Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐẾN ONG Cotesia sp. (Braconidae Hymenoptera) KÝ SINH SÂU NON SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG Diaphania indica TRÊN CÂY DƯA LEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.39 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐẾN ONG Cotesia sp. (Braconidae Hymenoptera) KÝ SINH SÂU NON SÂU XANH HAI SỌC
TRẮNG Diaphania indica TRÊN CÂY DƯA LEO

Họ và tên sinh viên: PHAN HỮU DOÃN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 - 2007

Tháng 9/2007


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
NÔNG DƯỢC ĐẾN ONG Cotesia sp. (Braconidae - Hymenoptera)
KÝ SINH SÂU NON SÂU XANH HAI SỌC TRẮNG
Diaphania indica TRÊN CÂY DƯA LEO

Tác giả

PHAN HỮU DOÃN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
Th.S TRẦN THỊ THIÊN AN



Tháng 9/2007
i


LỜI CẢM ƠN
Con thành kính ghi ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ và gia đình đã cho con
có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học và các thầy cô đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
- Đặc biệt, cô Trần Thị Thiên An, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
kinh nghiệm cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
- Các bác, cô chú và anh chị nông dân tại vùng rau huyện Hóc Môn, Củ Chi –
Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.
- Bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2007
Sinh viên thực hiện

Phan Hữu Doãn

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số loại

nông dược đến ong Cotesia sp. (Braconidae – Hymenoptera) ký sinh sâu non sâu xanh
hai sọc trắng Diaphania indica trên cây dưa leo” được tiến hành tại Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật – Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 4/2007
đến tháng 9/2007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên.
Kết quả thu được
1- Trưởng thành Cotesia sp. có màu đen, kích trước cơ thể dài trung bình của
con cái là 2,85 mm và đực là 2,62 mm. Trứng hình ôvan, màu trong suốt, pha trứng
kéo dài khoảng 2 ngày. Sâu non hình bầu dục, cơ thể phân thành từng đốt, pha sâu non
dài khoảng 6,63 ngày. Nhộng thuộc dạng nhộng trần, màu trắng, dài khoảng trung bình
3,13 mm, pha nhộng kéo dài 4,96 ngày. Vòng đời ong Cotesia sp. kéo dài khoảng
13,89 ngày.
2- Tuổi thọ ong cái cao hơn ong đực và phụ thuộc vào thức ăn thêm. Tuổi thọ
ong Cotesia sp. cao nhất là 17,10 ngày (ong cái) và 13,00 ngày (ong đực) khi cho ăn
bằng dung dịch mật ong 30 %. Tuổi thọ ong giảm dần khi cho ong ăn mật 70 %, cho
ăn nước lã và không cho ăn. Khi không cho ăn thì tuổi thọ ong thấp nhất. Tuổi thọ ong
cái luôn cao hơn ong đực.
3- Tất cả các loại thuốc thí nghiệm đều gây chết đối với ong Cotesia sp. nhưng
ở các mức độ khác nhau. Nhóm thuốc trừ bệnh là thuốc không độc, chỉ ảnh hưởng ít
đến ong Cotesia sp.. Nhóm thuốc trừ cỏ có ảnh hưởng khác nhau, Onecide 15EC thuốc
độc ít (cấp 2) với tỷ lệ ong chết là 50,00 % trong khi Visimaz 800BTN có cấp độc 1
với tỷ lệ ong chết 43,33 %. Ảnh hưởng mạnh nhất là nhóm thuốc trừ sâu trong đó
Regent 800WG và Secure 10EC là thuốc độc (cấp 4) đã gây chết 100 % số ong thí
nghiệm. Kế đến là Success 25SC và Confidor 100SL là hai loại thuốc độc ít (cấp 2),
ảnh hưởng đến ong Cotesia sp. ở mức trung bình. Hai loại thuốc trừ sâu còn lại là
Vertimec 1.8EC và Dipel 6.4DF đều là thuốc không độc. Tác dụng gây chết của các
loại thuốc đều tăng lên sau 24 giờ xử lý.

iii



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TRANG TỰA

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii

Chương 1 MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích và yêu cầu

2

1.3. Phạm vi nghiêm cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Thời gian và địa điểm

2

1.3.3. Giới hạn đề tài

3

Chương 2 TỔNG QUAN

4


2.1. Một số kết quả nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica
(Pyralidae – Lepidoptera)

4

2.1.1. Trên thế giới

4

2.1.2. Ở trong nước

8

2.2. Một số kết quả nghiên cứu ong Cotesia (Braconidae – Hymenoptera)

8

2.2.1. Trên thế giới

8

2.2.2. Ở trong nước

10

2.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc hoá học đối với ong ký sinh
các loại côn trùng gây hại phổ biến trên ruộng rau

11


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Nội dung nghiên cứu

14

3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

14

3.3. Phương pháp nghiên cứu

14

3.3.1. Đặc điểm hình thái và vòng đời ong Cotesia sp.
iv


(Braconidae – Hymenoptera)

14

3.3.2. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn thêm tới tuổi thọ
ong Cotesia sp. (Braconidae – Hymenoptera)

15


3.3.3. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số nông dược
đến trưởng thành ong Cotesia sp.

16

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

18

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

4.1. Một số đặc điểm hình thái và vòng đời của ong Cotesia sp. (Braconidae – Hymenoptera)

19

4.1.1. Đặc điểm hình thái của ong Cotesia sp.
4.1.2. Vòng đời ong Cotesia sp.

