Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THEO LUẬT KHOÁNG SẢN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THEO
LUẬT KHOÁNG SẢN NĂM 2010

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực
hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được
ai công bố trong luận văn nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đề đã được
chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Phương



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN ....................................................................................... 7
1.1 Khái niệm và đặc điểm của đấu giá quyền khai thác khoáng sản......... 7
1.2. Mục đích, vai trò của đấu giá quyền khai thác khoáng sản................ 16
1.3. Điều chỉnh pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản ........... 20
Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THEO LUẬT
KHOÁNG SẢN NĂM 2010 .............................................................................. 32
2.1 Các quy định pháp luật về hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng
sản .................................................................................................................... 32
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đấu
giá quyền khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản năm 2010 ............ 51
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN THEO LUẬT KHOÁNG SẢN NĂM 2010 ......................... 68
3.1. Một số giải pháp cụ thể ........................................................................... 68
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Theo
kết quả điều tra khoáng sản, thăm dò nhiều năm của Tổng cục địa chất Việt
Nam, Nước ta với hơn 3000 km đường biển chạy dọc chiều dài đất nước, núi

non điệp trùng, những dải đồi trung du, những cao nguyên nắng gió và bình
nguyên thẳng cánh cò bay, tiềm năng ẩn sâu trong lòng đất. Chúng ta có hơn 40
loại khoáng sản trong đó có khoảng 10 loại khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn so với
thế giới như Boxit, Đất hiếm, Than, Cát thuỷ tinh, Đá trắng….Ngoài ra các loại
khoáng sản khác như đồng, Urani, Apatit….Nghành địa chất đã xác định cấu
trúc địa chất lãnh thổ đã phát hiện với lượng khoáng sản khoảng trên 5000 mỏ
khoáng sản, để so với diện tích đất nước thì Nước ta được coi là Quốc gia giàu
tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên này sẽ là động lực thúc đẩy đất nước
phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Song tiềm
năng sẽ không mang lại giá trị thực nếu không có bàn tay của con người khơi
dậy nguồn khoáng sản được khai thác rất nhiều nhưng thu nhập lại chiểm chỉ
16% đến 17% tổng thu ngân sách Quốc gia. Trước đây cấp phép khai thác
khoáng sản theo cơ chế xin cho, việc khai thác trái phép hoạt động nhiều và có
nhiều. Các đơn vị, doanh nghiệp khi phát hiện có mỏ, điểm mỏ trong quy hoạch,
chưa được cấp cho ai, dựa trên cơ sở giấy đăng ký kinh doanh phù hợp và những
thông tin chứng minh năng lực là có thể đề nghị được thực hiện các trình tự, thủ
tục xin cấp phép khai thác khoáng sản.
Với quy trình đó, thực tế thời gian qua đã có không ít đơn vị, doanh
nghiệp đã sở hữu nhiều mỏ, điểm mỏ, trong khi có những đơn vị thực chất sản
xuất lại thiếu vùng nguyên liệu khai thác. Cũng từ cơ chế này đã gây ra tình
trạng nhiều mỏ được cấp nhưng không triển khai, do năng lực chủ mỏ hạn chế;
chuyển nhượng ngầm hoặc khai thác chỉ để xuất bán nguyên liệu thô gây lãng
phí tài nguyên...

1


Hơn nữa, cơ chế này cũng đã khiến hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra một
cách ồ ạt, nhưng ngân sách nhà nước thu được không đáng kể, người dân địa
phương không được hưởng lợi ích từ hoạt động khai khoáng.

Nhiều địa phương cấp phép không theo quy hoạch, vượt quy hoạch, cấp phép
mà không có thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định năng lực đầu tư để cấp phép tại
khu vực chưa có quy hoạch thăm dò khai thác, cấp phép vượt quá diện tích, vượt
quá thẩm quyền của địa phương, cấp phép khai thác tận thu không đúng với vị
trí được giao tận thu, cấp phép khai thác khoáng sản trong diện tích khu kinh tế
mà chưa có ý kiến thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền. Hiện tượng chia cắt
mỏ lớn thành mỏ nhỏ tại các địa phương để không phải xin phép trung ương
nhằm dễ dàng tự cấp phép tại địa phương đó, trong khi năng lực quản lý của địa
phương thì rất yếu dẫn đến tình trạng tài nguyên bị chảy vào túi tiền cá nhân,
đây là vấn đề bất cập đã nhiều năm. Khoáng sản là nguồn tài nguyên của toàn
dân nhưng cũng là nguồn tài nguyên không tái tạo được. Để khắc phục những
thất thoát tài nguyên của đất nước cũng như tránh được những thủ tục rườm rà
của cơ chế xin cho trước đây thì việc Đấu giá quyền khai thác Khoáng sản là cần
thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả khai thác tài nguyên.
Đấu giá là hình thức mới trong hoạt động khai thác khoáng sản trong cả
nước, việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản sẽ là cơ sở quan trọng,
tạo ra sân chơi minh bạch cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, tăng hiệu
quả kinh tế cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường.
Bên cạnh đó, việc cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ góp phần quản lý
chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản, tăng thu
ngân sách, loại bỏ những doanh nghiệp thiếu năng lực. Qua đó, tăng cường công
tác quản lý, tạo nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng cho các địa
bàn diễn ra hoạt động khai khoáng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bán đấu giá tài sản nói chung nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của các tác
giả và đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề này. Đối với hoạt

