Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ DIỂN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stål VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN ĐỒNG RUỘNG, TRẮC NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THANH LỌC TRONG VỤ HÈ THU 2007 TẠI HUYỆN BẾNCẦU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.08 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HCM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ DIỂN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY NÂU Nilaparvata lugens
Stål VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN ĐỒNG RUỘNG, TRẮC
NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THANH LỌC
TRONG VỤ HÈ THU 2007 TẠI HUYỆN
BẾNCẦU TỈNH TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: PHẠM VĂN TÙNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2003-2007

Tháng 11 năm 2007


ĐÁNH GIÁ DIỂN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY NÂU Nilaparvata lugens
Stål VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN ĐỒNG RUỘNG, TRẮC
NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THANH LỌC
TRONG VỤ HÈ THU 2007 TẠI HUYỆN
BẾNCẦU TỈNH TÂY NINH

Tác giả

PHẠM VĂN TÙNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:


K.S: LÃ PHẠM LÂN
T.S: TRẦN TẤN VIỆT

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài “ Biến động mật độ rầy nâu Nilaparvata lugens Stål
trong vụ lúa hè thu năm 2007 tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ’’.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Quý thầy cô trong khoa Nông Học đã chỉ dạy tận tình trong suốt thời gian học tập
tại trường Đại Học Nông Lâm.
Thầy Trần Tấn Việt, trưởng khoa Nông Học, đã hướng dẫn và chỉ dạy tận tình
trong quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Lã Phạm Lân, trưởng bộ môn BVTV tại Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông
Nghiệp Miền Nam, cùng toàn thể các anh , chị, trong bộ môn BVTV đã tận tình truyền
đạt và đóng góp những kinh nghiệm chuyên môn cho em và hết lòng quan tâm, hướng
dẫn để em hoàn thành tốt đề tài này.
Các cán bộ cùng bà con nông dân tại Ấp Voi, xã An Thạnh đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian thực hiện đề tài.
Những người bạn thân giúp đỡ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian làm
đề tài.
Tuy nhiên, do vốn thời gian có hạn và vốn kiến thức còn nhiều khiếm khuyết nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu
của quý thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh ngày 20/09/2007

Sinh viên
Phạm Văn Tùng

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Biến động mật độ rầy nâu Nilaparvata lugens Stål trong vụ lúa
hè thu 2007 tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh”, thời gian tiến hành từ ngày 19/5/07
đến ngày 12/8/07, thực hiện bởi PHẠM VĂN TÙNG, trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM, niên khoá 2003 – 2007.
Giáo viên hướng dẫn:

KS. LÃ PHẠM LÂN
TS. TRẦN TẤN VIỆT

Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu và đánh giá biến động mật độ rầy trên cây
lúa trong vụ hè thu năm 2007 tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Qua đó đánh giá đỉnh
cao mật độ rầy trong vụ hè thu và có thể so sánh với các vụ khác trong năm để đánh
giá được biến động rầy trong một năm, rồi sau đó đưa ra những giải pháp phòng trừ
kịp thời. Đồng thời, đánh giá mức độ nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá và khả năng
kháng rầy của một vài giống lúa triển vọng
◊ Đề tài được thực hiện với một số nội dung và yêu cầu sau:
-

Nghiên cứu và phân loại được các loại rầy (trưởng thành cánh ngắn và cánh dài,
rầy non tuổi 1 – 3 và tuổi 4 – 5), các loại rầy khác như rầy điện quang Recilia
dorsalis, rầy xanh đuôi đen Nephottetix virescens, và rầy họ Cicadilidae.

-


Nghiên cứu và phân loại được các loại thiên địch của rầy nâu như nhện ăn mồi
Pardosa pseudoannulata, nhện chân dài Tetragnatha, nhện Atypena formosana,
và các loài nhện khác…Ngoài ra còn có một số loài thiên địch khác của rầy như
là bọ xít nước Microvelia d. douglasi., bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis
Reuter, bọ rùa, ong kí sinh và kiến 3 khoang Ophionea indica và Paederus
fuscipes.
Thí nghiệm được thực hiện qua phương pháp điều tra và không lần lặp lai. Các số

liệu được ghi chép trong phòng thí nghiệm khi đếm và phân loại mẫu, và được xử lý
theo các hàm công thức tính trung bình và tổng số trong Microsoft* Excel.
Kết quả điều tra bước đầu đã đánh giá được diễn biến và mức độ phá hại của rầy
nâu, và có thể dự tính dự báo lứa rầy sau phát sinh, đánh giá được biến động về rầy
nâu tổng số, biến động về mật độ thiên địch, đánh giá được mật độ trứng rầy, quan hệ
giữa rầy nâu tổng số và thiên địch.
iii


◊ Đỉnh cao mật độ rầy biến động trong 3 trà lúa sớm, đại trà, muộn, là vào giai
đoạn ngậm sữa và trổ chín ở trà lúa sớm với mật độ là 94,27 (con/khay). Hai trà lúa
muộn và đại trà biến động mật độ rầy là không cao, nhìn chung biến động mật độ rầy ở
cả 3 trà lúa đều không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và phẩm chất cây lúa vụ hè thu
năm 2007, không có hiện tượng cháy rầy ở những ruộng điều tra. Biến động về rầy nâu
tổng số trưởng thành và rầy non tổng số biến động là như nhau, mỗi vụ có những lứa
rầy non phát sinh thường từ 2 – 3 lứa/vụ. Quan hệ giữa rầy nâu và thiên địch là không
cao, thiên địch xuất hiện trên đồng ruộng với mật số rất thấp, các thiên địch của rầy
nâu như các loài nhện ăn mồi Pardosa pseudoannulata, Atypena formosana, nhện
chân dài Tetragnatha, nhện Dischiriognatha,…bọ xít nước Microvelia d. douglasi, bọ
xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, bọ rùa, ong kí sinh và kiến ba khoang. Tỷ
lệ (%) bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá biến động cũng không cao, tỷ lệ (%) bệnh lớn hơn

