Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.96 KB, 13 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /2012/TTLT-BTN&MT -BTC Hà Nội, ngày tháng năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử
dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường- Tài chính quy định phương pháp tính,
phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý
và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 42 Nghị định
số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trữ lượng khoáng sản địa chất là trữ lượng khoáng sản được xác
định từ kết quả thăm dò do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là trữ lượng


khoáng sản địa chất nằm trong ranh giới khu vực được phép khai thác.
3. Trữ lượng khoáng sản khai thác (Q
KT
) là trữ lượng địa chất nằm
trong ranh giới khu vực được phép khai thác, đã được loại bỏ một phần do
thiết kế phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò nhằm đảm bảo an toàn
và khả thi trong quá trình khai thác.
4. Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác (K
1
)
là tỷ lệ trữ lượng khoáng sản địa chất nằm trong ranh giới khu vực được
1
phép khai thác theo Giấy phép có thể thu hồi được trong quá trình khai
thác.
Điều 3. Phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo công thức sau:
T = Q x G x K
1
x K
2
x R
Trong đó:
T- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng;
Q - Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đơn vị trữ lượng;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm tính tiền,
đồng/đơn vị trữ lượng;
K
1
- Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác;
K

2
- Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nơi có mỏ cấp
phép khai thác;
R – Tỷ lệ trữ lượng khoáng sản để tính tiền cấp quyền khai thác, %.
Điều 4. Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q)
1. Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được ghi trong
giấy phép do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Đối với Giấy phép khai thác cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2011, trữ
lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác là trữ lượng còn lại của
giấy phép. Trữ lượng này xác định bằng cách lấy trữ lượng ghi trong giấy
phép trừ đi trữ lượng đã khai thác tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 theo
số liệu kê khai, báo cáo nộp thuế tài nguyên hàng năm của các tổ chức, cá nhân,
cụ thể như sau:
a) Trường hợp giấy phép ghi trữ lượng địa chất, lấy trữ lượng trong giấy
phép trừ (-) trữ lượng khai thác đã được tính quy đổi thành trữ lượng địa chất (bằng
cách chia cho hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác quy
định tại Điều 6 Thông tư này);
b) Trường hợp giấy phép ghi trữ lượng khai thác, lấy trữ lượng trong giấy
phép trừ (-) đi trữ lượng đã khai thác;
c) Trường hợp giấy phép ghi tài nguyên được phép khai thác, công suất
khai thác năm và thời hạn khai thác hoặc chỉ ghi công suất khai thác năm và thời
hạn khai thác, lấy công suất khai thác năm nhân (x) với thời hạn còn lại của giấy
phép;
d) Trường hợp giấy phép ghi khối lượng sản phẩm hàng hóa (số lượng
viên gạch, ngói...) và thời gian thực hiện, lấy mức tiêu hao nguyên liệu nhân (x)
khối lượng hàng hóa sản xuất trong năm và nhân (x) thời hạn khai thác còn lại
của giấy phép;
2
e) Đối với nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, lấy lưu lượng nước
m

3
/ngày-đêm theo thiết kế nhân (x) thời hạn khai thác còn lại.
Điều 5. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G)
1. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là giá bán đơn vị khoáng
sản, xác định theo giá tính thuế tài nguyên, do UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) nơi có mỏ được cấp phép quy định tại
biểu giá tính thuế tài nguyên hàng năm.
2. Đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên, Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên
quan xây dựng giá, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 6. Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai
thác (K
1
)
1. Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác
được quy định trong tính tiền cấp quyền khai thác theo phương pháp khai
thác lộ thiên, hầm lò như sau:
a) Đối với khai thác lộ thiên K
1
= 0,9;
b) Đối với khai thác hầm lò K
1
= 0,6.
2. Đối với nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, K
1
=1,0.
Điều 7. Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế-xã hội của vùng nơi có
mỏ cấp phép (K
2
)

1. Các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó
khăn được xác định theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại phụ
lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ và được thể hiện tại Phụ lục số 01 kèm Thông tư
này.
2. Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực khai thác quy
định như sau:
a) Khu vực khai thác thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, K
2
= 0,90;
b) Khu vực khai thác thuộc vùng kinh tế khó khăn, K
2
= 0,95;
c) Các khu vực còn lại, K
2
=1,00.
Điều 8. Tỷ lệ trữ lượng khoáng sản để tính tiền cấp quyền khai thác (R)
Tỷ lệ trữ lượng khoáng sản để tính tiền cấp quyền khai thác được quy
định theo nhóm, loại khoáng sản, tối đa không quá 5%. Mức quy định cụ thể
được thể hiện tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các
trường hợp cụ thể của giấy phép khai thác
1. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (T) được xác định đối với các
trường hợp cụ thể của giấy phép khai thác như sau:
3
a) Giấy phép ghi trữ lượng địa chất:
T= Q x G x K
1
x K
2