2



động đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì đây là một vấn đề khá mới mẻ,
thực tiễn hoạt động này diễn ra còn nhiều vướng mắc.
Nghiên cứu pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở Việt Nam
nói chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Song vấn đề về hoạt động khai
thác khoáng sản dưới góc độ pháp lý một vài nhà nghiên cứu đánh giá ở nhiều
khía cạnh khác nhau, công trình như đã có một số bài viết trên tạp chí liên quan
đến vấn đề này có thể kể đến Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hoàng Mai,
“Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền
vững”, Mai Thế Toản, Hoàng Thanh Nguyệt, “Đánh giá môi trường chiến lược
đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản”, Doãn Hồng
Nhung, “Một số ý kiến về sử dụng tài chính phục vụ chi trả cho quản lý và khai
thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường”, Tài liệu hội thảo “Hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý nhằm phát triển bền vững thị trường tài chính ở Việt Nam”,
Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 15/12/2012, “Chính sách pháp luật
về quản lý khai thác khoáng sản gắn liền với bảo vệ môi trường”, Tạp chí tài
nguyên và môi trường, Tạp chí lý luận Khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Số 05 (163) Kỳ 1 tháng 3/2013 trang 11 – 14, Charles R.
McElwee (2011), Environmental Law in China: Managing Risk and Ensuring
Compliance”, Nhà xuất bản Oxford University Press, Lê Văn Khoa, Phan Đình
Nhã (2012), Thực trạng khai thác, chế biến và sử dụng Titan tại Việt Nam, Tạp
chí khoa học công nghệ và môi trường, số 25, tr.12-14, V. I. Smirnov,
"Классификация запасов месторождений и прогнозных ресурсов твёрдых
полезных ископаемых" (Phân loại các trữ lượng khoáng sàng và các nguồn dự
báo khoáng sản rắn). Геология полезных ископаемых, Moskva, "Nedra",
1989.
Công trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá
quyền khai thác khoáng sản do còn ít, nghiên cứu chung về pháp luật đấu giá
quyền khai thác khoáng sản đem lại cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật,
đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở quy mô toàn quốc


3


góp phần quan trọng vào việc đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật về đấu giá
quyền khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của toàn dân trong thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu giá quyền khai thác
khoáng sản cũng như tìm hiểu thực trạng thi hành các quy định về vấn đề này,
đồng thời nhận diện những tồn tại và bất cập trong các quy định của pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật nhằm đưa ra một số đề xuất giải pháp, góp phần
hoàn thiện các quy định của pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản nói
chung và nâng cao hiệu quả thực thi công tác đấu giá quyền khai thác khoáng
sản theo Luật khoáng sản năm 2010 nói riêng.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng
sản, tìm hiểu các chính sách và văn bản liên quan, đánh giá vai trò của công tác
đấu giá quyền khai thác khoáng sản và tầm quan trọng của việc hoàn thiện các
quy định của pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Tìm hiểu các quy định và chính sách pháp luật về đấu giá quyền khai thác
khoáng sản theo Luật khoáng sản năm 2010. Đánh giá thực tiễn thi hành các quy
định đó để nhìn nhận những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình thực thi
pháp luật. Tập trung phân tích những tồn tại, vướng mắc để tìm hiểu nguyên
nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. Đưa ra một số kiến nghị giải pháp góp phần
hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền
khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản năm 2010
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận về pháp luật đấu giá quyền trong
hoạt động khai thác khoáng sản, các văn bản, các luật định của nước ta về bán
đấu giá trong hoạt động khai khoáng. Bên cạnh đó còn nghiên cứu tình hình
thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản ở
Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về đấu giá
quyền khai thác khoáng sản với tính chất là một hình thức để Nhà nước cấp

4


quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên có thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản, có đối chiếu với thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá quyền khai thác
khoáng sản theo Luật khoáng sản năm 2010.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lê nin với phép biện chứng khoa học
duy vật và biện chứng khoa học lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá khoáng sản.
Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp
thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh
giá: được sử dụng để phân tích, tổng hợp số liệu thu thập được, phương pháp so
sánh: phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định của pháp luật,
tìm ra các điểm bất cập, chưa phù hợp, chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật
về đấu giá quyền khai thác khoáng sản nói chung theo Luật khoáng sản năm
2010 để đưa ra kiến nghị giải pháp và nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp
luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong thực tiễn, phương pháp thu
thập, kế thừa các tài liệu đã có: kết quả nghiên cứu của đề tài có sự tiếp thu, kế
thừa các thông tin, tài liệu, các số liệu của các nghiên cứu trước đó, trên cơ sở đó
phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về đấu giá quyền khai thác
khoáng sản, nhìn nhận những bất cập của pháp luật về vấn đề này để đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, nghiên cứu đề tài sẽ đem đến cái nhìn tổng quan về thực
trạng quy định của pháp luật và việc thi hành pháp luật về đấu giá quyền khai
thác khoáng sản, trên cơ sở nghiên cứu cụ thể việc áp dụng pháp luật về đấu giá

quyền khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17
tháng 11 năm 2010. Từ đó đánh giá hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật về
đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong thực tiễn: những quy định nào còn hạn
chế, để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Về mặt thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra những giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản
5


theo Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế, xã hội cũng như chủ trương chính sách quản lý của
nhà nước về khai thác tài nguyên thiên nhiên.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài được kết
cấu thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động đấu giá quyển
khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản năm 2010
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản năm 2010.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1 Khái niệm và đặc điểm của đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1.1.1 Khái niệm khoáng sản và khai thác khoáng sản
1.1.1.1 Khái niệm khoáng sản