10% (ha) rất thấp, ở một vài ruộng chỉ có một số ít cây bị bệnh vàng lùn trên những
điểm điều tra, còn tỷ lệ (%) bệnh lùn xoắn lá là hầu như là rất thấp. Diện tích nhiễm
bệnh do rầy nâu gây ra ở mức độ nhiễm nhẹ và nhiễm trung bình.
◊ Kết quả trắc nghiệm 236 giống chống chịu bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá:
● Số giống không bị bệnh vàng lùn 21 NSC là 98 giống (cấp 5), 209 giống không
bị bệnh (cấp 7), 233 giống không bị bệnh (cấp 9).
● Số giống không bị bệnh vàng lùn 49 NSC là 111 giống (cấp 5), 122 giống
không bị bệnh (cấp 7), 221 giống không bị bệnh (cấp 9).
● Số giống không bị bệnh lùn xoắn lá 49 NSC là 109 giống (cấp 5), 134 giống
không bị bệnh lùn xoắn lá (cấp 7), 205 giống không bệnh (cấp 9).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục


v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình (hình ảnh, biểu đồ)

viii

Danh sách các bảng

ix

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục tiêu của đề tài

2

3. Giới hạn của đề tài

2


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1. Sơ lược tình hình rầy nâu gây hại ở Việt Nam và trên Thế Giới

3

2. Những nghiên cứu về rầy nâu

5

2.1. Đặc điểm của rầy nâu

5

2.2. Sự phát sinh của rầy nâu trên đồng ruộng

10

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh của rầy nâu

11

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

21

1. Điều kiện thí nghiệm


21

2. Phương pháp thí nghiệm

22

3. Chỉ tiêu theo dõi chung

25
v


4. Chỉ tiêu quan sát và phương pháp thu nhập dữ kiện, lưu giữ và đếm mẫu

26

5. Phân tích dữ liệu

27

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

1. Biến động mật độ rầy, trứng rầy, thiên địch trong vụ hè thu 2007

31

2. Quan hệ giữa số lượng rầy và thiên địch


44

3. Thời vụ gieo sạ

46

4. Kết quả trắc nghiệm giống thanh lọc chống chịu bệnh VL & LXL

48

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

50

1. Kết luận

50

2. Đề nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

55


vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO: Food and Agriculture Organization
IRRI: International Rice Research Institute
PTTH: Phòng trừ tổng hợp
BPHH: Biện pháp hoá học
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
NXB: Nhà Xuất Bản
TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
CTV: Cộng Tác Viên
USD: Đô La Mỹ
Mm: Micromet
A. amin: Acid amin
IPM: Integrated Pest Management
VL & LXL: Vàng Lùn và Lùn Xoắn Lá
SVTH: Sinh Viên Thực Hiện
STT: Số Thứ Tự
NSC: Ngày Sau Cấy
P.G.S: Phó Giáo Sư
KS và Th.S: Kỹ Sư và Thạc Sỹ

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình ảnh 2.1: Vòng đời trung bình của rầy nâu


7

Hình ảnh 3.1: Rầy nâu trưởng thành cánh dài

28

Hình ảnh 3.2: Rầy non tuổi 1 – 4

28

Hình ảnh 3.3: Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn

28

Hình ảnh 4.1: Nhện Pardosa pseudoannulata

29

Hình ảnh 4.2: Nhện chân dài Tetragnatha

29

Hình ảnh 4.3: Nhện lùn Atypena formosana

29

Hình ảnh 4.4: Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter

30


Hình ảnh 4.5: Nhện thuộc họ: Araneidae

30

Hình ảnh 4.6: Bọ xít nước ăn thịt Microvelia dougnasi.

30

Hình 4.1: Mật độ rầy nâu tổng số vụ hè thu năm 2007

31

Hình 4.1.1: Mật độ rầy nâu tổng số vụ lúa đại trà

32

Hình 4.1.2: Mật độ rầy nâu tổng số vụ lúa sớm

33

Hình 4.1.3: Mật độ rầy nâu tổng số vụ lúa muộn

34

Hình 4.2: Mật độ rầy non tổng số vụ hè thu năm 2007

34

Hình 4.3: Mật độ các loại rầy khác trong vụ hè thu năm 2007


37

Hình 4.4: Mật độ trứng trung bình/tép

37

Hình 4.5: Mật độ trứng trung bình/ổ

38

Hình 4.6: Tỷ lệ (%) trứng bị kí sinh

38

Hình 4.7: Mật độ nhện Pardosa pseudoannulata, vụ hè thu năm 2007

40

Hình 4.8: Mật độ nhện chân dài Tetragnatha, vụ hè thu năm 2007

40

Hình 4.9: Mật độ các loại nhện nhỏ, vụ hè thu năm 2007

41

Hình 4.10: Mật độ bọ xít mù xanh tổng số, vụ hè thu năm 2007

41


Hình 4.11: Mật độ bọ rùa (Micraspis)

42

Hình 4.12: Mật độ bọ xít nước Microvelia d. douglasi.

42

Hình 4.13: Mật độ Ong kí sinh Oligosita sp., Anagrus sp., vụ hè thu năm 2007

42

Hình 4.14: Mật độ Kiến 3 khoang Ophionea indica và Paederus fuscipes.

43

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỷ lệ rầy nâu cánh dài tổng số và cánh ngắn tổng số

36

Bảng 4.2: Quan hệ giữa rầy nâu tổng số và thiên địch tổng số

44


Bảng 4.3: Quan hệ giữa rầy nâu tổng số và nhện Pardosa pseudonnulata

44

Bảng 4.4: Quan hệ giữa rầy nâu tổng số và nhện chân dài Tetragnatha, sp.

45

Bảng 4.5: Quan hệ giữa rầy nâu tổng số với nhện nhỏ tổng số

46

Bảng 4.6: Kết quả trắc nghiệm giống chống chịu bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

55

Bảng 4.7: Đánh giá tỷ lệ cấp bệnh Vàng lùn và lùn xoắn lá

48

ix


Chương 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong nông nghiệp, một trong những ngành quan trọng nhất chính là ngành sản
xuất lúa, nó không những tạo ra một lượng lương thực cho nông dân của cả nước, mà
còn là một trong những thế mạnh trong viêc xuất khẩu lúa gạo ra nước ngoài. Nhưng
chất lượng và năng suất đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau.
Ngoài những yếu tố quan trọng như yếu tố thời tiết, canh tác chăm sóc. Còn có