21

4.2. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ ong Cotesia sp. (Braconidae – Hymenoptera)

23

4.3. Ảnh hưởng của 10 loại nông dược đến ong Cotesia sp. (Braconidae - Hymenoptera) 24
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

31


5.1. Kết luận

31

5.2. Đề nghị

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

PHỤ LỤC

36

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Sâu xanh hai sọc trắng ở tuổi 1 đến tuổi 5

13

Hình 2.2 Trưởng thành đực Diaphania indica

13


Hình 2.3 Trưởng thành cái Diaphania indica

13

Hình 2.4 Nhộng sâu xanh hai sọc trắng

13

Hình 2.5 Sâu xanh hai sọc trắng gây hại trên dưa leo

13

Hình 3.1 Hộp nuôi ong

16

Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ Cotesia sp.

16

Hình 3.3 Hộp thí nghiệm ảnh hưởng của nông dược
đến trưởng thành ong Cotesia sp.

17

Hình 3.4 Tháp phun Potter Tower

17

Hình 4.1 Trưởng thành cái Cotesia sp.


21

Hình 4.2 Trưởng thành đực Cotesia sp.

21

Hình 4.3 Ong Cotesia sp. đang giao phối

21

Hình 4.4 Vòng đời ong Cotesia sp.

22

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ ong chết được hiệu đính bằng công thức Abbott ở 13 GSPT

31

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ong chết được hiệu đính bằng công thức Abbott ở 24 GSPT

32

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm


17

Bảng 4.1 Kích thước các pha cơ thể của ong Cotesia sp.

19

Bảng 4.2 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời ong Cotesia sp.
tại điều kiện phòng thí nghiệm ở trường Đại Học Nông Lâm, tháng 4/2007

23

Bảng 4.3 Ảnh hưởng thức ăn thêm đến tuổi thọ
ong Cotesia sp. (Braconidae - Hymenoptera)

24

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại nông dược thí nghiệm đến tỷ lệ chết
trưởng thành ong Cotesia sp.

25

Bảng 4.5 Tỷ lệ chết của ong Cotesia sp. sau xử lý thuốc trừ bệnh
thí nghiệm so với đối chứng không phun thuốc

27

Bảng 4.6 Tỷ lệ chết của ong Cotesia sp. sau xử lý thuốc trừ cỏ
thí nghiệm so với đối chứng không phun thuốc

27


Bảng 4.7 Tỷ lệ chết của ong Cotesia sp. sau xử lý thuốc trừ sâu
thí nghiệm so với đối chứng không phun thuốc

vii

28


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và thế giới, rau được trồng rất phổ biến
với diện tích lớn. Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi người dân,
mỗi gia đình. Trong đó dưa leo (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả có thành phần
dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm, dưa leo còn
được dùng làm nguyên liệu chế biến mỹ phẩm, nước giải khát, đồ hộp…Với các đặc
tính tốt như là cây ngắn ngày, không kén đất, dễ trồng, cho năng suất cao lại thích hợp
với điều kiện khí hậu nhiệt đới nên dưa leo đã được trồng rộng rãi trong cả nước với
diện tích ngày càng được mở rộng hơn với sự đầu tư ngày càng cao hơn.
Tuy nhiên việc sản xuất dưa leo của nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Ngoài những khó khăn về thời tiết, kỹ thuật còn có một phần quan trọng là do sự tấn
công của sâu bệnh hại. Các loài sâu hại như bọ trĩ, rệp mềm, ruồi đục lá, sâu xanh, sâu
khoang… đặc biệt là sâu xanh hai sọc trắng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất và phẩm chất của cây dưa leo. Để chống lại loài sâu hại này, bà con nông dân đã
tiến hành phun thuốc hóa học để phòng trừ. Và thực tế hiện nay người nông dân đã
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây dưa leo cũng như các cây trồng khác. Việc
phun thuốc với cường độ và liều lượng cao không những không tiêu diệt được sâu hại
mà còn làm bùng phát các loài dịch hại và giết chết thiên địch, gây mất cân bằng sinh
thái đồng thời ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người nông dân, người tiêu dùng và

làm ô nhiễm môi trường sống (Smith, 1970; Knipling, 1979).
Để khắc phục những hạn chế ở trên, trong công tác phòng trừ sâu hại cần phải
chú ý đến việc bảo vệ và phát huy tác dụng của các thiên địch để quản lý các loại dịch
hại trên đồng ruộng. Sử dụng thiên địch hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và
không gây tác hại đến môi trường.
Đối với sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica, thiên địch quan trọng và phổ
1


biến nhất là ong đen kén trắng Cotesia sp.. Loài ong này ký sinh trên sâu non của sâu
xanh hai sọc trắng với tỉ lệ khá cao (50 – 70%), chúng được xem như là một yếu tố chính
điều chỉnh quần thể sâu xanh hai sọc trắng trên đồng ruộng. Điều này cho thấy vai trò rất
quan trọng của ong ký sinh Cotesia sp. trong tự nhiên (Phạm Văn Biên, 2003).
Tuy nhiên cho đến nay các kết quả điều tra, nghiên cứu về ong ký sinh Cotesia
sp. trên sâu xanh hai sọc trắng ở nước ta còn rất hạn chế.Vì vậy để có thêm cơ sở thực
tiễn cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ sinh học đối với sâu xanh hai sọc trắng có
hiệu quả và góp phần làm giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
Được sự đồng ý của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Khoa Nông Học – Trường Đại Học
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của Th.S Trần Thị Thiên An, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số loại nông dược đến ong
Cotesia sp. (Braconidae – Hymenoptera) ký sinh sâu non sâu xanh hai sọc trắng
Diaphania indica trên cây dưa leo” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích và yêu cầu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số nông dược đến
ong Cotesia sp. góp phần có thêm cơ sở cho công tác phòng trừ tổng hợp đối với sâu
xanh hai sọc trắng Diaphania indica.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây dưa leo
- Sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica

- Ong đen kén trắng Cotesia sp.
1.3.2. Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2007 đến tháng 9/2007 tại Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật – Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