Định nghĩa khoáng sản:
Khoáng sản là từ Hán Việt, bính âm là Kuàng chăn. Trong đó theo Hán
Việt Thiều Chửu thì quáng/ khoáng nghĩa là quặng mỏ và phàm vật gì lấy ra ở
mỏ đều gọi là quáng, người Việt quen đọc là khoáng. Còn sản là nơi sinh ra.
Khoáng sản có nghĩa là nơi sinh ra quặng mỏ.
Trong địa chất học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp
kháng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do các quá trình địa chất xác định,
mà từ đó con người có thể lấy kim loại, các hợp chất hay các khoáng vật để sử
dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Dưới góc độ pháp luật, theo Khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản năm 2010
định nghĩa: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng
vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Tài nguyên khoáng sản hay “khoáng sản” là một dạng tài nguyên thiên
nhiên, là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà
ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc
sử dụng trực tiếp, có thể sử dụng trong hiện tại và tương lai, phục vụ cho sự tồn
tại và phát triển của loài người.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Khoáng sản là những thành tạo
khoáng vật trong vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Dựa trên
trạng thái vật lý phân ra: khoáng sản rắn, lỏng (dầu mỏ, nước khoáng) và khí
(khí đốt, khí trơ). Dựa vào thành phần hóa học và công dụng phân ra: khoáng
sản kim loại, phi kim (không kim loại) và nhiên liệu”

7


Tóm lại, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên
hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng, trên
mặt đất. Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan

trọng của quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật.
Khoáng sản nằm trong lớp vỏ Trái Đất ở dạng tích tụ với các đặc trưng
khác nhau (gân, mạch, cán, bướu, nham cán, vỉa, ổ, sa khoáng…), là một dạng
tài nguyên thiên nhiên được tích tụ tự nhiên bao gồm các khoáng vật và các
khoáng chất; khi ở trạng thái vật lý thì khoáng sản ở thể rắn, lỏng và khí.
Khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Khoáng
sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của loài người nói chung và sự
kinh tế của loài người nói riêng. Lịch sử phát triển và tiến hóa của con người đã
chứng minh, con người đã biết sử dụng các loại khoáng sản nhằm phục vụ lợi
ích cho mình. Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng khoáng sản đá làm công
cụ lao động. Sau đó, con người đã phát hiện và sử dụng quặng sắt và nhiều
những kim loại khác để sản xuất công cụ lao động, đồ trang sức, các vật dụng
khác. Ngày nay, khoáng sản được ứng dụng trở thành một nguyên liệu, nhiên
liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp cho đến trồng trọt, xây dựng nhằm
chế tạo các sản phẩm phục vụ cuộc sống con người.
Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng
của quốc gia. Việc khai thác sử dụng khoáng sản tiềm ẩn những nguy cơ gây ô
nhiễm, suy thoái đến môi trường đồng thời tác động đến sức khỏe con người. Do
đó, khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng,
an ninh.
Căn cứ theo trạng thái vật lý có thể phân thành: khoáng sản rắn (quặng
kim loại đen, đá…), khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng…), khoáng sản khí
(khí đốt, khí trơ…), trong đó: tài nguyên khoáng sản rắn là những tích tụ tự
8



nhiên của các khoáng chất rắn bên trong hoặc trên bề mặt vỏ trái đất, có hình
thái, số lượng và chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai
thác, sử dụng một hoặc một số loại khoáng chất từ các tích tụ này đem lại hiệu
quả kinh tế tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Tài nguyên khoáng sản rắn
được chia thành: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài nguyên khoáng sản
rắn dự báo.
 Phân loại khoáng sản:
Căn cứ theo chức năng sử dụng, khoáng sản có thể được phân ra làm ba
nhóm lớn là khoáng sản kim loại (sắt, thiếc, vàng, kim loại phóng xạ, kim loại
đất hiếm...), khoáng sản phi kim loại (muối mỏ, kim cương, đá vôi…), khoáng
sản cháy (than đá, dầu khí…)
Căn cứ theo mục đích và công dụng, khoáng sản có thể được phân thành
các nhóm sau: khoáng sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch (dầu mở, than…),
khoáng sản phi kim, khoáng sản kim loại, nhiên liệu đá màu (đá mã não, đá hổ
phách…), thủy khoáng (nước khoáng, nước ngọt ngầm dưới lòng đất), nhiên
liệu khoáng- hóa: Apatit và các muối khoáng khác.
Hiện nay tại Việt Nam đã phát hiện được hơn 5000 điểm mỏ với khoảng
60 loại khoáng sản khác nhau. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam
tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên
liệu (dầu khí, than); nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromít, titan,
mangan); nhóm khoáng sản kim loại màu (bôxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon,
molipden); nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý); nhóm khoáng sản hoá chất
công nghiệp (Apatít, cao lanh, cát thuỷ tinh); nhóm khoáng sản vật liệu xây
dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát). Nhưng trong đó chỉ có một số
loại khoáng sản có trữ lượng lớn ngang tầm thế giới bao gồm: bô-xít (chiếm trên
7% trữ lượng thế giới), đất hiếm, Vonfram (Vonfram Núi Pháo chiếm 30%
nguồn cung toàn cầu), ti-tan, phốt-phát, than đá, quặng sắt, khoáng sản vật liệu
xây dựng … Như vậy, ở Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản song trữ lượng của
hầu hết các loại khoáng sản đều không nhiều do đó cần phải biết khai thác, giữ
gìn và tích kiệm tài nguyên quốc gia.