những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng do các loài sâu
hại gây ra, đặc biệt như sự bộc phát dịch hại rầy nâu Nilaparvata lugens Stål là một
trong những đối tượng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp và là môi giới gây ra nhiều bệnh
dịch hại trên lúa như bệnh lùn xoắn lá, bệnh lúa cỏ, vàng lùn và nhiều bệnh dịch hại
khác, bị hại nặng như ở Đồng Bằng SCL, và trong vùng trồng lúa ở các nước nhiệt đới
Châu Á. Trong năm 1978 vụ Hè Thu bệnh lùn xoắn lá phát sinh và gây hại trên gần
40.000 ha, nếu không kịp thời kíu chữa, năng suất sẽ giảm 70 – 90%, vụ hè thu 1977
tại Tây Ninh 17.573 ha trong đó mất trắng 3.333 ha. Toàn tỉnh Tây Ninh, vụ Hè Thu
năng suất giảm trên 50%, vụ đông xuân năng suất giảm 30%.
Do vậy, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay trong sản xuất là phải khống
chế và làm giảm tác hại sự phát sinh và lan truyền của rầy nâu. Rầy nâu, vàng lùn và
lùn xoắn lá luôn là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp hiện
nay. Để làm giảm sự phát triển của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là phải ngăn chặn sự
bộc phát, phát triển của rầy nâu vì nó là môi giới truyền rất nhiều bệnh cho cây lúa.
Chúng ta phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau như bảo vệ thiên địch, biện
pháp canh tác, sử dụng thuốc hoá học, sử dụng giống kháng rầy và nhiều biện pháp
khác ngăn chặn sự phát sinh của rầy nâu vì mật độ rầy thay đổi theo sự hiện diện của
cây kí chủ, điều kiện thời tiết, thiên địch.
Tính ổn định, năng suất lúa là rất quan trọng, do vậy ta phải nâng cao năng suất
cây trồng và hiệu quả lao động trong sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu cấp bách và
1


thiết thực hiện nay. Điều tra biến động mật độ rầy, vàng lùn và lùn xoắn lá để đưa ra
những biện pháp kịp thời để khắc phục và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
cây lúa.
2. Mục tiêu của đề tài
Thí nghiệm tiến hành với mục đích và yêu cầu sau:
2.1.Mục đích
- Điều tra biến động mật độ rầy nâu, đánh giá sự phát triển của rầy nâu tại Huyện

Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh thuộc Miền Đông Nam Bộ trong vụ Hè Thu năm 2007
-Xác định đỉnh cao mật số rầy nâu trong vụ lúa Hè Thu 2007
2.2.Yêu cầu
- Điều tra biến động rầy nâu (lúa Hè Thu) tại Tây Ninh.
-Đánh giá phản ứng của giống đối với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
3. Giới hạn đề tài
● Thời gian nghiên cứu: Điều tra trong thời gian từ 19/5/07 – 12/8/07 trong vụ
lúa Hè Thu tại Ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
● Đề tài về điều tra biến động mật độ rầy giới hạn trong 9 ruộng lúa, theo dõi
biến động của rầy nâu trên 3 trà lúa đại trà, sớm và muộn vụ Hè Thu tại Tây Ninh. Đề
tài tập trung nghiên cứu đánh giá biến động mật độ rầy nâu chủ yếu trên cây lúa, đánh
giá mức độ nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa do côn trùng môi giới là rầy nâu,
đánh giá trắc nghiệm khả năng kháng rầy của một số giống trắc nghiệm thanh lọc.

2


Chương 2 :
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sơ lược tình hình rầy nâu gây hại ở Việt Nam và trên Thế Giới
1.1. Trong nước:
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stål phân bố rộng ở nhiều nước như Nhật Bản,
Trung Quốc, Bangladesh, Philippines, Việt Nam…Rầy nâu còn thấy có cả ở những
vùng dọc theo đường xích đạo, chứng tỏ chúng thuộc côn trùng nhiệt đới, nó phá hại
nặng trên cây lúa ở nhiều nước trồng lúa vùng Châu Á.
Ở Việt Nam lần đầu tiên thấy rầy nâu phát sinh thành dịch hại lúa cuối năm 1931
tại Mỹ Tho, Gia Định, Bạc Liêu, Hậu Giang, Rạch Giá, Bến Tre, Cần Thơ …và năm
1932 chúng gây hại ở những vùng trên và một số vùng lân cận. Năm 1954 phát sinh
gây hại nặng ở Miền Bắc, ở Phan Rang có khoảng 2000 ha bị thiệt hại 10 – 15 % và
khoảng 30 ha bị mất trắng, năm 1969.

Từ năm 1965-1971, sau trận dịch rầy xanh đuôi đen, rầy nâu phát sinh mạnh ở
vùng ĐBSCL với hiện tượng “cháy rầy” gây thiệt hại nghiêm trọng lúa ở nhiều nơi.
Năm 1969 dịch rầy nâu đã xảy ra ở Miền Trung phá hại và làm mất trắng 30 ha lúa;
năm 1971 dịch rầy nâu xảy ra ở 5 tỉnh ĐBSCL. Năm 1974 rầy nâu phá hại ở Miền
Trung và Miền Nam làm mất trắng 97.860 ha lúa (An Giang, Tây Ninh, Quảng Ngãi,
Phú Yên, Long An), tháng 10 – 11 năm 1977 dịch rầy nâu phát sinh ở 7 tỉnh vùng
ĐBSCL, phá hại lúa mùa và lúa đông xuân với diện tích 227.000 ha, diện tích bị hại và
mất trắng là trên 15.000 ha. Tháng 7; 8; 9 năm 1978 dịch rầy nâu xảy ra trên lúa hè thu
ở 14 tỉnh Miền Trung và Miền Nam với diện tích 280.000 ha có khoảng 3000 – 5000
ha bị rầy hại nặng ước tính giảm năng suất 30 – 40%; năm 1999-2000 diện tích bị
nhiễm rầy nâu từ vài trăm ha đến hàng nghìn ha. Cả nước là 570.000 ha, trong đó có
3