2


1.3.3. Giới hạn đề tài
- Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2007 đến tháng 9/2007.
- Đề tài chỉ mới tập trung nghiên cứu về thời gian các pha phát dục, vòng đời và
ảnh hưởng của thức ăn đến tuổi thọ ong trưởng thành và ảnh hưởng của 10 loại nông
dược đến ong Cotesia sp.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Một số kết quả nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica
(Pyralidae – Lepidoptera)
2.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về sâu xanh hai sọc trắng.
Các đặc điểm về hình thái, sinh học cũng như biện pháp phòng trừ… đã được khái
quát với một số kết quả như sau
Trưởng thành Diaphania indica là một loài bướm nhỏ chiều dài thân từ 10 – 12
mm, sải cánh khoảng 20 – 25 mm. Cánh có màu trắng bạc với một đường viền màu
nâu đậm dọc theo mép cánh. Cuối bụng trưởng thành có chùm lông màu vàng (ở con
cái) và màu nâu (ở con đực). Trứng hình ôvan, có màu trắng kem, dài khoảng 0,7 – 0,8
mm. Sâu non mới nở có màu vàng trong suốt, khi sang tuổi 2 trên lưng xuất hiện hai

sọc trắng chạy dọc theo suốt chiều dài cơ thể. Sâu non trải qua 5 tuổi với kích thước vỏ
đầu ở các tuổi 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng là 0,227; 0,374; 0,580; 0,906; và 1,372 mm.
Nhộng có màu nâu, dài 10 – 15 mm, thường được tìm thấy trong các lá non bị cuốn
lại, bên dưới trái và có cả trong lá khô (H. Brown, 2003; Ke và ctv, 1986).
Sau khi hoá nhộng khoảng 2 tuần thì trưởng thành Diaphania indica bắt đầu
xuất hiện. Trưởng thành có tính ăn thêm, ban ngày ít hoạt động, chủ yếu hoạt động vào
ban đêm. Sâu non thường gây hại trên lá, sâu còn nhỏ thích ăn lá non, khi sâu lớn thì
di chuyển qua các lá khác để gây hại. Ngoài ra sâu còn ăn cả hoa và trái làm cho trái bị
hư hỏng, giảm giá giá trị thương phẩm. Sâu non thường dùng tơ gấp lá lại, ở trong đó
cắn phá đồng thời giúp che chở và bảo vệ cơ thể (H. Brown, 2003).
Sâu xanh hai sọc trắng thường gây hại chủ yếu trên cây thuộc họ bầu bí. Những
cây ký chủ quan trọng của Diaphania indica là cây dưa leo (Cucumis sativus), dưa hấu
(Citrullus latatus), dưa tây ngọt (Cucumis melo)… nhưng cây dưa leo là cây bị gây hại
phổ biến nhất. Ngoài ra chúng còn gây hại nặng trên cây khổ qua (Momordica
charantia L.), gây hại nhẹ trên cây họ đậu (Yudin, 1999; Nelson, 2000).
4


Theo Ke và ctv (1986), Betbeder Matibet (1990) vòng đời Diaphania indica
kéo dài khoảng một tháng. Chu kỳ sống của loại sâu này trải qua 4 giai đoạn là trứng,
sâu non, nhộng và trưởng thành. Trong đó giai đoạn trứng khoảng 4 – 7 ngày, giai
đoạn sâu non kéo dài khoảng 2 tuần, giai đoạn nhộng khoảng 10 ngày và giai đoạn
trưởng thành khoảng 5 – 7 ngày.
Diaphania indica thường giao phối vào ban đêm, sau giao phối khoảng một ngày thì
con cái bắt đầu đẻ trứng. Trứng thường được đẻ riêng lẻ hoặc thành cụm nhỏ ở dưới mặt lá
và đọt non của cây ký chủ. Một con cái có thể đẻ từ 150 – 200 trứng (H. Brown, 2003).
Biện pháp phòng trừ sâu xanh hai sọc trắng
Để kiểm soát D.indica có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra bằng cách ra
đồng 1 tuần 2 lần để kiểm tra, xác nhận mật số sâu non. Cần chú ý xem xét mặt dưới
của lá, thân non và bề mặt trái tiếp xúc với mặt đất.

Việc phòng trừ D.indica cần tiến hành trực tiếp, nhanh chóng trên sâu non còn
nhỏ vì chúng dễ bị chết hơn sâu lớn. Để phòng trừ hiệu quả cần phun thuốc toàn bộ lá
của cây, chú ý phun mặt dưới của lá.
Nếu mật số sâu không nhiều thì có thể áp dụng biện pháp là bắt bằng tay, khi
mật số sâu nhiều thì tiến hành phun thuốc. Thuốc trừ sâu khuyến cáo là Bacillus
thuringensis hoặc Trichlorfon (H. Brow, 2003), ngoài ra các loại thuốc hóa học có
chứa hoạt chất Cypermethrin có hiệu quả đối với Diaphania indica và nên phun khi
chúng chưa cuốn lá lại (Peter và David, 1989).
2.1.2. Ở trong nước
Trưởng thành sâu xanh hai sọc trắng Diaphania indica là một loại bướm nhỏ
với cánh màu trắng bạc có đường viền nâu xung quanh. Khi đậu trên cánh có hình tam
giác màu trắng ở giữa. Đầu và hai đốt ngực có màu nâu, cuối đốt bụng cũng có màu
nâu và chùm lông cơ quan sinh sản có màu vàng nâu. Chiều dài thân từ 10 – 12 mm,
sải cánh rộng 20 – 25 mm. Một đặc điểm khác biệt giữa trưởng thành đực và trưởng
thành cái là sau đuôi trưởng thành đực có túm lông màu đen cùng bộ phận sinh dục lồi
ra ngoài, còn con cái thường lớn hơn con đực và túm lông phía đuôi có nhiều sợi vàng.
Trứng hình ôvan, hơi nhọn, khi mới đẻ có màu trắng đục, trước khi nở ngã vàng. Sâu
5