9


1.1.1.2 Khái niệm khai thác khoáng sản
Khoáng sản có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội - môi
trường. Một mặt, hoạt động khai thác khoáng sản tận dụng nguồn vật chất của tự
nhiên để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người.
Khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản năm 2010 định nghĩa: “Khai thác
khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản
mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.
Luật khoáng sản năm 2010, quy định những hoạt động được coi là hoạt
động khai thác khoáng sản mà không quy định bắt buộc chủ thể tham gia hoạt
động khai thác khoáng sản phải tham gia tất cả các hoạt động xây dựng cơ bản
mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu hay các hoạt động khác có liên quan trên. Vì
thế, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu hay tiềm lực của mình mà các chủ
thể có thể tiến hành một hoặc một số hay toàn bộ các hoạt động khai thác
khoáng sản. Tuy nhiên, trong bất kể hoạt động nào thì khi thực hiện, chủ thể tiến
hành hoạt động khai thác khoáng sản cũng phải tuân thủ đầy đủ những quy định
của pháp luật, đặt ra cho hoạt động đó và cho hoạt động khai thác khoáng sản
nói chung.
Khoản 5 Điều 2 có Luật khoáng sản năm 2010, quy định “Hoạt động
khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng
sản”. Theo đó, hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động
khoáng sản nên hoạt động khai thác khoáng sản mang những đặc điểm sau:
- Đối tượng của hoạt động khai thác khoáng sản là tài nguyên khoáng
- Phạm vi hoạt động của hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra ở hầu hết
các địa phương nơi có khoáng sản và không ngừng mở rộng quy mô theo chiến
lược khai thác khoáng sản, quy hoạch khai thác khoáng sản của Nhà nước.
- Quá trình tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản được sự hỗ trợ thúc
đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Với tính chất

là một ngành nghề khai thác có tính chất phức tạp do khoáng sản hầu hết ở trong
lòng đất, trong các mỏ khoáng sản, dưới dạng quặng khoáng sản. Mặt khác việc
10


khai thác khoáng sản có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và cộng đồng
xung quanh nơi có khoáng sản khai thác nên đòi hỏi hoạt động khai thác khoáng
sản tất yếu phải có những trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại và yếu tố
con người đạt những yêu cầu nhất định về trình độ chuyên môn, kỹ thuật để khai
thác hiệu quả, tích kiệm tài nguyên khoáng sản.
- Hoạt động khai thác khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện và thực
hiện các quy định theo pháp luật khoáng sản và các luật khác có liên quan. Đó là
điều kiện và quy định pháp luật về chủ thể thực hiện quyền khai thác khoáng
sản, về Giấy phép khai thác khoáng sản, về đánh giá tác động môi trường, về
quản lý và xử lý chất thải, về phục hồi và cải tạo môi trường, về các nghĩa vụ tài
chính trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Hoạt động khai thác khoáng sản là một hoạt động kinh tế mang lại hiệu
quả lớn đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Do nhu cầu sử dụng khoáng
sản ngày càng tăng, các chủ thể hoạt động khai thác khoáng sản càng có cơ hội
thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hoạt động khai thác khoáng sản tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Nhà nước quy định về nghĩa vụ tài chính của các chủ
thể khai thác khoáng sản dưới nhiều hình thức như: thuế tài nguyên, thuế thu
nhập doanh nghiệp, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản...với mục đích tạo ra nguồn thu để bồi hoàn cho quốc gia những giá trị bị
mất đi vĩnh viễn do quá trình hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Hoạt động
khai thác khoáng sản tạo cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy các
ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác cùng phát triển, phát triển cơ sở hạ
tầng đồng thời thực hiện trách nhiệm đối với địa phương nơi có hoạt động khai
thác khoáng sản như: xây dựng nhà tình nghĩa, trường học, cơ sở y tế,…các chủ
thể tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản giúp cho các địa phương này có

thêm điều kiện để phát triển nhằm bù đắp phần nào những thiệt hại do nó gây ra.
1.1.2 Khái niệm quyền khai thác khoáng sản
Dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền khai thác khoáng sản là một loại tài sản:

11


Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Quy định này được nhắc lại tại khoản
1 Điều 105 của 163 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quyền tài sản được định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015: “Quyền
tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Theo đó,
quyền tài sản, trước tiên phải được hiểu là sự được phép của chủ thể mang
quyền. Quyền này phải được trị giá bằng tiền hoặc tương đương với một đại
lượng vật chất nhất định.
Xét dưới góc độ kinh tế, quyền khai thác khoáng sản như một loại hàng
hoá. Người muốn khai thác phải bỏ ra một khoản tiền phí cấp quyền khai thác,
thuế và phí để nộp vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, nhìn nhận từ một khía
cạnh quan trọng khác, gắn với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
chế độ sở hữu đối với tài nguyên, chúng ta sẽ thấy được tính khác biệt của nó:
Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia, vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt. Khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng quyền khai thác lại được
Nhà nước trao cho tổ chức, đơn vị thông qua các hình thức: Xin cho, đấu thầu,
đấu giá. Do vậy, khái niệm quyền khai thác khoáng sản cần được hiểu theo
nghĩa rộng hơn Khái niệm “quyền khai thác” tài sản thông thường trong pháp
luật dân sự. Quá trình khai thác tài nguyên diễn ra phần lớn trong lòng đất nên
việc phá huỷ cấu trúc lòng đất, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm là điều
không thể tránh khỏi. Đó không chỉ đơn giản là quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi tài sản, mà còn là sự bảo đảm hoàn thổ, hoàn nguyên lại cho môi