x R
b) Giấy phép ghi trữ lượng khai thác:
T= Q
KT
x G x K
2
x R
Trong đó Q
KT
-

Trữ

lượng khoáng sản khai thác.
c) Giấy phép ghi cả trữ lượng địa chất và trữ lượng khai thác, khi đó
trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trữ lượng địa chất và
T xác định theo công thức nêu tại mục a khoản 1 Điều 9.
d) Giấy phép ghi tài nguyên được phép khai thác, công suất khai thác
năm, thời hạn khai thác hoặc ghi công suất khai thác năm và thời hạn khai
thác:
T= Q
KT
x G x K
2
x R
Trong đó: Q
KT
= Công suất khai thác năm x thời hạn khai thác;
đ) Giấy phép ghi khối lượng sản phẩm hàng hóa (số lượng viên gạch,
ngói...) và thời gian thực hiện:

T= Q
KT
x G x K
2
x R
Trong đó: Q
KT
=Mức tiêu hao nguyên liệu (x) khối lượng hàng hóa sản
xuất trong năm (x) thời hạn khai thác;
e) Đối với nước khoáng và nước nóng thiên nhiên:
T= Q
KT
x G x K
2
x R
Trong đó: Q
KT
=Lưu lượng nước m3/ngày-đêm theo thiết kế (x) thời
hạn được cấp phép.
2. Đối với các giấy phép cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2011, trữ
lượng tính tiền cấp quyền khai thác nêu tại các mục a, b, c, d, đ, e khoản 1
Điều 9 là trữ lượng còn lại của giấy phép, được xác định theo khoản 2 Điều
4 cho từng trường hợp cụ thể của giấy phép.
Điều 10. Phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khi trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lựa
chọn một trong các phương thức nộp tiền sau đây:
a) Nộp một lần trước khi nhận Giấy phép khai thác hoặc theo thông báo
thời hạn nộp tiền của Cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Đối với trường hợp số tiền phải nộp lớn hơn 02 tỷ đồng, có thể nộp
nhiều lần theo định kỳ, nhưng tổng số lần nộp không quá 05 lần và được ghi cụ

thể trong giấy phép khai thác. Lần đầu nộp trước khi nhận giấy phép hoặc theo
thông báo của Cơ quan có thẩm quyền cấp phép, các lần tiếp theo nộp trước
ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kỳ lựa chọn. Lần cuối, chậm nhất là 02 năm
trước khi giấy phép hết hạn. Số tiền nộp lần đầu không nhỏ hơn 20% số tiền
phải nộp và phải lớn hơn hoặc bằng 02 tỷ đồng (khi số tiền nộp lớn hơn 02 tỷ
4
đồng đến 200 tỷ đồng) và không nhỏ hơn 10% (khi số tiền phải nộp lớn hơn 200
tỷ đồng). Từ lần thứ hai, ngoài số tiền nộp theo từng kỳ, tổ chức, cá nhân còn
phải nộp phần tiền lãi hàng năm cho số tiền nợ tính đến thời điểm nộp, theo mức
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
2) Trong quá trình khai thác, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị thay đổi
giảm số lần nộp và tăng số tiền phải nộp cho các kỳ còn lại.
Điều 11. Quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND cấp tỉnh mở tài khoản thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại Kho bạc Nhà nước.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thu được phải gửi vào tài
khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và được quản lý, sử dụng như sau:
2.1. Trích để lại 1% số tiền thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà
nước, để chi xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cụ thể:
a) Chi phí khảo sát, thu thập và xử lý số liệu, thông tin để tính tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản, bao gồm cả tiền lương, tiền công theo chế độ hiện
hành cho lao động trực tiếp (không bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ công
chức đã được hưởng tiền lương theo chế độ quy định hiện hành), tiền công tác
phí, lưu trú, thuê xe, bồi dưỡng làm thêm giờ;
b) Chi hội nghị, hội thảo, họp kỹ thuật để xác định tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản;
c) Chi mua sắm thiết bị, phương tiện, vật tư văn phòng phẩm;
d) Chi phí kiểm tra, thẩm định kết quả xác định tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản;
e) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tổ chức xác định giá trị

tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2.2. Tổng số tiền thu được sau khi trừ số tiền được trích để lại theo tỷ lệ
quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này, số còn lại (99%), Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản, UBND cấp tỉnh phải nộp vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất sau
10 ngày, kể từ ngày thu được tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; theo chương,
loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
2.3. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức tính tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản theo đúng chế độ và quy định hiện hành; trường hợp sử dụng không
hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định hiện hành.
3. Hàng năm, Ngân sách Nhà nước trích 15-20% từ nguồn thu thực tế tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản để bổ sung kinh phí cho công tác điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đầu tư quy định tại
khoản 3, khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản (đối với nguồn thu từ các giấy phép
khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp); hoặc bổ sung cho công tác bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác, công tác khoanh định các khu vực cấm hoạt động
5

×