non mới nở có màu vàng trong suốt, khi sâu lớn chuyển sang màu xanh lá cây, trên
lưng có hai sọc trắng chạy dọc theo chiều dài cơ thể (Phạm Văn Biên, 2003). Sâu non
có 5 tuổi với các đặc điểm cụ thể là
Sâu tuổi 1: Khi mới nở cơ thể có màu vàng trong suốt. Kích thước cơ thể dài
2,00 ± 0,15 mm và rộng 0,34 ± 0,03 mm.
Sâu tuổi 2: Cơ thể bắt đầu chuyển sang màu vàng xanh. Kích thước cơ thể dài
5,6 ± 1,0 mm và rộng 0,82 ± 0,01 mm.
Sâu tuổi 3: Cơ thể sâu to dần, có màu xanh nhạt, hai sọc trắng trên lưng xuất
hiện nhưng còn nhỏ. Kích thước cơ thể dài 10,30 ± 1,43 mm và rộng 1,28 ± 0,15 mm.
Sâu tuổi 4: Cơ thể có màu xanh đậm, hai vạch trắng trên lưng rất rõ. Kích thước

cơ thể dài 18,60 ± 1,39 mm và rộng 2,80 ± 0,18 mm.
Sâu tuổi 5: Hai sọc trắng trên lưng bắt đầu biến mất, cơ thể chuyển sang màu
xanh nhạt. Kích thước cơ thể dài 20,05 ± 1,60 mm và rộng 2,08 ± 0,16 mm.
Nhộng của sâu xanh hai sọc trắng là nhộng màng, lúc mới hoá nhộng có màu
vàng, trước khi vũ hoá chuyển sang màu nâu đỏ (Nguyễn Hoàng Khải, 2005).
Trưởng thành sau khi vũ hoá thường đứng yên một chỗ hoặc di chuyển rất
chậm. Trưởng thành thường hoạt động vào ban đêm và có tính ăn thêm. Sâu non mới
nở thường sống co cụm thành từng đàn trong các mô ngọn hoặc mặt dưới lá. Sâu có
tập quán dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở trong đó cắn phá. Sâu non tuổi nhỏ gặm
nhu mô trừ lại biểu bì, tuổi lớn có thể cắn thủng và ăn trụi lá, khi mật số cao sâu tấn
công cả trái, chúng thường gặm phần vỏ ngoài của trái làm mất giá trị thương phẩm
(Lê Thị Sen, 1996).
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003) vòng đời của sâu xanh hai sọc trắng trung
bình từ 25 – 30 ngày. Trong đó thời gian phát dục của pha trứng trứng là 4 – 5 ngày,
pha sâu non là 14 – 18 ngày, pha nhộng là 5 – 7 ngày, pha trưởng thành từ 5 – 7 ngày.
Đồng Thị Thu Thủy (2005) cũng đã có các nghiên cứu về thời gian phát dục các
pha cơ thể của sâu xanh hai sọc trắng trên cây dưa leo. Theo tác giả này
 Thời gian pha trứng kéo dài từ 2,0 ± 1,7 ngày đến 2,1 ± 1,6 ngày.
 Thời gian pha sâu non kéo dài từ 11 ± 0,5 ngày đến 11,2 ± 1,5 ngày, trải qua 3
lần lột xác, có 4 tuổi kéo dài từ:
-

Tuổi 1: Từ 2,6 ± 0,5 ngày đến 3,2 ± 0,4 ngày.
6


-

Tuổi 2: Từ 2,0 ± 0,3 ngày đến 2,2 ± 0,4 ngày.


-

Tuổi 3: Từ 2,0 ± 0,4 ngày đến 2,3 ± 0,6 ngày.

-

Tuổi 4: Từ 3,6 ± 0,5 ngày đến 3,8 ± 0,4 ngày.

 Thời gian pha nhộng kéo dài khoảng 7,0 ± 0,2 ngày.
 Thời gian pha trưởng thành:
-

Thời gian dinh dưỡng thêm từ 2,2 ± 1,9 ngày đến 2,4 ± 1,8 ngày.

-

Thời gian đẻ trứng từ 3,6 ± 0,5 ngày đến 3,7 ± 0,5 ngày.

-

Tuổi thọ thành trùng khoảng 2,9 ± 0,7 ngày.
Theo Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh (2001) sau khi vũ hoá được một ngày

thì trưởng thành sâu xanh hai sọc trắng bắt đầu giao phối, quá trình này thường xảy ra
ban đêm. Thành trùng đực sau khi giao phối khoảng 2 – 3 ngày thì chết, một bướm cái
có thể đẻ từ 150 – 200 trứng. Trứng được đẻ riêng lẻ ở cả hai mặt lá, nhất là đọt và lá
non. Số lượng trứng đẻ trung bình khoảng 0,2 – 4,8 trứng/lá. Số lượng trứng đẻ bị ảnh
hưởng bởi điều kiện sinh thái như thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, thời tiết…
Nguyễn Thị Điệp (2005) cho biết sâu xanh hai sọc trắng gây hại suốt thời gian
sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo. Sâu bắt đầu xuất hiện 7 ngày sau khi gieo,

trên ruộng dưa luôn xuất hiện đầy đủ các giai đoạn sâu xanh hai sọc trắng từ trứng đến
trưởng thành. Mật độ sâu xuất hiện nhiều nhất từ 40 – 45 ngày sau khi gieo.
Cũng theo Phạm Văn Biên và ctv (2003) sâu xanh hai sọc trắng có một số thiên
địch phổ biến như:
- Ong ký sinh sâu non: Apanteles machaeralis, Apanteles taragamae
- Ruồi ký sinh sâu non: Argyroplylax proctinata
- Ong ký sinh trứng : Tricogramma chinosis
- Vi khuẩn gây bệnh ấu trùng : Bacillus thugingensis
Ngoài ra có hai loại ong ký sinh sâu xanh hai sọc trắng là ong vàng
Xanthopimpla sp. (Hymenoptera – Imonidae) ký sinh pha nhộng và ong đen kén trắng
Cotesia sp. (Hymenoptera – Braconidae) ký sinh pha sâu non (Nguyễn Hoàng Khải, 2005).
Trong các biện pháp phòng trừ sâu xanh hai sọc trắng hiện nay biện pháp hóa
học vẫn là biện pháp chủ yếu. Có nhiều loại thuốc hóa học có thể dùng để trừ sâu xanh
hai sọc trắng có hiệu quả cao như Cyperin, Sherzol, Vertimec, Tập kỳ… ngoài ra khi
dưa có trái nên dùng thuốc sinh học như nhóm thuốc gốc BT (Bacillus thuringensis)
7