trường như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí tại địa phận
sau khi đã diễn ra quá trình khai thác. Phải có kế hoạch và biện pháp đầy đủ
trong công tác bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có).
Như vậy có thể hiểu quyền khai thác là những quyền năng của người, sử
dụng bàn tay và trí óc con người để biến những tiềm năng trở thành tài sản,
nguồn năng lượng phục vụ đời sống của chính con người, được pháp luật quy
định và đảm bảo thực hiện trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên.
12


Với tư cách là một loại tài sản, một loại hàng hoá đặc biệt, quyền khai
thác khoáng sản có thể được đem giao dịch. Nhà nước có thể trao quyền khai
thác cho tổ chức đơn vị bằng nhiều hình thức, trong đó, hình thức đấu giá quyền
khai thác khoáng sản được pháp luật quy định trong một số trường hợp nhất
định. Việc Nhà nước giao hoặc cho tổ chức, cá nhân có chức năng ( có đăng ký
kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản phù hợp với
loại khoáng sản đưa ra đấu giá) khai thác theo hình thức đấu giá có nghĩa là,
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên khoáng
sản, trực tiếp đưa quyền khai thác khoáng sản tiến đến một thị trường bình đẳng,
có cạnh tranh. Như vậy đã tạo ra một kênh mới cho các tổ chức có nhu cầu đấu
giá một cách minh bạch, đúng thủ tục và trình tự theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Khái niệm đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Đấu giá là một phương thức bán hàng đặc biệt, nó hình thành từ khi xã hội
hình thành nền kinh tế hàng hoá, trong đó có người bán, người mua, có hàng hoá
và có sự cạnh tranh về giá cả. Như vậy, bán đấu giá là một hoạt động kinh tế,
dân sự diễn ra theo quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường.
Đấu giá là phương pháp xác định giá trị của một hàng hoá có mức giá
không thể xác định hoặc rất quý hiếm. Thông qua đấu giá, hàng hoá đó sẽ được
mua và bán với giá gần đúng với giá trị của nó. Theo từ điển kinh tế học đã chỉ
ra rằng: “Đấu giá là một thị trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho

hàng hoá chứ không phải đơn thuần trả theo giá người bán; thị trường đấu giá
là thị trường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổi của
cung và cầu”
Có thể hiểu dưới góc độ quan hệ pháp luật dân sự thì bán đấu giá là hình
thức bán hàng mà để người mua tự trả giá sao cho không thấp hơn giá mà người
bán quy định trước đó và ai trả giá cao nhất sẽ được mua. Bán đấu giá có thể được
thực hiện dưới hình thức tất cả những người mua được trả giá một lần thông qua
bỏ phiếu kín hoặc những người mua được phép trả giá nhiều lần công khai trong
một khoảng thời gian xác định. Các luật gia cũng đưa ra khái niệm về đấu giá tài
sản: đấu giá tài sản là một phương thức định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
13


Theo luật pháp nước ta quy định tại Điều 2 Nghị định số: 86/CP ngày
19/12/1996: “Bán đấu giá là hình thức bán tài sản công khai mà có nhiều người
muốn mua tham gia trả giá theo thủ tục được quy định tại Quy chế này; người
trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người mua được tài sản bán
đấu giá đó” và tại Điều 2 Nghị định số: 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của
Chính phủ về bán đấu giá tài sản đưa ra khái niệm bán đấu giá tài sản như sau:
“Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả
giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ
tục được quy định tại Nghị định này” .
Đến nay, bán đấu giá tài sản được điều chỉnh theo Điều 2 Nghị định số:
17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010),
trong đó nêu rõ: “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo
phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc,
trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là
phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất” .
Tuy có nhiều cách định nghĩa bán đấu giá tài sản, song về cơ bản đều dựa
trên những đặc điểm chung .Vì vậy có thể khái quát về khái niệm đấu giá tài là:

Hình thức mua bán công khai và được tổ chức theo những nguyên tắc, trình tự,
thủ tục mà pháp luật quy định nhằm mục đích bán được tài sản ở giá cao nhất;
người trả giá cao nhất đối với tài sản sẽ mua được tài sản đó.
Dưới góc độ pháp lý, bán đấu giá tài sản là một loại quan hệ mua bán tài
sản. Trong đó, đối tượng được đem ra mua – bán là quyền khai thác khoáng sản,
chủ thể của quan hệ này gồm: Một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
bằng hình thức bán đấu giá quyền khai thác với tư cách là “người” đại diện thực
hiện quyền sở hữu toàn dân về tài nguyên khoáng sản – bên bán, một bên là các
tổ chức có nhu cầu tham gia đấu giá quyền khai thác – bên mua. Mỗi bên khi
tham gia quan hệ mua - bán nêu trên đều có những quyền, nghĩa vụ nhất định
theo quy định của pháp luật.
Tương tự như bán đấu giá tài sản thông thường, “bên bán” quyền khai thác
khoáng sản thông qua đấu giá đưa ra mức giá khởi điểm để những người mua
14