34.000 ha bị nhiễm rầy nặng và có 420 ha bị cháy rầy. Mật số rầy phổ biến là 1000 –
2000 con/m2. Năm 2000 ở Miền Bắc có 208.000 ha bị nhiễm rầy, trong đó có 66.000
ha bị nhiễm nặng (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2000). Năm 1999, ở Nam Bộ tỷ lệ
giống nhiễm rầy là 70% vào vụ đông xuân và 100% vào vụ mùa, Miền Bắc các giống
nhiễm rầy như C70, VN10, lúa lại…chiếm từ 70 – 90% diện tích (Cục BVTV, 2000).
Tại Việt Nam, từ 1999 – 2003, rầy nâu và rầy lưng trắng là 1 trong 3 nhóm dịch hại
quan trọng nhất trên lúa, trung bình trong những năm này diện tích bị nhiễm, nhiễm
nặng và bị mất trắng tương ứng là 409 000 ha, 34000 ha và 179 ha (Nguyễn Văn Đĩnh,
2004). Vụ xuân năm 2006, tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, rầy nâu lại bùng phát thành
dịch trên diện rộng, làm thiệt hại ước tính đến 600 tỷ đồng, gây nên mối lo ngại thực
sự cho sản xuất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rầy nâu ở Việt Nam đang thay đổi
độc tính (Nguyễn Văn Luật và Lương Minh Châu, (1991); Nguyễn Công Thuật và
CTV, (1993); Nguyễn Công Thuật và Hồ Văn Chiến, (1996);Nguyễn Công Thuật và
CTV., (2000); Ho Van Chien và CTV.,(2000).
Rầy nâu không những trực tiếp làm giảm năng suất, phẩm chất mà còn là môi
giới truyền bệnh virus hại lúa như bệnh lại mạ (Rice Grassy Stunt disease) và bệnh lùn

xoắn lá (Ragged Stunt). Vụ đông xuân, từ năm 1977 đến 1978, ở miền Tây Nam Bộ
bệnh lúa lùn xoắn lá đã phát sinh làm nghẹn đòng không trổ, nếu trổ được thì đòng
nhỏ, hạt ít, tỷ lệ lép cao, năng suất có thể giảm 70 – 90%. Rầy nâu đã trở thành loài sâu
hại thuộc loại nguy hiểm nhất ở Việt Nam, đặc biệt là tại ĐBSCL.
Theo báo cáo của Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam trong tháng 7/2007:
Trà lúa Hè Thu có tổng diện tích nhiễm rầy nâu khoảng 126.000 ha (tăng 68.000 ha),
trong đó có 25.000 ha nhiễm nặng cần phải phun trừ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Kiên
Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Trà lúa Thu Đông - Mùa 2007 có
diện tích nhiễm rầy nâu là 17.143 ha, chủ yếu ở 2 tỉnh Đồng Tháp (14.972 ha) và Tp.
Cần Thơ (2.171 ha). Hiện nay, rầy nâu đã đang nở rộ với mật độ cao, tuổi rầy phổ biến
1 – 3, rải rác có rầy tuổi 4 – 5 và trưởng thành. Mật độ rầy phổ biến 1000 - 2.000
con/m2, một vài nơi có mật độ rất cao trên 20.000 con/m2.
(trích “ Điện Khẩn, Số 984/BVTV-CV, V/v khẩn trương dập dịch rầy nâu cứu lúa Hè
Thu 2007, Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2007”).
4


Nguyên nhân rầy nâu phát sinh mạnh và gây hại trầm trọng là do: thời vụ gieo sạ
tiến hành cập rập, thu hoạch không đồng bộ, cấy gấp, vệ sinh đồng ruộng không đảm
bảo, bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý, mât độ cấy dày, gieo cấy giống
lúa bị nhiễm rầy và yếu tố thời tiết cũng góp phần cho sự sinh trưởng và phát triển của
rầy nâu.
1.2. Thế Giới:
Sâu hại là nguyên nhân chính làm giảm sản lượng thóc mức thất thu lên đến
26,7%. Năm 1977, vì sâu hại nên thế giới đã thất thu 177,5 triệu tấn thóc, một số
lượng đủ để nuôi 8 trăm triệu người trong một năm. Những năm gần đây rầy nâu đã
làm Nhật Bản bị thất thu ít nhất là một triệu tấn thóc (trên 100 triệu USD).
Triều Tiên, năm 1973 tổng kết có tất cả 200.996 ha bị rầy nâu phá hại, năm 1974 –
1975 là năm bị rầy phá nghiêm trọng nhất, 1974 là 497.507 ha, năm 1975 là 1.745.500
ha, mức thiệt hại từ 24 – 38%, tổn thất khoảng 10 triệu USD. Đài Loan, năng suất

giảm 10 – 20%, năm 1966 – 1975 rầy phá hại khoảng 10 vạn ha lúa. Năm 1972-1974
thất thu 10.140 - 55.584 tấn thóc. Philippines, xuất hiện đầu tiên vào năm 1954,
Bangladesh xuất hiện vào năm 1969, Ấn Độ xuất hiện trong các năm 1958 – 1962
nhưng đến cuối năm 1973 đầu năm 1974 mới trở thành dịch lớn và gây hại nghiêm
trọng ở bang Kerala. Ở Đông Nam Á, gồm một số nước cũng xảy ra ra dịch rầy nâu
gây thiệt hại nghiêm trọng như Indonexia, Malaixia, Sri Lanka, trong đó có Indonexia
thất thu trên 100 triệu USD từ năm 1929 – 1975.
Nhìn chung rầy nâu xuất hiện rộ trong vài năm, tuy nhiên rầy nâu nhiệt đới xuất
hiện và phá hoại mạnh trong hoàn cảnh nghành trồng lúa có những thay đổi lớn về mặt
cung cấp nước, phân bón, thuốc BVTV, vì vậy phải kết hợp các biện pháp chống rầy
một cách có hiệu quả.
2. Những nghiên cứu về rầy nâu
2.1. Đặc điểm của rầy nâu
2.1.1. Phân loại:
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stål
Họ: Delphacidae
Bộ: Homoptera
5


2.1.2. Hình thái
◊ Rầy trưởng thành: rầy cái to hơn rầy đực, rầy cái đuôi nhọn có ống đẻ trứng
trên mặt bụng, màu sắc ở phần bụng nhạt hơn phần trước. Rầy đực thân hình trụ, đuôi
bằng, cánh hơi trong mờ và có 2 dạng sinh thái là cánh dài và cánh ngắn.
˚ Dạng cánh dài: cánh dài hơn thân, bay nhảy di chuyển và vào đèn (vì rầy nâu
và rầy lưng trắng thích ánh sáng đèn hơn rầy xám), thường ẩn lấp ở giữa và gần gốc
lúa trên mặt nước ruộng khoảng 20 cm (Hình ảnh 3.1)
˚ Dạng cánh ngắn: Thân nhỏ, cánh gắn hơn thân, chỉ bò nhảy ít di chuyển, phát
sinh nhiều khi có điều kiện sống thích hợp. Rầy trưởng thành đẻ trứng sau khi vũ hoá
từ 3 – 5 ngày, đẻ nhiều vào ngày thứ 7 – 10, rầy cái trưởng thành cánh ngắn thường đẻ