cũng có hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng (Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tp. HCM, 2003).
2.2. Một số kết quả nghiên cứu ong Cotesia (Braconidae - Hymenoptera)
2.2.1. Trên thế giới
Họ Braconidae là họ gồm nhiều loài nhất trong lớp côn trùng, cho đến nay
người ta đã ghi nhận được hơn 12.000 loài (Sharkey và Wahl, 1992; Quicke và ctv, 1999).
Họ Braconidae có rất nhiều nhóm khác nhau ký sinh trên bộ cánh vảy, trong đó
phổ biến nhất là các giống Cotesia, Digonogatra, Rhysipokis và Rogas (Genty và ctv,
1978; Reyes và Cruz, 1986; Villanuera và Avila, 1987; Genty, 1989).
Theo Desmier de Chenon (1989), các loài ong Cotesia hầu hết là sống trong cơ
thể vật chủ, khi ấu trùng đẫy sức sẽ chui ra ngoài từ lớp da của ký chủ.
Thành trùng Cotesia sp. đẻ trứng vào cơ thể ký chủ và trải qua 3 – 4 giai đoạn.
Từ trứng đến ấu trùng đẫy sức chui ra khỏi ký chủ cần 10 – 14 ngày. Ấu trùng chui ra

khỏi ký chủ và kết tơ trắng tạo kén (Genty, 1984).
Trong giống Cotesia có rất nhiều loài ký sinh trên nhiều loài ký chủ khác nhau.
Trong đó một số loài ký sinh sâu non của những côn trùng thuộc bộ cánh vảy
(Lepidoptera) gây hại phổ biến trên cây rau là
Cotesia plutellae Kurdjunov ký sinh sâu non của sâu tơ Plutella xylostella gây
hại trên cây bắp cải. Kết quả nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng loài ong ký
sinh này đã chặn đứng dịch hại sâu tơ trên ruộng (Lim, 1982; Fung và Wang, 1984).
Cotesia vestalis (Haliday) ký sinh sâu non của sâu tơ Plutella xylostella, một
trong những dịch hại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên cây rau họ thập tự trên
toàn thế giới (Talekar, 1996). Chính vì vậy, ong ký sinh Cotesia vestalis đã được
nghiên cứu rộng rãi nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng (Chilcutt và Tabashnik,
1997).
Theo Andrei Sourakov (2000) Cotesia marginiventris là loài ký sinh phổ biến
trên sâu non thuộc họ ngài đêm. Chúng tấn công vào sâu non ký chủ ở tuổi sâu rất nhỏ (sâu tuổi
1 và tuổi 2). Những ký chủ phổ biến của Cotesia marginiventris là Agrotis ipsilon (Hufn.),
Anagrapha falcifera (Kirby), Autographa precationis (Gn.), Autoplusia egena (Guen.),
Helicoverpa zea (Boddie), Heliothis virescens (F.), Hymenia perspectalis (Hbn.), H. recurvalis
(F.), Peridroma saucia (Hbn.), Plathypena scabra (F.) Pseudaletia unipuncta (Haw.),
8


Pseudoplusia includens (Wlkr.), Scotorythra caryopsis Meyr., Spodoptera eridania (Cram.), S.
exigua (Hbn), S. frugiperda (Smith), S. ornithogalli (Guen.) và Trichoplusia ni (Hbn)
Cũng theo Andrei Sourakov (2000) ở 25oC thời gian vòng đời của ong Cotesia
marginiventris kéo dài khoảng 13 ngày. Tác giả này đã cho biết một số đặc điểm về
ong Cotesia marginiventris như sau
- Trứng dạng hình ôvan, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng, màu trong suốt. Sau khi
đẻ khoảng 2 ngày thì trứng bắt đầu nở.
- Ấu trùng của Cotesia marginiventris được bao bọc một lớp da mềm. Ấu trùng
phải được sống trong môi trường có chứa nước, nếu không có nước cơ thể sâu non sẽ

khô dần và co ngắn lại. Ấu trùng thường tập trung ở phần cuối cơ thể ký chủ. Khi mới
nở ấu trùng dài khoảng 0,06 mm, khi ấu trùng trưởng thành (giai đoạn thứ 3) dài
khoảng 5,5 mm. Khi chui ra khỏi ký chủ ấu trùng lập tức kéo tơ tạo kén.
- Nhộng thuộc dạng nhộng trần, màu trắng, dài khoảng 4 mm.
- Trưởng thành Cotesia marginiventris thuộc nhóm côn trùng nhỏ (kích thước
cơ thể dài từ 3 – 4 mm). Cuối bụng ong cái có một máng đẻ trứng ngắn. Ong cái sau
khi giao phối chỉ đẻ trứng vào sâu non ký chủ còn nhỏ. Trong phòng thí nghiệm
Cotesia marginiventris sống khoảng hơn một tuần.
Cotesia kariyai (Watanabe) ký sinh trên Pseudaletia separata (Teramoto và
Tanaka, 2003). Cotesia kariyai là một trong số những loài Cotesia đã được dùng làm
mô hình cơ thể trong nghiên cứu sinh lý học và sinh học phân tử của mối quan hệ tác
động qua lại giữa vật ký sinh và ký chủ (Michel-Salzat và Whitfield, 2004).
Cotesia kazak (Telenga) là ong ký sinh sâu non ba loài Helicoverpa armigera,
Helicoverpa zea (Murray và ctv, 1995; Tillman và ctv, 1993) và Spodoptera litura
(Harrington và ctv, 1993). Đây là những loài gây hại nghiêm trọng trên cây rau thuộc
họ ngài đêm (Holloway và ctv, 1987).
Bên cạnh những loài Cotesia đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
quần thể sâu hại trên cây rau, còn có nhiều loài Cotesia có ích khác như Cotesia
congregata ký trên sâu hại thuốc lá Manduca sexta (Nancy E. Beckage, 2001) và
Cotesia sp. ký sinh sâu non Stenoma catefine gây hại trên cây bơ với tỷ lệ ký sinh từ
50 – 80 % (Hoddle, 2007).