cùng công khai trả giá, người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là
người mua được quyền khai thác mà Nhà nước đem bán đấu giá.
Từ nhận thức chung về bán đấu giá tài sản và thực tiễn tổ chức, thực hiện
bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở nước ta trong thời gian qua, có thể
đưa ra khái niệm: “Đấu giá quyền khai thác khoáng sản do Nhà nước giao là
một hình thức mua – bán tài sản đặc biệt, được tổ chức công khai theo những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, do người bán đấu giá
điều hành nhằm bán được quyền sử khai thác cho người mua (tổ chức, cá nhân
có nhu cầu khai thác khoáng sản) với giá cao nhất. Người trúng đấu giá quyền
khai thác khoáng sản là người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm đã
đưa ra.
1.1.4. Đặc điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Nếu như việc mua bán tài sản thông thường được thực hiện thông qua hình
thức mua bán trực tiếp, thoả thuận theo nguyên tắc “thuận mua – vừa bán”:

người bán thường đưa ra mức giá cao hơn so với giá trị thực của hàng hoá,
người mua thường “mặc cả giá” cho đến khi giá cả được chấp thuận. Trái lại,
đối với bán đấu giá tài sản là quyền khai thác khoáng sản, trên cơ sở giá bán mà
bên bán đưa ra, bên mua sẽ đưa ra các mức giá trả và phải ít nhất bằng giá khởi
điểm trở lên để mua được quyền khai thác khoáng sản; ai là người trả giá cao
nhất sẽ là người thắng trong cuộc đấu giá.
Bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một hình thức mua bán tài sản
đặc biệt. Do tính chất đặc thù của nó là chế độ sở hữu toàn dân về tài sản và tính
chất đặc biệt của quyền khai thác khoáng sản mà việc đấu giá quyền khai thác
này mang những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các hình thức bán đấu giá
tài sản thông thường khác.
Thứ nhất, trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, “Bên” có tài sản bán
đấu giá và điều hành việc đấu giá là các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng
sản có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, đại diện cho chủ sở hữu toàn
dân về khoáng sản được quyền quy định, xét mức giá khởi điểm, thông báo công
khai hồ sơ mời đấu giá, những nội dung có liên quan đến khai thác khoáng sản,
15


hình thức trả giá, kết quả đấu giá, ban hành quy chế đấu giá, xác định tư cách
người tham gia đấu giá, giá khởi điểm, bước giá, kết quả đấu giá và hoàn thiện
các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử khai thác khoáng sản cho các tổ
chức, cá nhân trúng đấu giá theo đúng quy định.
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản khác với đấu giá các tài sản thông
thường. Trong quan hệ đấu giá thông thường, người có tài sản bán đấu giá là chủ
sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền bán tài sản đó. Người điều
hành việc đấu giá là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp mà người bán lựa chọn
để bán đấu giá tài sản. Chủ thể của quan hệ đấu giá này nhìn chung được quy
định rộng hơn nhiều so với đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Thứ hai, trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, người tham gia đấu giá

là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác khoáng sản, đăng ký tham gia đấu
giá theo quy định của pháp luật và được hưởng các quyền, nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật và quy chế đấu giá.
Do đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một phương thức bán tài sản
công khai theo phương thức trả giá từ thấp lên cao và người trả giá cao nhất là
người trúng đấu giá nên phải có nhiều chủ thể tham gia.
Người trúng đấu giá là người trả giá cao nhất trong số những người tham
gia đấu giá, được Nhà nước giao địa bàn khai thác. Tiền thu được từ đấu giá
quyền khai thác khoáng sản được nộp vào một tài khoản riêng tại kho bạc Nhà
nước. Số tiền này được sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Việc bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản được tiến hành theo những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
1.2. Mục đích, vai trò của đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1.2.1. Mục đích của đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Phương thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một phương thức mới,
nó được kỳ vọng sẽ siết chặt việc cấp phép khai thác khoáng sản từ đó góp phần
tăng thu ngân sách, giảm thiểu cơ chế “xin- cho” trong hoạt động khai thác
khoáng sản.
16


Từ khi có Luật khoáng sản năm 2010, (sửa đổi) có hiệu lực và sau khi Nghị
định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3-2012 của Chính phủ quy định về năm
đấu giá quyền khai thác khoáng sản được Chính phủ ban hành, việc đấu giá quyền
khai thác khoáng sản mới được thực hiện.
Theo đại diện Tổng cục Địa chất - Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT),
mục đích của việc đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản là để chọn ra được tổ
chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên khoáng sản, đồng thời quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài

nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế,
giảm thiểu các tác động đến môi trường, phát huy tiềm năng khoáng sản, tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tới đây
các doanh nghiệp muốn khai thác khoáng sản sẽ được đấu giá một cách bình
đẳng về quyền đối với các doanh nghiệp khác, đồng thời sẽ phải bỏ ra một
khoản tiền để được cấp quyền khai thác khoáng sản.
Theo Liên minh Khoáng sản cho rằng, cấp phép khai thác khoáng sản là
công đoạn rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị khai thác khoáng sản và
việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Đấu giá quyền khai thác sẽ tăng cường tính minh bạch nhằm xóa bỏ cơ
chế “xin – cho” trong cấp phép khai thác khoáng sản, qua đó tăng tính cạnh
tranh, giảm thiếu rủi ro cho doanh nghiệp cũng như Nhà nước.
Trước đây hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta có nhiều hạn chế,
trong đó việc cấp phép chưa có tiêu chí rõ ràng, dẫn đến cấp phép ồ ạt, hoạt
động khai thác sẽ cải thiện được một phần ở giai đoạn đầu khi việc cấp quyền
khai thác khoáng sản đã minh bạch hơn, rõ ràng hơn.
Tuy công nhận việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là cơ chế tốt để
giảm thiểu cơ chế xin – cho trong cấp phép khai thác khoáng sản, song vẫn còn
đó những vướng mắc liên quan đến chủ trương này.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện song song hai hình thức cấp phép (cấp
phép thông thường và cấp phép qua đấu giá), theo đó Chính phủ sẽ quy định khu
vực nào cấp phép thông qua đấu giá, khu vực nào không. Hiện nay các khu vực
17


được khoanh định là sẽ không cấp phép thông qua đấu giá khá nhiều, nhưng tiêu
chí nào để lựa chọn những mỏ đưa ra đấu giá, mỏ nào không đấu giá hiện nay
chưa được đề cập rõ ràng. Điều này cần phải minh bạch, cụ thể hơn.
Nhìn một cách tổng thể, đấu giá là xu hướng tất yếu, nhưng để đảm bảo hiệu
quả, lựa chọn được doanh nghiệp tốt thì phải công khai thông tin hơn nữa với

những tiêu chí, những quy định cụ thể trong quy trình đấu giá, tránh trường hợp
đấu giá chỉ mang tính chất hình thức.
Để chọn được doanh nghiệp tốt, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khai
thác, nhưng thực tế từ khi có Luật khoáng sản năm 2010 (sửa đổi) cho thấy đây
chưa hẳn là cơ chế nhiều ưu điểm. Việc tăng thu ngân sách nhà nước là có
nhưng là ở nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chứ chưa phải là ở
tiền thuế thu từ hoạt động khai thác được quản lý hiệu quả.
Đối với Nhà nước, thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm
hướng đến hai mục tiêu là góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sử
dụng tài nguyên và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và hai mục tiêu này
liên quan mật thiết với nhau.
1.2.2 Vai trò của đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Đấu giá quyền khai thác khoáng sản có những vai trò như sau:
Thứ nhất, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là cơ sở giúp Nhà nước định
giá nguồn khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản là sở hữu thuộc về toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý. Từ đó so sánh được giữa giá trị thực và giá trị
được xác định qua việc thăm dò, điều tra cơ bản của vùng khai thác. Phần lớn
khoáng sản là một loại vật chất tiềm ẩn nằm sâu trong lòng đất nên rất khó xác
định chính xác giá trị thực sự của nó, thậm chí có những nguồn tin cho rằng
khoáng sản là một loại tham nhũng có thể nói là tinh vi, song có thể được xác
định tương đối chính xác nguồn tài sản này qua công tác tổng điều tra thăm dò
từ các nguồn khác nhau.
Thứ hai, đấu giá quyền khai thác khoáng sản đóng vai trò tạo lập sự ổn
định, minh bạch, đảm bảo hài hoà hơn lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người
trúng đấu giá. Trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, từ quy hoạch để đấu
18


giá đến trình tự, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản đều phải công khai,
minh bạch nên sẽ hạn chế tối đa điều kiện làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Khi tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản, các chủ thể tham gia đấu giá
quyền khai thác khoáng sản hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, họ được
cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Nói cách khác, họ được tạo điều kiện thuận
lợi nhất để không phải thông qua cơ chế xin – cho như trước đây. Người trúng
đấu giá là người trả giá cao nhất cho quyền khai thác khoáng sản được đấu giá,
thực chất là mức giá cao nhất một cách hợp lý vì người tham gia đấu giá đã cân
nhắc nhiều yếu tố khi trả giá. Giá trúng đấu giá vì thế cũng được xem là căn cứ
quan trọng để xác định giá trị của tài nguyên khoáng sản, nhà nước cũng giảm
thất thu ngân sách như trước đây khi Bên được cấp quyền khai thác không nộp
tiền thuế và các khoản phí đầy đủ. Bên cạnh đó, lợi ích mà đấu giá quyền khai
thác khoáng sản làm cho cả Nhà nước và người trúng đấu giá sự tự giác hoàn
thiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ ba, đấu giá quyền khai thác khoáng sản đóng vai trò góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên, tăng thu cho ngân sách
Nhà nước.
Việc quy định hình thức giao khu vực khai thác qua đấu giá quyền khai
thác khoáng sản đem đến những thay đổi đáng kể và đóng vai trò góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, thông qua những thế
mạnh mà hình thức này mang lại.
Trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản, giá khởi điểm làm căn cứ được
xác định thông qua việc trả giá công khai, cạnh tranh công bằng giữa những
người tham gia đấu giá. Giá trúng đấu giá được xác định là sát với giá trị thực
của nguồn tài nguyên. Đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên thiên
nhiên, đấu giá quyền khai thác khoáng sản cung cấp một phương pháp xác định
giá trị của địa điểm khai thác một cách công khai, minh bạch và khoa học, đặc
biệt hạn chế tính chất chủ quan trong việc thu các loại thuế và phí do Nhà nước
quy định, góp phần hạn chế tiêu cực trong thu ngân sách nói riêng và quản lý, sử
dụng khoáng sản được khai thác nói chung.
19



Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản giúp nâng cao hiệu
quả sử nguồn tài nguyên và phát huy được nguồn nội lực của tài nguyên. Nếu
làm tốt công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì tài nguyên thiên nhiên
sẽ không còn coi đây là lĩnh vực nhạy cảm và có thể tham nhũng một cách tinh
vi như đã nói ở trên nữa.
1.3. Điều chỉnh pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1.3.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về đấu giá quyền khai thác
khoáng sản
Luật Khoáng sản 2010 quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản được
ban hành với nhiều kỳ vọng sẽ giảm thiểu cơ chế “xin - cho”. Tuy nhiên cho tới
nay, số trường hợp thực hiện đấu giá vẫn khá khiêm tốn. Có ý kiến cho rằng, cơ
chế về đấu giá khoáng sản là một thất bại lớn nhất của Luật [29]
Những phát sinh trên thực tế buộc Nhà nước phải điều chỉnh lại pháp luật
nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản sao cho phù hợp với cơ chế
kinh tế thị trường đúng theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010.
Nhà nước muốn chọn ra được tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia đầu tư,
khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, đồng thời quản lý, khai thác và
sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển bền
vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sống.
Đồng thời phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả
nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì cần phải
có những cơ chế mới nhằm giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế - xã hội.
Khu vực khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá khi phù hợp với quy
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan chức
năng phê duyệt sẽ giảm thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia.
Do đó việc điều chỉnh pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
luôn là vấn đề cấp bách và quan trọng trong ngành khai khoáng.
1.3.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản điều chỉnh các khía cạnh

liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản, vấn đề cơ bản đó là:
20


Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8
thông qua năm 1995. Đây là một văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân
sự trong đó có quan hệ bán đấu giá tài sản, tại đây đề cập đến các nội dung như:
cơ sở pháp lý của việc bán đấu giá tài sản, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản….
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ
xã hội do Nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của Nhà nước. Vì vậy, nếu pháp
luật phản ánh đúng đắn, phù hợp các quy luật vận động và phát triển của xã hội,
nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội. Nếu ngược lại thì pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển. Pháp
luật về bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản do Nhà nước ban hành, điều
chỉnh các mối quan hệ trong xã hội nhằm mục đích mang lại lợi ích cho toàn xã
hội.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bán đấu giá quyền khai thác
khoáng sản là những quan hệ phát sinh trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Căn cứ vào địa vị pháp lý của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về
bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản có thể chia thành các bên gồm: Một bên
tham gia mang quyền lực Nhà nước và bên không có sự tham gia của bên mang
quyền lực Nhà nước. Khoáng sản là tài nguyên của quốc gia mà Nhà nước là
chủ thể thay mặt nhân dân quản lý. Do đó, việc khai thác khoáng sản tất yếu
phải có sự có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Nhà nước thông qua các
quy định pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Đối tượng được
tham gia và không được tham gia phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Điều kiện và lập kế hoạch tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản;Phương
thức, hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản;Trình tự, thủ tục thực hiện
đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Niêm yết, thông báo công khai hồ sơ mời
đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Căn cứ và thời điểm để xác định giá; Quy

chế về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Qua đó, Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động khai thác khoáng sản trên
toàn quốc. Mặc dù khai thác khoáng sản có sự tham gia điều chỉnh hoạt động rất
lớn từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, hoạt động khai
21


thác khoáng sản mang tính chất là một ngành công nghiệp. Do đó, đối tượng
điều chỉnh của pháp luật đấu giá quyền khai thác khoáng sản cũng bao gồm bên
tham gia không mang quyền lực Nhà nước như: các chủ đầu tư, các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản,... Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có
quyền tự do kinh doanh, kinh doanh bình đẳng nhằm phát huy tối đa hiệu quả
khai thác.
Nội dung điều chỉnh của pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng: Pháp
luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản điều chỉnh về các mối quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình khai thác khoáng sản nhằm mục đích khai thác hiệu
quả nguồn tài nguyên. Nội dung này bao gồm:
 Đối tượng được tham gia và không được tham gia phiên đấu giá quyền
khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản là một hoạt động mang tính chất phức tạp, đòi hỏi
đáp ứng được những yêu cầu như: trang thiết bị hiện đại, người thực hiện khai
thác phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhất định, trình độ và cam
kết chế biến sâu. Bên cạnh đó việc giới hạn người được phép tham gia đấu giá
cũng được quy định để đáp ứng điều kiện cần thiết để bảo mật thông tin cho
công tác này nhằm mục tiêu cạnh tranh lành mạnh giữa những người tham gia
đấu giá.
 Điều kiện và lập kế hoạch tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Tổ chức cá nhân chỉ được tham gia đấu giá khi đã được xét chọn nhằm
đảm bảo năng lực khai thác trong trường hợp trúng đấu giá. Bên cạnh đó còn
phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính ban đầu theo quy định của Nhà nước. Các

quy định và mục tiêu đề ra mà tổ chức, cá nhân phải đạt được và phía cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện các thủ tục cần thiết, kế hoạch cụ thể để
tiến hành áp dụng trong quá trình thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
 Phương thức, hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Đây là quá các bước diễn biến trong phiên đấu giá quyền khai thác khoáng
sản, phổ biến những quy định cần thiết nhằm giúp cuộc đấu giá diễn ra hợp lệ và

22


×