nhiều trứng hơn rầy cái trưởng thành cánh dài. Rầy trưởng thành hoạt động ở vị trí cao
hơn rầy non tuổi 4 – 5, rầy đực hoạt động ở vị trí cao hơn rầy cái trên thân cây lúa
(Hình ảnh 3.3).
◊ Rầy non: (rầy cám) tập trung gần gốc lúa, ít di động, khi thấy động bò quanh
gốc lúa, nhảy sang cây khác rồi lại nhảy lên cây, rầy non có 5 tuổi (Pathak 1969):
 rầy tuổi 1: bên lề ngực sau đứng thẳng
 rầy tuổi 2: ngực sau lõm ra phía trước
 rầy tuổi 3: thấy rõ mầm cánh
 rầy tuổi 4: mầm cánh sau nhọn
 rầy tuổi 5: cánh trước dài và cánh sau nhọn
Hình dạng, màu sắc thay đổi theo từng tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 – 20
ngày (Hình 3.2).
◊ Trứng: Trứng mới đẻ màu trong suốt, sau có vệt vàng, nhìn nghiêng thấy rõ
chấm đỏ (nhãn điểm) rầy thường đẻ trứng ở lá thứ 2 – 4, bên ngoài chỗ đẻ trứng có vệt
màu nâu, trứng xếp thành hai hàng giống hình nải chuối, từ 10 – 15 quả. Một rầy cái
đẻ được 4 – 10 ổ trứng, mỗi ổ có từ 1 – 41 quả, vòng đời trung bình của rầy nâu: 25 –
30 ngày

6


Rầy cám mới nở, lột xác
5 lần (5 tuổi) từ 12-14
ngày

Trứng: đẻ bên trong
bẹ, nở sau 6-7 ngày

Rầy trưởng thành cánh
ngắn : sống 7- 14 ngày

(đẻ trứng sớm hơn)

Rầy trưởng thành cánh
dài: sống 7- 14 ngày

Hình ảnh 2.1: Vòng đời trung bình của rầy nâu
Nguồn:
/>%20de%20in-BBB-20-9-2007.pdf)
2.1.3. Hoạt động chích hút và phá hoại của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål)
Rầy nâu Nilapavarta lugens là loài điển hình ăn vào mạch cây và chủ yếu hút
nhựa luyện bằng cách “ăn bao trâm”. Rầy có một đôi hàm trên ở ngoài và một đôi trâm
ở trong gắn với nhau thành một cơ quan châm hút dài 650 – 700 Mm. Nước bọt rầy có
thể đông lại sau khi trâm tạo thành một màng ống làm đường cho vòi trâm (Sogawa,
1976).
Bao trâm chủ yếu bằng lipoprotein ổn định và vẫn còn trong mô cây sau khi trâm
rút ra chỗ rầy châm hoạt động trao đổi chất đã mạnh lên một cách không bình thường.
Cây bị rầy phá hại dòng nhựa chảy lên có chiều hướng chậm hơn so với cây bình
thường, dòng nhựa đi xuống trong mạch libe bị trục trặc nhiều hơn dòng nhựa đi lên.
Khi trâm đâm vào mô dẫn, rầy nâu ngừng thăm dò và tiết nước bọt và bắt đầu hút
nhựa, rầy non có thể hút 6 – 11 mg nhựa cây (Suenaga 1959). Cây bị mất nhiều nhựa
7


và chất dinh dưỡng khi bị rầy chích hút nhiều, rầy nâu hút một lượng lớn đường ở
mạch libe do đó có thể coi một ổ rầy trên cây lúa là một máy hút các sản phẩm quang
hợp dẫn đến ảnh hưởng đến sự phân phối các sản phẩm đó, “Cháy rầy” chủ yếu là do
mất nhựa luyện, và rầy nâu đã gián tiếp là môi giới truyền virus lúa cỏ và bệnh lùn
xoắn lá, vàng lùn. Khi rầy nâu phá hoại, lượng nước trong cây giảm từ 84 – 72%
(Santa 1959).
Lượng Protein trong lá bị rầy giảm dần khi hiện tượng úa vàng tăng lên (Sogawa

1971). Lượng a.amin tự do tổng số của những bản lá úa vàng lại nhiều hơn 4 lần so với
ở lá bình thường, đạm protein hoà tan giảm từ 22 – 7 mg/g trọng lượng khô ở bản lá,
và lượng a.amin tự do trong bản lá tăng cùng chiều với số lượng rầy nâu phá hại lúa.
Lượng chứa tinh bột giảm, và có tích luỹ các a.amin tự do và amid. Nhựa luyện
bị chảy mất và sự vận chuyển chủ động trong mạch libe bị rối loạn sinh lý, làm giảm
mức độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến bộ rễ và lá sẽ bị héo khô.
2.1.2. Vectơ lan truyền bệnh Vius (Lùn xoắn lá và vàng lùn)
2.1.2.1. Lùn xoắn lá
2.1.2.1.1. Tác nhân
Bệnh lùn xoắn lá do vi rút có tên RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra.
2.1.2.1.2. Nhận dạng
Trên chứng bệnh trên cây lúa biểu hiện như sau:
-Cây bị lùn, màu lá xanh đậm, rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có bướu
chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại
-Lúa không trổ được, bị nghẹn đòng, hạt lép.
2.1.2.1.3. Cách lan truyền bệnh
Rầy nâu là môi giới truyền vi rút gây bệnh cho cây lúa và truyền vi rút cho đến
khi chết.
-Cây lúa bị bệnh mang vi rút cho đến khi gặt, lúa chét cũng có thể nhiễm bệnh.
Khi bị bệnh ở giai đọan lúa non, lúa sẽ không trổ bông, năng suất giảm nghiêm trọng
hoặc mất trắng.
-Rầy nâu chích hút cây lúa bệnh sau 5 – 10 phút là mang mầm bệnh trong cơ thể,
và khoảng 10 ngày sau là có thể lan truyền vi rút gây bệnh sang cây lúa khỏe khác.
8


-Vi rút gây bệnh không truyền qua trứng rầy, đất, nước, không khí.
-Rầy nâu cánh dài mang vi rút phát tán đi rất xa nên phạm vi lây lan của bệnh
rộng, rầy cánh ngắn mang vi rút lây lan bệnh trong phạm vi hẹp vì không thể di
chuyển xa.