9


2.2.2. Ở trong nước
Braconidae (họ ong kén nhỏ) là một họ lớn của bộ cánh màng. Thành trùng
thường có kích thước nhỏ, ít khi vượt quá 15 mm chiều dài, phần lớn cơ thể trông
mạnh và chắc hơn các loài ong cự. Nhóm này giống ong cự ở chỗ là cánh trước thiếu
một buồng costal, nhưng khác là nhóm ong kén nhỏ chỉ có một mạch quay. Tập quán

ký sinh của của ong kén nhỏ tương tự ong cự nhưng khác với ong cự là nhóm này
thường kéo kén hóa nhộng bên ngoài cơ thể ký chủ (Trần Thị Thiên An, 2003).
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003) cho biết Cotesia (Apanteles) là giống ong
ký sinh của họ Braconidae có thành phần loài rất phong phú. Trong đó gồm một số
loài có ích, chúng ký sinh trên các loài sâu hại cây rau như Cotesia glomerata và
Cotesia rubecula ký sinh trên sâu xanh bướm trắng hại su hào, bắp cải; Cotesia
plutellae ký sinh trên sâu tơ; Cotesia marginiventris ký sinh trên sâu đo hại bắp cải. Ở
Việt Nam chủ yếu là loài Cotesia glomerata và Cotesia plutellae, hai loài ong ký sinh
này có kích thước nhỏ và màu đen.
Theo Khuất Đăng Long (2004) thì loài Cotesia glomerata (L.) rất hiếm gặp ở
vùng trung du và đồng bằng phía Bắc. Mặc dù Cotesia glomerata có phân bố toàn cầu
nhưng ở Việt Nam loài này được xem như là hiếm gặp. Loài ong ký sinh này đã được
phát hiện trên rau vụ đông trồng ở khu vực Hà Nội từ năm 1993, nhưng hiện nay với
sự sử dụng thường xuyên nhiều loại thuốc trừ sâu trên rau loài này có nguy cơ biến
mất trong hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
Cotesia plutellae là loài ký sinh quan trọng nhất trên sâu tơ Plutella xylostella.
Tỉ lệ ký sinh tự nhiên của loài ong này trên sâu tơ khá cao. Nghiên cứu của Kumar và
cộng sự (1987) cho biết những ruộng bắp cải không xử lý thuốc hoá học trên đảo Fiji,
tỉ lệ sâu tơ bị ký sinh lên tới 70 %. Ở Việt Nam, mặc dù số lần phun thuốc bảo vệ thực
vật của bà con nông dân khá cao, 14 – 15 lần/vụ tỉ lệ ký sinh của loài ong này trên sâu
tơ vẫn đạt từ 7,17 – 57,01 % (Vũ Thị Chỉ và cộng sự, 2002).
Theo Phạm Văn Lầm (2002) thời gian phát dục của pha trứng và ong non của
Cotesia plutellae trong vật chủ kéo dài trung bình từ 7,5 – 9,2 ngày. Thời gian pha
nhộng (ở ngoài vật chủ) kéo dài từ 5,3 – 8,2 ngày, ong trưởng thành vũ hoá xong có
thể giao phối và đẻ trứng ngay. Vòng đời của ong Cotesia plutellae kéo dài 17,3 ngày
ở nhiệt độ 18 – 19,5 oC và ẩm độ 75,4 % đã giảm xuống còn 12,8 ngày ở nhiệt độ 20 –
10


26 oC và ẩm độ 83 – 98 %. Tỉ lệ giới tính của ong Cotesia plutellae nuôi trong phòng

