H2O
Câu 10:
H2SO4 + 2NaHCO3 -> Na2SO4 + H2O + 2CO2
nH2SO4 = 490/98 = 5 mol
nCO2 = 2nH2SO4 = 2.5 = 10 mol
VCO2 = 10.22,4 = 224 l

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3


ĐỀ 02: CLO, CACBON
Câu 1 (5đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng:
Cl2 ->FeCl3 -> BaCl2 -> NaCl -> Cl2 ->HClO
Câu 2 (3đ): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 4 lọ thủy tinh không nhãn
đựng các chất khí sau: CO2, HCl, Cl2, CO
Câu 3 (2đ): Đốt cháy hoàn toàn 20l hỗn hợp khí gồm CO và CO2 cần 8l khí oxi
(các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
𝑡0

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

(1đ)

FeCl3 + Ba(OH)2 -> BaCl2 + Fe(OH)3↓

(1đ)


BaCl2 + Na2SO4 -> NaCl + BaSO4↓

(1đ)

đ𝑝𝑑𝑑,𝑚à𝑛𝑔 𝑛𝑔ă𝑛

NaCl + H2O →

NaOH + Cl2↑ + H2↑

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

(1đ)
(1đ)

Câu 2:
Dùng Ca(OH)2:
- Khí làm đục nước vôi trong là CO2

(0,5đ)

CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O

(0,5đ)

- Còn lại là HCl, Cl2, CO
Dùng quỳ tím ẩm:
- Làm quỳ tím hóa đỏ là HCl

(0,5đ)


- Làm mất màu quỳ tím là Cl2

(0,5đ)

Cl2 + H2O -> HCl + HClO (HClO làm mất màu quỳ tím)

(0,5đ)

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 4


- Không có hiện tượng gì là CO

(0,5đ)

Câu 3:
(0,5đ)

2CO + O2 -> 2CO2
Theo pthh ta có: VCO = 2VCO2 = 2.8 =16l
=>VCO2(trong hh) = 20-16 = 4l

(0,5đ)

%VCO = 16.100%/20 = 80%

(0,5đ)

%VCO2 = 100% - 80% = 20%


(0,5đ)

ĐỀ 03: AXIT CACBONIC, MUỐI CACBONAT; BẢNG TUẦN HOÀN
Câu 1 (4đ): Hoàn thành chuỗi phản ứng:
CaCO3 -> Ca(HCO3)2 -> CaCO3 -> CaO -> CaSiO3
(Ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng)
Câu 2 (3đ): Cho nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 19+, 4 lớp e, lớp ngoài cùng
có 1e.
a)Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó
b)So sánh tính chất cơ bản của X với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn
Câu 3 (3đ): Cho từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1M vào 100ml dung dịch HCl
1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lit khí CO2 (đktc).
Tính giá trị của V?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
CaCO3 + CO2 + H2O -> Ca(HCO3)2
𝑡0

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2↑ + H2O
𝑡0

CaCO3 → CaO + CO2↑
𝑡0

CaO + SiO2 → CaSiO3

(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

(0,5đ)

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 5


Câu 2:
a)
X có điện tích hạt nhân là 19+ => X nằm ở ô số 19

(0,5đ)

X có 4 lớp e => X thuộc chu kì IV

(0,5đ)

Có 1 e lớp ngoài cùng => X thuộc nhóm IA

(0,5đ)

=>Nguyên tố X là Kali (K)
Nguyên tố X ở đầu chu kì I nên có tính kim loại mạnh

(0,5đ)

b)
Các nguyên tố lân cận với K trong cùng chu kì: Ca (Z = 20), Sc (Z = 21)
(0,5đ)

Tính kim loại: K > Ca > Sc


Các nguyên tố lân cận với K trong cùng nhóm: Na (Z = 11), Rb (Z = 37)
Tính kim loại: K < Na < Rb

(0,5đ)

Câu 3:
nNa2CO3 = 0,1.1 = 0,1 mol

(0,5đ)

nHCl = 0,1 .1,5 = 0,15 mol

(0,5đ)

Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O

(0,5đ)

Ban đầu:

0,1

0,15

mol

Phản ứng:

0,075


0,15

mol

(0,5đ)

Sau phản ứng:

0,025

0

mol

(0,5đ)

0,075

Thể tích CO2 thu được sau phản ứng là:
VCO2 = 0,075.22,4 = 1,68l

(0,5đ)

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 6


Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 7




×