-Hiện chưa có thuốc đặc trị vi rút gây bệnh.
Lưu ý: có trường hợp trên một cây lúa đồng thời xuất hiện cả hai triệu chứng bệnh
vàng lùn và lùn xoắn lá
2.1.2.2. Vàng lùn
2.1.2.2.1. Tác nhân
Bệnh vàng lùn là một dạng triệu chứng khác do vi rút gây bệnh lúa cỏ có tên
RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) gây ra.
2.1.2.2.2. Nhận dạng
Triệu chứng bệnh trên cây lúa biểu hiện như sau:
-Màu sắc của cây lúa bệnh
Lá lúa từ xanh nhạt  Vàng nhạt  Vàng cam  Vàng khô
-Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên
-Vết vàng trên lá: từ chóp lá vàng lần vào bẹ.
-Đặc điểm của lá lúa bệnh: lá có khuynh hướng xòe ngang
-Bệnh làm giảm chiều cao chồi lúa bệnh và giảm số chồi của bụi lúa mắc bệnh.
-Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều
2.1.2.2.3. Cách lan truyền bệnh
-Cách lan truyền bệnh tương tự bệnh lùn xoắn lá.
Biện pháp phòng trừ Vectơ truyền (bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá).
-Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít
nhất 20 – 30 ngày, không để vụ lúa chét. Theo sự phân vùng của ngành nông nghiệp,
thời vụ trong cùng một vùng phải tập trung, không được gieo sạ kéo dài;
-Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ bờ
ruộng, mương dẫn nước.
-Sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, không lấy lúa thịt làm
lúa giống; nếu điều kiện có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống.
-Không gieo sạ quá dày trên 120 kg giống/ha.
9



-Gieo sạ lúa vào thời gian có thể né rầy: thường mỗi tháng có một đợt rầy vào
đèn rộ kéo dài từ 5 – 7 ngày, để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn. Như
vậy, khi lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh.
-Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước
thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
-Không bón quá thừa phân đạm (urê), tăng lượng phân lân và phân kali để nâng
cao sức chống chịu đối với bệnh.
-Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên cây lúa
(phải vạch gốc lúa để xem).
Biện pháp trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật để dập dịch
Khi phát hiện có rầy trên lúa thì phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để diệt rầy.
-Giai đoạn lúa từ sau gieo sạ đến 20 ngày: nếu phát hiện rầy nâu xuất hiện thì
phun thuốc diệt trừ bằng các loại thuốc phù hợp.
-Giai đoạn từ sau 20 ngày đến trổ - chín: Giai đoạn này, nếu phát hiện rầy nâu với
mật số từ 3 con/dảnh trở lên thì phun xịt thuốc trừ rầy.
(Nguồn: />%20nhat%20de%20in-BBB-20-9-2007.pdf).)
2.2. Sự phát sinh của rầy nâu trong ruộng lúa (biến động về mật độ).
Trong một vụ lúa có những lứa rầy tương đối rõ ràng, có tình trạng rầy non và rầy
trưởng thành nối tiếp nhau đều đều nên mật độ rầy thay đổi nhiều qua từng tuần lễ và
qua từng ngày (IRRI 1971, 1972).
Đặc điểm chung đối với rầy trưởng thành cánh dài là chúng phá hại lúa trong
vòng từ 20 – 40 ngày sau khi gieo sạ (Kalode, 1976). Rầy cái đẻ trứng và chẳng bao
lâu rầy non xuất hiện, đây là giai đoạn trội trong vòng đời của rầy nâu, sau đó phần lớn
sẽ thành rầy cánh ngắn. Tiếp theo sẽ có một lứa khác, có thể là lứa đông nhất trong vụ
lúa. Phần lớn rầy trưởng thành, dù cánh dài hay cánh ngắn đều là rầy cái. Theo dõi số
lượng rầy trưởng thành ở ruộng lúa cấy thì thấy đỉnh thứ nhất xuất hiện trong vòng 15
ngày đầu sau khi cấy, đỉnh thứ hai khoảng 35 – 40 ngày sau cấy và hai đỉnh tiếp theo
khoảng 70 và 98 ngày sau cấy. Hai đỉnh sau cùng dù có thấp hơn hai đỉnh đầu tiên
nhưng vẫn cho biết : rầy trưởng thành đã di chuyển ra khỏi ruộng (Hsieh, 1972). Ở
ruộng lúa cạn cũng có ít nhất hai lứa rầy trong một vụ và lứa đông nhất có mật độ đạt

10


đỉnh cao vào ngày thứ 50 sau khi lúa mọc (IRRI, 1976). Theo dõi khoảng 75 vụ lúa
nước có tưới nước trong 6 năm ở nhiều nơi thuộc Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Lúa cho
thấy, thực tế bao giờ cũng có 2 hoặc 3 lứa trong một vụ, rất ít rầy trong vòng 40 ngày
đầu sau khi cấy sạ. Mật độ rầy đạt những đỉnh cao vào khoảng các ngày 30, 60, và 85
sau khi cấy. Lứa thứ nhất hoặc thứ hai là lứa đông nhất. Nếu lúa có thời gian sinh
trưởng dài, có thể có lứa thứ tư và mật độ đạt đỉnh cao trong vòng 100 ngày sau khi
cấy, đôi khi là đỉnh cao nhất trong cả vụ (IRRI, 1971).
Trong sản xuất ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonexia, Philippines, Việt Nam,...mỗi vụ
lúa có từ 2 đến 3 lứa rầy (có thể đến 4 hay 5 lứa nếu cấy lúa dài ngày), số lượng rầy có
thể đạt đỉnh cao vào giữa vụ lúa .
Ở nhiệt đới, rầy nâu hoạt động mạnh quanh năm. Do mỗi lứa rầy dài khoảng 1
tháng nên có thể có 12 lứa trong một năm. Tuy nhiên trong một năm, mật độ rầy chỉ
đạt 1 hoặc 2 đỉnh cao vào những thời điểm nhất định liên quan với đặc điểm cấy sạ
lúa, đôi khi không thấy một sự khác nhau nào giữa hai đỉnh cao đó nhưng cũng có khi
đỉnh cao nhất xuất hiện vào nửa cuối năm, trong vụ lúa thứ hai.
Ở ruộng lúa nhiệt đới Châu Á, rầy nâu mới trở thành loài sâu hại quan trọng trong
thời gian gần đây. Số lượng rầy bắt được ở bẫy đèn ở nhiều bang thuộc Ấn Độ đều
tăng trong mấy năm gần đây. Ở Bangladesh, trong thời gian từ 1970 đến 1976 số
lượng rầy bắt được thay đổi nhiều, chiều hướng chung là mật độ ngày càng đông
(Kalode,1974, 1976).
Dựa vào số lượng rầy nâu bắt được ở bẫy đèn ở Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Lúa
trong 12 năm cho thấy: từ 1966 đến 1973 số lượng rầy tăng đều. Năm 1973 lúa bị hại
nặng vì rầy nâu. Trong hai năm 1974 và 1975, số lượng rầy giảm nhưng rồi lại tăng
đột ngột trong năm 1976 và tiếp tục cho đến nay. Lần tăng đầu tiên (từ 1966 đến 1973)
nói chung tương đối đều và liên tục, như vậy là do một ảnh hưởng nào đó đó là kỹ
thuật trồng lúa, kỹ thuật này đã làm tăng số lượng rầy. Từ năm 1976 số lượng lại tăng
mạnh có thể là do sự thay đổi biotyp rầy địa phương, nhiều giống trở nên mẫn cảm với