thí nghiệm thay đổi trong phạm vi từ 1:0,9 – 1:1,4. Ong trưởng thành nếu không ăn
thêm chỉ sống được 2 – 3 ngày, nếu cho ăn bổ sung bằng nước đường 10 % hoặc mật
ong 30 % thì chúng có tuổi thọ dài hơn, có thể sống 10 – 20 ngày.
Theo Nguyễn Thị Điệp (2006) cơ thể thành trùng Cotesia sp. có màu nâu đen,
ong cái có kích thước lớn hơn ong đực, cuối bụng có máng đẻ trứng kéo dài. Trứng
hình bầu dục, trong suốt, vị trí đẻ trứng không cố định trên cơ thể ấu trùng, giai đoạn
trứng kéo dài 3 – 4 ngày. Ấu trùng có hình bầu dục, phân thành từng đốt, cơ thể không
chân nên di chuyển nhờ sự co giãn giữa các đốt cơ thể. Ong Cotesia sp. ký sinh trên
sâu xanh hai sọc trắng với tỉ lệ cao (16,47 kén/ổ kén), trưởng thành thường vũ hóa vào
buổi sáng (8 – 9 giờ), tỉ lệ ong cái cao (60,21%).
Cũng theo Phạm Văn Lầm (2002). Ong Cotesia plutellae cũng bị ký sinh, một
số loài ký sinh bậc hai trên ong Cotesia plutellae gồm Elasmus sp.; Eurytoma sp.;
Tetrastichus sp.; Trichomalopsis apanteloctena (Crawf.).
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc hoá học đối với ong ký
sinh các loại côn trùng gây hại phổ biến trên ruộng rau
Thuốc trừ sâu gây ra nhiều ảnh hưởng đến quần thể sinh vật trong tự nhiên. Bên
cạnh những tác động tích cực, chúng cũng gây ra những ảnh hưởng xấu, đặc biệt khi
chúng là mối đe dọa cho quần thể thiên địch. Đại đa số những ảnh hưởng đó mang tính
độc cấp tính (Ruberson và ctv, 1998).
Những loại thuốc hoá học thuộc nhóm lân hữu cơ, carbamate, pyrethroid
thường có độ độc cao đối với những tác nhân sinh học, do phổ ảnh hưởng rộng của
chúng (Croff, 1990).
Hiện nay lufenuron được sử dụng đối với các loài dịch hại thuộc bộ cánh vẩy,
bao gồm Spodoptera littoralis, Phthorimaea operculella và Lacanobia oleracae
(Javaid và ctv, 1999; Edomwande và ctv, 2000; Whiting và ctv, 2000; Butter và ctv, 2003).
Các thuốc thuộc nhóm imidacloprid và pymetrozine thường được sử dụng để
phòng trừ các loại dịch hại như là Brevicoryne brassica, Bemisia argentifolii và
Caliothrips brasiliensis (Bethke và Redak, 1997; Marquini và ctv, 2002; Sechser và
ctv, 2002; Ester và ctv, 2003).
11



Các thuốc hoá học thuộc các nhóm imidacloprid, lufenuron và pymetrozine
được khuyến cáo sử dụng trong chương trình IPM vì chúng có tính chọn lọc cao.
Những hợp chất hoá học khác, tuy không trực tiếp giết thiên địch nhưng cũng có thể
gây những ảnh hưởng thứ cấp như thay đổi tập tính, giảm khả năng sinh sản, giảm sức
sống… (Jacob và ctv, 1984; Elzen, 1989; Croft, 1990; Longley và Jepson, 1996).
Hill và Foster (2000) đã khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học đến
ong Diadegma insulare (Ichneumonidae: Hymenoptera) ký sinh trên sâu tơ Plutella
xylostella. Kết quả cho thấy tỉ lệ ong chết lên đến 100% sau 8 giờ tiếp xúc với chất spinosad.
Kao và Tzeng (1992) đã đánh giá độ độc của 17 loại thuốc trừ sâu thường dùng
đối với ong Cotesia plutellae (Braconidae - Hymenoptera). Trong số đó có 7 loại được
đánh giá là độc (tỷ lệ chết ở con trưởng thành > 99 %). Và 10 loại còn lại chỉ ở mức
không độc (tỷ lệ chết < 50 %).
M. Hasseeb, T – X Liu và W.A. Jone (2004) cũng đã tiến hành khảo sát ảnh
hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với ong ký sinh Cotesia plutellae. Kết quả là
các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh Bacillus thuringiensis (1,2 mg a.i/l) như Mattch và
Dipel ít ảnh hưởng đến Cotesia plutellae với tỷ lệ ong chết lần lượt là 5,6 % và 11,1 %.
Các loại thuốc có chứa hoạt chất spinosad (53 mg a.i/l) gây chết với tỷ lệ ong chết là 50 %.
Những loại thuốc hóa học có ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể thiên địch
trong tự nhiên. Vì vậy trong biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), điều quan
trọng là phải nghiên cứu hiệu quả tác động của các loại thuốc hoá học và xác định mối
tương thích giữa chúng với các nhân tố khác (Stapel và ctv, 2000). Kết quả là tạo nên
những tác động tích cực đến quần thể sinh vật trong tự nhiên, tạo nên sự đa dạng của
các loài có ích (Hiroshi Amano & Muhammad Haseeb, 2000).
Sử dụng chọn lọc thuốc trừ sâu là một chiến lược hợp lý trong các biện pháp
kiểm soát dịch hại bởi vì điều đó góp phần quan trọng trong việc bảo tồn quần thể
thiên địch sẵn có trong hệ sinh thái nông nghiệp (Carvalho và ctv, 1999).

12



Hình 2.1 Sâu xanh hai sọc trắng ở tuổi 1 đến tuổi 5

Hình 2.2 Trưởng thành đực

Hình 2.3 Trưởng thành cái

sâu xanh hai sọc trắng

sâu xanh hai sọc trắng

Hình 2.4 Nhộng sâu xanh hai sọc trắng

Hình 2.5 Sâu xanh hai sọc trắng
gây hại trên cây dưa leo

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thời gian phát dục và vòng đời của ong
Cotesia sp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thêm đến tuổi thọ của trưởng thành ong
Cotesia sp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nông dược thí nghiệm đến tỉ lệ chết của
trưởng thành ong Cotesia sp.
3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

 Vật liệu nghiên cứu:
-

Xốp cắm hoa, giấy film và giấy mica.

-

Hạt giống dưa leo.

-

Mật ong nguyên chất.

-

Nước cất và 10 loại nông dược.

 Dụng cụ nghiên cứu:
-

Cốc nhựa, hộp nhựa

-

Lồng lưới kích thước 30 x 30 x 30 cm

-

Lưới, kéo, pen, đĩa petri, cọ lông, ống nghiệm


-

Thước vi trắc kế

-

Kính lúp soi nổi

-

Tháp phun Potter Tower

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm hình thái và vòng đời ong Cotesia sp. (Braconidae –
Hymenoptera)
14


Để thực hiện được thí nghiệm này cần nhân nuôi ong Cotesia sp. với phương
pháp như sau
Sâu xanh hai sọc trắng được thu thập ngoài đồng trên những ruộng dưa leo
không phun thuốc hoặc ít phun thuốc. Thu sâu từ tuổi 2 – 5 và nhộng đem về nuôi
trong điều kiện phòng thí nghiệm cho đến khi hoá nhộng, vũ hoá và đẻ trứng để nhân
nuôi vật chủ cho ong ký sinh.
Thu thập một số sâu xanh hai sọc trắng đã bị ký sinh và kén của ong Cotesia sp.
ngoài đồng đem về nuôi trong phòng thí nghiệm để thu ong trưởng thành vũ hoá.
Cho ong trưởng thành ăn thêm mật ong 30 %, sau khi chúng bắt cặp thì cho tiếp
xúc đẻ trứng ký sinh trên sâu non sâu xanh hai sọc trắng. Tách riêng các sâu non đã bị
ký sinh để nuôi sinh học cá thể trong hộp nuôi ong.
 Quan sát đặc điểm hình thái ong ký sinh Cotesia sp.

Đo kích thước chiều dài và chiều rộng các pha cơ thể của ong bằng thước vi
trắc kế. Tiến hành mổ ong và sâu non sau khi bị ký sinh và quan sát dưới kính lúp soi
nổi để mô tả đặc điểm của trứng, sâu non, nhộng và ong trưởng thành.
 Tiến hành mổ sâu non sâu xanh hai sọc trắng sau khi bị ký sinh ở các thời
điểm 1, 2 và 3 ngày để xác định thời gian trứng nở.
 Xác định tuổi sâu non bằng cách dựa vào sự thay đổi kích thước cơ thể và
đặc điểm của miệng sâu non.
 Vòng đời của ong ký sinh Cotesia sp.
Kết hợp với thí nghiệm nuôi sinh học cá thể ong khi quan sát đặc điểm hình thái để
ghi nhận thời gian phát triển từng pha cơ thể và vòng đời của ong Cotesia sp.
3.3.2. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn thêm tới tuổi thọ ong Cotesia sp.
(Braconidae – Hymenoptera)
 Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm
Thu thập kén ong ở ngoài đồng về (trên ruộng dưa leo hoặc khổ qua), cần thu thập
nhiều kén vì khi làm thí nghiệm cần nhiều ong ở cùng tuổi. Sau khi ong vũ hóa được
một ngày thì tiến hành làm thí nghiệm.
Các dung dịch thức ăn dùng trong thí nghiệm là nước lã, mật ong pha loãng 30 %
và mật ong pha loãng 70 %
15


 Phương pháp thực hiện
Bắt riêng ong đực và ong cái cho vào đĩa petri (1 đĩa 1con). Cho ong ăn bằng cách
cắt bông gòn thành từng miếng nhỏ hình vuông. Nhúng bông vào dung dịch thức ăn,
dùng pen đưa vào đĩa petri, thay thức ăn cho ong hàng ngày.
 Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức gồm 15 ong đực và 15 ong cái
-


Nhiệm thức 1: không cho ăn

-

Nhiệm thức 2: nước lã

-

Nhiệm thức 3: mật ong 30%

-

Nhiệm thức 4: mật ong 70%

Hình 3.1 Hộp nuôi ong

Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của
thức ăn thêm đến tuổi thọ ong Cotesia sp.

 Chỉ tiêu theo dõi
Ghi nhận số ong chết vào buổi sáng mỗi ngày cho đến khi ong chết hết, từ đó tính
được tuổi thọ trung bình của ong đực và ong cái trong mỗi nghiệm thức.
3.3.3. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của một số nông dược đến trưởng thành
ong Cotesia sp.
 Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm
 Làm hộp thử thuốc: hộp thử thuốc là hộp hình chữ nhật có kích thước 75 x 40 x
12 mm, gồm hai phần
- Phần vỏ hộp được làm bằng giấy mica cứng có hình hộp chữ nhật, kích thước 75 x
40 x 12 mm.
16



- Phần ruột gồm xốp cắm hoa cắt hình chữ nhật, có kích thước như trên nhưng nhỏ
hơn để có thể đặt lọt vào phần vỏ hộp, ở giữa đục hai lỗ nhỏ có đường kính 2 cm.
Dùng dao rọc giấy xén vào giữa một đường cách mặt trên 2mm, sau đó lồng miếng
giấy film mỏng có cùng kích thước vào miếng xốp. Dùng súng keo dán lại.
 Ong trưởng thành Cotesia sp.: thu thập kén ong ở ngoài đồng (trên các ruộng
dưa ở Hóc Môn, Củ Chi) đem về phòng thí nghiệm chờ ong vũ hóa, sau khi
ong vũ hóa được một ngày thì tiến hành làm thí nghiệm.
 Lá dưa leo (hái trên cây không phun thuốc đã được trồng từ trước) cắt hình tròn
có đường kính 2,5 cm.
 Dung dịch thuốc phun được pha với nước cất theo liều lượng ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm.
STT

Loại thuốc

Tên hoạt chất

Liều sử dụng

1

Aliette 800WG

Fosetyl aluminium (800g/kg)

2,5 g/l

2


Daconil 500SC

Chlorothanil (500g/l)

1,875 ml/l

3

Onecide 15EC

Fluazifop – butyl (150g/l)

3,125 ml/l

4

Visimaz 800BTN Simazine (80%)

5 g/l

5

Regent 800WG

Fipronil (800g/kg)

0,1 g/l

6


Confidor 100SL

Imidacloprid (100g/l)

0,875 ml/l

7

Secure 10EC

Chlofenapyr (100g/l)

1,25 ml/l

8

Vertimec 1.8EC

Abamectin (18g/l)

1,25 ml/l

9

Success 25SC

Spinosad (27.8g/l)

3,125 ml/l


10

Dipel 6.4DF

Bacillus thuringiensis

1,25 g/l

 Dụng cụ phun thuốc là tháp phun Potter Tower.

17


×