rầy, số lượng rầy tăng.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh của rầy nâu
2.3.1. Sử dụng giống kháng

11


Các nhà khoa học đã phát hiện trong tự nhiên có nhiều giống lúa địa phương
chống rầy nâu với nhiều mức độ khác nhau. Mỗi giống lúa bị rầy nâu phá hại ở mức
độ khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi của rầy với giống đó. Khả năng này phụ
thuộc vào phản ứng của rầy với đặc điểm sinh học và hoá sinh của giống và diễn ra
theo các giai đoạn:
- Phản ứng định hướng nhờ đó rầy đến được cây kí chủ.
- Phản ứng thức ăn quyết định sự lấy thức ăn
- Sinh trưởng của rầy non cho đến giai đoạn trưởng thành, sự sống sót và sản
lượng trứng rầy trưởng thành phụ thuộc vào sự lấy thức ăn và dinh dưỡng.
- Quá trình đẻ trứng quyết định số trứng đẻ ra.
Tính kháng của cây là kết quả từ một chuỗi những yếu tố có liên quan đến sự đa dạng
của quan hệ côn trùng và kí chủ. Theo kết quả nghiên cứu có 3 nhóm tính kháng của
cây. Theo IRRI 1973 các biotyp phổ biến gồm:
+ biotyp 1: sống và gây hại trên các giống lúa không mang gen kháng rầy
+ biotyp 2: sống và gây hại giống mang gen bph1
+ biotyp 3: sống và gây hại trên giống mang gen bph2, không phá hại giống
bph1.
Đối với đặc tính kháng rầy, đến nay người ta đã tìm được khoảng trên 10 gen
kháng chính (major genes) và một số gen kháng phụ khác (minor genes) dựa vào sự
khảo sát phản ứng của các giống lúa đối với các biotype rầy nâu cũng như các thí
nghiệm phân tích di truyền và lập bản đồ phân tử (Sidhu and Khush, 1978; Ikeda,
1985; Ishii et al., 1994; Lưu Thị Ngọc Huyền và ctv, 2001). Trong công trình trước
(Thiều Văn Đường và ctv, 2000) đã xác định các gen kháng rầy nâu bph4 ở dòng lúa

DG5 và Bph6 ở dòng lúa GC9 kháng khá hiệu quả đối với quần thể rầy nâu ở đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, trích nguồn(
/>
12


2.3.1.1. Tính hấp dẫn (không ưa thích kí chủ)
Các giống lúa khác nhau có sức hấp dẫn không giống nhau đối với rầy nâu, nói
cách khác, rầy nâu có sự ưa thích không giống nhau trên các giống lúa khác nhau
(Sogawa và Pathak, 1970).
Khi thả rầy nâu lên các giống lúa thí nghiệm, chúng có sự lựa chọn và phân bố
không đồng đều trên các giống. Rầy tập trung nhiều trên các giống nhiễm: TN1, IR8,
IR22…và rất ít trên các giống kháng như CR104, IR46, IR26…có thể là do trong
giống nhiễm có mùi vị, có chất dẫn dụ, có hàm lượng asparagin cao hơn giống kháng.
Bản chất tính kháng của các giống lúa được quyết định bởi tính chất sinh hoá của cây
làm nảy sinh tính không ưa thích và ức chế sự phát triển của rầy.
2.3.1.2. Tính kháng sinh
Cây chứa những yếu tố gây hại đời sống côn trùng dưới hình thức sinh sản kém,
tỷ lệ chết gia tăng, vòng đời rầy nâu không bình thường.
Các thí nghiệm tại Viện Lúa Quốc Tế đã cho thấy tác động của giống kháng đối
với rầy nâu gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát dục của rầy non.
Trên các giống kháng rầy non có kích thước nhỏ, thời gian phát dục ở mỗi tuổi kéo dài
hơn bình thường, không có cá thể nào sống được đến giai đoạn trưởng thành. Ngược
lại, trên các giống nhiễm rầy non phát triển và hầu như chuyển sang trưởng thành.
Bộ môn côn trùng IRRI (1982) với phương pháp đo diện tích chất bài tiết của rầy
nâu thấm trên giấy lọc tẩm Bromocresol đã cho thấy: sức ăn của rầy nâu biotip 2 trên
các giống kháng vừa IR26 gấp 4,1 và 2,9 lần so với giống kháng ASD7, trên các giống
kháng vừa IR46 và Utrirajapan sức ăn của rầy nâu ở mức độ trung gian.
Qua đó cho thấy khi sống trên giống kháng sức ăn của rầy nâu giảm, tỷ lệ tử vong tăng
và tốc độ phát tiển của quần thể rầy chậm.

2.3.1.3. Tính chịu đựng:
Cây có khả năng đứng vững, phục hồi khi bị hại hoặc khi chịu đựng với một số
sâu bệnh đã gây hại trên giống nhiễm.
Cây có tính chống chịu ngăn cản sự nảy sinh một nòi sinh học mới (biotype).
Một giống kháng thuộc nhóm chống chịu phải được bổ sung bằng tính kháng sinh, tính
không ưa thích, phương pháp canh tác, sinh học, thuốc hoá học (Herber 1972).
13


Nghiên cứu về nguyên nhân tính kháng trong nhiều năm qua tại IRRI cho thấy tính
kháng rầy nâu của cây lúa phụ thuộc vào yếu tố sinh học hơn sinh lý. Theo Sogawa
(1971), phân tích nước ép thân cây lúa kháng và nhiễm thấy rằng nồng độ axit aspartic
và glutamic ít hơn trong giống Mudgo. Dó đó yếu tố kháng của Mudgo có thể chứa ít
các a. amin kích thích sự ăn của rầy.
Các giống lúa kháng rầy chứa một lượng phenolic nhiều hơn so với các giống
nhiễm rầy, nồng độ cao của phenolic trong cỏ lồng vực đã tạo nên tính miễn dịch với
rầy nâu.
2.3.2. Kỹ thuật canh tác
Luân canh và điều chỉnh thời vụ một cách hợp lý sẽ làm cho mật số rầy giảm đến
mức thấp nhất. Luân canh cây lúa với những cây lương thực khác như ngô, kê…mức
sinh sản của chúng giảm rõ rệt, trong thời gian không trồng lúa hoặc để đất nghỉ mật
độ rầy có thể giảm nhiều.
◊ Vệ sinh đồng ruộng: đối với rầy nâu, công tác vệ sinh đồng ruộng rất quan
trọng, nhất là dọn sạch rơm rạ vụ trước còn sót lại và trừ lúa chét. Vì rầy vẫn còn sống
được với số lượng lớn trên những phần đó trong thời gian không trồng lúa, sau khi thu
hoạch phải cày lật ngay, ngâm nước, phơi ruộng cho vụ sau.
◊ Mật độ gieo cấy: (phương pháp gieo cấy) cấy dày hoặc gieo sạ với mức giống
cao, ruộng lúa rậm rạp đã làm tăng mức quan trọng của vấn đề rầy nâu tạo cho rầy có
tiểu khí hậu thích hợp, nhất là ẩm độ (độ ẩm), khoảng cách gieo cấy dày là một trong
những yếu tố góp phần làm tăng nhanh số lượng rầy, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các

quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với rầy nâu và với thiên địch của chúng, gieo cấy đúng
thời vụ, tập trung. Gieo sạ với mật độ vừa phải, tránh sạ quá dày, (nên sạ ở mức 80 –
100 kg/ha kết hợp với sạ hàng, từ 100 – 120 kg/ha với sạ lan tuỳ theo chân đất và thời
vụ ...). Việc sạ thưa và diệt cỏ sớm cũng tạo những khoảng trống thuận lợi cho sự di
chuyển của nhóm thiên địch săn mồi như nhện, kiến 3 khoang, bọ xít nước và nhiều
loại khác... các loại này khống chế rất tốt mật số rầy nâu giai đoạn sớm của cây lúa.
◊ Tưới tiêu nước: tưới nước hoặc tiêu nước cũng góp phần vào việc diệt trừ rầy.
Nước ảnh hưởng không ít đến sâu bệnh, đặc biệt là quần thể rầy nâu thường tăng ở
những vùng có nước ứ đọng quá lâu (Dyck 1979; Mochida và Heinrichs, 1981).
14


Khi có rầy trưởng thành nhiều nên tháo cạn nước 4 - 5 ngày để rầy nâu đẻ trứng ở
bẹ gần gốc, sau đó cho nước vào trứng ung sẽ không nở được.
◊ Bón phân hợp lý: rầy tập trung dày đặc và tăng mật độ khi cây lúa được bón
nhiều phân đạm (Pathak 1968, Ngoan 1971), thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến
biến động mật độ rầy, giảm lượng đạm bón cho ruộng lúa có thể là một cách để giảm
số lượng rầy nâu nhưng nó có thể ảnh hưởng tới năng suất lúa, bón phân hợp lý cho
những giống chịu phân, chống rầy kết hợp áp dụng những biện pháp phòng chống
khác, nhằm đạt năng suất cao và chống được rầy nâu. Theo Sogawa (1992, 1994): “ Sự
bài tiết chất mật đường (honeydew) của rầy nâu gia tăng theo hàm lượng đạm trong lá
lúa”. Theo Lu và ctv, (2005) “ruộng lúa bón nhiều phân đạm cũng làm giảm khả năng
ăn mồi của loài thiên địch tự nhiên của rầy nâu là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus
lividipennisb bởi vì nước bọt của rầy nâu sống trên cây lúa bón nhiều đạm làm giảm
khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh”. Cho nên việc bón phân NPK cân đối,
sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm cho lúa vào 2 thời điểm 20 – 25 ngày sau
sạ và 40 – 45 ngày sau sạ là rất cần thiết, theo Lương Minh Châu và ctv, (2003): “Hàm
lượng đạm, và lân trong lá lúa có tương quan thuận với bón phân đạm trong đất, và
không có tương quan với kali trong lá lúa”. Hàm lượng đạm tổng số trong lá lúa thì lại
ảnh hưởng chính đến mức độ thiệt hại của các loài sâu hại lúa.

Một kết quả nghiên cứu tương tự của Lương Minh Châu và ctv, (2003) đã chứng
minh rằng trong ruộng lúa bón càng nhiều phân đạm thì mức độ thiệt hại do sâu, bệnh
gây ra càng nặng, cụ thể là: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, và bệnh
vàng lá. Ruộng lúa bón đạm cao (200 kg N/ha) bị rầy nâu gây hại ở mật số cao, tỷ lệ
thiệt hại do sâu cuốn lá, sâu đục thân, và bệnh đạo ôn gia tăng. Tuy nhiên, cũng do mật
số sâu hại gia tăng ở ruộng bón đạm cao đã dẫn theo sự gia tăng mật số quần thể của
các loài thiên địch tự nhiên của các loài sâu hại này (nhện và bọ xít mù xanh), có nhiều
loài thiên địch, ký sinh và sâu hại. Một số công trình nghiên cứu gần đây tại Trung
Quốc về mối liên hệ giữa cây lúa giàu đạm với dịch hại, đặc biệt là rầy nâu
Nilaparvata lugens cho thấy rằng: Khi hàm lượng đạm trong cây lúa gia tăng sẽ làm
cho rầy cám sống sót nhiều hơn và rút ngắn vòng đời của chúng, rầy cái trưởng thành
to hơn, đẻ nhiều trứng hơn và sống lâu hơn. Ruộng lúa được bón thừa đạm sẽ có tán lá
che phủ dày, làm gia tăng hàm lượng amino acid trong dịch của cây lúa, cây lúa bị
15


×